You are on page 1of 28

Ngày 14 tháng 9 năm 2018

PHẦN I. MỞ ĐẦU
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG <TIẾT 1>
I. GIỚI THIỆU
1. Tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống.
a. Khái niệm tin học: (Informatic) là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về phương pháp
nhập, xuất, xử lý thông tin một cách tự động, sử dụng máy tính và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống xã hội loài người.
b. Đặc tính vai trò của MTĐT
MTĐT: Là đối tượng nghiên cứu của ngành tin học. Được sử dụng để trao đổi thông tin, lưu trữ dữ
liệu và giải quyết một số bài toán trong thực tiễn.
Có đặc tính
- Máy tính điện tử có khả năng hoạt động liên tục 24/24h
- Tốc độ xử lý nhanh
- Độ tính toán chính xác cao.
- Lưu trữ lượng thông tin lớn
- Gọn nhẹ, tiện dụng, rẻ.
- Sự kết hợp các máy tính thành mạng máy tính toàn cầu có thể trao đổi thông tin giữa chúng.
- Công cụ được sử dụng rộng rãi hầu hết tất cả các ngành, tất cả các lĩnh vực.
2. Tin học với công tác văn phòng.
*. Nhiệm vụ vủa văn phòng
- Lưu trữ hồ sơ sổ sách
- Thống kê, tính toán dữ liệu từng năm
- Lưu trữ, xử lý công văn đi, công văn đến.
- Nhập và xử lý văn bản báo cáo, văn bản thống kê…
- Cấp phát các tài liệu và các thông báo cho các nhân viên khác…
3. Vai trò và vị trí của tin học văn phòng trong đời sống và sản xuất.
- Giảm bớt nhân lực.
- Triển khai công việc nhanh chóng.
- Tiện lợi, lưu trữ được nhiều thông tin, tra cứu, tìm kiếm nhanh.
- Hiệu quả và chất lượng công việc ngày cao.
- Đặc biệt các nhân viên văn phòng có thể dùng chung tài nguyên khi kết nối mạng cục bộ (LAN) và
mạng toàn cầu (Internet).
- Tin học văn phòng là công cụ không thể thiếu được trong các cơ quan tổ chức mà còn rất hữu ích với
công việc của các cá nhân và gia đình.
II. CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG
1. Mục tiêu của chương trình.
- Kiến thức
+ Thực hiện thành thạo các thao tác với HĐH Windows.
+ Chức năng và các ứng dụng của các phần mềm Word và Excel.
+ Những kiến thức cơ sở về mạng máy tính.
1
- Kỹ năng
+ Học sinh sử dụng được máy tính, giao tiếp với máy tính thông qua hệ điều hành
+ Có thể soạn thảo, trình bày, in văn bản.
+ Lập được bảng tính và thực hiện các thao tác trên trang tính phục vụ thao tác văn phòng.
+ Sử dụng một số thao tác dùng chung, tài nguyên trên mạng cục bộ. Sử dụng được một số phần mềm
ứng dụng đơn giản.
Tìm hiểu được thông tin về nghề tin học văn phòng.
- Thái độ
+ Học sinh yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.
+ Hình thành tác phong công nghiệp, làm việc kiên trì khoa học.
+ Có ý thức tìm hiểu nghề.
2. Nội dung chương trình
Chương trình nghề gồm các phần sau:
a. Mở đầu
b. Hệ điều hành Windows.
c. Hệ soạn thảo văn bản Word
d. Chương trình bảng tính Excel
f. Tìm hiểu nghề.
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGHỀ
- Kết hợp lý thuyết và thực hành, tận dụng các thời gian thực hành trên máy.
- Tăng cường thực hành theo nhóm, tăng cường làm việc cộng tác.
- Học sinh chuẩn bị trước bài thực hành để tận dụng phòng máy.
IV. AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
- An toàn về điện
- Tư thế ngồi ngay ngắn thẳng lưng mắt cách màn hình từ 50 đến 80cm.
- Có bình cứu hoả phòng chống cháy nổ

PHẦN II. HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS


BÀI 2: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ <TIẾT 2,3>

I. KHÁI NIỆM HỆ ĐIỀU HÀNH


1. Khái niệm hệ điều hành: (Operating System)
Là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo tương tác
giữa người dùng với máy tính, cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện
chương trình, quản lý chặt chẽ tài nguyên của máy tính, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện
và tối ưu.
2. Thao tác với chuột.
Chuột trái, Chuột phải, Chuột giữa.
+ Kích chuột: Kích chuột một lần chuột trái hoặc chuột phải.
+ Kích đúp chuột: kích chuột trái hai lần liên tiếp nhanh khoảng 0.2s.
+ Di chuyển chuột: di chuyển con trỏ chuột từ vị trí này sang vị trí khác
+ Kéo thả chuột: Giữ chuột trái di chuyển và thả tới vị trí mới.

2
3. Môi trường Windows
a. Cửa sổ và bảng chọn.
Cửa sổ Windows Explorer.
Các bảng chọn quen thuộc File, Edit....
b. Bảng chọn Start và thanh công việc
- Bảng chọn Start: Chứa mọi lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows và xuất hiện khi ta kích chuột
vào nút Start hoặc nhấn phím Windows. Nơi khởi nguồn của hầu hết các chương trình có thể chạy.
- Thanh công việc: chứa nút Start và các chương trình đang chạy trên Windows.
c. Chuyển đổi cửa sổ làm việc
C1: Nháy vào biểu tượng tương ứng trên thanh công việc.
C2: Nhấn tổ hợp phím ALT + TAB cho tới khi lựa chọn được đối tượng cần chuyển đổi.

