You are on page 1of 7

I.

Khái quát chung về nợ xấu:


1.Khái niệm nợ xấu là gì? 
Nợ xấu là một thuật ngữ đã trở nên phổ biến hơn. Thế nhưng vẫn không ít
người chưa hiểu rõ nợ xấu là gì? Theo như định nghĩa chuyên ngành, nợ xấu là
những khoản nợ được các tổ chức tín dụng liệt vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu
chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Nói một cách đơn giản hơn, đây là những khoản nợ đã đến hạn thanh
toán. Thế nhưng, khách hàng vay vẫn chưa thanh toán đầy đủ cả lãi và gốc và
quá hạn trên 90 ngày. Đồng thời, các ngân hàng cũng sẽ căn cứ vào khả năng trả
nợ vay của khách hàng để hạch toán khoản vay vào nhóm thích hợp. 
Như vậy có thể nói, nợ xấu được xác định bởi 2 yếu tố cơ bản:
+Nợ đã quá hạn trên 90 ngày;
+Khả năng trả nợ đáng lo ngại của khách hàng (có thể trốn nợ)
2. Bản chất của nợ xấu
Nợ xấu chính là khoản tiền cho vay mà các chủ nợ đánh giá không thể thu
hồi lại được. Nó sẽ bị xóa sổ khỏi danh sách những khoản nợ phải thu của chủ
nợ. Đối với các tổ chức tín dụng, nợ xấu là khoản tiền cho vay đến khách hàng,
thường là với các doanh nghiệp, không thể thu hồi được. Bởi vì doanh nghiệp,
tổ chức đó làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. 
Một khoản nợ xấu sẽ được xem như là khoản chi phí. Do đây là khoản
tiền không được thu thập. Từ các nợ xấu hiện hành cho đến nợ đã phát sinh từ
trước đó, dù đã tất toán. Thì vẫn sẽ hiện hữu trong lịch sử tín dụng của bạn.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng
hoặc nằm trong tiêu chí không được cho vay
3. Các lý do gây phát sinh nợ xấu.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/nhnnvqhct/tltkqhct/nqcqh
/nqcqh_chitiet?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV314608&leftWidth=20%25&rightWidt
h=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=12ephbt6td_9&_afrLoop=7347797416929412
Điều 2. Các hoạt động phát sinh nợ xấu( Theo Phụ lục của Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ
xấu của các tổ chức tín dụng)
1. Cho vay.
2. Cho thuê tài chính.
3. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
4. Bao thanh toán.
5. Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
6. Trả thay theo cam kết ngoại bảng.
7. Ủy thác cấp tín dụng.
8. Hoạt động mua, bán nợ.
9. Hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị
trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của
các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp khách hàng bị ngân hàng từ chối cho
vay bởi vì lịch sử nợ xấu. Khi đó, họ mới tá hỏa ra là mình đang được đánh giá
rơi vào khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 hoặc nhóm 5. Vậy những hành động có thể
dẫn đến việc phát sinh nợ xấu là gì?
Biểu hiện rõ ràng nhất chính là bạn trả chậm hoặc không thanh toán tiền
vay, từ vài tháng liên tục trở lên. Khi mất khả năng thanh toán khoản nợ dẫn đến
các tài sản thế chấp bị xử lý cũng được tính là nợ xấu. Trong trường hợp bạn sử
dụng thẻ tín dụng mà không kiểm soát được và mất khả năng thanh toán. Thế
nên, bạn không thể trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng. 
Hơn nữa, nếu bạn sử dụng thẻ thấu chi theo lương của các ngân hàng và
chi tiêu quá mức. Vậy nên đến kỳ hạn thanh toán mà trong tài khoản lương lại
không đủ tiền để trả nợ và phát sinh nợ quá hạn. Cũng có những trường hợp
khách hàng mua trả góp ở các siêu thị, cửa hàng nhưng không trả tiền đúng hạn
và đầy đủ theo cam kết trong hợp đồng. 
Ngoài những lý do gây ra nợ xấu đó, cũng có nhiều khách hàng cố tình
không trả nợ. Chẳng hạn như người đi vay không chấp nhận mức lãi suất của
ngân hàng nên có ý chây ỳ, không trả nợ. Điều này dẫn đến các khoản nợ bị quá
hạn và chuyển thành nợ xấu. Hoặc do cố tình, không chấp nhận, không biết
hoặc quên những khoản phí phạt quá hạn ngày thanh toán. Những khoản phí
này cũng có khả năng chuyển thành nợ quá hạn. 
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu hoàn toàn xuất phát từ chính thái
độ của bạn và do bạn quyết định. Khi đã có nợ xấu thì chắc hẳn bạn sẽ khó thực
hiện thêm bất kỳ khoản vay nào tại các tổ chức tín dụng. Thế nhưng, nhu cầu sử
dụng tiền của mỗi người luôn cao. Vậy thì giải pháp tốt nhất đó chính là thực
hiện xóa nợ nấu.
4. Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế và các tổ chức tín dụng?
Khi tìm hiểu về bản chất của nợ xấu là gì, đây chính là các khoản nợ mà
ngân hàng không thể thu hồi lại được. Bởi vì nợ xấu đã khiến uy tín về việc vay
mượn của bạn mất đi. Khách hàng phải mất một khoảng thời gian dài mới xóa
được lịch sử nợ và có khả năng vay vốn lại được. 
Thế nên, nợ xấu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh
tế. Cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn để mở rộng việc sản xuất kinh doanh hoặc
tiêu dùng bị hạn chế. Hơn nữa, việc tiếp cận với những tổ chức cho vay khác
cũng sẽ giảm đi. 
Bên cạnh đó, nếu như ngân hàng phải chịu các khoản nợ xấu quá nhiều
thì dễ bị lâm vào tình trạng phá sản. Dẫn đến việc tác động đến cả hệ thống
ngân hàng và gây ra khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế. Thế nên, nợ xấu sẽ
gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của đất nước và đời sống
xã hội. 
5.Xác định nợ xấu
Theo Phụ lục của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của
Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng:
Điều 3. Nợ xấu xác định theo phương pháp định lượng
1. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:
a) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
b) Nợ gia hạn lần đầu;
c) Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng;
d) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
đ) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
e) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào
nhóm 3 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
g) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
h) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp;
i) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần đầu còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;
k) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày đến 90
ngày.
2. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm:
a) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
b) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần đầu;
c) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
d) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi
đ) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu
hồi được;
e) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào
nhóm 4 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
g) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
h) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp;
i) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được
cơ cấu lại;
k) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần thứ hai còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu
lại;
l) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 91 ngày đến 180
ngày.
3. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:
a) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
b) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
c) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ
cấu lại lần thứ hai;
d) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn;
đ) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật
Các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các
tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ
chức tín dụng;
e) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
g) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào
nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
h) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
i) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp;
k) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã
được cơ cấu lại;
l) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu
lại lần thứ hai;
m) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ
nguyên nhóm nợ lần thứ ba trở lên còn trong hạn hoặc đã quá hạn theo thời hạn
trả nợ đã được cơ cấu lại;
n) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi trên 180 ngày.
Điều 4. Nợ xấu xác định theo phương pháp định tính
Việc xác định nợ xấu theo phương pháp định tính căn cứ vào đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,
chính sách dự phòng rủi ro:
1. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:
a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này
được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng
tổn thất;
b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
c) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam;
d) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp;
2. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm:
a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh
giá là có khả năng tổn thất cao;
b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi
c) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu
hồi được;
d) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp;
3. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:
a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh
giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn;
b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn
trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
c) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
d) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng
Quốc gia cung cấp.
Điều 5. Xác định nợ xấu trong trường hợp khách hàng có từ hai khoản nợ trở
lên
Khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm
2017 tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà
có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định tại Điều 3, Điều
4 của Phụ lục này thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ
xấu.
 
