You are on page 1of 10

Đề tài: Từ thực tế của môi trường kinh doanh

hiện nay, anh chị hãy định hướng và xây dựng


chiến lược kinh doanh cho các hãng Hàng
không ở VN hiện nay.
MỞ ĐẦU
- Sự cần thiết

- Mục đích

- Phạm vi, đối tượng nghiên cứu


- Kết cấu của tiểu luận
PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH
1. Khái niệm

2. Đặc điểm

3.2 – Các giai đoạn

3. Phân loại căn cứ theo phạm vi

3.3 – Cơ sở lý luận về Hoạch định chiến


II – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH lược
CHIẾN LƯỢC
1. Khái niệm
QTCL là tổng hợp các hoạt động hoạch định,
tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh chiến
lược kinh doanh nhằm đảm bảo cho doanh
nghiệp tận dụng đc mọi cơ hội, hạn chế, xóa bỏ
được những đe dọa trên con đường thực hiện
mục tiêu của mình.
2. Ý nghĩa

3. Quá trình
3.1 – Mô hình QTCL
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG NGÀNH
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2020 - 2021

https://bvsc.com.vn 
2.1 Thực trang

▪ Lượng hành khách vận chuyển trong năm


2020 đạt 34,8 triệu hành khách (-61,3% yoy),
trong đó khách quốc tế chỉ đạt hơn 3 triệu hành
khách (- 78,87% yoy) do các đường bay quốc
tế đóng cửa hoàn toàn từ cuối tháng 3/2020 và
vẫn chưa được mở lại. Trong khi đó, khách nội
địa có sự hồi phục tích cực hơn trong giai đoạn
sau này, đạt 31,7 triệu hành khách (- 24,93%
yoy).
▪ Tổng quy mô đội bay của các hãng hàng
không giảm nhẹ do tình trạng dư cung và nhu
cầu thấp. Trong năm 2020, Vietnam Airlines
đã giảm 5 chiếc trong đội tàu bay xuống còn
95 chiếc, trong khi Vietjet Air chỉ tăng thêm 1
tàu bay, lên 72 chiếc.

▪ Áp lực cạnh tranh nội địa gia tăng do các đường bay quốc tế chưa thể mở lại khiến giá vé giảm, ảnh
hưởng đến biên hoạt động kinh doanh trong năm 2020 và tiếp tục duy trì trong năm 2022.
▪ Chúng tôi ước tính lượng hành khách vận chuyển trong năm 2021 đạt 36,6 triệu HK (+5,09% yoy),
được hỗ trợ chủ yếu từ thị trường nội địa với 34,7 triệu HK (+9,39% yoy). Cạnh tranh nội địa gia
tăng khiến giá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không vẫn sẽ duy trì ở mức thấp, ước
trung bình bằng 64,5% so với năm 2019.
2.2 - Triên vọng
▪ Hộ chiếu vaccine là lời giải cho các đường bay quốc tế. Việc các quốc gia đang nghiên cứu để triển
khai hộ chiếu vaccine tạo cơ sở về việc các đường bay quốc tế có thể được nối lại trong nửa cuối năm
2021.
▪ Đóng góp từ thị trường quốc tế trong năm 2021 là chưa nhiều. Trong năm 2019, thị trường quốc tế
ước chiếm lần lượt là 65% và 50% doanh thu của HVN và VJC. Một số đường bay có khả năng sẽ
được mở thí điểm và tăng dần tần suất vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, sẽ bị giới hạn ở một số quốc
gia, với tần suất thấp để có thể dễ dàng kiểm soát.
▪ Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt. Tình trạng dư cung ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hầu
hết các hãng hàng không. Nhưng, Tác động lên VJC sẽ ít nghiêm trọng hơn nhờ đã có kinh nghiệm
với mô hình giá rẻ, trong khi HVN hoạt động với mô hình máy bay truyền thống sẽ chịu ảnh hưởng
lớn hơn khi giá giảm.
2.3 - Đánh giá môi trường bên ngoài
2.3.1 – Môi trường kinh tế
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (theo https://www.gso.gov.vn)
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những
tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc
nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba
quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế
nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông
Nam Á
 Giá cả, lạm phát (theo https://www.gso.gov.vn)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát
lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra trong bối cảnh một năm với
nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp
nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, gas giảm do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới;
Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá cước vận tải của
các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm
 Lãi suất: (https://nhandan.vn) Thanh khoản của các ngân hàng (NH) đang ở trạng thái khá dồi
dào. Đặc biệt là thời gian qua, nhiều NH tập trung huy động vốn dài hạn nhằm đáp ứng quy định
về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam,
nên nhu cầu vốn dài hạn đến nay có phần giảm, lãi suất huy động (LSHĐ) cũng vì thế mà có xu
hướng giảm nhẹ hoặc đi ngang.
 Tỷ giá hối đoái: Trong những năm gần đây, tỷ giá VND/USD đã được điều hành theo hướng ổn
định, linh hoạt với biên độ dao động dưới 2%/năm nhờ cung cầu ngoại tệ thuận lợi cũng như
chính sách ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
2.3.2 – Môi trường chính trị - pháp luật
 Việt Nam được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định nhất, hòa bình nhất. Nhờ đó, các
sân bay không bị chiếm đóng, bầu trời tự do, không bị kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho
các hãng hàng không hoạt động kinh doanh.
 Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập, tăng cường quan hệ đa phương và song
phương trong khuôn khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của hội nhập
kinh tế.
 Nhà nước tiếp tục có các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn đầu tư
nước ngoài, chú trọng đầu tư của các công ty đa quốc gia; Khuyến khích thúc đẩy phát triển
du lịch, chuyển từ kinh doanh du lịch khám phá sang xây dựng ngành công nghiệp du lịch
thực sự, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
2.4 – Môi trường văn hóa – xã hội

