You are on page 1of 17

PHẦN MỘT: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

PHẦN HAI: CTXH CÁ NHÂN VỚI TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Trường hợp cụ thể:

“Em T 18 tuổi. Hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT Kỳ Sơn, Hòa Bình. Mẹ
em là một người đàn bà tha phương cầu thực từ đâu tới Kỳ Sơn. Bà không có anh
em, họ hàng thân thích. Hàng ngày chỉ biết đi mò cua bắt ốc ngoài đồng về bán
lấy tiền mua gạo. Chị miệt mài lao động kiếm sống. Cuộc sống của chị gặp nhiều
khó khăn và thiếu thốn. Không may trong một lần đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, chị
đã bị một gã say rượu cưỡng hiếp và mang thai. Cuộc sống của một người đã khó
nay lại đèo bòng thêm một người nữa càng làm tăng sự thiếu thốn lên gấp bội.

Bà của T là một bà lão góa bụa, mù lòa, già yếu, gặp mẹ T và hai người sống với
nhau, xem nhau như mẹ con. Do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, lao động nặng
nhọc mà mẹ T sau khi sinh em được một thời gian thì qua đời, để lại hai bà cháu
côi cút trong căn lều nhỏ rách nát ngoài đồng, ngày qua ngày nương tựa vào nhau
mà sống. Trong túp lều chỉ có vỏn vẹn một chiếc chõng tre, tối đến bà nằm một
bên còn em một bên thức để học bài. Em chăm học và học giỏi. Thấy tình cảnh
khốn khó của hai bà cháu, chính quyền địa phương đã làm đơn cho em được vào
sống tại trung tâm Công tác xã hội Hòa Bình. em T vào trung tâm học được học
sinh giỏi nhiều năm liên tiếp. Cuộc sống tuy đỡ khổ hơn trước nhưng lúc nào e
cũng nhớ về bà. Mỗi khi có được nghỉ hè hoặc có dịp được về chơi thăm nhà, T
đều chăm chỉ phụ giúp bà công việc ở nhà. Một thời gian sau đó, bà của T qua đời
vì tuổi cao sức yếu. Em buồn vì mất đi chỗ dựa tinh thần. Em thay đổi bản thân
theo hướng tiêu cực, giả vờ quên đi quá khứ trước đây của mình. Em học hành
cểnh mảng, hay bỏ học, tụ tập bạn bè với các bạn xấu rồi đánh nhau. Học lực của

1
em giảm sút. Các bạn xa lánh em dù em đá bóng giỏi và có tài làm thủ lĩnh trong
đám bạn bè”.

