You are on page 1of 6

BÀI THI TỰ LUẬN (VIẾT)

Môn thi: Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp Mã đề

Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên NGUYỄN THỊ VÂN

SBD/STT

Ngày sinh 01/01/2000

Mã sinh viên DTE1953401010166

Lớp học phần K16 – Quản trị kinh doanh 03

Lớp niên chế K16 – quản trị kinh doanh 03

Điểm kết luận của bài thi Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
Ghi bằng số Ghi bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Bài thi gồm có:.........trang

Điểm kết quả: Câu 1:....; Câu 2:.....; Câu 3:.... .....

Tổng điểm:.........................

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................

1
Câu 1: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các nội dung liên quan đến nghĩa
vụ kinh tế, liên hệ thực tiễn tại Việt Nam?

- Trách nhiệm xã hội: là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện với xã hội nhằm đạt được: nhiều nhất những tác động tích cực, giảm
tối thiểu các hoạt động tiêu cực.
- Nghĩa vụ kinh tế: trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức quan tâm đến cách
thức phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra các
sản phẩm và dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh
doanh, tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, các nhà đầu tư
thường là những người có ảnh hưởng quyết định đối với những người quản lý.
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn người tiêu dùng và phúc
lợi của nó cũng được dùng để trả thù lao cho người lao động.
- Đối với người tiêu dùng và người lao động: nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là
cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương
xứng. Nghĩa vụ kinh tế của tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới,
thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Trong khi thực hiện nghĩa vụ
này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng
thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp:
 Đối với người tiêu dùng: nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn
đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá và thông tin sản phẩm,
phân phối và bán hàng, cạnh tranh.
 Đối với người lao động: đó là cơ hội làm ngang nhau, cơ hội phát triển
nghề và chuyên môn, được hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởng
môi trường lao động an toàn và vệ sinh, được đảm bảo quyền riêng tư,
cá nhân ở nơi làm việc.
- Đối với những chủ tài sản: nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là bảo tồn và phát
triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là
của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức , doanh
nghiệp – mà đại diện là những người quản lý, lãnh đạo – với những điều kiện
ràng buộc chính thức, nhất định.

2
- Với mọi đối tượng liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi
ích tối đa và công bằng cho họ. Chúng có thể được thực hiện bằng cách cung
cấp trực tiếp những lợi ích này như hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi
tức đầu tư,... cho các đối tượng hữu quan tương ứng.
- Nghĩa vụ kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh
tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi
ích của người tiêu dùng và lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng
để phân phối cho người lao động và chủ sở hữu. Nhiều công ty đã rất ý thức
trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh(cạnh tranh giá cả, phá giá, phân biệt
giá,...); và triết lý đạo đức của công ty có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc
nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
- Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức, công ty thường được thể chế hóa
thành các nghĩa vụ pháp lý.
- Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:
Với thời đại 4.0, thời kỳ hội nhập kinh tế nước ngoài, cuộc sống con người
được nâng cao hơn, sự đa dạng các ngành nghề đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động. Góp
phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội.
Tuy nhiên, trong cuồng quay của nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày
càng cao, nhiều doanh nghiệp chỉ lo kiếm lợi nhuận mà không để ý đến nghĩa
vụ kinh tế, đã để lại nhiều tác động tiêu cực cho môi trường và tài nguyên thiên
nhiên: thả chất thải ra ngoài khiến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,...
rồi thì người lao động làm việc cật lực, môi trường làm việc chưa thực sự đảm
bảo an toàn và vệ sinh,...
Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên triên khai khắc phục các vấn đề nêu trên,
để nền kinh tế Việt Nam không chỉ phát triển về mặt kinh tế mà còn phát triển
về ý thức trắc nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng và những người xung
quanh.

3
Câu 2: Các giai đoạn phát triển của đạo đức kinh doanh: thập niên 60 và 70?

- Thập niên 60: “Các vấn đề xã hội trong kinh doanh xuất hiện”.
Những thái độ chống đối giới kinh doanh đã tìm mọi cách chỉ trích những kẻ
trục lợi giấu mặt kiểm soát các khía cạnh kinh tế và chính trị của xã hội – đó là
những tổ hợp công nghiệp quân sự.
Chứng kiến tình trạng tàn phá cảnh quan ở các khu đô thị và sự gia tăng các
vấn đề về sinh thái, như ô nhiễm không khí, xả chất thải độc hại và phóng ra
môi trường sống.
Sự phát triển của “chủ nghĩa tiêu dùng” là một tất yếu do ngày càng có nhiều cá
nhân, tập thể, tổ chức tìm cách bảo vệ quyền lợi bản thân với tư cách người tiêu
dùng.
1962, Tổng thống Mỹ đã đưa ra bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng đó là:
 Quyền được hưởng sự an toàn
 Quyền được biết
 Quyền được lựa chọn
 Quyền được lắng nghe
- Thập niên 70: “Đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực mới”.
Các trường đại học bắt đầu viết sách và giảng dạy những vấn đề liên quan đến
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Giới kinh doanh ngày càng quan tâm đến hình ảnh của họ trong mắt công
chúng, và khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra
rằng họ phải đối diện thường xuyên hơn với các vấn đề đạo đức.
Đạo đức kinh doanh giờ đây đã trở thành một từ ngữ phổ biến và không còn là
một mỹ từ sáo rỗng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong giai đoạn này ít quan tâm đến quá trình ra
quyết định định hướng đạo đức cũng như việc xác định những tác nhân có thể
gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định định hướng đạo đức trong các tổ
chức.

