You are on page 1of 7

Translation1_ week 3:

1. Building your vocabulary:


Exercise: find a list of 10 other interesting derivatives or newly coined words in the 21st century
and explain their meanings.
0
No. Lexicology Explantion/ meaning
1. Yogalates
2. Yolo
3. Cryptocurrency
4. Facepalm
5. Airball
6. Earworm
7. Waterboarding
8. Vlog
9. Matcha
10. Crossfit
2. Analyse the two versions of translation for this vignette:
+ Positive points:
+ Some improvements:
+ Other suggestions:
3. Translate the following passages into English:

Bâng khuâng ngày khai trường


1. (Baothanhhoa.vn) - Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên
không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man
của buổi tựu trường”  - bao nhiêu năm tháng cuộc đời đã trôi qua kể từ lần đầu tiên
tôi đọc được những câu văn trong trẻo này của Thanh Tịnh nhưng chưa bao giờ nó
khiến tôi cảm thấy nhàm chán. Bởi cái cảm giác thiêng liêng, háo hức xen lẫn chút
hồi hộp, lo lắng khi bước vào ngày khai trường - ngày đầu tiên của năm học mới
vẫn mãi là kỷ niệm đẹp, là hành trang quý báu trong tâm hồn, cuộc đời mỗi con
người, tựa như dòng suối mát lành không bao giờ vơi cạn.
2.