I. Phương pháp, kỹ thuật, lý thuyết can thiệp


1. Phương pháp công tác xã hội với cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người
thông qua mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã hội cá
nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc
trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức
năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan
đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy.
2. Các lý thuyết áp dụng
a. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân
chủ. Nó còn được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ. Những hệ
thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ
thống xã hội.
Áp dụng vào trường hợp của em T cho thấy, tồn tại xung quanh thân chủ là
các hệ thống lớn bé khác nhau, đó là hệ thống bạn bè, hệ thống trường lớp, hệ
thống của trung tâm Công tác xã hội... những hệ thống này góp phần rất lớn vào
cuộc sống và nhận thức của em.
Thực tế tìm hiểu cho thấy : ngoài hệ thống trường lớp, thì ngay tại trung
tâm, trong nhà C1 có hai mẹ chăm sóc và dạy dỗ T. Ở đây, em được hưởng sự ưu
đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhận tình thương, được có một
mái ấm, có anh, có chị, có em,... không chỉ có vậy, bên cạnh bạn bè trong nhà C1,
có hai em Hải và Hoa là hai người có thể tác động đến em T nhiều nhất. Em Hải là
học sinh lớp 12, học lực vào loại khá, luôn là người anh mẫu mực trong trung tâm,
2
luôn nhường nhịn các em khác. T thường nghe những lời khuyên của Hải. Với em
Hoa – em giữ vị trí  ‘‘ nhà trường’’, là học sinh giỏi, là người chị gương mẫu trong
trung tâm. Kế hoạch trị liệu đưa ra là sẽ tìm trợ giúp từ hai em nhưng do em Hoa
đang bị ốm nên nhờ em Hải tác động tích cực đến thân chủ của mình. Qua hai
tháng trị liệu cho thân chủ và kết quả mang lại rất khả quan. Thân chủ đã có những
thay đổi tích cực. Em chăm học hơn, ít ức hiếp các em nhỏ hơn., ít bỏ học ở trường
hơn.
b. Thuyết nhận thức – hành vi
Mọi hành vi đều xuất phát từ sự nhận thức của con người. Nhận thức đúng
sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi. Vì vậy, để thay
đổi hành vi, chúng ta đòi hỏi phải thay đổi nhận thức.
Trường hợp thân chủ là em T, hành vi của em hiện nay đều được xem là lệch
chuẩn. Em thường hay bỏ học, đánh bạn, ức hiếp em nhỏ tuổi hơn mình,... đó là
những hành vi không đúng với chuẩn mực mà xã hội đưa ra. Hành vi đó được bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để thay đổi những hành vi không đúng của
em, nhân viên CTXH đã tiến hành trò chuyện, động viên dần đưa ra những lời
khuyên đúng đắn cho em thấy rằng em hành động như vậy là không đúng để từ đó
em thay đổi lại hành vi của mình.
3. Các kỹ năng áp dụng
a. Kỹ năng thu thập thông tin
Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích. Quá trình thu thập thông
tin phải giải đáp cụ thể các câu hỏi: Thông tin này thu thập để làm gì, phục vụ cho
công việc gì, liên quan đến những khía cạnh nào của vấn đề? Thu thập và xử lý
thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.
Để lập kế hoạch và ra quyết định, thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông
tin dự báo cần phải được thu thập và xử lý, giúp nhận diện đúng bối cảnh tồn tại,

3
các yếu tố tác động đến tổ chức, những vấn đề tổ chức cần đối mặt, nhận diện đúng
đối tượng, điều kiện bảo đảm thực hiện của quyết định. Trong các hoạt động này,
quá trình thu thập và xử lý thông tin có liên hệ với mật thiết với nhau. Thông tin
thu thập thiếu sẽ không giúp nhận diện được bản chất, quy luật của vấn đề. Thông
tin thu thập đầy đủ nhưng thiếu kỹ năng xử lý cũng sẽ làm giảm ý nghĩa của thông
tin, không đem lại cơ sở khoa học vững chắc cho quá trình lập kế hoạch và ra
quyết định.
b. Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là một công cụ cơ bản của công tác xã hội cá nhân . Lắng nghe
tích cực , chú tâm là mục đích nhắm đến. Mục đích là hiểu lời nói và cảm nghĩ của
người nói càng chính xác càng tốt, việc tập trung tinh thần để lắng nghe là cần
thiết. Người nghe phải chú ý đến những gì được nói ra, những gì không được nói
ra và những gì được đề xuất. Lắng nghe, vì vậy, trở thành một hoạt động được thực
thi một cách có ý thức đối với nhân viên xã hội. Nó còn là một khía cạnh thực hành
nguyên tắc chấp nhận.
c. Kỹ năng quan sát
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống và
trong bối cảnh của công tác xã hội cá nhân, mục đích là sử dụng những dữ kiện
quan sát được để hiểu thân chủ và hoàn cảnh của anh ta. Nhân viên xã hội phải có
sự quan sát, nhận thức về những điều sau đây liên quan đến thân chủ :
Dáng vẻ bên ngoài : Nhân viên xã hội không khó khăn gì lắm trong việc chú
ý đến dáng vẻ bề ngoài của con người thân chủ - áo quần anh ta mặc, mức độ sạch
sẽ ...
Biểu hiện qua nét mặt : Khuôn mặt con người đôi khi phản ánh những cảm
nghĩ nội tâm và đối với nhân viên xã hội thì biểu hiện qua nét mặt là cơ sở để quan
sát. Những cảm nghĩ như buồn, giận và thù địch không cần sự diễn đạt thành lời để

