You are on page 1of 8

So sánh sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại:

 Gia đình truyền thống:

- Khái niệm: là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống,
có thể chung sống 3 thế hệ trở lên ông ba- cha mẹ- con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ
đại đồng đường". Đây là kiểu gia đình khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn, cơ sở
phát sinh và tồn tại của nó xuất phát từ nền kinh tế tiểu nông.

->gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại hình gia đình chứa nhiều
yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình truyền thống: được củng cố bằng chế độ tông
pháp, chế dộ gia trưởng: người lớn tuổi luôn là người có tiếng nói quan trọng trong gia đình, ba
mối quan hệ cơ bản của gia đình ( vợ chồng, cha con, anh em) tuân theo một tôn ti, trật tự chặt
chẽ, vậy nên những người nhỏ tuổi luôn sợ những người lớn tuổi hơn mình và phải nghe theo
những gì họ nói khiến cho mối quan hệ trong gia đình bị gò bó, mất cân bằng, cùng với đó là sự
mâu thuẫn về mối quan hệ trở nên gay gắt: mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu, sự khắt khe
này không xuất phát từ tình cảm mà xuất phát từ những quan niệm, nhận thức. Ví dụ: trong bữa
cơm của gia đình truyền thống thì cho dù một ngày ăn một bữa dù no hay không no thì tất cả
phải có mặt đầy đủ rồi mới được ăn vì sau một ngày làm việc thì chỉ có bữa cơm là đầy đủ mọi
người và là nơi mọi người có thể chia sẻ mọi thứ sau một ngày làm việc.

- Chức năng của gia đình truyền thống:

+ Chức năng sinh sản: rất được coi trọng và luôn giữ quan niệm đông con là hạnh phúc, đặc biệt
là mỗi gia đình phải sinh được ít nhất một người con trai nên chúng ta có thể thấy ngày xưa dù
có nghèo đến mấy thì mỗi gia đình vẫn sinh từ 5-6 người con và khi được hỏi thì họ luôn có
chung một câu trả lời là: “đẻ nhiều sau này còn được nhờ”hoặc là “đông con hơn hiều của” nên
việc nhiều con là quá bình thường bởi vì trong thời đó thì có 80% người Việt Nam gắn liền và
chọn nông nghiệp làm nền kinh tế chủ yếu nên xuất phát từ điều đó họ sinh con nhiều để lo việc
đồng áng, phụ giúp nông trang.

+ Chức năng giáo dục: dạy về đạo đức và cách sống làm người, con cháu chịu ảnh hưởng của
những người lớn tuổi hơn, mà họ là những người chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng nho giáo,
theo những lễ nghi, phong kiến của Việt Nam đó là kính trên nhường dưới, lợi ích cá nhân phục
vụ lợi ích gia đình, dòng họ, biết ơn cha mẹ, lấy chữ hiếu làm đầu, kính trọng ông bà, anh em
hòa thuận được truyền từ đời này sang đời khác, sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu
chí nhìn vào con cái, người cha thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo
dục bằng sự nhân từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Nhưng lại có tư tưởng
trọng nam khinh nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “con gái là con người ta”: bằng chứng
là chỉ con trai mới được đi học còn con gái được giáo dục để làm việc nhà, gia đình đề cao long
thủy chung nhưng chấp nhận chế độ đa thê, đề cao con trưởng, gia đình đông con nhiều cháu.

+ Chức năng kinh tế: là một đơn vị kinh tế độc lập, thường hướng về phương hướng theo kiểu tự
cung tự cấp là chủ yếu tức là sản xuất và tiêu dùng luôn đi đôi với nhau, trong nhà thì người đàn
ông (người chồng, người cha) đóng vai trò là trụ cột kinh tế vì thế họ nắm toàn bộ quyền kiểm
soát về mặt kinh tế trong gia đình, thường trong gia đình thì luôn có một nghề nhất định “cha
truyền con nối” để từ đó hình thành nên nghề gia truyền và nếu nói rộng hơn thì thành một làng
nghề và lí do mà mãi nông dân thời đó vẫn nghèo đó là vì sự trì trệ máy móc và bảo thủ trong
hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng
luôn cho mình là đúng.

