You are on page 1of 7

Câu 1: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các nội dung liên quan đến nghĩa

vụ kinh tế, liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?

- Trách nhiệm xã hội: là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện với xã hội nhằm đạt được: nhiều nhất những tác động tích cực, giảm
tối thiểu các hoạt động tiêu cực đối với xã hội.
- Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay
các nhân đối với xã hội.
- Nghĩa vụ kinh tế: trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức quan tâm đến cách
thức phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra các
sản phẩm và dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh
doanh, tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, các nhà đầu tư
thường là những người có ảnh hưởng quyết định đối với những người quản lý.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn người tiêu dùng và phúc
lợi của nó cũng được dùng để trả thù lao cho người lao động.
*Đối với người tiêu dùng và người lao động:
- nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn
việc làm với mức thù lao tương xứng.
- Nghĩa vụ kinh tế của tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc
đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm.
- Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng
thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản
thân doanh nghiệp:
+Đối với người tiêu dùng:
Nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn sản
phẩm, định giá và thông tin sản phẩm, phân phối và bán hàng, cạnh tranh.
Lợi ích của người tiêu dùng là quyền chính đáng và khả năng hợp lí lựa chọn,
sử dụng hh và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân và mức giá hợp lí.
+ Đối với người lao động :
Đó là cơ hội làm ngang nhau,
Cơ hội phát triển nghề và chuyên môn,
Được hưởng mức thù lao tương xứng,
Được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh
Được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Ví dụ : Công ty nokia thực hiện các chường trình quảng cáo rộng rãi trên nhiều
phương tiện truyền thông như tạp chí, internet về đặc điểm và đặc tính của sản
phẩm để từ đó người tiêu dùng nắm rõ thông tin về sản phẩm, như vậy người
tiêu dùng tránh phải hàng giả, hàng nhái, thỏa mãn nhu cầu của ntd vơisarn
phẩm công nghệ cao. Công ty cũng thực hiện đầy đủ chế độ lương thưởng và
phúc lợi với cán bộ công nhân viên, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn
nhân viên
*Đối với chủ tài sản
-Đối với chủ tài sản, ngĩa vụ kinh tế của một tổ chức là bảo tồn và phát triển
các giá trị và tài sản đc ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của Xh hoặc
cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức doanh nghiệp, mà đại diện là
những người quản lí, lãnh đạo với những điều kiện ràng buộc chính thức nhất
định.
- với mọi đối tượng liên quan, nvkt của DN là mang lại lợi ích tối đa và công
bằng cho họ. Chúng có theer thực hiện bằng cách cung cấp trực tiếp các lợi ích
này như hàng hóa, việc làm , giá cả , chất lượng, lợi tức đầu tư cho các đối
tượng hữu quan t/ứng.
Ví dụ : Vinamilk là doanh nghiệp đi tiên phong cho trào lưu IR( investor
relation- quan hệ nhàđầu tư). IR là tất cả các hoạt động công bố thông tin của
doanh nghiệp với nhà đầu tư, nhằmthỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi
ích cho cả hai bên.Năm 2005, Vinamilk thực hiện tái cấu trúc các bộ phận kế
toán, công nghệ thông tin,đầu tư và hoạch định ngân sách. Trong bộ phận đầu
tư, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốcVinamilk, đã thiết lập bộ phận IR phụ
trách việc xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư gồm các nhân viên am hiểu về
tài chính lẫn hoạt động quan hệ công chúng. Các thông tin của Vinamilk sẽ
được bộ phận này đưa đến các đối tác thường xuyên. Rà soát lại gần 500 công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh, không nhiều công ty
ý thức được việc truyền tải thông tin doanh nghiệp thường kỳ đến nhà đầu tư,
ngoại trừ dịp đại hội cổ đông hằng năm.
Ngoài ra Công ty cổ phần Vinamilk luôn thực hiện tốt nghĩa vụ kinh tế
đối với các nhà đầu tư.
Bằng chứng là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt với nhiều
giải thưởng và danh hiệu được vinh danh

Câu 2: Các giai đoạn phát triển của đạo đức kinh doanh: thập niên 60 và 70?

