You are on page 1of 1

BTTH 5-2

- Xác định tình huống của Hoàng là loại mâu thuẫn giữa cá nhân và nhóm, nguyên nhân
dẫn đến mâu thuẫn là giao tiếp không hiệu quả và không có sự đồng nhất với nhau về
quan điểm, tiến độ làm việc.
- Xác định vấn đề mâu thuẫn của hai phía:
+ Hoàng làm việc rất chăm chỉ, năng suất cao, vượt qua chỉ tiêu làm việc hàng ngày mà
nhóm đã thống nhất từ trước. Sau khi bị nhắc nhở, Hoàng vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ
làm việc, điều này làm cho cả nhóm cảm thấy vô cùng khó chịu và nổi giận, còn tìm cách
làm khó Hoàng.
+ Nhóm sản xuất đó thì đã có kế hoạch làm việc trước đó, khi thấy Hoàng là thành viên
mới liên tục không quan tâm đến yêu cầu của thành viên cùng nhóm cũng như thống nhất
về tiến độ của nhóm đã đặt ra nên đã xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn.
- Đặt ra các giải pháp khác nhau để hai bên có thể đi đến thỏa hiệp: mời anh Hoàng và đại
diện của nhóm để cùng đàm phán, lắng nghe những chia sẻ, mong muốn, nguyện vọng
của đôi bên về đối phương hoặc sẽ thống nhất thiết lập mục tiêu làm cao hơn cho cả hai
để cùng nhau tiến bộ, tìm cách cải thiện vấn đề giao tiếp, hòa giải những mâu thuẩn trước
đó và hiểu nhau hơn, đặt ra những quy tắc mới phù hợp trong khi làm việc...
- Chọn những giải pháp khả thi nhất: mời hai bên lên đàm phán, hòa giải mâu thuẫn, đặt
ra mục tiêu cao hơn cho hai bên, cam kết chắc chắn từ hai phía phải thống nhất được với
nhau những vấn đề nhóm trong quá trình làm việc.
- Thực hiện giải pháp: khi đã thống nhất chọn được giải pháp phù hợp, nhà quản lý nên
tăng cường khuyến khích, động viên các thành viên cùng nhau làm việc hòa thuận, các
thành viên cũng nên cởi mở với nhau hơn, suy nghĩ vì công việc, mục tiêu chung để cùng
nhau cố gắng, đem lại hiệu quả, năng suất làm việc cao hơn.
- Theo dõi quá trình làm việc của hai bên, cần phải theo dõi, quan sát kĩ lưỡng những
hành động, thái độ của các thành viên với nhau trong quá trình làm việc. Có như vậy, khi
vừa xảy ra mâu thuẫn, nhà quản lý sẽ nắm bắt tình hình kịp thời và nhanh chóng giải
quyết mâu thuẫn khi vừa bắt đầu. Nếu trường hợp xấu nhất là khi hai bên tiếp tục xảy ra
mâu thuẫn, tranh chấp nhà quản lý có thể áp dụng giải pháp “đa số thắng thiểu số” và
cũng răn đe các thành viên còn lại trong nhóm. Tuy nhiên, cần thường xuyên lắng nghe
nhân viên, biết được họ cần gì và muốn gì để có thể xem xét tìm cách quản lý đúng đắn.

You might also like