+ Chức năng tâm lí-tình cảm: đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu
hết các mối quan hệ của gia đình. Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với
con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự
thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng, vợ chồng sống với nhau có trách nhiệm nghĩa
vụ với nhau, cùng chia sẻ với nhau trong trong quan hệ vợ chồng và chăm sóc con cái.Người vợ
kì vọng vào vai trò trụ cột kinh tế, vai trò làm cha của người cồng hơn là vào tình yêu và sinh
hoạt vợ chồng, còn người chồng lại coi trọng sự đảm đang, vai trò làm vợ, làm mẹ của người vợ.
Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê hương và xa hơn là
tình yêu đất nước: "cáo chết ba năm quay đầu về núi". Gia đình là nơi sẻ chia, cảm nhận, của mỗi
thành viên trong gia đình, là nơi dừng chân sau một ngày làm việc mệt mỏi, là sự gắn kết yêu
thương của con người.

+ Chức năng điều chỉnh và kiểm soát xã hội (chức năng thêm): có sự kiểm soát giữa các cá nhân
rất chặt chẽ đặc biệt là với con cái, theo chiều từ trên xuống,ông bà kiểm soát bố mẹ và bố mẹ
kiểm soát con cái, thế hệ trước kiểm soát thế hệ sau. Nhưng kiểm soát theo kiểu tuân theo gia
phong gia đình và luật lệ trong làng,… tạo nên sự mất tự do, sự ngột ngạt của các thành viên.

- Mục tiêu: tạo sự gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên.
Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa mang tính truyền
thống của người Việt, như: có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo tồn, lưu giữ được
các truyền thống văn hoá, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành
viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và
giáo dưỡng thế hệ trẻ. Cha ông ta luôn dăn dạy con cháu cách giao tiếp ứng xử nhân văn từ trong
truyền thống gia đình người Việt, là con phải báo hiếu với cha mẹ, là niềm tự hào của cha
mẹ. Cùng với đó là giá trị văn hóa được thể hiện ở “gia đạo”, “gia phong” và “gia lễ” của gia
đình.“Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo vợ chồng,
đạo anh em; là cha hiền con hiếu, anh nhường em nhịn, vợ chồng yêu thương nhau, việc học tập
lấy tâm, tri, năng làm gốc…“Gia phong” được hiểu là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia
tộc, nền nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của gia phong truyền thống luôn hướng tới tinh thần
trọng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng
gia đình, thủy chung tình nghĩa. “Gia lễ” là những nghi lễ, tập tục, cung cách ăn nói, đi đứng,
ứng xử trở thành truyền thống, được cha ông chọn lựa qua nhiều thế hệ, con cháu cần noi theo.
Nhờ những giá trị văn hoá đó mà gia đình truyền thống Việt Nam trở thành hạt nhân quan trọng
bậc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam. Trục quan hệ dọc Gia đình (Nhà) - Làng xã - Tổ quốc,
với gia đình là nền tảng luôn là một liên kết bền vững của văn hoá Việt Nam, tạo nên sức mạnh
tiềm tàng của dân tộc hơn bốn ngàn năm văn hiến. Việc gìn giữ “gia đạo”, “gia phong”, “gia lễ”
là động lực tinh thần to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

- Vị trí vai trò của thành viên trong gia đình: Chồng luôn là người làm chủ gia đình, có quyền
quyết định tất cả các hoạt động lớn nhỏ trong gia đình còn người vợ luôn bị phụ thuộc vào chồng
không có vị trí quan trọng trong gia đình, nếu không nói là quá đáng thì phụ nữ thời đó không
khác gì một công cụ để làm việc nhà và sinh con, mà phải là sinh con trai nếu không sinh được
con trai thì phụ nữ còn bị đối xử tệ bạc hơn nữa nhưng bố mẹ luôn là người có tiếng nói rất quan
trọng, thể hiện rất rõ quyền uy đối với con cái, con cái chỉ biết nghe và chịu sự chi phối rất rõ
nét. Còn con cái thì con trai luôn được coi trọng hơn con gái và chịu chi phối của bố mẹ là “cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

