You are on page 1of 10

1

Luyện đề VIỆT BẮC


Đề 1. Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc, từ đó làm nổi bật tính dân
tộc của thơ Tố Hữu.
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già
Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà long son
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình lại nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa

A. Mở bài:
“Rất chân thật
Trái tim anh đó
Chia 3 phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
Em sung sướng thế cũng nhiều anh nhỉ”
1. tác giả:
Tố Hữu nhà thơ của Đảng, của lí tưởng cộng sản, nhà thơ của những lẽ sống lớn,
những tình cảm lớn.
- Sinh năm 1920 – 2002
- Tố Hữu là người Thừa Thiên Huế
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học cha và ông ngoại đều là nhà
nho nên ngay từ nhỏ TH đã yêu văn chương đặc biệt là văn học dân gian
- Tố Hữu vốn là HS của trường Quốc học Huế, cái nôi của phong trào yêu nước và
cách mạng. ngôi trường đã đào tạo nên nhiều nhà chính trị lỗi lạc như Nguyễn Ái
Quốc, Võ Nguyên Giáp. Có lẽ vì thế ông sớm được giác ngộ cách mạng và kết nạp
Đảng khi mới 18 tuổi
TH là nhà thơ cách mạng.
 PC thơ TH:
2

- Thơ TH đậm chất trữ tình chính trị, nhà thơ của những lẽ sống lớn, tình cảm
lớn: tình yêu Đảng, yêu lí tưởng sộng sản, yêu đất nước
- Thơ TH mang đậm chất sử thi, nhà thơ thường viết về những sự kiện trọng đại có
ý nghĩa với cả đất nước và dân tộc
- Giọng thơ ân tình ngọt ngào: Với quan điểm thơ là chuyện đồng điệu giữa nhà
thơ và độc giả nên lời thơ của TH luôn giống như những lời tâm tình ngọt ngào.
- Đậm chất dân tộc: Th sử dụng nhuần nhuyễn và tài hoa thể thơ lục bát, thể thơ
truyền thống của DT; sử dụng nhiều chất liệu văn học dân gian: câu thơ của TH lấy
ý từ ca dao, nhiều câu thơ tựa như cao dao, nhờ thế mỗi vần thơ của TH gần gũi và
thân thương với mỗi tâm hồn độc giả.
* Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng…
2.Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: Việt Bắc viết về một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử
dân tộc và đời sống của cộng đồng. Năm 1954, Pháp thua trận ở ĐBP và buộc phải
kí hiệp định Giơ – ne – vơ công nhận hòa bình ở miền BẮC Vn và rút quân về
nước. Cơ quan trung ương vì thế chuyển từ chiến khu VB về thủ đô HN. Đây là
cuộc chia tay lịch sử giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân VB và quê hương cách
mạng. Đó là cuộc chia tay giữa những người đồng chí, những người bạn đã cùng
nhau chia sẻ bao khó khăn gian khổ, bao mất mát hi sinh từ những ngày đầu của
cuộc kháng chiến gian nan đến ngày toàn thắng vẻ vang. Giữa cán bộ và nhân dân,
giữa Đảng, Nhà nước và quê hương cách mạng Việt Bắc là bao kỉ niệm bao ân tình
vì thế cuộc chia tay ấy đầy lưu luyến, đầy bịn rịn và có biết bao điều cần nhắn nhủ.
*Tứ thơ: nhà thơ TH mượn cuộc chia tay của những lứa đôi để nói về cuộc chia tay
của những người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng. Tứ thơ có tác dụng
làm nổi bật tình nghĩa sự gắn bó sâu nặng giữa cán bộ và ND ; Vấn đề có tính chất
chính trị lịch sử đã được thể hiện bằng hình thức của câu chuyện lứa đôi, tạo sắc
thái và giọng điệu trữ tình cho bài thơ; khiến bài thơ chính trị nhưng không khô
khan trái lại hấp dẫn người đọc.
* Kết cấu:
- Cùng với một tứ thơ độc đáo là một kết cấu đặc biệt, kết cấu theo kiểu đối đáp.
lối kết cấu đối đáp gợi sự lưu luyến khôn nguôi giữa kẻ ở và người đi.
3. Nội dung và vị trí của đoạn trích
- Đoạn thơ được trích dẫn là khổ 3 bài thơ VB
3

