You are on page 1of 60

Chương 3: MÓNG CỌC BTCT

3.1 TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN MÓNG:


 Xác định tải trọng tính toán của móng: giải khung và xác định giá nội lực tính toán
tại chân cột (cũng là tải trọng tính toán của móng) ta được các giá trị gồm: lực lọc N tt,
moment Mtt, lực ngang Htt.
 Xác định tải trọng tiêu chuẩn của móng: lấy giá trị tính toán chia cho hệ số vượt
tải trung bình ntb=1.15. Vậy Ntc= Ntt/1.15, Mtc= Mtt/1.15, Htc= Htt/1.15.
 Khi tính toán theo chỉ tiêu cường độ (TTGH1) như kiểm tra sức chịu tải của cọc,
kiểm tra xuyên thủng, lực cắt cho đài móng, tính toán cốt thép cho đài cọc, cọc… thì
dùng tải trọng tính toán.
 Khi tính toán theo biến dạng (TTGH2) như kiểm tra lún trong móng cọc, kiểm tra
ổn định nền dưới móng…thì dùng tải trọng tiêu chuẩn.
 Tổng hợp và chọn tổ hợp tải trọng: theo đúng nguyên tắc thì phải chọn tất cả các
tổ hợp nội lực để tính toán và kiểm tra. Nhưng để đơn giản, theo kinh nghiệm thường
chọn các tổ hợp nội lực sau:

+ Cặp tổ hợp thứ 1: lực dọc lớn nhất Nttmax, Mtt, Htt

+ Cặp tổ hợp thứ 2: moment lớn nhất Mttmax, Htt, Ntt

+ Cặp tổ hợp thứ 3: lực ngang lớn nhất Htt max, Ntt, Mtt

Nz
y
My
Mx

Hx x
O
Hy

Hình 3.1. Nội lực tính toán tại chân cột

 Thực tế thường chọn tổ hợp thứ 1 để tính toán, các tổ hợp còn lại được dùng để
kiểm tra. Còn khi kiểm tra chuyển vị ngang, chuyển vị xoay thì tổ hợp 2, 3 được dùng để
tính toán còn tổ hợp 1 dùng để kiểm tra.

1
3.2 KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT:
3.2.1 Khảo sát địa chất công trình
3.2.1.1 Những vấn đề chung
 Nhiệm vụ kỹ thuật cho khảo sát điều kiện đất nền phục vụ thiết kế móng cọc do
đơn vị tư vấn hoặc thiết kế đề xuất và được chủ đầu tư nhất trí, sau đó chuyển giao cho
đơn vị chuyên ngành khảo sát cần nêu rõ dự kiến các loại cọc, kích thước cọc và các giải
pháp thi công để làm cơ sở cho các yêu cầu khảo sát.
 Trên cơ sở các nhiệm vụ kỹ thuật của chủ đấu tư, đơn vị thực hiện khảo sát lập
phương án kĩ thuật để thực hiện.
3.2.1.2 Các giai đoạn khảo sát
 Công việc khảo sát thực hiện theo yêu cầu của Tiêu chuẩn “Khảo sát cho xây dựng
– khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng - TCXD 9363:2012 ”. Thông thường, nội dung
khảo sát được thực hiện làm 2 giai đoạn tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, bao gồm:
 Khảo sát sơ bộ: giai đoạn này được thực hiện trong trường hợp quy
hoạch khu vực xây dựng, nhằm cung cấp các thông tin ban đầu để khởi
thảo các giải pháp công trình và nền móng dự kiến.
 Khảo sát kĩ thuật: giai đoạn này được thực hiện sau khi phương án công
trình đã được khẳng định, nhằm cung cấp các chi tiêu tính toán phục vụ
cho việc thiết kế chi tiết các giải pháp nền móng.
3.2.1.3 Yêu cầu kĩ thuật đối với công tác khảo sát địa kĩ thuật:
a. Khảo sát địa kỹ thuật giai đoạn trước thiết kế cơ sở:
 Kết quả khảo sát của giai đoạn này dùng để luận chứng cho quy hoạch
tổng thể và lập phương án cho giai đoạn khảo sát tiếp theo.
 Trong giai đoạn này cần làm rõ các vấn đề sau:
 Đánh giá sơ bộ các yếu tố điều kiện địa chất công trình
 Khả năng bố trí một cách thích hợp các công trình xây dựng
 Các loại móng có khả năng sử dụng cho công trình
b. Khảo sát địa kĩ thuật giai đoạn thiết kế cơ sở:
-Nhiệm vụ khảo sát bao gồm:
+ Xác định sự phân bố của các lớp đất đá theo diện và chiều sâu
+ Xác định đặc tính cơ lý của các lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ
bộ khả năng ăn mòn của nước
+ Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên
cứu
+ Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến công tác thi
công hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.
-Phương pháp khảo sát:
+ Phương pháp địa vật lý
+ Khoan kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu đất để mô tả và phân tầng. Khối
lượng mẫu nguyên trạng để thí nghiệm trong phòng được lấy trong 1 số
hố khoan đại diện: 1 mẫu đến 2 mẫu cho lớp đất có bề dày nhỏ hơn 5m, 2
mẩu đến 3 mẫu cho lớp đất có bề dày từ 5m đến 10m, 3 mẫu đến 4 mẫu
cho lớp đất có bề dày từ 10m đến 15m.
+ Thí nghiệm xuyên tĩnh được xen kẽ giữa các hố khoan, nhằm xác định sự
biến đổi tổng quát bế dày các lớp đất và độ cứng của chúng.
+ Thí nghiệm cắt cánh hiện trường ( đối với đất có trạng thái từ dẻo đến
chảy).
+ Thí nghiệm trong phòng với mẫu đất nguyên trạng.
+ Phân tích hóa học một số mẫu nước đặc trưng.
-Bố trí mạng lưới thăm dò:
+ Khoảng cách giữa các điểm khảo sát thường dao động từ 50m dến 200m.
Tuy nhiên, việc bố trí cụ thể các điểm khảo sát còn tùy thuộc vào đặc
điểm phân bố của từng khu trong khu đất xây dựng công trình. Có thể bố
trí thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm nén ngang, thí nghiệm xuyên giữa các
hố khoan với khoảng ách dày hơn tùy theo yêu cầu kĩ thuật.
-Chiều sâu các điểm thăm dò:
Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, quy mô
lớn đến rất lớn:
 Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/2 số điểm khoan vào
đất tốt tối thiểu ít nhất 3m (NSPT > 30).
 Nếu gặp đất tốt: khoan sâu từ 10m đến 15m.
 Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m.
 Mỗi hạng mục ( hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống
chế.
Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng,
quy mô khá lớn:
 Nếu gặp đất yếu: phải khoan qua đất yếu, 1/3 số điểm khoan vào
đất tốt tối thiểu ít nhất 3m (NSPT > 30).
 Nếu gặp đất tốt: khoan sâu đến 10m..
 Nếu gặp đá nông: khoan vào đá tươi 1m.
 Mỗi hạng mục ( hoặc mỗi đơn nguyên) khoan 1 hố khoan khống
chế.
Đối với điều kiện địa chất đơn giản , công trình loại bình thườngg,
quy mô khá lớn:
 Nếu gặp đất tốt: khoan sâu từ 5m đến 10m.
 Nếu gặp đá nông: khoan chạm vào đá không bị phong hóa.
 Một hố khoan khống chế cho toàn khu.

c. Khảo sát địa kĩ thuật giai đoạn thiết kế kỹ thuật:


-Bố trí mạng lưới thăm dò:
+ Đối với điều kiện địa chất phức tạp, công trình quan trọng, nhạy
cảm với độ lún và lún lệch:
 Khoảng cách khoan thông thường từ 20m đến 30m; có thể bổ sung
xuyên với khoảng cách trung bình 10m.
 Yêu cầu có không ít hơn ba điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và
không ít hơn ba điểm đến năm điểm cho một cụm nhà hoặc công
trình.
 Trong trường hợp đặc biệt cần khoanh sự phân bố các lớp đất yếu,
sự phân bố của các khối trượt và karst.. thì khoảng cách bố trí có
thể nhỏ hơn 20m.
+ Đối với điều kiện địa chất trung bình, công trình khá quan trọng,
khá nhạy cảm với lún không đều:
 Khoảng cách khoan thông thường từ 30m đến 50m; có thể bổ sung
xuyên với khoảng cách trung bình 15m đến 25m.
 Yêu cầu có không ít hơn ba điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ và
không ít hơn ba điểm đến năm điểm cho một cụm nhà hoặc công
trình.
+ Đối với điều kiện địa chất đơn giản, công trình loại bình thường:
 Khoảng cách khoan thông thường từ 50m đến 75m; có thể bổ sung
xuyên với khoảng cách trung bình 25m đến 30m.
 Yêu cầu có không ít hơn ba điểm thăm dò cho một nhà riêng rẽ
hoặc cho một cụm nhà hoặc công trình.
Bảng 3.1 Thành phần và khối lượng công tác khảo sát địa kỹ thuật
- Số lượng:
+ Số lượng các điểm khảo sát khống chế không được ít hơn 1/3 số lượng
điểm khảo sát.
+ Số lượng điểm khoan lấy mẫu và thí nghiệm hiện trường không ít hơn 2/3
tổng số điểm khảo sát.
- Chiều sâu các điểm thăm dò:
+ Chiều sâu thăm dò trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật thì phụ thuộc chủ yếu
vào kết quả khảo sát của giai đoạn trước và loại nền móng sử dụng.
+ Đối với công trình trên nền tự nhiên, chiều sâu các công trình thăm dò phụ
thuộc vào chiều sâu đới chịu nén nhưng phải lớn hơn chiều sâu đới chịu
nén từ 1m đến 2m.
+ Đối với cọc chống hoặc cọc có mũi chịu lực là chính, chiều sâu thăm dò
không ít hơn 5m dưới mũi cọc. Đối với lớp chịu lực là đá nếu gặp dải vụn
do đứt gãy hoặc hang động nên khoan xuyên vào trong lớp đá gốc không
phong hóa ít nhất 3m.
+ Đối với cọc ma sát hoặc ma sát là chính,chiều sâu thăm dò phải vượt qua
chiều sâu vùng hoạt động của móng quy ước dưới mũi cọc , tới độ sâu mà
ứng suất của công trình truyền xuống hỏ hơn hoặc bằng 15% ứng suất do
trọng bản thân của đất gây ra.
+ Đối với phương án dùng cọc có độ dài cọc khác nhau , chiều sâu khảo sát
được xác định theo cọc có chiều dài lớn nhất.

