You are on page 1of 40

HCMUT

Course: Biomedical Electronics


Instructor: Nguyễn Lý Thiên Trường

Chương 6
Tín hiệu điện tâm đồ (ECG)
Refs:
1. Slide bài giảng của Thầy Hồ Trung Mỹ
2. Prof. Andrew Mason - Michigan State University, USA
3. Prof.dr.ir. Bart ter Haar Romeny – TU.e – Newzealand
4. Hsiao-Lung Chan, Chang Gung University, Taiwan
5. J.G. Webster, “Medical Instrumentation Application and Design”, John
Wiley & Sons, 2010
1
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

2
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

3
Giới thiệu
 Điện tim hay còn gọi là điện tâm đồ (ECG hay EKG) là việc
ghi nhận hoạt động điện của tim. Điện thế hoạt động tế bào
cơ tim được truyền dẫn ra trên bề mặt cơ thể và co thể ghi
lại được thông qua các điện cực.

4
Giới thiệu

 Vai trò của ECG trong tầm soát tim mạch:


• Kiểm tra nhịp tim.
• Kiểm tra lưu lượng máu đến
cơ tim có kém không (được
gọi là thiếu máu cục bộ).
• Chẩn đoán cơn đau tim.
• Kiểm tra những vấn đề bất
thường của tim (ví dụ cơ tim
dày hơn bình thường).
• ⋯

5
Giới thiệu
Ví dụ quan sát dạng sóng ECG để chẩn đoán trình trạng của nhịp tim

6
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

7
Ghi nhận tín hiệu ECG
 Khi tim đập sẽ tạo ra tín hiệu điện. Giám sát tín hiệu này để
hiểu thêm về các chức năng của tim.
 Các phép đo tín hiệu điện tim là hàm của:
• Vị trí của tín hiệu cần đo (vị trí đặt điện cực).
• Sự phụ thuộc của biên độ tín hiệu theo thời gian.
 Đặt các điện cực ở các vị trí khác nhau sẽ cho kết quả đo
khác nhau  đặt ở các vị trí chuẩn.

Vị trí chuẩn đặt


các điện cực
Các đạo trình ở mặt phẳng ngang Các đạo trình ở mặt phẳng trước
Ghi nhận tín hiệu ECG

9
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

10
Các đạo trình điện tâm đồ
 Các đạo trình ECG có thể đặt ở mặt phẳng trước (mặt
phẳng song song với cột sống) hoặc được đặt ở mặt phẳng
ngang (mặt phẳng vuông góc với cột sống).
 Các đạo trình ở mặt phẳng trước có thể được xác định
thông qua tam giác Einthoven.
 12 đạo trình ECG bao gồm:
• 3 đạo trình lưỡng cực: I, II và III
• 3 đạo trình đơn cực tăng cường: aVR, aVL và aVF
• 6 đạo trình đơn cực đo ở ngực: V1, V2, V3, V4, V5, V6
 Lưu ý: Trong phép đo đơn cực cần điểm tham chiếu 0.
Điểm này còn được gọi là điểm trung tâm Wilson (WCT =
Wilson Central Terminal).

(được gọi là điểm


Vector đạo trình tham chiếu zero)

Vật dẫn khối Vật dẫn khối 11


WCT = Wilson Central Terminal

𝐑𝐀 + 𝐋𝐀 + 𝑳𝑳
𝐖𝐂𝐓 =
𝟑

 3 điện cực ở tay chân (RA, LA, LL) được nối thông qua các
điện trở có giá trị R (thực tế 𝑅 ≥ 5MΩ) và nối chung tại 1
điểm. Điểm chung này được gọi là điểm trung tâm Wilson
(WCT = Wilson Central Terminal).
 Điện cực tại chân phải (RL) được nối xuống GND hoặc nối
đến mạch điện đặc biệt (mạch lái chân phải - DRL). 12
Tam giác Einthoven
 Xem tam giác Einthoven là tam giác đều.
RA+LA+LL
 Điểm WCT = trọng tâm của tam giác, WCT =
3
 Đo các tín hiệu RA, LA và LL thì điểm tham chiếu 0 là WCT.
 Dùng để xác định các đạo trình chuẩn I, II, III và các đạo
trình tăng cường aVR, aVL và aVF.

WCT  Các đạo trình chuẩn:


• Đạo trình I: VI = VLA – VRA = LA - RA
• Đạo trình II: VII = VLL – VRA = LL - RA

• Đạo trình III: VIII = VLL – VLA = LL - LA

 Định luật Kirchhoff:


VI - VII + VIII = 0

13
Đạo trình tăng cường − aVR
WCT

LA+LL
 Điểm trung tâm Wilson (WCT) hiệu chỉnh: WCT ′ =
2
LA+LL 3
 aVR = RA − = RA − WCT với WCT =
RA+LA+LL
2 2 3

Đạo trình đơn cực

 Đạo trình tăng cường có độ lớn gấp 1.5 lần đạo trình đơn cực VR.
14
Đạo trình tăng cường − aVL
WCT

