You are on page 1of 9

QUÁ ĐIỆN ÁP NỘI BỘ TRÊN LƯỚI ĐIỆN: Phần I

Nguyễn Hữu Phúc


Khoa Điện- Điện Tử - Đại Học Bách Khoa TP HCM

Các quá điện áp trên lưới điện, ngoài quá điện áp khí quyển do dông sét gây ra, còn có thể là
quá điện áp nội bộ, có nguồn gốc từ các sự cố hay điều kiện vận hành ngay trên lưới điện.
Phổ biến nhất trong số các quá điện áp nội bộ là do các thao tác đóng cắt, hiện tượng cộng
hưởng sắt từ và họa tần. Trong Phần I của bài báo sẽ xem xét bản chất các hiện tượng vừa
nêu, và các quá điện áp do các thao tác đóng cắt đường dây phân phối cùng máy biến áp, đặc
biệt các trạm tụ. Trong Phần II của bài báo sẽ xem xét các quá điện áp có nguồn gốc từ hiện
tượng cộng hưởng sắt từ và họa tần.

1. QUÁ ĐIỆN ÁP DO ĐÓNG CẮT


Các quá điện áp do đóng cắt (switching surges) xuất hiện khi có sự thay đổi về điều
kiện vận hành trên lưới khi thực hiện việc đóng cắt. Bản chất của hiện tượng quá điện áp này
là do việc năng lượng tích trữ trong mạch điện và ở thời điểm cắt mạch, năng lượng được giải
phóng sẽ thể hiện qua việc điện áp tăng cao đột ngột gây nên quá điện áp.
Có hai loại quá điện áp do đóng cắt, một loại do điều kiện vận hành lưới điện gây ra,
và loại còn lại do chính các hoạt động đóng cắt gây ra. Loại thứ nhất bao gồm các quá điện áp
sinh ra do việc đóng cắt tổ hợp đường dây (hay cáp ngầm) và máy biến áp, hay đóng cắt trạm
tụ cách li, đóng cắt trạm tụ kèm theo hiện tượng khuếch đại điện áp. Loại thứ hai bao gồm
các quá điện áp do hiện tượng phóng điện trở lại (restrike) khi cắt dòng qua trạm tụ, do hiện
tượng phóng điện sớm (prestrike) khi đóng điện vào trạm tụ, do hiện tượng cắt dòng tính cảm
(inductive current chopping).

1.1 Đóng điện tổ hợp đường dây phân phối và máy biến áp
Quá điện áp có thể xuất hiện khi đóng cắt máy biến áp (MBA) không tải hay non tải
thông qua đường cáp hay đường dây trên không dài, đi kèm với trạm tụ dung lượng lớn (Hình
1). Hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn trên lưới truyền tải, tuy vậy cũng có thể xảy ra trên
lưới phân phối trong các điều kiện sau đây:
 Trạm tụ dung lượng lớn nằm ở phía sơ cấp của máy biến áp và cả hai đều được đóng điện
cùng lúc.
 Máy biến áp dung lượng lớn không có máy cắt hay thiết bị đóng cắt ở phía sơ cấp.
 Sau khi xảy ra sự cố thoáng qua trong tình trạng tải thấp, máy biến áp lớn cuối đường dây
được đóng điện lại.

nguồn điện đường dây dài/ cáp

thiết bị đóng cắt


trạm tụ MBA dung
lượng lớn

Hình 1. Mạch với đường dây dài và máy biến áp, trạm tụ

Khi đóng điện trong các điều kiện trên, dòng từ hóa xung kích của máy biến áp gồm nhiều
họa tần, chủ yếu bậc chẵn (bậc 2 và bậc 4, tần số 100 Hz và 200 Hz). Đối với các dòng họa

1
tần sơ đồ mạch tương đương cho trên Hình 2 với các nguồn dòng họa tần Ih được bơm vào
mạch Lt- C song song, với lưu ý đối với họa tần cơ bản (50 Hz) điện áp nguồn bị ngắn mạch.

nguồn dòng
họa tần Ih

Hình 2. Mạch tương đương đối với nguồn dòng họa tần bậc h (Ih)

Khi trên mạch Lt - C xảy ra điều kiện cộng hưởng ở các họa tần chẵn bậc thấp, quá điện áp
biên độ lớn có thể xuất hiện.