3.2.2 Các phương pháp khảo sát phục vụ cho thiết kế :


 Khoan
 Lấy mẫu đất và nước để thí nghiệm;
 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ( SPT );
 Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT );
 Thí nghiệm cắt cánh;
 Các thí nghiệm quan trắc nước dưới đất;
 Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan;
 Thí nghiệm xác định sức chịu tải và khả năng thi công cọc;
 V.v…
3.2.3 Các thông số chủ yếu cần cho thiết kế bao gồm :
 Chỉ số NSPT theo độ sâu;
 Giá trị sức chống ở mũi, qc và ma sát bên fs theo độ sâu;
 Giá trị sức chống cắt cU theo độ sâu;
 Chế độ nước dưới đất;
 Các chỉ tiêu cơ lí của đất, tính ăn mòn của đất và nước.
3.2.4 Khảo sát công trình lân cận.
 Các công trình lân cận khu vực xây dựng(nhà, cầu, đường, công trình
ngầm, hệ thống đường ống kĩ thuật,v.v…) cần được khảo sát hiện trạng để
lập biện pháp thi công và thi công cọc chống ảnh hưởng bất lợi đối với việc
sử dụng bình thường của các công trình đó. Nội dung và giải pháp khảo sát
do kĩ sư tư vấn quyết định.

3.3 CHỌN CHIỀU SÂU CHÔN MÓNG Df VÀ KÍCH THƯỚC CỌC SƠ BỘ:

3.3.1 Chọn loại cọc thi công phù hợp:


Phải xem xét đến những tiêu chí cơ bản sau trước khi lựa chọn phương án cọc thi công:
 Đặc điểm của công trình;
 Điều kiện cụ thể của đất nền và nước ngầm;
 Những ràng buộc khác của hiện trường xây dựng (mức độ ồn và rung
động cho phép, hiện trạng công trình lân cận, hệ thống ngầm dưới đất và
những yêu cầu vệ sinh môi trường khác, v.v...);
 Khả năng thi công của nhà thầu;
 Tiến độ thi công và thời gian cần thiết để hoàn thành;
 Khả năng kinh tế của chủ đầu tư.
3.3.2 Chiều sâu đặt móng Df phải thỏa mãn các điều kiện sau:
 Nếu công trình không có tầng hầm, xung quanh không có công trình lân
cận, địa chất tương đối thuận lợi thì để đơn giản trong thi công như ép cọc,
đào thi công đài móng… chiều sâu đặt đáy đài từ 1,5m-3,0m

Hình 3.2 Độ sâu chôn móng


 Nếu công trình có tầng hầm thì cao độ mặt trên của đài trùng với cao độ
mặt trên của sàn tầng hầm để thuận tiện trong thi công và có lợi cho việc chịu
lực của sàn tầng hầm.
Hsàn
-31.900m

Hình 3.3 Cao độ mặt trên đài móng


 Nếu công trình xây chen (xung quanh giáp ranh với các công trình
lân cận) thì chiều sâu đặt đài không nên quá sâu vì khi thi công dễ ảnh
hưởng đến các công trình lân cận.

3.4 CƯỜNG ĐỘ CỦA VẬT LIỆU LÀM CỌC:


+ Những vấn đề chung: cọc BTCT chế tạo sẵn phải được thiết kế để có thể chịu
được nội lực sinh ra trong quá trình cẩu, vận chuyển, lắp dựng, thi công hạ cọc và sau
đó là chịu tải trọng công trình với hệ số an toàn hợp lý.
 Khi ép cọc (tức thời): Ứng suất cho phép lớn nhất do ép cọc (có thể sinh ra hai
loại sóng ứng suất nén và kéo), không được vượt quá giới hạn: 0.85f’c (cho
trường hợp sóng nén); 0.70 fy (cho trường hợp sóng kéo);.
 Khi làm việc (chịu tải trọng): Ứng suất cho phép lớn nhất trong cọc khi làm việc
không được vượt quá 0.33f’c .
(f’c: cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông (mẫu hình trụ); fy: giới hạn chảy
của thép)
+ Yêu cầu về bê tông: dựa trên điều kiện làm việc của cọc, cấp độ bền tối thiểu cho
bê tông cọc có thể lấy như sau:
Bảng 5.4 Cấp độ bền tối thiểu của bê tông làm cọc

Điều kiện ép cọc Mác bê tông Cấp độ bền của bê tông


tương ứng Mác bê tông
(Mpa)
Điều kiện bình thường và dễ M250 B20
ép
Cọc phải ép (đóng) đến độ M400 B30
chối rất nhỏ

+ Yêu cầu về cốt thép dọc:


 Cốt thép dọc phải thỏa chất lượng cốt thép để có thể chịu được các nội lực phát
sinh trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, cẩu lắp và áp lực kéo các mô-men uốn
của công trình bên tác dụng vào cọc.
 Cốt thép chủ yếu cần được kéo dài liên tục theo suốt chiều dài cọc. Trong trường
hợp bắt buộc phải nối cốt thép chủ, mối nối phải tuân theo quy định về nối thép
và bố trí mối nối của các thanh.
 Trong trường hợp cần tăng khả năng chịu mô-men, thép được tăng cường ở phần
đầu cọc, nhưng cần bố trí sao cho sự gián đoạn đột ngột của cốt thép không gây
ra hiện tượng nứt trong quá trình ép (đóng) cọc.
 Trong các trường hợp bình thường thì cốt thép dọc được xác định theo tính toán,
hàm lượng thép không nhỏ hơn 0,8%, đường kính không nên nhỏ hơn 14mm.
 Đối với những trường hợp sau, nhất là các cọc cho nhà cao tầng, hàm lượng của
cốt thép dọc có thể nâng lên 1 – 1,2% khi:
 Mũi cọc xuyên qua lớp đất cứng;
 Độ mảnh của cọc L/d > 60;
 Số cọc trong đài ít hơn 3 cọc.
+ Yêu cầu về cốt đai:
 Cốt đai có vai trò chịu ứng suất nảy sinh trong quá trình ép (đóng) cọc. Cốt đai có
dạng móc, đai kín hoặc xoắn. Hàm lượng cốt đai không ít hơn 0,6% của thể tích
vùng nêu trên.
 Trong phần thân cọc, cốt đai có tổng tiết diện không nhỏ hơn 0,2% và được bố trí
với khoảng cách không lớn hơn 200mm. Sự thay đổi các vùng có khoảng cách
các đai cốt khác nhau không nên quá đột ngột.
 Thép gia cường đầu cọc: thông thường để đầu cọc không bị bể khi ép (đóng)
hoặc ép cọc thì nên dùng lưới thép  6a50 để gia cường đầu cọc (thường bố trí 4
lớp).

+ Yêu cầu về mũi cọc:


Mũi cọc có thể là phẳng hay nhọn. Trong trường hợp phải xuyên qua đá, sét lẫn cuội
sỏi, hay các loại đất nền khác…cọc có thể bị phá hoại phần bê tông mũi nên mũi cọc
cần được thiết kế bằng thép hay gang đúc. Trong nền sét đồng nhất mũi cọc không
nhất thiết phải nhọn.
+ Yêu cầu về cách thức nối cọc:
Một cây cọc không nên có quá 2 mối nối (trừ trường hợp cọc thi công bằng phương
pháp ép); khi cọc có trên 2 mối nối phải tăng hệ số an toàn đối với sức chịu tải. Nói
chung mối nối cọc nên thực hiện bằng phương pháp hàn. Cần có biện pháp bảo vệ mối
nối trong các lớp đất có tác nhân ăn mòn.
+ Yêu cầu về cách thức cắt đầu cọc:
 Trong trường hợp cọc không được đóng đến độ sâu thiết kế, đầu cọc được cắt đến
cao độ sâu sao cho phần bê tông cọc nằm trong đài đảm bảo từ 5 - 10 cm nếu liên
kết khớp cọc – đài.
 Khi cắt đầu cọc, phải đảm bảo cho bê tông cọc không bị nứt, nếu có, cần đục bỏ
phần nứt và vá lại bằng bê tông mới.
+ Yêu cầu về cách thức kéo dài cọc:
Trong trường hợp phải kéo dài cọc mà đầu cọc không được thiết kế mối nối đặc biệt,
thì phải đập bỏ một phần bê tông đầu cọc không ít hơn 200mm và phải tránh làm
hỏng bê tông cọc. Thép chủ được hàn theo đúng quy phạm về hàn cốt thép. Khi
không có máy hàn thì có thể sử dụng cách nối bằng phương pháp buộc , chiều dài
đoạn buộc không nhỏ hơn 40 lần đường kính cốt thép.