Niềm vui của cô và trò Trường Tiểu học Ba Đình (TP Thanh Hóa) trong ngày khai giảng
năm học mới (2020-2021).
3. Tính đến nay cũng đã tròn 5 năm kể từ khi bước qua cái thời “mài đít quần” trên ghế nhà
trường, cụm từ “mùa thu - mùa khai trường” vẫn như một câu thần chú diệu kỳ, mở ra
cánh cửa thời gian đưa tôi trở về những ngày xưa ấy. Và bất kỳ ai đã trải qua năm tháng
học trò, các bạn có đồng ý với tôi rằng: Ký ức về những ngày khai giảng khi vừa chuyển
cấp học luôn để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều ấn tượng khó phai? Một ngôi trường
mới, thầy cô mới, những người bạn mới... Tất cả hòa trong cảm xúc vừa quen thuộc vừa
lạ lẫm, hoang mang... khó diễn tả thành lời.
4. Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác háo hức, hồi hộp, lo âu khi lần đầu tiên lũn cũn theo
mẹ bước vào ngôi trường tiểu học. Ngày hôm ấy - một ngày thu trải nắng vàng dịu ngọt!
Tôi hồ hởi leo lên chiếc xe đạp cũ kỹ, có phần lọc xọc quen thuộc của mẹ, bắt đầu hành
trình đến trường - ngôi trường tiểu học hẳn hoi chứ không còn là trường mẫu giáo như
những năm trước nữa. Với đứa trẻ 6 tuổi, việc chuyển hẳn sang một ngôi trường mới nó
có tầm ảnh hưởng ghê gớm lắm. Tôi như cô bé Totto-chan (nhân vật trong tác phẩm
Totto-chan bên cửa sổ của tác giả Kuroyanagi Tetsuko) khi lần đầu tiên nhìn thấy ngôi
trường Tomoe với lớp học là những toa tàu cũ. Dĩ nhiên, ngôi trường tiểu học Hoằng Lộc
của tôi không đặc biệt như thế. Cũng như nhiều ngôi trường làng khác, nó giản dị, khiêm
nhường nằm nép mình dưới bóng những cây bàng già, già đến nỗi thân cây to lớn, nổi
nhiều u mấu tưởng chừng ba, bốn bạn nhỏ ôm cũng không trọn. Những dãy lớp học san
sát nhau cùng ngoảnh mặt về phía sân trường. Thực ra, trước khi chính thức đến trường
dự lễ khai giảng, mẹ đã mấy lần chở tôi ghé qua “cho biết trường lớp thế nào, sau đỡ bỡ
ngỡ nhé”. Nhưng đang trong kỳ nghỉ hè nên trường vắng vẻ, buồn hiu. Ló cái đầu qua
cánh cửa cổng, thấy cái trống trường nằm im re một góc mà thấy thương thương vô
chừng. Bởi nếu là ngày đi học, ngoài thầy, cô giáo và bác bảo vệ ra thì cái trống trường
oai phong, lẫm liệt nhất. Tiếng trống vang lên mấy hồi “Tùng! Tùng! Tùng...” là học sinh
toàn trường ngay ngắn xếp hàng, đợi lớp trưởng điểm danh để vào lớp. Cũng chính mấy
tiếng trống dồn dập ấy báo hiệu buổi học kết thúc, cả trường vỡ òa trong tiếng hò reo, trò
chuyện, í ới gọi nhau của đám “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Vậy mà hết năm học,
thầy cô, học sinh nghỉ hè hết, chỉ còn cái trống vẫn nằm đó mà nhớ nhung khung cảnh
huyên náo nơi sân trường.
5. Ấy vậy mà, vào ngày khai giảng, mọi thứ dường như khác hẳn. Sân trường rộn ràng bước
chân, râm ran tiếng nói, tiếng cười sảng khoái. Cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới dọc
hai bên lối đi vào sân trường. Từng tốp học sinh hớn hở, nô đùa. Nhưng có một điều lạ
lắm, trong cái sự hớn hở, nô đùa ấy, đám trẻ chúng tôi lại luôn canh cánh trong lòng ý
thức giữ gìn sao cho bộ quần áo mới mà mẹ phải chắt chiu, dành dụm tiền sắm sửa cho
không bị vấy bẩn, thẳng thớm, thơm tho. Đó là cả một sự kỳ diệu mà chỉ riêng ngày khai
giảng và ngày tết mới có.
6. Ngày ấy, cuộc sống khó khăn, kinh tế eo hẹp, nhà nào khá giả thì cả năm mới có vài bận
sắm sửa cho con cái dăm ba bộ quần áo mới. Mấy đứa trẻ nhà “bình dân” như chúng tôi,
chỉ chực chờ đến ngày khai giảng hoặc ngày tết mới được mua quần áo mới; dịp nào cha
mẹ làm ăn khó thì có khi còn bị cắt giảm “chỉ tiêu”. Đâu chỉ có quần áo, sách vở, đồ dùng
học tập cũng “ngốn” của bố mẹ một khoản tiền không nhỏ. Từ trước lễ khai giảng khoảng
nửa tháng, mẹ tôi đã bắt đầu sắm sanh dần mọi thứ. Khi thì dăm ba quyển vở, cái thước,
cái bút; khi lại vài cuốn sách giáo khoa, dần dà gom đủ bộ. Sách vở mua về, mẹ dạy mình
cách bọc bìa, dán nhãn. Mẹ tận dụng mấy tờ lịch cũ trong nhà, tỉ mỉ cắt theo khuôn sách,
vở rồi gấp gấp, dán dán, miết các góc, cạnh phẳng đét. Tôi ngồi kế bên, thích thú nhìn
mẹ, chốc chốc lại lật từng trang vở ô ly ra hít hà mùi giấy mới. Dường như, ai ai cũng
