You are on page 1of 7

Điều 19.

Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác
nhau.
A.Một Chứng từ vân tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải
khác nhau (chứng từ vận tải đa phương thức hoặc liên hợp) dù được
gọi như thế nào, phải:
i.Chỉ rõ tên của người chuyên chờ và được ký bởi:
+Người chuyên chở hoặc đại lý được chỉ định cho hoặc thay mặt người
chuyên chở, hoặc 
+Thuyền trưởng hoặc đại lý được chỉ định hoặc thay mặt thuyền trưởng
Các chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải xác
định được chữ ký nào là của người chuyên chở, chữ ký nào là của thuyền
trưởng hoặc của đại lý.
Chữ ký của đại lý phải chỉ rõ là đại lý đã ký thay hoặc đại diện cho người
chuyên chở hoặc đã ký thay hoặc đại diện cho thuyền trưởng.
ii.Chỉ rõ rằng hàng hóa đã được gửi, nhận để chở hoặc đã được xếp lên
tàu tại nơi quy định trong Thư tín dụng bằng cách
+In sẵn trên vận đơn
+Đóng dấu hoặc ghi chú có ghi rõ ngày hàng hóa đã được gửi đi, nhận để
gửi hoặc đã xếp lên tàu
Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừ khi trên
vận đơn có ghi chú hàng đã xếp trên tàu có ghi ngày giao hàng, trong
trường hợp này ngày đã ghi chú xếp hàng sẽ được coi là ngày giao hàng.
iii.Chỉ rõ nơi gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao hàng và nơi hàng đến
nơi cuối cùng quy định trong Thư tín dụng, ngay cả khi:
+Chứng từ vận tải ghi nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi giao
hàng hoặc nơi đến cuối cùng khác
+Chứng từ vận tải có ghi từ “dự định” hoặc các từ tương thự có liên quan
đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng.
iv.Là chứng từ vận tải gốc duy nhất hoặc nếu phát hành nhiều hơn một
bản gốc thì trọn bộ bản gốc như được ghi trên chứng từ vận tải.
v.Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến
các nguồn khác chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở
(chứng từ vận tải trắng lưng hoặc rút gọn). Nội dung các điều kiện và
điều khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.
vi.Không đề cập đến việc phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu.
B.Nhằm mục đích của điều khoản này, chuyển tải có nghĩa là dở hàng
xuống từ phương tiện vận tải này và lại xếp hàng lên một phương tiện vận
tải khác (dù có cùng một phương thức vận tải) trong quá trình vận chuyển
từ nơi gửi, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi giao hàng đến nơi cuối cùng
trong Thư tín dụng đề cập.
C
i. Một chứng từ vận tải có thể ghi là hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyện
tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một
chứng từ vận tải.
ii. Một chứng từ vận tải ghi rằng chuyển tải sẽ hoặc có thể diễn ra là có
thể được chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng không cho phép chuyển tải.