Có 5 giai đoạn phát triển ddkd

- Thập niên 60: “Các vấn đề xã hội trong kinh doanh xuất hiện”.
Những thái độ chống đối giới kinh doanh đã tìm mọi cách chỉ trích những kẻ
trục lợi giấu mặt kiểm soát các khía cạnh kinh tế và chính trị của xã hội – đó là
những tổ hợp công nghiệp quân sự.
Chứng kiến tình trạng tàn phá cảnh quan ở các khu đô thị và sự gia tăng các
vấn đề về sinh thái, như ô nhiễm không khí, xả chất thải độc hại và phóng ra
môi trường sống.
Sự phát triển của “chủ nghĩa tiêu dùng” là một tất yếu do ngày càng có nhiều cá
nhân, tập thể, tổ chức tìm cách bảo vệ quyền lợi bản thân với tư cách người tiêu
dùng. =. Chủ nghĩa tiêu dùng ra đời
1962, Tổng thống Mỹ đã đưa ra bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng đó là:
 Quyền được hưởng sự an toàn
 Quyền được biết
 Quyền được lựa chọn
 Quyền được lắng nghe
- Thập niên 70: “Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực mới”.
Các trường đại học bắt đầu viết sách và giảng dạy những vấn đề liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Giới kinh doanh ngày càng quan tâm đến hình ảnh của họ trong mắt công
chúng, và khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra
rằng họ phải đối diện thường xuyên hơn với các vấn đề đạo đức.
Đạo đức kinh doanh giờ đây đã trở thành một từ ngữ phổ biến và không còn là
một mỹ từ sáo rỗng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong giai đoạn này ít quan tâm đến quá trình ra
quyết định định hướng đạo đức cũng như việc xác định những tác nhân có thể
gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định định hướng đạo đức trong các tổ
chức.
- Thập niên 80 : Thống nhất quản điểm đạo đức kinh doanh
+ Trong những năm 1980 các nhà nghiên cứu và thực hành dddkd đã nhận ra
rằng đây là 1 lĩnh vực triển vọng
+Môn học ddkd được đưa vfao chương trình đào tạo của nhiều trường đại học,
nhiều ân phẩm được phát hành, hội thảo được tiến hành khắp nơi.
Năm 1986 cuốn : “ Sáng kiến về hành vi vad ddkd của nghành công nghiệp
mỹ” ra đời có vai trò vô cùng to lớn
+ Thập niên 90 : thể chế hóa ddkd : là đưa pháp luật vào việc thực hiệnthoar
ước dạo đức trong kinh doanh. Trong gdd này chính phủ mỹ đã thực hiện 1 tiểu
bang lập pháp liên bang để thể chế hóa các ctrinh thỏa ước đạo đức và ngăn
chặn hành vi sai trái. Theo quy chế mới các daonh nghiệp phải chịu toàn bộ
trắch nhiệm, mọi hành vi sai trái của nhân viên . nếu doanh nghiệp nào đó
không có ctrinh thoa uowsc dd có hiệu lực thc sự và nhân viên vi phạm dd thì
doanh nhiệp phải chịu những hình phạt khác nghiệt
- Từ những năm 2000, đkd trở thành công cụ quản lí hiện đại
Trong gd này việc thực hiện ddkd có xu thế không còn đưa những quy định
quản ly (đã có tính tự giác) để xây dựng các ctrinh có tính thỏa ước, việc tự
giác thực hiện ctinh thỏa ước giúp doanh nghiệp góp phần tạo nên sự dồng
thuận trong tổ chức và hướng tới xây dựng bản sắc vhdn.

Câu 3: Phân tích cách ra quyết định của doanh nghiệp: Mục tiêu và phương
tiên? Lấy ví dụ?

