You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA

CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018

THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY PHA MÀU SƠN SỬ DỤNG


PLC S7-1200

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Trà

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh

Phan Nguyễn Thái Bình

Bình Dương, tháng 04 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2017-2018

THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY PHA MÀU SƠN SỬ DỤNG


PLC S7-1200
Thuộc nhóm ngành khoa học: Điện Công Nghiệp

STT Họ và tên SV Giới Dân Lớp, Khoa SV năm Ngành Ghi


tính tộc thứ/ Số học chú
năm đào
tạo

1 Phan Nguyễn Nam Kinh D14DTCN01 4/4 SV


Điện
Thái Bình thực
Công
hiện
Nghiệp
chính

2 Nguyễn Hoàng Nam Kinh D14DTCN01 4/4 Điện


Anh Công
Nghiệp

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Trà


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Thiết kế mô hình máy pha màu sơn sử dụng PLC S7-1200
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
Năm thứ/
STT Họ và tên MSSV Lớp Khoa Số năm đào
tạo
1 Phan Nguyễn Thái Bình 1425202010020 D14DTCN01 Kỹ Thuật 4/4
Công Nghệ
2 Nguyễn Hoàng Anh 1425202010017 D14DTCN01 Kỹ Thuật 4/4
Công Nghệ
- Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Phương Trà
2. Mục tiêu đề tài:
- Thiết kế và thi công mô hình trộn máy pha màu sơn, bên cạnh đó đề tài phải bảo
đảm được các yếu tố cải tiến so với các đề tài trước đây như:

+ Cảm biến báo mức nước.

+ Độ chính xác, hiệu suất cao.

+ Thiết bị có thể hoạt động tự động hoặc điều khiển bằng tay tùy vào nhu cầu sử dụng.

3. Tính mới và sáng tạo:


- Sử dụng phao và công tắc hành trình để thay cảm biến mực nước.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Sau thời gian nghiên cứu và thi công, chúng em đã hoàn thành mô hình và đạt được
kết quả như sau:
+ Hoàn thành được mô hình pha trộn sơn nước ( do độ sệt của sơn cao hơn màu nước
nên thay sơn bằng màu nước ).
+ Bồn trộn có hình vuông ( không phải hình trụ tròn như thông thường) do sử dụng
phao và cánh trộn đặt chung trong bồn.
+ Chủ yếu nghiên cứu về quá trình điều khiển tự động hoặc bằng tay thông qua PLC.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
- Thiết kế thi công mô hình trộn sơn nước từ hai màu thành một màu sơn nhất định và
quá trình được lặp lại nhiều lần, nếu muốn thay đổi màu sơn khác ta phải thay đổi
nguyên liệu ngay từ đầu sau đó mới thực hiện quá trình trộn. Khi áp dụng vào thực tế
sẽ giúp đưa năng suất lao động lên cao hạ giá thành sản phẩm và chất lượng sơn tốt
hơn.

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở
đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Ngày tháng năm


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm


Xác nhận của lãnh đạo khoa Người hướng dẫn
(ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 3x4
Họ và tên: Phan Nguyễn Thái Bình
Sinh ngày: 25 tháng 12 năm 1996
Nơi sinh: An Thạnh – Thuận An – Bình Dương
Lớp: D14DTCN01 Khóa: 2014 - 2018
Khoa: Kỹ Thuật Công Nghệ
Địa chỉ liên hệ: số 118/1, kp. 1A, P. An Phú, tx. Thuận An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0975 295 217 Email: phannguyenthaibinh2512@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:


* Năm thứ 1:
Ngành học: Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Khoa: Điện – Điện Tử
Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Khoa: Điện – Điện Tử
Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Khoa: Kỹ Thuật Công Nghệ
Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 4:
Ngành học: Kỹ Thuật Điện - Điện Tử Khoa: Kỹ Thuật Công Nghệ
Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình
Sơ lược thành tích:
Ngày tháng năm

Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký, họ và tên) thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
LỜI CẢM ƠN
Ngày nay, nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở
thành một nước công nghiệp. Song song với việc chú trọng phát triển các ngành kinh
tế thì việc nắm bắt được công nghệ hiện đại đang ngày càng phát triển của toàn thể
nhân loại là cực kỳ quan trọng. Sinh viên là những chủ nhân tương lai của Đất nước,
của xã hội. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên có dịp để phát huy kết quả
tích luỹ của quá trình học tập, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, giúp cho
sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân với sản phẩm mình làm ra. Và hơn
thế nữa, trong quá trình hoàn thành đề tài: “Thiết Kế Mô Hình Máy Pha Màu Sơn
Sử Dụng PLC S7-1200”, chúng em đã học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy trong khoa Kỹ Thuật Công Nghệ.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sẽ không
tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy bỏ qua và giúp đỡ để chúng em có thể hoàn
thành tốt đề tài và củng cố kiến thức cần khi ra trường đi làm.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn Điện Công Nghiệp, đặc biệt
là ThS. Nguyễn Phương trà đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này đúng thời hạn
được giao.

Bình Dương, ngày tháng năm


Sinh Viên Thực Hiện

Phan Nguyễn Thái Bình

i
DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1 Thiết bị điều khiển logic khả trình ..................................................................2


Hình 2. 2 Cấu trúc PLC S7-1200.....................................................................................3
Hình 2. 3 Hệ thống điều khiển sử dụng dụng PLC .........................................................6
Hình 2. 4 Mô hình nguyên lý máy trộn ...........................................................................8
Hình 3. 1 Lưu đồ khối của hệ thống ................................................................................9
Hình 3. 2 Chương trình điều khiển tự động ..................................................................10
Hình 4. 1 Khởi động Tia v13. ........................................................................................12
Hình 4. 2 Tạo một Project mới. .....................................................................................12
Hình 4. 3 Chọn PLC và hệ thống mô phỏng. ................................................................13
Hình 4. 4 Chọn CPU và Version. ..................................................................................13
Hình 4. 5 Chọn PC systems. ..........................................................................................14
Hình 4. 6 Kết nối PLC với hệ thống mô phỏng.............................................................14
Hình 4. 7 Giao diện thiết kế chính .................................................................................15
Hình 4. 8 Lấy các biểu tượng điều khiển. .....................................................................15
Hình 4. 9 Cài đặt hiệu ứng và kết nối với chương trình chính. .....................................16
Hình 4. 10 Cài đặt chức năng nút nhấn. ........................................................................16
Hình 4. 11 Lấy biểu tượng hiển thị và cài đặt hiệu ứng ................................................17
Hình 4. 12 Chọn biểu tượng ..........................................................................................17
Hình 4. 13 Thay đổi biểu tượng. ...................................................................................18
Hình 4. 14 Đặt hiệu ứng chuyển động và kết nối với chương trình chính. ...................18
Hình 4. 15 Hoàn thành bản thiết kế. ..............................................................................19
Hình 4. 16 Chạy mô phỏng............................................................................................19
Hình 4. 17 Kiểm tra lỗi trước khi mô phỏng. ................................................................20
Hình 4. 18 Giao diện của WinCC trước mô phỏng có thể chỉnh sửa. ...........................20
Hình 4. 19 Màn hình mô phỏng tự động khi click vào ô Auto. ....................................21
Hình 4. 20 Màn hình mô phỏng bằng tay khi click vào ô Man. ....................................21
Hình 4. 21 Mô hình hoàn thiện ......................................................................................22

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1 Các kiểu CPU ..................................................................................................4


Bảng 2. 2 Các module tín hiệu và truyền thông .............................................................5
Bảng 3. 1 Phân công ngõ vào ngõ ra .............................................................................11

iii
MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................................................................................i

Danh mục hình .............................................................................................................. ii

Danh mục bảng ............................................................................................................. iii