4
biểu thị chúng; sẽ có những dấu hiệu mách bảo hiện lên khuôn mặt cho biết những
cảm nghĩ che dấu. Tương tự, những tư thế, dáng điệu, giọng nói, và cử động của cơ
thể cũng đều có ý nghĩa .
Những dấu hiệu của sự lo lắng, bất an : Thân chủ chỉ ngồi mép ghế vì cảm
thấy xa lạ hay căng thẳng . Nhiều thân chủ của chúng ta không cảm thấy thoải mái
trong ngày đầu tiên đến cơ sở xã hội. Họ không biết gì về công việc làm của nhân
viên xã hội và những gì họ trông đợi ở cơ sở xã hội. Sức ép từ các vấn đề của họ và
việc họ phải nói chuyện với một người xa lạ làm tăng thêm sự bối rối, lúng túng
nơi họ.
Xem ngôn ngữ cơ thể : Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được thể hiện
qua cử động của cơ thể để biểu lộ cảm nghĩ. Hiện tượng này được gọi là ngôn ngữ
cơ thể và có thể kèm theo hay không kèm theo ngôn ngữ không lời. Những điều
nẩy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền thông không lời, nhưng đó là truyền
thông không tự ý hay sự truyền tải tín hiệu ngoài ý muốn của người truyền đạt.
Biểu lộ cảm nghĩ không tự ý qua nét mặt : Vì những điệu bộ và những biểu
lộ qua nét mặt là không tự ý trong các tình huống ngoài đời thực nên trong một vở
kịch diễn viên phải giả vờ đóng vai để miêu tả sinh động các nhân vật trong câu
chuyện.
Quan sát những gì ngoài những cái đã rõ : Những phạm vi quan sát của nhân
viên xã hội mở rộng ra ngoài những gì mình thấy ở thân chủ, nghe từ thân chủ,
những gì xảy ra giữa thân chủ và những người khác kể cả những người trong gia
đình.
d. Kỹ thuật chiếc cốc đầy một nửa
kỹ thuật chiếc cốc đầy một nửa nêu lên những mong muốn và nhận thức của thân
chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em. Từ khi sinh ra, T không biết bố mình
là ai. Em thiếu đi tình thương của người bố và hiện tại, hai người thân thiết nhất

5
của em là mẹ em và bà em cũng đã qua đời. Em mong muốn có tình thương yêu từ
những người ruột thịt nhưng em lại không có được. Sử dụng kỹ thuật này, nhân
viên CTXH đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của em.
e. Kỹ thuật chuyến tàu cuộc đời
Riêng đối với kỹ thuật này, đó là việc cho thân chủ nhìn thấy một bức tranh vẽ
đoàn tàu, trong đó bao gồm nhiều toa tàu khác nhau. Mỗi toa ứng với một thời gian
mà thân chủ sống, những khó khăn mà thân chủ phải trải qua. ở chuyến tàu cuộc
đời, nhân viên CTXH chỉ ra cho thân củ vấn đề hiện tại của thân chủ đang nằm ở
toa tàu nào và nếu dần dần giải quyết từng bước thì cuối cùng con tàu đó sẽ về tới
đích, tức là thân chủ sẽ có một cái kết có hậu. Áp dụng kỹ thuật này đã động viên
và khích lệ em T rất nhiều.
II. Tiến trình CTXH cá nhân
1. Tiếp cận thân chủ :

Nhân viên CTXH đến gặp thân chủ tại Trung tâm Công tác xã hội Hòa Bình. Em T
có hoàn cảnh rất cá biệt. Trong nhà C1 cũng có nhiều em với nhiều hoàn cảnh khác
nhau nhưng xét trên nhiều phương diện như môi trường hoàn cảnh sống, lứa tuổi,...
thì tiếp cận em T gặp không ít khó khăn. Khó khăn ở đây không phải là do em T là
người khó bắt chuyện , ngược lại em là người rất dễ gần, dễ nói chuyện. Nhưng
chính cái thuận lợi ấy lại là điều gây khó khăn trong quá trình làm việc với em. Em
hay trêu đùa người khác và khiến người nói chuyện rất khó để đề cập với em về
vấn đề của chính bản thân em.

