You are on page 1of 51

CHUYÊN ĐỀ 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA,


NGHĨA VỤ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

1. An ninh quốc gia


1.1. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Luật An ninh quốc gia)
- An ninh quốc gia (ANQG)là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã
hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
- Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
1.2. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ ANQG (Điều 5 Luật ANQG)
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất
của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân
tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây
dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh,
quốc phòng và đối ngoại.
4. Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
1.3. Xây dựng lực lượng bảo vệ ANQG (Điều 6 Luật ANQG)
1. Nhà nước xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm xây dựng lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp, bảo vệ dân phố, dân phòng tham gia hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia
theo quy định của pháp luật.
1.4. Trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ ANQG (Điều 8 Luật ANQG)
Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công
dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
1.5. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ ANQG (Điều 10 Luật ANQG)
2

1. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo
dục bảo vệ an ninh quốc gia.
2. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật và nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia cho toàn dân.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động công dân Việt Nam, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài bảo vệ an ninh quốc gia.
4. Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo
dục bảo vệ an ninh quốc gia vào chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ
sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
1.6. Chính sách xử lý các hành vi xâm phạm ANQG (Điều 12 Luật ANQG)
1. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh,
kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy ngoan
cố chống đối thì bị nghiêm trị.
2. Người bị ép buộc, lừa gạt, lôi kéo nhận làm việc cho tổ chức, cá nhân để
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia mà tự thú, thành khẩn khai báo thì được
khoan hồng; nếu lập công thì được khen thưởng.
3. Người nước ngoài có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử lý theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định.
1.7. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 13 Luật ANQG)
1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc,
lừa gạt, lôi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chia cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
2. Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc
gia hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
3. Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán
phát trái phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.
4. Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
5. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia.
3

6. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật Hình
sự và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Tình hình An ninh chính trị trên địa bàn Thành phố 06 tháng đầu
năm 2021
2.1. Các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước gia tăng chống phá
với tính chất ngày càng nguy hiểm, phương thức, thủ đoạn tinh vi, nổi lên: (1) Triệt
để lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông và khu vực, sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội trong nước để triển khai một loạt các “chiến dịch” phá hoại, kích động,
kêu gọi biểu tình, kích động phong trào “bất tuân dân sự” vào trong nước; đăng tải,
tán phát hàng loạt bài viết, clip xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước trên không gian
mạng, kêu gọi người dân tẩy chay, không tham gia bầu cử, cổ súy hoạt động tự ứng
cử, liên kết móc nối, thành lập các hội, nhóm trên không gian mạng để tuyên truyền,
vận động bầu cử cho ứng cử viên tự do trẻ tuổi, có quan điểm “cấp tiến”. (2) Các
tổ chức phản động lưu vong đẩy mạnh lôi kéo, tập hợp lực lượng, đào tạo, chấm
chọn, móc nối phát triển lực lượng, tăng cường huấn luyện phương thức “đấu tranh
bất bạo động", tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện trực tuyến về các kỹ năng,
hoạt động chống phá cho các đối tượng tham gia, thúc đẩy phát triển các tổ chức
‘xã hội dân sự" trong nước, đặc biệt là âm mưu, ý đồ thành lập “Nghiệp đoàn độc
lập” để tranh thủ các nguồn tài chính, dự án hỗ trợ của các nước, NGO. (3) Số
chống đối chính trị trên địa bàn Thủ đô ít bộc lộ, thực hiện các hoạt động chống
phá trên thực địa do bị quản lý, giám sát chặt chẽ, nhất là sau khi CATP bắt giữ, xử
lý một số đối tượng trọng điểm. 06 tháng đầu năm, địa bàn Thành phố không xảy
ra tụ tập đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật. Các đối tượng chủ yếu
đăng tải, tán phát trên không gian mạng các bài viết tuyên truyền, xuyên tạc, chống
Đảng, Nhà nước, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp, thăm hỏi, ủng hộ gia đình
và đòi trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật vừa bị bắt, tổ chức một số cuộc
tụ tập nhỏ lẻ nhằm khuếch trương thanh thế. Tập trung lợi dung các quyền tự do,
dân chủ để chống phá cuộc bầu cử Quốc hội hóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 – 2026.
2.2. An ninh chính trị nội bộ, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng,
an ninh kinh tếtiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp
(1) An ninh chính trị nội bộ cơ bản ổn định. Dư luận các giai tầng xã hội
đồng tình, đánh giá cao công tác tổ chức và kết quả Đại hội XIII của Đảng, bầu cử
ĐBQH khóa XV, ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, tin tưởng về môi
trường chính trị, an ninh ổn định, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ đô. Tuy nhiên, quá
trình chuẩn bị bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp phát sinh một số vấn đề phức tạp,
4

xảy ra sai sót, vi phạm Luật Bầu cử (02 đơn vị cấp xã) phải tiến hành bầu cử lại;
một số đối tượng chống đối, có quan điểm "cấp tiến" nộp hồ sơ tự ứng cử, kêu gọi
các đối tượng chống đối trong nước ủng hộ, xảy ra 17 vụ việc rải tờ rơi gây mất
ANTT.Tình trạng đơn thư kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động và tâm lý cán bộ, công
nhân viên tại một số cơ quan, đơn vị, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự mất dân
chủ, áp đặt trong công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, kiện toàn nhân sự; mâu thuẫn
về lợi ích giữa các cá nhân.
(2) An ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng tiềm ẩn nhiều phức
tạp:Công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản bộc lộ nhiều sơ hở, bất cập
kiểm duyệt, xảy ra tình trạng đăng tải sách với mục đích chống đối, chạy đua cấp
phép xuất bản dẫn tới nhiều sản phẩm kém chất lượng được đưa ra thị trường. Hoạt
động chống phá, đăng tải, tán phát thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước trên
không gian mạng diễn ra thường xuyên, liên tục, nhất là dịp Đại hội XIII của Đảng
và bầu cử ĐBQH, HĐND và dịch Covid -19 bùng phát. Số website bị tin tặc tấn
công tăng so với cùng kỳ năm 2020. Phạm tội sử dụng công nghệ cao diễn biến
phức tạp, nổi lên thủ đoạn sử dụng phần mềm chiếm đoạt tài khoản của người dùng
trên các trang mạng, tài khoản ngân hàng, tín dụng, tội phạm tổ chức đánh bạc và
đánh bạc qua mạng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với thủ đoạn tạo lập nhiều
website, tài khoản mạng xã hội đăng tải thông tin nhận làm giấy tờ, bằng cấp, chứng
chỉ giả, hóa đơn đỏ với giá trị lớn.
(3) An ninh kinh tế: Dịch Covid - 19 bùng phát, tác động, ảnh hưởng nặng
nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là tại các khu công nghiệp – chế xuất
và đời sống nhân dân, công nhân, người lao động; gia tăng áp lực nợ xấu ngân hàng
và nợ công gắn với khả năng thanh toán nợ vay và nộp thuế doanh nghiệp, tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra đình công, lãn công; dịch bệnh kéo theo các vi phạm pháp luật buôn
lậu các mặt hàng y tế phục vụ chống dịch, kinh doanh hàng lậu dưới hình thức
livestream diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó, vi phạm trên một số lĩnh vực (trật tự xây
dựng, đê điều, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp …) còn xảy ra nhiều tại
một số địa phương, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây bức xúc trong dư luận.
2.4. An ninh xã hội tiềm ẩn diễn biến phức tạp, một số nơi có nguy cơ hình
thành “điểm nóng”
- An ninh trong tôn giáo cơ bản ổn định. Tuy nhiên một số chức sắc, tín đồ
chưa chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo, các quy định về phòng
chống dịch bệnh, xảy ra một số vụ việc tiềm ẩn phức tạp, nổi lên: (1)Một số tôn giáo
trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức sinh hoạt tôn giáo ngoài khuôn viên thờ tự,
nhận hiến tặng đất đai, lấn chiếm đất công, xây dựng không phép gây khó khăn trong
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đất đai, trật tự xây dựng tại địa bàn; (2) Hoạt
động của các tổ chức trái phép mang màu sắc tôn giáo còn tiềm ẩn phức tạp, “Hội
thánh Đức chúa trời mẹ“ có dấu hiệu hoạt động trở lại với phương thức, thủ đoạn
5

hoạt động mới nhằm tránh khỏi sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng.
- Tình hình khiếu nại, tố cáo được kéo giảm về số lượng và tính chất phức
tạp so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động khiếu kiện giảm mạnh cả về số lượt đơn,
lượt người, lượt đoàn đông và tính chất phức tạp.
- An ninh nông thôn, đô thị được giữ vững ổn định, hiện trên địa bàn Thành
phố coó khoảng 100 vụ việc khiếu kiện phức tạp, tiềm ẩn phức tạp về ANTT tại 20
quận, huyện, thị xã, không phát sinh "điểm nóng" về ANTT. Tuy nhiên, nổi lên các
tranh chấp khiếu kiện liên quan đến quản lý, vận hành nhà chung cư có chiều hướng
gia tăng; khiếu kiện liên quan đến ô nhiễm môi trường (khu xử lý chất thải Sóc Sơn
và khu xử lý Xuân Sơn – Ba Vì), hoạt động thu hồi đất thực hiện các dự án có khiếu
kiện đông người, phức tạp về ANTT; hoạt động khiếu kiện liên quan đến thương
binh, xe ba bánh tuy giảm song vẫn tiềm ẩn phức tạp cần được quan tâm giải quyết.
3. Một số tác động của số đối tượng chống đối trong và ngoài nước lôi
kéo sinh viên
3.1 Tác động của thế lực thù địch nước ngoài
- Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình",
tuyên truyền về dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự nhằm lôi kéo, phát triển lực
lượng trong sinh viên, đặc biệt sinh viên các ngành Luật, Báo chí, Công nghệ thông
tin, sinh viên công giáo. Chúng triệt để lợi dụng Internet để tuyên truyền tập hợp
lực lượng, thành lập tổ chức trên mạng thu hút nhiều người ở nhiều địa phương
khác nhau tham gia, đồng thời gây khó khăn cho công tác đấu tranh của cơ quan
an ninh. Trên mạng xã hội facebook, tổ chức “Việt Tân”, “Đảng dân chủ Việt
Nam”, “Hội anh em dân chủ”... đã thu hút rất đông thành viên tham gia, đồng thời
tạo ra nhiều diễn đàn như “Nhật ký yêu nước”, “Việt Tân”... đưa các thông tin tiêu
cực trong xã hội, những thông tin liên quan đến đời tư các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước để thổi phồng, phá hoại tư tưởng, gây hoang mang trong dư luận. Ngoài
ra, chúng còn đăng công khai địa chỉ, số điện thoại liên lạc trên trang web của tổ
chức; chỉ đạo các thành viên tăng cường hoạt động trên mạng, phát hiện những
thanh niên, sinh viên có tư tưởng, quan điểm chống đối, bồi dưỡng kiến thức “dân
chủ” qua Youtube, Facebook... tổ chức các lớp học trực tuyến về những chủ đề có
thể thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
- Các đối tượng phản động lưu vong câu kết với các đối tượng chống đối
trong nội địa thành lập các hội, nhóm trá hình để lôi kéo thanh niên, sinh viên:.
3.2 Tác động của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân tộc và
số có quan điểm sai trái cấp tiến...
- Thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện một số hội
nhóm trái phép, lợi dụng danh nghĩa hoạt động từ thiện, xã hội, thể dục thể thao
nhằm tập trung số sinh viên có tư tưởngcấp tiến như Hội “Anh em dân chủ”, nhóm
“No-u”, “Đệ tam cộng hòa”, “Mái ấm xanh”. Những hội nhóm trên đều do số đối
6

tượng cực đoan, cơ hội chính trị trong nước cầm đầu, điều hành lôi kéo, kích động
sinh viên tham gia nhóm thực hiện các hoạt động phức tạp về ANTT như: công
khai bộc lộ các quan điểm cấp tiến đi ngược với tư tưởng, đường lối chính sách của
Đảng; tham gia các hoạt động tuần hành, biểu tình gây mất ANTT; tham gia các
lớp huấn luyện về dân chủ nhân quyền ở nước ngoài; hay ký tên vào hiến chương
kêu gọi đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam…
- Với ý đồ tạo dựng “Thế hệ dân chủ trẻ”, các tổ chức tôn giáo, “Tà đạo”,
“Đạo lạ” đã triệt để lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phát triển, lôi kéo
tín đồ, nhất là số sinh viên.
- Phương thức của các đối tượng là tăng cường móc nối, thu hút, chấm chọn
những phần tử có quan điểm lệch lạc, quan tâm đến các vấn đề chính trị, chỉ đạo số
này tuyên truyền, lôi kéo các sinh viên khác tham gia các hoạt động chống đối
chính quyền.
- Hoạt động trên thực sự đã cho thấy phần nào những hiệu quả với các đối
tượng khi mà ngày càng nhiều sinh viên tham gia các hoạt động liên quan đến chính
trị, chủ yếu xuất phát từ không gian mạng, qua các cuộc tụ tập, tuần hành trái pháp
luật lợi dụng những sự kiện nhạy cảm, gắn mác bảo vệ biển đảo, chống Trung
Quốc… hoặc qua các hoạt động thiện nguyện trá hình…
- Hoạt động tuyên truyền, lôi kéo sinh viên tham gia tập luyện “Pháp luân
công” có dấu hiệu phức tạp. Đặc biệt các “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” đang hoạt
động trái phép tập trung tuyên truyền, lôi kéo sinh viên tham gia, sinh hoạt và có
các hoạt động truyền đạo trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính
trị và trật tự xã hội ở địa bàn Thủ đô. Các đối tượng thường núp dưới danh nghĩa
tiếp thị sản phẩm, hoạt động thiện nguyện, nhắn tin qua mạng xã hội… để tiếp cận
sinh viên tại các ký túc xá hoặc khu vực quanh trường học. Sinh viên bị lôi kéo
tham gia tổ chức “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” gây ảnh hưởng đến quan hệ gia
đình; họ có biểu hiện rất cuồng tín, tin tưởng tuyệt đối vào tổ chức này, sẵn sàng
nghe và làm theo những điều do tổ chức giao cho (như tuyên truyền phát triển đạo,
đóng góp kinh phí hoạt động…)
4.Vai trò trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ An ninh Quốc gia
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng gần 800.000 nghìn sinh
viên đang học tập tại 50 trường Đại học, 29 Học viện, 29 trườngCao đẳng và 47
trường Trung cấp chuyên nghiệp trong đó số sinh viên ngoại trú (không ở trong các
ký túc xá) chiếm 90%. Về mặt số lượng cho thấy đây là một lực lượng không nhỏ
bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng tổ chức đào tạo theo tín chỉ, mô hình lớp
học truyền thống không còn được duy trì do vậy công tác quản lý của trường và
các tổ chức chính trị-xã hội hiệu quả không cao.
7

