You are on page 1of 3

TRUYỆN KIỀU

- Nguyễn Du-
A. Tác giả Nguyễn Du
1. Gia đình, quê hương
- Gia đình:
 Nguyễn Du (1765-1820), tên tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên
 Ông sinh ra trong một gia đình quan lại có truyền thống khoa bảng
- Quê quán:
 Quê cha: Tiên Điền, Hà Tĩnh => vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt
 Quê mẹ: Từ Sơn, Bắc Ninh => cái nôi dân ca quan họ. Đây là hai vùng đất
giàu truyền thống văn hóa
=> Giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, dùi mài kinh sử,
vốn sống, vốn hiểu biết phong phú.
2. Thời đại xã hội
- Nguyễn Du sống vào thời kì loạn lạc, khủng hoảng xã hội, đất nước chia cắt.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn thay đổi
sơn hà, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế.
=> Ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của ông
3. Bản thân Nguyễn Du
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, từng sống ở
những nơi là cái nôi văn hóa của đất nước. Trong những biến động dữ dội của lịch
sử, nhà thơ từng sống nhiều năm lưu lạc, khi trên đất Bắc, khi quê nội ở Hà Tĩnh.
Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng
đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hóa rực rỡ. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, trải đời…
tất cả những điều đó đã có ích cho sáng tác của nhà thơ.
- Ngoài năng khiếu văn học bẩm sinh và ham học, Nguyễn Du còn là con người có
trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ từng viết trong Truyện Kiều:”Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa, một nhà nhân đạo chủ
nghĩa lớn, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
4. Sự nghiệp văn học
- Sáng tác bằng chữ Hán:
 Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trước khi ra làm quan
 Nam trung tạp ngâm: 40 bài
 Bắc hành tạp lục: 131 bài viết
- Sáng tác bằng chữ Nôm:
 Đoạn trường tân thanh (Thúy Kiều): gồm 3254 câu thơ
 Văn chiêu hồn: viết theo thể song thất lục bát
B. Truyện Kiều
1. Nguồn gốc, xuất xứ Truyện Kiều
- Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào đầu thế kỷ 19 (1805-1809) dựa vào cốt truyện
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc.
- Lúc đầu truyện có tên là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới đứt ruột), sau
nhân dân gọi là Truyện Kiều
- Dù mượn cốt truyện nhưng Truyện Kiều có sự đóng góp rất lớn của Nguyễn Du:
 Từ một truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán, Nguyễn Du đã chuyển thể kể
truyện bằng thơ lục bát gồm 3254 câu bằng chữ Nôm
 Sự sáng tạo lớn của Nguyễn Du còn được thể hiện ở cảm hứng nhân đạo
cao cả xuất phát từ cuộc sống và con người VN
 Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc, tinh tế,
đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình
 Miêu tả thiên nhiên chân thực, sinh động…
2. Tóm tắt Truyện Kiều
- Gồm 3 phần:
 Phần 1: gặp gỡ và đính ước
 Phần 2: gia biến và lưu lạc
 Phần 3: đoàn tụ
3. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực:
 Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc
ám chà đạp lên quyền sống con người
 Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của người bị áp bức, đặc biệt là người
phụ nữ
- Giá trị nhân đạo
 Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như
nhan sắc, tài hoa… đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con
người.
 Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con
người, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải
lâm vào cảnh bị đọa đày.
 Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con
người lương thiện.
4. Giá trị nghệ thuật
- Về ngôn ngữ: ngôn ngữ giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ văn chương
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc: ngôn ngữ kể chuyện có ba hình
thức là trực tiếp, nhân vật xuất hiện với cả con người hành động và con người
cảm nghĩ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vang dội, cách xây dựng nhân
vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phản diện
thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnh
ngụ tình đặc sắc.

You might also like