You are on page 1of 31

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN MARKETING

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI:
LẬP KẾ HOẠCH NÂNG CAO UY TÍN CHO
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH HỌC VIỆN
TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2022

Thành viên nhóm 14: Lớp CQ56/32.1LT

33. Phạm Minh Ánh


34. Trương Công Đức
43. Đỗ Thị Thanh Huyền
46. Chu Thuý Loan
49. Lê Yến Ngọc

1
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 14 (LỚP 32.01)

STT Họ và tên Công việc Mức độ Điểm


hoàn thành
- Tình hình môi trường vĩ mô 100% 9
- Xác định mục tiêu
- Thị trường mục tiêu
- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
33.LT1 Phạm Minh Ánh
- Chương trình hạnh động và
ngân sách Marketing
- Tóm lược

- Tình hình thị trường 100% 8,5


- Xác định mục tiêu
- Phân tích SWOT
01.LT2 Trương Công Đức - Thị trường mục tiêu
- Chiến lược giá
- Cơ sở vật chất

- Tình hình sản phẩm 100% 9


- Xác định mục tiêu
- Thị trường mục tiêu
- Chiến lược sản phẩm
10.LT2 Đỗ Thị Thanh Huyền
- Chương trình hành động và
ngân sách Marketing
- Tóm lược

- Tình hình cạnh tranh 100% 8,5


- Phân tích SWOT
Chu Thúy Loan - Xác định mục tiêu
13.LT2
(Thư ký) - Thị trường mục tiêu
- Chính sách con người, quy trình
- Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
- Tình hình phân phối 100% 9
- Xác định mục tiêu
- Thị trường mục tiêu
Lê Yến Ngọc - Chiến lược phân phối
16.LT2
(Nhóm trưởng) - Chương trình hành động và
ngân sách Marketing
- Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh
- Tóm lược

2
• Thời gian cụ thể: Từ ngày 14/9/2021-23/9-2021
- 14/9/2021:
Lúc 16h chiều, nhóm 14 nhận được thông báo đổi chủ đề;
17h cả nhóm họp qua ứng dụng Google meeting, đề ra các công việc
sau:
+ Phân chia công việc cho từng thành viên;
+ Quyết định thời gian họp nhóm vào 15h-17h30 mỗi buổi chiều trong
vòng 4 ngày để làm nội dung bản word (Từ 15/9-19/9)
+ Mỗi thành viên phải tự hoàn thành công việc được giao, tham gia buổi
họp nhóm mỗi chiều để trao đổi, làm việc.
- Ngày 20/9/2021:
+ 15h chiều họp hoàn thiện lại bản word
+ 20h, Ánh, Huyền, Ngọc họp làm chung slide qua Canva
- Ngày 21/9/2021:
+ 3h sáng, Ánh thuyết trình thử và các thành viên khác góp ý chỉnh sửa.
- Ngày 22,23/9/2021: Cả nhóm chỉnh sửa, bổ sung sau khi nghe các
nhóm khác thuyết trình.

3
NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH

I. TÓM LƯỢC
1. Hiện trạng Marketing
1.1.Tình hình thị trường
- Nhu cầu về nguồn nhân lực quản trị ngày càng tăng
- Quản trị kinh doanh là một trong những ngành rất “hot” và “rộng
- HVTC nói chung và khoa QTKD nói riêng đang nằm trong top 3
Trường ĐH trên địa bàn Hà Nội có đào tạo nhóm ngành này.
- Quản trị Kinh doanh là Khoa có chất lượng đào tạo hàng đầu của
Học viện Tài chính, điểm đầu vào của khoa những năm gần đây đều nằm
trong top 3 Học
1.2. Tình hình cạnh tranh.
- Đa số các trường kinh tế đều có ngành quản trị kinh doanh, sự cạnh
tranh về khoa QTKD của các trường khác như: Đại học Kinh tế quốc dân,
Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng.... Về điểm đầu vào, HVTC nằm
trong Top 3 những trường đại học hàng đầu đào tạo các khối ngành Kinh tế
tại Hà Nội.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Khoa QTKD của Đại học Thương
mại: QTKD của HVTC và Đại học Thương mại được ví như “kẻ 8 lạng,
người nửa cân”
1.3. Tình hình sản phẩm
- Quy mô: Quy mô đào tạo là 240 sinh viên mỗi khóa.
- Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo hệ chính quy đại học và
hệ sau đại học.
- Chuyên ngành đào tạo: Quản trị doanh nghiệp và Marketing
- Nghiên cứu khoa học
- Các hoạt động khác: Công tác sinh viên luôn được khoa coi trọng; các
hoạt động của Liên chi đoàn, CLB luôn sôi nổi...
- Học phí: Hiện tại mức học phí K59 là 428.000đ/1 tín chỉ
- Kết quả học tập toàn khóa của sinh viên: Kết quả học tập của 2 khoá
sinh viên gần nhất có xu hướng tăng thể hiện chất lượng đào tạo và học tập
của sinh viên trong Khoa ngày càng được nâng cao.
1.4. Tình hình phân phối
- Phân phối dịch vụ đào tạo là quá trình truyền tải kiến thức cho khách
hàng của mình. Cụ thể ở Khoa QTKD thì là quá trình giảng dạy kiến thức
cho sinh viên để tích lũy đủ 129 tín chỉ.
- Khoa QTKD phân phối sản phẩm dịch vụ đào tạo đến với sinh viên
qua phân phối trực tiếp.

4
❖ Hình thức phân phối Offline: giảng dạy tại trụ sở chính
❖ Các hình thức phân phối Online: Qua ứng dụng trực tuyến Zoom.
1.5. Tình hình môi trường vĩ mô: Dịch vụ đào tạo Khoa QTKD HVTC
chịu sự tác động chủ yếu của 3 môi trường vĩ mô: Môi trường kinh tế; Môi
trường tự nhiên; Môi trường công nghệ

2. Phân tích SWOT


Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
- Chất lượng giảng - Sinh viên chưa - Nhu cầu nhân - Cạnh tranh trong
dạy ngày càng được thực sự tích cực lực QTKD tăng và ngoài HV.
nâng cao. - Tổ chức hoạt về chất lượng, số - Thách thức của xã
- Chất lượng đầu động chưa tốt lượng hội cũng như thời
vào của sinh viên - Chưa có chương - Nhiều doanh kỳ chuyển đổi số
được đảm bảo. trình CLC và đào nghiệp muốn hợp ngày càng cao
- Hợp tác với nhiều tạo song ngành. tác với Khoa - Dịch bệnh Covid
doanh nghiệp lớn - Được sự hỗ trợ diễn biến phức tạp.
của Bộ tài chính - Sự xuất hiện của
những ngành học
mới.

3. Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của các cán bộ giảng viên trong khoa.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động của công tác sinh viên, tham gia
tích cực các hoạt động Đoàn hội
- Nâng cao chất lượng của sinh viên trong khoa
5. Chiến lược Marketing - Mix:
=> Khách hàng mục tiêu: Sinh viên trong Khoa, Học sinh cấp 3, Gia
đình, Thầy cô THPT, Thầy cô trong Khoa và học viện...
5.1. Chiến lược sản phẩm
- Để nâng cao uy tín của Nhà trường, thu hút sự quan tâm của thí sinh,
phụ huynh và toàn xã hội thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo luôn là
nhiệm vụ quan trọng nhất.
=> Với những kết quả đạt đc của GV và sinh viên cho thấy dịch vụ đào
tạo của Khoa vẫn đang ổn định và có hiệu quả, vì vậy nhóm xin phép tập
trung đề xuất chiến lược cho vấn đề NCKH.
=> Đề xuất: TỔ CHỨC BUỔI HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC VIẾT NCKH
5.2. Chiến lược giá
- Học phí trên mỗi tín chỉ phù hợp với điều kiện môi trường, cơ sở vật
chất kỹ thuật và được ấn định bởi quy định của Học viện. Sinh viên khoa