Sinh viên Việt Nam là thế hệ trẻ đầy sức sống và sáng tạo, sinh viên nắm trong
tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và
sự phát triển của đất nước nói riêng. Do vậy, đây là lực lượng cần được bảo vệ. Tuy
nhiên, xã hội ngày nay càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, công cuộc hội nhập với thế giới càng cao, các nền văn hóa phương tây du
nhập vào Việt Nam càng sâu rộng. Sinh viên hiện nay ý thức tự giác chưa cao, thụ
động, sống khép kín ít tham gia các hoạt động xã hội; hướng vào vui chơi, hưởng
thụ…dễ tin dễ ngờ và dễ bị tác động, lôi kéo.
Sinh viên phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình và tham gia trực
tiếp vào việc bảo vệ ANQG, cụ thể:
- Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ ANQG là một bộ phận của cuộc
đấu tranh giai cấp diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài.
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ ANQG.
+ Phát hiện những tổ chức, người có hành vi tuyên truyền lôi kéo sinh viên để
báo cho lãnh đạo của trường, chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật biết, có ý
thức bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trường học, kí túc
xá, khu vực dân cư mà mình sinh sống, bảo vệ môi trường, giúp đỡ các cơ quan
chuyên trách trong bảo vệ ANQG.
+ Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần bảo vệ ANQG: vận động nhiều
người cùng tham gia chấp hành tốt những quy định của pháp luật như mình.
+ Bản thân luôn nhận thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội, tuyên truyền
vận động cho nhiều người khác thấy được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội nhất là tệ
nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Phát hiện những địa điểm tổ chức, đối tượng tham gia
các tệ nạn xã hội để báo cáo cho lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, các
cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là lực lượng Công an nhân dân để có biện
pháp đấu tranh kịp thời có hiệu quả.
+ Tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; phát hiện,
tố giác kịp thời các đối tượng, băng nhóm tổ chức tội phạm để các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có biện pháp giải quyết kịp thời.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị khoa học kĩ thuật nghiệp vụ
chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình
góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực, luyện tập quân sự theo
chương trình giáo dục quốc phòng để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng
chiến đấu Bảo vệ Tổ quốc
- Hướng nghiệp tham gia các lực lượng vũ trang Bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội, như tham gia lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng…
8

Chuyên đề 2: “Diễn biến hòa bình”, tác động của “diễn biến hòa bình”
đến sinh viên hiện nay

I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”


1. Khái niệm
“Diễn biến hòa bình” là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã
hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ
yếu bằng các biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
tiến hành…
2. Đặc điểm
- Sử dụng mọi thủ đoạn phi quân sự, kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá
từ bên trong, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp bóng dưới chiêu bài tự do,
dân chủ, nhân quyền.
- Kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc.
- Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Nhà nước hiện
hànhlàm trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo nên sức ép
ngày càng lớn buộc lãnh đạo Nhà nước phải từng bước chuyển hóa, thay đổi đường
lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho Nhà nước đối lập, làm cho thể chế chính
trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu.
3. Mục tiêu
Mục tiêu xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới; chống phá
phong trào độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội các nước; thiết lập trật tự thế giới mới
do các thế lực hiếu chiến chi phối và lãnh đạo.
4. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hòa
bình” để chống phá Việt Nam
a) Mục tiêu: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù dịch của chủ nghĩa xã hội,
luôn xem Việt Nam là một trọng điểm chống phá. Mục tiêu là xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của chúng.
b) Phương châm chỉ đạo: Mềm, ngầm, sâu.
c) Thủ đoạn hoạt động chủ yếu: Từ “Diễn biến hòa bình” tạo ra quá trình
“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” từ trong nội bộ chúng ta: Đảng, Nhà nước, lực
lượng vũ trang và nhân dân. Thủ đoạn đó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, vào mọi đối tượng trong đó tập trung trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Chống phá về chính trị tư tưởng
Trọng tâm là xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm đường lối của Đảng làm tiêu tan nền tảng tư tưởng trong các tổ chức Đảng,
tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Bằng cách ra
sức tuyên truyền, xuyên tạc, hạ thấp hòng vô hiệu hóa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Phá vỡ hệ thống
9

nguyên tắc tổ chức trong hệ thống chính trị. Phá vỡ khối đại đoàn kết của toàn dân,
của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Về tổ chức nhân sự
Các thế lực thù địch, chống phá ta bằng chiến lược khoét sâu nội bộ, làm nội
bộ ta suy thoái, biến chất. Với ý đồ xâm nhập, móc nối nhằm chuyển hóa từ trong
nội bộ Đảng, Nhà nước ta, chúng dùng các thủ đoạn tình báo, dùng kinh tế thông
qua con em, bạn bè, người thân tiếp cận cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ đương
chức để lôi kéo kích động, gây chia rẽ nội bộ.
- Hoạt động phá hoại kinh tế
Với ý đồ làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, luôn ở
trạng thái đói nghèo, buộc phải suy sụp hoặc phải khuất phục, chuyển hóa chế độ
chính trị.
Lấy việc chống phá từ bên trong kết hợp với điều kiện bên ngoài để tạo áp
lực đối với nền kinh tế nước ta, thông qua kinh tế để buộc ta phải chấp nhận các
điều kiện chính trị.
Tập trung phá vỡ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa của ta bằng nhiều thủ
đoạn xảo quyệt, ca ngợi kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Lợi dụng các vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá
- Trên lĩnh vực ngoại giao
Núp dưới danh nghĩa “Ngoại giao thân thiện” để hướng Việt Nam theo quỹ
đạo của phương Tây, tạo cơ hội để chuyển hóa và đưa Việt Nam dần hòa nhập vào
cộng đồng các nước dân chủ phương Tây. Tăng cường tiếp xúc của Chính phủ, các
tổ chức phi Chính phủ và tư nhân, với các hình thức như hội thảo, thăm viếng, thăm
quan, du lịch để gieo rắc tâm lý mơ hồ, mất cảnh giác, ngộ nhận về bản chất của
chủ nghĩa đế quốc.
- Trên lĩnh vực quốc phòng, quân sự, an ninh
Âm mưu của địch là nhằm mục tiêu “Phi chính trị hóa” quân đội và công an,
vô hiệu hóa lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế
độ xã hội chủ nghĩa. Chúng tập trung chống phá hệ tư tưởng của Đảng trong lực
lượng vũ trang; điều tra bí mật quốc phòng, bí mật an ninh, bí mật quân sự của ta;
kết hợp “Diễn biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ.
4. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn
biến hòa bình” với sinh viên
Thâm nhập vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội
Sinh viên nhằm phá vỡ các tổ chức này; đưa các ấn phẩm văn hóa đồi trụy, phản
động vào trong đời sống tinh thần của sinh viên; lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị
đoan để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”; thông qua các chương trình
học bổng; thông qua các hội thảo quốc tế; sử dụng internet để tuyên truyền, quảng
bá về Pháp Luân công.
10

5. Trách nhiệm của sinh viên trong cuộc đấu tranh chống “Diễn biến
hòa bình”
Sinh viên với trách nhiệm đầy đủ và khả năng trình độ nhận thức của mình,
tích cực tham gia vào các hoạt động thiết thực ở nhà trường, địa phương để góp
phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của địch. Trước hết mỗi
người luôn nâng cao cảnh giác; tự trang bị kiến thức chính trị, quốc phòng, an ninh;
tự bảo vệ mình, bảo vệ những tổ chức mà mình tham gia sinh hoạt. Luôn chủ động
giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân, nhà trường và xã hội. Nỗ lực học tập và rèn
luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước; thường xuyên nêu cao tinh
thần cảnh giác cách mạng; phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn ngừa và đánh bại
mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Phải có niềm tin vào Đảng để không bị dụ dỗ, lôi kéo bởi những luận điệu
xuyên tạc, sai trái; phải đề cao cảnh giác với “Diễn biến hòa bình”. Cần hoạt động
tốt các phong trào do trường và lớp tổ chức, tham gia tích cực vào các công việc
của đoàn đội, tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở nhà trường và địa phương. Sau khi
được học về giáo dục quốc phòng, an ninh, sinh viên cần tuyên truyền, vận động
người thân trong gia đình, bạn bè đề cao cảnh giác với các âm mưu của thế lực thù
địch.

Chuyên đề 3: Tình hình hoạt động


Hội Đức Chúa trời Mẹ trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Tổ chức"Đức Chúa trời Mẹ" được thành lập năm 1964 tại Hàn Quốc, với
tên gọi “Hội thánh của đức chúa trời hiệp hội truyền giáo tin lành thế giới”, do Ahn
Sahng Hong, sinh năm 1918, người Hàn Quốc sáng lập (Ahn Sahng Hong nguyên
là tín đồ Hội thánh Cơ đốc Phục lâm An thất nhật Hàn Quốc). Năm 1985, Ahn
Sahng Hong qua đời để lại quyền lãnh đạo giáo hội cho “Người vợ tâm linh” Zahng
Gil-Jah và mục sư hội trưởng Kim Joo Cheol. Trụ sở chính đặt tại Bundang, thành
phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc. Các tín đồ của “Đức Chúa Trời mẹ” tin
rằng Ahnsahnghong là đấng Christ (chúa Jêsu) đến thế gian lần thứ hai theo lời tiên
tri trong Kinh thánh và Zahng Gil-Jah là “Thiên Chúa mẹ”. Hội thánh được gọi là
Đức Chúa Trời Mẹ tại Việt Nam trực thuộc Hội thánh của Đức Chúa Trời – Hiệp Hội
truyền giáo Tin lành thế giới tại Hàn Quốc và do các Mục sư, Trưởng lão người Hàn
Quốc chỉ đạo.
2.Tại Việt Nam, tổ chức "Đức Chúa Trời Mẹ" đã du nhập từ những năm 2001
do một số người Hàn Quốc và một số người Việt Nam lao động tại Hàn Quốc trở về
tuyên truyền. Hiện nay, tổ chức này đã phát triển rộn và hoạt động ở 33 tỉnh, thành
phố trong cả nước với số lượng khoảng gần 4000 tín đồ. Ở mỗi địa phương có chấp
sự phụ trách, một tổ trưởng quản lý, bên dưới là các nhóm trưởng. Từ năm 2016 đến
nay hoạt động của tổ chức “Đức Chúa Trời Mẹ” ở Hà Nội có chiều hướng phát triển
lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, hoạt động gây phức tạp tình hình ANTT
11

dẫn đến khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Năm 2017, địa bàn Hà Nội xác định có khoảng
30 điểm nhóm với trên 800 tín đồ tham gia tập trung ở 10 quận huyện của thành phố.
Thành phần chủ yếu ngoại tỉnh, đa dạng như lao động tự do, cán bộ, giáo viên và
phần nhiều số trẻ là học sinh, sinh viên.
3.Về phương thức, thủ đoạn hoạt động: Tuyên truyền, lôi kéo tín đồ phát triển
tổ chức theo phương thức như bán hàng đa cấp, lập các nhóm nhỏ 2-3 người tuyên
truyền tại các khu vực công cộng, khu dân cư, các trường đại học, cao đẳng, trung
tâm thương mại… hoặc tổ chức dạy tiếng Hàn Quốc miễn phí cho sinh viên và
thông qua đó tuyên truyền phát triển tín đồ. Thông qua các chương trình từ thiện,
các văn phòng đại diện, công ty trá hình tại Hà Nội và các tỉnh để hoạt động nhóm
và lôi kéo số người mới đến tham dự; khi tiếp cận người dân, các tín đồ tiến hành
“đeo, bám” tuyên truyền bằng mọi cách, nếu không nghe theo các đối tượng sử
dụng biện pháp “đe dọa” về tinh thần, hù dọa đánh vào tâm lý của những người
mà chúng hướng tới,đồng thời các Sion thường xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt
khi bị kiểm tra, xử lý, chia thành nhiều nhóm nhỏ, hoặc mở các công ty, doanh
nghiệp để núp bóng vừa hoạt động kinh doanh, vừa sinh hoạt Hội thánh Đức Chúa
trời mẹ để đối phó với việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng. Mặt khác, đối
tượng triệt để lợi dụng các hình thức thông qua mạng internet, mạng xã hội
(Fanpage “Hội thánh Đức chúa trời”, website http://vn.watv.org); trong liên lạc chỉ
đạo số cầm đầu các điểm nhóm các đối tượng sử dụng Gmail và ứng dụng Telegram
bảo mật cao để tránh việc theo dõi của cơ quan Công an. Qua thực tế khảo sát tại
các điểm nhóm sinh hoạt phát hiện mô hình tổ chức, sắp xếp đồ đạc, hình thức hoạt
động có nhiều điểm tương đồng với văn hoá Hàn Quốc, việc này có nhiều ảnh
hưởng tích cực đến học sinh sinh viên (số này chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá Hàn
Quốc qua phim, ảnh và các chương trình thực tế trên Internet).
4. Ở Việt Nam hoạt động của tổ chức “Đức Chúa Trời Mẹ” diễn ra theo hai
xu hướng khác nhau. Ở phía Nam, tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh do
“Truyền đạo sư” Nguyễn Văn Hòa lãnh đạo, điều hành về cơ bản tuân thủ pháp
luật nên đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt điểm nhóm
tại địa chỉ 352/5C đường Lê Văn Quới (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh). Ở các tỉnh từ Thừa thiên Huế trở ra, hoạt động tuyên
truyền, phát triển tổ chức mang tính chất mê tín dị đoan, các đối tượng tự xưng là
“Nhà tiên tri”, tuyên truyền về “Ngày tận thế” để lừa đảo, hù dọa mọi người tin
theo; đáng chú ý, các đối tượng lợi dụng giáo lý “Luật 1/10” để ép buộc tín đồ
dâng hiến 1/10 thu nhập, nhưng không công khai, minh bạch thu, chi tài chính (có
dấu hiệu lợi dụng hành nghề mê tín dị đoan để trục lợi)… Các “chấp sự” Nguyễn
Bá Chung (Vĩnh Phúc), Lương Văn Tường (Bắc Giang), Đinh Duy Thảo (Ninh
Bình),… chia nhau quản lý theo khu vực (một hoặc một số tỉnh tùy theo số lượng
tín đồ) dưới sự lãnh đạo, điều hành của Nguyễn Đình Tám ở Sơn Tây, Hà Nội(được
Giáo hội tại Hàn Quốc giao phát triển tổ chức ở Việt Nam). Hoạt động của “Hội
thánh Đức Chúa Trời” đã và đang gây dư luận, phản ứng xấu trong cả Tin lành và
ngoài xã hội. Đến nay, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 21
12

