You are on page 1of 3

Thực trạng việc mua smartphone của SV

MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT, các sản
phẩm công nghệ ngày một phong phú, đa dạng. Trong ngành điện thoại di động, các nhà
sản xuất đã liên tục đưa ra những dòng điện thoại smartphone có tính năng ưu việt và
nhiều tiện ích thiết thực hơn, nhằm mang lại những lợi ích mới, chức năng mới cho người
sử dụng, đồng thời không để mình lạc hậu so với thời đại cũng như với đối thủ cạnh
tranh. Các nhà bán lẻ cũng phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trường.
Smartphone đem lại rất nhiều lợi ích với người dùng. Với một chiếc smartphone nằm gọn
trong lòng bàn tay thì chúng ta có cả một thế giới thông tin và tri thức khổng lồ.
Smartphone không những đem lại những tiện ích cơ bản, lợi ích chức năng mà còn thể
hiện đẳng cấp cho người sử dụng nó. Khách hàng là một trong những nhân tố quyết định
sự tồn tại và phát triển của các đại lý bán lẻ. Khách hàng của dòng điện thoại thông minh
- smartphone phần đông là giới trẻ - những người luôn thích khám phá, tìm hiểu những
thứ mới mẻ mà sinh viên là một phần trong số đó. Trên địa bàn thành phố Hà Nội các đại
lý bán lẻ hiện đang cạnh tranh khá gay gắt, các cửa hàng điện thoại di động mọc lên ngày
càng nhiều. Việc nắm bắt được hành vi sinh viên trong quá trình thông qua quyết định
mua mà nhất là giai đoạn trước khi mua smartphone (bao gồm: giai đoạn nhận biết nhu
cầu và tìm kiếm thông tin trước khi mua, đánh giá các phương án) đóng vai trò rất quan
trọng, nó giúp cho nhà bán lẻ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý với mục
tiêu tăng doanh số bán hàng. Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện
đề tài: “Bạn đang làm việc tại một cửa hàng kinh doanh đồ công nghệ trên thị trường Hà
Nội. Hãy phân tích những yếu tố (thuộc về đặc trưng của khách hàng) ảnh hưởng đến
hành vi mua smartphone của sinh viên, Qua đó, đề xuất các giải pháp marketing cho cửa
hàng nhằm tác động vào đối tượng khách hàng này để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh”.
YẾU TỐ CÁ NHÂN
+ Giới tính: Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng tiên quyết đến hành vi tiêu
dùng. Do những đặc điểm tự nhiên, phụ nữ và đàn ông có những nhu cầu tiêu dùng
khác nhau và cách lựa chọn hàng hóa cũng khác nhau. Các nghiên cứu đã cho thấy, nếu
quyết định lựa chọn hàng hóa của phụ nữ căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã
của hàng hóa thì đàn ông lại chú trọng đến công nghệ uy tín của hàng hóa này. Tương tự
đối với smartphone cũng vậy, phụ nữ khi mua điện thoại thông minh thường chú trọng về
giá cả đắt hay rẻ; hay màu sắc như hồng, trắng, … quan trọng hơn cả là hình thức có hiện
đại hay không và khả năng chụp ảnh của chiếc điện thoại – đây là yếu tố cần thiết nhất
của người phụ nữ sau các cuộc khảo sát. Còn với đàn ông thì họ hay chú trọng vào cấu
hình, chức năng máy có thể mang lại và có thể làm gì để có thể khai thác hết tính năng
của điện thoại, còn màu sắc thì họ thường chọn màu tối hơn so với phụ nữ.
+ Tuổi tác và các giai đoạn của chu kỳ sống: Ngay cả khi phục vụ những nhu cầu giống
nhau trong suốt cuộc đời, người ta vẫn mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Ví dụ
như cùng là nhu cầu ăn uống nhưng khi còn trẻ họ sẽ ăn đa dạng loại thức ăn hơn trong
khi về già họ lại có xu hướng kiêng 1 số loại thực phẩm. Thì thị hiếu của người tiêu dùng
về smartphone và cách giải trí cũng tùy theo tuổi tác. Như ở các độ tuổi nhỏ thì ở thời đại
bây giờ hầu như kể cả trong giai đoạn từ 12 tuổi gia đình đã cho sử dụng điện thoại
nhưng điện thoại này chủ yếu là để nghe gọi không quan trọng đến hình thức mẫu mã
hoặc chí ít cũng có thể xem video và một số ứng dụng; đến độ tuổi 18 thì sẽ chú trọng
đến hình thức mẫu mã hơn, để ý đến các tính năng của điện thoại, chú trọng vào việc sử
dụng hàng ngày bằng các ứng dụng giải trí trên mạng xã hội nhiều hơn là để nghe gọi; từ
độ tuổi 25 thì đại đa số sẽ chú trọng vào hãng điện thoại và chỉ để nghe gọi và phục vụ