Ngày 21 tháng 9 năm 2018

BÀI 3: LÀM VIỆC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC <TIẾT 4,5,6>

I. Tổ chức thông tin trên máy tính


HĐH tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa các tệp, thư mục con khác.
Thư mục tổ chức phân cấp. Mức Trên cùng được gọi là thư mục gốc. Cách tổ chức này gọi là tổ chức
theo cây thư mục.
II. Làm việc với tệp và thư mục
1. Chọn đối tượng
- Chọn một đối tượng: Kích chuột chọn đối tượng đó.
- Bỏ chọn: Kích chuột ra khỏi đối tượng.
- Chọn nhiều đối tượng: Chọn đối tượng đầu - Giữ Shift - Chọn đối tượng cuối. (Với các đối tượng
liên tục) Chọn một đối tượng - Giữ Ctrl - Chọn các đối tượng khác (Với các đối tượng không liên tục).
2. Xem và tổ chức các tệp trên đĩa.
Mở Windows Explorer: biểu diễn cây thư mục và các tệp tin chứa trong thư mục.
Kích dấu + để hiển thị các thư mục con.
Kích dấu - để ẩn các thư mục con.
3. Xem nội dung thư mục
Trong Windows Explorer thư mục hiển thị tổng quan ở nửa cửa sổ trái, và hiển thị chi tiết ở nửa của
sổ phải.
4. Tạo thư mục.
- Chọn thư mục, ổ đĩa cần tạo thư mục con.
- Kích chuột chọn File\ New \ Folder – gõ tên - nhấn Enter.
5. Đổi tên tệp hoặc thư mục.
- Chọn tệp tin hoặc thư mục cần đổi tên.
- Kích chuột chọn File\ Rename – gõ tên mới - nhấn Enter.
6. Sao chép tệp hoặc thư mục
- Chọn tệp tin hoặc thư mục cần sao chép.
- Kích chuột chọn Edit \Copy

3
- Chọn ổ đĩa, thư mục cần sao chép đến
- Kích chuột chọn Edit \Paste
7. Di chuyển tệp hoặc thư mục
- Chọn tệp tin hoặc thư mục cần di chuyển.
- Kích chuột chọn Edit \Cut
- Chọn ổ đĩa, thư mục cần di chuyển đến
- Kích chuột chọn Edit \Paste
8. Xoá tệp hoặc thư mục
- Chọn tệp tin hoặc thư mục cần xoá
- Nhấn Delete trên bàn phím => hộp thoại => Chọn [Yes] nếu muốn xoá. [No] nếu chưa muốn
xoá.
9. Khôi phục hoặc xoá hẳn tệp thư mục đã xoá.
- Kích đúp chuột vào viểu tượng thùng rác (Recycle bin)
- Chọn tệp hoặc thư mục
- Vào File => Restore nếu muốn khôi phục, File => Delete nếu muốn xoá hẳn.
III. Sử dụng nút phải chuột
Chọn thư mục hoặc tệp tin kích phải chuột sẽ xuất hiện Menu (bảng chọn) chứa các lệnh như ở
trong Menu File và Menu Edit. với các đối tượng trong cửa sổ Windows Explorer.
IV. Thực hành
a. Xem tổ chức thông tin trên máy.
b. Thực hiện các thao tác với tệp và thư mục
Thực hiện theo tiến trình trong SGK/24

Ngày 28 tháng 9 năm 2018

BÀI 4: MỘT SỐ TÍNH NĂNG KHÁC TRONG WINDOWS <TIẾT 7,8,9>


I. Khởi động và kết thúc chương trình.

1. Khởi động.
C1: Kích chuột vào Start\ Programs sau đó di chuyển chuột đến tên nhóm có chứa chương trình cần
khởi động.sau đó kích chuột vào chương trình có thể chạy để khởi động.
C2: Kích đúp vào biểu tượng chương trình nếu có trên màn hình nền.
C3: Định vị tệp chương trình cần khởi động trong Windows Explorer.

2. Kết thúc. (thoát khỏi cửa sổ, không có nhu cầu làm với cửa sổ đó nữa)
Thực hiện lệnh: File\ Exit hoặc File\ Close tuỳ theo cấu tạo của cửa sổ.
Nhấn nút Close nằm ở góc phải phía trên cửa sổ.
Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 trên bàn phím.

Tuỳ theo dạng cửa sổ và công việc mà ta làm mà máy tính đưa ra yêu cầu có lưu lại quá trình thay đổi
không (Nếu ta chưa lưu lại quá trình thay đổi với cửa sổ đó)

4
II. Tạo đường tắt truy cập nhanh

1. Khái niệm: Đường tắt (Shortcut) là biểu tượng giúp người dùng truy cập nhanh vào đối tượng
thường hay sử dụng.

Có thể tạo đường tắt tới bất kỳ một đối tượng nào trong Windows: Tới một chương trình, một tệp, một
thư mục, một ổ đĩa thậm chí tới một máy tính hay ổ đĩa trên mạng.

Các biểu tượng đường tắt có hình mũi tên ở góc trái phía dưới như hình biểu tượng của Vietkey 2000.

2. Cách tạo đường tắt ra màn hình nền Desktop


C1: - chọn đối tượng cần tạo Shortcut. (trên Explorer)
- kích chuột phải => chọn Send to => chọn desktop.

C2: Ngoài màn hình nền kích chuột phải => chọn new => shortcut => dẫn đường dẫn tới đối tượng
cần tạo shortcut. nhấn next => nhấn finish.
III. Mở một tài liệu gần đây.
Kích chuột chọn Start\ Document hoặc Start\ My recent document. Khoảng 15 tệp tin được mở gần
đây nhất. (so với thời gian hiện tại)
IV. Tìm một tệp hay một thư mục
B1. Kích chuột vào nút Start\ Search hoặc trên Explorer kích nút Search. Trên thanh công cụ chuẩn.
=> hộp thoại search results
B2: kích chuột chọn All files and Folders.
B3: Nhập tên đối tượng tìm kiếm. có thể tất cả hoặc một phần Nên đưa thông tin chi tiết để hạn chế
phạm vi tìm kiếm.
B4: Nhấn Search và chờ kết quả tìm kiếm.
V. Thực hành
1. Khởi động và thoát khỏi chương trình ứng dụng.
2. Tạo đường tắt
3. Mở một tài liệu gần đây
4. Tìm kiếm tệp và thư mục

Thực hiện tiến trình theo SGK /30

5
Ngày 5 tháng 10 năm 2018
BÀI 5: CONTROL PANEL VÀ VIỆC THIẾT ĐẶT HỆ THỐNG <TIẾT 10,11,12>

I. Control panel
1. Khái niệm: Control panel là một tập hợp các chương trình dùng để cài đặt các tham số hệ thống như
phông chữ, máy in, quản lý các phần mềm ứng dụng, thay đổi tham số chuột bàn phím… để phù hợp
với công việc hay sở thích.

