You are on page 1of 9

ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ 1

Đề bài:Phân tích bài thơ Ánh Trăng cuả Nguyễn Duy


Bài làm

Đầu giường ánh trăng rọi,


Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
-Lý Bạch-
Từ xưa đến nay,trăng đã là đề tài muôn thuở,là nguồn cảm hứng vô tận
cho biết bao nhà văn,nhà thơ.Ánh trăng bước vào nền văn học một cách
giản dị,mềm mại mà sâu lắng vô cùng khiến cho ta mỗi lần đọc lại cảm
thấy có cái gì thân thương,quen thuộc đến lạ. Nếu như Lý Bạch đã gửi
gắm nỗi nhớ quê hương da diết của mình vào bức tranh đêm có vầng
trăng sáng tuyệt đẹp trong “Tĩnh dạ tứ”,hay Bác Hồ kính yêu với bài thơ
“Vọng Nguyệt” -thể hiện phong thái ung dung,tâm hồn lạc quan,yêu
thiên nhiên của người chiến sĩ thì đến với Nguyễn Duy,ta lại nhìn trăng
dưới một góc độ khác:Triết lý,sâu lắng nhưng lại rất đỗi gần gũi,thân
quen.Qua đó,tác giả mượn hình ảnh ánh trăng để nhắc nhở ta nhớ về cội
nguồn của mình.Cứ như thế “Ánh Trăng” đã đi vào lòng người đọc với
bao xao xuyến!
Bài thơ ra đời năm 1978,thuộc tập thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy đã
được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.Với một hồn thơ
sâu lắng,lại thấm đẫm cái hồn của ca dao,dân ca Việt Nam,những tác
phẩm của ông không cố gắng tìm kiếm những hình thức mới mà đi sâu
vào cái nghĩa,cái tình muôn đời của người con nước Việt.Tuy “Ánh
Trăng”chỉ có vỏn vẹn sáu khổ nhưng cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
về vầng trăng như được bộc lộ một cách trọn vẹn.Bài thơ mang dáng dấp
một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian,tựa một cuốn phim
quay chậm,đưa người đọc đi ngược về từng hồi ức đáng nhớ của tác giả
với ánh trăng nghĩa tình.Đặc biệt,bài thơ lại có một nét mới:Chữ đầu của
dòng thơ,câu thơ không viết hoa.Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc
được dạt dào trôi theo dòng chày của từng trang kỷ niệm?
Bài thơ mở đầu bằng những ki ức trong quá khứ của tác giả về thiên
nhiên:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
Thoạt đầu,câu thơ như dẫn dắt người đọc trở về thời ấu thơ của tác giả
qua khung cảnh miền đồng quê giản dị,thanh bình.Bằng biện pháp nghệ
thuật liệt kê tăng cấp:”đồng,sông,bể,”,bức tranh thiên nhiên dần mở rộng
và ngày càng sinh động hơn.Điệp từ “với” giàu có biết bao như một mối
ân tình,là sự kết nối quấn quít sẻ chia,thông cảm dìu đỡ con người.Sở dĩ
tác giả không dùng từ “ở” để nói đến nơi mình từng sống thuở ấu thơ,bởi
lẽ,nếu chỉ là ở,thì con người sẽ chỉ biết đến nơi đây.Thay vào đó,Nguyễn
Duy lại vô cùng tinh tế,chọn từ “với” để thể hiện một điều rằng,dường
như từng khung cảnh mà ta được sống,được hòa mình vào đều gắn bó
với tâm hồn ta.Vậy là,ở hai câu thơ đầu,tác giả đã mở ra cả một bầu trời
tuổi thơ hạnh phúc,được tận măt ngắm nhìn vẻ đẹp kỳ thú của thiên
nhiên.Lời thơ dịu nhẹ tựa giọng nói thủ thỉ,tâm tình,như chìm đắm trong
không gian cổ tích sống động,nên thơ.Ấy thế mà,năm tháng qua
đi,những kỉ ức tuổi thơ dần trở thành hoài niệm đẹp đẽ nhưng xa xôi,chỉ
đến khi phải xa cách quê hương,cái ánh trăng mơ hồ ấy mới neo đậu vào
trí nhớ con người.Thế mới thấy được ngòi bút vô cùng tinh tế của tác
giả:ông đã khéo léo luồn từ “hồi” vào câu một ở hai câu trên,để rồi lặp