3.5 SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC ĐƠN:


3.5.1 Sức chịu tải của cọc theo cường độ vật liệu:
Tính toán cọc theo độ bền của vật liệu, theo yêu cầu của các tiêu chuẩn
thiết kế kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép. Ta có:
3.5.1.1 Sức chịu tải tức thời của cọc (trong trường hợp ép cọc):

Qa(vl)(tức thời) = (Ab × 0. 85†u + A R


c s sc ) (5.5.1.1)

Trong đó:
+ As, Ab lần lượt tương ứng là diện tích tiết diện ngang của cốt thép dọc và diện
tích tiết diện ngang của bê tông (đã trừ đi diện tích cốt thép) (m2)
+ Rsc là cường độ chịu nén của cốt thép (kN/m2).
+ †′c là cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông (mẫu hình trụ 15cmx30cm).
(kN/m2).
f’c  0.8B (B: cường độ đặc trưng của bê tông, mẫu lập phương
15cmx15cmx15cm)
+ : hệ số uốn dọc, được tính như sau:
* Đối với cọc tròn hoặc vuông:  1, 028  0, 00002882  0, 0016
* Đối với cọc chữ nhật: φ = 1,028 - 0,0003456 2d – 0,00554d

hoặc tra bảng :


Bảng 5.5.1.1 Hệ số uốn dọc
=l0/r <14 21 28 35 42 48 55 62 69 76 83 90 97 104
d <4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
=l0/b
φ 1 0.98 0.96 0.93 0.9 0.87 0.84 0.81 0.78 0.74 0.7 0.65 0.6 0.55

+  : độ mảnh của cọc, được tính theo công thức:


* cọc tròn hoặc cọc vuông thì :  =lo/r
* cọc chữ nhật thì :  d=
lo/b trong đó:
I
r=J : bán kính quán tính của cọc tròn, cọc vuông.
Æ

b: bề rộng của tiết diện chữ nhật.


l0: chiều dài tính toán của cọc được xác định như sau: (xét hai trường hợp
sau):
* trường hợp 1: khi thi công ép cọc:

lo1 = 1.L
trong đó:
1 = 1 (thiên về an toàn xem tại vị trí nối cọc là liên kết khớp, tại vị
trí lực tác dụng khi ép cọc như tựa đơn).
L : là chiều dài đoạn cọc lớn nhất khi chưa ép vào đất.
v=1

l0

Hình 3.4 Trường hợp thi công ép (tức thời)


3.5.1.2 Sức chịu tải dài hạn của cọc (khi chịu tải trọng công trình):
Qa(vl)(dài hạn) = (Ab × 0. 33†u + A R
c s sc ) (5.5.1.2)
(†′ là cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông (mẫu hình trụ 15cmx30cm). (kN/m2)
c
*Chiều dài tính toán của cọc trong trường hợp cọc làm việc dài hạn:
l02 = v2.l1
trong đó:
2 = 1 (đầu ngàm – đầu ngàm trượt)
l1 là chiều dài tính đổi (xem cọc như ngàm tại vị trí cách mép dưới đài
cọc một khoảng le cọc khi làm việc ).
2
l
1 = l0 + αs
Trong đó:

+ l0 - chiều dài đoạn cọc kể từ đáy đài cao tới cao độ san nền.

+  - hệ số biến dạng, I/m, xác định theo công thức: α 5 k.bp


ε s = J
yc.EI

+ k - hệ số tỉ lệ lấy từ bảng sau: (lấy theo lớp đất ảnh hưởng dưới đáy đài).

Bảng 5.5.1.2 Hệ số lỉ lệ k

bp - Chiều rộng quy ước của cọc, m


 bp=1.5d+0.5 (d=0.4m<0.8m).
 bp=d+1 (d≥0.8m).
Eb - module đàn hồi của bê tông lấy theo tiêu chuẩn thiết kế bê tông TCVN
5574-2018.
I - momen quán tính tiết diện cọc theo phương của lực tác dụng.
c - là hệ số điều kiện làm việc (cọc độc lập c = 3, nhiều cọc c

Hình 3.5 Trường hợp cọc làm việc chịu tải trọng công trình

3.5.2 Sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu đất nền :
 Chỉ tiêu của đất nền xác định từ thí nghiệm trong phòng hoặc hiện trường.
 Thử cọc bằng tải trọng tĩnh.
 Thử cọc bằng tải trọng động.
Sức chịu tải tính toán của tải trọng nén của cọc: Nc,d
y
Nc,d ≤ 0 R
yn c,d

Rc,d Rc,k

yk

Rc,k = min(Rc,u (cơ lý) ; Rc,u (cường độ) ; Rc,u (SPT))

 Ước lượng sức chịu tải trọng nén cực hạn của cọc theo TCVN 10304:2012.
- Theo các chỉ tiêu cơ lý đất: Rc,u (cơ lý)

- Phương pháp cường độ đất nền: Rc,u (cường độ)

- Theo kết quả thí nghiệm SPT: Rc,u (SPT)


 γk: hệ số an toàn, được lấy như sau:
 1,2- Nếu sức chịu tải xác định bằng nén tĩnh cọc tại hiện trường;
 1,25- Nếu sức chịu tải xác định theo kết quả thử động cọc có kể đến biến
dạng đàn hồi của đất hoặc theo kết quả thử đất tại hiện trường bằng cọc
mẫu;
 1,4- Nếu sức chịu tải xác định bằng tính toán, kể cả theo kết quả thử
động cọc mà không kể đến biến dạng đàn hồi của đất;
 1,4 (1,25)- Đối với móng mố cầu đài thấp, cọc ma sát, cọc chống, còn
khi ở cọc đài cao - khi cọc chống chỉ chịu tải thẳng đứng, không phụ
thuốc số lượng cọc trong móng;
 Đối với móng cọc đài cao hoặc đài thấp có đáy đài nằm trên đất có tính
nén lún lớn và đối với cọc ma sát chịu tải trong nén, cũng như đối với bất
kì loại đài nào mà cọc treo, cọc chống chịu tải trọng nhổ, tùy thuộc số
lượng cọc trong móng, trị số γk lấy như sau:

a) b)
3

3
2
1

Hình 3.6 Móng cọc


b. Móng cọc đài thấp
c. Móng cọc đài cao
1. Cọc đứng
2. Cọc nghiêng
3. Đài cọc
Bảng 3.7 Bảng xác định hệ số γk

Số cọc trong móng γk γk


(theo TN nén tĩnh HT)
Móng có trên 21 cọc 1,40 1,25
Móng có từ 11 đến 20 cọc 1,55 1,40
Móng có từ 6 đến 10 cọc 1,65 1,50
Móng có từ 1 đến 5 cọc 1,75 1,60

Lưu ý:
 Nếu việc tính toán móng cọc có kể đến tải trọng gió và tải
trọng cầu trục thì được phép tăng tải trọng tính toán trên các cọc
biên lên 20% (trừ móng trụ đường dây tải điện).
 Đối với móng chỉ có 1 cọc ép, mang tải trên 600 kN thì
γk =1,6.
 Rcd : là trị tính toán sức chịu tải trọng nén cho phép.
 0 : là hệ số điều kiện làm việc, kể đến yếu tố tăng mức độ đồng nhất của
nền đất khi sử dụng móng cọc, lấy bằng 1 đối với cọc đơn và lấy bằng 1,15
trong móng nhiều cọc;
 n : là hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình, lấy bằng 1,2; 1,15 và
1,1 tương ứng với tầm quan trọng của công trình cấp I, II và III (xem Phụ
lục F)

Chọn sức chịu tải cho phép Rcd dựa trên sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc và
đất nền (không nhất thiết phải chọn giá trị nhỏ nhất trong tính toán, mà chỉ chọn sức
chịu tải hợp lý để khi kiểm tra nén tĩnh hiện trường gần đúng sức chịu tải thiết kế)

3.6 TÍNH TOÁN SƠ BỘ SỐ LƯỢNG CỌC:

Công thức tính số lượng cọc:

ncọc
Ntt .Q (5.6)
= Nc,d

Trong đó:

 N tt : lực dọc tính toán tại chân cột (ngoại lực tác dụng lên móng).
 Nc,d : sức chịu tải thiết kế của cọc.
  : hệ số xét đến do moment và lực ngang tại chân cột, trọng lượng đài và đất nền
trên đài, tùy theo giá trị của moment và lực ngang mà chọn giá trị  hợp lý.
Thường  = 1.2 1.5 .
 ncọc : chỉ là số lượng cọc sơ bộ, cần được kiểm tra ở các bước tiếp theo.