đơn thư tố cáo của nhiều gia đình có người thân đi theo tổ chức này gửi đơn tố cáo
đến các cấp chính quyền đề nghị cấm tổ chức này hoạt động do bức xúc trước việc
người thân của họ sau khi theo tổ chức này bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn,
ly hôn, con cái bỏ nhà, sinh viên bỏ học.
5. Hoạt động tuyên truyền vào sinh viên:
Tổ chức Đức Chúa trời mẹ xác định sinh viên là đối tượng trọng điểm để
tuyên truyền lôi kéo tham gia tổ chức; lý do nhóm đối tượng này còn thiếu kinh
nghiệm sống thực tế, dễ dàng tiếp nhận những điều mới, dễ dàng bị lôi kéo hơn
nhóm đối tượng khác.
* Lý do vì sao tổ chức Đức Chúa Trời mẹ tập trung tuyên truyền vào học
sinh, sinh viên:
- Vừa rời xa gia đình, thiếu thốn tình cảm.
- Áp lực trong việc hoàn thành chỉ tiêu học, áp lực của cuộc sống hàng ngày
tại môi trường mới.
- Do tuổi trẻ nên ham tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề mới.
- Tại nơi sống và học tập hình thức ngoại khoá ngoài giờ ít có hoạt động cuốn
hút giới trẻ tham gia.
- Thái độ của sinh viên khi tham gia tổ chức: Quá trình tham gia sinh hoạt
cùng tổ chức Đức Chúa trời mẹ, số đối tượng này có nhiều biểu hiện tiêu cực như
bê trễ học tập, bỏ học, mâu thuẫn với gia đình (không thờ cúng ông bà tổ tiên,
không ăn đồ thờ cúng), bỏ nhà đi khi bị gia đình khuyên giải ngăn cấm… Số sinh
viên này có biểu hiện rất cuồng tín, tin tưởng tuyệt đối vào tổ chức, sẵn sàng nghe
theo mọi điều được tổ chức giao việc. Khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý,
giải thích sai phạm khi sinh hoạt tôn giáo trái phép vẫn không từ bỏ, tiếp tục tin và
theo tổ chức.
- Đáng chú ý, trong quá trình đấu tranh với tổ chức Đức Chúa trời mẹ phát
hiện một số trường hợp là giảng viên, giáo viên các trưởng Đại học, Cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố, tiểm ẩn
nhiều nguy cơ tuyên truyền lôi kéo học sinh, sinh viên tham gia Đức Chúa trời mẹ.
- Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận, xác minh, giải
quyết 21 đơn thư tố cáo liên quan tổ chức Đức Chúa trời mẹ (phần lớn là học sinh,
sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội
bị lôi kéo tham gia). Đã xác minh xác định và tác động đưa 03 trường hợp bỏ nhà
theo tổ chức “Đức Chúa trời mẹ” trở về gia đình. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp
này không từ bỏ tham gia sinh hoạt tổ chức “Đức Chúa trời mẹ”.
13

Chuyên đề 4: Tình hình biển Đông và chủ trương, giải pháp


của Đảng và Nhà nước về vấn đề Biển Đông
1. Vị trí chiến lược của Biển Đông
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng
từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông; là một trong
những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền. Biển
Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực
mà còn của cả Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Mỹ.
Có 9 nước tiếp giáp với Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin,
Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh
thổ của Đài Loan. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300
triệu dân các nước này.
Biển Đông nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình
Dương- Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á và là tuyến
đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò
hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa lý chiến lược, an
ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông còn được coi là một
trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới với trữ lượng khoảng 7 tỉ thùng,
khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Ngoài ra Biển Đông còn có trữ lượng lớn
khí đốt đóng băng (băng cháy), được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí
trong tương lai. Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển ở Biển Đông cũng hết sức phong
phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy hải sản, sinh vật, khoáng sản, du lịch…
Đối với Việt Nam: Việt Nam giáp với Biển Đông ở cả ba phía Đông, Nam
và Tây Nam với đường bờ biển dài 3.260km2. Theo Công ước Liên hiệp quốc về
Luật Biển 1982, Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa nằm giữa Biển Đông cùng với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, hợp thành vòng tuyến
bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa. Xét về an ninh quốc
phòng, Biển Đông là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần
đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý
nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý
nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Biển Đông đóng vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại
và tương lai.
Về quần đảo Hoàng Sa:
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, có diện tích khoảng
16.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 140 hải lý; gồm 37 đảo, đá, cồn
san hô, phân bổ rải rác trong phạm vi từ khoảng kinh tuyến 111o đến 113o Đông, từ
vĩ tuyến 15o45’ đến 17o15’ Bắc, phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Bia chủ quyền đặt
gần nơi giữa đảo, do người Pháp dựng năm 1938, ghi nhận chủ quyền chính thức
14

của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1816. Tổng diện tích phần nổi của tất cả
các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10km2, không có cư dân sinh sống
thường xuyên. Hai nhóm đảo chính là nhóm Lưỡi Liềm và nhóm An Vĩnh.
Về quần đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về
phía nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, san hô, nằm rải rác trong phạm vi
khoảng từ vĩ tuyến 6o30’ đến 12o00’ Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111o30’ đến
117o20’ Đông. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh
Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần
600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý. Không chỉ có trữ lượng tài
nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược
quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta. Tổng diện tích phần đất nổi của tất cả
các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 3km2, nhỏ hơn tổng diện tích
của quần đảo Hoàng Sa nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần. Có
8 nhóm đảo chính gồm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường
Sa, An Bang, Bình Nguyên; trong đó Ba Bình là đảo rộng nhất, ngoài ra còn có
nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm.
Trong khu vực Biển Đông thì quần đảo Trường Sa không chỉ có diện tích
lớn nhất (trên 1,3 triệu km2, chiếm 38% tổng diện tích Biển Đông), chứa đựng
nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất, đặc biệt là dầu khí, mà còn là nơi có vị trí
chiến lược quan trọng về giao thông hàng hải và phòng thủ chiến lược. Nếu quần
đảo này có căn cứ quân sự hiện đại thì có thể kiểm soát được một địa bàn rộng, gần
như toàn bộ Đông Nam Á và Đông Nam của Trung Quốc. Chính những lợi ích to
lớn trên đã làm cho Biển Đông trở nên nổi sóng trong nhiều thập kỷ qua.
2. Hiện trạng quản lý của các nước trên Biển Đông
Trước hết, theo quan điểm của Việt Nam và căn cứ nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Căn
cứ Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa được xác
lập phù hợp với Công ước này.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nước đã tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa và do việc giải thích, áp dụng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982
của các nước ven biển nằm bên bờ Biển Đông khác nhau, nên đã hình thành các
khu vực biển và thềm lục địa chồng lấn cần được tiến hành phân định giữa các bên
liên quan. Từ thực tế đó, hiện nay trên Biển Đông đang tồn tại 2 loại tranh chấp
chủ yếu là:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
15

- Tranh chấp trong việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa
chồng lấn giữa các nước có bờ biển liền kề hay đối diện nhau ở xung quanh Biển
Đông.
* Đối với quần đảo Hoàng Sa:
- Nhà nước phong kiến Việt Nam vốn từ lâu đã quản lý liên tục quần đảo
Hoàng Sa. Đến đầu thế kỷ thứ XX, quân đội viễn chinh Pháp hiện diện ở đây với
tư cách là đại diện cho nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý
quần đảo này. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông
Dương theo Hiệpđịnh Giơnevơ và trong khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chưa
kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra
chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân
đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa lại huy động quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do
quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt nam Cộng hòa và đều
bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa – với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế,
đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ miền Nam Việt nam theo
quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 – lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên
mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.
* Đối với quần đảo Trường Sa:
- Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước, 5 bên và
yêu sách chủ quyền của 5 nước 6 bên, đó là:
+ Trung Quốc: đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ
những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của công sứ Trung
Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định: “Các đảo Nam Sa là bộ phận
lãnh thổ Trung Quốc”.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm
1956, quân đội Đài Loan tái chiếm đảo Ba Bình.
Năm 1988, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng đánh
chiếm 6 vị trí là những bãi cạn nằm về phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa, xây dựng
và nâng cấp để biến những bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như
những pháo đài trên biển.
Năm 1995, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm
đảo đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Hiện nay, họ
đang sử dụng sức mạnh để bao vây chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
16

Như vậy tổng số bãi đá, bãi cạn mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh để chiếm
đóng ở quần đảo Trường Sa là 7 vị trí.
+ Philippin: Bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng
sự kiện Tổng thống Quy-ri-nô tuyên bố quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippin
vì nó ở gần nước này.
Từ năm 1971-1973, Philippin đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978
chiếm thêm 2 đảo; năm 1979 ban bố sắc lệnh gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa vào
trong một đơn vị hành chính, gọi là Ka-lay-an, thuộc lãnh thổ Philippin. Năm 1980,
Philippin chiếm đóng thêm 1 đảo Công Đo ở Nam Trường Sa. Cho đến nay
Philippin chiếm đóng 9 đảo thuộc Trường Sa.
+ Malaysia: mở đầu bằng việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn ngày 03/2/1971
đã gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng: "Quần đảo
Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac-Songhrati-Mead có thuộc lãnh
thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Cộng hòa có yêu sách đối với quần đảo đó
không?". Ngày 20/4/1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trả lời, quần đảo
Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần
đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tháng 12/1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ
Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã
từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Năm 1983-1984, Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía nam
Trường Sa, năm 1988 chiếm thêm 2 bãi ngầm nữa, đến nay Malaysia đã chiếm giữ
7 đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa.
+ Bruney: thực tế Bruney chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào ở Trường
Sa, yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản
đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
+ Việt Nam: thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo, gồm 9 đảo nổi và 12
đảo đá ngầm với 33 điểm đóng giữ.
+ Đài Loan: chiếm giữ đảo Ba Bình vào năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn
Than vào năm 2005.
3. Những yêu sách vô lý của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” hay “đường
9 khúc đứt đoạn”
“Đường lưỡi bò” còn gọi là “đường chữ U” hay “đường chín đoạn”… là
những cách gọi khác nhau mà các học giả trên thế giới hay dùng để chỉ yêu sách
phi lý của Trung Quốc chạy sát bờ biển của các nước có chung Biển Đông, có đoạn
cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 đến 100km. Đường này còn chạy sát bãi James
Shoal và đảo Natuna của Indonesia, đảo Lu-dông thuộc quần đảo Philippin và
chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.
17

Tháng 2/1947, Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân quốc đã cho xuất bản tài liệu tra
cứu tên cũ các đảo ở Biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Tháng 2/1948, Bộ
Nội vụ nước Trung Hoa Dân quốc công bố một bản đồ có tên "Nam đảo Chư Hải
vị trí đồ". Trên bản đồ này xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình
chữ “U”, hoặc “đường lưỡi bò”, đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là
một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” cũng được thể hiện với 11
đoạn. Tuy nhiên Chính phủ Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa đưa ra được tọa độ
chính xác của các đường trong yêu sách.
Ngày 07/5/2009 Trung Quốc gửi Công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc
phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm
lục địa của mình cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc theo quy
định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, kèm theo công hàm này là
một bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.
Bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” kèm theo Công hàm ngày 07/5/2009 là văn
bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc
về biên giới biển theo yêu sách đầy tham vọng của mình và cũng là lần đầu tiên
Trung Quốc chính thức công bố bản đồ “đường lưỡi bò” với toàn thế giới.
Trước công bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, công luận quốc tế cho
rằng: yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không thể được coi là nghiêm túc
của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó hoàn toàn không có cơ sở
lịch sử, pháp lý và thực tiễn. Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ
của các nước trong và ngoài khu vực, với những lý do sau:
Thứ nhất, Trung Quốc đòi hỏi “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với
đường lưỡi bò, có nghĩa là đòi hỏi một vùng biển có quy chế pháp lý tương tự với
quy chế của vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982. Điều này trái với Công ước, vì vùng biển mà đường
lưỡi bò chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, nằm cách xa bờ biển Trung Quốc
hàng nghìn km (chỗ xa nhất). Theo quy định của Công ước, các vùng biển này
không thể là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc.
Thứ hai, cho đến khi Trung Quốc yêu sách chính thức về đường lưỡi bò
(tháng 5/2009), đường này không hề được đề cập, hay được quy định trong các văn
bản pháp luật của Trung Quốc như: Tuyên bố về lãnh hải năm 1958, Luật Lãnh hải
và Vùng tiếp giáp năm 1992, Luật về Đường cơ sở lãnh hải năm 1996, Luật về
Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998…
Thứ ba, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa, đã xác lập theo đúng quy định của Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1992, của các quốc gia khác ven biển Bông như Việt
Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney cũng là thành viên của Công ước.
18

Thứ tư, thời điểm xuất hiện của “đường lưỡi bò” còn chưa được phía Trung
Quốc thống nhất, lúc thì nói năm 1948, lúc thì nói năm 1947, lúc lại nói năm 1914.
Nguồn gốc đường này cũng chỉ là một dạng xuất bản tư nhân, số đoạn không thống
nhất, không có tọa độ rõ ràng, không thể xác định trên thực tế.
- Thứ năm, Trung Quốc không chứng minh được là các chính quyền của họ
đã thực thi chủ quyền như thế nào trong phạm vi được bao bọc bởi “đường lưỡi
bò”.
4. Những căn cứ khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú. Một
là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng
và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của
Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên
Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại
Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều
nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên
Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba
là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác
lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm
1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và
tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt
Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng
vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi
Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có
nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội
Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể
lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với các đội đều được Nhà
nước quy định rõ ràng. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa
Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình
Nhà Nguyễn đã cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm
Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát,
đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai
quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu,
cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên
cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant,
Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo
Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo
chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công
19

báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần
đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn
vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa
Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đã
cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản
dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Nhưng Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận,
3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu
phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu
đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không
gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.
Năm 1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền
Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức
hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất
liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế
kỷ 20 tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi
dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm
1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần
đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã kịch liệt phản
đối. Năm 1959, quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây
quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã phát hiện ngăn chặn và bắt
giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam
Cộng hòa tiếp tục quản lý cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không
quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt
Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
đã kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính
quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp
quản đầy đủ các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa cai quản trên Biển Đông.
Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người
Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành
chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng
như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển
nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở
quần đảo Trường Sa. Ngày 14/3/1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng
trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của
pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng
định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
20

Về mặt pháp lý, Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc giaven
biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là
chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai
phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ
lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần
đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách
lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa
của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa
chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần
của Việt Nam. Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên
chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa
cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự
nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo
Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong
thềm lục địa của Việt Nam.
Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên
quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong
đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền
và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và
quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe
dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế
nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế,
tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật
Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy
đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu
nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự
thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và
ký kết.
Thời gian qua, các nước ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực để xử
lý các tranh chấp có liên quan ở Biển Đông. Trong khi chờ đợi xây dựng Bộ quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các nước ASEAN đã thông qua Nguyên tắc 6
điểm về vấn đề Biển Đông. Là một quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công
ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam có đầy đủ chứng cứ
lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng có chủ quyền, quyền chủ quyền đối với
vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
21

