You are on page 1of 14

I.

Lý thuyết

1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo
vệ.

2. Cấu thành vi phạm pháp luật

a) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:

+ Hành vi trái pháp luật.

+ Hậu quả (sự thiệt hại) gây ra cho xã hội của hành vi trái pháp luật.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra
cho xã hội.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm vi phạm; công cụ,
phương tiện vi phạm, cách thức vi phạm…

b) Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm các
yếu tố:

+ Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Động cơ vi phạm.

+ Mục đích vi phạm.

Trong đó:

Lỗi: là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái
pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Khoa học pháp lý chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý được chia
thành cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý được chia thành vô ý vì quá tự tin và vô ý
do cẩu thả.
• Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng
mong muốn hậu quả xảy ra.

• Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy
không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

• Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã
hội do hành vi của minh gây ra, nhưng hi vọng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được.

• Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh xuất cẩu thả nên không nhận thấy
trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy
trước hậu quả đó.

c) Khách thể của vi phạm pháp luật

Là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ nhưng bị hành vi vi
phạm pháp luật xâm hại. Tính chất và tầm quan trọng của khách thể có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

d) Chủ thể của vi phạm pháp luật

Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là họ có khả năng
tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình trước cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.

3. So sánh các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự và kỷ
luật

+ Điểm giống nhau của các trách nhiệm pháp lý:

Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy
định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.
+ Điểm khác nhau phân biệt giữa các trách nhiệm pháp lý:

Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi phạm

hình sự hành chính dân sự kỷ luật


Khái Vi phạm hình sự Vi phạm hành Vi phạm dân sự Vi phạm kỷ luật
niệm là hành vi nguy chính là trách là sự xâm phạm là hành vi có lỗi
hiểm cho xã hội nhiệm là hành vi đến các quan hệ của chủ thể trái
được quy định có lỗi do cá nhân thân và tài với các quy chế,
trong Bộ Luật nhân, tổ chức sản được quy quy tắc xác lập
Hình sự, do người thực hiện, vi định chung trong trật tự trong nội
có năng lực trách phạm quy định bộ luật Dân sự bộ cơ quan, tổ
nhiệm hình sự của pháp luật về và quan hệ pháp chức, tức là
hoặc pháp nhân quản lý nhà luật dân sự khác không thực hiện
thương mại thực nước mà không được pháp luật đúng kỷ luật lao
hiện một cách cố phải là tội phạm bảo vệ, như động, học tập,
ý hoặc vô ý, xâm và theo quy định quyền tác giả, công tác hoặc
hại những quan của pháp luật quyền sở hữu phục vụ được
hệ xã hội quan phải bị xử phạt công nghiệp. đề ra trong nội
trọng nhất, theo vi phạm hành bộ cơ quan, tổ
quy định của chính. chức đó.
pháp luật phải bị
xử lý hình sự.

Chủ thể Cá nhân và pháp Cá nhân và tổ Cá nhân và tổ Cá nhân và tổ


thực nhân thương mại. chức. chức. chức.
hiện

Hậu quả + Thiệt hại vật + Xâm hại đến + Xâm phạm đến + Xâm phạm
chất trật tự quản lý tính mạng, sức đến quy định
nhà nước. khoẻ, danh dự, lao động và
+ Thiệt hại thể nhân phẩm, uy công cụ nhà
chất tín, tự do, tài sản, nước.
các quyền và lợi
+ Thiệt hại tinh ích hợp pháp của
thần chủ thể khác.

+ Các biến đổi


khác (trong đó có
tình trạng nguy
hiểm)
Mức độ Nguy hiểm cho Ít nghiêm trọng … …
thiệt hại xã hội hơn vi phạm
hình sự

Các hình + Phạt chính + Bồi thường + Cảnh cáo + Khiển trách
thức xử thiệt hại
lý + Phạt bổ sung + Phạt tiền + Cảnh cáo
+ Các biện pháp + Các biện pháp + Hạ bậc lương
khắc phục khắc phục
+ Hạ ngạch
+ Cắt chức
+ Buộc thôi
việc

4. Ví dụ và phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật trong
từng tình huống cụ thể

4.1. Hành vi vi phạm hành chính

a, Tình huống:

“Anh A (22 tuổi) và chị B (20 tuổi) là người yêu của nhau được một khoảng thời
gian. Anh C (23 tuổi) quen biết chị B qua mạng xã hội và tỏ ý muốn làm người yêu của
chị B và hẹn gặp chị B đi chơi vụng trộm với nhau vài lần. Khi anh A nghe tin người yêu
của mình đi chơi với người khác, nổi máu ghen tuông nên vào ngày 20/4/2021 đã tới
cổng công ty nơi anh C làm việc để chặn đánh anh C. Khi thấy anh C đi ra thì anh A chặn
xe anh C lại, chửi bới anh C và trong lúc cãi nhau đã dùng gậy gỗ đập vào chân và lưng
anh C sau đó đạp vào bụng anh C khiến anh ngã xuống đất. Công an đã tới kịp thời xử lí
và đưa anh C đi bệnh viện, anh bị bầm tím ở chân và lưng không ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tính mạng.”

b, Cấu thành vi phạm pháp luật

 Mặt khách quan:


+ Hành vi: Dùng vũ khí tấn công người khác, nhưng người bị tấn công chỉ bị
thương nhẹ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng nên đây là hành vi vi
phạm hành chính được quy định tại Bộ Luật Dân sự.
+ Hậu quả: Gây thương tích bầm tím khắp người anh C.
+ Thời gian: Ngày 20/04/2021.
+ Địa điểm: Cổng công ty nơi anh C làm việc.
+ Công cụ: Gậy gỗ.
+ Cách thức vi phạm: Dùng gậy đập trực tiếp vào chân và lưng của anh C.
+ Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả : Hành vi của anh A trực tiếp
gây thương tích cho anh C.

 Mặt chủ quan:


+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp làm anh C bị thương.
+ Động cơ: Ghen tuông vì người yêu mình có hành vi phản bội mình và muốn
cảnh cáo anh C.
+ Mục đích: Làm cho anh C sợ, tránh xa người yêu mình ra.

 Mặt chủ thể: Anh A (23 tuổi), là người trưởng thành, không có vấn đề về tâm thần,
là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật.

 Mặt khách thể: Anh A có hành vi cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe
cho người khác.

Như vậy có thể kết luận như sau: Anh A bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ – CP “phạt tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh
nhau” và phải chi trả toàn bộ tiền viện phí cho anh C.

4.2. Hành vi vi phạm dân sự.

a, Tình huống:

“A là sinh viên năm nhất, mới lên Hà Nội. A có thuê nhà của bà B, có hợp đồng
thuê nhà đầy đủ. Trong hợp đồng có ghi rõ các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của 2
bên. Hợp đồng có thời hạn trong vòng 6 tháng. Nhưng A mới ở được 2 tháng, vẫn thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, không gây hỏng hóc, vi phạm hợp đồng. Nhưng bà B đơn
phương chấm dứt hợp đồng, đuổi A đi với lí do có người khác thuê với giá cao hơn,
không báo trước cho A tối thiểu 30 ngày như trong hợp đồng quy định khiến A không có
chỗ ở bởi chưa tìm được nhà trong thời gian ngắn.”

b, Cấu thành vi phạm pháp luật

 Mặt khách quan:


+ Hành vi: Bà B vi phạm hợp đồng thuê nhà, đơn phương chấm dứt hợp đồng
khi chưa hết thời hạn với mục đích cá nhân.
+ Hậu quả: Sinh viên A bị động, không tìm được chỗ ở ngay lập tức.
+ Địa điểm: Nhà trọ của bà B.

 Mặt chủ quan:


+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: Được trả tiền thuê trọ với giá cao hơn.
+ Mục đích: Kiếm được nhiều tiền.

 Mặt chủ thể: Bà B đã trưởng thành, có nhà cho thuê và đã làm hợp đồng với A,
không có vấn đề về tâm thần, có đủ năng lực nhận thức, là người có đủ năng lực
trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

 Mặt khách thể: Bà B đã vi phạm nghĩa vụ, đơn phương chấm dứt hợp đồng và
phải thực hiện trách nhiệm dân sự là đền bù cho A như trong hợp đồng đã đề ra.
Nếu bên bà B không thực hiện đúng, bên A có quyền kiện bên bà B ra Tòa án nơi
đăng kí cư trú.

