You are on page 1of 7

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHÓA HỌC

1. Thực hành trên máy tính chạy hệ điều hành Window (Power BI Desktop không
chạy được trên Macbook).
2. Tải sẵn Power BI Desktop App lên máy tính dùng để học (Nhờ IT hỗ trợ nếu
cần):
• từ Microsoft Store (trên hệ điều hành Window).
• hoặc theo đường dẫn sau https://powerbi.microsoft.com/en-us/desktop/ .
3. Xem video giới thiệu về Power BI tại đây https://youtu.be/55EY4E-DkP8
4. Đăng ký tài khoản (sử dụng email trường học/công ty) theo đường dẫn sau
https://powerbi.microsoft.com/en-us/get-started/ (Bấm TRY FREE > điền email
trường học/công ty > điền thông tin tài khoản > DONE).
• Để có trải nghiệm học tốt nhất thì mỗi người nên đăng nhập 1 tài khoản.
• Giảng viên sẽ hỗ trợ cung cấp tài khoản cho mục đích trải nghiệm trong lúc
học (nếu cần thiết).
5. Lưu các thư mục thực hành vào cùng 1 chỗ để có tài liệu thực hành song song
trong lúc học.

1
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TOÀN DIỆN
VỚI POWER BI

NGUYỄN MINH NHẬT, CMA – UNIACE.VN

2
Power BI Desktop

Tổng quan về giao diện

(1) Ribbon (Ruy băng) – Hiển thị các chức năng phổ biến thường được sử dụng.

(2) Report view, or canvas (Chế độ xem báo cáo hoặc khung vẽ) – Nơi tạo trực
quan được tạo và sắp xếp. Bạn có thể chuyển đổi giữa các chế độ xem Report (Báo
cáo), Data (Dữ liệu) và Model (Mô hình) bằng cách chọn các biểu tượng ở cột bên
trái.

(3) Pages tab (Thẻ trang) – Nằm dọc phía dưới trang, khu vực này là nơi bạn sẽ
chọn hoặc thêm trang báo cáo.

(4) Visualizations pane (Cửa sổ trực quan hóa) – Nơi bạn có thể thay đổi trực quan
hóa, tùy chỉnh màu sắc hoặc trục, áp dụng các Filters (Bộ lọc), kéo trường, v.v.

(5) Fields pane (Cửa sổ các trường) - Nơi các elements (phần tử) và Filters (Bộ
lọc) truy vấn có thể được kéo vào chế độ xem Report (Báo cáo) hoặc được kéo vào
khu vực Filters (Bộ lọc) của Visualizations pane (Cửa sổ trực quan hóa).

3
3 thành phần của Power BI Desktop

Data Flow – Power Query Editor:

• Kết nối vào các nguồn để truy xuất dữ liệu.


• Qui định tên bảng, cột và định dạng dữ liệu.
• Làm sạch và tăng giá trị dữ liệu.

Data Model (Tab Data và Tab Model bên trái):

• Tab Data: hình dung những dữ liệu nào đã được ENABLE LOAD.
• Tab Model: Kiểm soát các liên kết thay thế cho VLOOKUP.
• Nền tảng cho việc tạo ra chỉ số phân tích phức tạp MEASURE.

Visualization (Tab Report bên trái và Tab Visualizations bên phải):

• Trình bày dữ liệu thông qua một loại VISUAL.


• Điều chỉnh định dạng tùy ý của visual FORMAT.
• Kiểm soát khả năng tương tác và bộ lọc.

4
Data Flow – Power Query Editor

Trong [Power Query] có rất nhiều cổng kết nối dựng sẵn để giúp việc trích xuất dữ
liệu từ đa dạng nguồn được dễ dàng.

• Nguồn dữ liệu dạng File gồm Excel File và Text File như CSV, TXT, SML,
JSON.
• Nguồn dữ liệu dạng Folder gồm Local Folder hay SharePoint Folder.
• Nguồn dữ liệu từ Web như Google Sheet, Website.
• Nguồn dữ liệu từ Databse gồm các loại On-Premises hay Cloud-Computing.
• Nguồn dữ liệu từ các dạng khác như Email hay Big Data.
• Nguồn dữ liệu từ Power Platform của Microsoft.

5
Phần 1 – QUERIES (Q) – thể hiện toàn bộ các Query được tạo ra trong File Excel.
Tên và vị trí của Query có thể được tùy chỉnh. Có thể tạo ra các Folder để tổ chức
Query.

Phần 2 – SNAPSHOT (S) – thể hiện một phần dữ liệu được trích xuất từ nguồn giúp
hình dung các thao tác cần thực hiện.

Phần 3 – COLROW (C) – thể hiện số lượng dòng và cột của dữ liệu đang xử lý. Trong
trường hợp dữ liệu quá lớn, số dòng sẽ mang tính chất tượng trưng (999+ rows).

Phần 4 – TAB (T) – là các Tab tính năng của [Power Query]. Trước khi chọn thực
hiện một tính năng nào, cần lưu ý xác định đối tượng thực hiện là cột, dòng hay bảng.

Phần 5 – FILTER (F) – tính năng [Filter] không thể hiện trên các Tab của [Power
Query].

Phần 6 – PROPERTIES (P) – thể hiện tên của Query hiện hành đang được xử lý. Có
thể thêm ghi chú ở phần All Properties.

Phần 7 – APPLIED STEPS (A) – sẽ ghi lại các thao tác lên dữ liệu dưới dạng các
bước. Tên và trật tự của các bước có thể được tùy chỉnh. Các bước có thể được chèn
thêm hay xóa bớt. Giao diện phần 2 sẽ thay đổi để thể hiện dữ liệu tại thời điểm của
bước đang được chọn giúp cho việc đọc hiểu các Query được thiết lập dễ dàng.

Phần 8 – SETTING (S) – cho phép thay đổi các thiết lập trước đó trong giao diện tính
năng. Bất kỳ bước nào có ký hiệu này đều có khả năng thay đổi dễ dàng.

Phần 9 – LOAD (L) – sẽ kết thúc quá trình xử lý trong Query Editor và cho phép tùy
chỉnh tải dữ liệu vào [Table] trong worksheet của Excel, vào [Power Pivot] hay chỉ lưu
ở dạng Connection. Chúng ta chỉ có thể mở duy nhất một cửa sổ Query Editor tại một
thời điểm và Excel sẽ bị tạm khóa không thể sử dụng cho tới khi đóng cửa sổ.

Phần 10 – REFRESH (R) – sẽ kích hoạt tất cả các bước của một Query từ đầu tới
cuối. Đây cũng chính là điểm đặc biệt giúp [Power Query] sở hữu khả năng tự động
hóa tương tự như [VBA]. Nói cách khác, tất cả các thao tác xử lý dữ liệu sẽ được lưu
lại thành một chuỗi lệnh [PQL (M)] trong Query và tự động thực hiện cho các lần sau
khi được [Refresh]. Thiết lập một lần – Dùng lại nhiều lần – Tiết kiệm thời gian.

6
Data Visualization – Intermediate Storytelling Checklist

You might also like