được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982. Lập trường của Việt
Nam về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thể hiện rõ và nhất quán. Đó là:
Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) và Hướng dẫn thực hiện DOC giữa ASEAN và Trung Quốc,
Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa
Việt Nam và Trung Quốc, cam kết tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm
phán để sớm ký COC với Trung Quốc theo đúng tinh thần Nguyên tắc 6 điểm. Việt
Nam yêu cầu các nước tôn trọng quyền lợi chính đáng của Việt Nam là một quốc
gia ven biển, trong đó có các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục
địa và vùng đặc quyền kinh tế đã được quy định trong luật pháp quốc tế, nhất là
UNCLOS 1982. Việt Nam cho rằng duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu
vực là mong muốn chung, lợi ích chung và trách nhiệm chung của tất cả các nước
liên quan.
Luật Biển Việt Nam:
- Ngày 21/6/2012 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2013, bao gồm 7 chương, 55 điều. Ngay Điều 1 – Phạm vi
điều chỉnh đã ghi rõ: “Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng
Sa– Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam”.
- Ngay sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, phía Trung Quốc đã phản
ứng bằng cách tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” với khoảng 2,4
triệu km2, dân số 1,500 người và cấm tàu thuyền của Việt Nam được ra vào khu
vực này. Đương nhiên chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ tuyên
bố ngang ngược trên của Trung Quốc, đồng thời các quốc gia và vùng lãnh thổ
khác trên thế giới cũng không thừa nhận tính hợp pháp, không có bất kỳ giao dịch
nào với cái gọi là “Thành phố Tam Sa” này.
5. Chủ trương giải quyết của Việt Nam
Giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là một quá trình lâu dài,
khó khăn, phức tạp vì liên quan đến nhiều nước, nhiều bên. Giữ vững chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông là những vấn đề mang
tính toàn cục. Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần
được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong
chính sách đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan
hệ của ta với các nước.
Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông
qua biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ
luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đối
với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt Nam - Trung Quốc (cửa Vịnh Bắc Bộ,
Hoàng Sa) thì giải quyết song phương, vấn đề nào liên quan đến các bên khác
22

(Trường Sa), liên quan đến tự do hàng hải thì cần có sự bàn bạc của các bên liên
quan. Nếu các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải giải
quyết bằng các phương thức khác như trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài
phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa
trọng tài. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các
bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện DOC; nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định
trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động
vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là
mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực, Việt Nam hoan nghênh
nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước trong và ngoài khu vực vào việc duy trì hòa
bình, ổn định ở Biển Đông.
Về đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc, Việt Nam
không phản đối. Việc áp dụng giải pháp tạm thời theo quy định của Công ước Liên
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có trước khi các bên đàm phán để thống nhất
được một ranh giới biển cho những vùng chồng lấn được hình thành bởi các yêu
sách do các bên đưa ra theo các tiêu chuẩn của Công ước Liên Hợp quốc về Luật
Biển năm 1982. Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận “đường lưỡi bò” phi lý của
Trung Quốc là đường yêu sách để tạo thành vùng chồng lấn với vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Do vậy, không thể “cùng phát triển” trong khu
vực được tạo bởi “đường lưỡi bò” lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam.
Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục khai thác và bảo vệ các lợi ích kinh tế trong
vùng đặc quyền kinh tế của mình, trong đó có các hoạt động của các công ty dầu
khí. Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước
ngoài có thực lực và kinh nghiệm tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên
dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam.
6. Trách nhiệm của sinh viên để góp phần bảo vệ chủ quyền đối với
Hoàng Sa – Trường Sa?
- Như đã nói ở trên, phần lớn các cuộc biểu tình ở thành phố Hà Nội và Hồ
Chí Minh hiện nay là bị lợi dụng danh nghĩa yêu nước, phản đối Trung Quốc nhưng
bản chất là có mục đích chính trị, phản đối chế độ, phản đối chính quyền.
- Đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa với Trung
Quốc, chủ trương của nhà nước ta trước sau như một là giải quyết bằng con đường
đàm phán hòa bình, tránh kích động, tránh xung đột vũ lực, không để Trung Quốc
lấy cớ đàn áp. Chính quyền không ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng cách biểu
tình, nếu cá nhân nào cố tình gây rối trật tự công cộng, chống đối người thi hành
công vụ … sẽ bị xử phạt theo quy định. Nếu là học sinh – sinh viên sẽ xem xét xử
lý kỷ luật theo quy chế nhà trường.
- Thực tế từ trước đến nay nhà nước ta luôn xác định: Hoàng Sa – Trường
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, do đó luôn luôn cố gắng hết sức nhằm bảo vệ
chủ quyền hợp pháp này. Ví dụ: khẳng định trước toàn thế giới rằng Hoàng Sa –
23

Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, thu thập tài liệu, bằng chứng, căn cứ
lịch sử để khẳng định Việt Nam đã đặt chân lên 2 quần đảo này từ rất lâu, trong khi
Trung Quốc gần đây mới ngang ngược tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo này;
đàm phán với Trung Quốc đồng thời đảm bảo các lợi ích về kinh tế, thương mại
do thị trường của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc; kêu gọi
các quốc gia ASEAN cùng đoàn kết và ra bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC
buộc Trung Quốc phải thừa nhận và thi hành…
- Học sinh, sinh viên là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai
của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng
quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo
vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ
quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong
vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên
Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp
ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó,
Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ
sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.
- Học sinh, sinh viên đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt
Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các
nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm
soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội
nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Lên án mạnh mẽ các hành động thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân
tộc, không nghe theo các luận điệu phản động, kích động chống phá.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan
tới biển, đảo.

--------------------------------------------
24

Phần 5: Tình hình An ninh quốc gia trên không gian mạng
Những tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội với sinh viên

I. MỘT SỐ TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN


1. Đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao
Theo đánh giá của tổ chức Interpol, trên thế giới trung bình 14 giây lại xảy ra
một vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao gây thiệt hại 445 tỷ USD mỗi năm.Tại
Việt Nam trung bình mỗi tháng xuất hiện hơn 1.000 trang giả mạo Facebook; 13,9
triệu tin nhắn rác được phát tán mỗi ngày; 30% website ngân hàng tồn tại lỗ hổng;
tổng cộng 3225 website Việt Nam (.vn) bị tin tặc tấn công.
Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm lợi dụng mạng xã hội để chiếm
đoạt tài sản có nhiều diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hoạt động của các loại đối tượng hết sức tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin đã hình thành các loại tội phạm công nghệ cao
với thủ đoạn lợi dụng công nghệ thông tin, mạng internet để thực hiện hành vi phạm
tội của mình gây rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện , điều tra xác minh xử lý
đối tượng.
2. Tình hình tội phạm sử dụng máy tính xâm phạm ANQG
An ninh quốc gia và bảo vệ ANQG luôn được Đảng và Nhà nước xác định là
vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của đất
nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đối tượng, đối tác đan xen, công tác bảo vệ
ANQG ngày càng được coi trọng, bởi các thế lực thù địch và bọ phản động chưa
chưa bao giờ từ bỏ âm mưu và ý đồ lật đổ chế độ và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Trong những năm gần đây, lợi dụng thành tựu khoa học công
nghệ, các thế lực thù địch và bọn tội phạm đã sử dụng máy tính, phương tiện điện
tử thông qua phần mềm, dịch vụ mạng để xâm phạm ANQG trên không gian mạng.
II. GIỚI THIỆU LUẬT AN NINH MẠNG
Luật An ninh mạng được Quốc hội (khóa XIV), kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
12/6/2018. Luật có 7 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo
đảm trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan. Luật này góp phần vào việc bảo đảm hoạt động trên không
gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây
phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
25

2. Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh mạng.
3. Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,
hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện
các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
4. Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản
lý và kiểm soát.
5. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ
thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không
gian mạng quốc gia.
6. Cổng kết nối mạng quốc tếlà nơi diễn ra hoạt động chuyển nhận tín hiệu
mạng qua lại giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
7. Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin
hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin
hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc
phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã,
tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để
chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông,
mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển
thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, xác thực, phân quyền sử
dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
12. Nguy cơ đe dọa an ninh mạng là tình trạng không gian mạng xuất hiện dấu
hiệu đe dọa xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Sự cố an ninh mạng là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm
phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
14. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng là sự việc xảy ra trên không gian
mạng khi có hành vi xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt
nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
26

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho
hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc
người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm
ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng;
gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn,
ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành
vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy
tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện
tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng
internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện
điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn
công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung
tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động
gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống;
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
27

1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận
giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân,
anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá
rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ
trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn
định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc
gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín
phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương
mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa
cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang
mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn
cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý,
kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định
tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản
lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử
lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và
5 Điều này.
28

8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các
dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có
nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian
mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông
tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
1. Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng
xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa
thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này
và thông tin khác có nội dung xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn
thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có
trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin,
tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên
trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục
vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin
do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu
cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ
quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để
phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian
theo quy định của Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng
Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng
thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này
khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an
hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn
thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có
hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu
về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại
Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định
của Chính phủ. Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
29

III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG, HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THỦ ĐOẠN. MỘT SỐ BIỆN
PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Những hành vi vi phạm thường xuyên trên mạng xã hội như:
- Lập các tài khoản facebook ảo giả danh người nước ngoài làm quen rồi kết
bạn với phụ nữ Việt Nam sau đó giả gửi quà, giả nhân viên sân bay, hải quan yêu
cầu chuyển tiền đóng lệ phí rồi chiếm đoạt.
- Đăng tin bán vé máy bay giá rẻ lừa người mua vé chuyển tiền trước để đặt
chỗ rồi chiếm đoạt.
- Chiếm đoạt tài khoản facebook của người dùng mạng xã hội sau đó truy cập
và giả mạo chủ tài khoản để nói chuyện với người thân bạn bè trong danh sách bạn
bè nhờ chuyển tiền rồi chiếm đoạt.
- Hành vi nhắn tin giả chương trình khuyến mãi nạp thẻ của các nhà mạng lừa
các bị hại nạp thẻ sau đó chiếm đoạt.
- Quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lừa khách hàng chuyển tiền đặt cọc
mua hàng nhưng không giao hàng như thỏa thuận rồi chiếm đoạt.
- Lập các tài khoản facebook, zalo giả mạo nhắn tin đến bị hại thông báo trúng
thưởng và hướng dẫn bị hại kích chuột vào đường dẫn trên website giả mạo để làm
thủ tục nhận quà tặng. Bị hại muốn nhận được các phần quà phải nộp lệ phí để làm
thủ tục qua hình thức nạp thẻ cào điện thoại trực tiếp trên website sau đó chiếm
đoạt.
- Hành vi lừa đảo qua hình thức kinh doanh đa cấp, huy động vốn đa cấp trái
phép, xây dựng phần mềm chia hoa hồng lớn kích thích lòng tham và lôi kéo người
dân tham gia để chiếm đoạt tài sản.
2. Các phương thức thủ đoạn:
2.1. Đối tượng làm quen, dụ dỗ, lôi kéo sinh viên tham gia trò chơi trực tuyến,
bán hàng đa cấp, truyền bá văn hóa phẩm, các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo
lực, phạm tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thu thẻ tín dụng..... qua mạng
xã hội (Facebook, Zalo,...). Lôi kéo sinh viên tham gia vào các hội nhóm với mục
đích xấu như Hội thánh đức chúa trời, Hội pháp luân công hoặc tham gia vào các
hoạt động gây rối trật tự công cộng như tuần hành, biểu tình, tụ tập đông người...
2.2. Đăng tải thông tin sai sự thật hoặc thông tin sai về bản chất lên các trang
mạng xã hội để đánh lừa người đọc, làm cho họ lầm tưởng là thông tin chính thống
để đăng nhập, chia sẻ, bình luận. Khi đã thu hút được sự quan tâm, theo dõi của
người đọc trên mạng này, các thế lực thù địch, bọn phản động và phần tử xấu sẽ
đưa vào những thông tin giả mạo, xấu độc, lồng ghép nội dung chống Đảng, Nhà
nước, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… làm người đọc
hoang mang, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh quốc gia.
30

2.3. Lợi dụng tiện ích từ cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó tập trung khai
thác tính lan tỏa, tương tác, chia sẻ, ẩn danh trên không gian mạng của website,
trang thông tin điện tử, mạng xã hội để tán phát thông tin giả mạo, xấu độc, gắn với
việc đưa thông tin bí mật đời tư, bí mật cá nhân, bài viết hồi ký của các đồng chí
lãnh đạo cao cấp…, sau đó đưa ra nhận xét, phân tích, bình luận nhạy cảm để tác
động đến niềm tin của người đọc, cổ súy cho “xã hội dân sự”, lối sống thực dụng
phương Tây, tạo dựng ngọn cờ “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”…
2.4. Lợi dụng tiến bộ khoa học cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng miễn
phí trong các trang mạng xã hội để chia sẻ trạng thái, kết bạn, quản lý nhóm bạn bề
trên không gian mạng… Từ đó, đưa thông tin xấu độc, thông tin thật, giả lẫn lộn
nhằm tuyên truyền, gây hoài nghi trong xã hội, tác động đến tư tưởng, tình cảm,
đạo đức của cán bộ, đảng viện và nhân dân, gây mơ hồ, mất cảnh giác, dao động,
mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
2.5. Khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa
chữa, chèn thêm đường dẫn đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, văn hóa
đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; chèn, chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh
trên các website, cổng thông tin điện tử làm sai lệch bản chất thông tin, làm người
đọc mơ hồ, mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác động
đến tư tưởng, đạo đức và lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai tầng xã hội kết hợp
với các loại hình thông tin khác để thu hút lượng người truy cập, qua đó truyền bá
các quan điểm, tư tưởng phản động.
2.6. Lợi dụng tính tương thích và ứng dụng kết nối mạng không dây (wifi) 3G,
4G giữa màn hình ti vi thông minh (smartTV) với máy tính, máy tính bảng hoặc
điện thoại thông minh (smartphone) trong việc trình chiếu hình ảnh hoặc đăng tải
các thông tin phục vụ lợi ích công cộng để khai thác, lợi dụng các tính năng này
kết nối, điều khiển và mở ứng dụng Youtube được cài sẵn trên tivi với các khung
ảnh tĩnh để đưa những hình ảnh có nội dung xấu độc hoặc thay đổi nội dung thông
tin nhằm mục đích tuyên truyền, xuyên tạc, chống đối Đảng và Nhà nước, gây
hoang mang và tạo dư luận xấu.
3. Các biện pháp phòng ngừa:
- Sinh viên khi sử dụng mạng xã hội, mạng Internet cần tiếp xúc với các loại
hình giải trí phù hợp.
- Cần nâng cao ý thức cảnh giác đối với bạn bè mới quen trên mạng xã hội.
- Không cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân, thông tin của người
thân lên Internet.
- Không đưa những vấn đề riêng tư của bản thân, gia đình, bạn bè... lên mạng
xã hội.
- Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng. Tìm hiểu
các quy định của Luật An ninh mạng mới được Quốc hội (khóa XIV, kỳ họp thứ
5) thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
31

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cùng
với đó phát huy sức mạnh truyền thông, mạng xã hội nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, chia sẻ các bài viết, phóng sự về các loại tội phạm và phương thức
thủ đoạn hoạt động liên quan góp phần nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ tài sản.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến vận động cho bạn bè, người thân tích cực
tham gia phòng chống, tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao.