- Đây là những câu hỏi xao xuyến nhớ thương của đồng bào Vb với cán bộ kháng
chiến: người về có nhớ VB, nhớ chiến khu cách mạng, nhớ những ngày kháng chiến
gian khổ, nhớ đồng bào. Đây cũng là lời tự nhắn nhủ của người cán bộ về xuôi về
nghĩa tình cách mạng thủy chung.
II. Thân bài
1.Cảm nhận chung về cả đoạn thơ.
- Nếu ở khổ thơ đầu, câu hỏi người đi có nhớ mới chỉ hướng tới quá khứ 15 năm ấy một
cách khái quát ( Mình về mình có nhớ ta 15 năm ấy thiết tha mặn nồng) thì ở đoạn thơ này
nỗi nhớ được gợi nhắc với những kỉ niệm thật cụ thể và xúc động về thiên nhiên, về con
người, về những kỉ niệm kháng chiến…Việt Bắc hiện lên thật sống động từ sự khắc nghiệt
của thiên nhiên ( mưa nguồn suối lũ) cho đến đời sống kháng chiến gian khổ ( miếng cơm
chấm muối), từ những vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào miền núi ( hắt hiu lau xám đậm đà
lòng son) cho đến những trang sử hào hùng vẻ vang của DT ( Tân Trào, Hồng Thái mái
đình cây đa)
2. Người đi có nhớ thiên nhiên VB
Mở đầu cho chuỗi tâm sự, cho niềm thương nhớ của đồng bào Việt Bắc là câu hỏi
khắc khoải nhớ thương: người đi có nhớ chăng thiên nhiên Vb, núi rừng VB.

Mình đi có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
VB hiện lên thật chân thực với những từ ngữ, hình ảnh gợi tả thiên nhiên, khi hậu thời tiết
khắc nghiệt; rất đặc trưng của miền núi rừng.
+ Mưa nguồn:“nguồn” gợi tả cơn mưa lớn, mưa sầm sập kéo đến, mưa ào ạt như
trút và kéo dài tưởng như không dứt; núi rừng quay cuồng và bị bửa vây trong nước
lũ.
+ “Suối lũ”:những dòng nước lũ cuồn cuộn, dữ dội cuốn phăng tất cả nhưng gì đi
ngang qua từ con người đến những ngôi nhà, thậm chí cả những bản làng.
+ Từ “mây mù” đã được héo léo tách đôi: “những mây cùng mù”, tô đậm cảm giác
âm u. VB bao phủ trong mây đen vần vũ, trong sương mù dày đặc, trời đất tối sầm
hứa hẹn những trận mưa khủng khiếp sẽ trút xuống núi rừng.
BPTT:
+ Liệt kê: trong 1 câu thơ 8 chữ, nhà thơ liệt kê liên tiếp nhiều hiện tượng thời tiết
cực đoan: mưa nguồn, suối lũ, mây, mù khiến thời tiết VB hiện ra vô cùng khắc
nghiệt đáng sợ.
4

+ Ẩn dụ: mưa nguồn, suối lũ, mây, mù không chỉ là hình ảnh tả thực hiện tượng thời
tiết mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho những ngày đầu kháng chiến đầy khó khăn gian
khổ. Câu thơ trở thành lời nhắn nhủ người đi về nghĩa tình cách mạng: người đi
đừng quên những ngày kháng chiến gian khổ đã qua, đừng quên 9 năm chống P hi
sinh mất mát, đừng quên “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt. Máu
trộn bùn non”
2. Mình về có nhớ chiến khu
Cặp lục bát mở đầu nhắc nhớ về VB với hình ảnh thời tiết khắc nghiệt và thiên
nhiên hùng vĩ dữ dội, trong 2 câu thơ tiếp theo nỗi nhớ hướng về chiến khu căn cứ
địa cách mạng Việt Bắc.
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
+ Miếng cơm chấm muối: là hình ảnh hoán dụ gợi nhớ đến cuộc sống khó khăn,
thiếu thốn trăm bề của NDVB của cán bộ CM, của bộ đội trong kháng chiến chống
P. Người xưa vẫn nói: có thực mới vực được đạo, lương thực, thực phẩm là những
điều kiện thiết yếu cần thiết, cấp thiết vậy mà trong kháng chiến chống P quân ta
thiếu thốn vô cùng. Nhưng đối lập với hoàn cảnh khó khăn, hay những thiếu thốn về
vật chất ấy là tấm lòng yêu nước, và tinh thần CM kiên trung bất khuất cuả ND.
Mối thù nặng vai chính là lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt. Vì
thế nhớ tới chiến khu cách mạng chính là nhớ tới những ngày kháng chiến gian khổ
và đồng bào VB kiên trung yêu nước căm thù giặc. Câu thơ trở thành lời nhắn nhủ,
nhắc nhở về nghĩa tình cách mạng, về lòng biết ơn của cán bộ của Đảng và nhà
nước với nhân dân VB và quê hương cách mạng.
3. Nỗi nhớ trong tâm hồn người ở lại.
Bao nhiêu yêu thương, nhung nhớ của đồng bào Vb với cán bộ về xuôi không chỉ
được gợi tả gián tiếp qua những câu hỏi hay những lời nhắn nhủ người đi mà còn
được giãi bày trực tiếp.
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già

