You are on page 1of 27

THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI TẠI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tài nguyên du lịch Việt Nam rất đa dạng và phong phú (cả tài nguyên du
lịch tự nhiên và du lịch nhân văn). Tuy nhiên, việc quản lý, tôn tạo, khai thác tài
nguyên du lịch việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức điển hình như tài
nguyên du lịch nhân văn nói chung và Nghệ Thuật Bài Chỏi Trung bộ nói riêng.
Loại hình này chưa được khai thác và nếu khai thác thì đã khai thác một cách lãng
phí, chưa có hiệu quả cao và không quảng bá đến với du khách tốt.
Dưới nhiều sự tác động đã dẫn đến một loại hình văn hóa phi vật thể nổi tiếng tại
Miền Trung nói chung với Hội An nói riêng đã dần bị lẫn quên và một số ít bạn trẻ
dường như khi nghe nói “Nghệ Thuật Bài Chòi” vẫn cảm thấy xa lạ mặc dù họ
thường xuyên di chuyển tại Hội An. Đôi khi vẫn còn nhiều người dân sống tại Hội
An vẫn chưa xem Nghệ Thuật Bài Chòi. Và nguyên nhân chính dẫn đến điều đó là
du lịch không có sự liên kếp, làm cho giá trị di sản ngày càng đi xuống.
Nếu chúng ta làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, văn hóa tại
địa phương trong du lịch thì lợi ích từ sự liên kết này phải chăng sẽ tăng lên rất
nhiều vì thông qua du lịch, giá trị di sản địa phương các vùng miền khác được tôn
trọng, bảo vệ và phát huy giá trị và được giới thiệu, quáng bá rộng rãi hơn.
Chính vì quan điểm đó, mà nhóm chọn đề tài "Thực trạng, giải pháp phục hồi và
phát triển Nghệ Thuật Bài Chòi tại Đô Thị Cổ Hội An” để có thể một phần nào đó
giúp quảng bá được hình ảnh Nghệ Thuật Bài Chòi phát triển trở lại và gần gũi đến
với mọi người dân Miền Trung nói chung và Hội An nói riêng. Và nhóm tin rằng
Nghệ thuật Bài Chòi sẽ là một loại hình du lịch rất đa dạng và phong phú, có thể
trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống phát triển mạnh và đem lại nhiều
lợi nhuận trong tương lai.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Nhóm 6 là tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận về
Nghệ Thuật Bài Chòi tại Miền Trung nói chung và tại Hội An nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Có thể biết được thực trạng và đưa ra các giải pháp để phục hồi và phát triển Nghệ
Thuật Bài Chòi tại Đô Thị Cổ Hội An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thực trạng Nghệ Thuật Bài Chòi tại
Miền Trung và Hội An. Từ đó đưa ra các giải pháp phục hồi và phát triển Nghệ
Thuật Bài Chòi tại Đô Thị Cổ Hội An.
Không gian: Trong phạm vi thuộc Đô Thị Cổ Hội An.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI
1.1. Lịch sử nghiên cứu nghệ thuật bài chòi
1.1.1. Lịch sử hình thành nghệ thuật bài Chòi tại nước ta
Nghệ Thuật Bài Chòi dân gian là một trong những loại hình nghệ thuật sáng tạo
đặc sắc của người Việt Nam ở Miền Trung nước ta. Có nguồn gốc từ hội chơi Bài
Chòi, là một trong những hình thức văn hoá giải trí thường được tổ chức vào những
ngày đầu xuân năm mới hay các dịp lễ lớn tại các tỉnh miền Trung (từ Bình - Trị -
Thiên cho đến Ninh Thuận và Bình Thuận).
Cho đến nay, chưa ai khẳng định chính xác nguồn gốc của loại hình nghệ thuật Bày
Chòi xuất phát từ đâu, và tất cả nhận định dưới đây đều là những giả thuyết của các
nhà nghiên cứu hay của các bạn đọc giả.
Thông tin một số tài liệu về nguồn gốc ra đời loại hình nghệ thuật bài chòi tại Miền
Trung thì đã có một vài tài liệu của người Việt Nam và các nước bạn đã đề cập từ
những năm đầu của thế kỷ XX. Điển hình như Trong cuốn Larouss musicale xuất
bản tại Pari - Pháp năm 1928, đã đề cập đến loại hình nghệ thuật ra đời vào những
năm 1470 với tựa đề “Những bài hát phổ thông của người An Nam” để nói về
Nghệ Thuật Bài Chòi.