5
QTKD cũng phải chi trả mức học phí như nhau với các Khoa khác trong Học
viện.
- Chiến lược điều chỉnh giá: mức tăng học phí mỗi khóa mới theo
quy chế Học viện, không quá 10%/ năm
=> Bởi những đặc điểm trên, nhóm chưa có đề xuất cho chiến lược giá
của dịch vụ đào tạo.
5.3. Chiến lược phân phối
- Kênh phân phối của Học viện và Khoa là như nhau, đều là phân phối
trực tiếp từ giảng viên truyền tải đến cho sinh viên.
- Đề xuất: Hỗ trợ phương tiện giảng dạy cho GV thiết bị giảng dạy
online; Khuyến khích để các thành viên; Đánh giá các thành viên kênh phân
phối 1 cách khách quan.
❖ Chiến lược: Triển khai hình thức cho sinh viên tự chọn môn học
cùng với lựa chọn giảng viên giảng dạy môn học
5.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
- Đối tượng truyền thông: Khách hàng mục tiêu.
- Mục tiêu truyền thông: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để học sinh cấp
3, sinh viên,… dễ dàng tìm thấy các vấn đề mà họ quan tâm về Khoa QTKD
- Thông điệp truyền thông: Chất lượng đào tạo cao với đội ngũ giảng
viên ưu tú; xây dựng hình ảnh sinh viên Khoa QTKD năng động, sáng tạo
- Công cụ truyền thông chính
+ Quảng cáo: Công cụ Quản trị Fanpage của Khoa - “Kênh thông tin
khoa Quản trị Kinh doanh - HVTC”
+ PR
• Tọa đàm “Cơ hội việc làm của sinh viên năm cuối trong đại dịch
Covid”
• Cuộc thi “Sáng tạo Video TikTok” cùng Khoa QTKD HVTC
5.5. Chính sách con người
Xây dựng đội ngũ giảng viên, sinh viên và các mối quan hệ tốt đẹp.
5.6. Quy trình
Quy trình trong giáo dục bao gồm: quy trình quản lý, tuyển sinh, giảng
dạy, học tập và công tác xã hội
5.7. Cơ sở vật chất
- Thiết kế và tối ưu hóa bộ nhận diện thương hiệu của Khoa: đồng
phục, bộ ứng dụng văn phòng, tài liệu, quà tặng, bộ nhận diện kỹ thuật số...
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập
- Phát triển hệ thống thư viện điện tử phục vụ sách, tài liệu điện tử, áp
dụng công nghệ bảo mật cho tài khoản mỗi sinh viên.
6. Chương trình hành động và ngân sách Marketing

6
7. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Nội dung chi tiết được trình bày cụ thể dưới đây:

II. Hiện trạng Marketing


2.1. Tình hình thị trường
- Nhu cầu về nguồn nhân lực quản trị ngày càng tăng: Những năm
gần đây, kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng lớn. Điều này đã thúc
đẩy đến sự phát triển của rất nhiều nhóm ngành, đặc biệt là ngành Quản trị
Kinh doanh. Theo thống kê của TopCV, Kinh Doanh là lĩnh vực thứ 2 trong
Top 10 lĩnh vực có tỷ lệ thiếu hụt nhân sự cao nhất. Đặc biệt, 64,28% doanh
nghiệp được khảo sát đang có nhu cầu tuyển Sales/ Nhân viên kinh doanh.
Bởi ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp trên thị trường Việt, đặc biệt là
sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, từ đó kéo theo nhu cầu về
nguồn nhân lực Quản trị Kinh doanh cũng ngày càng tăng.
- Quản trị kinh doanh là một trong những ngành rất “hot” và
“rộng”: Theo thống kê 3 năm gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quản
trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký
của thí sinh: Trên 10% hồ sơ đăng ký mỗi năm. Nghĩa là mỗi năm số cử nhân
ra trường là 10.000 người vì nhiều trường lớn có chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm
hơn nghìn sinh viên. Ngành quản trị kinh doanh được nhiều trường đào tạo,
đây là chuyên ngành cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thương mại, kinh
doanh, tài chính, kế toán và quản trị.

7
- Theo đánh giá của công chúng thì HVTC nói chung và khoa QTKD
nói riêng đang nằm trong top 3 Trường ĐH trên địa bàn Hà Nội có đào tạo
nhóm ngành này.
- Quản trị Kinh doanh là Khoa có chất lượng đào tạo hàng đầu của Học
viện Tài chính cũng như so với các trường đại học đào tạo QTKD. Điểm đầu
vào của khoa những năm gần đây đều nằm trong top 3 Học viện.

2.2. Tình hình cạnh tranh


❖ Đối với các khoa trong Học viện: Hiện tại, học viện Tài chính
gồm có 14 khoa. Các khoa trong Học viện cạnh tranh với nhau về việc thu
hút thí sinh đầu vào. Trong đó, Quản trị kinh doanh cạnh tranh chủ yếu với
các khoa chuyên môn của học viện như: Khoa Kế toán, Khoa Kinh tế, Khoa
Tài chính doanh nghiệp, Khoa Thuế - Hải Quan… Nhìn chung điểm của
Ngành QTKD luôn nằm trong top 2 điểm đầu vào của Học viện. Đặc biệt
năm 2019, điểm đầu vào của Ngành là cao nhất với chênh lệch 2,25 điểm so
với ngành Kế toán.

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm Điểm Điểm Điểm


2018 2019 2020 2021
Ngôn ngữ Anh D01 27 29,82 32,7 35,77
Kinh tế A01, D01 20,55 21,65 24,7 26,35
Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 21,3 25,55 25,5 26,7
Tài chính - Ngân hàng A00, A01, D01 20 21,45 25 26,1
Tài chính - Ngân hàng D01 20,2 22 25 26,45
Kế toán A00, A01 21,25 23,3 26,2 26,66
Kế toán D01 21,55 23 26,2 26,95
HT thông tin quản lý A00, A01, D01 19,75 21,25 24,85 26,1

➢ Khoa Kế Toán: Quá trình hình thành và phát triển của Khoa kế
toán gắn liền với lịch sử và truyền thống của Học viện Tài chính.
- Thế mạnh:
+ Là khoa giảng dạy các chuyên ngành mũi nhọn của trường, có
quy mô đào tạo lớn nhất Học viện.
+ Được sự đầu tư quan tâm của Học viện.
+ Tổ chức đoàn hội lớn, hoạt động sôi nổi với nhiều cuộc thi, hội
thảo, phong trào để sinh viên phát huy năng lực bản thân.
+ Đội ngũ giảng viên đào tạo đều là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ;
có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, sở hữu các chứng chỉ hành nghề như:
CPA, ACCA, ICAEW…

8
+ Khoa có sự hợp tác và liên kết với các công ty Kế - Kiểm toán
lớn trong và ngoài nước, tạo ra môi trường học tập và cơ hội làm việc lớn
cho sinh viên.
+ Nhận được nhiều giải thưởng của Chính phủ và Bộ GD: Được
Đảng và Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương lao động hạng nhì, 06 Huân
chương lao động hạng ba, cùng nhiều Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ,
cờ luân lưu của Bộ... trao tặng cho tập thể và giáo viên Khoa Kế toán...
- Điểm yếu:
+ Do số lượng sinh viên trong Khoa lớn nên công tác quản lý sinh viên
còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự sát sao.

❖ Cạnh tranh với KHoa QTKD của các trường đại học khác: Đa số các
trường kinh tế đều có ngành quản trị kinh doanh, sự cạnh tranh về khoa
QTKD của các trường khác như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương
mại, Học viện Ngân hàng.... Về điểm đầu vào, HVTC nằm trong Top 3
những trường đại học hàng đầu đào tạo các khối ngành Kinh tế tại Hà Nội.

Điểm đầu Năm Năm Năm Năm


vào 2018 2019 2020 2021
NEU 22,1 24,25 26,25 27,5
TMU 20,75 23 25,8 26,7
BA 20,25 22,25 25,3 26,55
AOF 21,3 25,55 25,5 26,7

(Bảng so sánh điểm đầu vào ngành QTKD của các trường đại học)

➢ Phân tích đối thủ cạnh tranh: Khoa QTKD của Đại học Thương
mại
+ Có lịch sử hình thành hơn 60 năm. (tiền thân là Khoa Kinh tế Thương
nghiệp, chính thức đào tạo QTKD từ năm 1994)
+ Có mức độ người biết, quan tâm và tìm hiểu lớn hơn nhờ vào công
tác truyền thông mạnh: Các kênh thông tin được cập nhật liên tục, lượt tương
tác cao với các bài viết chất lượng, chủ đề thú vị…
+ Quản trị kinh doanh ở TMU là một chuyên ngành nên sinh viên sẽ
được đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản trị
+ Cơ sở vật chất được đầu tư cả về số lượng và chất lượng

9
+ Đội ngũ cán bộ, giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, đa số đều là
GS, PGS, TS (1GS, 6 PGS, 5TS)
+ Khoa có CLB chuyên môn của ngành Quản trị kinh doanh: CLB Nhà
quản trị tương lai thành lập từ năm 2003
=> Như vậy, so với Khoa QTKD HVTC thì QTKD của TMU cũng có
rất nhiều điểm mạnh vượt trội, được xem là “kẻ 8 lạng, người nửa cân” =>
QTKD AOF cần thực hiện các chiến lược Marketing để nâng cao vị thế cạnh
tranh so với các trường đại học khác.

