You are on page 1of 1

Chính sách quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam

- Thương mại điện tử Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển
khá nhanh trong vài năm gần đây. Theo một trang nghiên cứu thị trường ở Đức, ở
Việt Nam hiện nay có 59,2 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn ½ dân số cả
nước, con số này được dự báo sẽ tăng lên 68 triệu vào năm 2021. Đây là những
điều kiện tốt để các nhà bán lẻ online đầu tư để mở các gian hàng trực tuyến tại
Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các giao dịch ở Việt Nam vẫn là các giao dịch ở thị
trường nội địa. Do pháp luật hiện vẫn chưa có những quy định riêng về ứng dụng
thương mại điện tử nên gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân cũng
như đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động thương
mại điện tử
- Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật buộc các DN cung
cấp hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT không được thực hiện một số hành vi có thể
xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu
nhiều thiệt thòi và chưa yên tâm khi mua sắm online.
- Nhận thấy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung
pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa là rất cần thiết, cấp
bách trong bối cảnh hòa nhập toàn cầu. Chính vì thế, Thủ tướng chính phủ đã đưa
ra “Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử” cho bộ Tài Chính chủ trì xây
dựng với mục tiêu tìm được những giải pháp tốt nhất trong việc quản lý hoạt động
của thương mại điện tử
- Mục tiêu của đề án là: Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch thương mại điện tử trên nền cơ chế một
cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát
giao dịch, tăng tốc độ thông quan hàng hóa do có đầy đủ cơ sở dữ liệu; xây dựng
các chính sách các hoạt động liên quan đến giao dịch trong thương mại điện tử
- Đề án đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng
thương mại điện tử vào các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số
(theo quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc
gia giai đoạn 2021-2021 số 645/QĐ-TTG)
2. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh
chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh
tranh không lành mạnh trong tmđt
3. Chính sách về giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động thương
mại điện tử đối với hàng hóa
4. Chính sách về giải pháp liên quan đến xây dựng chính sách quản lý giao dịch
trong hoạt động thương mại điện tử và xây dựng cơ chế thanh toán, bảo lãnh điện
tử liên quan đến các giao dịch trong thương mại điện tử đối với các hàng hóa, dich
vụ

You might also like