2. Khởi động và thoát khỏi


a. Khởi động
C1: Kích chuột vào Start\Settings\ Control Panel.
C2: Vào Explorer chọn Control Panel.
=> cửa sổ Control Panel.
Để thiết đặt loại tham số nào thì cần khởi động chương trình tương ứng.
b. Thoát khỏi.
C1: File\ Exit hoặc File\ Close tuỳ theo cấu tạo của cửa sổ.
C2: Nhấn nút Close nằm ở góc phải phía trên cửa sổ.
C3: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 trên bàn phím.

II. Một số thiết đặt hệ thống.


1. Thay đổi thuộc tính màn hình nền.
Start\ Control Panel\ Appearance and themes \Display
=> hộp thoại Display propeties.
* Thay đổi hình nền bằng cách kích chuột chon lớp Desktop chọn một hình ảnh trong mục
Background hoặc vào Browse… để tìm một hình ảnh khác làm nền,
=> nháy Apply => Ok.
* Thay đổi chế độ nghỉ màn hình bằng cách kích chuột chọn lớp Screen Saver
=> Chọn hình ảnh của của màn hình trong mục Screen Saver.
=> Chọn Settings nếu muốn thay đổi đối tượng trên màn hình.
=> Chọn Preview để xem trước trạng thái đã chọn.
=> mục wait để định thời gian sau bao lâu màn hình sẽ nghỉ.
=> Nhấn Ok.
2. Thiết đặt các thông số khu vực.
Thiết đặt các thông số khu vực trong mục
Date, Time, Language and Regional Options.
=> cửa sổ lựa chọn thiết đặt thời gian, ngôn ngữ và khu vực địa lý.
* Thay đổi ngày, giờ, múi giờ: kích chuột chọn Date and time properties.
* Thay đổi vùng địa lý và ngôn ngữ: Kích chuột Regional and Language.
3. Cài đặt máy in
Start -> Printer and Faxes -> Add a Printer xuất hiện hộp thoại Printer Vizard.

6
III. Thực hành

Yêu cầu thực hành theo nội dung và tiến trình trong sách giáo khoa trang 37.
Làm phiếu bài tập số 3.

Ngày 12 tháng 10 năm 2018

BÀI 6: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH TỔNG HỢP <TIẾT 13,14,15>

I. Nhắc lại kiến thức


II. Thực hành
Với thời gian 2 tiết chúng ta cùng thực hiện nội dung thực hành trong sách giáo khoa
- Khởi dộng Windows.
- Ôn lại cách tổ chức thông tin trong máy tính.
- Làm việc với tệp và thư mục
- Làm việc với các chương trình ứng dụng, tạo đường tắt cho một ứng dụng.
- Sử dụng Control Panel để thiết đặt một số tham số hệ thống, cài đặt máy in.
- Đóng các ứng dụng và thoát khỏi Windows.

Ngày 19 tháng 10 năm 2018

KIỂM TRA 45 PHÚT <TIẾT 16>

HỆ SOẠN THẢO MICROSOFT WORD


BÀI 7: ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN <TIẾT 17, 18

I. Một số kiến thức đã biết


1. Ký tự, từ, dòng, đoạn, trang.

2. Một số quy tắc gõ văn bản


- Các dấu câu: gõ sát từ đứng trước, cách trống từ đứng sau
- Các dấu đóng mở ngoặc gõ sát từ bên trong và cách từ bên ngoài
- Phím Enter chỉ dùng để kết thúc đoạn
- Giữa hai từ chỉ dùng một cách trống
- Không sử dụng cách trống ở đầu dòng để căn lề
3. Các thao tác biên tập trong văn bản
+ Chọn ký tự, từ dòng, đoạn, trang văn bản
+ Sao chép (copy)
+ Cắt (Cut)
+ Dán (Paste)

7
4. Soạn thảo văn bản chữ việt
- Chương trình hỗ trợ tiếng việt: Vietkey, Unikey….
- Một số phông chữ tiếng việt (đã cài đặt)

II. Các chế độ hiển thị văn bản trên màn hình
Thao tác kích chuột chọn Menu View / chọn chế độ
- Normal (chuẩn): Hiển thị văn bản dưới dạng đã được đơn giản hoá
- Print Layout (Bố trí trang): Xem bố trí văn bản trên toàn trang
- Outline (Dàn dài): Xem cấu trúc một văn bản
- Full Screen (Toàn màn hình): Hiển thị văn bản trên toàn bộ màn hình
- File \ Print Preview (Xem văn bản trước khi in): Thích hợp với xem văn bản lần cuối trước khi in.
III. Thực hành
Thực hành theo nội dung SGK / 45
Bài 4 SGK

Ngày 26 tháng 10 năm 2018

BÀI 7: ÔN LẠI MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TIẾT <19>


III. Thực hành
Thực hành theo nội dung SGK / 45
BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN <TIẾT 20, 21>

* Khái niệm: Định dạng văn bản là biến đổi các phần văn bản để trình bày chúng dưới một dạng cụ
thể nào đó. Định dạng văn bản nhằm mục đích trình bày văn bản rõ ràng, nhất quán, mạch lạc và gây
ấn tượng.
* Chú ý: Có ba mức định dạng văn bản cơ bản: Ký tự, đoạn văn bản, trang. Muốn định dạng ký tự,
đoạn văn bản nào ta phải lựa chọn ký tự, đoạn văn bản đó. Hoặc chọn từ vị trí con trỏ hiện thời.
I. Định dạng ký tự
Để định dạng ký tự ta sử dụng các lệnh trong hộp thoại Font…(phông) của bảng chọn Format
hoặc các nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn (Formatting).
C1: + B1: Lựa chọn ký tự hoặc đoạn văn bản cần định dạng.
+ B2: Kích chuột vào menu Format\Font… => xuất hiện hộp thoại Font.
+ B3: Thay đổi các đặc trưng của định dạng trong các mục tương ứng:
@ Phông chữ (Font): chọn phông chữ phù hợp. Xem trước ở mục Preview.
@ Cỡ chữ (Font size): chọn các số thích hợp trong mục này hoặc nhập vào từ bàn phím các số nguyên
hoặc lẻ đến 0.5 (VD: 12pt, 13.5pt …).