2.3. Tình hình sản phẩm


2.3.1. Quy mô
- Năm 2006, Học viện mở khoa Quản trị kinh doanh với quy mô tuyển
sinh lúc đó là 120 sinh viên mỗi khóa. Hai bộ môn được chuyển về khoa là
Bộ môn Marketing (từ khoa Tài chính quốc tế) và Bộ môn Quản lý kinh tế
(từ khoa Tài chính doanh nghiệp). Từ năm 2014 (khóa K52) quy mô đào tạo
của khoa tăng lên gấp đôi là 240 sinh viên mỗi khóa.

2.3.2. Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo hệ chính quy đại
học và hệ sau đại học.

2.3.3. Chuyên ngành đào tạo:


❖ Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị doanh
nghiệp nắm vững những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; có
kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị chiến lược, quản trị nhân
lực, quản trị chất lượng, quản trị Marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp,
quản trị tài chính, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh
của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định
chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nắm được kiến thức bổ trợ về
pháp luật kinh doanh, thương mại.
- Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công
việc chuyên môn như:
+ Quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị dự án kinh doanh, quản
trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng, các hoạt động quản trị
khác tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
+ Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa
phương.

10
+ Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên
môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên
cứu.
❖ Chuyên ngành Marketing
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing nắm
vững những kiến thức chuyên sâu về Marketing; có kỹ năng thực hiện công
việc quản trị như: quản trị Marketing, quản trị thương hiệu, nghiên cứu
Marketing, quản trị kênh phân phối, quản trị quảng cáo, quan hệ công chúng,
bán hàng và quản trị bán hàng…trong các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế
hoạch Marketing. Nắm vững các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp,
kế toán, tài chính doanh nghiệp, marketing quốc tế, kiến thức bổ trợ pháp
luật về kinh doanh - thương mại.
- Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công
việc chuyên môn như:
+ Lập và triển khai kế hoạch marketing kinh doanh; hoạch định chiến
lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu điều
tra marketing; phân tích, lập chương trình marketing; xây dựng, quảng bá
thương hiệu; hoạch định hệ thống phân phối và kế hoạch hoạt động logistics
của doanh nghiệp; xây dựng chương trình đảm bảo chất lượng ISO.9000,
ISO.14000, HACCP của doanh nghiệp.
+ Có khả năng đảm nhận các công việc thuộc về Marketing tại các tổ
chức và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Marketing, Quản
trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Quan hệ công chúng (PR), Bán hàng và
quản trị bán hàng, Quản trị kênh phân phối, Quản trị quảng cáo, Nghiên cứu
Marketing, các hoạt động Marketing khác.
+ Làm việc ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
+ Có đủ kiến thức và kỹ năng tự thành lập và phát triển DN riêng.
+ Có khả năng làm công tác giảng dạy, NCKH chuyên môn tại các
trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.

2.3.4. Nghiên cứu khoa học:


- Các hội thảo Nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên đều
gắn liền với nội dung giảng dạy và học tập của ngành cũng như chuyên
ngành.
- Khoa chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu cấp Bộ, nhánh cấp Nhà nước và
cấp Học viện, cấp Khoa

11
2.3.5. Các hoạt động khác
- Công tác sinh viên luôn được Ban chủ nhiệm khoa coi trọng. Hàng
năm các lễ sơ kết, tổng kết được thực hiện nghiêm túc để kịp thời khen
thưởng động viên những sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập – rèn
luyện – nghiên cứu khoa học. Tân sinh viên luôn được chào đón với những
chia sẻ thiết thực không chỉ của các anh chị sinh viên khóa trên mà còn của
cả cựu sinh viên.
- Liên chi đoàn khoa QTKD luôn có những hoạt động tập thể gắn liền
với từng phong trào của Học viện và có tính chất động viên sinh viên trong
học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện các kỹ năng mềm khác. Các hoạt
động thể thao luôn được sinh viên tích cực tham gia và đạt nhiều thành tích
cao.
- Có 2 CLB trực thuộc Khoa Quản trị kinh doanh: CLB Marketing và
CLB Khởi nghiệp. Có nhiều cuộc thi với quy mô lớn nhỏ được tổ chức
chuyên nghiệp, mang lại môi trường học tập, tổ chức công việc hiệu quả cho
chính sinh viên trong khoa.
2.3.6. Học phí
Số tiền học phí phải nộp = Mức học phí x Số tín chỉ
Đơn vị tính: đồng/1 tín chỉ

Khoa QTKD Khoá 56 Khoá 57 Khoá 58 Khoá 59


Hệ đại trà 267.000 298.000 343.000 428.000

2.3.7. Kết quả học tập toàn khóa của sinh viên
(Đơn vị tính: %)

Khóa Xuất Giỏi Khá TB Tổng đã Chưa tốt


sắc tốt nghiệp nghiệp
Khoá 55 1,71 30,86 67,43 0 79,19 19
Khóa 54 1,3 28,57 64,29 5,84 69,68 26,7
(+) (-) +0,41 +2,39 +3,14 -5,84 +9,51 -7,7
HV khen 5,36 5,32

12
=> Kết quả học tập của 2 khoá sinh viên gần nhất có xu hướng tăng thể
hiện chất lượng đào tạo và học tập của sinh viên trong Khoa ngày càng được
nâng cao.
2.4. Tình hình phân phối
- Khoa QTKD phân phối sản phẩm dịch vụ đào tạo đến với sinh viên
qua phân phối trực tiếp. Giảng viên trong khoa vừa là nhà sản xuất vừa là
người cung ứng sản phẩm. Sinh viên là người trực tiếp sử dụng dịch vụ này
Giảng viên =============> Sinh viên
❖ Hình thức phân phối Offline: Giảng viên thực hiện phân phối
sản phẩm cho sinh viên thông qua cách truyền đạt kiến thức trực tiếp trên
giảng đường tại trụ sở chính.
Hiện nay thì Khoa QTKD thực hiện giảng dạy tại trụ sở chính: Số 58
Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đây là cơ sở đào tạo các chuyên ngành của Khoa Quản trị Kinh doanh. Giảng
dạy trực tiếp có thể tạo sự tương tác tốt hơn, tăng khả năng truyền đạt của
giảng viên thông qua biểu cảm, hành vi, giọng điệu,...giúp sinh viên hiểu bài
một cách thấu đáo hơn. Ngoài ra, sinh viên và giảng viên có thể tương tác
liên tục với nhau, không khí lớp học trực tiếp tạo hứng thú, hăng say hơn
trong việc học tập và giảng dạy.
❖ Các hình thức phân phối Online: Với tình hình dịch bệnh
phức tạp, hiện tại giảng viên cung cấp dịch vụ đào tạo thông qua ứng dụng
hỗ trợ kết nối và làm việc trực tuyến là Zoom Cloud Meeting
HVTC là một trong những trường đầu tiên ứng dụng công nghệ giảng
dạy trực tuyến. Ứng dụng cho phép nhóm người dùng có thể tương tác, nói
chuyện, làm việc với nhau dù đang ở xa. Một số tính năng có thể hiệu quả
cho công tác giảng dạy và học tập như: Chia sẻ màn hình, chia nhóm làm
việc, khảo sát ý kiến… Hình thức này vừa có những điểm mạnh nhưng cũng
có thể gây ra bất cập cho người tham gia nếu đường truyền, kết nối mạng
yếu, trục trặc thiết bị, gây gián đoạn giờ học.

