You are on page 1of 37

ĐHBK Tp HCM-Khoa Đ-ĐT

BMĐT
GVPT: Nguyễn Lý Thiên Trường
Môn học: Điện tử y sinh (EE3037)

Điện tử y sinh
(Biomedical Electronics)

1
Mục tiêu của môn học

 Giới thiệu hệ thống thiết bị đo y sinh.


 Các cảm biến dùng trong y sinh.
 Nghiên cứu các mạch khuếch đại điện thế sinh học.
 Tìm hiểu về sinh lý tế bào người, nguồn gốc của các điện thế
sinh học và các điện cực đo điện thế sinh học.
 Nghiên cứu các thiết bị đo y sinh để ngăn ngừa, chẩn đoán và
chữa bệnh.
 Áp dụng an toàn điện với thiết bị đo y sinh.

2
Nội dung tóm tắt môn học
(Course outline)
Nội dung môn học gồm có:
1. Nghiên cứu sinh lý học về tế bào người
2. Nguồn gốc các điện thế sinh học (ECG, EEG, ...),
3. Các điện cực điện thế sinh học,
4. Các cảm biến y sinh,
5. Xử lý tín hiệu analog với opamp: khuếch đại, lọc, …
6. Các dạng năng lượng (tia X, siêu âm, . . .),
7. An toàn điện
8. Tổng quan về một số nền tảng thiết bị đo y sinh thông dụng.

3
Tài liệu học tập
• Sách, Giáo trình chính:
[1] John G. Webster, Medical Instrumentation: Application and Design,
4th Edition, John Wiley, 2009.
[2] Huỳnh Thu & Hồ Trung Mỹ, Điện tử y sinh học, ĐHQG Tp HCM,
2005.

• Sách tham khảo:


[3] Barbara Christe, Introduction to biomedical instrumentation: The technology
of patient care, Cambridge University Press, 2009.
[4] Willis J.Tompskins, Biomedical Digital Signal Processing, Prentice-Hall,
1993.
[5] D. Jennings, A. Flint, B.C.H. firton and L.D.M. Nokes, Introduction to
Medical Electronics Applications, Edward Arnold, 1995.

4
Hướng dẫn cách học và Đánh giá môn học
(HK211)
• Tài liệu được đưa lên BKeL hàng tuần. Sinh viên tải về, in ra và
mang theo khi lên lớp học.
• Điểm tổng kết môn học được đánh giá xuyên suốt quá trình học.
1. Kiểm tra giữa học kỳ: 20%
2. Thi cuối kỳ: 50%
3. Thảo luận (bài tập): 10%
4. BTL/TL: 20%

• Chú ý:
 Kiểm tra giữa kỳ (20%) và thi cuối cùng (50%) theo hình thức tự
luận và không được dùng tài liệu.
 Kiểm tra online (quiz): được dùng tài liệu.
5
Điện tử y sinh (Biomedical Electronics)
• Điện tử y sinh :
– Nghiên cứu về các thiết bị và dụng cụ điện tử được sử dụng để chẩn đoán
và chữa bệnh.
– Thiết kế các hệ thống nhúng áp dụng cho y học và sinh học.
• Nghiên cứu các cảm biến ứng dụng trong y sinh: cảm biến về Luồng khí,
Nhiệt độ, Độ ẩm, Đầu dò áp suất, Nhiệt điện trở v.v. . Những cảm biến này
rất cần thiết để thực hiện các giải pháp y tế.
• Một số ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh:
– Theo dõi hô hấp.
– Phân tích huyết áp.
– Đo nồng độ bão hòa oxy trong máu.
– Phân tích hình ảnh y sinh  dùng trong chẩn đoán.
– Theo dõi tim mạch (nhịp tim,…).
– Theo dõi chức năng phổi.
– Theo dõi glucose.
– Não,..
– …….
6
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh
Máy MRI 3 Tesla

Ví dụ ảnh chụp cộng hưởng từ


(MRI)

7
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh

8
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh
Máy đo huyết áp và nhịp tim

 SYS (Systolic): huyết áp tâm thu, huyết áp cuối thời kỳ tim co bóp đẩy máu đi đến các
cơ quan.
 DIA (Diastolic): huyết áp tâm trương, huyết áp cuối thời kỳ tim giãn ra khi máu về tim.
 Pulse/min (bpm: beats per minute): số nhịp tim trong 1 phút

9
Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu <90 mmHg
hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.
10
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh
Máy đo độ bão hòa oxy trong máu và đo nhịp tim