- Người Vb không chỉ căm thù giặc và có lòng yêu nước sâu sắc, mãnh liệt mà còn
vô cùng gắn bó với cán bộ kháng chiến. Với họ người cán bộ kháng chiến không chỉ
là những người đồng chí mà còn là anh em, là bè bạn, là tri kỉ. Chính vì thế khi chia
tay người cán bộ kháng chiến về xuôi người ở lại ngẩn ngơ, thẫn thờ vì thương nhớ.
5

Mình về rừng núi nhớ ai câu thơ mang hình thức câu hỏi nhưng mục đích
không phải để hỏi mà để diễn tả nỗi nhớ thương mênh mang, vô tận trong lòng
người ở lại. Rừng núi là hình ảnh hóa dụ chỉ chỉ ND VB, còn ai, một đại từ có tính
chất phiếm chỉ gọi người đi. Đại từ” ai” là chất liệu văn học dân gian được TH học
tập từ ca dao. Trong ca dao “ai” thường được vang lên đầy trìu mến để gọi người
yêu, người thương mến.
Khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất.
Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt…
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
“ai” vì thế gợi lên bao tình cảm mến thương giữa cán bộ và nhân dân; khiến nỗi nhớ
của nhân dân VB với người cán bộ về xuôi da diết, sâu nặng tựa như nỗi nhớ trong
tình yêu, tựa như nỗi nhớ người yêu. Nỗi nhớ càng đậm sâu nghĩa tình cách mạng
càng sâu sắc, gắn bó.
+ Nỗi nhớ thương không chỉ chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn kẻ ở người đi mà dường
như lan tỏa và thấm sau vào cả núi rừng, cỏ cây. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa:
rừng núi nhớ ai gợi lên nỗi nhớ mênh mang. Nỗi nhớ thương ấy khiến con người
ngẩn ngơ và núi rừng dường như cũng hoang phế: trám bùi để rụng mang mai để
già
+ Trám bùi, măng mai là những đặc sản ngon quý của người VB nhưng vắng
người tri kỉ, Tất cả trở nên vô nghĩa. Kết cấu câu trùng điệp (trám bùi để rụng để
rụng, măng mai để già để già). Trám bùi để trên cây không ai hái, rụng xuống đất
không ai nhặt, măng mai để già hoang phí giữ rừng sâu; cuộc sống như ngưng trệ,
núi rừng VB như hoang phế sau lưng người đi.. Và sau tất cả những cảnh tượng ấy
là nỗi buồn đến ngẩn ngơ, nỗi trống vắng, hụt hẫng trong lòng người ở lại. Câu thơ
là lời bộc lộ tâm sự, nỗi nhớ những cũng là lời nhắc, người đi đừng quên tấm chân
tình của người ở lại.
4. Người đi có nhớ con người VB
“9 năm làm 1 Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, trong chiến
thắng ĐBP lịch sử, trong chiến công của cả dân tộc có công lao lớn của đồng bào
VB. Vì vậy trong tâm hồn người cán bộ kháng chiến về xuôi đâu chỉ có nỗi nhớ mà
là cả lòng biết ơn vô tận với đồng bào.
- Mình đi có nhớ những nhà
6