Người dân VN với tính cách hiền hòa, mến khách là một cộng tích cực trong ngành du lịch
khám phá. Đồng thời với mức sống ngày càng cao, nhu cầu đi lại, du lịch, nghỉ dưỡng của
người dân, đặc biệt là giới trẻ cũng ảnh hưởng tích cực đến ngành hàng không.
2.5 – Môi trường tự nhiên
Địa lý

Khí hậu: Việt Nam với 3 miền mang những đặc điểm khí hậu khác biệt rất đặc trưng. Trong đó
miền Trung thường xảy ra thiên tai, bão lũ, lũ lụt, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề kinh tế.
2.6 – Môi trường công nghệ
Đầu tiên chính là công nghệ sản xuất máy bay. Đây chính là yếu tố tác động chính yếu nhất trong
thành công của các hãng hàng không. Việc sản xuất ra những chiếc máy bay an toàn, có chất lượng
tốt, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả trong kinh doanh với kích cỡ trung bình và lớn, đảm bảo cho các
chuyến bay đòi hỏi những công nghệ cao.
Internet và mạng máy tính. Việc phát triển công nghệ truyền thông và số liệu giúp cho các hãng hàng
không thực hiện những chuyến bay an toàn hơn. Với số lượng 21 triệu người dùng Internet hiện nay
đã mở rộng cánh cửa cho các hãng thực hiện các hoạt động mua bán của mình qua Internet.
3 Đánh giá môi trường nội bộ
3.1 Marketing
Chiến lược marketing được các hãng HKVN xác định là tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng
thông qua các phương tiện truyền thông số và trung tâm dịch vụ khách hàng để nhấn mạnh sự cạnh
tranh về giá vé thấp, như được thể hiện trong slogan và các quảng cáo.
Hệ thống phân phối: Vietnam Airlines và Vietjet Air đều có 6 kênh phân phối chính: (1) Internet và
điện thoại di động; (2) đại lý vé máy bay; (3) phòng vé; (4) trung tâm dịch vụ khách hàng; (5) đơn vị
bán lẻ và ngân hàng liên kết; và (6) hệ thống phân phối toàn cầu.
Thị phần và liên minh liên kết Hiện có 63 HHK nước ngoài từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai
thác 105 ĐBQT thường lệ đến Việt Nam làm cho sự cạnh tranh với các HHK trong nước ngày càng
khốc liệt.
3.2 Nguồn nhân lực
Trình độ quản lý và nguồn nhân lực chất lượng cao: Số nhân lực hiện có của ngành đang “co lại”,
sự già hóa không tránh khỏi của dân số, tỷ lệ sinh giảm và các yếu tố khác như việc các tài năng trẻ bị
thu hút bởi các ngành công nghệ cao trong tương lai, khiến cho việc tuyển dụng phi công và các NNL
khác trở thành một thách thức với ngành hàng không.
Nguồn nhân lực phi công, thợ kĩ thuật: thuê nhân lực nước ngoài hoặc tuyển dụng trong nước và
đưa đi đào tạo tại nước ngoài
3.3 Nghiên cứu và phát triển
Khoa học công nghệ hàng không: nhanh chóng tiếp nhận những thành tựu KHCN của thế giới
Chất lượng máy bay: Đội máy bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới do 2 hãng chế tạo
máy bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu). Đội máy bay của HKVN có
mức độ tiện nghi và an toàn cao trên thế giới. Hiện nay tất cả các máy bay của VNA đang dùng là
dòng máy bay Airbus A350-900, Boeing 787-800.
Phát triển ứng dụng công nghệ: Các hoạt động bay, an toàn bay, tài liệu bay được quản lý bởi hệ
thống phần mềm EFB. Vietjet hiện sử dụng trên 20 phần mềm tiên tiến để quản lý các hoạt động của
hãng.
3.4 Tài chính
Khả năng tài chính và vốn đầu tư chưa cao. Đây là bài toán khó nhất đối với việc đầu tư mua sắm
máy bay, trang thiết bị kỹ thuật, nâng cấp đào tạo con người, chuyển giao công nghệ khai thác - bảo
dưỡng, và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Gánh quá nhiều loại thuế phí, gây áp lực lớn khi hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là trong tình hình
dịch bệnh.
3.5 – Môi trường ngành
Qui mô và kết cấu hạ tầng ngành: Hiện nay HKVN đã được Nhà nước đầu tư đáng kể về hạ tầng cơ
sở như: hạ tầng sân bay, nhà ga của 22 sân bay trong nước. Tuy nhiên công suất không đáp ứng được
lượng khách cả nội địa và quốc tế.
Nguồn vốn: đầu tư từ NSNN cho hạ tầng hàng không chỉ chiếm 1,8% trong toàn bộ nguồn vốn
cấp cho ngành giao thông vận tải hằng năm và chỉ đáp ứng 60% nhu cầu vốn thực tế.
PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÁC
HÃNG HÀNG KHÔNG VN HIỆN NAY (GIAI ĐOẠN 2021 – 2023)
4 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược
4.1 Sứ mệnh cốt lõt
Phát triển ngành hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế
Cung cấp dịch vụ đa dạng,chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng 
Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động
4.2 Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược giai đoạn hiện nay
- Đối phó với ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp cả trong và
ngoài nước.
- Khắc phục những hậu quả nặng nề do dịch bệnh Covid-19 đã để lại thời gian qua như thua lỗ,
vấn đề trả nợ, đóng thuế, các khoản chi phí khổng lồ để vận hành, duy trì và trả lương cho
nhân viên,…
- Tiếp tục phát triển ổn định, bền vững và vươn lên cạnh tranh với hàng không thế giới.