Bên cạnh đó có một vài nhà nghiên cứu khác thì cho rằng, khi người Thanh Hóa
vào lập nghiệp ở dinh Bình Định, đã dựa theo mô hình tiêu khiển ở các chòi canh
nương rẫy của người dân mà sáng lập ra hội Bài Chòi.
Ngoài ra, xuất phát từ nhiều tài liệu nghiên cứu khác như Phó giáo Sư Tiến Sĩ Từ
Thị Loan hay viện trưởng văn hóa nghệ thuật quốc gia VN đã đưa ra những nhận
định về Bài Chòi và họ cho rằng đây là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi
dân gian, ra đời và phát triển tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung
bộ (tính từ đèo Hải Vân), sau này chịu ảnh hưởng chiến tranh chống Mỹ và chống
Pháp nên chuyển sang hình thức hô, hát Bài Chòi từ những người dân những quân
đội thời bấy giờ họ đã lưu giữu truyền nhau cho đến ngày nay những lời ca, những
điệu hát vang dội cho đến thế hệ chúng ta ngày nay…
(Ở đây nhóm xin phép chỉ đưa ra một vài thông tin chính thống nguồn gốc ra đời)

1.1.2. Lịch sử kết hợp phát triển giữa du lịch và nghệ thuật bài chòi
Ngày nay, loại hình “Nghệ Thuật Bài Chòi” là nét văn hóa nổi bật trong đời sống
văn hóa tinh thần của người dân Miền Trung nói chung và Hội An nói riêng. Đã
trải qua nhiều biến cố của thời gian và lịch sử, nhưng tình yêu ca hát Bài Chòi vẫn
đọng mãi trong lòng người dân Miền Trung luôn tuôn chảy và đang được những
thế hệ hôm nay giữ gìn và phát huy đồng thời đưa vào phục vụ hoạt động du lịch
như ở (Khánh Hòa, Hội An, Bình Định…)
Điển hình tại Hội An: Vào dịp trăng rằm hằng tháng, với những điệu hát dưới ánh
trăng bên dòng sông Hoài thơ mộng với những chiếc đèn lồng lung linh hòa quyện
những điệu hát bài chòi từ lâu đã trở thành địa điểm thu hút rất đông du khách và
người dân khi tới tham quan phố cổ. Cùng với tiếng trống và tiếng nhạc rộn rã,
những câu hát đã làm nhiều du khách khi đến đây không khỏi ngỡ ngàn. Nhờ sự
yêu nghề, chính sách bảo tồn và phát huy đó đã làm cho Nghệ Thuật Bài Chòi được
nhiều khách quốc tế biết đến và một phần quảng bá được hình ảnh phát triển du
lịch hơn.
Từ năm 2010 đến nay, Đô Thị Cổ Hội An đã tổ chức nhiều chương trình “Đêm phố
cổ” với giọng hát Bài Chòi được tổ chức ngoài trời tạo ra một sản phẩm du lịch đặc
sắc đồng thời cũng tạo nên một không gian nghệ thuật để bài chòi “tỏa sáng” với
du khách gần xa. Và là một sân khấu mở nên du khách có thể tham gia trò chơi Bài
Chòi cùng với những anh Hiệu, chị Hiệu vui tính, ứng đối lanh lợi.
Và nhờ sự thu hút quảng bá khách du lịch cho đến nay tại Hội An có khoảng hơn
10 Nghệ Sỹ hát Bài Chòi thường xuyên tham gia biểu diễn để phục vụ khách du
lịch, đây đa phần là những nghệ sỹ trẻ tuổi, có niềm đam mê với nghệ thuật truyền
thống.
(sự liên kết giữa Bài Chòi – Du Lịch này chưa có hiệu quả…)

1.2 Các khái niệm liên quan đến nghệ thuật bài chòi
1.2.1 Nghệ thuật bài chòi
Nghệ Thuật Bài chòi là một hình thức giải trí trong cộng đồng người Việt, xóm
làng. Với các thể loại như: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… Trong lời
văn tiếng hát được chị Hiệu/Anh Hiệu truyền tải nhẹ nhàn, giản dị, tự nhiên, tạo
sức hấp dẫn với du khách dần dần trở thành nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa
khắp miền Trung. Vì thế mà Bài Chòi trở thành môi trường thực hành và sáng tạo
nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách biểu
diễn và các giá trị văn hóa nổi bật vùng miền.