CHUYÊN ĐỀ 5:
NHẬN THỨC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I. Tình hình tội phạm và TNXH trên địa bàn Thủ đô.
1. Một số đặc điểm, tình hình có liên quan
Trong 6 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn Thành phố diễn ra nhiều sự kiện
chính trị quan trọng của đất nước, như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; cuộc
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021- 2026... Trong đó trên địa bàn cả nước nói chung, Thành phố Hà
Nội nói riêng có nhiều đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp,
hoạt động sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tình hình kinh
tế và đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, kéo theo các vấn đề về an sinh
xã hội, làm gia tăng tội phạm và phức tạp về trật tự xã hội.
Một số loại tội phạm hình sự, nhất là nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp,
cướp giật, trộm cắp tài sản...), tội phạm xâm phạm tính mạng, danh dự nhân phẩm
(giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm người dưới 16 tuổi...), tội phạm liên
quan đến kinh doanh tài chính "tín dụng đen" diễn biến phức tạp. Đặc biệt, sau khi
bùng phát dịch bệnh, nhiều khu vực thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường làm
việc trực tuyến, người dân tham gia các hoạt động trên không gian mạng ngày càng
phổ biến nên tội phạm trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, tổ chức đánh bạc,
lừa đảo CĐTS qua mạng có xu hướng gia tăng và phát triển mạnh với nhiều phương
thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp hơn.
2. Tình hình tội phạm về trật tự xã hội
2.1. Tình hình chung toàn thành phố
- Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn thành phố xảy ra 2.244 vụ phạm tội về
trật tự xã hội(1), tăng 134 vụ =6,3% so với thời gian cùng kỳ năm 2020. Các đơn vị
điều tra khám phá 1.956 vụ, 4.634 đối tượng, đạt tỷ lệ 87,1%; ngoài ra điều tra
khám phá 74 vụ, 230 đối tượng xảy ra thời gian trước. Trong đó có 126 vụ án tính
chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Phân tích theo lực lượng phát hiện, điều tra:
(1)Gồm: 21 vụ giết người (bằng kỳ trước); 61 vụ cướp tài sản (tăng 2 vụ =3,3%); 24 vụ cưỡng
đoạt tài sản (tăng 4 vụ =20%); 21 vụ hiếp dâm (bằng kỳ trước); 39 vụ giao cấu, dâm ô (tăng 11 vụ
=39,2%); 17 vụ chống người thi hành công vụ (giảm 13 vụ =43,3%); 321 vụ cố ý gây thương tích (tăng
27 vụ =9,1%); 96 vụ cướp giật TS (tăng 10 vụ =11,6%); 759 vụ trộm cắp TS (giảm 2 vụ =0,2%); 172
vụ lừa đảo CĐTS (tăng 20 vụ =13,1%); 48 vụ lạm dụng tín nhiệm CĐTS (giảm 2 vụ =4%); 206 vụ tội
danh khác (tăng 30 vụ =17%); 367 vụ cờ bạc (tăng 26 vụ =7,6%); 92 vụ mại dâm (tăng 27 vụ =41,5%).
32

+ Lực lượng CSHS phát hiện 2.119 vụ, tăng 120 vụ =6% so với thời gian
cùng kỳ năm 2020. ĐTKP 1.835 vụ, 4.458 đối tượng, đạt tỷ lệ 86,5%. Trong đó có
112 vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, giảm 2 vụ =1,7% so với cùng
kỳ năm 2021. ĐTKP 111 vụ, 229 đối tượng, đạt tỷ lệ 99,1%.
+ Lực lượng CSKT phát hiện 111 vụ, tăng 14 vụ =14,4%. ĐTKP 110 vụ,
161 đối tượng, đạt tỷ lệ 99,1%. Trong đó có 10 vụ án tính chất rất nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng, ĐTKP 10 vụ, 22 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%%.
+ Văn phòng CQCSĐT phát hiện 02 vụ, giảm 5 vụ =71,4%. ĐTKP 02 vụ,
02 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
+ Lực lượng CSMT phát hiện 01 vụ, tăng 1 vụ. ĐTKP 01 vụ, 01 đối tượng,
đạt tỷ lệ 100%.
+ Lực lượng ANĐT phát hiện 11 vụ, tăng 5 vụ =83,3%. ĐTKP 08 vụ, 12 đối
tượng, đạt tỷ lệ 72,7%. Trong đó có 4 vụ án tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng. ĐTKP 03 vụ, 04 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
2.2. Số liệu của lực lượng Cảnh sát hình sự
* Tình hình
- Trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng CSHS - CATP phát hiện 2.119 vụ
phạm tội về trật tự xã hội, tăng 120 vụ= 6% so với thời gian cùng kỳ năm 2020.
ĐTKP 1.835 vụ, 4.458 đối tượng, đạt tỷ lệ 86,5%. Trong đó:
- Phát hiện 1.660 vụ phạm pháp hình sự, tăng 67 vụ= 4,2% so với cùng kỳ
năm 2020. ĐTKP 1.376 vụ, 2.532 đối tượng, đạt tỷ lệ 82,8%. Có 112 vụ án tính
chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, giảm 2 vụ= 1,7% so với cùng kỳ năm
2020. ĐTKP 111 vụ, 229 đối tượng, đạt tỷ lệ 99,1%. Trong đó có 21 vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, ĐTKP 21 vụ, 47 đối tượng, đạt tỷ lệ 100% và 91 vụ án rất nghiêm
trọng, ĐTKP 90 vụ, 182 đối tượng, đạt tỷ lệ 98,9%.
- Bắt giữ 533 vụ, 2.664 đối tượng tệ nạn xã hội (xử lý hình sự 459 vụ, 1.926
đối tượng). Trong đó: Bắt 105 vụ, 449 đối tượng mại dâm (xử lý hình sự 92 vụ, 110
đối tượng, tăng 27 vụ= 41,5% so với cùng kỳ năm 2020); 428 vụ, 2.215 đối tượng
cờ bạc (xử lý hình sự 367 vụ, 1.816 đối tượng, tăng 26 vụ= 7,6% so với cùng kỳ
năm 2020).
* Phân tích cụ thể một số tội danh (so với cùng kỳ năm 2020)
- Giết người, cướp TS: Không xảy ra vụ nào, giảm 3 vụ= 100% so với cùng
kỳ 2020.
- Giết người: 21 vụ, bằng kỳ trước. ĐTKP 21 vụ, 47 đối tượng, đạt tỷ lệ
100%. Hậu quả làm 16 người chết, 08 người bị thương.
- Cướp TS (tính chất rất nghiêm trọng): 61 vụ, tăng 2 vụ= 3,3%. ĐTKP 60
vụ, 142 đối tượng, đạt tỷ lệ 98,3%.
- Cưỡng đoạt TS: 23 vụ, tăng 3 vụ= 15%. ĐTKP 21 vụ, 50 đối tượng, đạt
tỷ lệ 91,3%.
- Hiếp dâm: 21 vụ, bằng kỳ trước. ĐTKP 21 vụ, 21 đối tượng, đạt tỷ lệ
100%. Trong đó có 14 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi tính chất rất nghiêm trọng,
tăng 6 vụ= 75%. ĐTKP 14 vụ, 14 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
- Giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi: 39 vụ, tăng 11 vụ= 39,2%. ĐTKP
38 vụ, 39 đối tượng, đạt tỷ lệ 97,4%. Trong đó có 02 vụ giao cấu với người từ đủ 13
33

đến dưới 16 tuổi tính chất rất nghiêm trọng, tăng 1 vụ= 100%. ĐTKP 02 vụ, 02 đối
tượng, đạt tỷ lệ 100%.
- Bắt giữ người trái pháp luật: 10 vụ, giảm 4 vụ= 28,5%. ĐTKP 10 vụ, 35
đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
-Chống người thi hành công vụ:17 vụ, giảm 13 vụ= 43,3%. ĐTKP 17 vụ,
21 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó 17 vụ, 21 đối tượng đều chống lực lượng
công an, hậu quả làm 03 người bị thương.
- Cố ý gây thương tích: 321 vụ, tăng 27 vụ= 9,1%. ĐTKP 301 vụ, 670 đối tượng,
đạt tỷ lệ 93,7%. Trong đó có 02 vụ cố ý gây thương tích tính chất rất nghiêm trọng,
giảm 6 vụ= 75%. ĐTKP 02 vụ, 05 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%. Hậu quả làm 01 người
chết, 246 người bị thương.
- Cướp giật TS: 96 vụ, tăng 10 vụ= 11,6%. ĐTKP 57 vụ, 97 đối tượng, điều
tra mở rộng 22 vụ, đạt tỷ lệ 82,2%. Xảy ra 05 vụ cướp giật tài sản tính chất rất nghiêm
trọng, giảm 1 vụ= 16,6%. ĐTKP 05 vụ, 08 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
- Trộm cắp TS:759 vụ, giảm 2 vụ= 0,2%. ĐTKP 576 vụ, 884 đối tượng,
đạt tỷ lệ 75,8%. Trong đó có 02 vụ trộm cắp tài sản tính chất rất nghiêm trọng,
tăng 1 vụ= 100%. ĐTKP 02 vụ, 04 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
- Lừa đảo CĐTS: 114 vụ, tăng 19 vụ= 20%. ĐTKP 94 vụ, 138 đối tượng, đạt
tỷ lệ 82,4%. Trong đó có 05 vụ lừa đảo tính chất rất nghiêm trọng, bằng kỳ trước.
ĐTKP 05 vụ, 07 đối tượng, đạt tỷ lệ 100%.
- Lạm dụng tín nhiệm CĐTS: 42 vụ, giảm 1 vụ= 2,3%. ĐTKP 39 vụ, 44
đối tượng, đạttỷ lệ 92,8%.
- Tội danh khác:136 vụ, tăng 20 vụ= 17,2%. ĐTKP 121 vụ, 344 đối tượng,
đạt tỷ lệ 88,9%. Hậu quả làm 12 người bị thương.
- Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc: Điều tra khám phá xử lý hình sự
367 vụ (tăng 26 vụ= 7,6%), khởi tố 1.816 đối tượng.
- Chứa mại dâm, môi giới mại dâm: Điều tra khám phá xử lý hình sự 92 vụ
(tăng 27 vụ= 41,5%), khởi tố 110 đối tượng.
Các vụ phạm tội về trật tự xã hội làm 17 người chết và 275người bị thương.
II. Một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong học sinh, sinh viên
hiện nay:
1. Một số vụ án mà học sinh, sinh viên do chơi bời, lêu lổng, thiếu tu dưỡng
có hành vi gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, có trường hợp còn gây
án đặc biệt nghiêm trọng.
Vụ thứ 1: Hồi 21 giờ ngày 18/5/2021, tổ công tác Đội CSHS - CAH Đông
Anh phối hợp với Đội CSGT - CAH Đông Anh làm nhiệm vụ chống đua xe và cổ
vũ đua xe trái phép trên địa bàn huyện tại Tổ 4, TT Đông Anh phát hiện một nhóm
thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, di chuyển với tốc độ cao, lạng
lách đánh võng, bốc đầu trên đường Cao Lỗ. Khi nhóm đối tượng gặp tổ công tác đã
tăng ga bỏ chạy về đến ngã ba xay xát Đông quan thuộc xóm Thượng, Uy Nỗ, Đông
Anh thì bị lực lượng tiến hành dừng xe kiểm tra phát hiện 03 đối tượng đi trên xe 01
xe gồm: Dương Thanh Thái (sinh ngày 29/12/2004, trú tại: Chợ Kim, Xuân Nộn,
Đông Anh), Nguyễn Thiên An (sinh ngày 17/02/2003, trú tại: thôn Đồng, Nguyên
Khê, Đông Anh) và Trần Minh Đức (sinh ngày 31/5/2004, trú tại: Tổ 48 TT Đông
Anh, Đông Anh). Qua đấu tranh, mở rộng các đối tượng khai nhận đã được Nguyễn
34

Tiến Đạt (sinh ngày 28/11/2003, trú tại: Cán Khê, Nguyên Khê, Đông Anh) rủ cùng
các đối tượng Nguyễn Tiến Hồng (sinh năm 2003, trú tại: Xuân Dượng, Kim Lũ,
Sóc Sơn- có 01 TA về tội Trộm cắp tài sản), Ngô Kim Duy (sinh ngày 17/9/2005),
Nguyễn Khắc Ngọc (sinh ngày 10/6/2003), Nguyễn Văn Toàn (sinh ngày
01/01/2005), Lê Hồng Phong (sinh ngày 22/10/2003) đều trú tại Nguyên Khê, Đông
Anh và Trịnh Quang Anh (sinh ngày 27/11/2004, trú tại: Chợ Kim, Đông Anh) đi
xe máy ra đường lạng lách đánh võng, bốc đầu. Các đối tượng đều là các học sinh
trên địa bàn huyện Đông Anh.
Vụ thứ 2: Phòng PC02 (Đội 4, 8, 9) phối hợp với CAQ Hoàn Kiếm triệt phá
băng nhóm Giết người, Gây rối TTCC, xác định 16 đối tượng, bắt và vận động đầu
thú 16 đối tượng gồm: Nhóm thứ nhất: Hoàng Thế Anh, sinh năm 2003, HKTT:
Đội 9, Ngọc Hồi, Thanh Trì; Trần Quang Huy, sinh năm 2003, HKTT: P302 C5 TT
Vĩnh Hồ, Ngã Tư Sở, Đống Đa; Phạm Khánh Toàn, sinh năm 2004, HKTT: P402
Tòa N2D Hoàng Đạo Thúy, Nhân Chính, Thanh Xuân; Nguyễn Khánh Toàn, sinh
năm 2005, HKTT: P301, A5 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân; Nguyễn Đức Chung,
sinh năm 2004, HKTT: Số 314 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa; Nguyễn Đình Triệu,
sinh năm 2005, HKTT: SỐ 82 ngõ 1/56 Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm; Đặng
Minh Thắng, sinh năm 2001, HKTT: Đông Mỹ, Thanh Trì; Nguyễn Đức Mạnh,
sinh năm 2005, HKTT: Số 5, ngõ 69 Vân Đồn, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng; Mai
Tuấn Hải, sinh năm 2006, HKTT: 142N1, TT Quân Đội, Nghĩa Tân, Cầu Giấy và
Nguyễn Khánh Lâm, sinh năm 2005, HKTT: TDP 4, Trung Văn, Nam Từ Liêm;
Nhóm thứ hai: Ngô Thành Luân, sinh năm 1997, HKTT: Hẻm 65 Kim Đồng,
phường 6, TP Đà Lạt, Lâm Đồng; Nguyễn Tấn Tài, sinh năm 2006, HKTT: 42 Hàng
Hành, Hàng Trống, Hoàn Kiếm; Đỗ Xuân Phong, sinh năm 2001, HKTT: Tổ 24
Lĩnh Nam, Hoàng Mai; Lê Duy, sinh năm 1993, HKTT: 32 Hàn Thuyên, Phạm
Đình Hổ, Hai Bà Trưng; Đỗ Hải Nam, sinh năm 2004, trú tại: Tổ 22, Mai Dịch,
Cầu Giấy và Nguyễn Việt Hoàng, sinh năm 2004, trú tại: Số 30, ngõ 77 Tứ Liên,
Tây Hồ. Nội dung vụ án: Quá trình điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra vụ án
không liên quan trực tiếp đến nạn nhân Hoàng Tiến Minh, sinh năm 2005, HKTT:
Tràng An, TT Chúc Sơn, Chương Mỹ, mà do xuất phát từ mâu thuẫn từ trước giữa
nhóm của Thế Anh và nhóm của Luân. Đêm ngày 23/02/2021, rạng sáng ngày
24/02/2021, nhóm của Thế Anh và nhóm của Luân tập hợp thêm các đối tượng ở
các nhóm khác nhau mang theo hung khí là dao, kiếm, tuýp sắt gắn dao phóng
lợn...đi thành đoàn, lạng lách, đánh võng trên các tuyến phố trên địa bàn thành phố
Hà Nội để tìm đánh nhau. Khi đi đến ngã ba Trần Hưng Đạo - Đinh Công Tráng,
Hoàn Kiếm, nhóm của Thế Anh gặp anh Minh điều khiển xe máy Honda Wave
BKS: 29X1-90746 chở bạn gái là chị Nguyễn Mai Hồng, sinh năm 2005, HKTT:
Ngõ 4, Hà Trì 3, Hà Cầu, Hà Đông cùng anh Dương Viết Hùng, sinh năm 2001,
HKTT: Nghĩa Cầu, Nghĩa Hưng, Nam Định điều khiển xe máy chở bạn gái đi phía
trước, phía sau có 01 nhóm khoảng 40 người cả nam và nữ điều khiển khoảng 20
xe máy ngược lại theo hướng từ Trần Khánh Dư -Trần Hưng Đạo, thấy vậy, đối
tượng Huy cầm tuýp sắt gắn dao phóng lợn nhảy xuống xe, đuổi, chém vào vùng
trán của anh Minh. Hậu quả: Anh Minh bị thương, tử vong tại bệnh viện 108 do
mất máu cấp, chấn thương sọ não. Vụ án tiếp tục được điều tra, truy bắt các đối
tượng bỏ trốn.
35

