You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

XỬ LÍ CHẤT THẢI TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


Đề Tài: TẬN DỤNG VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI TRONG
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn : PHẠM THỊ THANH YÊN

Nhóm : Nhóm 7

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THị KIỀU OANH-2018602876

VŨ THỊ THU PHƯƠNG-2018603467

NGUYỄN NHƯ QUỲNH- 2018603446

NGUYỄN THỊ QUỲNH- 2018603075

Lớp : CT6191.2–K13

Hà nội, T3-2021

1
Mục Lụ

Chương 1 Tổng quan...................................................................................3


1.1 Tổng quan về công nghệ chế biến thủy sản.....................................3
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thu của ngành chế biến thủy sản............3
1.3 Tính cấp thiết trong việc tận dụng và xử lý chất thải trong ngành
chế biến thủy sản........................................................................................5
Chương 2 Quy trình sản xuất chế biến thủy hải sản....................................7
2.1 Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh:..........................................7
2.2 Công nghệ chế biến đồ hộp:.............................................................9
Công nghệ chế biến thủy sản khô và bột cá:............................................10
2.3 Công nghệ sản xuất Agar:...............................................................11
Chương 3 Chất thải trong công nghệ chế biến thủy sản............................12
3.1 Chất thải rắn:...................................................................................12
3.2 Khí thải và các yếu tố gây ô nhiễm không khí:..............................13
3.3 Nước thải:.......................................................................................14
Chương 4 Tận dụng và xử lý chất thải trong công nghệ chế biến thủy sản
16
4.1 Chất thải rắn....................................................................................16
4.2 Chất thải khí và tiếng ồn.................................................................18
4.3 Xử lý nước thải...............................................................................20

Phân chia công việc


 Nguyễn Thi Kiều Oanh: Tổng quan và quy trình chễ biến thủy sản
 Vũ Thị Thu Phương: Chất thải trong công nghệ chế biến thủy sản
 Nguyễn Như Quỳnh: Tận dụng và xử lý chất thải rắn và khí thải
 Nguyễn Thị Quỳnh: Tận dụng và xử lý nước thải trong CNCBTS

2
Chương 1 Tổng quan
1.1 Tổng quan về công nghệ chế biến thủy sản
 Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi
nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông
dân nuôi trồng thủy hải sản nói riêng.
 Chế biến thủy sản là một trong những lĩnh vực sản xuất chủ yếu tạo ra các
sản phẩm thực phẩm dùng để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
 Chế biến thủy sản bao gồm các loại hình sản phẩm chủ yếu sau: đông
lạnh, đồ hộp, hàng khô, nước mắm, bột cá và agar, trong đó chế biến thủy
sản đông lạnh chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.
 Các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu thủy sản như khai thác và nuôi trồng
thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản đã có sự phát triển nhanh, ổn định
ở các đối tượng nuôi chủ lực, có sản lượng hàng hoá lớn đang là nền tảng
vững chắc để phát triển chế biến thủy sản
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thu của ngành chế biến thủy sản
 Hiện nay cả nước đã có 75% số cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn
ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm,
 171 cơ sở có đủ điều kiện xuất hàng thủy sản vào thị trường EU;
 275 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hàn Quốc,
 295 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc;
 Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 80 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Việt Nam hiện đứng vào vị trí thứ 7 trong danh sách các quốc
gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu của thế giới. Riêng về xuất khẩu tôm,
 Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới sau Thái Lan, Inđônêxia, Êcuađo và
Ấn Độ.
 Xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trong thời gian qua, từ 300 triệu USD
năm 1991, tăng lên 550 triệu USD năm 1995, đạt 2.014 triệu USD năm
2002 và đã đạt 2.410 triệu USD năm 2004 đã khẳng định sự phát triển
nhanh chóng của ngành thủy sản..
 Sản lượng khai thác từ biển đã được duy trì khá ổn định trong thời gian
qua, ở mức 1,5 đến 1,7 triệu tấn/năm; sản lượng nuôi trồng thủy sản
liên tục tăng từ 970.100 tấn/năm 2002, tăng lên 1.150.100 tấn/năm
2004 và năm 2005 dự kiến đạt 1.360.000 tấn.
 Trong đó các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, có sản lượng hàng
hoá lớn như tôm sú, cá tra, cá basa, nhuyễn thể hai mảnh vỏ... chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng, Năm 2004 sản lượng tôm nuôi đã đạt 290.000
tấn, sản lượng cá tra, cá basa đạt 300.000 tấn (dự kiến năm 2005 đạt
500.000 tấn).
 Sản phẩm chính của các cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp
là đều hướng vào xuất khẩu, gần đây thị trường nội địa cũng đã được

3
quan tâm, trang thiết bị công nghệ sử dụng đều dựa trên loại hình sản
xuất sản phẩm, theo mặt hàng chính và phụ thuộc vào yêu cầu, thị hiếu
của khách hàng, của thị trường.
 Trong khi đó các cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ, thủ công, quy
mô hộ gia đình tập trung nhiều cho sản phẩm thủy sản truyền thống,
tiêu thụ nội địa, một số quan tâm sản xuất nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, còn chế biến thủ công tập trung
cho sản phẩm nước mắm, hàng khô sử dụng trang thiết bị đơn giản.
 Nhìn chung các cơ sở này phát triển mạnh tại các làng nghề, vùng
nghề, tạo ra nhiều sản phẩm và việc làm cho người lao động. Hiện tại,
các cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp chủ yếu là đông lạnh
và các sản phẩm chủ yếu có giá trị xuất khẩu là hàng đông lạnh, trong
đó tôm đông lạnh chiếm khoảng 45% đến 50% tổng giá trị hàng thủy
sản xuất khẩu. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh đã đạt
1,2 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1997 (390 triệu USD). Xuất
khẩu cá tra, cá basa cũng có bước phát triển vượt bậc từ 80 triệu USD
năm 2002 tăng lên 240 triệu USD năm 2004.