Ảnh mẫu điều 19


Điều 20 và điều 21

Giống nhau
Vận đơn đường biển Giấy gửi hàng đường biển
(B/L) không chuyển nhượng
(NNSWB)
Người ký chứng từ là Người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý được
chỉ định cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng
Các chữ ký của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc
đại lý phải phân biệt được đó là chữ ký của người
chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý.Phải ghi rõ, chú
thích chữ ký của người nào.
Xếp nhận hàng Chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên một con tàu chỉ định tại
cảng giao hàng quy định trong thư tín dụng, bằng:
+In sẵn trên chứng từ, hoặc
+Một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu, có ghi ngày
xếp hàng lên tàu.
Ngày giao hàng Ngày phát hành sẽ được coi như là ngày giao hàng, trừ
khi trên chứng từ có ghi chú hàng đã xếp hàng trên tàu
có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày đã
ghi trong ghi chú xếp hàng sẽ được coi là ngày giao
hàng.
Nếu B/L hoặc NNSWB có ghi “con tàu dự định” hoặc
tương tự liên quan đến tên tàu thì việc ghi chú hàng đã
xếp lên tàu, ghi rõ ngày giao hàng và tên của con tàu
thực tế là cần thiết.
Hành trình của hàng hoá Chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng
dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng
Nếu không chỉ rõ cảng xếp hàng quy định trong Thư tín
dụng như là cảng xếp hàng hoặc nếu chứng từ có ghi từ
“dự định” hoặc tương tự có liên quan đến cảng xếp hàng
thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu có ghi cảng xếp
hàng như quy định trong Thư tín dụng, ngày giao hàng
và tên con tàu là bắt buộc. Điều quy định này áp dụng
ngay cả khi việc xếp hàng lên tàu hoặc giao hàng lên
một con tàu chỉ định đã được ghi rõ bằng từ in sẵn trên
chứng từ.
Chứng từ gốc Là bản chứng từ gốc duy nhất hoặc nếu phát hành hơn
một bản gốc là trọn bộ bản gốc như thể hiện trên chứng
từ.
Điều kiện và điều khoản Chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở
chuyên chở hoặc có dẫn chiếu các nguồn khác chứa đựng các điều
kiện và điều khoản chuyên chở (vận đơn/NNSWB rút
gọn hoặc trắng lưng). Nội dung các điều kiện và điều
khoản chuyên chở sẽ không được xem xét.
Sự phụ thuộc vào hợp Không thể hiện
đồng thuê tàu => Nhằm mục đích của điều khoản này, chuyển tải có
nghĩa là dỡ hàng xuống từ con tàu này và lại xếp hàng
lên con tàu khác trong quá trình vận chuyển từ cảng xếp
hàng tới cảng dỡ hàng quy định trong Thư tín dụng.
Chuyển tải i.Một chứng từ có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể được
chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử
dụng một và cùng một vận đơn.
Ii.Một chứng từ ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy
ra là có thể chấp nhận, ngay cả khi Thư tín dụng cấm
chuyển tải, nếu hàng hóa được giao bằng container, xe
móc hoặc xà lan tàu LASH như ghi trên vận đơn.
Các điều khoản trong cả 2 loại chứng từ quy định rằng
người chuyên chở dành quyền chuyển tải sẽ không được
xem xét.

Khác nhau
Vận đơn đường biển (B/L) và Non-Negotiable Seaway Bill (NNSWB) là hai tài liệu
được sử dụng trong vận chuyển hàng hoá vận tải bằng đường biển cả trong và ngoài
nước. Nó có thể gây nhầm lẫn khi sử dụng.Tuy nhiên trên thực tế, mỗi loại lại có một
chức năng cụ thể.
_Một điều quan trọng để phân biệt là Seaway Bill chỉ đóng chức năng chứng minh và
không có tính lưu thông cho hàng hoá.Khi lô hàng được tải,người giao hàng nhận 1
Seaway Bill như một tài liệu tham khảo.Trong trường hợp này, người xuất và nhập
khẩu không cần nộp thêm tài liệu nào cho hãng vận chuyển => hàng hoá được giải
phóng ngay khi có mặt tại cảng dỡ
_Trên vận đơn có in đầy đủ điều kiện chuyên chở nhưng trên mặt sau của seaway bill
hoặc để trống hoặc ghi chú lưu ý khi sử dụng.
_Một sự khác biệt nữa là B/L có thể thương lượng nhưng giấy gửi hàng đường biển
không chuyển nhượng thì không.Nên khi nhập hàng phải luôn đảm bảo:
+Đã trả tiền cho hàng hoá của nhà xuất khẩu.
+Không có nhu cầu bán hàng hoá của họ trong quá trình vận chuyển => Sử dụng
Seaway Bill trong trường hợp này sẽ đơn giản hoá quy trình ,tránh chi phí phát sinh
cũng như sự rắc rối khi chuyển tài liệu gốc.