lại ở câu ba,khiến cho câu thơ như có chỗ dừng chân.Phải,đó chính là cái
dừng chân giữa ranh giới của thuở ấu thơ và lúc trưởng thành,dẫn lối soi
đường cho dòng suy nghĩ ấy không gì khác chính là ánh trăng.Tác giả
nhớ lại về thời chiến tranh khói lửa,có lẽ,trong những đêm canh gác nơi
biên ải,vầng trăng đã cùng các chiến sĩ bầu bạn,là nơi các anh trút những
tâm sự,tình cảm của mình,gửi gắm nỗi cô đơn hay nỗi nhớ quê hương
tha thiết vào trăng.Trăng đã cùng người lính vượt lên mọi tàn phá của
bom đạn quân thù nơi chiến trường hiểm ác để rồi trở thành tri kỉ.Trong
những ngày tháng chiến đấu chốn rừng xanh xa thẳm,nẻo đường hành
quân của người lính đã có ánh trăng cao khiết ấy soi sáng,nhiều đêm dần
trở thành”nẻo đường”.Trăng chia ngọt sẻ bùi,trăng đồng cam cộng khổ
với người chiến sĩ trong những đêm “rừng hoang sương muối”-Đầu súng
trăng treo (Đồng Chí-Chính Hữu),hay thậm chí kể cả trong giấc ngủ:
“Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”
-Hồ Chí Minh-
Hơn nữa,ánh trăng còn đại diện cho lý tưởng chiến đấu của cách
mạng,trăng cùng với anh lính kiên cường vươn lên,hướng đến một tương
lai tươi sáng,hòa bình:
“Và vầng trăng,vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao”
-Phạm Tiến Duật-
Nếu các tao nhân ngày xưa thường “đăng lâu vọng nguyệt”,thì nay anh
bộ đội đứng trên đồi cao,hành quân vượt núi,cũng có thể ngắm
trăng.Qua lăng kính của họ,trăng hiện hữu vô cùng dung dị,thân thương
mà vẫn đậm nét hoang sơ,mộc mạc:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Một vẻ đẹp nguyên sơ hiện lên thật bình dị,cách dùng từ sắc sảo của
Nguyễn Duy khiến cho ánh trăng thêm phần gần gũi,khi đến với
trăng,con người được là chính mình,không gì có thể ngăn cách họ hòa
mình vào thiên nhiên bạt ngàn.Bản thân cụm từ “trần trụi”khi nói sẽ
khiến cho người đọc liên tửng đến những điều không hay,nhưng dưới
bút pháp tài tình của Nguyễn Duy,trăng đã trở nên giản đơn,thân quen
biết nhường nào.”Tràn trụi”-một vẻ đẹp không trang sức,cầu kì.Ánh
trăng soi sáng cuộc đời của mỗi người,khiến họ trở trên dịu dàng và
“hồn nhiên” hơn bao giờ hết.Nhà thơ tưởng như không thể nào quên
được những năm tháng đời mình gắn bó với thiên nhiên,đất nước,với
vầng trăng trong chiến trường.Vầng trăng tri kỉ ngày nào giờ đã trở
thành vầng trăng tình nghĩa mà tác giả “ngỡ” không bao giờ quên.Một ý
thơ lay động đến tận đáy tâm hồn,từ ngữ như hồi chuông cảnh tỉnh,đánh
thức lương tâm những kẻ vô tình.Giọng thơ thấm thía như trò
chuyện,giãi bày tâm sự,nhà thơ như đang trò chuyện với mình.Từ “ngỡ”
đi cùng với cụm từ “không bao giờ” như một lời đinh ninh,nói thêm vào
cái gì đó đã đủ đầy,nặng sâu ở hai câu thơ trên,tựa chiếc cầu nối ngôn
từ,vừa khép lại vừa mở ra,tạo sức bật cho khổ thơ thứ ba tiếp nối:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”
Câu thơ đột ngột trở về hiện tại.Người đọc như bị cuốn vào mạch thơ
đầy cảm xúc của tác giả và cảm thấy có chút gì đó bàng hoàng,nó bắt
đầu bằng một khái niệm thời gian: “Từ hồi”,nhưng lần này lại chẳng
phải những ký ức rong ruổi về miền quá khứ tuổi thơ hay thời chiến
tranh ác liệt nữa mà đây là lúc mất mát đã qua đi,cuộc sống yên bình bắt
đầu.Tác giả đang phiêu bạt chốn phố thị xa hoa,đèn màu,những no