1.3 Tính cấp thiết trong việc tận dụng và xử lý chất thải trong ngành
chế biến thủy sản
 Ngành thủy sản đã có những bước chuyển biến rất tích cực trong
công tác quản lý bảo vệ môi trường, đặc biệt là lĩnh vực chế biến
thủy sản. Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư, nâng cấp nhà

4
xưởng, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng
chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, áp dụng sản xuất
sạch hơn đã giúp cho công tác đảm bảo chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm được nâng cao, ngoài ra góp phần tích cực trong
việc kiểm soát các chất gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu ở các cơ sở chế biến
thủy sản là chất thải rắn, nước thải và khí thải. Trong đó, nước thải
thủy sản là vấn đề môi trường lớn nhất.
 Khi chưa xử lý nước thải từ các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh,
đồ hộp có nồng độ BOD trung bình ở mức 929,68 mg/l, tức là gấp
gần 20 lần so với tiêu chuẩn cho phép; giá trị trung bình của COD
ở mức 1.148 mg/l, tức là gấp hơn 10 lần tiêu chuẩn cho phép; các
chỉ số về chất rắn lơ lửng, phốtpho tổng, nitơ tổng, lipit cũng gấp từ
vài lần đến hàng chục lần so với tiêu chuẩn cho phép; các chỉ tiêu
nhiệt độ, pH, clo dư ở mức tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu
coliforom gấp hàng trăm lần, thậm chí hàng nghìn lần so với tiêu
chuẩn.
 Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã quan tâm phòng ngừa,
giảm thiểu và xử lý các chất thải, trong đó xử lý chất thải rắn được
hầu hết các cơ sở thực hiện tốt thông qua việc thu gom, phân loại,
xử lý phù hợp.
 Đối với nước thải thủy sản đã được nhiều doanh nghiệp chế biến
thủy sản đông lạnh và đồ hộp quan tâm xây dựng hệ thống xử lý
nước thải; việc xử lý khí thải đã được các doanh nghiệp chế biến
bột cá, hàng khô, hàng chín, nước mắm quan tâm xử lý, giảm thiểu
bằng các giải pháp công nghệ và giải pháp quản lý, tuy rằng còn ở
các mức độ khác nhau.
 Việc xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải, được thể hiện rõ nhất ở
những cơ sở chế biến được xây dựng trong thời gian gần đây về số
lượng và chất lượng của hệ thống xử lý nước thải. Đến nay, đã có
103 hệ thống xử lý nước thải thủy sản (miền Bắc có 10 hệ thống,
miền Trung có 34 hệ thống và miền Nam có 59 hệ thống), tổng
kinh phí của 103 hệ thống xử lý nước thải là 86 tỷ đồng, bình quân
834 triệu đồng/1 hệ thống xử ký nước thải, lượng nước thải được
xử lý của 103 hệ thống đạt 35.000 m3/ngày; công suất bình quân
341,5 m3/ngày/1 hệ thống xử lý nước thải, suất đầu tư trung bình
2,44 triệu đồng/1m3 xây dựng hệ thống; chi phí vận hành phổ biến
từ 1.200 đồng - 2.500 đồng/1m3 nước thải; cá biệt một số nơi trên
5.000 đồng/1m3 nước thải (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, hoặc doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp). Từ năm
2002 trở lại đây đã có 43 hệ thống xử lý nước thải, chiếm tỷ lệ 45%
tổng số hệ thống xử lý nước thải hiện có. Trong tổng số 103 hệ
thống xử lý nước thải có 61 hệ thống có khả năng đạt mức B theo

5
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995, chiếm tỷ lệ 60% số hệ
thống xử lý nước thải hiện có.
 Phương pháp xử lý nước thải có hiệu quả hiện đang được áp dụng
là phương pháp sinh học kết hợp với vật lý, hoá học và hoá lý,
trong đó phương pháp sinh học đóng vai trò chủ đạo.
 Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã nhận thấy rõ tầm quan
trọng của công tác quản lý bảo vệ môi trường ngay từ cơ sở. Đã có
75% doanh nghiệp trong tổng số các doanh nghiệp điều tra đã xây
dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong đó có đưa
ra kế hoạch, biện pháp nhằm cải thiện môi trường của xí nghiệp, đã
phân công cán bộ chuyên trách phụ trách môi trường và chịu sự
quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường địa phương
(Phòng Quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường); hầu
hết các cơ sở đã có các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, một số ít doanh nghiệp đã có phòng thí nghiệm
phân tích môi trường.
 Nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, 100% vốn nước
ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt quy định về
về môi trường... Được sự hỗ trợ của Dự án SEAQIP, áp dụng sản
xuất sạch hơn đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực và giảm thiểu
ô nhiễm môi trường cho doanh nghiệp, thông qua việc áp dụng này
các giải pháp tiết kiệm nước, nước đá, năng lượng, nhiên liệu, hoá
chất ... đã giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng tính
cạnh tranh cho sản phẩm; giảm được lượng chất thải, đặc biệt là
nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp chế
biến thủy sản đã thực hiện tốt lịch trình giảm thiểu và chấm dứt sử
dụng đối với các môi chất lạnh gây ảnh hưởng đến môi trường, các
môi chất lạnh CFC 11 và CFC 12 hầu như không còn sử dụng; hiện
tại môi chất lạnh được sử dụng chủ yếu là NH3 và HCFC 22, lộ
trình chấm dứt sử dụng đối với HCFC 22 còn đến năm 2040 vẫn đủ
thời gian để các doanh nghiệp chuyển đổi thiết bị công nghệ.
 Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, vùng nghề, các cơ sở
chế biến tận dụng vẫn còn đang rất lớn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thủy sản
tại địa phương với các doanh nghiệp trong việc quản lý môi trường,
giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống xử
lý nước thải, quy hoạch Khu công nghiệp, Khu chế biến thủy sản
tập trung; hỗ trợ về kinh phí di dời... đã cải thiện vấn đề ô nhiễm
môi trường ở địa phương.
 So với một số ngành công nghiệp khác (giầy da, dệt, nhuộm, cao
su...) thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở các cơ sở chế biến thủy sản
trong cả nước hiện nay là không lớn, không nghiêm trọng.

6
 Tuy vậy, cũng còn một số cơ sở chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng (không ít thuộc doanh nghiệp nhà nước của
địa phương) đã được Chính phủ, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành
phố có kiến nghị xử lý triệt để phải ngừng hoạt động hoặc phải di
dời.

Chương 2 Quy trình sản xuất chế biến thủy hải sản
2.1 Công nghệ chế biến thủy sản đông lạnh:
Theo quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm từ CBTSĐL được phân
thành 2 nhóm: đông lạnh dạng tươi và đông lạnh dạng chín.