Ls = điện cảm hệ thống


Lt = điện cảm máy biến áp
C = điện dung giữa thiết bị đóng cắt và máy biến áp
Tần số cộng hưởng f R của mạch điện Lt- C:
1
fR =
2 Ltđ C
Trong đó:
LsLt
Ltđ=
Ls  Lt

Zh= tổng trở tương đương ở tần số f h= 50h= (ωh Ltđ)//(1/Cωh), ωh= 2πf h
Điện áp Vh ở họa tần bậc h là Vh = Ih Zh

Khi điều kiện 𝜔2ℎ LtđC ≈ 1 xảy ra , với f h = 100 Hz hay 200 Hz, Zh và Vh trở nên rất lớn, sinh
ra quá điện áp có thể lên đến 2 đvtđ gây nguy hiểm cho thiết bị.
Để tránh sự cố này, cần tiến hành một số biện pháp khắc phục sau đây:
 Tránh hiện tượng cộng hưởng trên mạch điện bằng cách thay đổi dung lượng trạm tụ.
 Cấp điện cho máy biến áp và cụm tụ điện từ nguồn công suất lớn.
 Dùng thêm chống sét cấp trạm (station- class arresters) để bảo vệ thiết bị.
 Thay đổi phương thức đóng cắt để tránh việc đóng điện tổ hợp máy biến áp không tải và
trạm tụ.

1.2 Đóng cắt trạm tụ


Hiện nay các trạm tụ bù (ngang) được sử dụng khá phổ biến trên các lưới điện truyền
tải/ phân phối với mục đích bù công suất phản kháng, giảm chi phí cũng như tối ưu hóa việc
chuyển tải công suất trên đường dây. Các khả năng bù công suất phản kháng của hệ thống,
cải thiện hệ số công suất, kiểm soát giá trị điện áp, cũng như lọc họa tần là các lợi điểm mang
lại khi lắp đặt các trạm tụ bù trong hệ thống. Tuy vậy, việc đóng cắt các trạm tụ có thể gây ra
các ứng suất về nhiệt, cơ học và quá điện áp lên chính trạm tụ, cũng như các thiết bị khác
trong trạm.Khi đóng cắt trạm tụ quá điện áp sinh ra có thể ảnh hưởng cho trạm tụ và cả lưới

2
điện đấu nối với trạm. Các quá điện áp do đóng cắt nói chung không lớn đến nỗi làm chống
sét phóng điện, nếu không có điều kiện cộng hưởng khuếch đại. Tuy nhiên, vẫn có vài trường
hợp đóng cắt trạm tụ có thể gây sự cố, ngay cả khi không có điều kiện cộng hưởng khuếch
đại.

1.2.1 Đóng điện trạm tụ cách ly


Hình 3 là mạch điện tương đương 1 pha của trạm tụ cách ly khi đóng điện, với các ký
hiệu:
Ls = điện cảm hệ thống
ES = điện áp hệ thống (pha)
Ec = điện áp tụ điện
C = điện dung trạm tụ
Ls