1.2.2 Thẻ bài
Bộ Bài Chòi gồm có 30 thẻ, thông thường thì có 9 Chòi được dựng lên. Anh/chị
Hiệu (người diễn xướng trong Bài Chòi) bốc trúng thẻ bài nào sẽ hát kể một câu
chuyện vui để đưa đến đích là tên thẻ bài đó. Ai mang về cả 3 thẻ bài sẽ là người
thắng cuộc, được nhận bao lì xì, được chúc rượu.
1.2.3 Hát bài chòi
Hát Bài Chòi là loại hình dân ca của người Trung Bộ yêu thích, đồng thời được
công nhận di sản văn hóa thế giới (7-12-2017). Cách biểu diễn giữa các chòi với
nhau được dân gian gọi là hô Bài Chòi, khởi nguồn của Nghệ Thuật Bài Chòi.
Nghệ Thuật Hát Bài Chòi ở Hội An được xem là hình thức biễn diễn truyền thống
kết hợp giữa diễn xướng dân gian mang đậm văn hóa âm nhạc dân gian xứ Quảng
(Hội An). Đây có thể xem như hình thức sân khấu âm nhạc lớn ở loại hình âm nhạc
dân gian, có giá trị riêng về mặt âm nhạc học.
Ngoài ra, Bài Chòi còn người dân xem là loại hình sinh hoạt giải trí bình dân
nhưng chứa đựng giá trị nhân văn cao cả, có vai trò gắn kết cộng đồng, làng xã, tạo
nên mối quan hệ đồng cảm và đặc biệt là có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ngày nay,
trong thời hội nhập kinh tế mở cửa, giao lưu văn hóa, ngoài ra Hát Bài Chòi còn
mang trong mình sứ mệnh quảng bá giá trị truyền thống của đất nước để bạn bè, du
khách quốc tế hiểu hơn về nét đẹp riêng của văn hóa, con người và đất nước Việt
Nam nói chung và Hội An nói riêng.
1.3. Đặc điểm Nghệ Thuật Bài Chòi
1.3.1 Cách biểu diễn Nghệ Thuật Bài Chòi
Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-
3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (Chòi Mẹ) ở giữa dành cho
các vị chức sắc địa phương.
Bộ bài để đánh Bài Chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên
chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu... được vẽ
trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.
Bộ bài gồm 3 pho, đó là:
Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá liễu, tám
miếng, chín cu, chín gối.
Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất
vung, bát bồng, cửu điều.
Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu bưởng, bảy
thưa, tám dây, cửu điều.
Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng
đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài
chơi.
Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng
tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu
hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài
thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó "tới", xổ một
hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng
cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu
một lần thắng.
1.3.2 Thời gian biểu diễn Nghệ Thuật Bài Chòi
Thường diễn ra vào các ngày hội lớn hay dịp trăng tròn, đặc biệt là vào dịp Tết
Nguyên Đán ở các làng quê. Thời gian biểu diễn tùy theo chương trình mỗi địa
phương và từng tỉnh thành, có khi diễn ra cả ngày, khi từ tối cho đến khuya. (riêng
Hội An thông thường là buổi tối vào những ngày rằm lớn). Dưới sự tham gia đông
đức của người dân, du khách tạo không gian vui vẻ và ý nghĩa.
1.4. Phân loại Nghệ Thuật Bài Chòi
1.4.1 Tiêu chí UNESCO vinh danh Nghệ Thuật Bài Chòi
Nghệ Thuật Bài Chòi là một hoạt động văn hoá quan trọng trong cộng đồng làng
xã, nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của. Các câu chuyện
trong Bài chòi nói về những bài học đạo đức, tình yêu quê hương đất nước và sự
gắn kết cộng đồng cuộc sống của người dân với nhau.
Việc ghi danh Nghệ Thuật Bài Chòi được xem như là đã khuyến khích đối thoại
giữa các cộng đồng, các nghệ nhân và địa phương nhằm tạo cơ hội trao đổi và chia
sẻ kinh nghiệm giữa những người khách xem có thể được vào giao lưu, qua đó làm
phong phú kiến thức và kỹ năng về loai hình này và một phần quảng bá được đến
với du khách quốc tế. Việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể tạo sự liên kết giữa
di sản và du lịch mang giá trị truyền thống văn hoá khác thông qua các hoạt động
trình diễn và lễ hội liên quan.