 Khí oxy rất cần cho sự sống của loài người. Khí oxy có trong không khí (khoảng 20%).
Khi chúng ta thở oxy sẽ vào phổi. Máu sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan
trong cơ thể để đảm bảo sự sống. Sự vận chuyển đó xảy ra khi Hb (Hemoglobin, huyết
sắc tố, thành phần quan trọng nhất của máu) kết hợp với oxy thành HbO2.
 Tỷ lệ HbO2/(HbO2+Hb) gọi là độ bão hòa oxy trong máu (Saturation of peripheral
Oxygen, SpO2), nói cách khác là tỷ lệ phần trăm Hemoglobin của máu kết hợp với Oxy.
 Thông thường: SpO2 từ 95% đến 100%; nhịp tim (bpm, Beats per minute): 60- 90 bpm
11
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh
Máy đo Glucose trong máu

 Định lượng glucose trong máu ở mức bình thường vào buổi sáng (khi chưa ăn uống gì)
là khoảng từ 70 mg/dl – 92 mg/dl (tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l).
 Sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, nhưng vẫn ở
dưới ngưỡng 120 mg/dl.
 Nếu định lượng glucose trong máu ở cao hơn mức kể trên thì có khả năng mắc bệnh
tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.
12
Ví dụ các ứng dụng điện tử trong lĩnh vực y sinh
Máy đo nhiệt độ

13
Đề tài LVTN: đo huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa
oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể (K2016)

14
Đề tài LVTN: đo huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa
oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể (K2016)

15
Đề tài LVTN: đo huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa
oxy trong máu, nhiệt độ cơ thể (K2016)

16
Đề tài LVTN: đo nhiệt độ cơ thể không tiếp xúc,
cân nặng, chiều cao (K2017)

17
Đề tài LVTN: đo nhiệt độ cơ thể không tiếp xúc,
cân nặng, chiều cao (K2017)

18
1. Hệ thống thiết bị đo y tế tổng quát

Đại lượng đo Cảm biến XLTH Hiển thị xuất

Các thành phần phụ:


•Hiệu chuẩn
•Điều khiển và hồi tiếp
•Lưu trữ
•Truyền

Hình 1.1 Hệ thống thiết bị đo y tế tổng quát. Cảm biến chuyển đổi năng lượng hoặc thông tin
từ đại lượng đo sang dạng khác (thường là điện). Tín hiệu này sau đó được xử lý và hiển thị
để người ta có thể nhận biết thông tin. Các thành phần và kết nối được hiển thị bằng các19
đường đứt nét là tùy chọn cho một số ứng dụng.
Đại lượng đo (Measurand)
• Đại lượng đo: Đại lượng vật lý, tính chất hoặc điều kiện
mà hệ thống đo.
• Đại lượng đo y sinh điển hình: Điện thế sinh học, áp suất,
dòng chảy, chuyển vị (vận tốc, gia tốc và lực), trở kháng,
nhiệt độ và nồng độ hóa học.
• Các kiểu đại lượng đo y sinh:
– Nội (xâm lấn): Đường huyết, Huyết áp động mạch (liên tục),…
– Bề mặt cơ thể: điện thế ECG hoặc EEG,…
– Ngoại vi: Bức xạ hồng ngoại,…
– Ngoại tuyến (offline): Trích xuất mẫu mô, phân tích máu hoặc
sinh thiết,…

20
Cảm biến (sensor)
• Cảm biến chuyển đổi đại lượng đo vật lý thành đại
lượng điện.
• Các yêu cầu của cảm biến:
– Tính chọn lọc: chỉ đáp ứng với dạng năng lượng cụ thể
trong đại lượng đo.
– Xâm lấn tối thiểu (xâm lấn = yêu cầu xâm nhập vào một bộ
phận của cơ thể)
– Cảm biến không được ảnh hưởng đến phản ứng của mô
sống
• Các cảm biến phổ biến nhất trong các hệ thống y sinh
là:
– dịch chuyển hay độ dời (displacement)
– áp suất (pressure)
21
Xử lý tín hiệu (Signal processing)
• Xử lý tín hiệu: Khuếch đại và lọc tín hiệu thu được từ
cảm biến để làm cho nó phù hợp để hiển thị.
• Các loại xử lý có thể có như sau:
– Biến đổi tín hiệu analog, tín hiệu số hoặc tín hiệu hỗn hợp
– Xử lý miền thời gian/tần số (thí dụ: lọc)
– Hiệu chuẩn (hay cân chỉnh): điều chỉnh đầu ra để phù hợp với
thông số đo
– Bổ chính: loại bỏ độ nhạy thứ cấp không mong muốn.