Es
Ec C

Hình 3. Mạch tương đương (pha) khi đóng điện trạm tụ cách ly

Khi đóng điện, dòng điện đi vào tụ C, nạp tụ đến điện áp bằng điện áp nguồn, đồng
thời điện cảm Ls cũng tích trữ năng lượng. Quá trình nạp điện làm điện áp tụ tăng và vọt quá
giá trị cực đại Vmax của điện áp nguồn, tạo ra quá điện áp và dòng điện xung kích dao động ở
1
tần số tự nhiên f R = của mạch điện.
2 Ls C
Biên độ của dòng điện Ic trong mạch phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa điện áp hệ thống ES
và điện áp tụ điện Ec ở thời điểm đóng điện, được cho bởi biểu thức:
Ic = (ES - Ec)/ Ls / C , với Z= Ls / C là tổng trở sóng (surge impedance) của
mạch.
Nếu tụ điện không nạp điện trước và đóng điện ở thời điểm điện áp nguồn có giá trị đỉnh Vmax
thì về mặt lý thuyết, giá trị đỉnh của điện áp quá độ có thể lên tới 2Vmax = 2 đvtđ (đơn vị
tương đối= per unit= pu), khi trong mạch điện hoàn toàn không có điện trở. Thực tế, quá điện
áp này không thể đạt giá trị 2đvtđ, do trên hệ thống luôn có điện trở (của đường dây, dây
nối,…) tiêu tán bớt năng lượng tích trữ trong mạch.
Đóng điện trạm tụ 3 pha hình sao trung tính nối đất cũng tương tự như đóng điện
trạm tụ 1 pha, nhưng khi đó việc đóng 3 pha không đồng thời có thể làm thời gian quá độ kéo
dài thêm.
Đóng điện trạm tụ 3 pha hình sao trung tính không nối đất có thể tạo ra các điện áp
quá độ đạt giá trị 2.5 đvtđ. Khi đóng điện vào 2 pha đầu của trạm tụ, điện áp điểm trung tính
của trạm sẽ có giá trị 0.5 đvtđ. Nếu đóng điện vào pha còn lại ở thời điểm điện áp đỉnh với
giá trị dấu ngược lại (-Vmax) thì điện áp quá độ sẽ là 2.5 đvtđ trên pha này. Điện áp quá độ còn
có thể lớn hơn ở trung tính của trạm tụ và trên pha đóng vào sau cùng.

3
1.2.2 Đóng điện trạm tụ đã tích điện trước
Khi cắt điện trạm tụ các điện tích vẫn còn trên các bản cực của tụ. Quá điện áp lên tới
3 đvtđ có thể xuất hiện, nếu đóng điện trạm tụ ngay sau đó và ở thời điểm mà điện áp hệ
thống có giá trị cực đại và dấu ngược lại (-Vmax). Quá điện áp này có thể làm hỏng tụ điện và
các thiết bị khác, cũng như làm cho chống sét phóng điện, do đó cần chọn cấp hấp thu năng
lượng phù hợp của chống sét dựa vào khả năng phóng dòng dung của chống sét. Thực tế, các
tụ điện luôn có điện trở xả đi kèm để xả đi điện tích trên 2 bản cực. Theo tiêu chuẩn, thời gian
để điện áp tụ giảm xuống dưới 50 V không quá 5 phút đối với tụ điện có cấp định mức trên
600 V. Vì thế theo qui định, cần một thời gian tối thiểu 5 phút trước khi đóng lại trạm tụ để
ngăn ngừa hiện tượng quá điện áp nguy hiểm như trên.

1.2.3 Hiện tượng khuếch đại điện áp


Việc đóng điện trạm tụ trở nên phức tạp hơn khi có điều kiện cộng hưởng làm khuếch
đại điện áp. Việc khuếch đại điện áp này thường xảy ra khi đóng điện vào trạm tụ phía cao áp
của máy biến áp, trong khi phía hạ áp đang có trạm tụ khác với dung lượng nhỏ hơn đang làm
việc trên mạch (Hình 4). Mạch tương đương được cho trên Hình 5. Lưu ý là trong mạch Hình
5 có 2 mạch vòng chính, gồm hai điện cảm nối tiếp (Ls và Lt) và 2 tụ điện song song (C1 và
C2 ).
Nếu tần số cộng hưởng của 2 mạch vòng gần bằng nhau (LS C1 ~ LtC2 ) khi đó sẽ có
hiện tượng khuếch đại điện áp, vì mạch có điện áp thấp hơn (Lt, C2 ) được cấp điện từ nguồn
điện áp ở chính tần số cộng hưởng của nó. Khi đó, giá trị quá điện áp 5 đvtđ có thể xuất hiện
phía hạ áp khi đóng điện trạm tụ phía cao áp, hay 2 đvtđ trong trường hợp đóng điện vào
đường dây hay cáp phân phối. Giá trị quá điện áp càng tăng khi trạm tụ điện phía cao áp có
dung lượng lớn hơn nhiều so với trạm tụ phía hạ áp.