@ Kiểu chữ (Font style): Bao gồm Chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân…
@ Màu sắc phông (Font Color): chỉ được hiển thị trên màn hình hoặc qua máy in màu.
@ Vị trí tương đối so với dòng kẻ: cao hơn (Superscript) hoặc thấp hơn (Subscript) trong mục
Effects.
+ B4: Nhấn Ok sau khi đã lựa chọn thích hợp cho việc định dạng.
C2: Ta có thể thực hiện một số lệnh tương ứng trên thanh Formatting.
8
II. Định dạng đoạn văn bản.
Các lệnh định dạng đoạn văn bản tác động đến toàn bộ văn bản. Để thực hiện các lệnh này ta thao tác:
+ B1: Lựa chọn đoạn văn bản cần định dạng.
+ B2: Kích chuột vào menu Format\Paragraph… => xuất hiện hộp thoại Paragraph.
+ B3: Thực hiện các thao tác:
@ Căn lề: Trong mục General chọn Alignment thay đổi các kiểu căn lề Giữa (Centered), trái (Left),
phải (Right), Căn đều hai bên (Justified)
@ Thụt lề: trong mục Indentation chọn Trái (Left), phải (Right) Special thụt lề dòng đầu tiên (First
line), By là khoảng cách thụt vào so với lề.
@ Khoảng cách đến đoạn trước và đoạn văn bản tiếp theo. Trong mục Spacing. Chọn trước (Before),
sau (Apter) khoảng cách giữa các dòng Line Spacing. Chọn các khoảng cách tương ứng: về dòng đơn
Single, gấp dòng đôi Double, gấp dòng rưỡi 1.5 line. Chọn Multiple nếu muốn khoảng cách các dòng
là lẻ. Mục At nhập các số lẻ tương ứng (1.3, 1.7 …)
+ B4: Nhấn OK sau khi đã lựa chọn thích hợp cho việc định dạng.
III. Định dạng trang văn bản.
* Khái niệm: Định dạng trang văn bản là xác định các tham số liên quan đến trìh bày văn bản và trang
in văn bản như: Kích thước trang, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in.
* Định dạng trang: Được thực hiện trong mục File\Page setup…
=> xuất hiện hộp thoại Page setup
Căn lề giấy trong Lớp Margins chọn mục Margins và lựa chọn kiểu giấy trong mục Orientation khổ
dọc (Portrait), khổ ngang (Landscape).
Chọn khổ giấy trong lớp Paper. Mục Paper chọn các khổ giấy sẽ được in ra. (A4, B5..)
IV. Thực hành
1. Nội dung thực hành.
Yêu cầu học sinh thực hành theo mẫu trong sách giáo khoa. Bài 1/51, Bài 2/52.
2. Theo tiến trình: Khởi động Ms Word, gõ văn bản theo mẫu, tuân theo các quy tắc gõ văn bản, Lưu
văn bản và kết thúc quá trình làm việc.

Ngày 2 tháng 11 năm 2018


BÀI 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN <TIẾT 22>

IV. Thực hành


1. Nội dung thực hành.
Học sinh thực hành theo mẫu trong sách giáo khoa.
2. Theo tiến trình: Khởi động Ms Word, gõ văn bản theo mẫu, tuân theo các quy tắc gõ văn bản, Lưu
văn bản và kết thúc quá trình làm việc.

BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI BẢNG TRONG VĂN BẢN<TIẾT 23,24>


1. Tạo bảng
C1: Thao tác lệnh
B1: Table\Insert\Table… Xuất hiện hộp thoại Insert Table
B2: Trong mục Table size
+ Nhập số cột trong mục Number of Columns
+ Nhập số hàng trong mục Number of Rows
9
B3: Lựa chọn một trong các mục trong phần AutoFit behavior
+ Fixed Column width: Định độ lớn cột: Auto: tự động hoặc kích chuột vào các mũi tên để nhập các
con số.
+ AutoFit to Contents: Phù hợp với nội dung.
+ AutoFit to Window: Phù hợp với cửa sổ.
B4: Chọn OK
C2: Thao tác lệnh
Nhấn vào nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ chuẩn. Chọn ô đầu tiên giữ chuột và kéo thả ra
khi vừa ý
2). Lựa chọn các thành phần của bảng.

+ Chọn ô: Đưa chuột tới vị trí góc trái phía dưới và kích chuột.

+ Chọn hàng: Đưa con trỏ chuột về đầu hàng và kích chuột.

+ Chọn Cột: Đưa con trỏ về đầu cột con trỏ dạng
+ Chọn Cả bảng: Nháy chuột vào góc bên trái phía trên của bảng con trỏ dạng

3). Thay đổi kích thước cột, hàng


+ C1: Đưa con trỏ vào đường viền của cột hay của hàng cần thay đổi độ rộng khi con trỏ dạng đối
với hàng,
đối với cột sau đó giữa chuột và kéo thả ra khi vừa ý.
+ C2: Dùng chuột kéo thả các nút
hoặc trên thước ngang và dọc.
Chú ý việc thay đổi dòng và cột chỉ xác định một giá trị nhất định phụ thuộc vào cỡ chữ.
4. Các thao tác với bảng
a. Chèn cột, hàng và ô
Table\Insert\Columns to the left: Chèn cột vào bên trái vị trí con trỏ.
Table\Insert\Columns to the right: Chèn cột vào bên phải vị trí con trỏ.
Table\Insert\Rows Above: Chèn dòng phía trên vị trí con trỏ
Table\Insert\Rows below: Chèn dòng phía dưới vị trí con trỏ.
Table\Insert\Cells… xuất hiện hộp thoại Insert Cells gồm các mục
+ Shift cells right: Chèn ô về phía phải
+ Shift cells down: Chèn ô xuống phía dưới.
+ Insert entire row: Chèn dòng
+ Insert entire column: Chèn cột
b. Xoá bảng, cột, hàng và ô
B1 : Lựa chọn bảng ô, cột hàng cần xoá
B2 : Thực hiện thao tác :
Table\Delete\Table: Xoá bảng
Table\Delete\Columns: Xoá cột