3.7 BỐ TRÍ CỌC:


 Thông thường các cọc được bố trí theo hàng, dãy hoặc theo lưới tam
giác.
 Khoảng cách giữa các cọc (từ tim cọc đến tim cọc): S = 3d ÷ 6d
(d: đường kính hay cạnh cọc), nếu bố trí trong khoảng này thì cọc đảm bảo được sức
chịu tải và các cọc làm việc theo nhóm.
 Để ít bị ảnh hưởng đến sức chịu tải của cọc (do cọc làm việc theo
nhóm), thì nên bố trí cọc tối thiểu là 3d.
Hình 3.8
Vùng ảnh hưởng 1d

S=3d

 Khi bố trí cọc lớn hơn 6d thì ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cọc có thể
bỏ qua, khi đó xem như cọc làm việc riêng lẻ.
 Khi tải đứng lệch tâm hoặc kích thước đài lớn có thể bố trí sao cho
phản lực đầu cọc tương đối bằng nhau.
 Khoảng cách từ mép ngoài của cọc đến mép ngoài của đài từ
d d
( ÷ ) ≥ 250 mm
3 2
 Nên bố trí cọc sao cho tâm cột trùng với trọng tâm của nhóm cọc.

Ghi chú:
Theo tiêu chuẩn BSEN 1997 hoặc BS 8004: 1986: Khoảng cách tối thiểu
của cọc nên bố trí bằng chu vi tiết diện cọc.

+ Cọc vuông: 4d
+ Cọc tròn: πd (gần đúng có thể bố trí 3d)
 Một số cách bố trí cọc:
Hình 3.8 cọc Một số cách bố trí

d/3 - d/2

3d
d/3 - d/2 3d
L

Bố trí 2 cọc và 3 cọc

3d
3d

4d - 5d

Bố trí 4 cọc
3d
4d

3d 3d

Bố trí 5 cọc và 6 cọc


3d

3d
3d 3d

Bố trí 7 cọc và 9 cọc

Bố trí 8 cọc

3.8 KIỂM TRA TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CỌC:


Tải trọng tác dụng lên cọc:
y
1 4 7

y
3 6 x

O
x
2 5 8

Hình 3.9 Sơ đồ lực tác dụng lên cọc

∑ Ntt ∑ Mtt × ∑ Mtt × y


x
Ptt = + y i + s i
i n
∑ xi 2
∑ yi2

Trong đó:
n: số lượng cọc
xi, yi: khoảng cách từ tim cọc thứ i đến trục đi qua trọng tâm các cọc tại mặt phẳng
đáy đài.
Ví dụ: x1 = x2 < 0
x7 = x8 > 0
x4 = x5 = 0
x3 < 0 ; x6 > 0
y2 = y5 = y8 < 0
y1 = y4 = y7 > 0
y3 = y6 = 0
∑ Mstt: Tổng moment tại đáy đài quay quanh trục x tại trọng tâm nhóm cọc
∑ Mytt: Tổng moment tại đáy đài quay quanh trục y tại trọng tâm nhóm cọc.
-Kiểm tra sức chịu tải của cọc:
Pmax ≤ Nc,d
Pmin > 0
Nếu Pmin < 0, thì kiểm tra cọc chịu nhổ:
Nt,d + W > |PNin |
Trong đó:
W: trọng lượng của cọc (lấy hệ số vượt tải do trọng lượng bản thân < 0.9 ).
Nt,d : sức chịu nhổ an toàn của cọc ( sức chịu tải cho phép của cọc do phần
ma sát gây ra ).
- Khi kiểm tra cọc chịu nhổ nên kiểm tra khả năng chịu lực tại các mối nối cọc và
khả năng chịu kéo của cọc.
Chú ý: công thức xác định phản lực đầu cọc ở trên đối với đài cọc cứng tuyệt đối.

3.9 KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC ĐƠN:


 Kiểm tra cọc chịu tải trọng tạm thời ( khi ép cọc):
2 Nc,d
QvS1 ≥ {
R c,u (max)
 Cọc chịu tải trọng lâu dài ( khi chịu tải trọng công trình):
QvS2 ≥ Nc,d

3.10 KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỦA NHÓM CỌC:


- Hệ số nhóm:

(n1 1)  n2  (n2 1)  n1 


  1   
 90  n1  n2 
Trong đó:
d
   arctan
 s 
  cọc (m)
d : đường kính
 s : khoảng cách giữa các cọc (m)
 n1 : số hàng cọc trong nhóm cọc.
 n2 : số cọc trong mỗi hàng.
Sức chịu tải của nhóm cọc:

nhóN
Qc,d ≥  × ncọc × Nc,d
Trong đó ncọc là số lượng cọc
3.11 ĐỘ LÚN MÓNG CỌC:
3.11.1 Tính toán độ lún của nhóm cọc:
3.11.1.1 Xác định kích thước khối móng quy ước:

Dự tính độ lún của nhóm cọc được dựa trên mô hình móng khối quy ước. Có ba cách
xác định móng khối quy ước như sau:
 Trường hợp 1: Cọc đi qua nền nhiều lớp

B D
LTB

A C
b

Hình 3.10 Móng khối quy ước cọc đi qua nhiều lớp đất
Ranh giới móng quy ước
Phía dưới là mặt phẳng AC đi qua mũi cọc được xem là đáy móng;
Phía trên là mặt đất san nền BD, với AB = là độ sâu đặt móng (từ mặt đất đến cao
trình mũi cọc);
Phía cạnh là các mặt phẳng đứng AB và CD qua mép ngoài cùng của hàng cọc biên
tại khoảng cách Ltb tan tb / 4  nhưng không lớn hơn 2d (d: đường kính hoặc cạnh
cọc vuông) khi dưới mũi cọc có lớp sét bụi với chỉ số sệt IL> 0,6; khi có cọc xiên thì
các mặt phẳng đứng nói trên đi qua mũi cọc xiên này:


 l
i i
 tb
Ltb

Trong đó:
 i : góc ma sát trong của lớp đất có chiều dày li
 Ltb: độ sâu hạ cọc trong đất kể từ đáy đài, L   l .
tb i

Chú thích:
Nếu trong chiều dài của cọc có lớp đất yếu (bùn, than bùn…) dày hơn 30 cm thì
kích thước đáy móng quy ước giảm đi bằng cách lấy Ltb là khoảng cách từ mũi cọc
đến đáy lớp đất yếu;
Trọng lượng bản thân của móng quy ước gồm trọng lượng cọc và đất nằm trong
phạm vi móng quy ước.
 Trường hợp 2: Cọc đi qua nền đồng nhất

B D

2/ 3LTB
LTB

1/ 3LT B

A o C

b
Hình 3.11 Móng khối quy ước qua nền đồng nhất.
Ranh giới móng quy ước khi đất nền là đồng nhất
Cách xác định móng quy ước tương tự cách 1, chỉ khác là lấy góc ma sát bằng 30 o
cho mọi loại đất kể từ độ sâu 2Ltb/3
Ranh giới của móng quy ước khi cọc xuyên qua một số lớp đất yếu tựa vào lớp đất
cứng cách xác định móng quy ước như mô tả trong cách 1, riêng góc mở lấy bằng 30 o
kể từ độ sâu 2L1/3, với L1 – phần cọc nằm dưới lớp đất yếu cuối cùng
Ranh giới của móng quy ước khi đất nền nằm trong phạm vi chiều dài cọc gồm
nhiều lớp có sức chịu tải khác nhau.
Chiều rộng và chiều dài bản móng quy ước là đáy hình khối có cạnh mở rộng so
với mặt đứng của hàng cọc biên bằng ¼ cho đến độ sâu 2Ltb/3, từ đó trở xuống đến
mặt phẳng mũi cọc góc mở bằng 30o.
Độ sâu đặt móng quy ước là tại mặt phẳng mũi cọc.
Ứng suất phụ thêm phân bố trong đất nền, dưới mũi cọc có thể tính toán theo lời
giải Boissinesq với giả thiết bản móng quy ước đặt trên bán không gian đàn hồi.
Độ lún của móng quy ước được tính theo phương pháp quen biết như đối với
móng nông trên nền thiên nhiên.
 Trường hợp 3: Cọc đi qua lớp đất yếu và lớp đất tốt

B D

2/ 3LTB
LTB

1/ 3LTB

A C
b
o

Hình 3.12 Cọc đi qua lớp đất yếu và lớp đất tốt
3.11.1.2 Kiểm tra ổn định đất nền dưới đáy móng khối quy ước:
 Điều kiện ổn định nền dưới móng khối quy ước là:

N tc
ptbtc   RquII
Aqu

M
tc
ptcmax  ptb   1.2RquII
Wqu

tc
pmin
 tc
  M 0
ptb Wqu

Trong đó:
 pttc - áp lực trung bình tiêu chuẩn dưới đáy móng khối quy ước.
b
 tc
pmax - áp lực lớn nhất dưới móng khối quy ước.
tc - áp lực nhỏ nhất dưới đáy móng khối quy ước.
 pmin
 N tc
- tổng lực dọc tại tâm đáy móng khối quy ước (bao gồm lực dọc tại
chân cột, trọng lượng bản thân của đài cọc, cọc, đất trên đài và phần đất
nằm trong móng khối quy ước).