RA+LL
 Điểm trung tâm Wilson (WCT) hiệu chỉnh: WCT ′ =
2
RA+LL 3
 aVL = LA − = LA − WCT với WCT =
RA+LA+LL
2 2 3

Đạo trình đơn cực

 Đạo trình tăng cường có độ lớn gấp 1.5 lần đạo trình đơn cực VL.
15
Đạo trình tăng cường − aVF
WCT

RA+LA
 Điểm trung tâm Wilson (WCT) hiệu chỉnh: WCT ′ =
2
RA+LA 3
 aVF = LL − = LL − WCT với WCT =
RA+LA+LL
2 2 3

Đạo trình đơn cực

 Đạo trình tăng cường có độ lớn gấp 1.5 lần đạo trình đơn cực VF.
16
6 đạo trình mặt phẳng trước

Đạo trình I: VI = VLA – VRA = LA - RA


Đạo trình II: VII = VLL – VRA = LL - RA
Đạo trình III: VIII = VLL – VLA = LL - LA
LA + LL
aVR = RA −
2
RA + LL
aVL = LA −
2
RA + LA
aVF = LL −
2

17
6 đạo trình mặt phẳng ngang

RA+LA+LL
 Điểm trung tâm Wilson (WCT): WCT =
3

18
Sơ đồ khối của máy đo ECG

19
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

20
Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
 Méo tần số
• Nếu đặc tính bộ lọc không khớp với băng thông của điện
thế sinh học dẫn đến méo tần số cao hoặc tần số thấp
 Méo bão hòa hoặc tắt
• Điện áp lệch 0 của điện cực cao hoặc cân chỉnh không
đúng dẫn đến bão hòa  đỉnh của tín hiệu bị xén đi.
 Các vòng nối đất
• Những thiết bị đo không dùng chung điểm đất, do đó có
dòng điện nhỏ chạy qua cơ thể bệnh nhân.
 Ghép điện trường hoặc từ trường
• Những dây dẫn lớn có thể thu nhận nhiễu điện từ (EMI)
• Dây dẫn dài tạo nên các vòng dây, dẫn đến nhiễu từ
trường (từ trường đi qua vòng dây dẫn  xuất hiện dòng
điện trong dây dẫn đó)
 Nhiễu từ điện lưới 50/60Hz (nhiễu cách chung)
 ⋯ 21
Nhiễu từ điện lưới 50/60Hz

 Có những tụ điện ký
sinh nhỏ ghép vào các
đạo trình, thiết bị đo.
 Có dòng điện dịch id1,
id2 chạy qua tụ điện
vào thiết bị đo.
 VA – VB = id1 Z1 – id1Z2
 Giải pháp khắc phục:
 Bọc giáp bằng kim loại
dây dẫn tín hiệu của
điện cực.
 Điện trở các điện cực
bằng nhau.

Ảnh hưởng của nhiễu (interference) từ điện lưới 50/60Hz


22
Nhiễu từ điện lưới 50/60Hz
 Có tụ điện ký sinh nhỏ
ghép trực tiếp vào cơ
thể người.
 Có dòng điện dịch idb,
chạy qua cơ thể người
xuống GND.
 Hình thành điện áp
mode chung: 𝑣cm =
𝑖db 𝑍𝐺 (ZG: trở kháng
tương đương giữa da
và điện cực nối đất).
 Giải pháp khắc phục:
Zin: tổng trở vào MKĐ
• Tăng tổng trở vào mode
chung.
• Điện trở các điện cực
bằng nhau. (giả sử: 𝒁𝟏 , 𝒁𝟐 ≪ 𝒁𝐢𝐧 )

23
Nội dung

1. Giới thiệu
2. Ghi nhận tín hiệu ECG
3. Các đạo trình ECG
4. Các vấn đề thường gặp khi đo ECG
5. Các mạch điện giảm nhiễu

24
Các mạch điện giảm nhiễu
Ví dụ sử dụng mạch khuếch đại đo lường có CMRR lớn.
IA
𝟐×𝟐𝟐 𝟒𝟕
G1= 𝟏 +
𝟏𝟎 𝟏𝟎
≈ 𝟐𝟓

LPF
G2=32

HPF

Nút reset dùng để xả điện áp


DC của tụ điện 25
Các mạch điện giảm nhiễu
Ví dụ sử dụng mạch lọc Notch loại bỏ nhiễu tần số 50/60Hz

Article: Microengineered Conductive Elastomeric Electrodes for Long-Term


Electrophysiological Measurements with Consistent Impedance under Stretch 26
Mạch lọc Notch RC ghép đôi

27
Mạch lọc Notch RC ghép đôi

(ngõ ra không tải)

28
Mạch lọc Notch RC ghép đôi

29
Mạch lọc Notch RC ghép đôi

𝟏
𝒇𝒄 =
𝟐𝝅𝑹𝑪
30
Mạch lọc Notch RC ghép đôi
 Ảnh hưởng hệ số phẩm chất Q đến chất lượng mạch lọc:

𝑓𝑐
 Hệ số phẩm chất: 𝑄 =
𝐵𝑊
31
Mạch lọc Notch RC ghép đôi
 Tăng hệ số phẩm chất Q:

𝒇𝒄 𝟏
 Bộ lọc Notch: 𝑸 = =
𝑩𝑾 𝟒 𝟏−𝜶
Với 𝑣𝑥 = 𝛼. 𝑣𝑜𝑢𝑡 ; 0 ≤ 𝛼 < 1
𝟏
𝒇𝒄 = (Lưu ý: 𝒇𝒄 không thay đổi)
𝟐𝝅𝑹𝑪
32
Mạch lọc Notch RC ghép đôi
 Tăng hệ số phẩm chất Q và tăng độ lợi mạch lọc

𝑣𝑖 𝑣𝑜

𝑣𝑥

𝟏
 Tần số bộ lọc Notch: 𝒇𝒄 = 𝟐𝝅𝑹𝑪
𝒇𝒄 𝟏
 Hệ số phẩm chất: 𝑸 = =
𝑩𝑾 𝟒 𝟏−𝜶
Với 𝑣𝑥 = 𝛼. 𝑣𝑜 ; 0 ≤ 𝛼 < 1 33
Các mạch điện giảm nhiễu
Mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)

𝒗𝐜𝐦 𝒗𝐜𝐦

𝒗𝐜𝐦

MKĐ phụ
(KĐ đảo)

 Mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg) có chức năng


giảm nhiễu mode chung và tăng độ an toàn cho bệnh nhân.
34
Mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)

 Ta có: 𝑖 = 0
𝒗𝐜𝐦
⟹ 𝑣3 = 𝑣cm 𝑖− = 0
𝒗𝐜𝐦 𝒗
𝐱
𝒊=𝟎
𝒗𝐜𝐦
𝑣4 = 𝑣cm 𝒗𝐜𝐦 𝒗𝐜𝐦
𝑖− = 0

𝒗𝐜𝐦

𝒗𝐱 𝒗𝐜𝐦

MKĐ phụ
(KĐ đảo)

35
Mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)
 MKĐ đảo:

 Mặt khác:

 Suy ra:

 Nếu không có MKĐ phụ thì: 𝑣cm = 𝑅RL 𝑖𝑑

⟹ MKĐ phụ giúp giảm nhiễu mode chung 1+2Rf/Ra lần.


36
Mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)
 Nhận xét:
• Vấn đề giảm nhiễu mode
chung: vì tín hiệu mode
chung 𝑣cm được đưa vào
MKĐ đảo ⟹ giảm 𝑣cm
• Vấn đề an toàn cho bệnh
nhân: nếu xuất hiện điện áp
cao giữa bệnh nhân và GND
⟹ MKĐ phụ bão hòa ⟹
𝑣𝑜 = ±𝑉SAT (nhỏ) ⟹ an toàn điện.
• Để giảm tối thiểu 𝑣cm thì chọn giá trị điện trở hồi tiếp Rf
lớn (vài M) và Ra nhỏ nhưng Ra cũng không được quá
nhỏ vì sẽ ảnh hưởng đến trở kháng ngõ vào MKĐ,
(thường chọn 𝑅𝑎 ≥ 25KΩ). Chọn Ro lớn để giới hạn
dòng điện dịch id, có thể chọn Ro = Rf.
37
Ví dụ mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)
Xét mạch khuếch đại ECG dùng IC KĐ đo lường INA118 (có
độ lợi G = 1 + 50k/RG, trong hình này RG được tạo từ 2
điện trở RG/2) với mạch lái chân phải DRL như sau:

Vcm Vcm

Vcm Vcm

Vcm
V1

1. Hãy tìm giá trị của RG để VO = 30(LA – RA).


2. Suy ra biểu thức cho Vcm theo dòng dịch Id và các điện trở R1, R2, và R3.
3. Chọn R2 = 150 k, ta nên dùng R1 bằng bao nhiêu để giảm nhiễu cách
chung xuống 151 lần? 38
Ví dụ mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)
1. Hãy tìm giá trị của RG để VO = 30(LA – RA).
 Ta có:
VO = 30(LA – RA)  G = Vo/(LA – RA) = 30 = 1 + 50k/RG
 RG = 50k/29 = 1.7241 k  1724 
2. Suy ra biểu thức cho Vcm theo dòng dịch Id và các điện
trở R1, R2, và R3.
 Gọi V1 là điện thế tại đầu ra opamp nối với R3, theo mạch
trên ta có: Vcm = R3Id + V1
 Ngoài ra, opamp nối với R3 có dạng mạch KĐ đảo:
 V1 = –VcmR2/R1
 Thay biểu thức của V1 vào biểu thức của Vcm, ta có
Vcm = R3Id –VcmR2/R1
Suy ra:
Vcm = R3Id/(1 + R2/R1)
39
Ví dụ mạch lái chân phải DRL (Driven-right-leg)
3. Chọn R2 = 150 k, ta nên dùng R1 bằng bao nhiêu để
giảm nhiễu cách chung xuống 151 lần?
 Theo biểu thức của Vcm, ta thấy hệ số làm giảm nhiễu
cách chung là 1 + R2/R1
Suy ra:
151 = 1 + R2/R1  R1 = R2/150 = 150 k /150 = 1 k
Như vậy: R1 = 1 k

40

You might also like