10
Table\Delete\Rows: Xoá hàng

Table\Delete\Cells…: Xoá ô. Xuất hiện hộp thoại gồm các mục

+ Shift cells left: Xóa ô và đảy dữ liệu sang trái


+ Shift cells up: Xoá ô phía dưới đẩy lên trên (Cả dòng)
+ Delete entire row: Xoá dòng
+ Delete entire column: xoá cột
* Ngoài ra sau khi lựa chọn hàng, cột: kích chuột phải xuất hiện menu lựa chọn Insert columns, rows
nnếu muốn chèn cột, dòng. Lựa chọn delete column hoặc delete rows
c. Tách một ô thành nhiều ô
B1: Chọn ô cần tách;
B2: Thao tác lệnh Table\Split Cells…
hộp thoại Split Cells xuất hiện. Nhập số cột và số hàng cần tách trong các mục Number of Columns,
Number of Rows
B3: Nhấn OK
d. Gộp nhiều ô thành một
B1: Chọn các ô cần gộp.
B2: Thực hiện thao tác Table\Merge Cells hoặc nhấn chuột phải chọn Merge Cells
5. Định dạng và di chuyển con trỏ trong bảng.
a. Định dạng văn bản trong bảng
Nhập dữ liệu vào bảng như nhập dữ liệu thông thường. để căn chỉnh nội dung bên trong của các ô so
với đường viền ta có thể thao tác. Kích chuột phải chọn Cell Alignment chọn nút phù hợp.
b. Di chuyển con trỏ trong bảng. + Alt + Home di chuyển con trỏ về đầu
Nhấn phím Tab để di chuyển con trỏ chuột sang ô kế tiếp. dòng.
+ Shift + Tab di chuyển ngược lại
+ Alt + End di chuyển con trỏ xuống cuối dòng.
Ngày 9 tháng 11 năm 2018

BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI BẢNG TRONG VĂN BẢN<TIẾT 25>

Thực hành
Hs Thực hành theo mẫu trong sgk

BÀI 10: THỰC HÀNH SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH <TIẾT 26,27>

I/ Nhắc lại lý thuyết


Học sinh theo dõi lại các nội dung đã học
II/ Thực hành
Học sinh thực hành theo yêu cầu SGK/60,61,62
Bài 1:
Bài 2:

Ngày 16 tháng 11 năm 2018

11
BÀI 10: THỰC HÀNH SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH < 28>

II/ Thực hành


Học sinh thực hành theo yêu cầu SGK/60,61,62
Bài 3:
Bài 4:

BÀI 11: MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO


NÂNG CAO<TIẾT 29,30>

I. Tạo danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự.

1. Cách tạo nhanh.


Sử dụng nút công cụ trên màn hình.
2. Định dạng chi tiết
Format -> Bullets and Numbering….
Thẻ Bulleted
Thẻ Numbered.
II/ Tạo chữ cái lớn đầu dòng

- Đặt con trỏ tại đoạn cần tạo


- Format -> Dropcap -> Dropped
- Chọn số hàng thả xuống
- Chọn khoảng cách tới văn bản
- OK
III/ Định dạng cột

- Chọn vùng văn bản cần tạo


- Format -> Colunms….
- Chọn chế độ chia
- Chọn độ rộng, khoảng cách của các cột
IV/ Sao chép định dạng
- Chọn văn bản đã định dạng
- Nhấn chuột vào biểu tượng chổi quét trên thanh công cụ (Ctrl + Shift + V)
- Quét lên đoạn văn bản cần sao chép định dạng.
V/ Thực hành
Bài 1:
Bài 2:

12
Ngày 23 tháng 11 năm 2018

BÀI 11: MỘT SỐ CHỨC NĂNG SOẠN THẢO


NÂNG CAO <TIẾT 31>

V/ Thực hành
Bài 3:
Bài 4:

BÀI 12: CHÈN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT


<TIẾT 32,33>

I/ Ngắt trang

- Đặt con trỏ vào vị trí cần ngắt


- Insert -> Break -> Hộp thoại
Page break (Ctrl + Enter): Ngắt trang
Colunm break: Ngắt cột
Đặt con trỏ vị trí cần xoá -> Delete
II/ Đánh số trang
Insert -> Page Numbers…..
Possition: Vị trí đặt
Alignments: Lề của số trang
OK
III/ Chèn tiêu đề trang
View -> Header and Footer
Nhập nội dung
IV/ Chèn các ký tự đặc biệt
Insert -> Symbol -> chọn ký tự -> chọn Insert.
V/ Chèn hình ảnh
1. Chèn toàn bộ hình ảnh
- Insert -> Picture -> From Files
- Chọn nơi chứa hình ảnh cần lấy
- Chọn ảnh -> Insert
2. Chèn một phần của tệp đồ hoạ
VI. Thực hành
Bài 1:
Bài 2:

13
Ngày 30 tháng 11 năm 2018

BÀI 12: CHÈN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT


<TIẾT 34>

VI. Thực hành

Bài 3:
Bài 4:

BÀI 13: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP <TIẾT 35,36>

I./ Tìm kiếm và thay thế


1. Tìm kiếm

Edit -> Find (Ctrl + F) -> Hộp thoại


Find what: gõ từ cần tìm kiếm
2. Thay thế

Edit -> Replace (Ctrl + H) -> Hộp thoại


Find what: Từ cần thay thế
Replace with: Từ thay thế
II/ Gõ tắt
Tool -> Autocorect (Autocorect option) -> Hộp thoại
III/ Bảo vệ văn bản
Tool -> Option -> thẻ Security (thẻ Save)
Password to Open: Mật khẩu khi mở văn bản.
Password to modify: mật khẩu để sửa chữa văn bản

IV/ Thực hành


Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:

14
Ngày 6 tháng 12 năm 2018

BÀI 13: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP <TIẾT 37>


IV/ Thực hành
Bài 4:
Bài 5:

BÀI 14: KIỂU VÀ SỬ DỤNG KIỂU <TIẾT 38,39>

I/ Khái niệm kiểu

Kiểu (Style) là một tập hợp các đặc trưng định dạng được nhóm gộp lại dưới một tên kiểu.