2.5. Tình hình môi trường vĩ mô


Dịch vụ đào tạo Khoa QTKD HVTC chịu sự tác động chủ yếu của 3
môi trường dưới đây:
- Môi trường kinh tế:
+ Kinh tế ngày càng phát triển, sự xuất hiện của các doanh
nghiệp ngày càng nhiều tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực cho các khối
ngành kinh tế. Đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trong nhóm ngành quản

13
trị kinh doanh. Vì vậy, số lượng tuyển sinh về ngành Quản trị kinh doanh
của các trường đại học tăng lên. Ngành QTKD ban đầu chỉ tuyển sinh 120
chỉ tiêu mỗi khóa, đến năm 2014 đã tăng lên gấp đôi thành 240 chỉ tiêu. Đồng
thời, Khoa QTKD cũng ngày một nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy và
nghiên cứu để tạo ra lực lượng cử nhân đáp ứng nhu cầu cạnh tranh cao thị
trường lao động.
+ Thu nhập của người dân Việt Nam đa số ở mức trung bình.
Học viện Tài chính với mức học phí phải chăng đi kèm là chất lượng đào
tạo tốt là một môi trường lý tưởng để các sinh viên theo học. Đồng thời
mọi người sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc đầu tư vào học tập đào tạo
chất lượng với những điều kiện tốt nhất. Hệ đại trà của nhóm chuyên ngành
thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh K59 hiện tại ở mức 428.000 đồng/1 tín chỉ.
Đây vẫn là mức học phí phù hợp so với các trường đại học đào tạo nhóm
ngành này trên thị trường.
- Môi trường tự nhiên: Tình hình dịch bệnh Covid trong 2 năm qua
đã ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và
sinh viên. => Để ứng phó với tình hình này, Học viện Tài chính là một trong
số các trường đại học đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ học trực tuyến
và phát triển hình thức thi, kiểm tra online phù hợp. Việc này cho phép mọi
hoạt động của Học viện diễn ra bình thường cũng như công tác giảng dạy,
học tập và nghiên cứu vẫn được đảm bảo.
- Môi trường công nghệ: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nói
chung đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành giáo dục nước
nhà. Từ sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào giáo dục
thì người học dù đang ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của
nhà trường để tự học, tự nghiên cứu. Học viện Tài chính vừa có mô hình
thư viện truyền thống vừa có thư viện điện tử đáp ứng nhu cầu học tập của
sinh viên. Ngoài ra, công nghệ 4.0 trong giáo dục sẽ tạo ra những lớp học
trực tuyến trên các ứng dụng như Facebook, Meeting, Zoom… dần trở thành
xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập số để tiến gần hơn với mục
tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số.

=> Dựa vào những phân tích về nội bộ Khoa cũng như môi trường
Marketing, Khoa QTKD sẽ nắm bắt được những điểm mạnh yếu của mình
cũng như tìm kiếm được các cơ hội nâng cao uy tín, giảm thiểu những rủi ro
trong quá trình thực hiện đào tạo.

III. Phân tích SWOT


3.1. Điểm mạnh

14
- Học viện Tài chính nằm ở khu vực Bắc Từ liêm - Hà Nội, đây là vị trí
cách xa trung tâm thành phố nên mức sinh hoạt còn khá bình dân, rẻ hơn so
với các trường đại học khu vực trung tâm thành phố.
- Chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ giảng viên trong khoa ngày
càng được nâng cao: Lực lượng giảng viên không ngừng nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn, đồng thời có nhiều kiến thức, ứng dụng thực tiễn được đưa
vào bài giảng...
- Chất lượng đầu vào của sinh viên được đảm bảo: Điểm đầu vào của
Khoa luôn nằm trong trong top đầu. Cụ thể năm 2019, điểm vào ngành là
cao nhất với mức 25,55
- Có CLB Marketing tổ chức những cuộc thi đã thu hút được sự tham
gia của không chỉ sinh viên trong khoa mà còn thu hút được sinh viên trong
và ngoài Học viện. CLB Marketing là sân chơi mang tính chuyên môn cao
và là cầu nối giữa sinh viên với doanh nghiệp; Năm 2021, CLB Khởi nghiệp
được ra đời dưới sự bảo trợ của liên chi đoàn Khoa Quản trị kinh doanh tạo
ra môi trường trẻ trung, năng động giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo, hiện
thực hóa niềm đam mê kinh doanh.
- Nhận được sự hỗ trợ hợp tác, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp lớn như
Misa, KPMG, Mobiphone, Apec... đem đến các chương trình đào tạo thực
tế ngắn hạn cho sinh viên, những cơ hội việc làm rộng mở...
- Các hoạt động của Học viện, khoa QTKD đều tích cực tham gia có
tính chất động viên sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện
kỹ năng mềm. Các hoạt động thể thao luôn được sinh viên tích cực tham gia
và đạt nhiều thành tích cao
- Các chương trình về Tọa đàm hướng nghiệp hay Trao học bổng cho
sinh viên,... được chú trọng thực hiện nghiêm túc, nâng cao về chất lượng
- Những thành tích đạt được:
● Giảng dạy: nghiên cứu và đưa vào giảng dạy 19 môn học mới
cho các lớp chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing
● Nghiên cứu khoa học: chủ trì 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, 1 đề tài nhánh cấp Nhà nước và hàng chục đề tài cấp Học viện, cấp khoa.
Biên soạn trên 20 giáo trình và sách chuyên khảo phục vụ cho 2 chuyên
ngành đào tạo. Các giáo trình về lĩnh vực Quản lý, Kinh tế môi trường và
Quản lý hành chính công.
● Đã được nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng
Tài chính

3.2. Điểm yếu

15
- Vẫn còn hạn chế về khả năng truyền thông: Các công cụ xúc tiến hỗn
hợp chưa hoạt động hiệu quả, chất lượng bài viết, thông tin chưa có sự đầu
tư và cập nhật liên tục, lượng tương tác còn thấp...
- Sinh viên trong khoa còn chưa thực sự tích cực tham gia các hoạt động
Đoàn hội, hoạt động của khoa, của Học viện
- Việc viết NCKH chưa nhận được sự quan tâm của sinh viên: Số lượng
tham gia còn hạn chế và chỉ tập trung ở 1 nhóm sinh viên nhỏ.
- Chất lượng tổ chức các hoạt động, chương trình của khoa vẫn chưa
thực sự tốt: Các chương trình, cuộc thi vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót trong
khâu tổ chức.
- Chưa có chương trình giảng dạy chất lượng cao và đào tạo song ngành
để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên.

3.3. Cơ hội
- Xu hướng quan tâm đến các trường và các ngành kinh tế của học sinh
cũng như phụ huynh ngày càng tăng.
- Quản trị kinh doanh – ngành “hot” của mỗi mùa thi.
- Nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Quản trị ngày càng tăng đòi hỏi
cả về số lượng và chất lượng.
- Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để ý, quan tâm và muốn hợp
tác với Khoa, họ cần nguồn nhân lực chất lượng cao về kế toán, tài chính và
Marketing.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ trực tiếp của Bộ Tài chính: vì Học viện vẫn
chưa tự chủ về kinh tế, đang hoạt động dưới sự trực thuộc của Bộ.

3.4. Thách thức


- Sự cạnh tranh của Khoa QTKD ở các trường kinh tế khác: Kinh tế
quốc dân, Học viện Ngoại Giao, Học viện Ngân Hàng, Đại học thương mại,
Đại học Ngoại thương,… mở ra thách thức lớn dành cho Khoa trong việc
cạnh tranh, giáo dục nhằm hướng tới chất lượng đầu ra các sinh viên.
- Cạnh tranh về chất lượng giữa các khoa trong Học viện Tài chính: Với
số lượng sinh viên ít, Khoa cần nỗ lực rất nhiều trong việc thực hiện các hoạt
động để tạo dựng được chỗ đứng vững chắc cũng như nâng cao uy tín trong
và ngoài trường.
- Các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh, đòi hỏi sinh viên phải
luôn nỗ lực, học hỏi, sáng tạo, không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà
còn về các kỹ năng khác để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp đề ra.
- Thời đại công nghệ 4.0, dưới sự hỗ trợ của Học viện, Khoa cũng cần
phải tích cực nghiên cứu, sáng tạo, đổi mới tư tưởng, phương pháp giáo dục,

16
giáo trình sao cho phù hợp, áp dụng công nghệ trong việc giảng dạy. Bên
cạnh đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, sinh viên phải tích cực học hỏi và tiếp thu
những cái mới.
- Dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp gây ra nhiều khó khăn trong công
tác giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của Khoa
- Do sự phát triển của xã hội, trong những năm qua các trường đại học
trên cả nước đã phải “chuyển mình” để nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc
biệt trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã mở ra những ngành
đào tạo mới để bắt kịp với xu hướng phát triển trong nước và quốc tế, cạnh
tranh trực tiếp với Khoa Quản trị Kinh doanh.