Nước sạch Nguyên liệu Hoá chất khử


(Tôm, cá, mực…) trùng
(Clorin, Javen)

Sản xuất nước đá


Tiếp nhận nguyên liệu (kiểm tra chất lượng,
rửa sơ bộ, bảo quản nguyên liệu) Nước thải
Bảo quản nguyên liệu
(to= 05oC)
Xử lý, rửa sạch nguyên liệu
Nước (chặt, cắt, mổ, bóc, tách, đánh vẩy…) Nước thải

Phân loại, rửa sạch


Nước (phân hạng, phân cỡ, cân đo) Nước thải

Xếp khuôn, cấp đông


Nước đá (Dạng Block, IQF) Nước ngưng

Tách khuôn, bao gói


(Vào túi PE, đóng hộp cacton)

Bảo quản sản phẩm


( to -20oC, Block, IQF)

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ CBTSĐL dạng tươi

7
tạp chất, rửa sơ bộ) Nước thải
Bảo quản nguyên liệu
(to= 05oC)
Xử lý, rửa sạch nguyên liệu
Nước (chặt, cắt, mổ, bóc, tách, đánh vẩy…) Nước thải
nước tiêu thụ thường 30-80m3/tấn sản phẩm với chế độ dùng nước gần như liên
Đối với công nghệ CBTSĐL, nhu cầu sử dụng nguyên liệu thường dao
động từ 1,4-3 tấn/ tấn sản phẩm đối với các loại: cá, tôm, mực, bạch tuộc. Lượng

Phân loại, rửa sạch


Nước (phân hạng, phân cỡ, cân đo) Nước thải
Hơi nước Luộc hoặc nhúng theo mẻ Nước thải
Làm mát (to 5oC) Xử lý: bóc vỏ tôm,
cắt khoanh mực,…
tục trong suốt quá trình chế biến sản phẩm [15].

Xếp khuôn, cấp đông

8
Nước đá (dạng Block, IQF)
Nước ngưng
Tách khuôn, bao gói
(Vào túi PE, đóng hộp cacton)
Bảo quản sản phẩm
( to -20oC, Block, IQF)
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ CBTSĐL dạng chín
Nguyên liệu Nguyên liệu dạng
Nguyên liệu phối chế
dạng tươi sống bán sản phẩm
và phụ gia (agar, nước
đông lạnh
dùng, dầu mỡ, cà chua,
gia vị…)
về nguyên liệu: phải đảm bảo độ nguyên vẹn, thuộc loại “rất tươi”, kích thước
Đặc điểm của công nghệ sản xuất đồ hộp thuỷ sản là yêu cầu rất khắt khe

Phân loại – Rã đông, Rửa -


Nước Xử lý nguyên liệu (chặt, cắt, Nước thải
mổ…)
Nước, Hơi Hấp chín, làm nguội Nước thải
nước
Nước Tách da, xương, philê, làm Nước thải
sạch
Cắt khúc, xếp hộp
tương đối đồng đều, không được gầy và nhỏ.

9
Rót dầu gia vị
Công nghệ chế biến đồ hộp:

Nước Ghép nắp, rửa sạch Nước thải


Thanh trùng
Nước Làm nguội, rửa sạch, lau khô Nước thải
Dán nhãn, bảo quản

2.2
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến đồ hộp

Công nghệ chế biến thủy sản khô và bột cá:

Nguyên liệu là các loại cá, tôm, ruốc, mực… không được chứa nhiều mỡ
và không đòi hỏi quá cao về độ tươi. Quá trình phơi khô được thực hiện ngoài
trời và trong trường hợp có mưa hoặc không có nắng thì có thể dùng quạt gió,
bếp than, lò sấy để làm khô sản phẩm.
Nguyên liệu
(cá, mực tôm…)

Nước Xử lý nguyên liệu, rửa, loại tạp chất Nước thải

Nước Luộc nguyên liệu, làm nguội Nước thải

Ngâm, tẩm các loại gia vị Phơi khô hoặc sấy khô Phân hạng, bao gói, bảo quản

Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ chế biến thủy sản khô

Nguyên liệu: cá và phế liệu

Nước Rửa nguyên liệu, loại bỏ tạp chất Nước thải

Nước Cắt nhỏ, hấp chín, ép nước Nước thải


Ngô, đỗ các loại
Hơi nước Sấy khô
Sấy - nghiền
Nước thải

Nghiền bột Phối trộn

Bao gói, bảo quản

10
Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ chế biến bột cá theo phương pháp công nghiệp
2.3 Công nghệ sản xuất Agar:
Đây là dạng công nghệ có tính đặc thù, khác biệt so với các dạng công
nghệ CBTS khác. Quá trình sản xuất sử dụng nhiều loại hoá chất để xử lý nguyên
liệu trong điều kiện nhiệt độ cao với mục đích tách agar (sunfat polysacarit) ra
khỏi rong câu.

Hoá chất các loại Nguyên liệu (rong Nước sạch


câu)