115 kV 35 kV

Trạm tụ
Trạm tụ dung lượng
dung lượng 110 kV
nhỏ
lớn

Hình 4. Mạch có thể làm khuếch đại điện áp do đóng điện trạm tụ phía cao áp

Hình 5. Mạch tương đương của Hình 4

Cần quan tâm đến vấn đề này là vì đóng cắt trạm tụ điện là việc thao tác hàng ngày. Quá điện
áp thường xảy ra như vậy có thể làm hỏng thiết bị, và chống sét trên mạch phải làm việc
nhiều. Một dấu hiệu của hiện tượng khuếch đại điện áp là khi thiết bị và chống sét hay bị
hỏng ở những vị trí xa khi đang đóng trạm tụ. Để khắc phục vấn đề này cần tiến hành các giải
pháp sau:

4
 Tránh hiện tượng cộng hưởng trên mạch điện bằng cách thay đổi dung lượng trạm tụ,
hoặc di dời trạm qua vị trí khác.
 Dùng điện trở nối tiếp (preinsertion resistor on breaker) trên mạch máy cắt để giảm quá
điện áp.
 Không nối đất trạm tụ nằm xa.
 Đóng trạm tụ dung lượng lớn theo nhiều cấp.

Hình 6 là dạng sóng tiêu biểu của hiện tượng khuếch đại điện áp với quá điện áp lên đến 4.69
đvtđ, khi đóng điện trạm tụ 50 MVAR, 115 kV vào trạm tụ 2 MVAR, 35 kV, với các thông
số hệ thống như sau:
LS = 14.3 mH
C1 = 10 F
LT = 350 mH
C2 = 0.41 F

Hình 6. Quá điện áp trên trạm tụ khi đóng điện


trạm tụ 50 MVAR, 115kV vào trạm tụ 2 MVAR, 35 kV

1.2.4 Hiện tượng phóng điện lại trong quá trình cắt trạm tụ
Hiện tượng phóng điện lại là sự tái lập của dòng điện, sau ¼ chu kì hay lâu hơn, sau
khi máy cắt đã cắt được dòng dung ở giá trị không.

Khi cắt trạm tụ 3 pha hình sao trung tính nối đất (Hình 7), máy cắt cắt dòng tụ Ic ở giá trị 0.
o
Vì Ic là dòng dung, sớm hơn điện áp tụ Vc góc 90 (1/4 chu kì), nên khi dòng Ic là 0, thì điện
áp tụ Vc sẽ đạt giá trị đỉnh +Vmax tại thời điểm cắt điện. Dòng Ic thường có giá trị nhỏ (vì
không phải là dòng ngắn mạch), do đó dòng này dễ bị cắt khi các tiếp điểm mới rời xa nhau
một khoảng ngắn, và sau đó điện áp Vc trên tụ vẫn giữ lại giá trị đỉnh +Vmax (đường nằm
ngang trên Hình 8) của thanh cái (phía hệ thống). ½ chu kì sau đó, điện áp hệ thống Vs sẽ là
–Vmax, và mức chênh lệch điện áp giữa 2 cực của tiếp điểm máy cắt (điện áp phục hồi-
recovery voltage) sẽ có giá trị VB= Vc-Vs= 2 Vmax= 2 đvtđ.

Nếu tốc độ tăng của độ bền điện của buồng cắt nhanh và lớn hơn tốc độ gia tăng của điện áp
phục hồi, quá trình cắt điện của máy cắt sẽ thành công. Trường hợp ngược lại, hiện tượng
phóng điện lại sẽ xảy ra ở thời điểm này, tụ C nạp điện từ + Vmax về giá trị -Vmax, và sẽ vọt lố
(overshoot) thêm với giá trị 2 Vmax (nếu bỏ qua các ảnh hưởng tiêu tán năng lượng do điện trở
trên mạch), trước khi dao động về giá trị điện áp hệ thống với tần số cao f= 1/(2π LsC ), với
Ls= điện cảm của hệ thống, C= điện dung của trạm tụ.

5
+ Vmax điện áp
điện áp pha tụ Vc
hệ thống Vs

Dòng Ic
điện áp 4 Vmax giữa 2 tiếp
- Vmax điểm, ½ chu kì sau phóng điện
lại

-3Vmax
điện áp tụ Vc
dòng phóng điện lại

Hình 7. Trạm tụ 3 pha hình sao trung tính nối đất Hình 8 . Điện áp phục hồi tại tiếp điểm
máy cắt sau khi cắt điện trạm tụ hình sao nối đất

Dòng phóng điện lại Ic ở tần số cao f, có biên độ bằng điện áp tức thời 2 Vmax chia cho tổng
trở sóng Z= Ls / C sẽ có giá trị 2Vmax/ Ls / C . Nếu dòng Ic được cắt ở giá trị 0, thì khi
đó Vc sẽ có quá điện áp với giá trị 3Vmax , và điện áp phục hồi VB giữa 2 cực của tiếp điểm
máy cắt sẽ là 4 Vmax , ở thời điểm ½ chu kì sau khi hiện tượng phóng điện lại xảy ra. Nếu
hiện tượng phóng điện lại có thể tiếp tục, điện áp Vc sẽ tăng đến 5Vmax.