=> Với những cơ hội và thách thức hiện nay, Khoa QTKD cần tận dụng
những điểm mạnh của mình, hạn chế những điểm yếu để có thể đưa ra
chiến lược cụ thể cho giai đoạn phát triển tiếp theo 2021 -2022.

IV. Xác định mục tiêu


4.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao uy tín của Khoa Quản trị Kinh doanh

4.2. Mục tiêu cụ thể


- Mục tiêu Marketing của khoa Quản trị kinh doanh là thu hút sinh viên
trong và ngoài Học viện đều biết đến chương trình đào tạo và công tác giảng
dạy cũng như các hoạt động tư vấn, đào tạo và bồi dưỡng của khoa Quản trị
kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của các cán bộ giảng viên trong khoa.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động của công tác sinh viên, tham gia
tích cực các hoạt động Đoàn hội
- Nâng cao chất lượng của sinh viên trong khoa:
● Gia tăng sự hiểu biết của công chúng về Khoa QTKD của HVTC
● Tổ chức nhiều chương trình, cuộc thi cho sinh viên nhằm tăng tính
chủ động, sáng tạo, sự quan tâm của sinh viên tới khoa cũng như Học viện.
● Về tỷ lệ tốt nghiệp: Tổng số sinh viên trong khoa QTKD đủ điều kiện
tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân kinh tế đạt trên 85%, đứng đầu trong Học
viện.
● Về phân loại sinh viên tốt nghiệp: 100% sinh viên tốt nghiệp đạt loại
Khá trở lên

17
● Về kết quả Nghiên cứu khoa học: Tăng số lượng sinh viên tham gia
viết NCKH, có nhiều bài báo đăng trong kỷ yếu NCKH SV của Khoa và
đăng trên Nội san NCKH SV của Học viện cũng như dự thi cấp Bộ.
● Về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm: tính tới thời điểm ngay trước
Lễ bế giảng và trao bằng, tỷ lệ sinh viên khoa QTKD có việc làm đạt trên
95%.

V. Chiến lược Marketing


● Thị trường mục tiêu:
- Khách hàng mục tiêu: Các công chúng quan tâm đến ngành quản trị
kinh doanh hoặc Học viện tài chính:
+ Học sinh cấp 3, Phụ huynh học sinh, Giáo viên cấp 3
+ Sinh viên, giảng viên trong Khoa, trong Học viện
+ Doanh nghiệp, cựu sinh viên.
=> Đây là những nhóm khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ đào tạo, nhóm
khách hàng tiềm năng cũng như những người ảnh hưởng tới quyết định sử
dụng sản phẩm.

5.1. Chiến lược về sản phẩm


Để nâng cao vị thế, uy tín đào tạo của Nhà trường, thu hút sự quan tâm
của thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào
tạo gắn với nhu cầu xã hội luôn là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo


1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh
Chất lượng đào tạo phụ thuộc trước tiên vào chất lượng của giảng viên
– những người trực tiếp truyền đạt kiến thức, kỹ năng nền tảng cho sinh viên
trong quá trình học tập tại trường. Thương hiệu của Khoa gắn nhiều phần
lớn vào danh tiếng, uy tín của đội ngũ giảng viên. Để nâng cao chất lượng
giảng dạy, mỗi giảng viên cần phải chú trọng các yếu tố sau:
− Trình độ chuyên môn: Khoa nên tăng cường mở các lớp bồi dưỡng
về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; ứng dụng các phương tiện giảng dạy; tạo
điều kiện về mọi mặt cho các ban chuyên môn, các giảng viên bằng việc tổ
chức cho giảng viên đi tìm hiểu thực tế ở doanh nghiệp nhằm nâng cao kỹ

18
năng nghề nghiệp của giảng viên, từ đó đưa vào bài giảng cho sinh viên, giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế bên ngoài.
− Nghiên cứu khoa học: Thông qua những công trình nghiên cứu khoa
học này sẽ giúp cho các giảng viên hiểu sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu, gắn
lý luận với thực tiễn, tự tin hơn khi đứng trên bục giảng và có niềm say mê,
nhiệt huyết hơn trong mỗi bài giảng của mình.
− Trách nhiệm, t#m huyết nghề nghiệp: Sự tâm huyết với nghề là
cơ sở để mỗi giảng viên tăng cường nghiên cứu, đầu tư chuyên môn, đổi mới
phương pháp dạy học nhằm truyền đạt tri thức cho sinh viên một cách hiệu
quả nhất.
2. Cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo và tài liệu học tập
− Chương trình đào tạo cần phải định kỳ được rà soát, điều chỉnh, bổ
sung nhằm cập nhật các thành tựu mới nhất đảm bảo tính hội nhập, tiên tiến.
Ngoài ra, Khoa QTKD tiếp tục xây dựng chương trình đào tạo theo định
hướng nghề nghiệp chú trọng kết hợp nhiệm vụ đào tạo và nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học.
− Khoa cần có kế hoạch xây dựng hệ thống học liệu đồng bộ cho các
chuyên ngành đào tạo, tất cả các học phần đều có giáo trình, tài liệu tham
khảo đã thông qua phê duyệt của Khoa chuyên môn. Cần đổi mới nội dung
giảng dạy để phù hợp và đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường,
doanh nghiệp. Ngoài ra, Khoa cần cập nhật nội dung của học phần hay bỏ
bớt những học phần có nội dung không còn phù hợp với thị trường lao động.
- Thiết kế, mở rộng thêm các môn học tự chọn theo chuyên ngành để
sinh viên đăng ký học nhằm cung cấp các kiến thức chuyên sâu: Digital
Marketing, Quản trị rủi ro,...
3. Tăng cường hệ thống tổ chức, quản lý đào tạo
− Căn cứ vào tình hình đào tạo thực tế qua các năm học, Khoa nên tổ
chức các hội thảo, tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của giảng viên, sinh viên để
có thể đề xuất lên trường giúp kịp thời rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hoặc ban
hành mới các quy định, hướng dẫn đào tạo theo học chế tín chỉ.
− Tăng cường công tác cố vấn học tập trong hoạt động của Khoa vì cố
vấn học tập đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo tín chỉ. Các cố
vấn học tập cần thể hiện tốt và rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình để giúp
đỡ sinh viên khi đăng ký học phần, học lại, học cải thiện...
4. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá sinh viên
− Kiểm tra, đánh giá là quá trình bắt buộc trong đào tạo. Kết quả kiểm
tra, đánh giá giúp Khoa và Nhà trường xác định mục tiêu đào tạo có phù hợp,

19
việc giảng dạy của giảng viên có thành công và quá trình học tập của sinh
viên có hiệu quả hay không. Hàng năm, bộ phận tổ chức thi nên phối hợp
với các Khoa và các bộ môn rà soát, hoàn thiện lại ngân hàng đề thi để điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nội dung của môn học.
− Khoa nên phối hợp với các nhà tuyển dụng trong việc tư vấn nghề
nghiệp, tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn, khả năng áp dụng
kiến thức vào thực tế, kỹ năng mềm của sinh viên theo cam kết chuẩn đầu ra
với xã hội và nhu cầu của thị trường lao động hiện tại lẫn tương lai. Điều này
giúp cho sinh viên trải nghiệm thực tế, biết được ưu khuyết điểm của mình
để hoàn thiện bản thân trước khi tốt nghiệp ra trường.
4. Tăng cường liên kết doanh nghiệp
− Tăng cươ)ng, mơ* rộng mối quan hệ, hơ-p tác vơ.i các tổ chư.c,
doanh nghiệp, nhà tuyển d1ng. 2Ngoài những kế hoạch thực hành, thực
tập, Khoa nên chủ động xây dựng kế hoạch đưa sinh viên đi tìm hiểu thực tế
từ những năm học đầu tiên và quan tâm triển khai buổi báo cáo chuyên đề
dành cho sinh viên năm cuối nhằm để sinh viên thực tập có hiệu quả.)
- Thường xuyên mời các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có uy tín đến
tham gia vào các lớp học để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức liên quan đến
học phần đó, hoặc tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm... để tư vấn, định
hướng nghề nghiệp, trao đổi kỹ năng làm việc cho các sinh viên.
5. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
- Nâng cao nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh
viên: Giúp sinh viên hiểu rõ về những lợi ích khi tham gia nghiên cứu khoa
học sẽ tạo động lực chủ động học hỏi, tham gia và tích cực, nâng cao được
chất lượng bài viết của mình.
- Tăng cường kinh phí cho hoạt động nghiên cứu Khoa học: hỗ trợ
kinh phí cho hoạt động NCKH; vận động các doanh nghiệp, công ty tài trợ
kinh phí cho hoạt động NCKH gắn với thực tiễn; củng cố và hợp tác quốc
gia/quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu để có nhiều dự án, đề tài hay…
- Tăng cường trách nhiệm của người hướng dẫn sinh viên NCKH:
Đối với cán bộ, giảng viên có nhiều thành tích trong hướng dẫn NCKH của
sinh viên, nhà trường cần có chế độ khen thưởng kịp thời, xây dựng tiêu chí
đánh giá thi đua về hoạt động hướng dẫn sinh viên NCKH trong cán bộ giảng
viên.
- Yêu cầu các đề tài NCKH của sinh viên phải đảm bảo tính phù hợp
về kiến thức chuyên môn. Để đảm bảo điều đó cần xác định mục tiêu, đối
tượng nghiên cứu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, theo sát với
yêu cầu môn học. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp sinh viên
củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể;