 Gia đình hiện đại: Nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu, mở cửa hội nhập đã đem
đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh
tế, giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Ở đây, một
câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải là một gia đình hiện đại?
Chúng tôi cho rằng điều này không hẳn đúng. Bởi vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm
của một nền công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn
minh đô thị khá cao. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp. Cư dân
nông thôn chiếm tỷ trọng áp đảo – khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặc trưng về
lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông. Nên Gia đình Việt Nam ngày nay phần
lớn là gia đình hạt nhân.

- Khái niệm: gia đình hạt nhân là gồm hai thế hệ gồm cha-mẹ và con cái, ngày nay phổ biến ở cả
thành thị và nông thôn thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ yếu, ngay sau khi
kết hôn, những đứa trẻ rời khỏi nhà của cha mẹ và thành lập gia đình riêng. Do đó một gia đình
hạt nhân là một đơn vị tự trị không có sự kiểm soát của những người lớn tuổi. Vì có khoảng cách
vật lý giữa cha mẹ và con cái đã kết hôn của họ, nên có sự phụ thuộc tối thiểu giữa họ. Do đó,
một gia đình hạt nhân chủ yếu là tồn tại một cách độc lập, gọn lẹ, linh hoạt, có khả năng thích
ứng nhanh với biến đổi xã hội, là nơi con người thể hiện cái tôi, độc lập về kinh tế và đang có
chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó nhất là vì chúng ta đang sống trong thời
đại 4.0.

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hạt nhân: mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình có tiếng nói hơn, có sự bình đẳng giữa vợ và chồng và nhất là con cái cũng có
một phần tiếng nói trong gia đình, vẫn còn sự mâu thuẫn tồn tại trong mối quan hệ như: mẹ
chồng nàng dâu, em chồng chị dâu nhưng cũng bớt gay gắt hơn trước rất nhiều vì quan niệm,
nhận thức của cả xã hội đã thay đổi, mối quan hệ này dần dần đã được cân bằng, mẹ chồng nàng
dâu tỏ ra hiểu nhau hơn, họ gần gũi và sẵn sàng sẻ chia với nhau hơn., đặc biệt hơn cả là các cá
nhân có quyền tự do không bị gò bó như trước. Nhưng song song với đó là sự phát triển vượt bậc
của công nghệ khiến cho những mối quan hệ giữa các thành viên không có sự tương tác lẫn nhau
nhiều như trong gia đình truyền thống được biểu hiện bằng việc xuất hiện smartphone, smartTV,
máy tính bảng,..Quay trở lại ví dụ về bữa ăn thì bữa ăn ở gia đình hiện đại thì hầu như chỉ có bữa
tối là chính (trẻ con thường ăn trưa ở trường), tuy nhiên vì mỗi người một công việc khác nhau
nên bữa cơm thường bị chia làm nhiều ca và ăn nhanh chóng để nghỉ ngơi để chuẩn bị cho công
việc cho ngày hôm sau

- Chức năng của gia đình hạt nhân:

+ Chức năng sinh sản: vẫn được chú trọng nhưng mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con là chủ yếu vì
chủ yếu họ đánh giá cao sự nuôi dạy con cái thế nào cho tốt chứ không phải số lượng thành viên
trong gia đình, bỏ được quan niệm “đông con là hạnh phúc” và không còn chú trọng việc sinh
con trai như trước nữa mà con gái cũng được đánh giá cao trong gia đình. Nhiều gia đình khi
phân chia tài sản vẫn chia đều cho con cái không phân biệt trai gái. Tư tưởng trọng nam, khinh
nữ cũng dần giảm nhẹ, nhiều người cho rằng vấn đề ở đây là việc con cái trưởng thành ra sao
chứ không phải việc con trai hay con gái. (theo điều tra năm 2006 có khoảng 63% người cho
rằng không nhất thiết phải có con trai) cho thấy bộ phận người dân đã tự nhận thức được giá trị
của con cái trong cuộc sống gia đình nói chung.

