You are on page 1of 5

Mục lục:

I/ Tra cứu thuế nhập khẩu vào EU ................................................................................................................ 2


II/ Các quy định bắt buộc .............................................................................................................................. 2
1. Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.................................................................................................... 2
a) Quy định giới hạn mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ................................................................. 2
b) Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào EU .......................................................................................... 3
c) Bảo vệ Thực vật ................................................................................................................................. 3
d) Tránh nhiễm bệnh ;........................................................................................................................... 4
e) Thành phần sản phẩm ...................................................................................................................... 5
PART 1: Các quy định cho hàng nông sản xuất khẩu sang EU - EVFTA

EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Mặc dù lượng rau quả nhập
khẩu của EU chiếm khoảng 50% nhập khẩu rau quả thế giới, nhưng lượng rau quả
nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,08% lượng nhập khẩu
của EU.

Vậy tại sao nông sản Việt Nam rất phong phú nhưng vẫn khó thể đẩy mạnh sản
lượng xuất khẩu cho thị trường lớn như EU khi mà hiệp định EVFTA đã bắt đầu có
hiệu lực.

Bài viết dưới đây là một số phần chia sẻ để nhưng nhà xuất khẩu hoặc sản xuất
dành thời gian nghiên cứu và tìm hướng đẩy mạnh sản phẩm của mình ra thị
trường châu Âu tránh phụ thuộc vào Trung Quốc để phải giải cứu mỗi khi nước
bạn hắt hơi, sổ mũi.

I/ Tra cứu thuế nhập khẩu vào EU


Hệ thống thuế quan áp dụng cho hàng hóa của các nước EU được chia thành ba
loại thuế chính: thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hàng hóa.

Mọi người có thể tra cứu thuế của hàng hóa theo link sau ( tra trong đó có cả
hướng dẫn tìm mã HS của sản phẩm rất rõ ràng)

https://trade.ec.europa.eu/tradehelp/home-page

II/ Các quy định bắt buộc

1. Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm


a) Quy định giới hạn mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
EU đã quy định mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs) được sử
dụng trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Để tìm kiếm thông tin về MRLs áp
dụng cho sản phẩm của bạn, bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của EU về MRLs.
Bạn có thể lựa chọn sản phẩm của bạn và loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng,
sau đó cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị danh sách MRLs liên quan đến sản phẩm và loại
thuốc bảo vệ thực vật của bạn. Tham khảo thêm thông tin trên trang web sau:

http://ec.europa.eu/.../eu-pesticides-database/public/
Các sản phẩm có chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc có hàm lượng
cao hơn mức cho phép sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này. Doanh nghiệp
Việt Nam cũng cần lưu ý rằng người mua hàng ở một số nước thành viên EU sử
dụng quy định về MRLs nghiêm ngặt hơn cả quy định chung của thị trường EU.
b) Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu vào EU
Khi hàng hóa làm thủ tục NK vào thị trường EU sẽ phải kiểm tra:

- Kiểm tra chứng từ

- Kiểm tra vật lý

- Kiểm tra nhãn mác

Trong trường hợp EU liên tục phát hiện những sản phẩm cụ thể có nguồn gốc từ
một nước nào đó không tuân thủ theo quy định, EU sẽ quyết định thực hiện kiểm
soát với mức độ dày đặc. Những sản phẩm từ các nước liên tục vi phạm quy định
sẽ được đưa vào danh sách trong Phụ lục Icủa Quy định (EC) số 669/2009: tham
khảo tại đường link:

https://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/TXT/?qid=1404738340673&uri=CELEX:02009R0669-20140401

Đối với nhà nhập khẩu các sản phẩm rau quả tươi, truy xuất nguồn gốc là một yêu
cầu bắt buộc. Để đáp ứng quy định này, nhà nhập khẩu EU sẽ yêu cầu doanh
nghiệp xuất khẩu cung cấp bằng chứng về xuất xứ của tất cả các loại rau quả tươi.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu hệ thống cảnh báo
nhanh về thực phẩm và thức ăn gia súc (RASFF -
https://webgate.ec.europa.eu/rasff-window/portal ) để biết về những sản phẩm bị
rút khỏi thị trường và lý do
c) Bảo vệ Thực vật
Doanh nghiệp nên kiểm tra lại với Cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) hoặc
nhà nhập khẩu EU về các quy định áp dụng cho sản phẩm của mình (danh sách các
NPPO: https://www.ippc.int/countries/contactpoints/) . Nếu cần có chứng nhận
kiểm dịch thực vật mới có thể xuất khẩu sang thị trường EU, doanh nghiệp cần liên
hệ với Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tham khảo
thêm nhà nhập khẩu EU về các quy định cụ thể. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch
thực vật có trong Phụ lục VII (trang 170) của Hướng dẫn bảo vệ thực vật.
d) Tránh nhiễm bệnh ;
Chất nhiễm bệnh là những chất có thể xuất hiện trong những khâu khác nhau trong
quy trình trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu kho hàng hóa. Quy định
của EU (EC) số 1881/2006 đưa ra mức tối đa đối với một số nhất định có trong
thực phẩm :

https://eur-
lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2006:364:0005:0024:EN:PD
F

Những chất thông dụng nhất có trong rau quả chế biến bao gồm:

Độc tố nấm : tham khảo phần 2 của Phụ lục Quy định (EC) số 1881/2006)

Kim loại nặng : tham khảo Phụ lục 3 của Quy định (EC) số 1881/2006)

Vi trùng : tham khảo

https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/

Doanh nghiệp cần hiểu rõ về các quy trình trồng trọt, sấy khô, chế biến và lưu kho
và có thể thỏa thuận với nhà cung cấp của mình. Ví dụ, có thể tham khảo Bộ quy
tắc về các tiêu chuẩn thực phẩm Codex (http://www.fao.org/fao-who-
codexalimentarius/en/) để có thông tin nhằm tránh và giảm độc tố nấm mốc trong
các loại hạt, đậu phộng và quả vả khô hoặc tham khảo hướng dẫn của FAO
(http://www.fao.org/docrep/w9474t/w9474t06.htm) để tránh nấm mốc trong quả hồ
trăn. Đối với những thông tin về lưu kho và vận chuyển rau quả chế biến và hạt an
toàn, có thể tham khảo thông tin trên trang web của Dịch vụ thông tin vận tải
(http://www.tis-gdv.de/tis_e/ware/inhalt.htm
e) Thành phần sản phẩm
Sản phẩm có thể bị người mua hàng hoặc các cơ quan hải quan EU từ chối trong
trường hợp không kê khai, không được phép hoặc có hàm lượng cao các chất ngoại
lai. EU cũng có các quy định pháp lý cụ thể đối với phụ gia thực phẩm (như phẩm
màu, chất làm dày) và hương liệu trong đó liệt kê mã số điện tử và các chất được
phép sử dụng.

Mã số điện tử do EU công nhận. Để có mã số điện tử, phụ gia thực phẩm phải
được đánh giá an toàn hoàn toàn bởi các cơ quan phụ trách an toàn thực phẩm liên
quan tại EU (EFCH). Có thể tham khảo thêm về mã số điện tử trong Phụ lục của
Quy định 1333/2008 (http://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/TXT/PDF/?uri=CELEX:02008R1333-20140414&rid=1).

Nghiên cứu chi tiết thị trường xuất khẩu:

https://edu.kompas.com.vn/bi-mat-khai-thac-thi-truong-xuat-khau

You might also like