Nước Rửa nguyên liệu, loại bỏ tạpchất Nước thải

Dung dịch kiềm Xử lý kiềm (NaOH), rửa đến trung tính Nước thải

Dung dịch NaOCl Tẩy trắng (NaOCl), rửa sạch Nước thải

Dung dịch Xử lý axit (CH3COOH), rửa đến trung Nước thải


CH3COOH tính

Nấu chiết, lọc trong

Để nguội đông

Cắt sợi, cắt miếng

Ép và cấp đông Rã đông Sấy khô Bao gói


để tách nước vắt ráo nghiền bột Bảo quản

Hình 1.6 Sơ đồ quy


11 trình công nghệ sản xuất Agar
Chương 3 Chất thải trong công nghệ chế biến thủy sản
Trên cơ sở quá trình công nghệ sản xuất, quy mô và cơ cấu sản phẩm, đặc
tính nguyên liệu sử dụng, nhận thấy các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ công
nghiệp chế biến thủy sản là: nước thải, chất thải rắn và khí thải. Trong đó chủ yếu
là nước thải và chất thải rắn do có thải lượng lớn và thành phần ô nhiễm hữu cơ
cao, dễ chuyển hóa trong điều kiện tự nhiên tạo nên nhiều yếu tố bất lợi cho môi
trường.
3.1 Chất thải rắn:
Đặc điểm chung cho hầu hết các dạng công nghệ CBTS là tổn hao nguyên
liệu khá lớn do tỷ lệ phần không sử dụng được (đầu, xương, vây, vẩy, nội tạng…)
cho chế biến lớn. Vì vậy đã tạo ra một lượng lớn các phế liệu thủy sản từ quá
trình sản xuất.
Nguồn phát sinh:
Nguồn phát sinh chất thải rắn sản xuất tập trung chủ yếu ở công đoạn xử
lý nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Tùy thuộc vào chủng loại, giá trị sử dụng
nguyên liệu và mục đích chế biến mà các phế liệu thủy sản có thể là các loại:
đầu, vỏ, xương, da, nội tạng…
Ngoài phế liệu thủy sản, còn có thể có các thành phần chất thải rắn khác
như: giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp cacton…từ đóng gói sản phẩm, tro xỉ từ lò hơi
cấp nhiệt.
Đặc điểm chung của chất thải rắn:
Phế thải từ các nguyên liệu thủy sản có thành phần chủ yếu là các hợp
chất hữu cơ như protein, lipit, hydratcacbon… Ngoài ra còn chứa các thành phần
khoáng vô cơ, vi lượng như Ca, K, Na, Mg, P, S, Fe, Zn, Cu… và nước. Các vụn
phế liệu thủy sản dễ bị phân hủy bởi nhiều loại vi sinh vật làm phát sinh các hơi
khí có mùi khó chịu, độc hại như Metan, Amoniac, Indol, Scatol, Mecaptan,...
gây ô nhiễm môi trường không khí và bất lợi cho sức khỏe con người.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các xí nghiệp CBTS:
Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở CBTS quy mô công nghiệp đều đã thực
hiện các giải pháp phân loại thu gom theo đặc tính thành phần và nguồn phát sinh

12
chất thải rắn cho các mục đích: tận thu, tái sử dụng, đảm bảo yêu cầu an toàn vệ
sinh thực phẩm hoặc điều kiện thải bỏ.
Phế liệu thủy sản được thu gom và định kỳ đưa ra khỏi khu vực sản xuất,
phân loại và đưa vào tái sử dụng hoặc đưa ra ngoài để tránh tồn lưu gây mất vệ
sinh, ô nhiễm môi trường. Phần lớn phế liệu sản xuất được tận thu, bán cho các
đơn vị có nhu cầu sử dụng vào các mục đích: chế biến bột cá chăn nuôi, làm thức
ăn gia súc, phân bón cho cây trồng... Các loại phế thải sản xuất khác như bao bì,
túi nilon, vỏ thùng, hộp,… cũng được thu gom riêng biệt và bán cho đối tượng
thu mua phế liệu.
Đánh giá chung:
Tình hình quản lý chất thải rắn hiện tại về cơ bản không còn là vấn đề
đáng lo ngại đối với công nghiệp CBTS nhưng vẫn cần thiết phải có những giải
pháp đồng bộ, toàn diện để duy trì công tác ngăn ngừa, kiểm soát và sử dụng có
hiệu quả nguồn phế liệu thủy sản [12].
3.2 Khí thải và các yếu tố gây ô nhiễm không khí:
* Mùi hôi tanh:
Được tạo ra từ quá trình phân giải, phân hủy các thành phần hữu cơ của
nguyên liệu, phế liệu thủy sản. Mùi tanh của nguyên liệu tồn tại trong suốt quá
trình chế biến, tập trung ở các bộ phận tiếp nhận và xử lý sơ chế sản phẩm, khu
vực chứa phế liệu, các phương tiện thu gom chất thải…
* Hơi Clorine:
Tạo thành trong quá trình sử dụng nước sạch có pha hóa chất Clorine để
khử trùng nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ chế biến, nhà xưởng… Hơi Clorine có
mùi hắc khó chịu xuất hiện thường xuyên trong nhà xưởng và chủ yếu tại các khu
vực tiếp nhận, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh thiết bị, dụng cụ tập trung.
* Tác nhân lạnh rò rỉ:
Có thể có vì trong nhà máy chế biến thủy sản sử dụng nhiều thiết bị lạnh
để cấp đông, bảo quản, sản xuất nước đá. Khi đó các hơi độc chủ yếu là NH 3,
CFC.
* Điều kiện vi khí hậu:
Môi trường làm việc của người lao động tại phần lớn các xí nghiệp CBTS
thường có độ ẩm cao do sử dụng nhiều nước cho các công đoạn chế biến và khả
năng thông thoáng bị hạn chế do yêu cầu cách ly để đảm bảo các điều kiện vệ

13
sinh thực phẩm. Tùy theo loại hình công nghệ chế biến, môi trường vùng làm
việc có thể có những chênh lệch lớn về nhiệt độ so với ngoài trời gây bất lợi cho
sức khỏe người lao động.
* Tiếng ồn:
Phát sinh từ thiết bị động lực như máy phát điện, máy lạnh. Mức độ ô
nhiễm nói chung không lớn, mang tính chất cục bộ.
3.3 Nước thải:
Hầu hết các loại hình công nghệ CBTS đều có nhu cầu sử dụng nước khá
lớn cho nhiều công đoạn: chế biến, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm. Do vậy đã
tạo ra một lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất.
Tổng lượng nước thải công nghiệp CBTS ước tính trong năm 2004 vào
khoảng 27,1 triệu m3. Theo quy mô và cơ cấu sản phẩm, lượng nước thải từ
CBTSĐL lớn hơn rất nhiều so với các nhóm sản phẩm khác, chiếm tới 61,2%
tổng lượng thải và có đủ thành phần tính chất đặc trưng cho nước thải của ngành
CBTS [12].
3.3.1 Nguồn phát sinh:
Nước thải sản xuất trong CBTS chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng nước
thải và chủ yếu được tạo ra từ các quá trình sau:
- Nước rửa trong công đoạn xử lý, chế biến, hoàn tất sản phẩm
- Nước vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ
- Từ các thiết bị công nghệ như: nước giải nhiệt, nước ngưng.
Tùy thuộc vào loại hình và trình độ công nghệ chế biến, đặc tính nguyên
liệu và yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà nước thải từ các nguồn phát sinh có
sự khác biệt về thành phần, tính chất, lưu lượng cũng như chế độ thải nước. Nước
thải từ chế biến sản phẩm đông lạnh, sản phẩm ăn liền, đồ hộp và sản xuất agar
được tạo ra gần như liên tục từ hầu hết các công đoạn sản xuất, trong đó chủ yếu
là từ xử lý nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Nước thải từ chế biến đồ khô phần
lớn tập trung ở khâu xử lý nguyên liệu. Trong chế biến mắm và bột cá, ngoài
công đoạn rửa nguyên liệu còn tạo ra nhiều nước thải xả theo đợt từ vệ sinh định
kỳ thiết bị máy móc. Riêng đối với sản xuất bột cá, còn phát sinh một lượng nước
thải có hàm lượng hữu cơ rất cao từ công đoạn ép cá.