Mục tiêu:
- Khái niệm: Là những trạng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn
đạt được và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng. Nó trả
lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?”.
- Khi xác định mục tiêu, cần trả lời các câu hỏi sau:
 Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không?
 Các mục tiêu có hài hòa với nhau không?
 Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu?
- Mục tiêu có thể là định tính, có thể là định lượng và được phân cấp thành các
cấp độ khác nhau (mục tiêu chung, mục tiêu tổng quát hay mục tiêu tác
nghiệp).
- Mục tiêu tổng quát (động lực thúc đẩy): Mong muốn cuối cùng cần đạt được,
được xác định bởi:
 Động cơ, quan điểm, triết lý đạo đức của người ra quyết định.
 Mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của tổ chức, công ty.
- Mục tiêu tác nghiệp (mục đích): Mong muốn cần đạt được sau một hoạt động
cụ thể để thể hiện mục tiêu tổng quát, được xác định bởi:
 Mục tiêu tổng quát.
 Lĩnh vực, quyền lực, phạm vi quyền hạn của người ra quyết định.
- Để xác định được mục tiêu, một phương pháp chung đó là đi từ chung đến
riêng, từ các mục tiêu chung của doanh nghiệp đến các mục tiêu tác nghiệp.
Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu như mục tiêu tài chính, mục tiêu về sản
lượng, năng suất, mục tiêu về công nghệ, việc làm… Vô số các mục tiêu như
thế có hài hòa với nhau không, các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là
những câu hỏi cần được giải đáp trong kinh doanh.
Ví dụ về doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên :
với mục tiêu Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho
người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong
phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.
Thì doanh nghiệp Cà phê trung Nguyên đã nhắm vào lứa tuổi thanh thiếu
niên và trung tuổi thì thị trường VN đc đánh giá là 1 triển vọng. Việc xây
dựng một hệ thống các cửa hàng với sự định vị khác biệt vs các cửa hàng
truyền thống cùng chất lượng và phong cácch độc đáo thì Cà Phê Trung
Nguyên đã nhận được các phản hồi, dần dần đã trở thành trào lưu mới,
xuhướng mới, một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động của giới
trẻ. Cà phêTrung Nguyên đã tạo ra một trào lưu mới trong cách tiêu dùng
của người dân ViệtNam. Chính nhờ vào việc lựa chọn thị trường mục tiêc
chính xác cùng với những chấtlượng sản phẩm và chiến lược kinh doanh
hợp lí, cà phê Trung Nguyên ngày càngđược nhiều người biết đến. Trung
Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phênhượng quyền trên cả
nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, TháiLan, Trung
Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina tạo điều kiện để Cà phê
TrungNguyên phát triển hệ thống của mình thêm nữa.

Phương tiện:
- Khái niệm: là chỉ các công cụ, cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực
hiện một mục tiêu nào đó. Để đạt được mục tiêu có thể sử dụng nhiều cách
thức, công cụ khác nhau.
- Phương tiện gồm hai nội dung: phương pháp hành động và sử dụng các công
cụ khi hành động.
- Phương pháp hành động là logic hay cách tổ chức của “công nghệ” được thể
hiện thành biện pháp, quy trình có thể sử dụng khi tác nghiệp để thực hiện một
mục tiêu. Phương pháp hành động cũng được quyết định bởi thói quen và năng
lực ra quyết định và hành động.
- Công cụ tác nghiệp thường là các phương tiện vật chất hoặc phi vật chất như
thiết bị và hệ thống kĩ thuật, nguồn tài chính, hệ thống quản lý và pháp luật
hiện hành.
- “Mục tiêu” là những yêu cầu cần thỏa mãn và “phương tiện” là cách thức hành
động để thỏa mãn yêu cầu. Như vậy, lựa chọn về hành động chỉ có thể thực
hiện được khi đã có hệ thống các mục tiêu được xây dựng một cách hợp lý và
cụ thể. Cần nhớ rằng giữa các mục tiêu có mối liên hệ hữu cơ, có tính hệ thống;
việc lựa chọn phương pháp chỉ nhằm xác định cách thức hành động có lợi nhất
để hoàn thành mục tiêu và chúng cần phải được đảm bảo về những điều kiện
tiền đề nhất định.
Ví dụ như : khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Cà Phê Trung
Nguyên là những thanh thiếu niên và người lới tuổi. Người lớn tuổi
thường xem tivi hơn là mạng internet, doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh, thì quảng cáo bằng phương tiện truyền hình là tối ưu nhất,
còn thanh thiếu niên thì quảng các bằng phiên tiện internet như quảng
các gg, facebook. Chính vì vậy nhờ việc lựa chọn phương tiện chính
xác , phù hợp với mục tiêu, kế hoạch triển khai . cà phê Trung Nguyên
đã Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng
thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách
Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

You might also like