Hồ sơ đã mô tả chi tiết, rõ ràng những nỗ lực trong quá khứ và hiện tại để bảo vệ di
sản và đảm bảo sự tồn tại của các cộng đồng, các nhóm người và các câu lạc bộ với
sự hỗ trợ của Chính phủ. Những nỗ lực này bao gồm việc tổ chức các hội Bài chòi,
trình diễn và giảng dạy bải bản và kỹ năng ca hát, cũng như kỹ thuật trình diễn,
phương pháp làm thẻ bài và các kỹ năng chơi Bài chòi.
Cộng đồng tích cực đóng góp ý tưởng cho việc sưu tầm và tư liệu hóa di sản, điền
vào các mẫu kiểm kê và tham gia vào tất cả các công đoạn chuẩn bị hồ sơ đề cử.
Các cá nhân và đại diện của các nhóm và câu lạc bộ Bài chòi đã ký cam kết tự
nguyện, đồng thuận của họ đối với đề cử, đồng thời, sự hiểu biết về việc xây dựng
hồ sơ đề cử của họ cũng được thể hiện trong các đoạn ghi âm và ghi hình các cuộc
phỏng vấn được thực hiện tại các địa phương có thực hành Bài Chòi.
“UNESCO ghi danh Nghệ Thuật Bài Chòi Trung Bộ vào Danh sách Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân
tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến
khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự
khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước
2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO,” đại diện Cục Di sản Văn
hóa khẳng định.
1.4.2 Các loại hình Nghệ Thuật Bài Chòi
Nghệ Thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian
truyền thống đặc sắc của người dân các tỉnh Trung Bộ Việt Nam bào gồm các loại
hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa, văn học... Từ một trò chơi, tiến lên
sân khấu, để có hàng loạt hình thức trong một loại hình nghệ thuật, bao gồm dân ca
bài chòi, ca kịch bài chòi, diễn xướng bài chòi…
Bài Chòi có hai hình thức chính: Chơi Bài chòi và Trình diễn Bài chòi. Chơi Bài
chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán. Trong
các buổi trình diễn của Bài Chòi, anh/chị Hiệu biểu diễn trên chiếu cói, hoặc di
chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Giá trị nghệ thuật âm nhạc:
Hát Bài Chòi là một phương thức diễn xướng mang tính dân gian cao, với một hệ
thống phong phú các làn điệu được kết hợp đan xen lẫn nhau, đã xây dựng thành
một vở diễn hoàn chỉnh, có giá trị nghệ thuật khá rõ nét. Nói lối xen kẽ trong
những lối hát.
Tổng hợp và gắn kết rất độc đáo các làn điệu, nói lối từ những mảng âm nhạc khác
nhau như các làn điệu có nguồn gốc trong âm nhạc dân gian, các điệu Lý có nguồn
gốc trong dân ca Liên khu V (hay còn gọi là Dân ca dân nhạc) đã làm cho âm nhạc
Hát Bài Chòi truyền thống ở Hội An – Quảng Nam phong phú và đa dạng hơn.
Hát Bài Chòi là một nghệ thuật diễn xướng đã nâng tính sôi nổi, hấp dẫn cho một
hình thức nghệ thuật dân gian. Và điều này chính là diện mạo và đặc tính của nghệ
thuật dân gian, tính “dân gian” được nói rõ bởi yếu tố trên.
1.4.3 Phạm vi phân bố Nghệ Thuật Bài Chòi
Nghệ Thuật Bài Chòi có mặt hầu khắp các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ
(từ Bình-Trị -Thiên cho đến Ninh Thuận và Bình Thuận). So với các tỉnh khác loại
hình diễn xướng dân gian Hát Bài chòi tại Hội An - Quảng Nam có những nét
riêng, độc đáo, mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của người dân xứ Quảng.
Chính vì sự phân bố khu vực như vậy nên mỗi vùng có những nét đặc trưng riêng,
đầu tiên phải kể đến sự khác biệt giữa phía Bắc đèo Hải Vân và Nam đèo Hải Vân.