20
phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá xa trường, nên giới hạn ở các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

6. Các hoạt động khác


- Phối hợp cùng các CLB, Liên chi Đoàn phát động các cuộc thi để tạo
ra sân chơi, nơi học tập, trao đổi kiến thức, kỹ năng giữa các sinh viên với
nhau; tổ chức các hoạt động giao lưu thể thao trong và ngoài Khoa.
- Xây dựng các nhóm học tập để sinh viên tăng khả năng phối hợp, làm
việc nhóm đồng thời cải thiện các kỹ năng mềm khác.

=> Với những kết quả đạt đc của GV và sinh viên cho thấy dịch vụ
đào tạo của Khoa vẫn đang ổn định và có hiệu quả, vì vậy trên đây chỉ đưa
ra định hướng và tập trung đề xuất chiến lược cho vấn đề NCKH.

Phong trào NCKH của sinh viên trong Học viện nói chung và Khoa
QTKD nói riêng đang ngày càng phát triển. Các cuộc thi nhận được sự tham
gia tích cực từ phía sinh viên, song 1 bộ phận sinh viên vẫn còn chưa nhận
thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc tham gia NCKH đem
lại.
❖ TỔ CHỨC BUỔI HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC VIẾT NCKH
- Mục đích:
+ Giúp sinh viên hiểu rõ lợi ích của việc viết nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn về cách viết bài nghiên cứu khoa học
- Đối tượng tham gia:
+ Đại diện ban quản lý Khoa học của Học viện
+ Ban lãnh đạo Khoa
+ Đại diện từ phía câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Sinh viên năm 1,2,3 của khoa
- Nội dung:
+ Đưa ra những lợi ích về việc tham gia viết nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn cách thức đăng ký và tham gia viết
+ Trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên

5.2. Chiến lược về giá (Chi phí đào tạo)


- Học phí trên mỗi tín chỉ phù hợp với điều kiện môi trường, cơ sở vật
chất kỹ thuật và được ấn định bởi quy định của Học viện. Học viện vẫn đang
trực thuộc sự quản lý của Bộ. Sinh viên khoa QTKD cũng phải chi trả mức
học phí như nhau với các Khoa khác trong Học viện.

21
- Dựa vào đặc điểm chung của trường, hiện tại chi phí đào tạo mới chỉ
thể hiện ở chiến lược điều chỉnh giá: mức tăng học phí mỗi khóa mới theo
quy chế Học viện, không quá 10%/ năm.
- Trong tương lai, Học viện sẽ tiến tới tự chủ về tài chính, và khi đó
mức học phí có thể gia tăng hơn nữa để phù hợp với điều kiện yêu cầu.
=> Bởi những đặc điểm trên, nên chúng mình chưa có đề xuất cho chiến
lược giá của dịch vụ đào tạo.

5.3. Chiến lược về phân phối


Để có thể phát triển chiến lược phân phối một cách hiệu quả Khoa có
thể thực hiện các biện pháp như: đổi mới hình thức phân phối, xây dựng
chính sách quản lý kênh phù hợp, đánh giá và khuyến khích thành viên
kênh,...
Bởi dịch vụ đào tạo chỉ có thể được cung cấp thông qua kênh phân phối
trực tiếp nên những đề xuất sẽ tập trung vào chính sách hỗ trợ, đánh giá và
khuyến khích thành viên kênh.
- Đề xuất:
+ Hỗ trợ phương tiện giảng dạy cho GV như bảng tính, bút cảm ứng,
để làm việc có hiệu quả hơn trong quá trình đưa sản phẩm đến với người học
thông qua phương tiện giảng dạy trực tuyến.
+ Cần có những chính sách khuyến khích để các thành viên trong kênh
hoạt động hiệu quả hơn.
+ Đánh giá các thành viên kênh phân phối 1 cách khách quan.

❖ Chiến lược: Triển khai hình thức cho sinh viên tự chọn
giảng viên giảng dạy môn học chuyên ngành
- Hiện nay Học viện đang thực hiện cơ chế đăng kí tín chỉ được sắp xếp
thời khóa biểu, trưởng bộ môn sẽ phân công giảng viên giảng dạy các môn
học cho từng lớp.
- Để có thể tự chọn được giảng viên thì sinh viên (Ban cán sự lớp) cần
tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với Lãnh đạo của bộ môn. Từ đó,
khi sắp xếp giảng viên thì bộ môn sẽ cân nhắc để chọn những cán bộ có
chuyên môn, chất lượng tốt cho lớp. Hoặc khi sinh viên có mong muốn được
học với giảng viên tùy chọn thì Lãnh đạo bộ môn sẽ dễ dàng giúp đỡ.

=> Tác động


- Sinh viên thực hiện đánh giá giảng viên cuối mỗi giai đoạn => đem
tới những nhận xét khách quan từ chính người sử dụng dịch vụ => Giúp
Khoa có thể đánh giá chính xác chất lượng của thành viên kênh cũng như có

22
những biện pháp điều chỉnh, khuyến khích giảng viên trong quá trình phân
phối.
- Cơ chế lương thưởng, thù lao dựa vào số lượng sinh viên đăng ký theo
học: Giảng viên sẽ cần phải nâng cao chất lượng, chuyên môn, cũng như kỹ
năng giảng dạy để có thể thu hút lượng lớn sinh viên theo học.

Nếu hình thức này đạt được hiệu quả thì Khoa có thể tiến tới đề xuất
triển khai toàn Học viện.

5.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp


Giáo dục cũng chính là một loại hình ‘‘dịch vụ’’, bất kì loại hình dịch
vụ nào đều cần có các nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh. Trong bối cảnh
các trường đang phát triển, cũng như tự chủ về tài chính thì nhu cầu thu hút
sinh viên giỏi, xây dựng thương hiệu và tên tuổi là nhiệm vụ sống còn của
các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Học viện Tài chính và đặc biệt là
Khoa QTKD luôn nỗ lực trong công tác truyền thông nhằm nâng cao uy tín.

● Đối tượng truyền thông: Khách hàng mục tiêu như Học sinh cấp 3 có
định hướng vào các ngành kinh tế (người quyết định); phụ huynh học sinh,
Thầy cô giáo THPT (người ảnh hưởng), nhà tuyển dụng, đối tác, các nhà tài
trợ…
● Mục tiêu truyền thông: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để học sinh cấp
3, sinh viên,… dễ dàng tìm thấy các vấn đề mà họ quan tâm về Khoa QTKD
● Thông điệp truyền thông: Chất lượng đào tạo cao với đội ngũ giảng
viên ưu tú, có tâm huyết; xây dựng hình ảnh sinh viên Khoa QTKD năng
động, tự tin với các đối tượng công chúng.
● Công cụ truyền thông chính: PR và Quảng cáo

5.4.1. Quảng cáo


Hiện nay FanPage Kênh thông tin Khoa QTKD HVTC có 2872 like,
các bài viết dao động có từ 30 - 100 lượt tương tác. Cho thấy, việc quản trị
Fp của Khoa là chưa thực sự hiệu quả.
Công cụ: Quản trị Fanpage của Khoa - “Kênh thông tin khoa Quản
trị Kinh doanh - HVTC”
- Mục tiêu: Xây dựng Fanpage có nội dung chất lượng và chuyên
nghiệp. Giúp Fanpage thu hút người dùng, tăng lượng tiếp cận (Reach),
tương tác (Engagement); góp phần gia tăng hiệu quả của chiến dịch
Facebook Marketing.
- Cách thức:

23
+ Thường xuyên cập nhật các bài viết giới thiệu về Khoa, các sự
kiện, chương trình do Khoa tổ chức…
+ Viết bài giới thiệu về các sinh viên tiêu biểu, xuất sắc về học
tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động Đoàn thể khác.
+ Thường xuyên có các bài viết về những chủ đề, lĩnh vực thú vị.
+ Đăng tải các đường dẫn các bài nội san NCKH, kỷ yếu Khoa...
+ Các bài viết về các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên
đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp…
trên các phương tiện thông tin đại chúng như google facebook, báo chí,
truyền hình…

5.4.2. PR

- Hoạt động PR thông qua các cuộc thi mà CLB Marketing tổ chức;
các hoạt động Đoàn hội của khoa, tổ chức các cuộc thi, buổi tọa đàm, các
buổi thảo luận về Nghiên cứu khoa học sinh viên; thông qua những bài đăng
trên fanpage khoa QTKD; việc hỗ trợ truyền thông cho các hoạt động của
Học viện và của 1 số doanh nghiệp; các hoạt động từ thiện mà khoa tổ
chức;...
- Các hoạt động khen thưởng, trao học bổng đối với những sinh viên
có thành tích xuất sắc; tổ chức chương trình “Tết - Ấm tình thầy trò” dành
cho những bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhằm hỗ trợ cũng
như gắn kết tình cảm của thầy và trò trong khoa; các chương trình góp phần
tạo điều kiện cho sinh viên được làm việc với các doanh nghiệp;...

Thực tiễn hiện nay, K56 sắp chuẩn bị cho giai đoạn thực tập với những
thách thức không hề nhỏ trong tình hình dịch bệnh. Khoa có thể tổ chức một
buổi tọa đàm cho SV năm cuối với mục tiêu kết nối SV với các doanh nghiệp
bằng những chia sẻ về cơ hội và thách thức trong đại dịch Covid19, đồng
thời tạo ra cho SV những cơ hội trực tiếp tìm kiếm nơi thực tập uy tín.

❖ Tọa đàm “Cơ hội việc của sinh viên năm cuối trong đại dịch
Covid”
- Mục tiêu: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Khoa với doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

❖ Cuộc thi “Sáng tạo Video TikTok” cùng Khoa Quản trị Kinh
doanh HVTC
- Mục đích: Lan toả hình ảnh sinh viên QTKD tự tin năng động

24
- Đối tượng tham gia: Sinh viên Khoa QTKD
-Nội dung: Video dự thi có thể xoay quanh các nội dung liên quan đến
Khoa QTKD: hoạt động giảng dạy, học tập, CLB, các hoạt động ngoại
khoá...

5.4.3. MARKETING TRỰC TIẾP:


- Vào mỗi mùa tuyển sinh, khoa đều tổ chức hoạt động tư vấn online
trên Page của Học viện cũng như của khoa nhằm giải đáp những thắc mắc,
những câu hỏi mà học sinh và phụ huynh muốn biết về khoa QTKD, và cũng
đưa ra những lời khuyên để những học sinh chọn những chuyên ngành học
mà cảm thấy phù hợp và mình yêu thích

5.5. Chính sách con người


+ Giảng viên: Trước hết phải xây dựng 1 đội ngũ giảng viên có kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ tốt; phương thức giảng dạy, kỹ năng truyền đạt
hiệu quả đến sinh viên, chú trọng giảng dạy kiến thức thực hành. Bên cạnh
đó, phải tạo ra động lực chung cho đội ngũ giảng viên về thái độ nhiệt tình
với công việc giảng dạy, lòng yêu mến sinh viên…
+ Sinh viên: Tạo điều kiện cung cấp không chỉ những kiến thức chuyên
môn mà cả những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên.
+ Mối quan hệ: xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa thầy và trò, giữa cán
bộ trong Khoa với sinh viên, nâng cao vai trò của cố vấn học tập…

5.6. Quy trình


Quy trình trong giáo dục bao gồm: quy trình quản lý, tuyển sinh, giảng
dạy, học tập và công tác xã hội:
- Tuyển sinh: Thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Học viện.
- Quản lý: các phòng ban trong Khoa liên tục cập nhật thông tin từ ban
công tác chính trị xã hội, ban khảo thí… để có những sự quản lý, hỗ trợ phù
hợp với sinh viên.
- Chương trình đào tạo: Các môn học đại cương, cơ sở ngành sẽ được
học trước, sau đó sẽ là các môn học chuyên ngành, cuối cùng là thực tập tốt
nghiệp.
- Học tập và thi cử: Sinh viên học tập theo học phần đã chọn, các môn
học theo hình thức tín chỉ, kết thúc học phần sẽ tiến hành thi kết thúc môn
học, lấy kết quả đánh giá vào thang điểm chung xét tốt nghiệp.
- Công tác xã hội: Sinh viên được tham gia các hoạt động đoàn, đảng
khi tham gia khóa học, các hoạt động xã hội khác…

25
5.7. Cơ sở vật chất
- Thiết kế và tối ưu hóa bộ nhận diện thương hiệu của Khoa
+ Đồng phục của giảng viên và sinh viên Khoa
+ Bộ ứng dụng văn phòng: tranh ảnh, giấy mời, tài liệu,…
+ Tài liệu: Profile, thẻ giáo viên…
+ Bộ ứng dụng đào tạo giáo dục: chứng chỉ tốt nghiệp, bằng khen,..
+ Bộ quà tặng: Huy hiệu, bút, đồng hồ…
+ Bộ nhận diện kỹ thuật số: Website, email, fanpage, trang tin nội bộ,
bảng thông báo sự kiện…
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, mở rộng thêm phòng
học, phòng đa năng; phát triển thư viện với đầy đủ đầu sách phục vụ cho
sinh viên.
- Phát triển hệ thống thư viện điện tử phục vụ sách, tài liệu điện tử,
áp dụng công nghệ bảo mật cho tài khoản mỗi sinh viên.
=> HVTC đang xây dựng cơ sở mới với quy mô lớn, trang thiết bị hiện
đại, đầy đủ các phòng học chức năng, các sân bãi phục vụ cho hoạt động
ngoại khoá…

VI. Chương trình hành động & ngân sách


Marketing
Who
Giai How
What When Where Người chịu
đoạn Người thực much
trách nhiệm
chính
hiện chính

T11/2021 Đăng ký tín chỉ 0


Kỳ 2 năm học Dangkytin Ban quản lý
2021 - 2022 - SV T11/2021 chi.hvtc.ed đào tạo HV + Sinh viên
tự chọn giảng u.vn Khoa
viên

T12/2021 Toạ đàm “Cơ hội 3tr


Toàn thể
việc làm của sinh Liên chi đoàn
thành viên
25/12/2021- Online qua Khoa QTKD
viên năm cuối trong Khoa
09/01/2022 Zoom + sự hỗ trợ
trong đại dịch và Khách
của 2 CLB
Covid” mời

T3/2022 Tik Tok: Cuộc 05/03- TikTok Liên chi đoàn Sinh viên

26
thi “Sáng tạo 30/03/2022 Khoa QTKD Khoa
video TikTok” QTKD
cùng khoa 4,5trđ
QTKD

T8/2022 Tổ chức buổi 12/08/2022 HT700 Liên chi đoàn Hội đồng tư 1tr
hướng dẫn về Khoa QTKD vấn và sinh
việc viết nghiên viên Khoa
cứu Khoa học

❖ Cụ thể: Tọa đàm “Cơ hội việc làm của sinh viên năm cuối trong
đại dịch Covid”
- Mục tiêu: Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Khoa với các Doanh
nghiệp thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Nội dung:
+ Chia sẻ kinh nghiệm thực tập
+ Giải đáp các vấn đề thắc mắc của sinh viên
+ Đưa ra một số giải pháp, cơ hội việc làm
+ Cơ hội thực tập ở các doanh nghiệp
- Hình thức: Online qua Zoom
- Đối tượng tham gia:
+ Khách mời là nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp về mảng Quản
trị, Marketing, Kế toán Tài chính...
+ Sinh viên năm cuối khoa QTKD
+ Các sinh viên có nhu cầu
- Thời lượng: 3 tiếng
- Truyền thông: Đăng bài lên fanpage của Khoa, thông báo cho sinh
viên về kế hoạch buổi tọa đàm.