M tc
- tổng moment ở đáy móng khối quy ước lấy bằng  M tại tâm đáy đài
B L2
W - moment chống uốn của tiết diện móng khối quy ước (W  qu qu khi
qu qu
6
L B2
moment quay theo hướng Lqu hoặc ngược lại Wqu 
qu qu
khi moment quay theo
6
hướng Bm)
Lqu, Bqu- chiều dài và chiều rộng của móng khối quy ước.
RqII - sức chịu tải của đất nền dưới đáy móng khối quy ước (tính toán theo trạng
u
thái giới hạn thứ II, giống như móng đơn).
3.11.1.3 Kiểm tra độ lún của móng khối quy ước:

S Sg
h

S g - độ lún giới hạn được xác định theo bảng 5.8.1.3.a


h
S – độ lún trung bình của đất nền dưới đáy móng khối quy ước

Bảng 3.12 Biến dạng giới hạn của nền (theo SniP2.02.01.83)
Bảng 3.13 Biến dạng giới hạn của nền (theo SniP2.02.01.83)
Các bước tính độ lún của móng khối quy ước theo phương pháp tổng phân tố.
Bước 1: Xác định áp lực gây lún
pgl  ptbtc    i' i

 h - ứng suất có hiệu theo phương đứng do trọng lượng bản thân tự nhiên của
'
ii

đất nền gây ra tại đáy móng khối quy ước.


pttc - áp lực tiêu chuẩn trung bình của đất nền dưới đáy móng khối quy ước.
b
Bước 2: Chia lớp phân tố
Chiều dày của lớp phân tố được xác định theo điều kiện sau:
hi  (0.4  0.6)Bqu
Tuy nhiên, hiện nay vì có các chương trình tính toán bằng máy tính nên chiều dáy
lớp phân tố nên chia càng nhỏ để đạt được độ chính xác cao.
Bước 3: Xác định độ lún của lớp phân tố thứ i. chiều dày hi
B3.1. Xác định  : ứng suất trung bình ở chính giữa lớp đất thứ I trước khi có
1i

công trình (do trọng lượng bản thân đất nền gây ra (có hiệu ))

1i   v '   i ' hi


B3.2. Xác định  2i : ứng suất trung bình ở chính giữa lớp đất thứ I sau khi có công
trình (do trọng lượng bản thân đất nền gây ra và ứng suất do pgl gây ra tại chính giữa
lớp đất thứ i).
2i  1i zi
 zi
- ứng suất do pgl gây ra tại chính giữa lớp đất thứ I, được tính theo ứng suất do
tải trọng ngoài phân bố đều gây ra.  k .p
zi 0 gl
z L 
k – phụ thuộc vào , qu
0
 B B  được tra bảng 5.8.1.3.b:
 qu qu 
Bảng 3.14 Bảng xác định hệ số k0 (Bảng C1 TCVN 9362)

B3.3. Xác định độ lún Si e1i  e2 i


Si  hi
1  e1i
e1i
- hệ số rỗng của đất ở giữa lớp đất thứ I trước khi có công trình, ứng với 1i ,
được nội suy từ đường cong nén lún (e, ) của lớp đất có lớp phân tố thứ i.
e2i
- hệ số rỗng của đất ở giữa lớp đất thứ I sau khi có công trình, ứng với 2i ,
được nội suy từ đường cong nén lún (e, ) của lớp đất có lớp phân tố thứ i.
Bước 4: Điều kiện tính lún trong phạm vi nền
vi '  5 zi
Khi đạt điều kiện trên thì đất nền được xem lún không đáng kể.
Cũng lưu ý rằng, điều kiện trên áp dụng cho móng nông, nhưng đối với móng khối
quy ước, mức độ giảm ứng suất do tải trọng ngoài gây ra giảm rất chậm theo độ sâu,
vì vậy nên tính lún cho tất cả các lớp đến khi nào độ lún Si rất nhỏ so với tổng độ lún
thì dừng phần tính lún.
Bước 5: Xác định tổng độ lún của nền theo phương pháp tổng phân tố
S   Si

3.11.2 Độ lún của móng 1 cọc (cọc đơn)

Trường hợp móng có một cọc thì độ lún được tính theo độ lún của cọc đơn bao gồm 3
thành phần như sau:

S = ∆L + Sp + Sf

∆L - biến dạng đàn hồi của bản thân cọc

Sp - độ lún của cọc do tải trọng truyền lên đất dưới mũi cọc(qp thực)

Sf - độ lún của cọc do tải trọng truyền lên đất dọc than cọc(fi thực)

Biến dạng đàn hồi của bản than cọc(tính toán như thanh chịu nén) được xác định như sau:
Qtb
∆L = L
Æc.Ec

Ac – diện tích tiết diện cọc

Ec – môđun đàn hồi cùa bàn thân cọc

 Xác định modun đàn hồi Eci:


þ
E = N
kN
ci k ( )
a0 N2

Trong đó:

e1i  e2i 1
a là hệ số nén lún : a   (m2 / kN )
p 1i  p2i 1 e1i
0 0

β là hệ số phụ thuộc vào hệ số biến dạng ngang và được lấy theo từng loại
đất :

cát β=0,8 cát pha β=0,74

sét β=0,4 sét pha β=0,62

Nk là hệ số chuyển đổi modun biến dạng trong phòng theo modun biến
dạng xác định bằng phương pháp nén tải trọng tĩnh.

 Đối với công trình nhỏ và vừa (cấp II-IV), khi không có kết quả thí
nghiệm nén tải trọng tĩnh thì hệ số Nk được lấy theo bảng dưới đây đối
với loại đất sét có nguồn gốc bồi tích, sườn tích có chỉ số sệt Ic ≤ 0,75.
Bảng 3.15 : Trị số của các hệ số Nk khi hệ số rỗng e bằng

Loại đất Trị số của các hệ số Nk khi hệ số rỗng e bằng

0.45 0.55 0.65 0.75 0.85 0.95 1.05

Cát pha 4.0 4.0 3.5 2.0 2.0 … …

Sét pha 5.0 5.0 4.5 4.0 3.0 2.5 2.0

Sét … … 6.0 6.0 5.5 5.5 4.5

L – chiều dải cọc

Qtb - lực nén trung bình tác dụng lên cọc

Ờ đây: Qtb = Qp thuc +  (N – Qp thuc) = Qp thuc +  Qf thuc

Trong công thức trên:

N :Tải trọng từ công rình truyền xuống cọc

Qp thực : tổng sức kháng mũi ở tải trọng làm

việc Qf thực : tổng sức kháng bên ở tải trọng làm

việc

 : hệ số phụ thuộc vào phân số ma sát bên (sức kháng bên fi thực)

nếu fi thực phân bố (H.2.19a) thì  = 0.5; nếu fi thực phân bố tam giác (H.2.19b cáng
xuống sâu thì sức kháng bên càng lớn) thì  = 0.67; trong thực tế phân bố ma sát bên có
dạng trung gian, do đó  = 0.5 ÷ 0.67.

Độ lún của cọc do tải trọng truyền lên đất dưới mũi cọc được xác định theo biểu thức
tương tự như cách xác định độ lún của móng nông đặt trên nền đàn hồi như sau (Vesic
1977) :

qp(thực) .Æp Cp
Sm = dp.qp

qp thực : sức kháng mũi đơn vị ở tải trọng làm

việc qp : sức kháng mũi đơn vị cự hạn

dp : đường kính cọc hay cạnh cọc


Ap : diện tích tiết diện ngang cũi cọc
Cp : hệ số theo thí nghiệm của Vesic, lấy theo bảng 2.16

Độ lún của cọc do tải trọng truyền lên đất dọc thân cọc được xác định (Vesic 1977):

Qc(thực) .Cc
Sf = L.qp

L
trong đó: Cs = 0.93 + 0.16 J . Ce
dp

Để xác định được qp thực và fsi thực bằng cách tính lặp như sau:

- Giả sử fsi thực = fsi ( với 0 = 0.5 ÷ 0.8)


- Tính độ lún S theo công thức trên.
∆L
- Tại giữa cọc, chuyển vị tương đối giữa cọc và đất sấp xỉ là: S -
2
- Với đất cát, fsi đạt cực hạn ở chuyển vị tới hạn là Zcr ≈ 2.5 mm, đối với đất sét thì Zcr
≈ 0.01 dp. như vậy ta có thể lấy :
∆L
2
 1 = S–
Zcr
a1+a0 2
So sánh  1 với giá trị chọn ban đầu, nếu lệch nhau lớn thì chon lại  2 =