Vụ án thứ ba: Bị chiếm đoạt tài sản trên đường đi học


Khoảng 17h00’ ngày 23/01/2021, cháu Nguyễn Văn Huy, sinh năm 2005, trú
tại: thôn Yên Dục, Hiệp Thuận, Phúc Thọ điều khiển xe máy Honda Wave chở cháu
Đỗ Đình Dũng, sinh năm 2004 ở cùng thôn đi học về. Khi đến đoạn đê tỉnh lộ 421,
thuộc địa phận thôn Hiệp Lộc 1, Hiệp Thuận thì bị 02 đối tượng điều khiển xe máy
Honda Wave, không BKS, từ phía sau ép xe cháu Huy vào lề đường, đối tượng ngồi
sau xuống xe, dùng tay không đấm vào mặt cháu Dũng, sau đó đối tượng lấy lý do
lúc trước cháu Dũng lấy điện thoại chụp ảnh mình để yêu cầu cháu Dũng đưa điện
thoại ra, đồng thời yêu cầu cháu Dũng cung cấp mật khẩu để mở máy. Sau khi cầm
điện thoại cháu Dũng đưa, đối tượng cầm máy, nhảy lên xe máy tẩu thoát. Tài sản
bị cướp: 01 chiếc ĐTDĐ Iphone 6S. CAH Phúc Thọ tổ chức điều tra.

Chuyên đề 6: Trật tự an toàn giao thông và văn hóa giao thông


Tình hình trật tự, an toàn giao thông
1.1. Về trật tự an toàn giao thông
Tình hình giao thông trên địa bàn Thành phố đã được cải thiện, số điểm nguy
cơ ùn tắc giao thông ngày càng giảm, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả 03
tiêu chí. Trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn Thành phố xảy ra 419 vụ tai nạn
giao thông, trong đó 171 người chết, 272 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2020,
giảm 54 vụ tai nạn, giảm 36 người chết, giảm 30 người bị thương.
1.2. Về văn hóa ứng xử giao thông
Xuất phát từ thực tiễn, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã có văn bản
hướng dẫn và định nghĩa văn hóa giao thông:
“Văn hóa giao thông là biểu hiện bằng hành vi ứng xử đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia
giao thông”
Trong quá trình nghiên cứu và tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa
học đã thống nhất đưa ra 3 tiêu chí cơ bản về nếp sống văn hóa giao thông:
a) Văn hóa giao thông là sự hiểu biết đầy đủ và ý thức chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật về giao thông.
b) Văn hóa giao thông là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao
thông.
c) Văn hóa giao thông là ứng xử có văn hóa, thể hiện có tình yêu thương con
người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.
- Xây dựng thói quen trong việc thực hiện luật giao thông như: Quy tắc đi
đúng làn đường; quy tắc tránh vượt; nhường đường cho xe ưu tiên; nhường đường
cho người đi bộ, người già, trẻ em; quy tắc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy;
không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
- Xây dựng thái độ ứng xử ôn hòa, biết nhường nhịn nhau một cách lịch sự,
văn minh khi không may xảy ra va chạm giao thông.
36

- Đối với lực lượng chức năng khi đảm bảo trật tự An toàn giao thông:
+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
+ Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
+ Không sách nhiễu hoặc tiêu cực khi thi hành công vụ.
+ Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp tai nạn.
+ Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông, không
vi phạm các quy định về đảm bảo TTATGT như:
+ Đi đúng tốc độ; đúng phần đường, làn đường.
+ Đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách, đảm bảo chất lượng khi đi
mô tô, xe gắn máy, xe máy điện.
+ Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.
+ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hệ thống đèn tín
hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và có đầy đủ giấy tờ theo quy định
khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
+ Tự giác chấp hành quy định của pháp luật ATGT kể cả khi không có lực
lượng tuần tra, không thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân và cho cộng
đồng. Tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
+ Thực hiện các quy định, nội quy tại bến tàu, bến xe, bến phà và trên các
phương tiện giao thông công cộng.
- Cư xử có văn hóa khi giao thông trên đường, đó là:
+ Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; chấp
hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.
+ Tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh.
+ Ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác;
+ Biết nói xin lỗi khi có va quệt, cảm ơn khi có người giúp đỡ.
- Tuyên truyền cho mỗi người hiểu được văn hóa giao thông chính là: sự tôn
trọng luật pháp, tôn trọng cộng đồng và hướng tới cái đẹp.
- Từng cán bộ, đảng viên nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật
tự đô thị và ATGT.- Giáo dục, hướng dẫn, xây dựng những hành vi ứng xử văn
minh cho thế hệ sau, từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành; trong đó vai trò của gia
đình, nhà trường là hết sức quan trọng. Cha mẹ, anh chị, thầy cô phải là tấm gương
sáng, là người thầy tận tụy để vun trồng những đạo lý nhân văn, những thói quen
tốt đẹp trong hành xử với mọi người. Chỉ có như vậy, dần dần mới hình thành được
nền văn hóa giao thông lành mạnh.
- Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử văn hóa, đúng
pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật đảm bảo TTATGT như một chuẩn
37

mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham
gia giao thông.
2. Tình hình vi phạm TTATGT của sinh viên trên địa bàn Thủ đô
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có gần 160 các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp... số lượng sinh viên hàng ngày điều khiển phương tiện tham gia giao thông
trên đường chiếm tỷ lệ cao. Khi tham gia giao thông trên các tuyến đường, chúng ta
còn bắt gặp tình trạng sinh viên điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe; chở
quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông; sử dụng
điện thoại, thiết bị âm thanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp; sử dụng ô
khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; đi bộ qua đường không đúng nơi
qui định, sinh viên ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, phóng
nhanh, vượt ẩu, lạng lách và thiếu ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Để
thể hiện “cá tính bản thân”, những sinh viên này không ngần ngại dàn hàng ba, hàng
bốn lạng lách, đánh võng.
Ngoài ra, hiện nay nhiều chiếc xe gắn máy còn được giới trẻ “biến hóa” với
sự biến đổi về hình dạng, màu sắc. Thậm chí còn tự ý thay đổi màu xe, tháo biển
kiểm soát và lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy
định, gây mất trật tự trên các tuyến đường.
Trong những năm gần đây, Phòng Cảnh sát giao thông CATP đã tăng cường
lực lượng kiểm tra và xử lý những trường hợp sinh viên vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ, đã xử lý hàng nghìn trường hợp sinh viên vi phạm. Ngoài việc xử lý phạt
theo quy định, Phòng Cảnh sát giao thông đã lập danh sách học sinh vi phạm gửi
về phòng Công tác học sinh, sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường có học
sinh, sinh viên vi phạm để xử lý theo quy định, nhưng tình trạng này vẫn không
giảm.
Những nguyên nhân khiến tình trạng sinh viên vi phạm giao thông gia tăng là do
sự thiếu sót và không đồng bộ trong công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã
hội; diễn biến tiêu cực của tâm lý lứa tuổi như thích khẳng định mình, thích nổi tiếng
một cách lệch lạc và thiếu tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên.
3. Một số hành vi vi phạm pháp luật giao thông trong sinh viên
- Điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe;
chở quá số người quy định; đi ngược chiều, đi không đúng làn đường; không chấp
hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông.
- Sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp.
- Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy...
- Đi bộ qua làn đường không đúng nơi quy định.
- Đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.
- Đi dàn hàng ngang trên đường; phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.
38

4. Giải pháp hạn chế tình hình vi phạm TTATGT của sinh viên trên địa
bàn Thủ đô
Để giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng vi phạm TTATGT trong sinh viên cần
phải có sự vào cuộc của nhiều ban ngành, nhiều lực lượng trong đó vai trò của chính
bản thân sinh viên, gia đình và nhà trường giữ vị trí quan trọng nhất.
4.1. Trách nhiệm của sinh viên là phải học tập, tìm hiểu, nắm vững pháp luật
đồng thời tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Không điều
khiển phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) khi chưa có đủ điều kiện quy định của
pháp luật: chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Không tụ tập ở những địa điểm
thường xuyên có đối tượng đua xe và cổ vũ đua xe. Kịp thời phát hiện và thông báo
cho nhà trường, gia đình những trường hợp tham gia đua xe và cổ vũ đua xe. Tuyên
truyền cho người khác biết về hành vi đua xe và cổ vũ đua xe là vi phạm pháp luật.
Tham gia đua xe và cổ vũ đua xe là gây ảnh hưởng xấu đến ANTT Thủ đô, làm
mất hình ảnh thành phố Vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội.
4.2. Các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ phải là những tấm
gương trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về TT, ATGT
đồng thời quản lý con cái trong việc giao phương tiện giao thông và có sự theo dõi
giám sát để có thể kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc và những vi phạm
của con cái.
4.3. Sự vào cuộc của nhà trường có tác động mạnh mẽ trong việc thay đổi tâm
lý, suy nghĩ và hành vi của sinh viên đối với vấn đề tham gia giao thông đúng quy
định của pháp luật. Có thể thông qua các buổi sinh hoạt chính trị của nhà trường hoặc
các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao thông
để sinh viên hiểu và thực hiện. Bên cạnh đó cần phối hợp với gia đình, với cơ quan
pháp luật để quản lý học sinh, sinh viên và ngăn chặn ngay từ sớm các hành vi vi
phạm pháp luật nói chung và các vi phạm pháp luật về giao thông nói riêng. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa
dạng phù hợp với sinh viên. Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm.
4.4. Cần phải khởi dậy ý thức tự giác chấp hành pháp luật của sinh viên: Là
đội ngũ tri thức trẻ, là lực lượng tiên tiến của xã hội, là tấm gương sáng mà mọi
người trong gia đình, xã hội noi theo (trong học tập, sáng tạo, sinh hoạt, chấp hành
kỷ cương, phép nước).
4.5. Khơi dậy lòng tự hào của sinh viên Việt Nam, có trách nhiệm với xã hội,
đấu tranh với các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến xã hội, là
lực lượng có trách nhiệm cao với xã hội, với cộng đồng.

Chuyên đề 7: Tác hại của ma túy, trách nhiệm của sinh viên
trong công tác phòng, chống ma túy
39

I. TÁC HẠI CỦA MA TÚY


1. Tác hại của ma tuý đối với bản thân người sử dụng
Ma tuý được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, được đưa vào cơ thể
theo đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường máu - tuần hoàn hoặc thẩm thấu qua da,
niêm mạc và gây tổn thương trực tiếp cho các cơ quan này.
- Làm suy giảm chức năng thải độc: trong cơ thể gan, thận là cơ quan chủ
yếu đào thải các chất độc. Khi nghiện ma túy, nhất là hêroin, hai cơ quan này suy
yếu ảnh hưởng đến chức năng thải độc làm các chất độc tích lại trong cơ thể, càng
làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu, thường người nghiện hay bị các bệnh
như: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận…dẫn đến tử vong.
- Đối với hệ thần kinh: khi đưa ma túy vào cơ thể, ma túy sẽ tác động trực
tiếp lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế từng
phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh,
đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run
chân, tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác, nếu dùng
liều cao có thể bị ngộ độc cấp, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.
- Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược
toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi
xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp
sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy
giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc.
Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột.
- Gây tổn hại về tinh thần:các công trình nghiên cứu về người nghiện ma
túy khẳng định rằng nghiện ma tuý gây ra một loại bệnh tâm thần đặc biệt. Người
nghiện ma túy thường có hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác,
hoang tưởng, kích động…) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận
thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện
ma túy).
+ Ở trạng thái loạn thần kinh sớm, người nghiện ma tuý có thể có những
hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.
+ Ở trạng thái loạn thần kinh muộn, người nghiện ma túy bị méo mó về nhân
cách tạo nên sự ích kỷ, sự đòi hỏi hưởng thụ, mất dần tính cách, trách nhiệm của cá
nhân trong đời sống. Họ dần trở thành những con người liều lĩnh và tàn nhẫn.
- Về nhân cách: Sử dụng ma túy làm cho người nghiện thay đổi trạng thái
tâm lý, sa sút về tinh thần. Họ thường xa lánh nếp sống, sinh hoạt lành mạnh, xa
lánh người thân, bạn bè tốt. Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối
với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống
đời thường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu bức bách về ma túy của bản thân, họ có thể
làm bất cứ việc gì kể cả trộm cắp, lừa đảo, cướp giật, thậm chí giết người … miễn
là có tiền mua ma túy để thoả mãn cơn nghiện.
40

