You are on page 1of 3

Đề tài: Chứng minh sức lao động là hàng hóa đặc biệt từ đó liên hệ đến việc học tập

của
bản thân để sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường một cách thuận lợi hoặc khởi
nghiệp thành công.

B. Tổng quan nghiên cứu:

1.Mục tiêu nghiên cứu:

+ Để chứng minh sức lao động là hàng hóa đặc biệt thì cần có những yếu tố nào?

+ Làm thế nào để học tập một cách hiệu quả khi còn là sinh viên để sau khi tốt nghiệp có
thể gia nhập thị trường một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công và từ đó phát huy
cái tốt và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng học tập thông qua
các yếu tố tìm ra qua nghiên cứu.

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: nhóm sinh viên khoa tài chính-ngân hàng đại học Thương Mại
nói riêng và các ngành khác nói chung.

+ Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Thương Mại

3.Ý nghĩa của nghiên cứu:

+ Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị
trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đa thừa nhận sức lao động là hàng hoá
(khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) cho nên việc xây dựng thị trường sức lao
động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa là vấn đề
cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa ở
nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường và Nghị quyết Đại hội IX
cũng đa nhấn mạnh phải tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao
động từ chỗ không tồn tại đa bắt đầu hình thành và phát triển.

+ Hiểu được thực sự ý nghĩa của việc học, đồng ý là “học là để biết” nhưng không có
nghĩa là cái gì cũng đọc, cũng quan tâm thành ra không thật sự đi sâu vào lĩnh vực nào
cả, thế nên khi được hỏi cặn kẽ thành ra chẳng biết gì. Vậy thì cần phải đặt ra một câu
hỏi: “cái gì cũng biết một chút như vậy thì sau ra trường làm gì?” Ví như các cụ đã bảo:
Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta
cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể
cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng
tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó
không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không. Việc học cũng
vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao. Vậy nên cần tìm
ra cách học hiệu quả nhất ngay khi còn là sinh viên: quan trọng là điều bạn học được phải
được áp dụng vào thực tế cuộc sống.

2. Khái quát về sức lao động:

- Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn
tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng
không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử
cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ
thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người
thợ thủ công tự do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động
của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm
nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành
hàng hoá cần phải có những điều kiện nhất định.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:

+ Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Vậy người lao
động phải đươc tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình, thì mới đem
bán sức lao động được. Trong các xã hội nô lệ phong kiến, người nô lệ và nông nô không
thể bán sức lao động được vì bản thân họ thuộc sở hữu của chủ nô hay chúa phong kiến.
Do đó, việc biến sức lao động thành hàng hóa đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ nô lệ và nông
nô.

+ Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để
sống. Nếu chỉ có điều kiện người lao động được tự do về thân thể thì chưa đủ điều kiện
để biến sức lao động thành hàng hóa vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại
có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sản xuất ra hàng hóa và bán hàng hóa đó do mình sản xuất ra
chứ không phải bán sức lao động.

->Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư bản.
Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải phát
triển tới một mức độ nhất định. Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có
sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến
một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội,
phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành
hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở
nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã
hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Ví dụ: Tình trạng rất phổ biến hiện nay chính là một người nắm giữ TLSX như nhà
xưởng cho thuê thì họ vẫn có thể đi làm cho một công ty nào đó, như vậy người này vẫn
gọi là bán sức lao động vì họ làm việc và tạo thặng dư cho người khác và sức lao động
này vẫn là hàng hóa.

Tài liệu tham khảo:

1.Theo wattpad-nguyen vu kim anh- phân tích điều kiện sức lao động- 14/5/2010

2.Giáo trình kinh tế chính trị

3. Gochoctap.net

You might also like