Bắc Trung Bộ: Phạm vi khu vực này không thường xuyên trình diễn ở không gian
mở (Hội chơi, sân khấu dân gian…). Nghệ thuật diễn xướng thường được thực hiển
ở không gian nhỏ, khép kín qua các hình thức sinh hoạt bài ghế, bài thai… (tương
tự với cách thức chơi của Hội Bài Chòi). Cộng đồng tham gia thưởng thức, sinh
hoạt và tương tác nhỏ. Ngoài ra ở khu vực này cũng không thiên về yếu tố diễn;
với yếu tố xướng thì âm nhạc mang đặc điểm trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng, biểu
cảm, ngôn từ sâu sắc, thâm thúy…
Nam Trung Bộ: Thường diễn xướng thực hành phổ biến ở không gian mở, có sự
giao lưu, tương tác lớn với cộng đồng sinh hoạt và thưởng thức trong hội chơi và
sân khấu dân gian. Ngoài ra thiên về yếu tố diễn, yếu tố xướng cũng phát triển
tương ứng bằng cách tích hợp nhiều sắc thái âm nhạc. Thể loại văn học diễn xướng
là các hình thức vè, thơ, tự sự, các truyện thơ, tích tuồng (thơ)…
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt đó nhóm sẽ ví dụ điển hình tại Hội An:
Điển hình tại Hội An đã thể hiện nghệ thuật này một cách đa dạng, độc đáo như lối
hát, làn điệu, tính chất hài vui nhộn, thâm thúy… trong cách diễn cũng như cách tổ
chức đều rất đậm chất mang phong cách riêng của xứ đô Hội, được thể hiện rõ qua
các yếu tố:
Cách tổ chức Bài Chòi tại Hội An, ở Hội An – Quảng Nam, người ta dựng chòi
theo hình chữ nhật. Hai cạnh dài, mỗi bên dựng 4 chòi đối mặt nhau. Chính giữa là
một chòi ngắn gọi là chòi trung tâm. Ở một số địa phương khác thì cách tổ chức
dựng chòi thường là hình chữ U hoặc vòng tròn và chính giữa là một chòi ngắn gọi
là Chòi trung tâm.
Không gian biểu diễn, hát Bài Chòi thường được tổ chức trên một sân rộng ngoài
trời. Ở Hội An, sân chơi Bài Chòi diễn ra hằng đêm giữa lòng phố cổ, bên cạnh là
dòng sông Hoài.
Thời gian diễn xướng, hát Bài Chòi ở Hội An thường được diễn ra lúc 19h hằng
đêm.
Chủ thể văn hóa, người diễn là những nghệ nhân sinh sống ở Hội An hoặc người
chơi là người dân và du khách trong và ngoài nước.
Về thể lệ cuộc chơi, nếu như ở Huế có Hò bài thai (hay Đố thai, Hô thai) hay là
Treo cửu nhơn ở Nam Trung Bộ tức là người chơi phải đoán nhanh con bài của
người hô trong phạm vi ba lần.
Thể thơ: Thường sử dụng thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
Làn Điệu (Làn điệu cổ bản): Trong Hát Bài Chòi truyền thống ở Hội An, làn điệu
Cổ bản được sử dụng khi mới đầu vào cuộc chơi. Bên cạnh đó thì trong quá trình
hát thì anh hiệu chị hiệu còn xen lân làn điệu Xuân nữ, Nói lối hay thể Lý những
làn điệu Cổ bản, làn điệu Xuân nữ và thể Lý được sử dụng ít hơn so với ở các địa
phương khác trên địa bàn miền Trung.
Nói lối và Thể Lý: Đây là làn điệu Lý cũng được sử dụng không nhiều trong Hát
Bài Chòi truyền thống ở Hội An. Làn điệu này chủ yếu thiêng về giáo dục tình yêu
quê hương và phê phán những tệ nạn xã hội đi với những thủ tục lạc hậu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI TẠI ĐÔ THỊ CỔ


HỘI AN
2.1 Thực trạng nghệ thuật bài chòi tại Hội An
2.1.1 Thực trạng nghệ thuật bài chòi trong du lịch
Nghệ thuật Bài Chòi từ lâu đã trở thành loại hình dân gian độc đáo được biểu diễn
từ nguồn cảm xúc khơi dậy trong tâm hồn mỗi nghệ nhân và dường như trở thành
một món ăn tinh thần của người dân miền Trung. Chính vì vậy, mỗi chính quyền
địa phương đã không ngừng nỗ lực phát triển, bảo tồn giá trị di sản và đồng thời
đưa vào khai thác du lịch. Những điều đó dường như không hiệu quả, bởi từ lâu
đến nay, vấn đề phát trển du lịch tại địa phương của Việt Nam nói chung chưa
được bàn đến nhiều trong chiến lược phát triển du lịch và nếu có thì chỉ một cách
trơn truông. Tại đây, bởi sự cải tạo và phát triển không đúng cách đã làm cho ngôn
từ trong bài hát mất đi tính hài hước vui nhộn và ngày càng vi phạm nét thuần
phong mỹ tục trong ngôn ngữ. Điều đáng được chú ý đến, vấn đề chèo kéo khách,
ép khách, chen lấn hay móc túi, thiếu ý tưởng, khó tuyển nghệ nhân… Đã ảnh
hưởng không nhỏ đến phát triển Nghệ Thuật Bài Chòi.