Thí dụ, đóng điện trạm tụ 3 pha trung tính nối đất với công suất 5 MVAR trên hệ thống với
điện áp 22 kV, trung tính nối đất có điện cảm hệ thống Ls= 1 mH.

𝑀𝑉𝐴𝑅 2 1/2 1/2


C= = 5/(314.(22) )= 33 µF, Z= (Ls/C) = (1000/33) = 5.5 Ω
𝜔( 𝑘𝑉) 2

Nếu có hiện tượng phóng điện lại tại điện áp đỉnh Vmax, dòng Ic có giá trị đỉnh Icp=
1/2 2.22√2
2Vmax(C/Ls) = =7.18 kA, dao động với tần số f= 1/(2π LsC )= 280 Hz
√3.(5.5)

Đối với trạm tụ hình sao trung tính không nối đất (Hình 9) điện áp phục hồi VB có thể đạt giá
trị VB= Vc-Vs –VNG= 2.5 đvtđ (G= trung tính nguồn điện, N= trung tính trạm tụ) khi tiếp
điểm của pha đầu tiên cắt ra, và tiếp điểm của hai pha còn lại sẽ cắt ra khi dòng trên 2 pha
này về 0. Nếu hiện tượng phóng điện lại xảy ra khi tiếp điểm trên pha đầu tiên cắt ra ở thời
điểm điện áp phục hồi VB có giá trị 2.5 đvtđ, ở thời điểm ½ chu kì sau khi hiện tượng phóng
điện lại xảy ra quá điện áp phục hồi VB lên đến 6.4 đvtđ có thể xuất hiện (thay vì 4 đvtđ đối
với trạm tụ hình sao nối đất).

Hình 9. Trạm tụ 3 pha hình sao trung tính không nối đất

6
Hiện tượng phóng điện lại sinh ra các xung điện áp hệ thống lớn làm hỏng thiết bị nếu
không được bảo vệ đầy đủ, vì thế cần chọn máy cắt thích hợp nhằm hạn chế hiện tượng này.
Với hệ thống có điện áp cao thường hiếm gặp sơ đồ trạm tụ hình sao không nối đất, vì không
có máy cắt đáp ứng với khả năng điện áp phục hồi.

1.2.5 Hiện tượng phóng điện sớm khi đóng trạm tụ.
Hiện tượng phóng điện sớm (prestrike) xảy ra khi đóng trạm tụ, hồ quang đã xuất hiện tại
tiếp điểm máy cắt, ngay cả trước khi tiếp điểm thực sự tiếp xúc vật lý. Vì dòng dung thường
có tần số cao nên sẽ qua giá trị không nhiều lần, trước khi tiếp điểm thực sự tiếp xúc. Hiện
nay máy cắt được thiết kế để cắt khi dòng qua giá trị không, cho dù dòng có tần số cao hay
tần số 50 Hz. Sau khi xảy ra hiện tượng phóng điện sớm, nếu dòng dung Ic bị cắt ở một trong
các thời điểm dòng về 0 thì điện áp vẫn còn được giữ lại trên tụ điện. Sau đó, khi tiếp điểm
máy cắt thực sự tiếp xúc nhau, các xung quá điện áp sẽ xuất hiện như đã nói ở trên. Thực tế
cho thấy trong buồng cắt chân không hiện tượng phóng điện nhiều lần có thể xảy ra.
Hình 10 cho thấy quá điện áp khi có hiện tượng phóng điện sớm xảy ra. Điện áp quá độ
đỉnh có giá trị từ 1.8 đvtđ cho đến 3.65 đvtđ khiến cho chống sét làm việc, và dòng xung
kích giá trị lớn có thể làm hỏng cầu chì tụ điện (đối với loại tụ có cầu chì bên trong).