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son


- “Nhà” là hình ảnh hoán dụ chỉ ND VB, câu thơ là lời nhắn nhủ người CB kháng
chiến về xuôi đừng quên ND VB.
- Bằng sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, bằng sự khéo léo tài hoa trong cách kết
hợp nhiều BPTT, nhà thơ TH đã tạo nên những vần thơ vừa hình tượng vừa hàm
súc. “Hắt hiu lau xám” trước hết là hình ảnh tả thực thiên nhiên núi rừng VB,
những vùng núi hẻo lánh, những không gian tiêu sơ, hoang vắng đồng thời cũng là
hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho cuộc sống nghèo khổ của ND, biểu tượng cho những
khó khăn thử thách trên con đường hoạt động CM. Nhưng dù nghèo khổ, dù kháng
chiến gian khó, hi sinh, ND VB vẫn kiên trung một lòng theo Đ theo CM. Biện pháp
nghệ thuật đối hắt hiu lau xám / đậm đà lòng son, hay sự tương phản đối lập giữa
hoàn cảnh khó khăn và tấm lòng thủy chung son sắt, càng tô đậm vẻ đẹp tâm hồn
của NDVB.
5. Nhớ những ngày kháng chiến
Nhắc tới cuộc kháng chiến chống Pháp, nhắc tới VB không thể nào quên những kỉ
niệm kháng chiến, những mốc son chói lọi trong lịch sử Đảng, trong lịch sử dân
tộc.
Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng N thuở còn Việt Minh
M đi M có nhớ mình,
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
Câu hỏi của người ở lại gợi nhớ đến những ngày kháng chiến, từ buổi đầu
nhiều gian khổ, khó khăn thiếu thốn đến những mốc son chói lọi, những thắng lợi
vẻ vang. + Cây đa Tân Trào là nơi khai sinh, nơi xuất của quân đội NDVN;
+ Đình Hồng Thái là nơi diễn ra cuộc họp quan trọng trong lịch sử DT: họp quốc
dân đại hội, thành lập UBDT giải phóng và phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước, để rồi sau đó bác Hồ đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra
nhà nước VN dân chủ cộng hòa.
-> Qua những câu thơ này, TH đã giúp người đọc lí giải cội nguồn của mối ân tình
sâu nặng giữa NDVB và CBKC. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng
khổ. Chính sự chia sẻ, đồng cảm trong quá khứ ấy đã tạo nên sự gắn bó sâu sắc
trong hiện tsị và nghĩa tình thủy chung trong tương lai.
7

6.Trong nhưng lời nhắn nhủ của NDVB với người cán bộ về xuôi, có một điều
nhắn nhủ hết sức hệ trọng: người đi đừng quên VB, đừng quên ND và nhất là
đừng đánh mất chính mình:
Mình đi mình có nhớ mình?
- Mình đi mình có nhớ mình đây là một câu hỏi đa nghĩa tùy vào cách hiểu của từ
mình ở cuối câu thơ.
- “ Mình” trước hết là người ở lại là NDVB, câu hỏi xao xuyến một nỗi nhớ
nhung, và khắc khoải một niềm trăn trở. Đây cũng là nỗi trăn trở bắt gặp trong cả
bài thơ: người cán bộ kháng chiến về xuôi, về với ánh đèn thành phố về nơi phồn
hoa, nơi phố thị tấp nập đông vui có còn nhớ ta không có còn nhớ những tháng năm
kháng chiến gian khổ.
- Chữ “ mình” cũng có thể hiểu là người đi, câu thơ lúc ấy trở thành lời nhắn nhủ
người đi: đừng quên chính mình, đừng đánh mất chính mình, quên những ngày
tháng chiến đấu gian khổ và hi sinh. Lời nhắn nhủ, nỗi trăn trở ấy bắt nguồn từ thực
tế, con người ta khi sống trong yên ấm hạnh phúc dễ quên những tháng ngày gian
khổ, quên những nghĩa tình đậm sâu, quên những người đã cùng mình chi ngọt sẻ
bùi. Và nếu đánh mất quá khứ, con người sẽ không biết trân trong thực tại và bước
tiếp theo họ sẽ trượt dốc rồi đánh mất tương lai. Đến đây ta thấu hiểu vì sao TQT đã
viết nên bài Hịch Tướng sĩ để nhắc nhở quân sĩ, không được ngủ quên trong niềm
vui chiến thắng mà mất cảnh giác với quân thù.
7 Nghệ thuật:
- Xuyên suốt khổ thơ là những câu hỏi: mình đi có nhớ, mình về có nhớ. Những
câu hỏi vang lên dồn dập, gấp gáp bởi nỗi nhớ đang trào dâng, bởi giờ phút chia tay
đang đến gần.…Những câu hỏi của người ở lại chính là lời nhắc nhở với người đi
hãy nhớ về những ân tình CM. Bởi con người thói thường khi gian khổ thì bền chặt
nhưng khi sung sướng hạnh phúc lại dễ quên những đắng cay, gian khó đã qua.
- Điệp ngữ: mình đi có nhớ, mình về có nhớ tạo nên sự đăng đối, nhịp nhàng giữa
các cặp lục bát, tạo nên giọng điệu ngân nga, dìu dặt, ngọt ngào cho đoạn thơ. Nhịp
điệu trữ tình ấy cũng góp phần bộc lộ nỗi xao xuyến trong lòng người ở lại.
- Đoạn thơ có sự vận dụng sáng tạo các chất liệu văn học dân gian: “ai, mình”,
vốn là những đại từ quen thuộc trong ca dao, thường để gọi những người yêu nhau.
Vận dụng những đại từ ấy, nhà thơ TH càng làm nổi bật mối quân hệ gắn bó sâu
nặng nghĩa tình giữa cán bộ và nhân dân; đồng thời tạo nên chất trữ tình và giọng
điệu ngọt ngào cho tác phẩm.
II. Phân tích làm sáng tỏ tính dân tộc đậm đà
1. Giải thích khái niệm tính dân tộc
8