14
Nước thải sinh hoạt tại các cơ sở CBTS thường chiếm từ 10 – 15% tổng
lượng nước thải, được phát sinh ra từ quá trình phục vụ cho nhu cầu ăn, uống,
tắm, rửa, vệ sinh… của người lao động.

3.3.2 Thành phần ô nhiễm của nước thải CBTS:


Nước thải CBTS thường chứa nhiều các thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu
ở dạng keo, phân tán mịn, tạp chất lơ lửng tạo nên độ màu, độ đục cho dòng thải.
Nước thải thường có mùi khó chịu, độc hại do quá trình phân hủy sinh học.
Thành phần không tan và dễ lắng chủ yếu là các mảnh vụn xương thịt, vây,
vẩy… và còn có các tạp chất vô cơ như cát, sạn… Ngoài ra đối với phần lớn các
nhóm sản phẩm thủy sản, trong nước thải thường chứa các loại hóa chất khử
trùng, chất tẩy rửa từ vệ sinh nhà xưởng, thiết bị.
Bảng 1.1 Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải một số loại hình
CBTS [13,14]
Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm
Loại hình chế biến
pH SS BOD COD NTS PTS
Đông lạnh 7,3 350 800 1100 90 20
Đồ hộp 7,1 100 478,8 775,6 24,84 11,82
Surimi (sản phẩm ăn liền) 7,8 586 3120 4890 125 11,32
Nước mắm 7,5 75 20 40 - -
Mực khô, tôm khô các loại 7,5 250 100 150 20 6
Agar 6,7 136,6 217,8 413,8 9,7 27,5

Nước thải CBTS nhìn chung có nồng độ ô nhiễm hữu cơ khá cao. Nước
thải từ CBTSĐL có nồng độ ô nhiễm cao hơn rõ rệt so với các loại hình chế biến
khác, nhận thấy đây là nguồn ô nhiễm chính trong công nghiệp CBTS. Nước thải
từ các xí nghiệp chế biến nước mắm, theo đánh giá chung, có nồng độ ô nhiễm
thường ở mức thấp hơn giới hạn cho phép. Nước thải từ công nghệ CBTS ăn liền
có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, hơn hẳn các loại sản phẩm khác.
Chương 4 Tận dụng và xử lý chất thải trong công nghệ chế
biến thủy sản
4.1 Chất thải rắn
Sản xuất bột cá, bột tôm và dầu

15
 Sản xuất bột cá truyền thống thường bao gồm việc trộn và nấu chất
thải để tách dầu khỏi phần còn lại của nguyên liệu và đảm bảo tiêu diệt
cả các sinh vật gây bệnh và hư hỏng.
 Bột tôm thường được sản xuất từ đầu, ruột và vỏ đuôi và có thể được
chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được sản xuất bằng
cách phơi nắng đơn giản hoặc có thể được nấu chín như trong quy
trình bột cá truyền thống. Nó được coi là một thành phần của thức ăn
nuôi trồng thủy sản vì hai lý do. Đầu tiên, thành phần axit amin của nó
là lý tưởng cho việc nuôi động vật giáp xác, trong khi sắc tố (phần lớn
là astaxanthin) là mong muốn ở một số loài cá nuôi. Tuy nhiên, sắc tố
này không bền với nhiệt và các quy trình nhiệt độ thấp đôi khi được sử
dụng để sản xuất bột tôm không thể được coi là đủ để tiêu diệt mầm
bệnh trên tôm. Có thể tìm thấy một tài liệu tham khảo thực tế tốt về
chế biến chất thải cá thành bột, dầu và thức ăn ủ chua trong Windsor
và Barlow (1981).

Thức ăn ủ chua cho cá, thức ăn chăn nuôi

 Thức ăn ủ chua cho cá được sản xuất bằng cách axit hóa chất thải của cá
bằng cách sử dụng các axit hữu cơ như axit formic được thêm vào với tỷ
lệ khoảng 3,5% (w / w) hoặc các axit khoáng như sulfuric được bổ sung ở
mức thấp hơn một chút.
 Phương pháp thứ ba đôi khi được sử dụng ở các vùng khí hậu nhiệt đới
bao gồm việc bổ sung các loại đường đơn như mật đường và nuôi cấy vi
khuẩn axit lactic tạo ra axit lactic thông qua sự phân hủy tự nhiên của
đường.
 Việc sử dụng axit là cần thiết để ức chế vi khuẩn hư hỏng có thể tạo ra
mùi, vị như trimethylamine hoặc amoniac và / hoặc các chất độc như
histamine nếu để lên men ở pH trung tính. Raa và Gildberg (1982) đã trình
bày một đánh giá xuất sắc về công nghệ sản xuất thức ăn ủ chua.
 Thức ăn ủ chua cá và tôm có giá trị dinh dưỡng cao và thường được dùng
làm thức ăn bổ sung protein cho lợn, chồn và gia cầm. Nó bao gồm nội

16
tạng cá tự phân và thường được sản xuất bằng cách bổ sung nội tạng cá
tươi có chứa các enzym cần thiết để phân hủy tự động. Sản phẩm hóa lỏng
có mùi "mạch nha" dễ chịu và thường được phối trộn với các nguyên liệu
thức ăn khô để tạo thành chế độ ăn nửa ẩm.