- Các chất ma túy khi được đưa vào cơ thể cùng với những tác dụng của nó
đã gây hại nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Ma túy chính là nguyên nhân
phát sinh nhiều loại bệnh tật, huỷ hoại sức khoẻ của người nghiện.
- Việc sử dụng ma tuý thông qua những con đường khác nhau, gây ra những
hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng ma tuý theo đường tuần
hoàn (tiêm chích) thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn, vì sử dụng ma tuý bằng
hình thức tiêm chích dễ gây viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng máu do dụng cụ bơm
kim tiêm không sạch. Việc sử dụng chung bơm kim tiêm để tiêm chích ma tuý là
nguyên nhân chính làm lây lan một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như
HIV/AISD và viêm gan B.
- Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng là dùng ma
túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy
giảm một cách rõ rệt và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời
gian khá lâu.
2. Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình
Nghiện ma tuý làm tiêu tốn tài sản, đây cũng là một hậu quả dễ nhận thấy
nhất đối với những gia đình có người nghiện ma tuý. Thiệt hại về kinh tế do sử
dụng ma tuý là một trong những nguyên nhân làm đổ vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa
những người trong gia đình với người nghiện. Mặt khác người nghiện lại có xu
hướng sống thu mình, ngại tiếp xúc, lẩn tránh với người thân. Do quá trình sử dụng
ma tuý làm cho người nghiện thay đổi tính cách, như hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối,
trộm cắp... đến một lúc nào đó, bản thân họ không còn hoà hợp với những người
trong gia đình.
Khi lên cơn nghiện thì người nghiện mất hết lý trí, không còn điều khiển
được hành vi của mình, họ xoay sở và tìm mọi cách để có tiền mua chất ma tuý
nhằm thoả mãn cơn nghiện. Nhưng khi không có khả năng đáp ứng những đòi hỏi
đó, người nghiện trở nên liều lĩnh, hung bạo có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng như: hành hạ người thân, cha mẹ, vợ con, anh em, đập phá tài sản gia
đình…Từ đó, dẫn đến hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống cộng đồng.
+ Nghiện ma túy làm hao tổn tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần
tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000đ –
100.000đ thậm chí 1.000.000đ – 2.000.000đ/ngày. Để có tiền sử dụng ma túy, nhiều
người đã trộm cắp tài sản của gia đình, cướp của, thậm chí giết người thân...
+ Sức khỏe thể chất, tinh thần của các thành viên khác trong gia đình có
người nghiện bị giảm sút do lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên...
+ Gây tổn thất về tình cảm: Thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ,
ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc...
+ Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người
nghiện ma túy.
41

3. Tác hại của tệ nạn ma tuý với nền kinh tế


Sự lạm dụng các chất ma tuý đã làm mất đi các giá trị tổng hoà của cuộc
sống cộng đồng. Việc duy trì các dịch vụ có liên quan đến ma tuý vừa tốn kém vừa
tiêu phí nguồn nhân lực quý giá cần thiết cho các nhu cầu và các mối quan tâm
khác của xã hội.
Hàng năm, nước ta phải chi hàng trăm tỷ đồng cho việc xoá bỏ cây thuốc
phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
Nếu số tiền đó được đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội thì hiệu
quả mang lại sẽ rất lớn.
Ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế, tệ nạn ma tuý còn gây ra những
tác động xấu đối với nền kinh tế như:
- Làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và
chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm
sóc y tế lại tăng.
- Người nghiện ma tuý hầu hết ở trong độ tuổi lao động, vì vậy vấn đề đào
tạo cán bộ, công nhân có tay nghề để thay thế họ là một vấn đề khó khăn.
- Đầu tư nước ngoài cũng giảm vì họ ngại đầu tư vào những nước có tỷ lệ
người nghiện cao như nước ta.
4. Tác hại của tệ nạn ma tuý đối với trật tự an toàn xã hội
Khi đã trở thành nô lệ của ma tuý, nhu cầu về tiền bạc đối với người nghiện
rất lớn. Trong khi đó khả năng về tài chính của bản thân họ và gia đình không thể
đáp ứng, lúc đó họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền mua ma tuý thoả mãn cơn
nghiện, kể cả giết người, cướp của... điều này được chứng minh qua tổng kết thực
tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta thời gian qua cho thấy: số
đối tượng nghiện ma tuý phạm tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm,
cướp, cưỡng đoạt, gây thương tích… chiếm tỷ lệ khá cao.
II. NHẬN THỨC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
1. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Hà Nội
Tính chất hoạt động của tội phạm ngày càng manh động, liều lĩnh, tự trang
bị các loại vũ khí nóng, phương tiện hiện đại và sẵn sàng chống trả quyết liệt khi
bị phát hiện, bắt giữ để tẩu thoát. Về phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội:
Các đối tượng cầm đầu ít khi bộc lộ thân phận. Các đối tượng giao dịch mua bán,
hầu như không biết nhau, qua nhiều khâu vận chuyển.
Các đối tượng mua bán lẻ ma túy lợi dụng địa bàn là khu dân cư, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ quán bar, karaoke, nhà nghỉ.. tính chất phức tạp, ngõ ngách nhỏ
để hoạt động với phương thức thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi chỗ ở, nơi
trọ, địa điểm giao dịch, sử dụng các đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo, được hoãn
thi hành án, nuôi con nhỏ, người khuyết tật bán ma túy; gia cố nhà, nơi ở bằng
nhiều lớp cửa kiên cố, lắp camera... nhằm đối phó sự phát hiện, điều tra, bắt giữ
42

của cơ quan Công an. Hoạt động trồng cây có chứa chất ma túy tại vườn, nhà riêng,
đặc biệt tại khu vực ngoại thành có chiều hướng diễn biến phức tạp, từ năm 2013
đến nay đã phát hiện, xử lý 09 hộ dân trồng cây có chứa chất ma túy tại vườn, thu
nhổ 50kg cây cần sa tươi (với diện tích khoảng 155m2) và 55,1kg cây, quả thuốc
phiện tươi (có tổng diện tích khoảng hơn 200m2).
Một số loại ma túy phổ biến như heroin, cần sa,
amphetamine,methaphetamine, ectasy, ketamine…ngoài ra xuất hiện một số ma
túy tổng hợp cá biệt như Cocaine, LSD (Bùa lưỡi hay tem giấy), cần sa tổng hợp
(cỏ Mỹ, K2, spice), lá Khat, Đông trùng, nước vui, trà sữa...và một số chất kích
thích không nằm trong danh mục là chất ma túy do Chính phủ quy định như bóng
cười, shisha… Tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong lứa tuổi thanh niên có xu
hướng gia tăng, nhiều đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp dạng “đá” bị ảo giác,
hoang tưởng đã không kiểm soát được hành vi, thậm chí giết cả người thân, gây
nhức nhối trong dư luận xã hội.
Trung bình hàng năm, lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an Thành
phố phát hiện điều tra khám phá gần 3.000 vụ án, bắt gần 4.000 đối tượng phạm tội
về ma tuý. Thu giữ hơn 200kg ma túy các loại.
* Một số chất gây ảo giác giới trẻ thường sử dụng:
- Lyergide (LSD): “Bùa lưỡi”
Mỗi miếng “Bùa lưỡi” có kích thước khoảng 1,5 X 1,5cm. Người sử dụng
sẽ xé miếng và dán vào lưỡi, ngậm trong miệng hoặc mút. Khác với các loại ma
túy tổng hợp khác, “Bùa lưỡi” có tác dụng trực tiếp vào cơ thể người sử dụng thông
qua cơ quan vị giác trực tiếp là lưỡi. Thời gian tác dụng của “Bùa lưỡi” xuất hiện
trong vòng chưa đầy 5 phút, thời gian tan hết trong miệng thường là 2, 3 tiếng và
có tác dụng đến 12 giờ đồng hồ, để tăng độ “phê” người chơi thường uống thêm
rượu bia. Có tác dụng trực tiếp vào cơ thể gây hoang tưởng, cảm xúc lệch lạc, mất
định hướng, mất đi sự nhạy bén, gây lú lẫn, rối loạn giác quan. Sau khi ngưng thuốc
LSD thường có cảm giác bất an, rối loạn nhận thức, ảo giác.
- Bóng cười (Funkyball)
Thực chất “bóng cười” là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide (N2O)
có khả năng tác động mạnh tới một điểm của hệ thống thần kinh gây cười, tạo cảm
giác lâng lâng, sảng khoái cho người sử dụng. “bóng cười” ảnh hưởng trực tiếp đến
tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nhất có thể dẫn tới trầm cảm hoặc tử vong.
Không chỉ có ở châu Âu, hiện “bóng cười” khá phổ biến ở Việt Nam, rao bán công
khai trên các mạng, có video clip hướng dẫn cách sử dụng. Theo đó, sau khi mua
được loại khí này, bơm hóa chất vào trong bóng, người chơi dùng miệng ngầm vào
đầu bóng, hít ngược khí trong bóng vào phổi, rồi thổi ngược lại cho quả bóng to
lên. Làm bốn, năm lần như vậy cho đến khi bóng xẹp, hoặc cảm thấy “đủ” phê sẽ
nổ những tràng cười vô thức – cười ảo.
- Shisha
43

Shisha hay còn gọi là thuốc lào Ả rập, với thành phần chủ yếu là mật ong, lá
và rễ cây được ướp hương các loại trái cây như nho, cam, táo, dâu… Shisha được
hút thông qua chiếc bình lọc giống như điếu bình, được sử dụng nhiều trong các
quán bar, vũ trường.
Shisha tác động trực tiếp vào đường hô hấp. Nếu hút trong vòng một giờ,
lượng khói hút vào cơ thể sẽ cao hơn 150 lần lượng nicotin, cao hơn 70% so với
hút thuốc lá. Từ đó, người hút shisha còn có nguy cơ hít độc chất và các chất gây
ung thư gấp 100 lần so với hút thuốc lá.
2. Phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy
2.1. Thủ đoạn hoạt động của đối tượng phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy
- Thủ đoạn tạo nguồn và thu gom các chất ma túy
+ Nguồn ma túy được thẩm lậu từ nước ngoài vào nước ta bằng nhiều con
đường khác nhau
+ Nguồn ma túy ở trong nước chủ yếu vẫn được khai thác từ nơi có trong
cây thuốc phiện, cây cần sa ...
- Thủ đoạn cất giấu các chất ma túy
+ Cất giấu hàng ở nơi khác, khi có khách mua chúng mới đưa hàng về, hoặc
đưa đi nơi khác nhận hàng.
+ Đào hầm bí mật ở những nơi ít người qua lại.
+ Ma túy cũng có thể được cất giấu ngay trong nhà ở của đối tượng, cũng có
thể ở các khu nhà lân cận bằng cách đào tường, khoét vách làm thành các hố trên
vách, dưới nền, bên ngoài được ngụy trang khéo léo. Trong nhà ở ma túy có thể
được cất giấu trong các vật dụng gia đình thông dụng, trong các đồ gỗ, đồ điện...
+ Ma túy còn được đối tượng phạm tội gửi trong các kho hàng của Nhà nước,
đặc biệt là các kho dược phẩm.
+ Nhiều trường hợp đối tượng phạm tội cuốn ma túy quanh người, quanh
đùi, bắp chân. Thậm chí có những tên nuốt vào trong bụng, nhét vào hậu môn hoặc
bộ phận sinh dục phụ nữ. Rất nhiều trường hợp đã bị chết vì thủ đoạn này khi di
chuyển gói ma túy, ni lông bị vỡ dẫn đến ngộ độc hoặc bị tắc ruột dẫn đến tử vong.
- Thủ đoạn trong vận chuyển, cất giấu
+ Tất cả các phương tiện có thể, đều được sử dụng để vận chuyển: xe máy,
xe đạp, ngựa thồ, tàu hỏa, bè nứa trôi trên sông... Cả các đoàn xe của lãnh đạo, xe
chuyên dùng của cơ quan Nhà nước như xe chở tiền và của Ngân hàng, xe thư báo,
bưu điện ...
+ Thông thường chúng gia cố các phương tiện, cất giấu trong các phần rỗng
của phương tiện; để lẫn cùng hàng hóa cồng kềnh hoặc cho vào cặp, túi sách để
trên ô tô.
44

+ Ma túy được đem theo người có thể được đóng gói hay cất giấu ngụy trang
trong các đồ dùng cá nhân, hành lý xách tay. Ma túy cũng có thể được cất giấu
trong nạng gỗ, chân giả, trong bánh xe đẩy, khung xe đạp hay các đồ giả cổ, thạch
cao...
+ Hòa tan thành các chất lỏng và đựng trong bình dưới nhãn hiệu khác nhau
hoặc được tẩm, sấy trong những cuốn sách dày, trong khung va ly giấy, trong ruột
áo bông ...
+ Thuê người đi bộ, thuê cửu vạn mang vác các chất ma túy qua biên giới
theo các đường tiểu ngạch. Khi bị phát hiện thì dùng tiền để mua chuộc cán bộ đã
phát hiện hoặc dùng vũ lực để giải thoát. Có những trường hợp đối tượng phạm tội
dùng súc vật nuôi để chuyên trở ma túy qua biên giới hay đi qua những khu vực có
kiểm soát.
+ Lợi dụng đặc điểm về ngoại giao của các nhân viên ngoại giao để thuê
xách hộ, hoặc có thể xây dựng tổ chức hoạt động ngay trong chính các nhân viên
ngoại giao...
+ Ma túy còn được chuyển theo đường bưu điện, bằng thư từ, bưu phẩm.
Thông thường khi vận chuyển bằng đường bưu điện, thông thường do chính các
nhân viên bưu điện ở 2 đầu đường vận chuyển là người của tổ chức tội phạm, chúng
tìm cách gửi và nhận hàng không qua kiểm tra.
- Thủ đoạn trong khâu giao nhận các chất ma túy
+ Khi đã hình thành đường dây tổ chức, chúng có độ tin cậy rất cao có thể
chỉ nói qua điện thoại, máy nhắn tin... là chúng giao hàng, nhận tiền.
+ Các đối tượng buôn bán lớn thường thuê các đối tượng chuyên xách hàng
thuê, giao ma túy và nhận tiền có tay chân đi kèm, giám sát, bảo vệ. Một số đối
tượng luôn luôn tìm cách lôi kéo, mua chuộc, tiếp xúc với cán bộ chuyên trách để
làm bình phong hoạt động, hoặc moi tin tức, kế hoạch đấu tranh để đối phó.
+ Hẹn giao hàng ma túy ở những nơi kín đáo, ít người qua lại, ít có sự chú ý.
+ Nếu là đầu mối hàng mới thì thường xuyên thay đổi địa điểm, lịch giao
nhận để kiểm tra, thử thách, có khi thay đổi hai ba lần để thăm dò và dùng các ám
tín hiệu đã quy ước để giao hàng, nếu có nghi ngờ đối tượng lập tức tìm cách kiểm
tra và thay đổi kế hoạch.
2.2. Thủ đoạn hoạt động của đối tượng phạm tội tổ chức sử dụng, chứa
chấp sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Các đối tượng tổ chức thành đường dây, ổ nhóm chặt chẽ và có sự phân
công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tìm cách tạo vỏ bọc để che giấu
sự phát hiện của quần chúng nhân dân và các cơ quan chức năng.
- Chuẩn bị các chất ma túy và những dụng cụ để sử dụng. Để có các chất ma
túy sử dụng, đối tượng phạm tội thường tìm mua ma túy của bọn buôn lậu ma túy.
Ngược lại để tiêu thụ được ma túy, bọn buôn lậu ma túy thường lập thành đường
45

