You are on page 1of 16

HỌC VIỆN HẬU CẦN

KHOA DOANH TRẠI

HƯỚNG DẪN
VIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2021
HỌC VIỆN HẬU CẦN
KHOA DOANH TRẠI

HƯỚNG DẪN
VIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(Dùng cho đào tạo Sỹ quan hậu cần cấp phân đội, trình độ Đại học,
cấp bằng kỹ sư, chuyên ngành Doanh trại)

HÀ NỘI - 2021

2
MỞ ĐẦU
Căn cứ Công văn số 310/HD-ĐT ngày 21/01/2021 của Phòng Đào
tạo/Học viện Hậu cần về việc hướng dẫn Viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Để thống nhất về nội dung và thể thức trình bày chuyên đề thực tập tốt
nghiệp cho đối tượng Đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học,
(cấp bằng kỹ sư), chuyên ngành Doanh trại, Khoa Doanh trại biên soạn hướng
viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp như sau:
1. Kết cấu chuyên đề, dung lượng
a) Kết cấu chuyên đề thực tập
- Bìa chính;
- Bìa lót;
- Chữ viết tắt;
- Mục lục;
- Nội dung chính;
+ Mở đầu;
+ Các chương;
+ Kết luận;
+ Kiến nghị (nếu có);
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục;
- Nhận xét của đơn vị thực tập;
- Nhận xét, chấm điểm của Khoa Doanh trại;
b) Dung lượng
Khoảng 20 ÷ 25 trang đánh máy trên khổ giấy A4, từ “Mở đầu” đến
hết nội dung “Kết luận”)
2. Quy cách trình bày
a) Quy định chung
- Quy cách đóng chuyên đề: Đóng ở phía lề trái, bìa chính màu xanh, bìa
lót màu trắng.
- Phông chữ: Sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự
Unicode/Time New Roman.
- Đánh số trang: Số trang được đánh bằng chữ số Ả Rập, bắt đầu từ phần
“MỞ ĐẦU’’ (Trang 1) liên tục đến trang cuối ‘’KẾT LUẬN’’ hoặc ‘’KIẾN