Sản xuất phân bón


 Nhóm vỏ các loài giáp xác: như tôm, cua, ghẹ. Nhóm nguyên liệu này
ngoài việc cung cấp các chất khoáng canxi, magie, kẽm, sắt, coban,…Nó
còn cung cấp một chất rất quan trọng đó là chitosan. Chất này có vai trò
như một chất kích kháng cho cây trồng. Đồng thời là hoạt chất sinh học
hữu ích trong việc bảo vệ cây trồng chống lại một số bệnh nấm, vi khuẩn.
Thậm chí tăng tính kháng giúp cây trồng hạn chế sự xâm nhập phá hại của
virus gây bệnh.
 Các phế phụ phẩm từ các cơ sở chế biến thủy sản chứa hàm lượng đạm
(N), Lân (P) rất cao như: vây cá, đuôi cá, đầu cá (10,4% N, 8,6% P2O5),
bột cá (9,9% N, 7,4% P2O5), sin biển khô (0,16% N, 0,4% P2O5). Loại
nguyên liệu này cần được xử lý bằng phương pháp lên men thủy phân với
chủng vi sinh vật chức năng chuyên biệt để phân hủy các protein, lipit…
thành các amino acid có cấu trúc phân tử đơn giản hoặc mono-amino acid
giúp cây trồng hấp thu dễ dàng, nhất là hấp thu qua lá.
Sản xuất enzym protease thủy phân 
 Theo quy trình, sản phẩm enzym thu được sau khi nuôi cấy trong thành
phần bột cám gạo với thời gian ủ tối ưu 60 giờ, độ pH 8,4... sẽ tiến hành
tinh sạch, sấy và bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
 Phụ phẩm cá tra, cá basa được xay nhỏ và khảo sát các điều kiện thủy
phân như tỷ lệ nước, hoạt độ enzym và thời gian thủy phân. Quá trình
thủy phân sẽ tạo ra sản phẩm gồm 3 phần: mỡ, dịch và xác (gồm bã và
xương cá).
 Quy trình được áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
phương pháp xác định thành phần hóa học của dịch sau khi thủy phân;
phương pháp xác định amoniac, phosphor, kali bằng hệ thống máy
Kjeldhal xác định hiệu suất thủy phân, hiệu suất thu hồi đạm cũng như xác
định các chất bảo quản trong dịch sau thủy phân.
 Sản phẩm sau thủy phân sẽ phối trộn với các thành phần dinh dưỡng khác
không chỉ cung cấp phân bón hữu cơ cho cây trồng mà còn sử dụng được
cho thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Quy trình cụ thể tóm tắt như sau:
 Phụ phẩm cá tra, cá basa xay nhỏ - bổ sung 30% nước, gia nhiệt lên 600C
trong thời gian 1 giờ, sau đó để nguội xuống 500C mới cho enzym vào -
cho enzym có hoạt độ 50 IU (khoảng 1%), pH dung dịch 7,6; nồng độ
muối 1%. Khuấy đều, ủ ở 500C, cho tiến hành thủy phân trong 18 giờ.

17
 Sau thủy phân, đun dịch thủy phân lên 800C trong thời gian 10 phút và để
nguội xuống 400C và cho chất bảo quản - dịch nguội, tiến hành ly tâm loại
xác và thu dịch - dịch cá thủy phân.
4.2 Chất thải khí và tiếng ồn
Xử lý mùi hôi
Khử mùi bằng phương pháp hấp thụ
Phương pháp hấp phụ là gì?
Hấp phụ là hiện tượng các phân tử khí, lỏng, ion được giữ lại trên bề mặt phân
cách pha. Bề mặt phân cách pha rất đa dạng có thể là lớp gim khí -lỏng, khí – rắn
và lỏng- rắn.
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly
khí bởi ái lực của một số chất rắn với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí.
Trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên vật
liệu rắn. Việc ứng dụng phương pháp hấp phụ để xử lý nguồn khí có hàm lượng
tạp chất khí và hơi nhỏ.
Để làm sạch và sấy khô không khí, tách các hỗn hợp khí. Hay hơi tạo thành từng
phân tử, tiến hành quá trình ảnh hưởng dị thể trên bề mặt.
Vật liệu rắn được sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ (adsorbent).
Chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate).
Hấp phụ khí thải bằng phương pháp hoá học là phương pháp mà các chất khí bị
hấp phụ. Do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong
trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý.
Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.

Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ

Cơ chế của quá trình xử lý bằng phương pháp hấp phụ bao gồm 3 bước
Khi tiến hành hấp phụ ở tháp 1. Khí  thải  được đưa vào ở phía dưới tháp (mở
van 6 và đóng van 5).

18
Khí đi qua lớp vật liệu hấp phụ được gia nhiệt để tăng khả năng hấp phụ. Ở đây
các khí cần xử lý bị giữ lại ở lớp vật liệu. Khí sạch ra ngoài theo đường ống có
van (van 2 mở, van 1 đóng).
Trong khi tháp 1 thực hiện quá trình hấp phụ thì tháp 2 tiến hành hoàn nguyên
vật liệu.
Hơi nước được đưa vào tháp 2 theo hướng từ trên xuống (van 3 mở, van 1 đóng).
Hơi nước đi qua lớp vật liệu sẽ cuốn theo chất ô nhiễm ra ngoài đến thiết bị
ngưng tụ, tách nước khỏi chất ô nhiễm. Khí ô nhiễm sẽ tiếp tục được xử lý.
Khi vật liệu ở tháp 1 đã hết khả năng hấp phụ thì tiến hành hoàn nguyên vật liệu
và tiến hành hấp phụ ở tháp 2.
Giải hấp. sự khử hấp phụ là giai đoạn quan trọng của chu trình hấp phụ. Khẳng
định tính kinh tế của quá trình làm sạch khí thải. Quá trình này nhằm khôi phục
lại hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và chính là quá trính hấp phụ ngược.
Ứng dụng của phương pháp hấp phụ

 Không cháy được hoặc khó cháy


 Có giá trị và cần thu hồi.
 Có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khác không áp dụng
được.
 Dùng để hấp phụ NH3, SO2, Cl2, hơi thủy ngân,…
Ưu điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học.

 Phương pháp này giúp xử lý các khí thải ô nhiễm


 Giúp  xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn
 Phương pháp này giúp xử lý được các khí SOx, HCl, H2S, HF,
Cl2, NOx, axeton,…
 Xử lý khí thải hiệu quả cao
Việc áp dụng xử lý khí thải phương pháp hóa học là một phương pháp tiên tiến
hiệu quả. Đem đến cho con người cũng như trái đất một bầu không khí trong
lành, tránh được các tác nhân gây hại.

Xử lý tiếng ồn
 Vì nó phát sinh từ thiết bị động lực như máy phát điện, máy lạnh và mức
độ ô nhiễm nói chung không lớn, mang tính chất cục bộ nên không cần xử

 Nếu tiếng ồn của các thiết bị quá lớn thì cần phải kiểm tra và bảo trì

19
4.3 Xử lý nước thải
4.3.1 Sơ đồ dòng nước thải trong chế biến thủy sản đông lạnh:
Từ sơ đồ dòng thải mô tả trên hình 2.1, nhận thấy tất cả các quy trình CBTS đều
sử dụng nhiều nước. Lượng nước thải trong CBTS thường dao động mạnh, tùy
thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất, chủng loại nguyên liệu chế biến, yêu cầu
kỹ thuật đối với mỗi nhóm, loại sản phẩm. Nhu cầu sử dụng nước trung bình
chung từ 30 – 80m3/tấn SP.