II/ áp dụng kiểu

B1: Đặt con trỏ vào đoạn văn bản cần định dạng.
B2: Nháy chuột mở hộp kiểu
B3: Chọn kiểu thích hợp
(normal)
III/ Lợi ích sử dụng kiểu
- sử dụng một thao tác có ngay kết quả định dạng
- thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
- Văn bản thực hiện một cách nhất quán.

IV/ Định dạng theo kiểu và định dạng trực tiếp


Thao tác nhanh: lựa chọn văn bản nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q

V/ Một số kiểu quan trọng

VI/ Thực hành


Bài 1:
Bài 2:

Ngày 12 tháng 12 năm 2018

BÀI 14: KIỂU VÀ SỬ DỤNG KIỂU <TIẾT 40>

VI/ Thực hành


Bài 3:

15
BÀI 15: CHUẨN BỊ IN VÀ IN VĂN BẢN <TIẾT 41,42>

I/ Đặt kích thước trang in

Thực hiện lệnh:


Vào File \ Page Setup...
xuất hiện hộp thoại Page Setup

II/ Xem văn bản trước khi in và in văn bản.


1. Xem văn bản trước khi in

File -> Print Preview (Biểu tượng trên thanh công cụ)
2. In văn bản
File -> Print -> Hộp thoại
III/ Thực hành

Bài 1:

Ngày 10 tháng 12 năm 2018

BÀI 15: CHUẨN BỊ IN VÀ IN VĂN BẢN <TIẾT 43>

III/ Thực hành

Bài 2:

BÀI 16: THỰC HÀNH TỔNG HỢP <TIẾT 44,45>

I/ Nhắc lại kiến thức cũ

II/ Thực hành


Bài 1
Bài 2
Ngày 23 tháng 12 năm 2018

BÀI 16: THỰC HÀNH TỔNG HỢP <TIẾT 46>

II/ Thực hành


Bài 2
ÔN TẬP <TIẾT 47>

I/ Các kiến thức cần nhớ

16
Ôn tập các kiến thức đã học

II/ Thực hành

PHẦN 4: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH.

BÀI 17: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN <TIẾT 48>


I. Ví dụ về bảng tính

II- Chương trình bảng tính


a) Giao diện:
- Màn hình dưới dạng bảng
- được chia thành nhiều cột, dòng, ô
b) Dữ liệu:

c) Khả năng sử dụng công thức:

d) Khả năng trình bày:

e) Dễ dàng sửa đổi:


f) Khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu

g)Tạo biểu đồ :

Ngày 2 tháng 1 năm 2019

BÀI 17: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN <TIẾT 49,50>

III/ Làm quen với chương trình bảng tính


1. Khởi động Excel :
- Start\ Programs\Microsoft Office\ MS Excel
 xuất hiện cửa sổ làm việc của MS Excel
2. Màn hình làm việc :

3. Các thành phần chính trên trang tính :


- Trang tính
- Cột
- Hàng
- Ô tính
- Nút tên cột
- Nút tên hàng
- Thanh công thức
- Hộp tên
- Nhãn trang tính
4. Nhập dữ liệu :
5. Lưu bảng tính và kết thúc
IV/ Thực hành
Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5:

17
BÀI 18: DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH <TIẾT 51>

I – Các kiểu dữ liệu trên bảng tính

1- Dữ liệu số :

Các con số từ 0->9, số thập phân ....

2- Dữ liệu kí tự :

chuỗi ký tự trong bảng mã ASCII

3- Dữ liệu thời gian :

Dữ liệu kiểu ngày tháng, giờ...

II– Di chuyển trên trang tính :

Di chuyển bằng các phím mũi tên, phím home, phím end, ngoài ra còn thực hiện bởi con chuột

III - Chọn các đối tượng :

IV/ Thực hành

Bài 1 :
Bài 2 :

Ngày 11 tháng 1 năm 2018

BÀI 18: DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH <TIẾT 52>


IV/ Thực hành
Bài 3 :
Bài 4 :
Bài 5 :

KIỂM TRA <TIẾT 53, 54>

Ngày 18 tháng 1 năm 2018


BÀI 19: LẬP CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH TOÁN<TIẾT 55,56>
I/ Sử dụng công thức

II/ Sử dụng địa chỉ ô và khối trong công thức.


1. Địa chỉ của ô, hàng, cột và khối

2. Nhập địa chỉ vào công thức


- Nhập trực tiếp: Gõ địa chỉ theo hướng dẫn
- Nhập bằng cách lựa chọn: Nhấn chuột vào ô cần đưa vào công thức.
III/ Thực hành
Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5:
18
BÀI 20: SỬ DỤNG HÀM <TIẾT 57 >

I/ Khái niệm về hàm trong chương trình bảng tính.