2. Nhận diện vấn đề:

- xác định nhu cầu của T

- nguyên nhân dẫn tới tình hình hiện nay của T

6
3. Thu thập dữ liệu:

a/ Nguồn thu thập thông tin:

- Từ thân chủ

- Cán bộ quản lý tại trung tâm

- Các em học sinh

- Hồ sơ lưu tại trung tâm

b/ Thông tin thu thập được về thân chủ em T

- Sau khi bà mất, em T coi như mình không có quá khứ. Em không nói với ai
về bản thân mình.

- T bỏ học, chơi với đám bạn hư hỏng, lêu lổng.

- Học hành sa sút, bắt nạt các em nhỏ ở trung tâm.

- Em T mất chỗ dựa về tinh thần nên rơi vào trạng thái sốc, khủng hoảng về
tâm lý.

c/ Sơ đồ phả hệ

Chú thích

Mối quan hệ lỏng lẻo

7
Mối quan hệ thân thiết

Mối quan hệ xa cách

4. Chuẩn đoán:

a/ Vấn đề và đặc điểm của thân chủ:

Vấn đề: em T sinh ra trong gia đình không biết bố mình là ai, thiếu thốn tình
cảm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn khi mẹ không có nghề nghiệp ổn định, cuộc
sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Em bị mất chỗ dựa về tinh thần khi bà và mẹ đều
qua đời.

Đặc điểm: em T học hành chểnh mảng, bỏ học, kết bạn với đám bạn xấu,
đánh nhau, bắt nạt các em nhỏ.

b/ Nguyên nhân vấn đề:

- Em T bị sốc về tâm lý khi không còn người thân bên cạnh, mất chỗ dựa về
tinh thần.

- Em bị khủng khoảng, dẫn đến bế tắc trong cuộc sống không biết sau này em
sẽ sống như thế nào?

c/ Nhu cầu của thân chủ:

- Nhu cầu về tinh thần

- Nhu cầu được định hướng về tương lai, ổn định cuộc sống sau khi ra khỏi
trung tâm

d/ Mục tiêu can thiệp:

- Thay đổi thái độ, hành vi của thân chủ


8
- Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của thân chủ, tạo điều kiện để
thân chủ tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh.

- Hướng nghiệp

e/ Điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ:

Điểm mạnh Điểm yếu


- Thực chất em T không phải là - Em học kém hơn so với trước,
một học sinh kém, em khá thông hay trốn học, bỏ tiết.
minh. Môn học em ưa thích và - Em không có bố, em không biết
được coi là trợ thủ của mình bố mình là ai, bố em không nhận
chính là môn Văn và môn Sinh em.
học. Em học kém môn Toán. - Em T hay đánh nhau với bạn, ức
- Em đá bóng rất giỏi, được mọi hiếp các em nhỏ tuổi hơn trong
người phong là cầu thủ xuất sắc. trung tâm.
- Em có khả năng làm thủ lĩnh - Em không còn mẹ và bà.
trong một nhóm
- Em có trung tâm Công tác xã hội,
có sự giúp đỡ từ nhiều phía.
f/ Yếu tố cản trở:

- Em không còn ai thân thích.

- Sự lôi kéo của những bạn bè xấu

g/ Sơ đồ sinh thái:

Nhóm đồng đẳng Nhân viên


(bạn bè trong xã hội 9
Trung tâm Công
trung
Bạn bè tâm) Trường
Cộng đồng tác xã hội Hòa
Em T Bình học
Chú thích:

Mối quan hệ tốt 2 chiều

Mối quan hệ bình thường 2 chiều

Mối quan hệ xa cách ít tác động

5. Kế hoạch can thiệp:

Thời gian Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực Lượng giá
2 tuần thay đổi thái độ, kèm em học bài, thân chủ em T chú tâm
hành vi của thân nhất là trong thời vào việc học
nhân viên
chủ gian em ôn thi hoc hơn. Em chịu
CTXH
kỳ. động viên, an khó học thêm