4
Câu 3: Phân tích cách ra quyết định của doanh nghiệp: Mục tiêu và phương
tiên? Lấy ví dụ?

Mục tiêu:
- Khái niệm: Là những trạng thái hay kết quả một cá nhân, tổ chức mong muốn
đạt được và luôn hướng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt được chúng. Nó trả
lời cho câu hỏi “cần phải làm gì?”.
- Khi xác định mục tiêu, cần trả lời các câu hỏi sau:
 Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không?
 Các mục tiêu có hài hòa với nhau không?
 Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu?
- Mục tiêu có thể là định tính, có thể là định lượng và được phân cấp thành các
cấp độ khác nhau (mục tiêu chung, mục tiêu tổng quát hay mục tiêu tác
nghiệp).
- Mục tiêu tổng quát (động lực thúc đẩy): Mong muốn cuối cùng cần đạt được,
được xác định bởi:
 Động cơ, quan điểm, triết lý đạo đức của người ra quyết định.
 Mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của tổ chức, công ty.
- Mục tiêu tác nghiệp (mục đích): Mong muốn cần đạt được sau một hoạt động
cụ thể để thể hiện mục tiêu tổng quát, được xác định bởi:
 Mục tiêu tổng quát.
 Lĩnh vực, quyền lực, phạm vi quyền hạn của người ra quyết định.
- Để xác định được mục tiêu, một phương pháp chung đó là đi từ chung đến
riêng, từ các mục tiêu chung của doanh nghiệp đến các mục tiêu tác nghiệp.
Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu như mục tiêu tài chính, mục tiêu về sản
lượng, năng suất, mục tiêu về công nghệ, việc làm… Vô số các mục tiêu như
thế có hài hòa với nhau không, các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là
những câu hỏi cần được giải đáp trong kinh doanh.
- Ví dụ: mục tiêu phấn đấu đạt lợi nhuận 25%/năm của doanh nghiệp sữa TH
true MILK. Để xác định mục tiêu doanh nghiệp cần có hệ thống báo cáo tài
chính, nguồn thu, nguồn chi, sản lượng, năng xuất,... của doanh nghiệp trong

5
vài năm qua để có phương hướng, mục tiêu cụ thể là đạt lợi nhuận 25%/năm
trong các năm tới.
Phương tiện:
- Khái niệm: là chỉ các công cụ, cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực
hiện một mục tiêu nào đó. Để đạt được mục tiêu có thể sử dụng nhiều cách
thức, công cụ khác nhau.
- Phương tiện gồm hai nội dung: phương pháp hành động và sử dụng các công
cụ khi hành động.
- Phương pháp hành động là logic hay cách tổ chức của “công nghệ” được thể
hiện thành biện pháp, quy trình có thể sử dụng khi tác nghiệp để thực hiện một
mục tiêu. Phương pháp hành động cũng được quyết định bởi thói quen và năng
lực ra quyết định và hành động.
- Công cụ tác nghiệp thường là các phương tiện vật chất hoặc phi vật chất như
thiết bị và hệ thống kĩ thuật, nguồn tài chính, hệ thống quản lý và pháp luật
hiện hành.
- “Mục tiêu” là những yêu cầu cần thỏa mãn và “phương tiện” là cách thức hành
động để thỏa mãn yêu cầu. Như vậy, lựa chọn về hành động chỉ có thể thực
hiện được khi đã có hệ thống các mục tiêu được xây dựng một cách hợp lý và
cụ thể. Cần nhớ rằng giữa các mục tiêu có mối liên hệ hữu cơ, có tính hệ thống;
việc lựa chọn phương pháp chỉ nhằm xác định cách thức hành động có lợi nhất
để hoàn thành mục tiêu và chúng cần phải được đảm bảo về những điều kiện
tiền đề nhất định.
- Ví dụ: Như ví dụ trên của doanh nghiệp TH true MILK để có thể đạt được mục
tiêu là đạt lợi nhuận 25%/năm trong các năm tới, thì doanh nghiệp cần phải có
các phương tiện để đạt được mục tiêu như: ngân sách, nguồn lao động, các máy
móc kỹ thuật hiện đại,... hoặc là sử dụng các phương tiện truyền thông để
quảng cáo, PR cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ như vậy doanh nghiệp mới
được biết đến rộng rãi, mới có thể bán được hàng, mới có thể đạt được mục
tiêu đề ra trong các năm tới.

You might also like