3.11.3 Độ lún của móng cọc đài băng

Độ lún S (m), của móng cọc đài băng với 1 hoặc 2 hàng cọc (Khi khoảng cách giữa các
cọc bằng 3d-4d) được tính theo công thức:

p(1–v2 )
S= nE
ð0

p : tải trọng phân bố đều trên mép dài kN/m có kể đến trọng lượng của móng trong
khối đất và cọc với ranh giới như sau: phía trên là cốt nền; phía cạnh là mặt phẳng đứng
đi qua hàng cọc ngoài cùng; phía dưới là mặt phẳng đi qua mũi cọc (ứng suất trong nền
đất dưới mũi cọc, xác đinh theo lời giải của bài toán phẳng với giả thiết tải trọng ở mũi
cọc là phân bố đều theo chiều rộng và dài của móng)

E, v :giá trị mođun biến dạng kPa và hệ số poát-xông của đất trong phạm vi chiều dày
của lớp đất chịu nén dưới mũi cọc;

ð0 : lấy theo biểu đồ (H.2.19) phụ thuộc vào hệ số poát -xông , bề rộng quy đổi của
móng b¯ = b ( trong đó b - bề rộng của móng lấy tới mép ngoài của hàng cọc biên;)
h

h :độ sâu hạ cọc, và độ dày quy đổi của lớp đất chịu nén Hc/h (Hc- độ dày của lớp
đất chịu nén xác đinh theo điều kiện như tính lún đối với nền thiên nhiên)
giá trị của hệ số ð0 xác định theo biểu đồ bằng cách sau đây: trên đồ thị vẽ qua điểm ứng
với Hc/h một đường thẳng song song với trục hoành cắt đường cong b¯ tương ứng, từ
giao điểm này vẽ đường vuông góc đến gặp đường v. từ giao điểm này vẽ một đường thẳng
song song với trục hoành đến cắt trục tung, đây chính là giá trị của hệ số ð0

3.11.4 Độ lún của móng cọc đài bè

Dự tính độ lún của móng bè cọc có kích thước hơn 10m x 10m, có thể thực hiện theo
phương pháp lớp biến dạng tuyến tính như trong tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công
trình. Ở đây việc tính toán nên lấy theo áp lực trung bình lên nền tại mặt phẳng đáy đài,
và tăng chiều dài tính toán của lớp lên một đại lượng bằng độ sâu hạ cọc với môđun biến
dạng của lớp mà cọc xuyên qua lấy bằng vô cùng hoặc bằng môđun biến dạng của vật
liệu cọc.

Độ lún tính toán của móng gồm nhiều cọc mà mũi cọc tựa lên đất có môđun biến dạng
E ≥ 20 Mpa có thể xác định theo công thức:
0.12pB
S=
E
P: áp lực trung bình lên nền ở đáy đài (kN/m2)

B: chiều rộng hoặc đường kính móng

E (kN/m2): môđun biến dạng trung bình của lớp chịu nén dưới mặt mũi cọc với chiều dày
bằng B:

E = 1 [ E1.h1.k1 + E2.h2.k2 +…+Ei(B - ∑ ℎi − 1)ki ]


B

E1, E2, Ei, - mô đun biến dạng của lớp 1.2 và lớp

i h1,h2,hi- chiều dày của lớp 1.2 và lớp i

k1, k2, ki,- hệ số kể đến đọ sâu của lớp lấy theo bảng 5.8.4 tùy theo độ sâu của lớp đáy

Bảng 3.16 Hệ số ki

Độ sâu của đáy lớp


(0 – 0,2) B (0,2-0,4) B (0,4-0,6) B (0,6-0,8) B (0,8-1,0) B
(phần lẻ của B )
Hệ số ki 1 0,85 0,6 0,5 0,4

Ghi chú: Tham khảo thêm tiêu chuẩn TCVN 9362: 2012
3.12 KIỂM TRA ĐÀI CỌC
3.12.1 Kiểm tra điều kiện xuyên thủng cho đài:
3.12.1.1 Dưới tác dụng của lực dọc, chiều cao của đài cọc không đủ cao sẽ bị
xuyên thủng, để không bị xuyên thủng hiều cao của đài cọc phải thỏa
mãn điều kiện sau:

P xt  Pcx

 Pxt – lực gây xuyên thủng (kN)


 Pcx – lực chống xuyên thủng (kN)

3.12.1.2 Các trường hợp xuyên thủng:

Gồm hai trường hợp xuyên thủng như sau:

 Trường hợp 1: Khi các cọc đều nằm ngoài đáy lớn của tháp xuyên thủng (khi mặt
bên của tháp xuyên nghiêng 1 góc 45o so với trục thẳng đứng):
Hình 3.13 Khi mặt bên của tháp nén thủng nghiêng 450

(đáy tháp nén thủng không phủ lên các cọc)

 Trường hợp 2: Khi đáy lớn của tháp xuyên 45o bao phủ một phần của cọc
- Trường hợp này tháp xuyên thủng được xác định như sau:

Hình 3.14 Khi mặt bên của tháp nén thủng nghiêng góc nhỏ hơn 450

(đáy tháp nén thủng ứng với góc xuyên phủ lên 1 phần cọc)

3.12.1.3 Xác định lực gây xuyên thủng (Pxt)

Lực xuyên thủng Pxt lấy bằng lực tác dụng lên tháp xuyên thủng, trừ đi phản lực đầu cọc
nằm hoàn toàn trong phạm vi tháp xuyên tháp xuyên thủng:

P xt N tt   Pi( xt
)
Trong đó:

 N tt - lực dọc tính toán tại chân cột (lấy tổ hợp N tt )


max

 P i ( xt ) - phản lực đầu cọc nằm trong phạm vi đáy lớn tháp xuyên thủng.

Để thiên về an toàn phản lực đầu cọc chỉ do lực dọc gây ra (không xét đến moment, lực
ngang, trọng lượng bản thân đài và đất nền trên đài) và được tính với hệ số vượt tải n =
0,9.

Pi
Pi ( xt )  .0, 9
1.15

Khi kiểm tra xuyên thủng từ cột lên đài, moment và lực ngang không gây ra xuyên thủng,
vì vậy chỉ do lực dọc tại chân cột gây ra xuyên thủng. Riêng xuyên thủng từ cọc lên đài,
thiên về an toàn thì lực gây xuyên thủng từ cọc lên đài có xét đến moment, lực ngang,
trọng lượng bản thân đài và đất trên đài.

3.12.1.4 Xác định lực chống xuyên thủng:

- Trường hợp 1: Khi đài không đặt cốt thép đai:


 Với tháp nén thủng nghiêng góc 450:

F  Pcx  P0(cx)  .Rbt .um .h0

Trong đó:

 h0 - chiều cao làm việc của tiết diện (lấy từ mặt trên của đài đến trọng tâm lớp
dưới cốt thép của đài).
 Rb - cường độ chịu kéo của bê tông.
t

  - hệ số, lấy theo bảng 5.9.1.4.

Bảng 3.17 Xác định hệ số 

Loại bê tông Bê tông nặng Bê tông hạt nhỏ Bê tông nhẹ


 1,00 0,85 0,80

um - giá trị trung bình của chu vi đáy trên và đáy dưới tháp đáy thủng hình thành khi
bị nén thủng, trong phạm vi chiều cao làm việc của tiết diện:

um  2(hc  bc  2h0 )

 Với tháp nén thủng nghiêng góc nhỏ hơn 450:

Lấy sức chống xuyên thực tế nhân với 1 lượng


h0
, khi đó Pcx được tính như sau:
c
h0
P  .R .u .h .
0(cx) bt m 0
c

- Trường hợp 2: Khi đài có đặt cốt đai:

Khi trong phạm vi tháp xuyên thủng có đặt các cốt thép đai thẳng góc với mặt đáy đài,
lực chống xuyên thủng được tính toán như sau:

Pcx  P0cx  0,8Fsw

Pcx - lực chống xuyên của đài khi có đặt cốt đai trong phạm vi tháp xuyên thủng (giá trị
này lấy không lớn hơn 2P0(cx).

P0cx - lực chống xuyên của đài khi không đặt cốt đai (chỉ do phần bê tông chịu).

Fsw - tổng toàn bộ lực cắt do cốt thép đai (cắt các mặt bên của khối tháp) chịu, được tính
theo công thức:

Fsw   Rsw Asw

Ở đây, Rsw không được vượt quá giá trị ứng với cốt thép CI, A-1.

Khi kể đến cốt thép ngang, Fsw lấy không nhỏ hơn 0,5P0(xt).

Khi bố trí cốt thép đai trên một phần hạn chế gần vị trí đặt tải trọng tập trung, cần thực
hiện tính toán bổ sung theo điều kiện (Trường hợp 2) cho tháp xuyên thủng có đáy trên
nằm theo chu vi của phần có đặt cốt thép ngang.

Ở vùng chịu xuyên thủng, cốt thép ngang trong đài móng được đặt với bước không lớn
hơn h/3 và không lớn hơn 200mm, chiều rộng vùng đặt cốt thép ngang không nhỏ hơn
1,5h (với h là chiều dày đài). Cốt thép ngang phải được neo chắc chắn ở hai đầu bằng
cách hàn hoặc kẹp chặt cốt thép dọc, để đảm bảo độ bền của liên kết và của cốt thép là
tương đương.