1. Khái niệm hàm
Hàm là công thức xây dựng sẵn giúp cho việc nhập công thức và tính toán trở nên dễ dàng, đơn giản
hơn.
2. Sử dụng hàm

=Tên hàm(danh sách tham số)


II/ Một số hàm thông dụng
1. Hàm Sum
=Sum ( danh sách tham số)
Vd: =Sum(a1,a2); =Sum(a1:c8); =Sum(7,8)

2. Hàm Average
=Average ( danh sách tham số)
Vd: = Average(a1,a2); = Average(a1:c8); = Average (7,8)
3. Hàm Max, Min
=Max ( danh sách tham số)
Vd: = Max (a1,a2); = Max (a1:c8); = Max (7,8)
=Min ( danh sách tham số)
Vd: = Min (a1,a2); = Min (a1:c8); = Min (7,8)
4. Hàm Sqrt
=SQRT ( danh sách tham số)
5. Hàm Today()
=Today()

Ngày 25 tháng 1 năm 2018


BÀI 20: SỬ DỤNG HÀM < 58,59>
III/ Thực hành
Bài 1: Bài 2:

Bài 3: Bài 4:

Bài 5: Bài 6:

19
BÀI 21: THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH <TIẾT 60>
I- Xoá, sửa nội dung ô tính

*Xét ví dụ:
- Ví dụ 1: Trg121
II- Sao chép và di chuyển

1. Sao chép và di chuyển dữ liệu

2. Sao chép hoặc di chuyển công thức


a) Sao chép
*Quy tắc1: Trg141

b) Di chuyển
*Quy tắc2: Trg142

III/ Địa chỉ tương đối , địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp

1) Địa chỉ tương đối:


- Cách viết:
<Tên cột><Tên hàng>
VDụ:

2) Địa chỉ tuyệt đối:


- Cách viết:
<$Tên cột><$Tên hàng>
VDụ:
*Quy tắc3: Trg143

3) Địa chỉ hỗn hợp:


- Cách viết:
<$Tên cột><Tên hàng> hoặc
<Tên cột><$Tên hàng>
VDụ:
*Quy tắc4: Trg144

Ngày 1 tháng 2 năm 2018


BÀI 21: THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH <TIẾT 61,62>

IV/ Thực hành


Bài 1: Bài 2:

Bài 3: Bài 4:

Bài 5: Bài 6:

20
BÀI 22: NHẬP, TÌM VÀ THAY THẾ NHANH DỮ LIỆU <TIẾT 63>

I/ Điền nhanh dữ liệu


1. Nút điền và thao tác với nút điền
2. Sao chép dữ liệu bằng nút điền
a) Sao chép công thức
b) Sao chép dữ liệu số
c) Sao chép dữ liệu ký tự
II/ Tìm kiếm và thay thế

Edit \ find  xuất hiện hộp thoại Find and Replace


Ngày 8 tháng 2 năm 2018
BÀI 22: NHẬP, TÌM VÀ THAY THẾ NHANH DỮ LIỆU <TIẾT 64,65>

III/ Thực hành


Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5: Bài 6:

BÀI 23: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH:


THAO TÁC VỚI HÀNG, CỘT VÀ ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU <TIẾT 66>
I/ Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng.
- Đưa con trỏ vào vách ngăn giữa hai hàng hoặc 2 cột cần thay đổi độ rộng giữ chuột kéo thả khi vừa
ý
II/ Xoá và chèn hàng hoặc cột
B1: Chọn hàng, cột cần xóa
B2: Kích chuột phải xuất hiện bảng chọn
B3: Chọn Delete
* Lưu ý: Nếu nhấn phím delete chỉ xóa dữ liệu cột hoặc hàng tương ứng
III/ Định dạng
+ Định dạng văn bản
+ Định dạng số
+ Căn chỉnh dữ liệu trong ô
1. Định dạng văn bản
Format -> cell ->Font
2. Định dạng số
Format -> cell -> Number
3. Căn chỉnh dữ liệu trong ô
Format -> cell -> Alignment
4. Định dạng một phần văn bản trong ô

21
Ngày 25 tháng 2 năm 2018
BÀI 23: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH:
THAO TÁC VỚI HÀNG, CỘT VÀ ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU <TIẾT 67,68>

IV/ Thực hành

Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: Bài 5:

BÀI 24: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH: ĐỊNH DẠNG Ô <TIẾT 69>
I/ Kẻ đường biên và tô màu nên
+ Chọn vùng dữ liệu của bảng tính cần căn chỉnh
+ Format -> Cell -> Hộp thoại
- Thẻ Border
- Thẻ Partent
II/ Gộp ô và tách các ô gộp
B1: Chọn các ô cần gộp
B2: Nhấn chuột vào nút Merge and center
Ngược lại
B1: Chọn các ô cần tách
B2: Nhấn chuột vào nút Merge and center
III/ Sử dụng thanh công cụ định dạng

Ngày 27 tháng 2 năm 2018


BÀI 24: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH: ĐỊNH DẠNG Ô <TIẾT 70, 71>

IV/ Thực hành


Bài 1: Bài 2: Bài 3 Bài 4

BÀI 25: BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH


<TIẾT 72 >
I. Một số câu hỏi gợi ý
Câu hỏi gợi ý xoay quanh các vấn đề:
Mục tiêu?
Dữ liệu?
Tính toán?
Trình bày trang tính?
II/ Ví dụ thực hành

học sinh đọc bài toán 2

22
Ngày 6 tháng 3 năm 2018
BÀI 25: BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH
<TIẾT 73,74>

III/ Thực hành


Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LOGIC <TIẾT 75>
I/ Ví dụ về tính toán có điều kiện

II/ Sử dụng hàm if


Cú pháp
If(biểu thức logic, biểu thức đúng, biểu thức sai)
Vd: = if(B3>=5,’’do’’,’’truot’’)
Công dụng
III/ Sử dụng hàm if lồng nhau
Cú pháp
If(biểu thức logic 1, bt đúng 1, if(bt logic 2, bt đúng 2, if(bt logic 3, btđúng 3, btsai)))
Chú ý: Với hàm if lồng chỉ lồng được 7 hàm if với nhau.