Tất cả du khách trong và ngoài nước đều cần sự uy tín và chân thật chất phát bởi
tính nghệ thuật dân gian mang tình nghĩa xóm làng đậm chất dân dã, chứ không
phải là một sự cải tiến thay đổi đi bản chất ban đầu vốn có, chúng ta cải tiến chứ
không cải tạo lại. Cải tiến một cách nghiêm túc học hỏi để trong tương lai có một
loại hình Nghệ Thuật Bài Chòi uy tín đông đảo du khách biết đến hơn là ngày càng
lãng quên như thực tại.
Thí dụ điển hình
Trước kia, du khách đến với Hội An xem trình diễn Nghệ Thuật Bài Chòi rất đông
đảo từ mọi lượt khách trong và ngoài nước, từ các bạn trẻ đến những cô chú lớn
tuổi đều yêu thích loại hình này. Dần dần đã thu hút rất nhiều lượt khách bởi tính
dân dã, mộc mạc và vui nhộn nên loại hình Nghệ Thuật Bài chòi dân gian này rất
nhiều người tham gia cổ vũ. Và trở thành món ăn tinh thần đặc trưng tại xứ đô Hội
lan tỏa đến mọi du khách. Có thể thấy, đó là một trong những điều kiện thuận lợi,
để chính quyền địa phương có khai thác sản phẩm du lịch như dấu ấn chương trình
tham quan đêm phố cổ ở các điểm trình tấu nhạc dân tộc trong các nhà cổ, điểm tập
hát dân ca ở vòng cung chùa Cầu lên gần 2.000 lượt khách mua vé vào tham quan
khu phố cổ và Bài Chòi.
Hiện nay, Hội An không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu dân ca Bài Chòi đến với du
khách, mà các nghệ sĩ biểu diễn còn tham gia các vào những chương trình giao lưu
văn hóa với các tỉnh thành trong và ngoài nước (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh
Hòa, Lâm Đồng….), giao lưu tại các nước Châu Á và Châu Âu (Thái Lan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đức, Italia, Hungary, Nhật Bản…). Nhìn chung đó là sự phát
triển và ngày càng phục hồi qua các lễ hội, hoạt động du lịch.
Và cũng có rất nhiều câu hỏi cho rằng: “Tại sao dù đã đưa ra nhiều chính sách áp
dụng phục hồi và phát triển, nhưng Nghệ Thuật Bài Chòi vẫn bị lãng quên dần ạ?”
và đó là một câu hỏi chưa có lời giải đáp hữu hiệu.
Và ảnh hưởng bởi hiện đại hóa ngôn ngữ được đưa vào trong bài trình diễn, đã
khiến cho loại hình mất đi tính mộc mạc của nghệ thuật. Sử dụng nhiều lối ngôn
ngữ làm du khách không hài lòng và không có sự truyền dạy lại cho các thế hệ
sau... Chính vì những điều đó đã làm cho loại hình này ngày càng lãng quên và ít
du khách ghé thăm, và nếu có thì bởi sự tò mò từ phía du khách chứ không phải
được thu hút bởi lối trình diễn…
(Quan điểm riêng về nhìn nhận thực trạng Nghệ Thuật Bài Chòi của nhóm…)

2.1.2 Nghệ thuật bài chòi trong văn hóa người Việt
Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Từ đây mà chính quyền và người dân biết thêm các giá
trị của nghệ thuật bài chòi và tích cực phát huy mạnh mẽ hơn những giá trị đó của
Nghệ Thuật Bài Chòi. Đây cũng là cơ hội để chính quyền nhà nước cũng như địa
phương cùng với cộng đồng chung tay bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật
này.