+ Chức năng giáo dục: dù ở trong gia đình truyền thống hay gia đình hạt nhân thì giáo dục là một
phần không thể thiếu được trong gia đình, vẫn đề cao sự hiếu thảo, sự kính trọng biết ơn của ông
bà tổ tiên nhưng trong gia đình hiện đại càng được coi trọng hơn, bằng chứng chính là gia đình
luôn chú ý đến việc học hành của con cái trong trường như thế nào từ đó tạo ra một áp lực vô
hình cho bọn trẻ, bọn trẻ kể cả nam và nữ đều được đi học và được tiếp xúc với nhiều môi trường
học khác nhau: mãu giáo, tiểu học,.. tạo điều kiện phát triển cho bọn trẻ được diễn ra nhanh hơn
và dẫn đến chúng trông cậy vào tri thức khoa học và chuyên môn chúng học được hơn là nghe
lời khuyên về sự hiểu của bố mẹ nhưng việc ảnh hưởng của các thế hệ tới nhau ít đi cũng làm
giảm khả năng kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong gia đình. Một phần
cũng do cả bố và mẹ đều theo đuổi sự nghiệp của riêng mình. Điều này có thể để lại những đứa
trẻ “vô duyên”. Họ không tìm thấy ai cho lời khuyên hay thảo luận, họ trải qua tuổi thơ mà
không có tình yêu và tình yêu thương rất cần thiết của cha mẹ.

+ Chức năng kinh tế: có sự độc lập về quan hệ kinh tế,quyết định phụ thuộc vào công việc hay
mức thu nhập của mỗi cá nhân trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu dùng và thỏa
mãn sinh hoạt của gia đình, trong gia đình hiện đại thì kinh tế trong gia đình không còn nằm
trong tay một người mà được chia đều cho cả hai vợ chồng và hầu như mỗi người làm một công
việc khác nhau và mỗi thành viên có quyền quyết định nghề nghiệp cho riêng mình không còn
kiểu tất cả gia đình tập trung vào một công việc nữa nên từ đó hình thành việc tự cung tự cấp
không còn gắn liền với nhau nữa tức là hoạt động tiêu dùng hơn là hoạt động thu nhập. Ví dụ
như khi không thích nấu nướng ở nhà họ có thể ăn ngoài. Chính nhờ đó là nền kinh tế của gia
đình hạt nhân luôn ổn định hơn gia đình truyền thống nhưng nó lại mang một thực tại chính là do
bố mẹ chỉ lo vào kinh tế mà không quan tâm dạy bảo đến con cái sẽ dẫn cho con cái có thói quen
xấu như thói quen hưởng thụ, không nghe lời người lớn tuổi,… và tệ hại hơn nữa là dễ sa và các
tệ nạn xã hôi hơn (Trên thực tế, các nghiên cứu về tệ nạn xã hội trong giới trẻ đều chỉ ra rằng,
một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ thanh, thiếu niên sa vào tệ nạn xã hội là vì thiếu kĩ năng
sống, một bộ phận bạn trẻ không có khả năng phòng tránh và thoát thân nếu không may dính
phải bất kì tệ nạn nào, nhất là mại dâm và ma túy nhưng mmotj phần lớn chính là do cha mẹ. Có
tới 10% số người được hỏi thừa nhận không cảm nhận được tình thương của cha mẹ).