- Dân tộc là thuộc tính của văn học, nền Vh nào cũng có tính DT, VH của mỗi dân
tộc lại có 1 đặc điểm riêng.
- Tính dân tộc trong văn học thể hiện ở mỗi liên hệ giữa văn học và dân tộc
- Tính dân tộc thể hiện ở những đặc điểm, những yếu tố tương đối bền vững ở sáng
tác văn học của một dân tộc; nó được hình thành, phát triển trong quá trình phát
triển của nền văn học dân tộc ấy.
- Biểu hiện:
+ Nội dung:
 Phong cảnh thiên nhiên mang đặc trưng của một đất nước, một dân
tộc
 Con người mang vẻ đẹp đặc trưng về ngoại hình hoặc tính cách của
một dân tộc
 Cuộc sống: mang tư tưởng, quan niệm, lối sống đặc trưng cho một
dân tộc
+ Hình thức:
 Ngôn ngữ
 Giọng thơ
 Kết cấu
 Chất liệu văn học
2. Phân tích, chứng minh:
(1) Nội dung
a. Thiên nhiên:
- Thơ TH đậm chất dân tộc. Chất dân tộc đậm đà ấy trước hết thể hiện ở những
bức tranh thiên nhiên mang đậm đặc trưng của núi rừng VB
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Thiên nhiên VB hùng vĩ dữ dội nên thời tiêt khí hậu vô cùng khắc nghiệt, mùa
đông buốt giá, mùa mưa thác lũ. Người xưa thường nói : mưa nguồn, chớp bể.
Những trận mưa nguồn khủng khiếp, những dòng nước lũ cuồn cuộn gào thét,
bầu trời u ám với mây đen vần vũ là những hình ảnh thiên nhiên đặc trưng ở
miền núi cao VB. TN VB còn hiện lên với những sản vật rất đặc trưng của vùng
miền: trám bùi, măng mai
b. Con người:
9