❖ Cuộc thi “Sáng tạo Video TikTok” cùng Khoa Quản trị Kinh
doanh HVTC
-Mục đích: Lan toả hình ảnh sinh viên QTKD tự tin năng động
-Đối tượng tham gia: Sinh viên Khoa QTKD
-Nội dung: Video dự thi có thể xoay quanh các nội dung liên quan đến
Khoa QTKD: hoạt động giảng dạy, học tập, CLB, các hoạt động ngoại
khoá...
➢ Hình thức:
- Mỗi cá nhân dự thi quay video và đăng tải trên tiktok cá nhân.
- Video dự thi thể hiện được nội dung truyền tải, ý tưởng thực hiện
sáng tạo, thu hút đông đảo người xem, khuyến khích các hot trend tiktok, có
thể thêm “text” hoặc sáng tạo thêm những thông điệp về Khoa QTKD HVTC
- Mỗi sinh viên tham gia cuộc thi đăng tải video lên Tiktok cá nhân
bắt buộc kèm hashtag theo yêu cầu: #QTKD_AOF #chaoK60 #HVTC

27
➢ Thời gian dự thi: từ 05/03/2020 - 30/03/2022
- Thời gian diễn ra cuộc thi: 05/03/2022 - 20/3/2022
- Rà soát video và chấm điểm: 21/03/2022 - 29/02/2022
- Công bố và trao giải: 20h ngày 30/03/2022 tại Kênh thông tin Khoa
QTKD
➢ Cơ cấu giải thưởng: 6 giải (3 giải chính, 3 giải phụ) với tổng giải
thưởng lên tới 5 triệu đồng.
(3 giải chính mỗi giải 1.000.000VND)
+ Giải video sáng tạo nhất do Ban tổ chức lựa chọn
+ Giải video được yêu thích nhất
+ Giải video có nhiều lượt xem nhất
(3 giải phụ mỗi giải 500.000VND do Ban tổ chức lựa chọn)
+ Giải video vui nhộn nhất
+ Giải video chất nhất
+ Giải video ấn tượng nhất

❖ TỔ CHỨC BUỔI HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC VIẾT NCKH


- Mục đích:
+ Giúp sinh viên hiểu rõ lợi ích của việc viết nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn về cách viết bài nghiên cứu khoa học
- Đối tượng tham gia:
+ Đại diện ban quản lý Khoa học của Học viện
+ Ban lãnh đạo Khoa
+ Đại diện từ phía câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học
+ Sinh viên năm 1,2,3 của khoa
- Nội dung:
+ Đưa ra những lợi ích về việc tham gia viết nghiên cứu khoa học
+ Hướng dẫn cách thức đăng ký và tham gia viết
+ Trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên
- Hình thức:
+ Tổ chức tại HT700 hoặc Online qua Zoom
- Thời gian: Đầu tháng 10 năm 2022

❖ Trong quá trình thực hiện hoạt động Marketing, khoa cũng cần chú
ý đến sự thay đổi các môi trường Marketing, từ đó theo sát quá trình thực
hiện và có những điều chỉnh kịp thời.

Các rủi ro, sự cố có thể Phương án dự phòng


xảy ra
Khách mời đến tham dự Nhắc nhở các khách mời về thời gian và

28
trễ địa điểm từ trước
Đưa xe đi đón khách mời từ sớm
Hội trường không đủ Chuẩn bị dự phòng thêm 100 ghế để nếu
chỗ ngồi cho người tham số khách đi đông hơn dự kiến thì có ghế
dự ngồi
Sự cố về kĩ thuật Kiểm tra kỹ lưỡng máy móc,thiết bị điện tử trước
1 ngày diễn ra sự kiện và trước sự kiện 1 giờ

❖ Những thành viên tổ chức theo dõi sát xao từ lúc thực hiện kế hoạch
cho đến khi kết thúc, kịp thời phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực
hiện và có những giải pháp kịp thời giải quyết, như:
- Có thể phát sinh thêm về vấn đề tài chính, cần dự trù trước chi phí
cũng như dự phòng 1 khoản nhỏ nhằm giải quyết kịp thời nếu phát sinh
- Phát sinh trong vấn đề nhân sự, cần lên khung nhân sự, những thành
phần tham gia và linh động trong việc luân chuyển nhân sự nếu cần thiết (sự
hỗ trợ nhân lực từ CLB Marketing hoặc các sinh viên các lớp trong khoa)
- Thu lại những phản hồi của người tham gia để lấy kinh nghiệm khắc
phục, cải thiện các hoạt động, chương trình.

VII. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh


Trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing, việc đánh giá và kiểm
tra luôn phải được thực hiện thường xuyên nhằm có những phân tích, đánh
giá tình hình thực hiện, nhằm theo dõi quá trình triển khai kế hoạch từ đó
điều chỉnh phù hợp với chiến lược và mục tiêu của kế hoạch đã được đề ra
ban đầu.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch Marketing, việc kiểm tra và đánh
giá được thông qua các hình thức kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra chiến lược Marketing
Sau thời gian thực hiện các chiến lược Marketing, thì chúng ta phải xem
xét lại những chỉ tiêu chung và hiệu quả Marketing. Chúng ta cần phải đánh
giá lại toàn bộ sự tiếp cận với thị trường, công chúng mục tiêu của Học viện
tài chính trong kế hoạch Marketing nâng cao uy tín của mình.
- Cụ thể về Marketing - Mix:
+ Chiến lược sản phẩm: Thống kê số lượng sinh viên tham gia
viết NCKH? Chất lượng bài viết?
+ Chiến lược phân phối: Chất lượng của thành viên kênh? Đánh
giá của SV với quá trình phân phối sản phẩm dịch vụ đào tạo?

29
+ Chiến lược truyền thông: Kiểm tra các dữ liệu về bài viết, tương tác
của công chúng với các sự kiện, hoạt động PR; đánh giá mức độ nhận diện
thương hiệu Khoa QTKD. Thay đổi công cụ truyền thông nếu thấy không
hiệu quả.
+ Chiến lược Con người, quy trình, CSVC
- Đánh giá mức độ gia tăng sự uy tín của Khoa thông qua các chương
trình hành động marketing; Đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng mục
tiêu với Khoa.
- Khách hàng mục tiêu, công chúng mục tiêu có tin vào Chất lượng đào
tạo của Khoa QTKD HVTC hay không? Mức độ tin cậy với Khách hàng của
Khoa có nâng cao không?
2. Kiểm tra đánh giá khâu thực hiện kế hoạch
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển chung của Khoa Quản trị kinh doanh
và mục tiêu kế hoạch marketing thì chúng ta đánh giá qua quá trình thực hiện
sau một năm:
+ Các mục tiêu đặt ra có thực hiện được không? Thực hiện được bao
nhiêu %?
- Đồng thời sẽ kiểm tra các hoạt động:
+ Các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch và ngân sách, thời gian dự
kiến.
+ Đánh giá hiệu quả kế hoạch marketing năm dựa vào số lượng nguyện
vọng đăng ký học qua các hệ đào tạo của Học viện tài chính.
+ Uy tín Khoa QTKD được công chúng mục tiêu cảm nhận như thế
nào?
=> Thông qua các phương thức kiểm tra và đánh giá thì sẽ giúp cho
việc điều chỉnh kịp nếu có sự cố xảy ra, đồng thời giúp cho Khoa ngày càng
nâng cao được uy tín nếu thực hiện tốt kế hoạch Marketing.

30
KẾT LUẬN

Với tình hình thị trường dịch vụ đào tạo cũng như cạnh tranh gay gắt,
việc lập kế hoạch Marketing nâng cao uy tín khoa Quản trị kinh doanh Học
viện Tài chính là điều hết sức cần thiết. Nhóm 14 đề ra kế hoạch này với
mục tiêu sẽ nâng cao được vị thế khoa QTKD của Học viện Tài chính so với
các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình
thực hiện nghiên cứu cũng như đề ra kế hoạch, do hạn chế về thời gian, tư
liệu tham khảo nên bản kế hoạch không thể tránh khỏi những thiếu sót về
nội dung, hình thức. Nhóm rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá khách
quan, góp ý của Cô để bản kế hoạch khả thi hơn. Nhóm 14 xin trân trọng
cảm ơn những kiến thức về Quản trị Marketing cũng như kiến thức thực tế,
tình cảm, sự nhiệt tình của Cô giáo Đào Thị Minh Thanh trong thời gian vừa
qua. Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô!

31

You might also like