You are on page 1of 2

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vật nào dưới đây có thể coi như là một chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó; B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau;
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước; D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 2: Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. B. vị trí của vật đó so với một vật khác.
C. hình dạng của vật đó theo thời gian. D. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian.
Câu 3: Để xác định vị trí của chất điểm theo thời gian, ta cần
A. một hệ tọa độ vuông góc. B. một vật làm mốc và một đồng hồ.
C. một hệ qui chiếu.
D. đường biểu diễn quĩ đạo chuyển động của chất điểm.
Câu 4 : Vật nào trong những trường hợp dưới đây không được coi như chất điểm?
A. Viên đạn bay trong không khí loãng; B. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời;
C. Viên bi rơi từ cao xuống đất; D. Bánh xe đạp quay quanh trục.
Câu 5: Quĩ đạo chuyển động của vật nào trong những trường dưới đây có dạng là một đường thẳng?
A. Quả cam ném theo phương ngang; B. Con cá bơi dưới nước;
C. Viên bi rơi tự do; D. Chiếc diều đang bay bị đứt dây.
Câu 6: Cách chọn hệ tọa độ nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay?
A. Khoảng cách đến sân bay xuất phát; B. Khoảng cách đến sân bay gần nhất;
C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; D. Kinh độ, vĩ độ địa lí.
Câu 7: Hòa nói với Bình: “Mình đi mà hóa ra đứng, cậu đứng mà hóa ra đi”. Trong Câu nói này, Hoà đã chọn
vật làm mốc là gì?
A. Hòa; B. Bình; C. Cả Hòa và Bình; D. Mặt đất.
Câu 8: Một người chỉ đường đến nhà ga: “Hãy đi thẳng theo đường này, đến ngã tư thì rẽ trái, đi khoảng 300m,
nhìn bên tay phải sẽ thấy nhà ga”. Người này đã sử dụng bao nhiêu vật làm mốc?
A. Một; B. Hai; C. Ba; D. Bốn.
Câu 9: Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì kim phút đuổi kịp kim giờ sau ít nhất là
A. 10 phút. B. 11 phút 35 giây. C. 12 phút 16,36 giây. D. 12 phút 30 giây.
Câu 10: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều
đang chuyển động như nhau. So với mặt đất thì
A. tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. cả hai tàu đều chạy. D. cả hai tàu đều đứng yên.
Câu 11: Trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật bất kì chỉ có tính tương đối vì trạng thái của vật đó
A. được quan sát ở các thời điểm khác nhau. B. không xác định được.
C. không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. được quan sát trong các hệ qui chiếu khác nhau.
Câu 12 : Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, người ta không chọn hệ qui chiếu gắn
với Trái Đất vì hệ qui chiếu gắn với Trái Đất
A. có kích thước không lớn. B. không thông dụng.
C. không cố định trong không gian. D. không thuận tiện.
Câu 13: Khi khảo sát đồng thời chuyển động của cùng một vật trong những hệ qui chiếu khác nhau thì
A. quĩ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau. B. quĩ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau.
C. quĩ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau.
D. quĩ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau.
Câu 14: Một hành khách A đứng trên toa xe lửa và một hành khách B đứng trên sân ga. Khi xe lửa chạy với
vận tốc 7,2km/h thì hành khách A đi trên sàn toa xe với cùng vận tốc của xe lửa theo chiều ngược với chiều
chuyển động của xe lửa, còn hành khách B đi trên sân ga với cùng vận tốc của xe lửa theo chiều chuyển động
của xe lửa. So với nhà ga thì
A. hành khách A có vận tốc vA = 0 nên đứng yên; hành khách B có vận tốc vB =7,2km/h nên chuyển động.
B. hành khách A có vận tốc vA = 7,2km/h nên chuyển động, hành khách B có vận tốc vB = 0 nên đứng yên.
C. cả hai hành khách A và B có vận tốc vA = vB = 7,2km/h, nên đều chuyển động.
D. cả hai hành khách A và B có vận tốc vA = vB = 0, nên đều đứng yên.
TỰ LUẬN
Câu 15: Theo lịch trình tại bến xe ở Hà Nội thì ô tô chở khác trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy từ Hà Nội lúc 6 giờ
sáng, đi đến bến xe Hải Dương lúc 7 giờ 15 phút sáng và tới Hải Phòng lúc 8 giờ 50 phút sáng cùng ngày. Hà Nội cách
Hải Dương 60 km và cách Hải Phòng 105 km. Xe oto chạy liên tục không nghỉ dọc đường, chỉ dừng lại 10 phút tại bến
xe Hải Dương để đón, trả khách. Tính khoảng thời gian chuyển động và quãng đường đi được của các hành khách sau:
a. Hành khách lên xe tại Hà Nội đi Hải Phòng.
b. Hành khách lên xe tại Hải Dương đi Hải Phòng.

You might also like