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................ 1


1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Giới hạn đề tài ............................................................................................ 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 1
1.4. Nội dung của đề tài .................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. .................................. 2
2.1 Tổng Quan Về PLC ................................................................................... 2
2.1.1 Giới thiệu về PLC ............................................................................. 2
2.1.2 Giới thiệu về WinCC ........................................................................ 6
2.2 Nguyên lý hoạt động của máy trộn. ......................................................... 7
2.3 Sơ đồ hệ thống tổng quát .......................................................................... 8
Chương 3: TÍNH TOÁN - THIẾT KẾ ........................................................ 9
3.1 Lập mô hình thuật toán tổng quát. .......................................................... 9
3.2 Lập trình cơ sở hoạt động trong đề tài. ................................................. 10
3.3 Phân công vào ra: .................................................................................... 11
Chương 4: LẬP TRÌNH SCADA HỆ THỐNG MÁY TRỘN SƠN TRÊN
TIA PORTAL V13 VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH ............................................ 12
4.1 Lập Trình Scada Trên Tia Portal V13. ................................................. 12
4.2 Hoàn thành mô hình. ............................................................................... 22
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................... 23
5.1 Ưu điểm của đề tài ................................................................................... 23
5.2 Nhược điểm của đề tài ............................................................................. 23
5.3 Hướng phát triển của đề tài .................................................................... 23
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước yêu cầu
về tự động hóa ngày càng cao trong đời sống sinh hoạt sản xuất. Để thực hiện công
việc một cách khoa học nhằm đạt được số lượng sản phẩm lớn, nhanh mà lại tiện
lợi về kinh tế. Các công ty xí nghiệp sản xuất thường sử dụng dây chuyền tự động
hóa điều khiển bằng PLC. Dây truyền sản xuất tự động bằng PLC giúp cho các
doanh nghiệp giảm được sức lao động cũng như chi phí thuê mướn công nhân mà
lại đạt được hiệu quả cao đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất số lượng lớn.Vì
thế, chúng em đăng ký thực hiện đề tài “Thiết Kế Mô Hình Máy Pha Màu Sơn Sử
Dụng PLC S7-1200”

1.2. Giới hạn đề tài


Thiết kế thi công mô hình trộn sơn nước từ hai màu thành một màu sơn
nhất định và quá trình được lặp lại nhiều lần, nếu muốn thay đổi màu sơn khác ta
phải thay đổi nguyên liệu ngay từ đầu sau đó mới thực hiện quá trình trộn.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu trên các tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu trực tiếp trên mô hình.
1.4. Nội dung của đề tài
Chương 1: Giới Thiệu Đề Tài.
Chương 2: Tổng Quan Nghiên Cứu Đề Tài.
Chương 3: Tính Toán Thiết Kế.
Chương 4: Tiến Hành Thi Công – Đánh Giá Kết Quả.
Chương 5: Kết Luận.

1
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

2.1 Tổng Quan Về PLC


2.1.1 Giới thiệu về PLC

Hình 2. 1 Thiết bị điều khiển logic khả trình


Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-
200. So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội:

- S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm
cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7- 1200.

- Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch
ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.
Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu
cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát các ngõ
vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể bao gồm
các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp và việc
truyền thông với các thiết bị thông minh khác.

2
- Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương
trình điều khiển:

+ Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm


trong một khối xác định.

+ Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu
hình việc truy xuất đến các chức năng của CPU.

- CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET.
Các module truyền thông là có sẵn dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay
RS485.

Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal vì phần mềm này đã
bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI.

 Bộ phận kết nối nguồn

 Các bộ phận kết nối nối dây của người


dùng có thể tháo được (phía sau các nắp che)

 Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên

 Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp

 Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của


CPU).

Hình 2. 2 Cấu trúc PLC S7-1200


Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng
giúp cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.