Ưu điểm và nhược điểm


Vận đơn đường biển Giấy gửi hàng đường
(B/L) biển không chuyển
nhượng (NNSWB)
Ưu điểm +Cho phép kiểm soát việc +Người nhận không cần
di chuyển và phân phối phải đợi vận đơn gốc từ
hàng hóa.Người gửi hàng người gửi hàng để đảm
có thể duy trì quyền kiểm bảo việc phát hành cước
soát lô hàng và có thể phí.Điều này tránh sự
chuyển giao quyền sở hữu chậm trễ khi hàng hóa đến
của mình tại thời điểm họ nơi trước chứng từ.
lựa chọn. +Không cần phải chuyển
+Hữu ích trong các chuyến tiếp tài liệu ra nước ngoài
hàng theo thư tín dụng vì vì tài liệu không cần giao
nó kiểm soát việc chuyển nộp tại điểm đến.
hàng hóa và tiền.
Nhược điểm +Do thời gian và sự cần +Các ngân hàng không
thiết khi phải đợi bản gốc chấp nhận vận đơn đường
được chứng thực thích hợp biển như một phần của thủ
đến nơi, việc chuyển tài tục thanh toán.Không
liệu cần thiết đôi khi có thể giống như vận đơn ban
làm chậm trễ nhà nhập đầu, người gửi hàng không
khẩu trong việc sở hữu thể ngừng việc hàng hoá bị
hàng hóa. giải phóng sau khi đã
thanh toán cước phí đã
được thực hiện cho người
vận chuyển.
+Một khi đã phát hành
Seaway Bill thì không thể
thay đổi.

”PHẦN NÀY LINH GIANG K CẦN GHI VÀO BÀI TT


Nếu Seaway Bill có nhiều rủi ro như vậy thì nên sử dụng khi nào
=> Khi có sự tin tưởng cao giữa người gửi hàng và người nhận hàng.
Khi hàng hóa sẽ không được mua bán trong quá trình vận chuyển.
Khi hàng hóa được thanh toán với hạn mức tín dụng được chấp
thuận.”

Ví dụ tình huống điều 20:


Doanh nghiệp A ký kết hợp đồng nhập khẩu với doanh nghiệp B. Sau khi giao hàng,
doanh nghiệp B xuất trình bộ chứng từ tài ngân hàng, sau khi kiểm tra bộ chứng từ
ngân hàng từ chối thanh toán vì Vận đơn đường biển(B/L) được ký phát bởi thuyền
trưởng và chỉ ghi AS MASTER nhưng không ghi rõ tên thuyền trưởng. Ngân hàng từ
chối là đúng hay sao?
Câu trả lời
Theo điều 20 khoản A(i), việc từ chối thanh toán của ngân hàng là Sai, B/L này vẫn sẽ
hợp lệ. Để giải thích cho điều này, trong ISBP 681 ( "International Standard Banking
Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits -  Tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng
chứng từ) có ghi rõ:
Nếu thuyền trưởng ký vận tải đơn thì chữ ký của thuyền trưởng phải được nhận biết là
của “thuyền trưởng”.
Trong trường hợp này, tên của thuyền trưởng không cần phải nêu ra. Nếu một đại lý
thay mặt thuyền trưởng ký vận tải đơn thì đại lý phải được nhận biết là đại lý và ghi rõ
tên của thuyền trưởng của thuyền trưởng mà đại lý thay mặt để ký
=> B/L được ký phát bởi thuyền trưởng nhưng không rõ tên thuyền trưởng vẫn được
chấp nhận, chỉ khi nào đại lý đại diện cho thuyền trưởng để ký phát thì mới phải ghi
rõ tên người thuyền trưởng. Trong một số trường hợp, người thuyền trưởng ký phát
vẫn ghi rõ họ tên mình, khi đó B/L này vẫn hợp lệ.

You might also like