You are on page 1of 1

Ý 1: Trước hết trong câu thơ đầu tiên (trích thơ ) bằng những tính từ trong, nhẹ, hồng;

tác giả đã tái hiện


không gian thiên nhiên bao la khoáng đạt với sắc màu tươi sáng, tinh khôi, ấm áp, đầy chất thơ; hé mở
một chuyến đánh bắt cá thuận lợi.

Ý2: Nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh những người dân chài lưới: Dân trai tráng bơi thuyền đi
đánh cá. Họ hiện lên vừa cường tráng, mạnh mẽ vừa trẻ trung tràn đầy sức sống bơi thuyền đi đánh cá,
từ bơi gợi nên cái tư thế nhẹ nhàng, thảnh thơ của họ phù hợp với khung cảnh lãng mạn ở câu thơ trên.

Ý 3: Và nói đến bức tranh miền biển thì không thể thiếu hình ảnh con thuyền (trích thơ). Phép so sánh
gợi hình ảnh con thuyền hiện lên khỏe khoắn, nhẹ nhàng băng tới, lướt đi với khí thế hăng hái phấn khởi
giống như một chú tuấn mã khi xung trận. Động từ phăng vượt và tính từ hăng đã khắc họa một cách
sinh động về sức mạnh và sự dũng mãnh của con thuyền. Qua đó, ta cảm nhận được sự mạnh mẽ, hăng
hái, hào hùng của con thuyền khi ra khơi - tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và chinh phục không gian
trường giang rộng lớn.

Ý 4: Cùng với hình ảnh con thuyền là hình ảnh cánh buồm (Trích thơ)

+ Tác giả đã dùng phép so sánh thật đặc biệt ví cánh buồm với mảnh hồn làng (cái cụ thể với cái trừu
tượng, cái vô hình với hình ảnh hữu hình) khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó và thật
thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn).
Cánh buồm còn trở thành biểu tượng của làng chài thân thương, là quê hương theo bước chân những
người đi biển là hi vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên.

+ Hơn thế nữa qua phép nhân hóa với động từ rướn, qua hình ảnh thâu góp gió cánh buồm hiện lên
thật bay bổng, lãng mạn với tư thế vươn lên kiêu hãnh, đầy sức sống, với sắc trắng muốt tinh khôi chủ
động đón gió để đẩy thuyền tiến lên phía trước.

Khổ cuối: - C1: Đến khổ cuối nỗi nhớ quê hương của tác giả được đặt trong không gian xa cách để khẳng
định: Nay xa ..... Luôn tưởng nhớ: tình cảm sắt son không thay đổi, là nỗi nhớ luôn thường trực ẩn sâu
trong tâm hồn nhà thơ.

- C2: Nỗi nhớ đặc biệt có những màu sắc quen thuộc, bình dị gắn với sự vật gần gũi của quê hương:
nước xanh, cá bạc, buồm vôi

- C3 : Hình ảnh con thuyền ra khơi trở lại trong đoạn trích chính là hình ảnh biểu tượng của quê hương,
con thuyền ấy chỉ thấp thoáng nhưng cũng khiến nỗi nhớ quê cuộn lên da diết: Tôi thấy nhớ cái mùi
nồng mặn quá!

- C4: Mùi nồng mặn là hương vị đặc trưng của biển, của muối, của giọt mồ hôi. Nỗi nhớ có hương vị; nỗi
nhớ đi vào chiều sâu thẳm mà chỉ những người dân miền biển mới cảm nhận và đúc kết được. Câu thơ
giản dị đơn sơ mà thắm nồng tình quê , nó bật lên như một lời cảm thán đầy tha thiết để thể hiện sự
gắn bó máu thit, tình yêu quê mặn nồng của tác giả.

- Khái quát: qua đoạn thơ tác giả khẳng định tình yêu và nỗi nhớ tha thiết với quê hương + tâm hồn
nhạy cảm, tinh tế, gắn bó với quê hương.

You might also like