You are on page 1of 1

3.

Nguyên nhân nào khiến cho mỗi người lại nhận thức khác nhau trong cùng một đối tượng nhận thức,
tại sao? Ý nghĩa nghiên cứu nhận thức trong công việc và cuộc sống.

- Nguyên nhân nào khiến cho mỗi người lại nhận thức khác nhau trong cùng một đối tượng nhận thức, tại
sao?

+Nhận thức được xem là quá trình trong đó cá nhân thiết lập và diễn đạt những ấn tượng mang tính cảm
giác để giải thích về môi trường của họ.

+Nhiều nghiên cứu về nhận thức cho thấy các cá nhân khác nhau có thể nhìn nhận và biểu hiện theo
nhiều cách khác nhau. Thực tế không ai nhìn thấy được hiện thực. Chúng ta chỉ diễn giải những gì chúng
ta nhìn thấy và gọi nó là hiện thực.

Chẳng hạn, khi thấy hai nhân viên đang tranh luận với nhau rất gây gắt tại nơi làm việc, hai
người khác nhau có thể nhận thức về sự việc này khác nhau. Tôi có thể cho rằng việc hai nhân viên này
tranh luận với nhau như vậy là không thể chấp nhận được trong công ty. Tuy nhiên, bạn có thể cho rằng,
việc tranh luận này không có gì là xấu, mà đáng được khuyến khích vì như vậy sẽ khiến mọi người hiểu
nhau hơn.

+Khi nhận thức một điều gì đó, chúng ta thường lập tức đưa ra đánh giá về điều mà ta thấy, nghe, nếm,
ngửi hay cảm nhận được là tích cực hay tiêu cực. Nhận thức của chúng ta mang màu sắc chủ quan, và
đó là một khía cạnh phổ biến của kinh nghiệm con người: chúng ta gần như không thể cảm nhận được
bất kể điều gì mà không tự động đánh giá nó là dễ chịu hay khó chịu. Ngay cả khi quan sát cùng 1 đối
tượng hoặc tình hình, mỗi người trong chúng ta đều sẽ có những ấn tượng độc đáo và mang đậm dấu
ấn cá nhân. Một trăm người chiêm bao, thì có trăm cảnh mộng khác nhau.

+Ngoài ra, trong cùng 1 đối tượng nhận thức nhưng sẽ có những nhân tố khác ảnh hưởng đến nhận
thức như tình huống là gì và đặc điểm người nhận thức.

You might also like