3.13 KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CẮT CHO ĐÀI CỌC:


 Trường hợp 1: lực chống cắt của bê tông có tính đến cốt đai: (Trích mục
6.2.3.3 TCVN 5574-2018)
 (1   )R bh2
b2 f n bt o
Q
c

Trong đó Q không nhỏ hơn b3 (1  f  n )Rbtbh0


- φb3 xét ảnh hưởng của bê tông lấy như sau
+ Đối với bê tông nặng và bê tông tổ ong φb3 = 0,6
+ Đối với bê tông hạt nhỏ φb3 = 0,5
+ Đối với bê tông nhẹ có mác theo khối lượng thể tích trung bình
  D 1900: φb3 = 0,5
  D 1800: φb3 = 0,4
- φb2 xét ảnh hưởng của bê tông lấy như sau
+ Đối với bê tông nặng và bê tông tổ ong φb2 = 2,0
+ Đối với bê tông hạt nhỏ φb2 = 1,7
+ Đối với bê tông nhẹ có mác theo khối lượng thể tích trung bình
  D 1900 φb2 = 1,9
  D 1800: dùng cốt liệu nhỏ đặc φb2 = 1,75
dùng cốt liệu nhỏ rỗng φb2 = 1,5
- φf hệ số xét đến ảnh hưởng của cánh chịu nén trong tiết diện chữ T, chữ I
(φf = 1)
- φn hệ số ảnh hưởng của lực dọc:
N H
  0.1  0.1
n
Rbtbho Rbtbho
- c chiều dài hình chiếu của tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất lên mặt móng
theo phương đang xét.
 Trường hợp 2 : lực chống cắt của bê tông không tính cốt đai : (Trích mục
6.2.3.4 TCVN 5574-2012)
 (1  )R bh2
Q  b4 n bt o
c
Trong đó :
Vế phải của công thức trên lấy không lớn hơn và không nhỏ hơn
2,5Rbbh0
b3 (1n )Rbtbh0 (hệ số φb3 lấy tương tự trường hợp 1)
- φb4 xét ảnh hưởng của bê tông lấy như sau
+ Đối với bê tông nặng và bê tông tổ ong φb4 = 1,5
+ Đối với bê tông hạt nhỏ φb4 = 1,2
+ Đối với bê tông nhẹ có mác theo khối lượng thể tích trung bình
  D 1900 φb4 = 1,2
  D 1800: dùng cốt liệu nhỏ đặc φb4 = 1,0
- Hệ số φn và c được xác định như trường hợp 1
Hình 3.15 Vết nứt xiên

3.14 TÍNH THÉP CHO ĐÀI MÓNG:


3.14.1 Sơ đồ tính:
 Xem đài là bản console có một đầu ngàm vào mép cột và đầu kia tự do, với giả
thiết đài là tuyệt đối cứng

P2 P4

P3

P1 P5 P1+ P5

P4+P5

Hình 5.11.1 Sơ đồ cọc tác dụng lực lên đài


3.14.2 Lực tác dụng
 Ngoại lực tác dụng lên đài là phản lực đầu cọc trong phạm vi của dầm consol.
 Thông thường đối với móng nông, khi tính toán cốt thép thì tải trọng tác dụng
là tải trọng ròng (không xét đến trọng lượng bản thân móng và đất nền trên
móng). Tuy nhiên khi tính đài cọc, vì hầu như tất cả các lực đều truyền lên các
cọc, đặc biệt là đài cọc nằm trong lớp đất yếu vì vậy, phản lực đất nền (đất yếu)
không đủ khả năng chịu được trọng lượng đài vả đất nền trên đài.
 Vì vậy, thiên về an toàn, khi tính toán cốt thép trong đài cọc, ngoài ngoại lực
tính toán tác dụng lên cọc, còn xét đến trọng lượng bản thân đài và đất nền trên
đài.
3.14.3 Xác định moment trong đài (cho cả hai phương)
M= P l i i

Trong đó:
 M: moment trong đài tại mép cột
 Pi : phản lực đầu cọc thứ i tác dụng lên bản consol
 li : khoảng cách từ lực Pi đến mép mặt ngàm của bản consol.

3.14.4 Tính toán cốt thép


 Tính thép cho đài như thanh chịu uốn tiết diện chữ nhật :
αm = M
γb
ξ = 1 - R bh
1 b- 2α0 m
R b Rbbh0
A 
s Rs

3.15 KIỂM TRA CỌC THEO ĐIỀU KIỆN CẨU CỌC VÀ DỰNG CỌC:
Khi bố trí các móc cẩu trong cọc, nên bố trí sao cho moment căng thớ trên và moment
căng thớ dưới bằng nhau.
Một số trường hợp đặc biệt sau:
M1

Hình 3.16 Sơ đồ bố trí móc cẩu trong trường hợp dựng cọc

M1 = 0.043qL2

0.027L 0.027L

M2

Hình 3.17 Sơ đồ bố trí móc cẩu trong trường hợp cẩu cọc
 M2 = 0.0214qL2
Ghi chú: Trong trường hợp cọc chỉ bố trí 2 móc cẩu thì thường dùng móc cẩu trong sơ
đồ cẩu cọc để dựng cọc, khi đó moment lớn nhất trong cọc là M  0, 068qL2 .

3.16 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KIỂM TRA CỌC CHUYỂN VỊ NGANG:


(Tính toán theo phương pháp của SNIP II – 17 – 77)

3.16.1 Chuyển vị ngang ∆nvà góc xoay T của đầu cọc thỏa mãn điều kiện sau:

∆n≤ Sgh

T ≤ Tgh

Trong đó:
 ∆n, T- những giá trị tính toán tương ứng chuyển vị ngang (m), và góc xoay
(radian) của đầu cọc.
 Sgh , Tgh - những giá trị tương ứng chuyển vị ngang (m), và góc xoay (radian) của
đầu cọc. được quy định từ nhiệm vụ thiết kế nhà công trình.

Khi tính toán cọc chịu tải trọng ngang, đất quanh cọc được xem như môi trường đàn
hồi biến dạng tuyến tính đặc trưng bằng hệ số nền Cz (kN/m3).

Khi không có những số liệu thí nghiệm, cho phép xác định số liệu tính toán của hệ
số nền Cz của đất quanh cọc theo công thức:

Cz = Kz

Trong đó:

K – hệ số tỉ lệ (kN/m4) được lấy theo bảng 5.16.1 (Bảng G1 - TCXD 205:1998).

Z – độ sâu vị trí tiết diện cọc (m ) kể từ mặt đất đối với cọc đài cao, hoăc kể từ mặt
đất đối với cọc đài thấp.

Bảng 3.18- Hệ số tỉ lệ K

Tất cả tính toán được thực hiện theo chiều sâu tính đổi của vị trí tiết diện cọc trong
đất ze và có chiều sâu tính đổi hạ cọc trong đất le xác định theo công thức sau:

ze = αbd × z
le = αbd × l

Trong đó:

Z, l – chiều sâu thực tế vị trí tiết diện cọc trong đất và chiều sâu hạ cọc thực tế (mũi
cọc) trong đất tính từ mặt đất với cọc đài cao và từ đáy đài với cọc đài thấp (m).

αbd- hệ số biến dạng (1/m) xác định theo công thức:

5 Kbc
αbd = J
E bI

Trong đó:

 K – hệ số tỉ lệ (kN/m4)
 Eb – mô đun đàn hồi ban đầu của bê tông cọc khi nén và kéo (kN/m2), lấy theo
tiêu chuẩn bê tông cốt thép.
 I – momen quán tính tiết diện ngang của cọc (m4)
 bc – chiều rộng quy ước của cọc (m), được lấy như sau:
 Khi d ≥ 0.8 thì lấy bc = d + 1m
 Kkhi d < 0.8 thì lấy bc = 1.5d +0.5m
3.16.2 Tính toán chuyển vị ngang của cọc theo công thức:
Hl30 Ml02
∆ n= y 0 + + +
T0l0 3EbI 2EbI

Hl20 Ml0
T = T0 + +E I
2EbI b

Trong đó:

 H và M – giá trị tính toán của lực cắt (kN) và momen uốn (kNm) tại đầu cọc.
 l0 – chiều dài đoạn cọc (m) bằng khoảng cách từ đáy đài cọc đến mặt đất.
 y0, T0 – chuyển vị ngang (m) và góc xoay của tiết diện ngang của cọc (radian)
ở mặt đất với cọc đài cao, ở mức đáy đài với cọc đài thấp và được xác định
như sau:
y0 = H0ðKK + M0ðKM
T0 = H0ðMK + M0ðMM

Trong đó:

 H0 – giá trị tính toán của lực cắt (kN), lấy H0 = H


 M0 – giá trị tính toán của lực cắt (kNm), lấy M0 = M + Hl0
 ðKK – chuyển vị ngang của tiết diện (m/kN) bởi lực H0 = 1
 ðKM – chuyển vị ngang của tiết diện (1/kN) bởi momen M0 = 1
 ðMK – góc xoay của tiết diện (1/kN) (hoặc kNm) bởi lực H0 = 1
 ðMM – góc xoay của tiết diện (1/kN) (hoặc kNm) bởi lực M0 = 1

Chuyển vị ðHH, ðHM=ðMHvà vðMMđược xác định theo công thức:


1
ðKK = 3 A0
α bdEbI
1
ðKM = ðMK = 2 B0
α bdE bI
1
ðMM = C0
α bd EbI

Trong đó:

 A0, B0, C0 - các hệ số không thứ nguyên lấy theo bảng 5.16.2 ( Bảng G2 -
TCXD 205:1998) tùy thuộc vào chiểu sâu tính đổi của phần cọc trong đất le,
khi le nằm giữa hai giá trị trong bảng 5.16.2 thì lấy theo giá trị gần hơn để tra
bảng
Bảng 5.16.2 Gía trị các hệ số Ao, Bo, Co

3.17 TÍNH TOÁN NỘI LỰC TRONG CỌC: (theo TCXD 205 -1998)
3.17.1 Khi tính ổn định của nền quanh cọc, phải kiểm tra điều kiện hạn chế
áp lực tính toán az lên đất ở mặt bên của cọc theo công thức
a ≤ [a ] = 5 5 4 (a u tg + £c )
z z 1 2 v I I
cos I
Trong đó:

az – áp lực tính toán lên đất (kN/m2) ở mặt bên của cọc tại độ sâu z (m) kể từ mặt đất cho
cọc đài cao và từ đáy đài cho cọc đài thấp.

yI – khối lượng thể tích tính toán của đất (kN/m3)

a uv - ứng suất có hiệu theo phương thẳng đứng trong đất (kN/m2) tại độ sâu z.