đủ,sung túc của cuộc sông mới đầy hấp dẫn đã lôi cuón ông theo cuộc
sống xoay vòng. “quen ánh điện,cửa gương”- ý thơ đánh vào tâm lý tự
nhiên của con người,luồng hào quang rực rỡ đã vô tình làm phai nhòa đi
vầng trăng tri kỉ năm xưa.Nếu như ở khổ thơ trước,tác giả đã tâm niệm
rằng sẽ không bao giờ quên người bạn thiên nhiên này, thì nay sự quên
lãng dã dần được lộ rõ.Hai hình ảnh đối lập mới thật tinh tế,khiến lòng ta
không khỏi nhói đau.Vầng trăng từ “tri kỉ” trở thành “người dưng”,biện
pháp nhân hóa và so sánh được tận dụng một cách triệt để,ánh sáng lung
linh nơi đô thị đã vô tình khiến cho con người ta không còn nhận ra
người bạn thân thương của mình ngày xưa nữa.Vầng trăng vẫn gần gũi
và thân quen như vậy,ngày ngày đi qua “ngõ” nhà ai,nhưng dưới con
măt của kẻ vô tình thì chẳng khác nào người dưng xa lạ,không một chút
quan tâm,để ý.Có lẽ nào,vào thời khắc ấm no đủ đầy nhất,con người lại
vội quay lưng lạnh nhạt với thiên nhiên?Một sự bạc bẽo đến phũ
phàng,những ký ức tuổi thơ,tháng năm đấu tranh gian khổ cùng ánh
trăng huyền ảo cứ dần mai một đi dưới ánh sáng chói lóa.Vì vậy,lời thơ
tuy có chút như một lời thú tội nhưng lại chân thành và đầy dũng cảm:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng building tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Tựa như một dòng sông,đôi lúc sẽ gặp phải thác ghềnh,quanh co,uốn
khúc,cuộc đời cũng sẽ có nhiều biến động.Mạch cảm xúc đã đến
lúc cao trào,nhân vật trữ tình đã trực tiếp bước vào bài thơ.Thật bất
ngờ và không hề có dự tính trước “đèn điện tắt”.Thứ ánh sáng hiện
đại,lấp lánh,tưởng chừng như vĩnh cửu hóa ra chỉ là nhân tạo,nhất
thời,có thể dập tắt bất cứ lúc nào,nhấn chìm con người trong bóng
đêm tăm tối.Khi thế giới xung quanh chẳng còn chút ánh sáng,con
người mới vội vã,hoảng loạn để tìm cách thoát ra khỏi cái không
khí ngột ngạt,”tối om” này.Hành động theo bản năng,con người
“vội bật tung cửa sổ”,một cách mạnh mẽ,dứt khoát tức thì như
đang kiếm tìm hơi thở tự do,một cơn gió trong lành chẳng hạn để
xua tan cái bí bách nơi phòng kín.Nhưng con người ấy đâu có
ngờ,chính vi cơ duyên này mà anh đã có dịp gặp lại người bạn
xưa.Vốn ban đàu chỉ muốn thoát khỏi sự ngột ngạt,”vội bật tung
cửa sổ”là hành động theo bản năng bình thường,thế nhưng “đột
ngột vầng trăng tròn” lại là một biến cố.Có ngỡ ngàng như thế,bối
rối như thế thì vầng trăng mới làm xuất hiện trong tâm trí con
người biết bao nhiêu cảm xúc.Vẫn tràn đầy vẹn ngyên là tình cảm
chứa chan năm nào,chẳng mảy may sứt mẻ.Hình ảnh trăng tròn
tượng trưng cho mối liên kết giữa người và trăng vẫn sâu đậm,thủy
chung như ngày nào.Chính ánh sáng tinh khôi êm dịu của ánh
trăng như ùa vào căn phòng,rọi về những ký ức tươi đẹp,hay rọi
vào chính những điều lắng đọng nhất trong tâm hồn của con người:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Hai từ “mặt” gợi lên tư thế đối diện đàm tâm,mặt nhìn mặt:mặt người
đối diện vơi mặt trăng hay như đối diện với chính tâm hồn
mình,làm cho ta nhớ lại khi xưa Bác Hồ đã từng viết:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ’
Người ngắm trăng- trăng ngắm người.Trăng và thi nhân có mối giao
cảm của những người tri kỉ,bởi thế song săt nhà tù trở nên mong