+Nước rửa ngliệu và vệ Tiếp nhận nguyên liệu (cân, kiểm


sinh công nghiệp tra chất lượng, rửa loại tạp chất, bảo +Nước thải lẫn cát sạn,
+Đá bảo quản, muối quản…) muối, nước đá, clorine
+Clorin khử trùng

+Nước thải lẫn máu, nhớt,


+Nước rửa ngliệu và vệ Xử lý, rửa sạch nguyên liệu (chặt, dịch nội tạng, clorine và
sinh công nghiệp cắt, mổ, bóc, tách, đánh vẩy…) lượng nhỏ CTR: da, xương,
+Clorin khử trùng vụn thịt…

+Nước rửa ngliệu và vệ +Nước thải lẫn máu, dịch,


sinh công nghiệp Phân loại, rửa sạch (phân clorine và vụn nhỏ: da,
+Clorin khử trùng,muối hạng, phân cỡ, cân đo) xương, vụn thịt…

+Nước cấp đông và vệ sinh +Nước thải lẫn các chất hữu
công nghiệp Xếp khuôn, cấp đông cơ hòa tan ngấm ra từ
+Clorin khử trùng (dạng Block, IQF) nguyên liệu, phụ gia. Nước
+Nước làm mát thiết bị ngưng, nước làm mát

+Nước tách khuôn và vệ Tách khuôn, bao gói (vào túi


sinh công nghiệp PE, đóng hộp cacton) +Nước thải từ tách khuôn
và vệ sinh công nghiệp

+Nước cho giải nhiệt các Bảo quản sản phẩm


thiết bị hệ thống lạnh (-200C) +Nước ngưng, nước làm
20 mát thiết bị thất thoát
Hình 2.1 Sơ đồ mô tả các dòng thải nước trong quy trình CBTSĐL

Theo [16], tỷ lệ % lượng nước thải theo từng công đoạn chế biến như sau:
- Nước thải trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu không ổn định, có tính
gián đoạn và tập trung ở thời gian bắt đầu mỗi ca sản xuất, thường chiếm khoảng
10 – 15%
- Nước thải trong công đoạn xử lý nguyên liệu tương đối ổn định, liên
tục, thường chiếm khoảng 40 – 50%
- Nước thải trong công đoạn xếp khuôn, cấp đông thường không ổn
định, thường chiếm 15 – 20%
- Nước thải từ vệ sinh thiết bị, nhà xưởng được định kỳ xả thải theo
nhiều đợt trong suốt thời gian làm việc, thường chiếm 20 – 25%
- Nước kỹ thuật, làm mát thiết bị được xả vào cuối ca sản xuất, thường
chiếm 1 – 5%.
Tại các xí nghiệp CBTS, nước thải sản xuất thường chiếm 85 – 90% tổng
lượng nước thải công nghiệp và phần còn lại là nước thải sinh hoạt.
4.3.2 Phương pháp xử lý nước thải
Nước thải thường chứa nhiều tạp chất khác nhau. Mục đích của xử lý nước thải là
khử các tạp chất đó sao cho nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn ở mức chấp nhận
được theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Để đạt được mục đích, ta phân biệt ba phương
pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý:
- Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
- Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý
- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp chọn để xử lý nước thải là kết hợp phương pháp cơ học, hóa
học, sinh học

21
Sơ đồ phương pháp xử lý nước thải

Nước thải

Đem chôn lấp


Song chắn rác
Đem san lấp mặt đường

Máy thổi khí Bể lắng cát Sân phơi cát

Bể điều hòa

Phân bón
Bể lắng 1 Bể nén bùn Máy ép bùn

Bể UASB

Bể aerotank

Bể lắng 2

Nguồn tiếp nhận


Bể khử trùng

Bơm clo Ống dẫn nước


Ống dẫn bùn
Ống dẫn nước tuần hoàn

Ống dẫn bùn tuần hoàn


Ống dẫn khí

22
 Thuyết minh quy trình công nghệ

- Nước thải từ các công đoạn chế biến thủy sản của nhà máy được dẫn theo mương về
hệ thống xử lý tập trung. Nước thải chảy qua song chắn rác loại bỏ các chất thải rắn,
kích thước lớn. Sau đó nước thải sẽ tự chảy vào hố thu và được bơm lên bể điều hòa.
Tại bể điều hòa sẽ được thêm hóa chất điều chỉnh pH tạo điều kiện cho các công trình
phía sau ( bể UASB) hoạt động hiệu quả, trong bể còn được bố trí hệ thống phân phối
khí nhằm hòa tan và điều chỉnh nồng độ các chất bẩn trong toàn bể và ngăn cản quá
trình lắng cặn.

- Nước thải từ bể điều hòa chảy sang bể lắng lần 1. Tại đây sẽ diễn ra quá trình lắng
cặn. Nước thải sau khi lắng sẽ qua máng thu và chảy sang bể UASB, bùn lắng được thu
gom và đưa sang bể chứa bùn.

- Trong bể UASB nước thải phân phối đều trên diện tích đáy bể bởi hệ thống phân phối
có đục lỗ. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, chất hữu cơ hòa tan trong nước được
phân hủy chuyển thành khí. Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí được sinh ra nổi lên
bề mặt va phải tấm chắn và bị vỡ ra, khí thoát ra được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi
xuống dưới đáy và tuần hoàn lại vùng phản ứng kỵ khí. Phần bùn dư sẽ được đưa sang
bể chứa bùn. Nước trong ra khỏi bể UASB có hàm lượng chất hữu cơ thấp chảy tràn
qua bể Aeroten thông qua máng thu nước.

- Tại bể Aerotank, nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính bằng hệ thống phân phối
khí được lắp đặt dưới đáy bể. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bể được thực
hiện nhờ các vi sinh vật hiếu khí tạo thành CO2, nước và một phần tổng hợp thành tế
bào vi sinh vật mới. Kết quả là nước thải được làm sạch. Hỗn hợp bùn, nước trong bể
Aerotank được dẫn sang bể lắng bậc II theo nguyên tắc tự chảy.

- Ở bể lắng bậc II sẽ thực hiện quá trình lắng các bông bùn hoạt tính và các chất rắn lơ
lửng trong nước. Bùn hoạt tính được bơm sang bể chứa bùn để bơm tuần hoàn lại cho
bể Aerotank, phần còn lại sẽ chuyển qua bể nén bùn.
- Bùn tạo ra từ bể lắng I, bể UASB sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể
nén bùn. Bùn sau khi nén được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm bớt độ ẩm và thể tích
bùn, sau đó tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén
bùn sẽ được dẫn về hố gom để được tiếp tục làm sạch.