10
ủi em, đưa ra giáo viên môn Toán,
những lời khen để vốn là môn
cán bộ quản
em cảm thấy tự không phải là

hào về bản thân thế mạnh, sở
mình trường của
em.
1 tuần Quan tâm đến đề cập một cách thân chủ em T nhận
đời sống vật nhẹ nhàng đến thức được
nhân viên
chất và tinh thần những vấn đề hiện hành vi của
CTXH
của thân chủ, tạo tại của em và đưa bản thân.
điều kiện để ra lời các bạn, các em T thay đổi
những
thân chủ tham khuyên phù hợp. em nhỏ sống hành vi theo

gia sinh hoạt văn tổ chức các trò tại trung tâm hướng tích cực
hóa cộng đồng chơi, cùng em vui hơn.
lành mạnh chơi, từ đó khuyến Thông qua các
khích em cùng với trò chơi vận
các hệ thống xung động, em T và
quanh em là những các bạn nhỏ
người đang trực trong trung
tiếp dạy dỗ em, các tâm gần gũi
bạn trong trung nhau hơn. Các
tâm phối hợp cùng em nhỏ cũng
trị liệu cho em một không còn sợ
cách có hiệu quả em T như
hơn. trước.
mỗi khi có trận

11
bóng đá, em T
được giao
trọng trác là
đội trưởng và
có nhiệm vụ
hướng dẫn kỹ
thuật đá bóng
cho những em
nhỏ tuổi hơn.
Đội bóng duy
trì hàng tuần,
mỗi khi các
em đi học về
và đã làm
xong các công
việc được
phân công.
Nhờ vậy, em T
đã thoải mái
hơn trong việc
thể hiện cảm
xúc cá nhân
theo hướng
tích cực, nhận
ra được tình
cảm của mọi

12
người quan
tâm dành cho
mình.
1 tuần hướng nghiệp giới thiệu cho em thân chủ Tư vấn, cung
T về những loại cấp kiến thức,
nhân viên
hình sản xuất hiện kỹ năng lựa
CTXH
đại, tình hình thị chọn nghề phù
trường lao động, giáo viên hợp với bản
những yêu cầu thân, sở thích
nhân lực thạo nghề của em T để
của mọi ngành sau khi em T
kinh tế, về nội ra khỏi trung
dung và triển vọng tâm ổn định
phát triển của thị cuộc sống.
trường nghề
nghiệp, những
cách và điều kiện
tiếp cận chúng,
những yêu cầu do
các nghề đòi hỏi
đối với con người,
những khả năng
tăng cường và tự
hoàn thiện trình độ
nghề nghiệp trong
quá trình hoạt động

13
lao động.
6. Thực hiện kế hoạch:

Duy trì trạng thái cân bằng về tâm lý theo chiều hướng tích cực học tập và
tham gia các hoạt động.

Khi đưa ra kế hoạch trị liệu thì nhân viên xã hội cần tiến hành trị liệu, can
thiệp đối với thân chủ.

Tạo điều kiện để thân chủ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc: tư vấn, hòa
nhập cộng đồng, thay đổi môi trường.

Cùng phối hợp với giáo viên trong việc cung cấp kiến thức, kỹ năng về
hướng nghiệp

Tác động tới trường học, nơi em T đang theo học để em không bị lôi kéo, dụ
dỗ bởi những học sinh hư.

7. Lượng giá kết thúc/ chuyển giao:

Khi đã trị liệu cho em T, nhân viên CTX đánh giá lại xem quá trình thực
hiện đã tốt chưa. Nếu cần thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào.? Đồng thời có thể
đưa ra kế hoạch trong tương lai gần. Sau quá trình chữa trị, nhân viên xã hội cần
phải chú trọng đến việc phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội
của trẻ.