- Đồng bào VB cũng hiện lên với những vẻ đẹp tâm hồn rất điển hình và đặc
trưng cho vẻ đẹp tâm hồn người VN, những con người yêu nước, kiên trung, một
lòng theo Đảng theo cách mạng cho dù phải chịu bao khó khăn gian khổ, bao hi
sinh mất mát: “Mình đi có nhớ những nhà, hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” sự
đối lập giữa “hắt hiu lau xám” và “đậm đà lòng son” là sự đối lập giữa hoàn
cảnh kháng chiến khó khăn, gian khổ hi sinh và tấm lòng yêu nước bất khuất
thủy chung của đồng bào VB.
c. Cuộc sống
- Chất dân tộc đậm đà thể hiện ở tư tưởng, lối sống của dân tộc. Bao đời nay
uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây trở thành đạo lí sống của dân tộc.
Lối sống tình nghĩa ấy được thể hiện đậm nét trong tình cảm nhớ thương của cả
kẻ ở và người đi. Đồng bào VB nhớ thương người đi nên tha thiết hỏi và nhắn
nhủ người đi hãy nhớ về VB, về đồng bào về những ngày kháng chiến. Những
câu hỏi của người ở lại cũng chính là lời tự nhắn nhủ của người CB về xuôi, các
đồng chí sẽ không quên công ơn của nhân dân VB với chính mình, vói cả đất
nước và dân tộc.:
(2) Hình thức:
- Ngôn ngữ: sử dụng vốn ngôn ngữ mộc mạc, giản dị từ kho từ vựng quen thuộc
của nhân dân: đậm đà lòng son, để rụng, để già, trám bùi, măng mai khiến lời
thơ gần gũi thân thương biết bao với mỗi người đọc.
- Kết cấu: Bài thơ VB đã học lối kết cấu đối đáp từ ca dao. Trong ca dao có biết
bao bài ca là lời đối đáp giữa 1 chàng trai và 1 cô gái; giữa kẻ ở và người đi. Kết
câu đối đáp khiến VB trở nên quen thuộc và thân thương như một bài ca dao,
như một khúc dân ca, đặc biệt tạo nên chất trữ tình lai láng cho một bài thơ chính
trị vốn khô khan.
- Tứ thơ: TH đã mượn cuộc chia tay của một lứa đôi trong 1 bài dân ca, trong 1
câu ca dao để viết về cuộc chia tay giữa đồng bào VB và CBKC. Cái giùng giằng
người ơi người ở đừng về đã được khéo léo đưa vào VB để diễn tả tình cảm lưu
luyến của đồng bào với cán bộ về xuôi. Cùng với kết cấu đối đáp tứ thơ này đã
tạo nên chất trữ tình cho bài thơ.
- Đại từ mình – ta – ai được sử dụng vô cùng linh hoạt. Đây là những đại từ TH
học tập từ ca dao.
10

+ Mình đi mình có nhớ mình. Mình có khi là người đi, mình có khi lại chính là
người ở lại; cách sử dụng biến hóa ấy khiến câu thơ của TH mộc mạc mà lung
linh, đa sắc.
+ Mình và ta trong ca dao là đại từ gọi 2 người yêu nhau hoặc 1 cặp vợ chồng,
lấy mình và ta để gọi cán bộ kháng chiến và đồng bào, nhà thơ TH đã làm nổi
bật sự đoàn kết, gắn bó yêu thương giữa cán bộ cách mạng và nhân dân
+ Kế thừa sáng tạo và thành công thể thơ lục bát của dân tộc. Thơ lục bát của Tố
Hữu đạt đến độ nhuần nhuyễn tự nhiên như lục bát truyền thống.
Vận dụng thành công cách ngắt nhịp 4/4 ở câu bát của ca dao, tạo nên
những tiểu đối nhịp nhàng, cân xứng: hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son; trám
bùi để rụng/ măng mai để già…tạo nên giọng điệu ân tình tha thiết cho lời thơ.
Sáng tạo thành công, tạo ra thơ lục bát hiện đại với cách gieo vần 2/4 trong
câu lục: mình đi/ có nhớ những nhà; mình về/ có nhớ núi non; cách ngắt nhịp kết
hợp với điệp từ, điệp cấu trúc câu thơ tạo nên nhịp thơ trao liệng như lời ru ngọt
ngào.
=> Có thể thấy thơ TH đậm đà tính dân tộc từ nội dung cho đến hình thức nghẹ
thuật, từ hình ảnh, từ ngữ cho đến tư tưởng, cuộc sống. Đó là một trong những
điều làm nên sự bất hủ của thơ ca Tố Hữu, khiến thơ TH, thơ chính trị mà trữ
tình lai láng, mà chạm đến sâu thẳm tâm hồn người đọc, người nghe.
C.Kết bài
Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Nếu coi văn học nghệ thuật là một
mặt trận thì Tố Hữu là người anh hùng trên mặt trận ấy. Nếu coi văn chương là
vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng thì thơ TH đã hoàn thành sứ
mệnh thiêng liêng ấy. Không những thế những vần thơ của TH về Đảng, về đất
nước, về Bác Hồ sẽ sống mãi cùng năm tháng và bồi đắp tâm hồn của bao thế hệ
người Việt Nam.

You might also like