manh.Nhưng ở đây,không có song sắt hiện hữu,chỉ có hai tâm hồn
đang đối diện.Đó là nỗi xúc động không một ngôn từ nào có thể
diễn tả cho bằng hết được,một tình cảm kìm nèn bấy lâu cứ thế
tuông ra đến xót xa.Phải,bản thân tác giả cũng đã từng là một
người lính ấy vậy mà bao thổn thức giờ đây cô đọng lại nơi hàng
mi,một sự kiềm chế nghẹn ngào.Giọt nước mắt làm cho lòng người
như thuần khiết và trong sáng hơn bao giờ hết.”Có cái gì” được
chêm vào như muốn nói,xúc cảm ùa đến dồn dập quá,chính tác giả
cũn chưa rõ vì sao lại như vậy,để rồi hai câu thơ sau đã giải đáp tất
cả:Bao kỷ niệm bỗng chốc ùa về,tâm hồn thanh khiết quyện hòa
cùg thiên nhiên từ đồng,bể,sông rừng cứ thế len lỏi vào trong nỗi
niềm nhà thơ,những tháng ngày dấu yêu lần lượt hiện về trong ký
ức của tác giả,đây cũng chính là những hình ảnh ta bắt gặp ở đầu
bài thơ.Điệp từ “là” giúp ta hình dung được mảnh quá khứ ấy quay
về như thước phim tua chậm.Từ đó,khi đang đắm mình cùng kỷ
niệm xưa,nhà thơ lại thấy người bạn ngày ấy của mình,qa bao
thăng trầm của cuộc sống,vẫn chẳng hề đổi thay:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Trăng cứ im phăng phăc
Đủ cho ta giấc mình
Trăng đêm nay thật đặc biệt,”tròn vành vạnh” là đêm trăng rằm-một vẻ
đẹp tràn đầy viên mãn.Im phăng phắc là im như tờ không một
tiếng động nhỏ.Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ.Trăng bao
dung,hiền hậu,không oán hận,trách móc kẻ vô tình.Trăng hiền từ,vị
tha.Nhưng đôi khi,sự lặng lẽ ấy lại chính là sự trừng phạt nặng nề
nhất với lương tâm day dứt khôn nguôi của con người.Lời nhắc
nhở lặng lẽ mà nghiêm khắc cũng đủ làm cho nhà thơ giật
mình.Cái giật mình ở đây không phải là tự giật mình của phản xạ
mà là cái giậc mình lương tâm,giậc mình hướng thiện.Giật mình để
thức tỉnh trước một quá khứ đầy bất diệt,khiến cho ta cảm
động.Thật vậy,con người không thể sống thiếu quá khứ,không thể
không biết đứng trên quá khứ để vươn tới tương lai.Ánh trăng
chính là mối giao thoa đẹp đẽ nhất giữa hai hời khắc này.Phải nhớ
về cội nguồn để từ đó mà bước lên phí trước,đó mới là cách sống
của một con người. Học bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy,ta lại
nhớ đến một mảnh tâm tình của Tố Hữu,như thấu hiểu tâm hồn của
ông:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ ánh răng giữ rừng”
Quả thật “Văn học sinh ra là để phục vụ cho cuộc đời,xuất phát từ cuộc
đời,nhưng trang thơ đượm hơi thở cuộc sống luôn mang đến cho
người đọc những cảm xúc thảm mỹ”Với Ánh Trăng,ta được dịp trở
về quá khứ đầy hoài niệm,gợi cho ta những ấn tượng khó phai,qua
đó làm bừng sáng lên đạo lý ;”Uống nước nhớ nguồn” muôn thuở
của dân tộc
Tóm lại,qua dòng chảy đầy cảm xúc của Ánh Trăng,dưới bút pháp tài
tình của Nguyễn Duy,ta cảm nhận được một trái tim tinh tế rung
động trước những đổi thay dù là nhỏ nhất.Ngôn ngữ trong
sáng,giọng thơ tâm tình dưới dạng một câu chuyện tự bạch đã bộc
lộ về mộ triết lý sâu sắc về cuộc sống.Người đọc như một lần được
đối diện với chính mình và đồng thời giao cảm với một tâm hồn
đáng trân trọng.Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy vì đã cho ra đời một
tác phẩm mang đậm tính nhân văn và vô cùng ý nghĩa,góp phần
truyền cho mọi người bài học về lẽ sống trọn vẹn,nghĩa tình.

You might also like