3
NGHỊ’’ (nếu có), chính giữa, phía trên trang giấy, kiểu chữ đứng, thường, không
đậm, cỡ chữ 14.
- Đánh số thứ tự chương, mục: Sử dụng ma trận đến 3 chữ số, sau đó,
dùng các ký tự, ký hiệu: a, b, c…, -, +, *.
- Đánh số các phụ lục gắn liền với tên chương, mục, tiểu mục.
- Khổ giấy, kiểu trình bày:
+ Báo cáo in 1 mặt, giấy khổ A4;
+ Trình bày theo chiều dài (chiều đứng) trang giấy, định hướng in theo
chiều dài trang giấy.
- Định lề trang văn bản:
+ Lề trên: Cách mép trên của trang giấy 2,5 cm;
+ Lề dưới: Cách mép dưới của trang giấy 2,0 cm;
+ Lề trái: Cách mép trái của trang giấy 3,5 cm;
+ Lề phải: Cách mép phải của trang giấy 1,5 cm.
- Kỹ thuật trình bày nội dung văn bản: Phần nội dung được trình bày bằng
chữ in thường, căn dàn đều cả hai lề trái, phải, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 14; khi
xuống dòng, chữ đầu dòng phải lùi vào 1 Default (1,27 cm); khoảng cách giữa
các đoạn văn bản (Paragraph) là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng trong cùng
một đoạn văn bản (Line Spacing) là cách dòng đơn (Single Line Spacing); một
trang văn bản khoảng 27-29 dòng.
b) Quy định cụ thể
* Quy cách trình bày trang Bìa chính
- Màu xanh, kẻ khung viền nét đôi, nét đậm ở ngoài.
- Từ trên xuống dưới trình bày giữa dòng, cụ thể:
+ Dòng ‘’BỘ QUỐC PHÒNG’’: Chữ in hoa, cỡ 14, nét mảnh đứng.
+ Dòng ‘’HỌC VIỆN HẬU CẦN’’: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng họ tên tác giả: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng tên Chuyên đề: Chữ in hoa, cỡ 18, nét đậm đứng.
+ Dòng “CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’Đối tượng’’ viết Chuyên đề: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’Chuyên ngành’’ đào tạo: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’NĂM – 202…” viết Chuyên đề: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm
đứng (Phụ lục kèm theo).
*Quy cách trình bày trang Bìa lót
4
- Màu trắng, kẻ khung viền nét đôi, nét đậm ở ngoài.
- Từ trên xuống dưới trình bày giữa dòng, cụ thể:
+ Dòng ‘’BỘ QUỐC PHÒNG’’: Chữ in hoa, cỡ 14, nét mảnh đứng.
+ Dòng ‘’HỌC VIỆN HẬU CẦN’’: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng cấp bậc, họ tên tác giả: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng đơn vị của tác giả: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng tên Chuyên đề: Chữ in hoa, cỡ 18, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP: Chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’Đối tượng” viết Chuyên đề: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’Chuyên ngành’’ đào tạo: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng
+ Dòng ‘’Người hướng dẫn’’: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng cấp bậc, chức danh khoa học, họ tên người hướng dẫn: Chữ in
hoa, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Dòng ‘’NĂM – 202…’’ viết Chuyên đề: chữ in hoa, cỡ 14, nét đậm
đứng (Phụ lục kèm theo).
*Quy cách trình bày trang Chữ viết tắt
Trình bày từ trên xuống dưới như sau:
- Dòng tiêu đề ‘’CHỮ VIẾT TẮT’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng,
đầu trang, giữa dòng.
- Dòng ‘’Chữ viết tắt’’ và ‘’Viết đầy đủ’’: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
Lưu ý: Cụm từ được sử dụng nhiều lần trong Báo cáo (3 lần trở lên) mới
viết tắt; không viết tắt quá 4 từ, 2 cụm từ liên tục, đề mục, đầu dòng, đầu câu.
Chữ viết tắt xếp theo thứ tự A, B, C… và được trình bày trong bảng kẻ (Phụ lục
kèm theo).
*Quy cách trình bày trang Mục lục
Trình bày từ trên xuống dưới như sau:
- Dòng tiêu đề ‘’MỤC LỤC’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, trình bày
đầu trang, giữa dòng.
- Mục ‘’Mở đầu’’; ‘’Chương 1…’’, ‘’Chương 2…’’, ‘’Kết luận’’, ‘’Kiến
nghị’’, ‘’Tài liệu tham khảo’’, ‘’Phụ lục’’: chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
- Mục 1.1, 1.2…; mục 1.1.1, 1.1.2…: chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh đứng.
Lưu ý: Mục lục chỉ trình bày đến mục ma trận 3 chữ số (Phụ lục kèm theo).
*Quy cách trình bày nội dung chính của Chuyên đề
- Tiêu đề ‘’MỞ ĐẦU’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
5
- Các đề mục trong phần ‘’MỞ ĐẦU’’: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
- Tên các Chương (Chương 1, Chương 2…): Chữ in thường, cỡ 14, nét
đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
- Tiêu đề của Chương: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, giữa dòng.
- Tiêu đề của Mục:
+ Ma trận 2 chữ số (1.1, 1.2…): Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
+ Ma trận 3 chữ số (1.1.1, 1.1.2…): Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm nghiêng.
+ Các điểm (a, b, c…): Chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh đứng.
- Tiêu đề ‘’KẾT LUẬN’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
- Tiêu đề ‘’KIẾN NGHỊ’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
- Các trang nội dung: Chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh đứng.
- Tên bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
Số thứ tự của bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, đồ thị gắn với số chương; tên
bảng biểu nằm ở phía trên bảng biểu; tên hình vẽ, sơ đồ, đồ thị nằm ở phía dưới
hình vẽ, sơ đồ, đồ thị.
- Trích dẫn thông tin:
+ Trích dẫn thông tin nguyên văn có nội dụng ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng
đánh máy: Chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh đứng, đặt trong ngoặc kép, cuối đoạn
trích ghi nguồn tài liệu theo số thự tự trong danh mục ‘’TÀI LIỆU THAM
KHẢO’’ và số thứ tự của trang có đoạn trích, đặt trong ngoặc vuông.
Ví dụ: ‘’Trung đoàn A thành lập 01/01/1976 tại Hà Nội’’ [5, tr10]. Nghĩa
là: đoạn ‘’Trung đoàn A thành lập 01/01/1976 tại Hà Nội’’ được trích ở Trang
10 của Tài liệu thứ 5 trong danh mục ‘’TÀI LIỆU THAM KHẢO’’.
+ Trích dẫn nguyên văn thông tin có nội dung dài hơn 2 câu hoặc 4 dòng
đánh máy: Tách thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề
Trái lùi vào 2cm và sử dụng cỡ chữ 12. Mở đầu và kết thúc đoạn trích không
phải dùng dấu ngoặc kép. Cuối đoạn trích ghi nguồn tài liệu theo số thứ tự trong
danh mục ‘’TÀI LIỆU THAM KHẢO’’ và số thứ tự của trang có đoạn trích, đặt
trong ngoặc vuông.
*Quy cách trình bày trang Tài liệu tham khảo
- Tiêu đề ‘’TÀI LIỆU THAM KHẢO’’: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng,
đầu trang, giữa dòng.
- Danh mục từng tài liệu tham khảo: Cỡ chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh
đứng; riêng tên tài liệu, tên tạp chí là nét nghiêng.