Đối với em T, qua quá trình trị liệu đạt kết quả, nếu muốn đạt kết quả tốt
hơn nữa cần phải nhờ đến sự phối hợp của các cô tại trung tâm, nhất là hai cô quản
lý đối tượng. Kèm theo đó là các em lớn tuổi hơn thân chủ ngay tại nơi thân chủ
đang sinh sống. Chính những nguồn lực đó đã giúp cho tiến trình trợ giúp thân chủ
thành công.
14
Quá trình tiến hành can thiệp với thân chủ, ngoài những phương pháp được
sử dụng thường xuyên như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ,
quan sát các hoạt động của thân chủ, nhân viên CTXH còn trực tiếp tiến hành thu
thập thông tin từ chính thân chủ của mình, để em có thể bày tỏ về hoàn cảnh, quá
khứ mà em xem như không tồn tại. Cũng đã có nhiều buổi trò chuyện được diễn ra,
nhiều buổi thành công và có những buổi không như mình mong muốn nhưng nhìn
chung việc can thiệp có kết quả tốt đẹp. Em T đã chăm học hơn so với trước. Em
hạn chế việc bỏ học ở lớp, ít đánh nhau với bạn bè và đặc biệt một điểm thấy rõ ở
em là em đã đối xử tố, hòa nhã với những em ít tuổi hơn ở trung tâm.

PHẦN BA

1. Những khó khăn/ thuận lợi trong quá trình thực tập

Thuận lợi

Lãnh đạo trung tâm khi lần đầu tiên tiếp xúc đã có sự tiếp đón nồng nhiệt.

Tạo điều kiện cho nhóm sinh viên thực tế môn học

Các giáo viên trong lớp truyền đạt cho các em những kiến thức khá bổ ích và
những kỹ năng trong công việc

Đánh giá cao những hoạt động của nhóm sinh viên

Trong quá thực tập tại địa phương, nhìn chung các cấp lãnh đạo từ xã đến ấp
luôn tạo mọi sự giúp đở cho bản thân em rất nhiệt tình trong quá trình làm việc
như; quá trình tiếp xúc, gặp gở thân chủ cá nhân và nhóm, củng được sự hổ trợ
nhiệt tình của các cán bộ trung tâm.

Khó khăn

15
Đối với ngành CTXH, việc thực hành, thực tế rất quan trọng. Đó là cơ hội để
sinh viên kiểm chứng, đối chiếu những kiến thức và lý thuyết đã được học trên ghế
nhà trường. Tuy nhiên, thời gian chuyến đi quá ngắn nên chưa có nhiều thời gian
để tiếp xúc cũng như tìm hiểu sâu sắc về các đối tượng.

2. Kinh nghiệm học hỏi của bản thân trong quá trình thực tập tại cơ sở

- Hiểu rõ về ngành học của mình, về con đường mà mình đã lựa chọn.

- Hiểu được những nhân tố cần thiết của một nhân viên CTXH là: sự nhiệt
tình, cống hiến, quyết tâm dẫn thân, có lòng yêu nghề.

- Hiểu được hoàn cảnh và tâm lý của nhiều đối tượng khác nhau.

- Rèn luyện được các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe trước
đám đông,...

- Biết cách tiếp cận với đối tượng, làm họ tin và sẵn sàng chia sẻ tâm tư hoàn
cảnh của mình

3. Kiến nghị/ đề xuất cơ sở thực tập

Đội ngũ nhân viên xã hội còn thiếu, có một số thầy cô chuyên môn và tận
tình trong công việc nhưng cũng không tránh khỏi một số thầy cô không được đào
tạo chuyên ngành công tác xã hội.

Có các dạng khuyết tật nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên hầu như là nữ nên
việc trợ giúp cho các em còn nhiều khó khăn.

Cơ sở vật chất còn thiếu.

16
Các cấp chính quyền cần quan tâm đối với đối tượng bảo trợ nhiều hơn, cần
thực hiện làm tốt các chính sách an sinh xã hội cho họ, cần làm gấp các thủ tục cho
thân chủ hưởng chế độ theo qui định trong thời gian tới.

4. Kế hoạch phát triển chuyên môn

Trang bị, củng cố hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở chuyên ngành và kỹ năng
thực hành nghề công tác xã hội, giúp bản thân có phương pháp tư duy khoa học, có
phẩm chất đạo đức, có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề
thực tiễn xã hội đặt ra.

Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo.

Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại.

Bằng nhiều biện pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ phục cụ cho chuyên môn
đạt chất lượng.

17

You might also like