dây cung cấp các chất ma túy thường xuyên cho những tụ điểm tiêm chích ma túy
thông qua các đại lý. Các dụng cụ, phương tiện sử dụng chất ma túy cũng có nhiều
loại như: các đồ dùng để chứa chất ma túy, những phương tiện để sơ chế chất ma
túy, nhũng phương tiện để sử dụng các chất ma túy như: bàn đèn, xi lanh, kim
tiêm...
- Rủ rê lôi kéo người sử dụng và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy
bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Đối với những người mới đến lần đầu, chúng cho hút,
tiêm chích một số liều đầu không lấy tiền hoặc cho chịu,cho gán đổi bằng những
tài sản đồ vật có giá trị như: đồng hồ, nhẫn vàng... nhưng đến khi nghiện chúng
khống chế người nghiện thực hiện các hành vi phạm tội khác như vận chuyển ma
túy cho chúng hoặc lôi kéo người khác đến sử dụng ma túy...
Một trong các thủ đoạn khác mà người nghiện ma túy thường thực hiện là tổ
chức hút, hít, chích ma túy ở những nơi vắng vẻ, dễ che giấu, dễ chạy trốn và tẩu
tán tang vật khi bị phát hiện; thay đổi địa điểm, thời gian; ở các điểm bán lẻ thông
thường các đối tượng trả tiền một nơi đến nơi khác nhận ma túy.
III. VỀ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
1. Tình hình người nghiện
Theo số liệu thống kê số người nghiện trên địa bàn Hà Nội hiện nay là trên
15 nghìn người, số người nghiện ở cộng đồng là trên 8 nghìn người nhưng con số
thực tế còn lớn hơn, đặc biệt là số người sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) chưa
thống kê được chính xác. Đây vẫn là nguồn cầu rất lớn thúc đẩy tội phạm ma túy
phát triển, trong khi công tác cai nghiện và quản lý sau cai hiệu quả thấp, tỷ lệ tái
nghiện cao.
Mặt khác, tình hình tội phạm tệ nạn ma túy tại các điểm, tụ điểm trong khu
dân cư, trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhạy cảm và có điều kiện về ANTT
diễn ra ngày càng phức tạp. Tình trạng sử dụng MTTH, ăn chơi thác loạn trong lứa
tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng tại các quán Bar, vũ trường, karaoke,
khách sạn, nhà nghỉ,… Đáng chú ý, nhiều thông tin báo chí, internet phản ánh về
việc các đối tượng sau khi sử dụng MTTH bị ảo giác, hoang tưởng gây ra hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất trái phép MTTH, mua bán hóa chất, tiền
chất trên địa bàn chưa được kiểm soát chặt chẽ còn nhiều tiềm ẩn phức tạp.
2. Một số đặc trưng của người nghiện ma tuý
- Sự đòi hỏi không thể cưỡng lại được các chất ma tuý đã dùng, tìm mọi cách
để đáp ứng ngay nhu cầu cần thiết của cơ thể. Mất khả năng kiểm soát việc sử dụng
ma túy.
- Có khuynh hướng gia tăng liều dùng. Khi không dùng ma tuý sẽ xuất hiện
“hội chứng cai” rất khó chịu đựng, rất thèm muốn được dùng trở lại.
- Lệ thuộc về tâm sinh lý vào các chất ma tuý tới mức mê muội, cuồng
say...(là tình trạng đầu óc luôn nghĩ đến tác động của ma tuý). Lệ thuộc về thể chất
(các cơ quan trong cơ thể chỉ có thể hoạt động bình thường).
46

3. Những dấu hiệu nhận biết người sử dụng chất ma túy


Người sử dụng chất ma túy thường có một số dấu hiệu nổi bật như sau:
- Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn,
ngày ngủ nhiều, ăn uống bất thường,...
- Hay tụ tập đàn đúm với những người sống buông thả, không có công ăn
việc làm, không lao động hoặc chơi thân với người nghiện.
- Đi lại có quy luật: mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang
bận việc cũng tìm cách, kiếm cớ để đi ra khỏi nhà.
- Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả người thân
trong gia đình.
- Tâm trạng lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối quanh, hay có
biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn trước đây.
- Hay ngáp vặt, sụt cân, xanh xao; người mệt mỏi, không chịu lao động;
không chăm lo vệ sinh cá nhân. Nếu là học sinh thường đi học muộn, trốn học, bỏ
giờ học, ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút.
- Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, thường xuyên xin tiền người thân; hay
bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt...
- Túi quần áo, cặp sách, phòng ở thường có giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su,
bật lửa ga, bơm kim tiêm, ống thuốc.
- Có dấu kim tiêm trên mu bàn tay, cổ tay, bắp tay, mặt, trong mắt cá chân,
ở bẹn, ở cổ,...
Việc phát hiện người có sử dụng chất ma túy thường được dựa trên các dấu
hiệu trên, tuy nhiên, tùy thuộc vào chất ma túy mà người nghiện sử dụng, thời gian
sau khi sử dụng ma túy, mức độ nghiện mà mỗi người có thể thêm một số dấu hiệu
khác, cụ thể là:
- Một số biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma túy:
+ Sau khi dùng ma túy khoảng từ 5 – 10 phút: biểu hiện phổ biến nhất là mắt
đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ mắt lim dim,
gảy chân tay, vò đầu, bứt tóc... Những biểu hiện này thường được biểu hiện rõ nhất
đối với những trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen, tuy nhiên người nhà
và những người xung quanh khó phát hiện ra vì nó xảy ra ở địa điểm hút, chích;
+ Sau khi dùng ma túy khoảng từ 10 – 20 phút: mắt đỏ ướt, đồng tử teo,
giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói
nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuất hiện ở mức
cao như vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn móng tay, lấy ráy tai...
+ Sau khi dùng ma túy khoảng 90 phút, người sử dụng ma túy thường tìm
chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ
lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn
47

màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc, người sử dụng ma túy sợ tắm, sợ
ồn ào.
4. Nguyên nhân dẫn đến sử dụng ma túy
Có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân như sau:
- Nguyên nhân từ bản thân
+ Mải chơi, đua đòi muốn chứng tỏ mình là người sành điệu;
+ Tò mò, bị kích động;
+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo thấy “hay” thì tham gia thử;
+ Tâm lý chưa ổn định, thiếu tự tin, dễ dao động;
+ Dễ bị rơi vào các trạng thái quá khích: ức chế hoặc hưng phấn quá độ:
+ Thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định dẫn đến tâm lý chán chường;
+ Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe
tâm thần.
+ Muốn vui vẻ, thỏa mãn trí tò mò, thích mạo hiểm; muốn làm dịu bớt nỗi
đau, cảm thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập, muốn thuộc một nhóm nào đó.
- Nguyên nhân từ gia đình
+ Không khí gia đình không hòa thuận, cha mẹ có mối quan hệ phức tạp như:
ly thân, ly hôn, nghiện ma túy, buôn bán ma túy hoặc tham gia vào các tệ nạn xã
hội khác (cờ bạc, mại dâm).
+ Gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, nuông chiều thái quá để con em có
điều kiện giao du, chơi bời quá trớn.
+ Quá chú trọng đến vấn đề làm ăn, buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến con
cái; xao nhãng trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn con em, ỷ lại, giao khoán việc giáo
dục con em cho nhà trường và xã hội.
- Nguyên nhân từ xã hội
+ Do tội phạm về ma túy hoạt động rất tinh vi, chúng luôn tìm mọi cách dụ
dỗ, lôi kéo thanh thiếu niên sử dụng ma túy.
+ Một số người nghiện thiếu tiền mua ma túy sẽ dễ tiếp tay, rủ rê, dụ dỗ, lôi
kéo, ép buộc người khác sử dụng ma túy để bán ma túy kiếm tiền.
+ Thanh thiếu niên sống gần môi trường có nhiều cám dỗ của ma túy; gần
những nơi có buôn bán ma túy bị lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy.
+ Thiếu sân chơi lành mạnh cho nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh thiếu
niên nên các em phải tìm đến các địa điểm tự do. Tại đây, các em dễ bị sa ngã và
đi vào con đường nghiện ma túy.
+ Phong trào phòng ngừa, lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy
chưa đủ mạnh, không tạo khí thế trấn áp tội phạm ma túy để tệ nạn ma túy lây lan
phát triển.
48

5. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và dấu hiệu nhận biết học sinh,
sinh viên nghiện ma túy
(1) Nguyên nhân dẫn đến nghiện các chất ma tuý
- Nguyên nhân khách quan
* Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường dẫn đến những tác động đối
với lối sống của giới trẻ.
* Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số
em có lối sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.
* Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh
viên ở một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả.
* Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một
số khu vực xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn
nhiều tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ
và hành động của lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
* Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt
của con, em. Cha, mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do
nuông chiều con cái quá mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc
nghiện hoặc có hành vi buôn bán ma tuý....
- Nguyên nhân chủ quan:
* Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những
đối tượng xấu kích động, lôi kéo sử dụng ma tuý, tham gia vận chuyển, mua bán
ma tuý.
* Do muốn thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em
đã chủ động đến với ma tuý.
* Do tâm lý đua đòi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ
bị lôi kéo, sa ngã. Với những học sinh này, không chỉ sử dụng ma tuý mà còn tham
gia vận chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui
hưởng lạc.
* Một số trường hợp do hoàn cảnh gia đình bất lợi, các em đã chủ động tìm
đến với ma tuý.
(2) Dấu hiệu nhận biết sinh viên nghiện ma túy
Tổng kết từ thực tiễn cho thấy các chất ma tuý thường được học sinh, sinh
viên sử dụng là: Heroin, Ma tuý tổng hợp, Cần sa, Dôlagan... bằng cách: hít, uống,
chích. Nếu sử dụng thường xuyên hoặc đã bị lệ thuộc (mắc nghiện), có thể nhận
biết thông qua những dấu hiệu sau:
- Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma
túy như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc;
- Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập;
49

- Thường tụ tập ở nơi hẻo lánh;


- Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp;
- Lực học giảm sút;
- Hay bị toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái,
ớn lạnh nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
- Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các
hoạt động vui chơi lành mạnh.
(3) Trách nhiện của Nhà trường, sinh viên, học viên
Đối với Nhà trường:Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện
để thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên, thì các cán bộ, nhà giáo tham gia thường
xuyên vào hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tránh xa tệ nạn ma túy;
Nhà trường cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng
chống ma túy trong các buổi học giáo dục công dân, trong các chương trình giáo
dục ngoại khóa.
- Tổ chức cho học sinh, sinh viên, tập thể lớp ký cam kết và giao ước thi đua
không liên quan đến ma túy, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn ma túy;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh, kiểm tra, xét nghiệm ngẫu
nhiên việc sử dụng ma túy, xét nghiệm đột xuất với học sinh, sinh viên nhằm rà
soát, phát hiện những trường hợp sử dụng ma túy ...
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, sâu sát trong
quản lý, tìm hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh, mối quan hệ từ đó giúp học
sinh, sinh viên xử lý tốt các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Những biện pháp trên là quan trọng, cần thiết, nhưng nếu chỉ có nhà trường
thì chưa đủ, mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Điều 10 - Luật Phòng, chống ma tuý quy định:
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo
dục pháp luật về phòng chống ma túy và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh
viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia
tệ nạn ma tuý;
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương, để
quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;
3. Phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền địa phương, tổ chức xét
nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
Đối với sinh viên và học viên: cần nhận thức rõ tác hại của ma túy đối với
sức khỏe bản thân, hậu quả sau này đối với sức khỏe, đối với gia đình và xã hội.
Đặc biệt cần hiểu rõ rằng mắc tệ nạn ma túy với việc sử dụng ma túy là vi phạm
pháp luật. Trong cuộc sống có rất nhiều cám dỗ, nếu mỗi người không tự nhận thức
và có nguyên tắc sống rất có thể sẽ mắc vào tệ nạn ma túy. Để phòng, tránh nghiện
ma túy các em cần:
50

- Học tập, nắm vững các quy định của pháp luật đối với công tác phòng,
chống ma túy và nghiêm chỉnh chấp hành.
- Không sử dụng ma túy dưới bất kỳ hình thức nào và tuyên truyền, vận động
những người xung quanh mình làm theo.
- Không tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy hoặc làm những việc khác
có liên quan đến ma túy.
- Phát hiện học viên, sinh viên sử dụng các chất ma túy thì báo cáo cho các
thầy cô và công an cơ sở để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Phát hiện các đối tượng phạm tội ma túy xung quanh trường học hoặc khu
nhà ở của mình để báo cáo cho thầy, cô giáo và công an cơ sở biết để có biện pháp
giải quyết.
- Tích cực tham gia các phong trào phòng, chống ma túy do nhà trường,
Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ phát động.
- Phát hiện các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo cưỡng bức thanh, thiếu niên, học
sinh, sinh viên sử dụng ma túy hoặc phạm tội ma túy báo cáo cho các thầy cô và
công an cơ sở để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Hưởng ứng và tham gia thực hiện các công việc cụ thể, góp phần thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống ma túy tại nơi cư trú do chính quyền, tổ chức đoàn thể địa
phương tổ chức.
- Ký cam kết thi đua không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã
hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
- Ngoài những hành động thiết thực của chính bản thân mỗi thanh, thiếu niên,
các em học sinh, sinh viên, học viên nêu trên, để phòng, tránh ma túy, thì gia đình
và nhà trường, tổ chức đoàn thể là những nhân tố rất quan trọng giúp các bạn thanh,
thiếu niên, học sinh, sinh viên phòng, tránh nghiện ma túy, cho nên phải chung tay
và giúp đỡ họ không mắc vào tệ nạn ma túy, đặc biệt là không sử dụng và nghiện
ma túy.
* Trong 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý CATP
phát hiện điều tra khám phá 2.161 vụ, 3.118 đối tượng vi phạm pháp luật về ma
túy, giảm 04 vụ, 04 đối tượng so với cùng kỳ năm 2020.
Tang vật thu giữ: 202,711 Kg ma túy các loại, tăng 70,911 Kg so với cùng
kỳ năm 2020; tăng 63,711 Kg so với 06 tháng cuối năm 2020; 76 cân điện tử; 675
xe máy; 1.501 ĐTDĐ; 55 ô tô; 10 súng, 61 viên đạn; 01 lựu đạn; 1.455.091 VNĐ;
103USD; 82 dụng cụ dùng để sử dụng trái phép chất ma túy và một số đồ vật, tài
liệu khác có liên quan.
Xử lý hình sự 1.954 vụ, 2.351 đối tượng, xử lý hành chính 207 vụ, 767 đối
tượng. Bắt, khởi tố 434 đối tượng trong sưu tra, đạt tỷ lệ 18,5%/15% chỉ tiêu năm.
Lập hồ sơ đưa 785 trường hợp đi cai nghiện bắt buộc (đạt 87,2% chỉ tiêu năm, tăng
132 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020); vận động cai nghiện tự nguyện tại các
cơ sở cai nghiện 1.142 trường hợp (tăng 194 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020).
51

* Số liệu đối tượng bắt giữ là học sinh, sinh viên:


Tổng số 32 đối tượng (XLHS: 16; XLHC: 16).
-------------------------------------------------------------------------

You might also like