+ Chức năng tâm lí- tình cảm: vẫn coi trọng giá trị truyền thống, coi trọng long chung thủy, cả
hai vợ chồng sẽ chia sẻ với nhau quan hệ vợ chồng và con cái, giáo dục đạo đức khiến cho con
cái có đầy đủ tình thương của bố mẹ hơn trước. Trong một gia đình hạt nhân, người mẹ có thể
chăm sóc tốt nhu cầu của con mình. Cô ấy có thể chăm sóc các nhu cầu cá nhân của họ theo cách
tốt hơn nhiều so với trong một gia đình chung. Cha mẹ có thể đầu tư tiền cho việc giáo dục con
cái, họ có thể đưa họ vào trường tốt và cung cấp cho họ cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, họ có thể
hiểu nhau tốt hơn. Nhưng trong một hệ thống gia đình chung, trẻ em không được chú ý, người
phụ nữ không bao giờ tìm thấy thời gian để chăm sóc con cái vì họ vẫn bận rộn trong công việc
gia đình. Trẻ em không được giáo dục nhiều khi chúng tham gia vào nghề nghiệp gia đình, con
cái của gia đình chung phải đối mặt với nhiều hạn chế bất hòa xảy ra vì quy mô của gia đình. Vì
đây là gia đình hạt nhân nên con cái thường ít không sống chung với ông bà hay người lớn tuổi
nên không có thời gian chăm sóc, gần gũi, thể hiện tình cảm của con cháu đối với người lớn tuổi
nên việc giảm đi sự liên kết, sự ngăn cách giữa các không gian giữa các thành viên về khả năng
hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần là việc không thể tránh khỏi. Điều này càng thể hiện rõ
khi xã hội phát triển thì các điều kiện bảo trợ, chăm sóc cho người già, người cao tuổi nhiều hơn
thì khoảng cách gắn kết tình cảm gia đình càng lớn.

+ Chức năng điều chỉnh và kiểm soát xã hội (chức năng thêm): vẫn có sự kiểm soát từ trên
xuống, nhưng sự kiểm soát của gia đình hiện đại có phần lỏng lẻo hơn, một phần bỏ được truyền
thống lạc hậu nhưng do thời đại công nghệ họ có nhiều phương tiện để kiểm soát hơn và có thể
kiểm soát bất kì lúc nào mà họ muốn. Sự kiểm soát các cá nhân theo pháp luật được ban hành
của xã hội và một phần theo nề nếp của gia đình.

- Mục tiêu của gia đình hạt nhân: Tạo sự đảm bảo bền chắc, quá trình tiếp nhận và vun đắp cho
những giá trị mới phải đồng thời là quá trình lựa chọn, kế thừa và phát huy những nét đẹp của gia
đình truyền thống. Gia đình hạt nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách
của cá nhân, trẻ em gần gũi hơn với cha mẹ và có thể thảo luận thẳng thắn và thẳng thắn hơn về
các vấn đề của chúng với cha mẹ, giúp phát triển tốt hơn tính cách của chúng, coi trọng sự bình
đẳng của con người, bình đẳng nam nữ, lợi ích cá nhân, không phân biệt đẳng cấp, các thành
viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ ngang nhau. Giúp chương trình kế hoạch hóa gia đình trở
nên thành công trong gia đình hạt nhân, các thành viên của gia đình hạt nhân phải lên kế hoạch
và giới hạn gia đình vì họ phải tự chịu mọi trách nhiệm và chi phí để nuôi con. Hòa bình và hòa
thuận là rất cần thiết cho một cuộc sống gia đình dễ chịu, trong các gia đình hạt nhân sẽ hạn chế
đi sự hiểu lầm và họ tận hưởng một bầu không khí hài hòa bằng cách sống cùng nhau.