6
Lưu ý: Theo ngôn ngữ, xếp theo trình tự tiếng Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, Nhật… thể hiện bằng nguyên văn chữ từng nước và phiên dịch tiếng Việt
(trừ tiếng Anh).
Tài liệu không có tên tác giả xếp trước tài liệu có tên tác giả.
Tài liệu không có tên tác giả xếp theo thứ tự A, B, C…., lấy theo từ đầu
của cơ quan ban hành tài liệu, ví dụ: “Bộ Quốc phòng” lấy vần “B”.
Tài liệu có tên tác giả xếp theo thứ tự A, B, C…. Trong đó, tác giả là
người Việt, lấy theo chữ cái đầu của “Tên”, ví dụ: “Nguyễn Hoàng Việt” lấy vần
“V”; tác giả là người nước ngoài, lấy theo chữ cái đầu của “Họ”, ví dụ: V.I
Lênin lấy vần “V”.
Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo, ghi các yếu tố
trong danh mục Tài liệu tham khảo theo trình tự: [Số thứ tự. Tác giả hoặc cơ
quan phát hành tài liệu (năm xuất bản), tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản].
Phụ lục kèm theo).
*Quy cách trình bày phần Phụ lục
Trình bày từ trên xuống dưới như sau:
- Dòng tiêu đề “PHỤ LỤC”: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, đầu trang,
giữa dòng.
- Tiêu đề và số thứ tự từng phụ lục: Chữ in thường, cỡ 14, nét đậm đứng.
- Ghi chú nguồn tài liệu: Chữ in thường, cỡ 14, nét mảnh đứng; nội dung
của phụ lục lấy từ các nguồn phải được trích dẫn đầy đủ và phải liệt kê chính
xác trong danh mục tài liệu “TÀI LIỆU THAM KHẢO”, đặt trong ngoặc vuông
để ở giữa, phía dưới bảng kẻ, sơ đồ hoặc cuối nội dung đoạn trích.
*Quy cách trình bày phần Nhận xét của đơn vị thực tập
Trình bày từ trên xuống dưới như sau:
- Dòng tiêu đề “NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP”: Chữ in hoa, cỡ
13, nét đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
- Phần nội dung: Kẻ sẵn dòng kẻ bằng nét đứt đến hết trang để chỉ huy đơn
vị thực tập ghi nhận xét, đánh giá, ký, đóng đấu; dãn dòng như phần nội dung.
- Phần nhận xét, ký, đóng dấu: Học viên thực tập các ban quản lý do chủ
nhiệm hậu cần (hoặc phó chủ nhiệm hậu cần, trưởng phòng doanh trại) đơn vị
nhận xét, ký, đóng dấu. (Phụ lục kèm theo).
………..
*Quy cách trình bày phần Nhận xét, đánh giá của khoa chuyên ngành
Trình bày từ trên xuống dưới như sau:

7
- Dòng tiêu đề “NHẬN XÉT, CHẤM ĐIỂM CỦA KHOA CHUYÊN
NGÀNH”: Chữ in hoa, cỡ 13, nét đậm đứng, đầu trang, giữa dòng.
- Phần nội dung:
+ Dòng “Nhận xét, chấm điểm của giáo viên hướng dẫn”, “Nhận xét,
chấm điểm của giáo viên chấm chéo”: Chữ in thường, cỡ chữ 14, nét đậm đứng,
căn lề trái, lùi vào 1 Default (1,27 cm).
+ Nội dung nhận xét, chấm điểm để trống, kẻ sẵn dòng kẻ bằng nét đứt đến
hết trang để khoa chấm điểm, dãn dòng như phần nội dung (Phụ lục kèm theo).

CHỦ NHIỆM KHOA

Đại tá Lê Xuân Đàm

8
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN HẬU CẦN

NGUYỄN VĂN A

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM……….

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đối tượng: Đào tạo Sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học,
(cấp bằng kỹ sư)
Chuyên ngành: Doanh trại

NĂM – 2021
9
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN HẬU CẦN

HẠ SĨ NGUYỄN VĂN A
Lớp S5.. – Tiểu đoàn 5

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM………

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đối tượng: Đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội trình độ Đại học,
(cấp bằng Kỹ sư)
Chuyên ngành: Doanh trại

Người hướng dẫn


Trung tá, ThS Nguyễn Văn B
Khoa Doanh trại

HÀ NỘI – 2021
10
CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

BTCT Bê tông cốt thép

KTXD Kỹ thuật xây dựng

11
MỤC LỤC
Mở đầu Trang
Chương 1……………………………………………………………… 1
1.1……………………………………………………………………… 2
1.1.1……………………………………………………………………
….