22
Hiển thị xuất (Output display)
• Các kết quả của quá trình đo phải được hiển thị dưới dạng mà
người vận hành có thể cảm nhận được.
• Hình thức tốt nhất cho hiển thị:
– Số liệu hoặc đồ họa,
– Rời rạc hoặc liên tục,
– Lâu dài hoặc tạm thời
• Tùy thuộc vào đại lượng đo cụ thể và cách người vận hành sẽ sử
dụng thông tin.
• Mặc dù hầu hết các hiển thị đều dựa vào cảm nhận thị giác của
chúng ta, một số thông tin (thí dụ tín hiệu siêu âm Doppler) được
cảm nhận tốt nhất bởi các giác quan khác (như cảm nhận thính
giác).

23
Sơ đồ kết nối cảm biến đo nhịp tim và
độ bão hòa Oxy trong máu MAX30100

CPU: ATmega328P
(Microchip AVR 8-bit)

24
Đề tài LVTN: đo nhiệt độ cơ thể không tiếp xúc,
cân nặng, chiều cao (K2017)

Vi điều khiển STM32F103C8T6

Chi tiết khối xử lý và các ngoại vi


25
2. Các ràng buộc thiết bị đo lường (1/2)
• Dải tín hiệu hoặc tần số: hầu hết các thông số đo trong lĩnh vực
y sinh có giá trị đo rất thấp (microvolts, mmHg, Hz)

26
2. Các ràng buộc thiết bị đo lường (2/2)
• Nhiễu
– Tiếng ồn từ môi trường, dụng cụ, v.v.
– Các đại lượng đo khác ảnh hưởng đến phép đo (và không thể
tách ra được).
– Cần lọc và/hoặc bổ chính.
• Sự an toàn
– An toàn cho bệnh nhân: do sự tương tác của cảm biến với mô
sống, an toàn là vấn đề chính được xem xét trong tất cả các
giai đoạn của quá trình thiết kế và thử nghiệm
– An toàn cho của nhân viên y tế cũng phải được xem xét.
• Các ràng buộc về thiết bị đo y sinh
– Tin cậy, dễ vận hành, chắc chắn và bền.

27
3. Phân loại thiết bị đo y sinh
• Dựa trên đại lượng được cảm nhận
– Áp suất, lưu lượng hoặc nhiệt độ,…
– Thuận lợi: dễ dàng so sánh các công nghệ khác nhau
• Dựa trên nguyên lý biến đổi
– Điện trở, điện cảm, điện dung, siêu âm hoặc điện hóa,…
– Thuận lợi: dễ dàng phát triển các ứng dụng mới
• Dựa trên hệ cơ quan riêng biệt
– Tim mạch, phổi, thần kinh, nội tiết,…
• Dựa trên chuyên khoa lâm sàng
– Nhi khoa, sản khoa, tim mạch hoặc X quang,…
– Thuận lợi: dễ dàng cho nhân viên y tế vận hành các thiết bị
chuyên dụng.
28
4. Các nguồn vào của thiết bị đo y sinh
• Đầu vào mong muốn: đại lượng cần
đo (giá trị mong muốn đo).
• Đầu vào gây nhiễu: đại lượng mà vô
tình ảnh hưởng đến các thiết bị đo.
• Đầu vào sửa đổi: đại lượng không
mong muốn gián tiếp ảnh hưởng
đến đầu ra cần đo. Việc này ảnh
hưởng đến hiệu năng của chính thiết
bị đo.
Thí dụ: mạch đo ECG (tín hiệu điện tim)
• Đầu vào mong muốn: điện áp ECG
• Đầu vào gây nhiễu: điện áp nhiễu 60 Hz và các dòng điện dịch 60 Hz.
• Đầu vào sửa đổi: hướng của dây cáp nối với bệnh nhân, khi mặt phẳng của
dây cáp vuông góc với từ trường thì sự can thiệp của từ trường là tối đa.

29
5. Các kỹ thuật bổ chính
(Compensation Techniques)
Bổ chính: khử hoặc giảm trị các đầu vào gây nhiễu và đầu vào sửa đổi.
•Các kỹ thuật
– Thay đổi thiết kế của các thành phần dụng cụ thiết yếu,
– Thêm các thành phần mới để bù đắp các đầu vào không mong muốn
•Các phương pháp
– Giảm độ nhạy với các đầu vào gây nhiễu và sửa đổi. Thí dụ: sử dụng cáp
xoắn giảm nhiễu điện từ.
– Lọc tín hiệu: tách tín hiệu ra khỏi nhiễu
•Hồi tiếp âm: Khi không thể tránh được đầu vào sửa đổi, hồi tiếp âm được sử
dụng để làm cho đầu ra ít phụ thuộc vào hàm truyền của dụng cụ. Các dụng
cụ hồi tiếp âm phải chính xác và tuyến tính.
Nếu 𝐻𝑓 𝐺𝑑 ≫ 1
1
⇒𝑦≈ 𝑥
𝐻𝑓 𝑑
(Giả sử Hf không bị tác động bởi đầu vào
sửa đổi). 30
6. Đặc tính hóa thiết bị đo
(Instrument Characterization)
• Đặc tính hóa thiết bị đo cho phép:
– so sánh các thiết bị đo có sẵn.
– đánh giá các thiết bị đo mới.
• Có 2 đặc tính:
– Đặc tính tĩnh (Static characteristics):
• mô tả hiệu suất của các thiết bị với ngõ vào DC hoặc tín
hiệu có tần số rất thấp.
– Đặc tính động (Dynamic characteristics):
• mô tả hiệu suất của các thiết bị với ngõ vào AC
• Đặc tính động yêu cầu sử dụng phương trình vi phân và /
hoặc tích phân để mô tả chất lượng của các phép đo.