3
Bảng 2. 1 Các kiểu CPU
Chức năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C
Kích thước vật lý (mm) 90 x 100 x 75 110 x 100 x 75
Bộ nhớ người dùng:

 Bộ nhớ làm việc  25 kB  50 kB

 Bộ nhớ nạp  1 MB  2 MB

 Bộ nhớ giữ lại  2 kB  2 kB


I/O tích hợp cục bộ  6 ngõ vào /  8 ngõ vào /  14 ngõ vào /
4 ngõ ra 6 ngõ ra 10 ngõ ra
 Kiểu số
 2 ngõ ra  2 ngõ ra  2 ngõ ra
 Kiểu tương tự
Kích thước ảnh tiến trình 1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)
Bộ nhớ bit (M) 4096 byte 8192 byte

Độ mở rộng các module tín Không 2 8


hiệu
Bảng tín hiệu 1
Các bộ đếm tốc độ cao 3 4 6

 Đơn pha  3 tại 100  3 tại 100  3 tại 100


kHz kHz 1 tại 30 kHz 3 tại 30
kHz kHz
 Vuông pha
 3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz  3 tại 80
1 tại 20 kHz kHz 3 tại
20 kHz

Các module truyền thông 3 (mở rộng về bên trái)

Các ngõ ra xung 2

Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)

Thời gian lưu giữ đồng hồ Thông thường 10 ngày / ít nhất 6 ngày tại 40oC

4
thời gian thực

PROFINET 1 cổng truyền thông Ethernet

Tốc độ thực thi tính toán 18 μs/lệnh


thực

Tốc độ thực thi Boolean 0,1 μs/lệnh

Họ S7-1200 cung cấp một số lượng lớn các module tín hiệu và bảng tín hiệu để
mở rộng dung lượng của CPU. Người dùng còn có thể lắp đặt thêm các module truyền
thông để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác.

Bảng 2. 2 Các module tín hiệu và truyền thông


Module Chỉ ngõ vào Chỉ ngõ ra Kết hợp In/Out

8 x DC Out 8 x DC In / 8 x DC Out
8 x DC In
8 x Relay Out 8 x DC In / 8 x Relay Out
Kiểu số 16 x DC Out 16 x DC In / 16 x DC Out
Module tín 16 x DC In
16 x DC In / 16 x Relay Out
hiệu (SM) 16 x Relay Out
Kiểu 4 x Analog In 2 x Analog In 4 x Analog In / 2 x Analog
tương tự 8 x Analog In 4 x Analog In Out
Bảng tín hiệu Kiểu số _ _ 2 x DC In / 2 x DC Out
(SB) Kiểu _ 1 x Analog In _
tương tự
Module truyền thông (CM)
 RS485
 RS232

5
Hình 2. 3 Hệ thống điều khiển sử dụng dụng PLC

2.1.2 Giới thiệu về WinCC


Phần mềm WinCC của Siemens là một phần mềm chuyên dụng để xây dựng
giao diện điều khiển HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc xử lý và
lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data
Aquisition) thuộc chuyên ngành tự động hóa.
WinCC v12 (tích hợp trong TIA Portal v12) là phần mềm kỹ thuật được dùng
để thiết lập cho bảng điều khiển HMI, máy tính công nghiệp và máy tính PC thông
thường. Wincc này được ứng dụng thông qua phần mềm hiển thị WinCC Runtime
Advanced hoặc phức tạp hơn trong hệ thống SCADA với phần mềm hiển thị WinCC
Runtime Professional.
WinCC cung cấp các khả năng sau:
 WinCC cho phép bạn quan sát quá trình. Quá trình này được hiển thị đồ hoạ
trên màn hình. Màn hình hiển thị được cập nhật mỗi lần một trạng thái
trong quá trình thay đổi.
 WinCC cho phép bạn vận hành quy trình. Ví dụ, bạn có thể chỉ ra một điểm
đặt từ giao diện người dùng hoặc bạn có thể mở một van.
 WinCC cho phép bạn giám sát quá trình. Một cảnh báo sẽ báo hiệu một
cách tự động trong sự kiện của một trạng thái quá trình nghiêm trọng. Nếu
một giá trị được định nghĩa trước bị vượt quá, một thông báo sẽ xuất hiện
trên màn hình.
 WinCC cho phép bạn lưu trữ quá trình. Khi làm việc với WinCC, những giá
trị quá trình có thể hoặc được in ra hoặc được lưu trữ theo kiểu điện tử.
Điều này tạo điều kiện cho thu thập thông tin của quy trình và cho phép
truy cập tiếp theo đến dữ liệu sản sinh ra trong quá khứ.
6
WinCC có 4 phiên bản phụ thuộc vào hệ thống điều khiển:
- Wincc Basic để thiết lập cho màn hình HMI cơ bản.
Wincc Basic được đính kèm với trong mỗi phần mềm STEP 7 Basic and STEP 7
Professinal.
- Wincc Comfort để thiết lập cho tất cả các màn hình HMI (Bao gồm Comfort
HMI và điện thoại di động).
- Wincc Advanced để thiết lập cho tất cả các màn hình HMI và máy tính với
phần mềm hiển thị Wincc Runtime Advanced
Wincc Runtime Advandec là phần mềm hiển thị cho hệ thống máy tính 1 trạm.
- Wincc Professional để thiết lập cho tất cả các màn hình HMI và máy tính
trong có có cả hệ thống SCADA.
Wincc Runtime Proffesional là hệ thống SCADA được sử dụng để thiết lập cả hệ
thống 1 trạm điều khiển và nhiều trạm điều khiển
2.2 Nguyên lý hoạt động của máy trộn.
Lập trình PLC điều khiển máy trộn sơn từ hai màu sơn khác nhau:

- Khi nhấn Start thì bơm 1 và bơm 2 hoạt động để bơm sơn vào bồn trộn.

- Khi có sơn vào bồn thì phao dâng lên tác động công tắc trung, động cơ trộn hoạt
động để trộn sơn.

- Khi sơn trong bồn trộn đầy, phao dâng lên tác động đến công tắc đầy, bơm 1 và
bơm 2 ngưng hoạt động đồng thời bơm 3 hoạt động để bơm sơn ra ngoài.

- Sau khi xã hết thì phao hạ tác động đến công tắc thấp, động cơ trộn và bơm 3
ngừng hoạt động.

- Khi nhấn Stop thì hệ thống ngừng hoạt động.

7
2.3 Sơ đồ hệ thống tổng quát .

Bơm 1 Bơm 2

CT cao

CT trung

CT thấp

Bơm 3

Hình 2. 4 Mô hình nguyên lý máy trộn

8
Chương 3: TÍNH TOÁN - THIẾT KẾ

3.1 Lập mô hình thuật toán tổng quát.

Hình 3. 1 Lưu đồ khối của hệ thống

9
3.2 Lập trình cơ sở hoạt động trong đề tài.

Hình 3. 2 Chương trình điều khiển tự động

10
3.3 Phân công vào ra:

Bảng 3. 1 Phân công ngõ vào ngõ ra

Địa Chỉ Kiểu tín hiệu Giải thích


I0.0 Đầu vào Nút Start
I0.3 Đầu vào Công tắc thấp
I0.4 Đầu vào Công tắc trung
I0.5 Đầu vào Công tắc cao
I0.6 Đầu vào Nút Stop
Q0.1 Đầu ra Bơm 3
Q0.2 Đầu ra Bơm 1
Q0.3 Đầu ra Bơm 2
Q0.4 Đầu ra Động cơ trộn

11
Chương 4: LẬP TRÌNH SCADA HỆ THỐNG MÁY TRỘN SƠN TRÊN
TIA PORTAL V13 VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH

4.1 Lập Trình Scada Trên Tia Portal V13.

Hình 4. 1 Khởi động Tia v13.

Hình 4. 2 Tạo một Project mới.

12
Hình 4. 3 Chọn PLC và hệ thống mô phỏng.

Hình 4. 4 Chọn CPU và Version.

13
Hình 4. 5 Chọn PC systems.

Hình 4. 6 Kết nối PLC với hệ thống mô phỏng.

Thiết kế giao diện mô phỏng WinCC

Mở giao diện làm việc :


Sau khi viết xong chương trình (code) ta chọn Divice → Screens → Add new
screen để tạo gian diện mô phỏng.