- Vị trí vai trò của các thành viên trong gia đình: trong gia đình hạt nhân thì hầu như chồng vẫn
là người chủ trong gia đình nhưng trong một số trường hợp thì vợ vẫn có thể làm chủ và phụ nữ
ngày càng bình đẳng nên họ không chấp nhận hi sinh nên khó sống với nhà chồng nên thường
chọn ở riêng, nói đến đây ắt hẳn đã thấy được vai trò của phụ nữ như thế nào rồi: họ đã có vai trò
quan trọng trong sản xuất, có tiếng nói, có các quyết định riêng mình mà không phải phụ thuộc
vào người chồng quá nhiều. Đặc biệt trong một số gia đình tri thức thì cha mẹ không chỉ đơn
thuần là những người bề trên dạy bảo con cái mà hơn thế, cha mẹ còn là những người bạn sẵn
sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cái. Còn về con cái đã được đối thoại với cha mẹ, được trao
đổi, thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc sống, có thể nói nên những nguyện vọng, những chính
kiến riêng của mình, con cái đã giảm phân biệt giữa nam và nữ, con cái có quyền chọn bạn đời
cho mình và quyết định cuộc sống của mình khi đã đủ tuổi trưởng thành.

-> So sánh giữa truyền thống và hạt nhân ở Việt Nam để thấy rõ hơn những ưu nhược điểm của
hai loại gia đình, và cho thấy những vấn đề phức tạp, những mâu thuẫn và nguy cơ xung đột giữa
quan điểm giá trị truyền thống và quan điểm giá trị mới mâu thuẫn thế hệ trước và thế hệ sau của
xã hội Việt Nam. Giữa một phía quyết giữ bằng được những giá trị truyền thống và một bên hết
sức phá bỏ, luôn xảy ra những mâu thuẫn. Người già luôn đem những câu chuyện ngày xưa ra
làm chuẩn mực để dạy dỗ thế hệ trẻ, còn người trẻ thì cho đó là lạc hậu, cổ lỗ sĩ, không biết tiếp
nhận cái mới dẫn đến tiếng nói chung giữa hai thế hệ ngày càng ít đi. Gia đình dù ở thế hệ truyền
thống hay hiện đại cũng đều hướng tới giá trị hạnh phúc của mỗi con người sống trong đó, dù ở
thế hệ nào thì bố mẹ luôn hi sinh và làm mọi thứ để con cái được hạnh phúc và luôn cần phát huy
những giá trị đạo đức tốt đẹp trong hoàn cảnh xã hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ của
mỗi cá nhân trong gia đình. Văn hóa gia đình luôn có sự thay đổi mang ý nghĩa nhưng cũng
nhiều thứ phải suy ngẫm, làm thế nào để “gạn đục khơi trong”, hạn chế những hạt sạn nhức nhối,
khơi dậy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong gia đình không chỉ là nhiệm vụ của xã hội mà còn là
nhiệm vụ của mỗi con người, mỗi thành viên trong tổ ấm của mình.

-Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện đại:

Mọi xã hội cũng như tự nhiên, không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bề
ngoài. Thực tế, nó không ngừng thay đổi ngay ở trên trong bản thân nó, sự biến đổi xã hội sẽ dẫn
theo các yếu tố bên trong nó và những yếu tố khác thay đổi ( kinh tế- văn hóa- chính trị- quân
sự). Và gia đình là một thành tố tồn tại bên trong xã hội, có thể coi gia đình là một nhóm xã hội
sơ cấp, là “tế bào” của xã hội, hay hiểu rộng hơn gia đình là một thiết chế xã hội. Chúng ta đều
biết, gia đình là tế bào của xã hội. Xã hội đã khác xưa, không cớ gì cái tế bào của nó lại không
thay đổi. Gia đình truyền thống giờ đã biến đổi để thích nghi với điều kiện xã hội hiện nay để trở
thành những gia đình hiện đại. Vào những năm đổi mới, “mở cửa” với sự tác động mạnh mẽ của
cơ chế thị trường, kéo theo nó là sự du nhập ồ ạt của lối sống, phương thức sinh hoạt của xã hội
phương Tây vào nước ta đã làm thay đổi phần nào những giá trị truyền thống, đặc biệt trong gia
đình Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị. Có thể tùy từng dân tộc, từng vùng, từng dòng họ,
từng gia đình,.. mà thay đổi nhiều hay ít. Qua gia đình, chân dung của xã hội hiện ra một cách
sinh động và toàn diện về cả chính trị, văn hóa, khoa học, tư tưởng,…Cần đưa ra một số tiêu chí,
đánh giá về sự thay đổi của gia đình Việt Nam. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng
20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số
lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia
đình ngày nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hành trong các xã hội công nghiệp – đô thị phát
triển. Có nghĩa – đó cũng là kiểu gia đình của tương lai.