Hình 10. Hiện tượng phóng điện sớm khi đóng trạm tụ

Một số giải pháp được đề nghị nhằm khắc phục hiện tượng phóng điện sớm bằng cách
sử dụng:

- máy cắt với tính năng chống phóng điện sớm.


- điện trở nối tiếp trên mạch.
- cuộn kháng hạn dòng để hạn chế quá điện áp.
- chống sét bảo vệ quá điện áp.

1.3 Cắt dòng tính cảm

7
Một số máy cắt có khả năng cắt các dòng tính cảm (inductive current) ngay cả trước khi dòng
về giá trị 0. Việc cắt dòng điện cảm giá trị nhỏ này (current chopping) làm xuất hiện quá điện
áp có nguồn gốc từ năng lượng tích trữ trong từ trường của dòng điện trong mạch tính cảm.
Một thí dụ điển hình là quá điện áp phát sinh khi cắt dòng từ hóa của máy biến áp (MBA)
không tải, khi đó việc chuyển đổi qua lại giữa năng lượng tích trữ trong mạch từ hóa máy biến
áp với năng lượng tích trữ trong điện dung của mạch điện sẽ tạo ra quá điện áp. Quá điện áp
có giá trị:
Lm
V = IC.
C
Trong đó:
IC = dòng bị cắt
Lm = điện cảm mạch từ hoá của MBA
C = điện dung phía MBA
Lm
= tổng trở sóng (surge impedance)
C
Trong biểu thức trên điện áp V không phụ thuộc vào cấp điện áp, vì thế hiện tượng
này gây nhiều tác hại trên các lưới điện áp thấp, có cấp cách điện BIL tương ứng không
cao, và năng lượng giải phóng trong mạch có thể làm hỏng chống sét với khả năng hấp thu
năng lượng thấp.
4
Thí dụ với tổng trở sóng của MBA 1000 kVA là 5.10 Ω và với dòng cắt có giá trị đỉnh 2
4
A, quá điện áp V sẽ có giá trị rất lớn, lên đến 2.5.10 = 100 kV. Điện áp thực tế thường nhỏ
hơn 60% giá trị này do tổn thất sắt ở lõi MBA. Biện pháp khắc phục là sử dụng MBA có
mức BIL định mức 95 kV hay cao hơn, ngay cả trên lưới có điện áp thấp. Một giải pháp
khác là lắp đặt thêm tụ điện xung (surge capacitor) để giảm tổng trở sóng của MBA, hay
với mục đích tương tự, lắp đặt đường cáp dài giữa máy cắt và MBA.

2. TÓM TẮT CÁC HIỆN TƯỢNG ĐÓNG CẮT


Bảng 1 tóm tắt nguyên nhân và hậu quả của các đóng cắt trên lưới điện.

Bảng 1. Tóm tắt các hiện tượng đóng cắt trên lưới điện
Thời gian của
Điện áp tối đa Năng lượng
Nguyên nhân
(đvtđ) phóng dòng điện theo sau
(follow current)
Điều kiện của mạch
điện hay hệ thống:
- Đóng điện tổ hợp
trạm tụ và MBA 2 đvtđ trung bình kéo dài
không tải
- Đóng điện trạm tụ 3 đvtđ lớn kéo dài
- Hiện tượng khuếch
5 đvtđ lớn kéo dài
đại điện áp
Bản thân hoạt động
của máy cắt:
- Phóng điện lại khi
3 - 6 đvtđ lớn kéo dài
cắt điện trạm tụ
- Phóng điện sớm
6 đvtđ nhỏ -
khi đóng điện trạm tụ

8
- Cắt dòng cảm giá Không phụ
trị nhỏ thuộc điện áp trung bình vừa
hệ thống, 2đvtđ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Electrical Distribution System Protection – Cooper Power Systems, Edition 2005
2. Electrical Transients in Power Systems, Allan Greenwood, 2nd Edition John Wiley &
Sons 1991,
3. High Voltage Circuit Breakers, Garzon, R D. (Ruben D.), Marcell Dekker Inc. Edition
1997
4. Transients in Electrical Systems Analysis, Recognition and Mitigation, J.C. Das, The
McGraw-Hill Companies Edition 2010

226

You might also like