14
Hình 4. 7 Giao diện thiết kế chính

Mở thanh công cụ toolbox để chọn các Symbol :


Lấy các biểu tượng chức năng từ toolbox: từ thanh công cụ toolbox ta có thể chọn
được các biểu tượng như nút nhấn, hiển thị số đếm, các chức năng thông báo (arlam),
các symbol như băng chuyền, bồn nước, …

Hình 4. 8 Lấy các biểu tượng điều khiển.


Chọn chuột phải vào biểu tượng → Properties để cài đặt các thông số.

15
Hình 4. 9 Cài đặt hiệu ứng và kết nối với chương trình chính.

Hình 4. 10 Cài đặt chức năng nút nhấn.

16
Hình 4. 11 Lấy biểu tượng hiển thị và cài đặt hiệu ứng

Chọn biểu tượng symbol từ toolbox thả vào màn hình chính

Hình 4. 12 Chọn biểu tượng


Chọn chuột phải vào biểu tượng → Properties → General để thay đổi biểu
tượng theo mong muốn.

17
Hình 4. 13 Thay đổi biểu tượng.

Chọn chuột phải vào biểu tượng → Properties → Aminations → Appearance


→ chọn loại hiệu ứng ( mức 1 vật sẽ đổi màu xanh nếu mức 0 vật sẽ bình
thường ).

Hình 4. 14 Đặt hiệu ứng chuyển động và kết nối với chương trình chính.

Làm tương tự đến khi hoàn thành thiết kế.

18
Hình 4. 15 Hoàn thành bản thiết kế.

Nhấn vào nút Start simulation để chạy chương trình mô phỏng.

Hình 4. 16 Chạy mô phỏng.


19
Hình 4. 17 Kiểm tra lỗi trước khi mô phỏng.

Hình 4. 18 Giao diện của WinCC trước mô phỏng có thể chỉnh sửa.

20
Hình 4. 19 Màn hình mô phỏng tự động khi click vào ô Auto.

Hình 4. 20 Màn hình mô phỏng bằng tay khi click vào ô Man.

21
4.2 Hoàn thành mô hình.

Hình 4. 21 Mô hình hoàn thiện

22
Chương 5: KẾT LUẬN

5.1 Ưu điểm của đề tài


Pha chế màu sơn từ hai màu ban đầu.
Biết cách sử dụng và lập trình phần mềm TIA PORTAL với PLC-S7 1200 và
viết chương trình ứng dụng.
Mô phỏng trên Wincc, HMI.
Thiết kế và lắp ráp mô hình pha trộn sơn.
5.2 Nhược điểm của đề tài
Mô hình vẫn mang tính nghiên cứu khi chưa tiến đến một dây chuyền công
nghệ thực tế. Từ mô hình phát triển lên thực tế còn phải thay đổi nhiều về cấu tạo,
khung mô hình, phải thay đổi nhiều nhằm nâng cao tính ổn định của hệ thống.
Các thiết bị sử dụng chưa đạt được tính chính xác cao, còn mang tính tương
đối.
Các khâu trong mô hình vẫn còn thiếu và chưa sát với thực tế.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên còn nhiều chức năng của phần mềm
TIAPORTAL và WinCC, HMI chưa được khai thác tối đa.
5.3 Hướng phát triển của đề tài
Em hy vọng nếu các lớp khóa sau có cơ hội làm đề tài này hoặc những đề tài
tương tự thì có thể mở rộng đề tài với một số gợi ý như sau:
Được đi tham quan, tìm hiểu kỹ về công nghệ sản xuất của các nhà máy, máy
pha trộn sơn thực tế để nâng cao tính hiệu quả của mô hình.
Kết hợp các kỹ thuật, công nghệ pha trộn cũng như bảo quản sơn tránh các tác
nhân của môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng tới chất lượng sơn.
Khai thác thêm những tính năng ưu việt của phần mềm TIAPORTALV13 và
WinCC V13, HMI trong việc thiết kế mô phỏng cũng như thực tế.
Tìm hiểu thêm mạng truyền thông công nghiệp SCADA.

23

You might also like