5 Phân tích mtrg bên ngoài


CƠ HỘI THÁCH THỨC

1. Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm du lịch 1.Hiện tại, các chuyến bay quốc tế của các
được ưa thích. hãng chủ yếu chỉ vận chuyển chuyên gia,
2. Nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu hành khách hồi hương và hàng hóa.
phát triển tích cực ảnh hưởng tích cực đến 2. Thị trường nội địa được các hãng hàng
ngành hàng không. không tập trung khai thác tuy nhiên do dịch
3. Ngành HKVN là một trong các ngành kinh bệnh nên cũng không khai thác được triệt để.
tế mũi nhọn của Việt Nam được Chính phủ, 3.Doanh thu liên tục sụt giảm từ hết năm
Bộ Giao thông vận tải hỗ trợ nhiều 2020 đến quý I năm 2021 dẫn đến việc mức
4.Trong bối cảnh dịch covid 19 các hãng hàng cung vượt xa mức cầu, đẩy sức ép cạnh tranh
không được sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, lên cao, đặc biệt là về giá.
giảm lãi suất cho vay,giảm thuế bảo vệ môi 4. Du lịch quốc tế bị đình trệ do dịch bệnh.
trường và giảm mức giá dịch vụ cất cánh... Du lịch trong nước cũng bị hạn chế nhiều do
5. Việc du lịch bị trì hoan quá lâu cũng là tiềm các khu vực xuất hiện dịch bệnh.
năng cho sự trở lại đầy mạnh mẽ của du 5. Khách hàng ngày càng khó tính, đòi hỏi về
khách. chất lượng chuyến bay cũng như dịch vụ cao
6. Công nghệ 4.0, internet của Việt Nam ngày hơn.
càng bùng nổ thúc đẩy hoạt động marketing, 6. Công nghệ phát triển chóng mặt, đòi hỏi sự
bán hàng, kênh phân phối, truyền thông, tiến bộ bắt kịp ko ngừng và nguồn nhân lực
quảng bá thương hiệu. chất lượng cao.
7. Tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu ổn
định, vac-xin đang được đưa vào sử dụng.
8. thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng và dân số trẻ tác động lên xu hướng lựa
chọn máy bay làm phương tiện di chuyển của
người dân