- Nước trong ra khỏi bể lắng bậc II sẽ qua bể khử trùng và được hòa trộn chung với
dung dịch chlorine. nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt
TCVN 5945 - 2005 và được xả ra nguồn tiếp nhận gần đó
Ưu điểm
- Thường được sử dụng, do nó phù hợp với điều kiện khí hậu ở các nước nhiệt
đới.
- Vận hành tương đối đơn giản.
- Phù hợp cho các loại nước thải có hàm lượng COD từ thấp đến cao.
- Những năm gần đây UASB được ứng dụng rộng rãi hơn các công nghệ khác do
nguyên lý quá trình được xem là thuận tiện và đơn giản nhất, những hạn chế trong quá
trình vận hành UASB có thể dễ dàng khắc phục bằng các phương pháp xử lý sơ bộ.
Tính kinh tế cũng là một ưu điểm của UASB.
- Chi phí đầu tư thấp
- Nồng độ cặn khô từ 20%-30%
- Không sử dụng hóa chất

 Khuyết điểm

- Rất nhạy cảm với các hợp chất gây ức chế.


- Thời gian vận hành khởi động dài (3 – 4 tháng).
- Trong một số trường hợp cần xử lý thứ cấp để giảm sự sinh mùi.
- Thời gian làm khô bùn dài.
- Hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết.
- Tuy nhiên những mặt hạn chế này dễ khắc phục. Xử lý sơ bộ tốt sẽ đảm bảo
được môi trường sinh trưởng thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí. Nếu cấy vi khuẩn tạo
acid và vi khuẩn tạo methane trước (phân trâu bò tươi) với nồng độ thích hợp và vận
hành với chế độ thủy lực 1/2 công suất thiết kế thì thời gian khởi động có thể rút ngắn
xuống từ 2-3 tuần.
Phương pháp xử lý cơ học:
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hoà tan và một
phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:
• Song chắn rác, lưới lọc: dùng để chắn giữ tất cả các tạp chất có thể gây ra các
sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như làm tắc bơm đường ống
hay kênh dẫn. Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi
cho cả hệ thống.
• Bể tách dầu mỡ: thường áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ. Dầu mỡ
trong nước thải thường nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước. Nước thải sau khi xử lý
không được lẫn dầu mỡ mới được thải ra sông. Hơn nữa nước thải có lẫn dầu mỡ khi
vào xử lý sinh học sẽ làm bít lỗ rỗng của vật liệu lọc và còn làm hỏng cấu trúc của bùn
hoạt tính trong bể aerotank …
• Bể điều hoà: được dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc phục
những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu
suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
• Quá trình lắng: trong xử lý nước thải, quá trình lắng được sử dụng để loại các
tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Sự
lắng của các hạt được xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. Trong công nghệ xử lý nước
thải, theo chức năng bể lắng được phân thành: bể lắng cát, bể lắng cấp I, bể lắng cấp II.
Bể lắng cát được đặt sau song chắn rác và trước bể điều hoà có nhiệm vụ tách ra khỏi
nước các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn như xỉ than, cát. Bể lắng cấp I có
nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ và các chất rắn khác, còn bể lắng cấp II có nhiệm vụ
tách bùn sinh học ra khỏi nước thải.
Phương pháp xử lý sinh hoc
Phương pháp hiếu khí( Bể aerotank): là quá trình xử lý sinh học xảy ra trong sự
hiện diện oxy, sử dụng các vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng
cần cung cấp oxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20-40oC. Quá trình hoạt
động và phát triển của vi sinh vật được gọi chung là hoạt động sống gồm hai quá trình:
dinh dưỡng sử dụng các chất hữu cơ, các nguồn Nitơ, Photpho cùng những kim loại
khác với mức độ vi lượng để xây dựng tế bào mới, phát triển tăng sinh khối, phục vụ
cho sinh sản; phân hủy các chất hữu cơ còn lại thành CO2 và nước. cả hai quá trình
dinh dưỡng và oxy hóa của vi sinh vật trong nước thải đều cần oxy. Để đáp ứng được
nhu cầu oxy này, người ta thường khuấy trộn nước để oxy được khuếch tán và hòa tan
vào nước song biện pháp này chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về oxy. Do đó người ta
sử dụng các biện pháp khác như: thổi khí (bằng khí nén hay quạt gió với áp lực cao)
kết hợp với khuấy trộn.
Phương pháp yếm khí(Bể UASB): là quá trình xử lý sinh học trong điều kiện không
có oxy, sử dụng các vi sinh vật yếm khí. Thường phương pháp xử lý này được áp dụng
để lên men, ổn định cặn và áp dụng cho nước thải công nghiệp có nồng độ BOD, COD
cao. Phân hủy yếm khí có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Thủy phân
- Lên men các axit hữu cơ
- Tạo khí metan
Ngược lại với quá trình hiếu khí, trong xử lý nước thải bằng phân hủy yếm khí, tải
trọng tối đa không bị hạn chế bởi chất phản ứng như oxy, nhưng trong công nghệ xử lý
yếm khí cần lưu ý đến hai yếu tố quan trọng:
- Duy trì sinh khối và vi khuẩn càng nhiều càng tốt
- Tạo tiếp xúc đủ giữa nước thải với sinh khối vi sinh vật.
KẾT LUẬN

Tóm lại việc xử lý chất thải là vô cùng cấp bách và có ý nghĩa quan trọng
trong sự phát triển bền vững của các ngành sản xuất nói chung, và của ngành chế
biến thủy hải sản nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu về cách tận dụng và xử lý chất
thải trong công nghệ chế biến thủy hải sản nhóm chúng em đã tiếng hành đưa ra
quy trình công nghệ xử lý nước thải như trên cũng như cách tận dụng chất thải
rắn, xử lý chất thải khí. Về hiệu quả xử lý đạt được là sau khi xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn loại B của nước thải công nghiệp (TCVN 5945-2005) và đủ điều kiện
để thải ra ngoài môi trường

Tài liệu tham khảo


1. Lê Minh Nguyệt. Công nghệ chế biến lạnh đông thuỷ sản. NXB Nông nghiệp,
TP.HCM – 2003
2. Nguyễn Thị Lệ Diệu. Nguyên liệu thuỷ sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1997
3. PGS.PTS. Hoàng Huệ. Xử lý nước thải. NXB Xây dựng, Hà Nội – 1996
4. Bộ thủy sản. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần
nghề cá. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2005

You might also like