Chương 2………………………………………………………………
……
Kết luận
Kiến nghị (Nếu có)
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

12
MỞ ĐẦU (1-2 trang)
Ví dụ :
1. Tính cấp thiết
Trình bày vị trí, ý nghĩa, khái quát nội dung của vấn đề nghiên cứu, khẳng
định việc nghiên cứu chuyên đề là cấp thiết.
Ví dụ: Chuyên đề Biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch doanh
trại năm Trung đoàn BB141/f312/QĐ1
Kế hoạch doanh trại trung đoàn bộ binh là một bộ phận của kế hoạch hậu
cần thường xuyên, gồm tổng thể các biện pháp lập và tổ chức thực hiện các kế
hoạch doanh trại nhằm xác định nhu cầu kinh phí, vật chất, nhiệm vụ, chỉ tiêu,
biện pháp thực hiện và tổ chức, chỉ đạo đơn vị thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu
đề ra, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt doanh trại cho đơn vị thực hiện tốt các
nhiệm vụ.
Trong những năm qua, công tác lập kế hoạch doanh trại năm của Trung
đoàn BB141 đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần thực hiện hiệu quả các hoạt
động, nhiệm vụ của đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những tồn tại, hạn
chế như: công tác lập kế hoạch có lúc thực hiện chưa triệt để, chưa theo đúng
quy định, hướng dẫn của cấp trên; việc phát huy chức năng tham mưu về doanh
trại cho chủ nhiệm hậu cần và chỉ huy đơn vị chưa được coi trọng ...Thực trạng
trên đòi hỏi phải được khắc phục, giải quyết kịp thời, phải tiếp tục nâng cao chất
lượng công tác kế hoạch doanh trại của đơn vị.
Vì vậy, nghiên cứu chuyên đề “Biện pháp nâng cao chất lượng lập kế
hoạch doanh trại năm Trung đoàn BB141/f312/QĐ1” có ý nghĩa cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích chuyên đề
(Ghi trong bảng phân công chuyên đề)
Ví dụ:
Củng cố lý luận, nâng cao nhận thức về công tác lập kế hoạch doanh trại,
vận dụng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ tại đơn vị thực tập.
3. Nhiệm vụ chuyên đề
Ví dụ:
- Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn việc lập kế hoạch doanh trại năm
ở Trung đoàn BB141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lập kế hoạch doanh
trại năm ở Trung đoàn BB141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
4. Đối tượng, phạm vi chuyên đề
- Đối tượng nghiên cứu (nêu nội dung nghiên cứu)

13
Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế hoạch doanh trại trung đoàn
(sư) đoàn bộ binh.
- Phạm vi nghiên cứu: (nêu cụ thể nội dung, đơn vị nghiên cứu)
Ví dụ: Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng lập kế hoạch doanh trại năm
Trung đoàn BB141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, ...... chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Nội dung, biện pháp...

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
(Khoảng 10 ÷ 12 trang)
1.1. Cơ sở lý luận (Có thể nêu khái niệm, nội dung chính của vấn đề
nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu)
1.2. Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (Khảo sát thực trạng của vế đề
nghiên cứu)
Chương 2
NỘI DUNG, BIỆN PHÁP.... (HOẶC MỘT SỐ BIỆN PHÁP...)
(Khoảng 12 ÷ 15 trang)
2.1. Nội dung (gắn với tên chuyên đề đối với chuyên đề nghiên cứu nội
dung)
2.2 Một số biện pháp (gắn với tên chuyên đề)
(Nội dung cụ thể chương 2 theo sự hướng dẫn của giáo viên)
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Phong, Phan Quang Minh (2015), Kết cấu nhà bê tông cốt
thép, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Viên, Phạm Văn Tư, Hoàng Văn Quang (2013), Kết
cấu thép nhà dân dụng và công nghiệp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. ........
PHỤ LỤC

14
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ngày … tháng … năm …


CHỦ NHIỆM HẬU CẦN
(Ký, đóng dấu)

Cấp bậc, họ tên

15
NHẬN XÉT, CHẤM ĐIỂM CỦA KHOA CHUYÊN NGÀNH
1. Nhận xét, chấm điểm của giáo viên hướng dẫn
a) Ưu điểm ……………...........................................................
……………………………………………………………………………………
b) Hạn chế
……………………………………………………………………………………
c) Đánh giá
……………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn

2. Nhận xét, chấm điểm của giáo viên chấm chéo


a) Ưu điểm ……………...........................................................
……………………………………………………………………………………
b) Hạn chế
……………………………………………………………………………………
c) Đánh giá
……………………………………………………………………………………
Giáo viên chấm chéo

3. Điểm của Báo cáo


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày … tháng … năm 2021
CHỦ NHIỆM KHOA

Đại tá Lê Xuân Đàm

16

You might also like