IV/ Hàm and(và), hàm or(hoặc)


Cú pháp
And(btđk1, btđk2,…., btđkn)
Or (btđk1, btđk2,…., btđkn)
Ngày 13 tháng 3 năm 2018
BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LOGIC <TIẾT 76,77>
V/ hàm Sumif và countif
Cú pháp
Countif(Vùng chứa đk, “Điềukiện”)
Công dụng: đếm có điều kiện trong vùng chứa điều kiện
Sumif(Vùng chứa đk, “Điềukiện”, vùng tính tổng)
Công dụng: Tính tổng có điều kiện trong vùng chứa điều kiện
VI/ Thực hành
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
KIỂM TRA <TIẾT 78>

23
Ngày 20 tháng 3 năm 2018
BÀI 27: THỰC HÀNH LẬP TRANG TÍNH VÀ SỬ DỤNG HÀM <TIẾT 79, 80>

I/ Củng cố kiến thức


II/ Thực hành

Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
BÀI 28: DANH SÁCH DỮ LIỆU VÀ SẮP XẾP DỮ LIỆU <TIẾT 81>

I/ Danh sách dữ liệu


* KN SGK/196
II/ Sắp xếp dữ liệu
Trình tự các bước để sắp xếp
+ Chọn vùng dữ liệu
+ Data -> Sort
=> Xuất hiện hộp thoại
III/ Tạo thứ tự sắp xếp mới

Ngày27 tháng 3 năm 2018


BÀI 28: DANH SÁCH DỮ LIỆU VÀ SẮP XẾP DỮ LIỆU <TIẾT 82,83>
IV/ Thực hành.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:

BÀI 29: LỌC DỮ LIỆU TỪ DANH SÁCH DỮ LIỆU


<TIẾT 84>
I/ Lọc dữ liệu từ danh sách dữ liệu
* Trình tự thực hiện
Chọn vùng dữ liệu
Data -> Filter
Xuất hiện các nút điều khiển lọc dữ liệu.

II/ Thực hành


Bài 1:

24
Ngày 3 tháng 4 năm 2018
BÀI 29: LỌC DỮ LIỆU TỪ DANH SÁCH DỮ LIỆU
<TIẾT 85,86>

II/ Thực hành


Bài 2:
Bài 3:

BÀI 30: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ <TIẾT 87>

I/ Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ

II/ Tạo biểu đồ

+ Chọn dữ liệu cần thể hiện trên biểu đồ


+ Insert -> Chart (Biểu tượng Chart Wizard)
=> Xuất hiện hộp thoại
B1: chọn dạng biểu đồ
B2: Xác định miền giá trị nếu muốn chọn miền khác
B3: Chọn các tuỳ chọn của biểu đồ
B4: Chọn vị trí đặt biểu đồ
III/ Chỉnh sửa biểu đồ
1. Chọn và thay đổi các tính chất của biểu đồ

2. Thay đổi kích thước và vị trí của biểu đồ

3. Thay đổi dạng của biểu đồ

Ngày 10 tháng 4 năm 2018


BÀI 30: BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
<TIẾT 88,89>
IV/ Thực hành
Bài 1: Bài 2:
Bài 3: Bài 4:

BÀI 31: THỰC HÀNH TỔNG HỢP <TIẾT 90>


I/ Củng cố kiến thức
II/ Thực hành

25
Bài 1:
Bài 2:
Ngày 17 tháng 4 năm 2018
BÀI 31: THỰC HÀNH TỔNG HỢP <TIẾT 91, 92>

II/ Thực hành


Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
ÔN TẬP PHẦN 4 <TIẾT 93>

Ngày 24 tháng 4 năm 2018


BÀI 32: CÁC KIẾN THỨC CHUNG VỀ MẠNG CỤC BỘ <TIẾT 94,95,96>

I/ Một số khái niệm cơ bản


1. Nhắc lại khái niệm mạng máy tính

* khái niệm sgk /223


Các loại mạng theo góc độ địa lý

+ Mạng cục bộ
+ Mạng diện rộng
+ Mạng toàn cầu
2. Mạng cục bộ

3. Các thiết bị kết nối trong mạng cục bộ.


a) Cáp mạng
b) Vỉ mạng
c) Hub
II/ Làm việc trong mạng cục bộ
1. Thế nào là chia sẻ?
2. Quyền truy cập
3. Chia sẻ máy in trên mạng
III/ Thực hành

26
Ngày 3 tháng 5 năm 2018
BÀI 33: SỬ DỤNG MẠNG CỤC BỘ <TIẾT 97,98,99>

I/ Xem các tài nguyên được chia sẻ trên mạng

Nhấn chuột phải tại My network place (network neighborhood) -> Explore
II/ Chia sẻ thư mục
1. Các bước tiến hành
+ Mạng ngang hàng
+ Mạng khách chủ
Sgk/240
2. truy cập một thư mục chia sẻ
Sgk /242
III/ Sử dụng máy in trong mạng
1. Chia sẻ máy in
Cách 1: Trong hộp thoại Printer and Faxes vào File chọn Sharing
Cách 2: Trong hộp thoại Printer and Faxes, nhấn chuột phải tại biểu tượng máy in => chọn Sharing…
2. Kết nối tới máy in mạng

IV/ Thực hành


Sgk/ 244
Ngày 8 tháng 5 năm 2018
BÀI 34: TÌM HIỂU NGHỀ <TIẾT 100, 101, 102>

I/ Sự cần thiết phải tìm hiểu nghề


1. Sự cần thiết phải tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân để lựa chọn thông tin
- Lược bỏ những thông tin phụ, thông tin mơ hồ, lấp lửng không rõ ràng, không đáng tin cậy.

2. Một số nguồn thông tin nghề nghiệp

a) Thông tin qua sách, báo


b) Thông tin qua các thông tin tuyển sinh
c) Thông tin qua tư vấn tại các trung tâm
d) Thông tin qua cha mẹ và người thân
e) Thông tin qua mạng Internet
f) Thông tin qua thực tiễn xã hội, qua các buổi giao lưu.

27
II/ Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đối tượng và công cụ lao động của nghề.

a) Đối tượng lao động của nghề

b) Công cụ lao động của nghề

2. Nội dung lao động của nghề tin học văn phòng

Sgk 248/ 249


3. Điều kiện làm việc của nghề tin học văn phòng
4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động
5. Triển vọng của nghề
6. Những nơi đào tạo nghề
a) Một số địa chỉ đào tạo
b) yêu cầu tuyển sinh

III/ Thực hành

Ngày 17 tháng 5 năm 2018

ÔN TẬP <TIẾT 103>


KIỂM TRA<TIẾT 104, 105>

28

You might also like