I, cI – giá trị tính toán của góc ma sát trong (độ) và lực dính (kN/m2) của đất.

£ – hệ số, lấy bằng 0.6 cho cọc nhồi và cọc ống; lấy bằng 0.3 cho các cọc còn lại
51 – hệ số, lấy bằng 1 cho mọi trường hợp trừ trường hợp tính móng cho các công trình
chắn lấy bằng 0.7

52 – hệ số kể đến phần tải trọng thường xuyên trong tổng tải trọng, tính theo công thức:
Mp + Mv
52 = + Mv
nMp
Mp – momen do tải trọng thường xuyên (kNm) tính toán ở tiết diện móng tại mức mũi
cọc

Mv – momen do tải trọng tạm thời (kNm)

n –hệ số, lấy bằng 2.5 trừ các trường hợp sau đây

a) Những công trình quan trọng


+ khi le≤ 2.5 lấy n = 4
+ khi le≥ 5 lấy n = 2.5
+ khi le nằm giữa các trị số trên thì nội suy n
b) Móng một hàng cọc chịu tải trọng lệch tâm thẳng đứng, nên lấy n = 4 không phụ
thuộc vào le .

Chú thích: nếu áp lực ngang tính toán lên đất az không thõa mãn điều kiện trên
nhưng lúc này sức chịu tải của cọc chưa tận dụng hết và chuyển vị của cọc nhỏ hơn trị số
cho phép khi chiều sâu tính đổi của cọc le> 2.5 thì nên lặp lại việc tính toán với hệ số tỉ
lệ K giảm đi (điều G.2 của TCXD 205:1998). Với trị số mơi của K cần kiểm tra độ bền
của cọc theo vật liệu, chuyển vị của cọc cũng phải tuân theo điều G.14

Không cần tính toán ổn định đất nền quanh cọc có bề rộng tiết diện d ≤ 0.6m, với
chiều dài trong đất lớn hơn 10d, trừ trường hợp cọc được hạ vào bùn hoặc đất sét ở
trạng thái chảy hoặc dẻo chảy.

3.17.2 Nội lực trong cọc:

Áp lực az (kN/N2 ), moment uốn Mz (kNm), lực cắt Qz (kN) trong các tiết diện cọc
được tính theo công thức sau (trích từ mục G7 phụ lục G của TCXD 205:1998):

K T0 M0
az =
α bd ze (y0A1 − B1+ C H0
+ α3bdE I D1)
αbd α2bdEbI
1
b

M = α2 E Iy A − α E IT B + M C + H0 D
z bd b 0 3 bd b 0 3 0 3
αbd 3
Qz = α3 EbIy0A4 − α2 EbIT0B4 + αbdM0C4 + H0D4
bd bd
Nz = N
Trong đó:

 K – hệ số tỉ lệ
 αbd, Eb, I – có ý nghĩa như các công thức đã nói ở phần trước
 ze – chiều sâu tính đổi, tùy theo độ sâu thực tế z mà ở đó xác định az, Mz, Qz.
 H0, M0, y0, T0 – có ý nghĩa như đã nói ở phần trước
 A1, A3, A4, B1, B3, B4,C1,C3,C4, D1, D3, D4 – các hệ số tra bảng 5.17.2 (Bảng
G3 – TCXD 205-1998)
 N – tải trọng tính toán dọc trục tại đầu cọc.
Bảng 5.17.2 Các giá trị A, B, C, D

Momen ngàm tính toán Mng (kNm) khi tính cọc ngàm cứng trong đài và đầu cọc
không bị xoay, tính theo công thức sau:
2
0
ðMK + l0ðMM +
l
Mng = − l0 2Eb I H
ðMM +
Eb
I
Ở đây ý nghĩa của các kí hiệu đều giống như như công thức đã nêu ở trên. Dấu “âm”
có ý nghĩa là với lực ngang H hướng từ trái sang phải, momen truyền lên đầu cọc từ phía
ngàm có hướng ngược với chiều kim đồng hồ.

3.18 ỨNG DỤNG SAP2000 KIỂM TRA CỌC CHỊU TẢI NGANG:
Khi tính toán cọc chịu tải ngang, đất quanh cọc được xem như môi trường đàn hồi biến
dạng tuyến tính đặc trưng bằng hệ số nền Cz.

Cz = Kz

Trong đó:

- K: hệ số tỉ lệ, kN/m4, được lấy theo bảng G1 tiêu chuẩn 205-1998:


- z: độ sâu vị trí cọc, m, kể từ mặt đất đôi với cọc đài cao, hoặc đáy móng đối
với cọc đài thấp.

Ở đây để đơn giản trong quá trình gán điều kiện biên của hệ số nền ta chọn K, z tại
vị trí giữa lớp cần xét, rồi lấy độ cứng đó đem gán cho từng lớp đất.

Tại mặt phân cách các lớp đất ta tính riêng các hệ số đàn hồi ( độ cứng của lò xo
khi khai báo) mang đặc tính của cả lớp trên và lớp dưới nên ta sẽ tính riêng các giá trị tại
các lớp phân cách này).

Chỉ dẫn sửa dụng SAP2000:

 File->New model-> Grid Only->Ok


Hình 3.18. Hướng dẫn SAP2000
 Hiệu chỉnh lưới cột: Kích chuột chọn Edit -> Modify/Show System……->OK

Hình 3.19. Hướng dẫn SAP2000


Hình 3.20 Hướng dẫn SAP2000

Hiệu chỉnh lưới cột với khoảng cách là bề dày các lớp đất (z), các cột (x,y ).

 Khai báo vật liệu: Define-> Materials-> Add New Material-> Chọn vật liệu là
Concrete-> Weight =0 (không cần xét đến trọng lượng bản thân cọc)-> nhập
Modul E với từng loại bê tông->OK
Hình 3.21. Hướng dẫn SAP2000

.
 Khai báo tiết diện cho cọc: Define-> Frame Sections: Tạo cọc “COC“có kích
thước là kích thước của cọc.

Hình 3.22. Hướng dẫn SAP2000


 Khai báo tiết diện cho đài cọc: Define-> Area-> Sections..: Tạo cọc “DAICOC“có
kích thước là kích thước của cọc.
Hình 3.23 Hướng dẫn SAP2000

 Dùng Draw Frame/Cable Element vẽ cọc và Quick Draw Area Element vẽ đài cọc
Hình 3.24. Hướng dẫn SAP2000

 Gán tiết diện bê tông vào cọc: Chọn cọc-> Assign-> Frame-> Frame sections-
>chọn “COC”.

Hình 3.25. Hướng dẫn SAP2000


 Gán tiết diện bê tông vào đài cọc: Chọn đài cọc-> Assign->Area->Sections…-
>chọn “DAI COC”.
Hình 3.26
 Chia 4 cọc thành từng đoạn để gán điều kiện biên: Chọn cọc ->Edit ->Edit lines->
Devide Frames-> Nhập số đoạn cần chia vào Devide into Specified Number…->
OK.

Hình 3.27
Hình 3.28 Hướng dẫn SAP2000

 Gán độ cứng lò xo cho các đoạn vừa mới chia: Chọn đối tượng cần gán-> Assign -
>Joint -> Springs : Nhập các hệ số nền Cz vừa tính được.(điều chỉnh hệ trục tọa
độ sang hệ trục Global).

Hình 3.29. Hướng dẫn SAP2000

 Gán tải trọng lên cọc: Chọn trọng tâm của đài cọc-> Assign ->Joint Loads->
Forces rồi nhập tải trọng.
Hình 3.40.. Hướng dẫn SAP2000

 Chạy chương trình SAP2000: bấm F5-> Run Now.


 Xem kết quả giải nội lực SAP2000:

Hình 3.41. Hướng dẫn Hình 3.42. Hướng dẫn SAP2000


SAP2000 Xem momen
Xem chuyển vị

You might also like