31
6.1. Đặc tính tĩnh tổng quát
• Accuracy (Độ chính xác của phép đo)
– Hiệu số giữa giá trị thực Vt và giá trị đo được Vm, được chuẩn hóa
bằng độ lớn của giá trị thực (|Vt - Vm|/Vt).
• Precision (Độ chính xác của biểu diễn số)
– Biểu thị con số đo chính xác đến ký số (digit) mấy [sau dấu chấm
thập phân]. Thí dụ: 2.434V biểu diễn độ chính xác hơn 2.43V
– Precision cao không có nghĩa là Accurcy cao!
• Resolution (độ phân giải)
– Lượng tăng nhỏ nhất có thể đo được.
• Reproducibility (khả năng tái lập)
– Khả năng của thiết bị đo cho cùng giá trị ra mong muốn với giá trị
vào tương ứng trong một khoảng thời gian.

32
Accuracy vs. Precision
(theo quan điểm đánh giá chất lượng sản phẩm)

 Accuracy được định nghĩa là cách các giá trị đo gần với giá trị đích.
 Precision là khi các giá trị của các phép đo lặp lại được nhóm lại gần nhau và có
độ phân tán thấp. 33
• Độ nhạy tĩnh (độ lợi dc)
– Dùng để thực hiện hiệu chuẩn [tuyến tính] giữa đầu ra và đầu vào
– Độ nhạy tĩnh có thể là hằng số chỉ một phần của phạm vi hoạt động bình
thường của thiết bị.

Design characteristic

• Độ tuyến tính: nếu y1 là đáp ứng với vào là x1 và y2 là đáp ứng với vào là
x2, thì y1 + y2 là đáp ứng với vào là x1 + x2 và k.y1 là đáp ứng với vào là
k.x1.
34
• Trôi zero (sai số offset)
– Khi tất cả các giá trị ngõ ra tăng hoặc giảm
cùng một lượng tuyệt đối
– Nguyên nhân: sai lệch trong sản xuất, thay
đổi nhiệt độ môi trường, rung trễ, shock,
điện áp offset dc tại các điện cực.

• Trôi độ nhạy (sai số độ lợi)


– Khi độ dốc của đường cân chỉnh chuẩn thay
đổi là do đầu vào gây nhiễu hoặc đầu vào
sửa đổi
– Nguyên nhân: dung sai sản xuất, sự thay đổi
trong nguồn cấp điện, sự phi tuyến.
– Thí dụ: đô lợi của mạch khuếch đại ECG
thay đổi do sự biến đổi nguồn cung cấp DC.
(a) Static-sensitivity curve that relates desired input xd to output y. Static sensitivity may be constant for
only a limited range of inputs.
(b) Static sensitivity: zero drift and sensitivity drift. Dotted lines indicate that zero drift and sensitivity
drift can be negative.
35
6.2. Đặc tính động tổng quát
• Định lượng đáp ứng của thiết bị y tế với đầu vào thay đổi theo
thời gian.
• Nhiều thiết bị đo kỹ thuật có thể được mô tả bằng các phương
trình vi phân tuyến tính thông thường

• Hầu hết các thiết bị đo thực tế có đáp ứng bậc nhất hoặc bậc
hai.
• Hàm truyền:

36
Thí dụ hàm truyền một số thiết bị
Thiết bị đo Thí dụ Phương trình vi phân và hàm truyền
Biến trở tuyến tính

bậc không

Mạch lọc thông thấp dùng RC

bậc một

K = b0/a0 = độ nhạy tĩnh (độ lợi dc)


 = a1/a0 = thời hằng của hệ thống

Cân lò xo đo lực

bậc hai
K = b0/a0 = độ nhạy tĩnh (độ lợi dc)
0 = sqrt(a0/a2) là tần số tự nhiên không
bị suy giảm
 = 0.5a1/sqrt(a0a2) là tỷ lệ giảm xóc

37

You might also like