cho công việc của mình không nhằm mục đích giải trí. Chính vì vậy tuổi tác có mối quan
hệ chặt chẽ đến việc lựa chọn smartphone.
+ Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng
đến cách thức tiêu dùng của một người. Nghề nghiệp ảnh hưởng đến tính chất của hàng
hóa và dịch vụ được lựa chọn. Người công nhân sẽ mua quần áo, giày đi làm và sử dụng
các dịch vụ trò chơi giải trí khác với người làm chủ tịch hay giám đốc của một công ty.
Hoàn cảnh kinh tế có tác động lớn đến việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Khi hoàn cảnh
kinh tế khá giả, người ta có xu hướng chi tiêu vào những hàng hóa đắt đỏ nhiều hơn.
Cũng như vậy việc mua smartphone cũng bị ảnh hưởng to lớn, tùy vào công việc của
mình làm thì việc sử dụng smartphone cũng khác nhau như những người giám đốc hay
nhân viên văn phòng sẽ có xu hướng sử dụng điện thoại có giá thành đắt và thương hiệu
một phần cũng nâng giá trị bản thân và nó phù hợp với công việc của mình; còn với
những người công nhân thì họ thiên về lao động chân tay nên smartphone của họ thường
chỉ phục vụ cho các hoạt động nghe gọi và có độ bền cao và có mức độ giải trí cơ bản vì
họ còn nhiều vấn đề khác phải lo hơn là vấn đề đầu tư vào smartphone.
+ Hoàn cảnh kinh tế: Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế
của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ
(mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm
cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu
và tiết kiệm. Những người làm tiếp thị những hàng hóa nhạy cảm với thu nhập phải
thường xuyên theo dõi những xu hướng trong thu nhập cá nhân, số tiền tiết kiệm và lãi
suất. Nếu các chỉ số kinh tế có sự suy thoái tạm thời, thì những người làm tiếp thị có thể
tiến hành những biện pháp thiết kế lại, xác định lại vị trí và định giá lại cho sản phẩm của
mình để chúng tiếp tục đảm bảo giá trị dành cho các khác hàng mục tiêu.
+ Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có
thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức họ tiêu dùng khác nhau. Cách
sống “thủ cựu” được thể hiện trong cách ăn mặt bảo thủ, dành nhiều thời gian cho gia
đình và đóng góp cho các nhà thờ của mình. Hay những người có thể chọn lối sống “tân
tiến” có đặc điểm là làm thêm giờ cho những đề án quan trọng và tham gia hăng hái khi
có dịp đi du lịch và chơi thể thao và chi tiêu tiền nhiều hơn cho việc đáp ứng những nhu
cầu cá nhân. Tùy vào tính cách, thái độ của họ để đưa ra chiến lược bán smartphone hợp
lí, đối với người có tính cổ hủ thì họ thường không muốn thay đổi, không muốn thay đổi
công nghệ thì nên giải thích cho họ những tính năng của một chiếc smartphone mang lại
hơn là chỉ để nghe gọi; còn đối với những người có lối sống hiện đại thì cần tìm hiều nhu
cầu của họ để giới thiệu cho họ những sản phẩm mới với những tính năng mới đáp ứng
nhu cầu của họ.
+ Nhân cách và ý niệm về bản thân: Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh
hưởng đến hành vi của người đó. Ở đây nhân cách có nghĩa là những đặc điểm tâm lý
khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán và lâu bền với môi
trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực, tính
độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có
thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể
phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất
định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu. Nhiều người làm tiếp thị đã sử dụng một
khái niệm gắn liền với nhân cách là ý niệm về bản thân. Smartphone là một vấn đề có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc có rất nhiều hãng smartphone khác nhau, một số khách
hàng thì luôn có ý niệm về một hãng điện thoại nào đó và chỉ trung thành với một hãng
điện thoại thì cần chúng ta cần thử giới thiệu họ với những hãng điện thoại khác với
những tính năng tương tự hoặc nổi trội hơn để làm điều đó cần có khả năng nắm bắt được
nhân cách và có chiến lược kinh doanh đa dạng loại sản phẩm để có thể tối đa hóa sản
phẩm bán ra.

You might also like