Như vậy, theo điều 132 của Bộ Luật Nhà ở 2014 và điều 428 của Bộ Luật Dân
sự 2015 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, bà B đã vi phạm do chấm dứt hợp
đồng khi chưa hết thời hạn thi hành, không báo cho bên A trước 30 ngày như trong
hợp đồng đã quy định, và bên A không vi phạm bất cứ điều luật nào trong hợp đồng
đã đề ra, do vậy bà B sẽ phải bồi thường cho bên A là 1 tháng tiền nhà, và trả lại tiền
cọc như trong hợp đồng 2 bên đã thoả thuận trước đó.
4.3.Tình huống vi phạm kỷ luật

a, Tình huống :

“Ông Thịnh Văn Oanh, nguyên Huyện ủy viên nhiệm kỳ 2005-2010, nguyên Bí
thư Đảng ủy xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, nhiệm kỳ 2015-2020 đã không trung thực
trong việc kê khai hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ; sử dụng bằng tốt nghiệp phổ thông
trung học không hợp pháp.”

b, Cấu thành vi phạm pháp luật.

 Mặt khách quan:


+ Hành vi: Không trung thực trong việc kê khai hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ,
sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả của ông Thịnh Văn Oanh.
+ Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến người khác, xâm phạm quy tắc quản lý của nhà
nước, làm mất lòng tin ở ngưòi dân, giảm chất lượng bộ máy quản lý nhà nước.
+ Thời gian: Từ năm 2005 đến năm 2010.
+ Địa điểm: Xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.

 Mặt chủ quan:


+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp vì ông Oanh đã thấy được hậu quả xã hội do hành vi
của mình nhưng vẫn để hành vi ấy xảy ra.
+ Động cơ:
+ Mục đích:

 Mặt chủ thể: Thịnh Văn Oanh là người trưởng thành, không có vấn đề về tâm
thần, là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật.

 Mặt khách thể: Thịnh Văn Oanh đã vi phạm và xem thường quy tắc quản lí của
nhà nước, đó là những quy tắc bắt buộc ông Oanh phải tuân theo.
Như vây, hành vi sử dụng bằng giả là vi phạm pháp luật Căn cứ theo Điều 16 Nghị
định 138/2013/NĐ-CP, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã quyết định cách chức tất
cả chức vụ trong Đảng đối với ông Thịnh Văn Oanh.

4.4. Tình huống vi phạm hình sự


a, Tình huống:
“Anh C sinh năm 1993, do ham chơi, lười làm nên thường xuyên bị bố mẹ là bà B
và ông T mắng chửi. Từ đó, C đã có thái độ thù hằn với bố mẹ của mình. Vào ngày
06/02/2020, sau khi ở một mình, uống hết nửa chai rượu, C nảy sinh ý định giết mẹ của
mình. Anh lấy con dao dài 23cm đã mua trước đó, cầm xuống sân nhà, lén lại gần và đâm
từ sau vào gáy của mẹ 3 – 4 nhát khiến bà tử vọng tại chỗ. Thấy vậy, em trai và bố cùng
một người hàng xóm là bà V vào can ngăn, nhưng cũng bị C tấn công lại. Hậu quả là,
cuộc tấn công của C đã khiến một người tử vong là bà B và hai người bị thương nặng là
ông T và bà V. ”

b, Cấu thành vi phạm pháp luật

 Mặt khách quan:


+ Hành vi: Dùng vũ khí tấn công, đâm chết người. Đây là hành vi vi phạm pháp
luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người.
+ Hậu quả: Một người tử vong, hai người bị thương nặng.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hành
vi của anh C trực tiếp dẫn đến cái chết và gây bị thương cho các nạn nhân.
+ Thời gian: Ngày 06/02/2020.
+ Địa điểm: Tại nhà riêng của gia đình.
+ Công cụ: Con dao dài 23cm.
+ Cách thức vi phạm: Đâm trực tiếp vào nạn nhân.

 Mặt chủ quan:


+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Động cơ: Muốn trả thù vì hay phải nghe những lời mắng chửi.
+ Mục đích: Muốn giết người.
 Mặt chủ thể: Anh C sinh năm 1993, tính đến 2020 là đã đủ 27 tuổi, không có bệnh
về tâm thần; đủ điều kiện để có năng lực trách nhiệm pháp lý. Việc uống rượu của
anh có thể nói là không ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng điều khiển hành vi
của bản thân anh.