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU


1. Tổ chức hoạt động kinh doanh đồng bộ Đầu tư NSNN cho vận tải hàng không còn thấp,
trên các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng được yêu cầu xã hội hóa đầu tư hạ tầng.
các chỉ tiêu về kinh tế xã hội cũng như hội Năng lực tài chính thấp chưa đáp ứng đầy đủ
nhập quốc tế được nhu cầu phát triển và đổi mới công nghệ.
2. Đội máy bay thuộc công nghệ tiên tiến, có - Nguồn nhân lực phụ thuộc vào đào tạo nước
tuổi trung bình trẻ trong khu vực ngoài. Chưa có biện pháp thu hút nhân tài, chất
3.  Chất lượng dịch vụ được nâng cao, đạt
xám để hình thành một lực lượng LĐ, quản lý
được trình độ chung của thế giới. 
nòng cốt cho Hàng không Việt Nam.
4. Hình ảnh và uy tín của Hàng không Việt
Nam ngày càng được khẳng định và được - Công suất của hạ tầng chưa đáp ứng hết nhu
nâng cao trên thị trường quốc tế. cầu, các sân bay vẫn đặc biệt là TSN vẫn quá tải.
5. Kênh phân phối đa dạng và ngày càng Bộ máy của các doanh nghiệp VTHK của Việt
phát triển, hđ mkt hiệu quả. Nam hiện nay còn cồng kềnh;
Cơ cấu giá thành sản phẩm chưa thật hợp lý;
Bị phụ thuộc nhiều bởi các bên thứ ba trong các
khâu dịch vụ, bán hàng,…

6 Phân tích và lựa chọn chiến lược


Qua việc phân tích SWOT – cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngành hàng không VN đưa
ra được những chiến lược sau:
1- Chiến lược tăng trưởng tập trung
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay các quốc gia trên thế giới đang áp dụng chính sách hạn chế di
chuyển điều đó đã tác động trực tiếp đến ngành hàng không quốc tế tại nước ta. Vì vậy trong thời
điểm hiện nay các hãng hàng không nên tập trung phát triển sàn dịch vụ kinh doanh trong nội địa 1
cách mạnh mẽ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội địa. Chờ đến
khi dịch covid 19 bão hòa sẽ bắt đầu tập trung phát triển dịch vụ dành cho khách hàng quốc tế nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh đối với khách hàng quốc tế
2- Chiến lược ổn định
Trước tình hình hiện nay các hãng có thể lựa chọn chiến lược này nhằm duy trì hoạt động kinh doanh
trước khi dịch bệnh được kiểm soát. Ngoài ra các hãng cũng có thể tăng vốn điều lệ để duy trì hoạt
động kinh doanh. việc áp dụng chiến lược này đem lại sự an toàn phát triển ổn định trong suốt quá
trình, Sự ổn định nên là chiến lược ngắn hạn bởi vì ngành kinh doanh và điều kiện cạnh tranh không
ngừng thay đổi, nếu như doanh nghiệp không thay đổi thì sẽ mất vị trí lợi thế cạnh tranh của mình.
3- Chiến lược cắt giảm chi phí
Đây là chiến lược mà các hãng hàng không cần thực hiện ngay trong tình hình hiện tại. Việc cắt giảm
các chi phí không cần thiết : như cơ cấu lại lao động, tinh giản biên chế, thu hẹp quy mô sản xuất, tìm
kiếm cơ hội để tăng doanh thu, áp dụng các giải pháp ngắn hạn nhằm huy động dòng tiền và bảo đảm
chi phí duy trì hoạt động.

 Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, để tận dụng các điểm mạnh và cơ hội đồng thời
giảm rủi ro và khắc phục cho các thách thức và điểm yếu nói trên thì các hãng hàng không
nên kết hợp 2 chiến lược là chiến lược tăng trưởng tập trung và chiến lược cắt giảm chi phí
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Để thực hiện chiến lược, cần xây dựng những giải pháp phù hợp
Kích cầu thị trường nội địa. Với tình hình kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước, các hãng hàng không đã mở thêm các
đường bay nội địa, đồng thời giảm giá vé để kích thích nhu cầu đi lại của người dân.
Tăng vay ngắn hạn, đàm phán giãn thanh toán nợ vay, giảm lãi suất vay tại các ngân hàng. Trong năm 2020, HVN đã
tăng vay ngắn hạn từ VCB, BIDV, TCB,… HVN cũng đã đàm phán với các bên cho vay để giãn thanh toán nợ và được
một số ngân hàng đồng ý.
Tăng nguồn thu từ các hoạt động khác. Với sự sụt giảm của lượng hành khách, các hãng máy bay đã đẩy mạnh hoạt
động thanh lý tàu bay nhằm đảm bảo dòng tiền, điển hình như HVN với 5 tàu bay đã bán trong năm, trong khi VJC có
nguồn thu từ các hoạt động chuyển nhượng tòa nhà văn phòng và bán quyền chọn cổ phiếu. Ngoài ra, VJC cũng liên
kết với Swift24 để có thêm nguồn thu mới từ dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Các hỗ trợ từ chính phủ. Trong nỗ lực hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua đi dịch, các chính sách như giảm chi phí
cất hạ cánh, dịch vụ điều hành bay đi/đến, dịch vụ mặt đất,.. đã được Chính phủ ban hành và áp dụng đến hết 2020
(thời hạn của chính sách phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh).

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like