6. Lời khuyên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu:
Trước khi tiến hành vay tín chấp hoặc vay thế chấp, bạn cần phải xem trước các
tính lãi như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn biết được mỗi tháng mình phải trả
bao nhiêu tiền. Sau khi đánh giá mức thu nhập cũng như khả năng chi trả của
mình, bạn có thể quyết định có nên vay hay không. 
Tốt nhất là mức vay không được vượt quá 50% thu nhập mỗi tháng. Khi đó,
nguồn thu nhập và chi tiêu của bạn không bị gián đoạn hay cắt giảm. Bạn cũng
có thể dễ dàng xoay nguồn tiền để duy trì việc trả nợ.
Một lời khuyên nhỏ cho bạn khi tìm hiểu nợ xấu là gì chính là đừng cố gắng vay
vốn khi lịch sử tín dụng trong vòng 2 năm của bạn không tốt. Bạn sẽ phải tốn
thêm chi phí “bôi trơn” cũng như tốn thêm thời gian, công sức không cần thiết
mà vẫn không vay được vốn. 
Đặc biệt, với những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế thì
cần phải lưu ý hơn. Hãy nhớ phải trả hết nợ và không bao giờ dùng thẻ giao
dịch vượt quá khả năng thanh toán. Bạn không nên mua hàng vượt quá 50% của
giới hạn thẻ để đảm bảo lịch sử tín dụng tốt. Và nếu có khoản vay nào thì tốt
nhất là nên theo dõi việc trả nợ lẫn lãi đúng hạn.

You might also like