 Mặt khách thể: Anh C đã xâm phạm quyền cơ bản của con người, cụ thể là quyền
được bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm.

Như vậy, theo điểm e điều 123: giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình; điểm m điều 123: có tính chất côn đồ, trường hợp giết người có
tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng của người khác, giết người không có nguyên
cớ hoặc giết người vì lý do nhỏ nhen, giết người một cách hung hăng, tàn bạo, coi
thương mọi người… thì anh C sẽ bị kết án tử hình.
II. Bài tập

+ Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc
miệng như sau:

“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác
nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

+ Theo Điều 650 bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những trường hợp
thừa kế theo pháp luật bao gồm:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không
có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội,
cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người
ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

+ Theo Điều 644 của Bộ Luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
+ Theo Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 về những trường hợp không được
hưởng di sản như sau:

Trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, thì
những người sau đây không có quyền được hưởng thừa kế: Bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại
di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm tính mạng người thừa kế nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ phần di sản mà người
thừa kế đó có quyền được hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản
người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm
hưởng một phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản. Tuy nhiên,
những người có hành vi này vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành
vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản.

Giải quyết tình huống:

Câu a:

Tòa án xác định 2 tỷ đồng là khối tài sản chung của cả hai vợ chồng nên sẽ
được chia đôi: ông Nam được 1 tỷ đồng; bà Mai được 1 tỷ đồng.

“Ông Nam và bà Mai thường xuyên to tiếng với nhau và nhiều lần bà Mai bị
hành hạ về thể xác”

 Ông Nam đủ dấu hiệu của người không được hưởng di sản theo điều 621,
BLDS 2015 (điểm a, khoản 1).

Tuy nhiên ông Nam chưa bị tòa kết án. Nên theo điều 644, BLDS 2015 (quy
định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc), ông Nam vẫn được

2
hưởng của một suất thừa kế theo pháp luật:
3

2 1
× ¿ 133,33 (triệu đồng)
3 5
Số tiền còn lại từ tài sản của bà Mai sẽ chia theo tỉ lệ cho mỗi anh chị nhận
được:

2 1 13
 Anh Hòa: (1− ) × ¿ =¿ 433,33 (triệu đồng)
15 2 30

−2 13 1
 Thanh = Phương = Hoa = (1 − ¿ × = 144,44 (triệu đồng)
15 30 3

Vậy: Ông Nam được 1,133 tỷ đồng.

Anh Hòa được 433,33 triệu đồng.

Thanh, Phương, Hoa mỗi người 144,44 triệu đồng.

Câu b:

TH1: Di chúc miệng hợp pháp:

2 tỷ đồng là khối tài sản chung của cả hai vợ chồng. Nên khi bà Mai chết khối
tài sản được chia đôi:

 Tài sản ông Nam: 1 tỷ đồng; tài sản bà Mai: 1 tỷ đồng.

1
Khi viết di chúc bà Mai trao cho Hoa tài sản.
2

Theo điều 644, BLDS 2015 quy định đối tượng được thừa kế không dựa vào
nội dung di chúc bao gồm: chồng, con chưa thành niên,...Những người này được hưởng

2
3
của 1 suất thừa kế, nên:

 Ông Nam, Hòa (17 tuổi), Thanh (15 tuổi), Phượng (12 tuổi): mỗi người được

2 1 2
hưởng × = tỷ ¿ 133,33 (triệu đồng).
3 5 15

Hoa hưởng phần còn lại: 466,66 (triệu đồng).

Vậy: Ông Nam được 1,133 tỷ đồng.

Hoa được 466,66 triệu đồng.

Hòa, Thanh, Phượng mỗi người 133,33 triệu đồng.


TH2: Di chúc miệng không hợp pháp

2 tỷ đồng là khối tài sản chung của cả hai vợ chồng. Nên khi bà Mai chết khối
tài sản được chia đôi:

 Tài sản ông Nam: 1 tỷ đồng; tài sản bà Mai: 1 tỷ đồng.

Chia 1 tỷ của bà Mai cho 5 người bằng nhau:

Ông Nam = Hòa = Thanh = Phượng = Hoa = 200 (triệu đồng).

Vậy: Ông Nam được 1,2 tỷ đồng.

Hòa, Thanh, Phượng, Hoa mỗi người được 200 triệu đồng.

You might also like