- Sự thay đổi về gia đình ngày nay có nhiều biểu hiện đáng mừng, song bên cạnh đó nhiều sự
thay đổi đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đặc biệt là những biểu hiện của tình trạng suy
thoái đạo đức gia đình:

+ Guồng quay của xã hội đang cuốn con người vào vòng xoáy của những lo toan kinh tế. Mọi
người đua nhau, mải mê kiếm tiền, tìm cách mưu sinh trong xã hội nên quên đi nhiều giá trị gia
đình truyền thống tốt đẹp. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn,
dễ vỡ hơn. Ngày nay, tỷ lệ ly hôn ngày một gia tăng, đặc biệt xuất hiện ở nhiều gia đình trẻ.
Nhiều cặp vợ chồng vừa kết hôn xong đã vội vã chia tay. Điều này chứng tỏ nhận thức về hạnh
phúc gia đình chưa thực sự đúng đắn đối với giới trẻ. Trong nhiều lý do dẫn đến việc ly hôn của
các ông bố bà mẹ trẻ, thật ngạc nhiên khi có những lý do hết sức đơn giản như xuất phát từ một
cuộc cãi cọ, hay không thích thì chia tay. Họ sẵn sàng ly hôn mà không cần quan tâm đến sự
thiệt thòi của con trẻ.

+ Vợ chồng ít quan tâm đến nhau hơn, anh em ít gần nhau hơn. Nhiều mâu thuẫn cha mẹ con cái,
anh em xảy ra chỉ vì miếng đất, tiền bạc hay quyền lợi kinh tế. Cùng với nhiều biểu hiện trên,
tình trạng bạo hành gia đình cũng ngày càng xuất hiện với những mức độ nguy hiểm hơn. Không
chỉ xuất hiện hiện tượng bạo hành của chồng với vợ mà có cả hiện tượng bạo hành của vợ với
chồng, con cái với cha mẹ. Nhiều con cái mải lo cuộc sống riêng tư mà để quên cuộc sống của
cha mẹ, để cha mẹ sống cô đơn, lầm lũi một mình.

+ Tình trạng ngoại tình cũng ngày càng phổ biến. Quan niệm về chung thủy cũng đã có sự thay
đổi. Nhiều người quan niệm có bồ là bình thường. Việc sống thử trước hôn nhân cũng bắt đầu
xuất hiện và ngày càng phổ biến.

->Tất cả những thay đổi trên có nhiều nguyên nhân. Sự tác động của những yếu tố văn hóa ngoại
lai đang dần ảnh hưởng đến lối sống, nhận thức của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới
trẻ. Mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo lối sống buông thả, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, quá
đề cao vấn đề vật chất khiến cho con người ngày càng đánh mất giá trị đạo đức gia đình truyền
thống. Sự thay đổi nào cũng là quy luật. Nó thực sự có ý nghĩa khi đem đến một hơi thở mới,
một luồng gió mới mang lại những giá trị văn hóa tích cực. Nhưng nó cũng thực sự là vấn đề
nguy hiểm khi đánh mất đi chính mình, đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà
bao năm qua chúng ta đã gây dựng.

Tài liệu tham khảo:

[1]. James W. Vander Zanden: Sociology the Core, Mc. Graw Publishing Company, 1990, p.
225.

1. Đỗ Thái Đồng: Tạp chí Xã hội học, số 3-1990, tr. 9.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 112.

You might also like