muốn con cái của mình đẹp đẽ, sáng sủa trong ngày đầu tiên đến trường nên cố gắng
tươm tất cho con. Thế mới biết, muôn đời nay, dân tộc Việt luôn là dân tộc trọng chữ
nghĩa, xem trọng việc học hành, giáo dục thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất
nước. Chẳng thế mà, mặc dù bận bịu, quay cuồng với biết bao công to việc lớn, mưu sinh
vất vả, trong ngày khai giảng vẫn luôn bắt gặp hình ảnh các bậc phụ huynh, nhiều người
nhấp nhổm bên ngoài, ánh mắt cứ dõi theo từng bước chân chạy nhảy hồn nhiên của con.
Có nhiều ông bố, bà mẹ không yên tâm để con đi một mình với bạn mà dắt con vào tận
sân trường. Nhất là đối với những học sinh lớp một như chúng tôi, ngày khai giảng đều
có người thân ở lại bên cạnh cho đến khi kết thúc buổi lễ. Dường như bố, mẹ biết được
rằng: Nếu mình rời đi, có thể đứa trẻ lần đầu tiên bước vào cánh cổng trường tiểu học sẽ
cảm thấy hoang mang, lo sợ nên nhẫn nại chờ đến khi kết thúc buổi lễ mới ngậm ngùi,
xúc động ra về.
7. “Tùng! Tùng! Tùng... Sau kỳ nghỉ hè im hơi lặng tiếng, tiếng trống trường lại vang lên
giòn giã, báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Thầy cô ân cần, dịu dàng đón học sinh của
mình vào lớp. Đâu đó quanh mình, tôi nghe thấy tiếng sụt sịt, nũng nịu đòi bố mẹ ở lại.
Có bạn bỗng dưng òa khóc lên thật to, cứ thế sà vào lòng mẹ tức tưởi. Tôi không khóc
nhưng bất giác nắm chặt tay mẹ không rời. Mẹ dịu dàng động viên: “Con cứ yên tâm vào
xếp hàng với lớp. Mẹ ở đây với con”. Lúc ấy tôi nghĩ, vì sợ tôi hấp tấp, nghịch ngợm nên
mẹ phải đưa tôi đến trường và cùng dự lễ khai giảng với tôi. Sau này có dịp hỏi mẹ, mẹ
tôi mới ân cần giải thích: “Điều đó thực ra chỉ là một lý do rất nhỏ. Mẹ đến trường cùng
con vì ngày khai giảng - ngày đầu tiên của năm học mới là một dấu mốc quan trọng, là ký
ức đẹp trong quãng đời học sinh. Qua đó, con sẽ hiểu được rằng, bố mẹ luôn quan tâm,
luôn dõi theo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học của con. Quan trọng hơn, mẹ
muốn được có mặt trong ký ức đẹp đẽ ấy của con và cũng là để tìm lại cảm xúc của chính
mình khi đó”.
8. Cho đến tận ngày hôm nay, khi đã bước qua thời cắp sách đến trường và đã là mẹ của
một đứa trẻ sắp sửa được dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời tại “ngôi trường mầm non
thân yêu”, tôi vẫn luôn khắc ghi trong lòng hết thảy những háo hức, bâng khuâng, khôi
nguyên, vụng dại mà thiêng liêng ấy. Trải qua cấp một, quãng đời học sinh tiếp nối lên
cấp hai, cấp ba nhưng sự phong phú, đa dạng, biến hóa cảm xúc trong ngày khai giảng sẽ
không còn hấp dẫn, kỳ diệu như khi bạn còn là cô, cậu bé mới bước chân vào lớp một.
Chúng ta ngày một lớn hơn kéo theo nhiều suy nghĩ, tình cảm, mối bận tâm “lớn” cùng.
Vì vậy, cảm nhận, ký ức về ngày khai giảng cũng theo đó mà khác đi nhiều. Những đòi
hỏi của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục, những ý tưởng đổi mới, cải cách giáo
dục, vô hình chung tạo nhiều áp lực lên việc học. Áp lực bài vở, áp lực thành tích, áp lực
về sự kỳ vọng... đang ngày càng đè nặng bước chân đến trường của các em học sinh.
Trong thư gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (9-1945), Bác Hồ khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Thiết nghĩ, để các thế hệ “chủ nhân tương lai” của đất nước có thể thực hiện được “sứ
mệnh” mà sinh thời, Bác Hồ đã tin tưởng, giao phó cần có sự chung tay, góp sức của toàn
xã hội. Trong đó, nhà trường và gia đình là nền tảng vững vàng. Muốn các em học sinh
phấn đấu rèn luyện, học tập tốt thì phải xây dựng được môi trường, phương pháp giáo
dục tốt. Ở đó, học sinh phải là trung tâm của việc dạy và học. Hãy biết tôn trọng học sinh
ngay từ việc giúp các em vun đắp và lưu giữ ký ức trong trẻo, hồn nhiên mà không kém
phần thiêng liêng, ý nghĩa về ngày khai trường. Đừng màu mè, hình thức! Đừng ồn ào,
náo nhiệt mà trống rỗng! Đừng gấp gáp, vội vàng, rượt đuổi theo những khung chương
trình rập khuôn, cứng nhắc…

Bài và ảnh: Hương Thảo

You might also like