Nghệ thuật Bài Chòi ở Việt Nam bắt nguồn và phát triển chủ yếu ở các tỉnh Trung
Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội
họa và văn học. Có thể nói đó là nét đặc trưng của Miền Trung, giống như ở các
vùng Tây Nguyên sẽ có Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là một
hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã thường được chơi
vào các dịp lễ tết như vào Tết Nguyên Đán.
Hiện nay hát Bài Chòi là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong các
chương trình biểu diễn diễn ra ở thành phố, xã phường và các trường học, doanh
nghiệp. Chưa dừng lại ở đó, nghệ thuật Bài Chòi Hội An đã vươn ra các tỉnh thành
khác trên cả nước để có thể giao lưu và kết nối với nhiều cư dân địa phương hơn ví
dụ như tỉnh, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Sóc
Trăng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Thông qua nội dung của những làn điệu, câu hát có thể thấy trong đó có sự ca ngợi
tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... Không chỉ mang
đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang
đậm tính giáo dục về đạo đức, nhân cách, lối sống cao đẹp, cách đối nhân xử thế
với mọi người xung quanh, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức
cao đẹp hơn.
Những người có vai trò lưu giữ, thực hành và là người truyền cảm hứng của nghệ
thuật Bài Chòi đến với cộng đồng và các thế hệ sau là các anh chị Hiệu. Có thể
thấy bài chòi xuất phát từ dân gian, nói theo tiếng nói của dân gian và chủ yếu phục
vụ cho tầng lớp bình dân chính vì vậy mà loại hình nghệ thuật này chủ yếu được
người dân địa phương kế thừa và phát huy.
Nghệ thuật Bài Chòi tại Đô thị cổ Hội An nhờ vào điều kiện không gian kiến trúc,
ánh sáng và các vật dụng trang trí đặc trưng Đô thị cổ Hội An. Ngoài ra, nhờ vào
lượng khách là người dân địa phương (độ tuổi 35 trở lên là chính), du khách trong
và ngoài nước đến với các lễ hội ngày càng đông đảo nên Nghệ thuật Bài Chòi đã
thực sự sống dậy ở Đô thị cổ và đã thành các buổi biểu diễn định kỳ vào mỗi dịp
Tết đến, xuân về hay trong các lễ hội đặc biệt khác. Nó đã thật sự là một phần quan
trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây, ngoài ra còn làm cho
các sản phẩm du lịch của Hội An ngày càng sôi nổi và phong phú hơn.
Trong những năm gần đây, phong trào chơi Bài Chòi, hội Bài Chòi diễn ra quanh
năm chứ không còn chỉ là khi có những dịp đặc biệt như lễ tết… Nó được diễn ra
không chỉ ở các thôn quê mà còn ở các thành phố lớn tạo được không khí vui tươi,
lành mạnh. Nghệ thuật bài chòi được diễn ra với nhiều các hình thức tổ chức như
trò chơi trong các lễ hội của thôn, xã hay tỉnh… không chỉ có như vậy hình thức
nghệ thuật này còn được tổ chức các chương trình thi hô Bài Chòi, các cuộc thi
trong các trường trung học đến đại học…
Ngoài ra, các tỉnh thành Trung bộ còn tổ chức các lớp dạy nghề và các câu lạc bộ
để lưu giữ và truyền lửa cho các thế hệ sau. Hiện nay theo thống kê được thì trên
địa bàn các tỉnh miền Trung có hơn 90 câu lạc bộ đang hoạt động trong lĩnh vực
nghệ thuật Bài Chòi, các câu lạc bộ chủ yếu là không gian sinh hoạt và truyền dạy
của các anh chị Hiệu hay các nghệ nhân Bài Chòi.
Bên cạnh những sự phát triển về việc bảo tồn, bảo vệ và phát huy loại hình nghệ
thuật Bài Chòi thì ngày nay loại hình nghệ thuật này ngày càng bị hao mòn và có
nguy cơ mai một vì một số lý do như việc tổ chức biểu diễn chưa chuyên nghiệp,
càng ngày càng có ít người có thể hô Bài Chòi được….
Và trong văn hóa của người Việt ngày nay nghệ thuật bài chòi cũng không còn phổ
biến như trước đây, có thể vì đời sống ngày càng phát triển người dân dần bị cuốn
theo các thú vui khác hay với xu thế hội nhập quốc tế và nền công nghệ ngày càng
phát triển người dân không còn tập trung đông đúc tại các nhà văn hóa hoặc trung
tâm cộng đồng để có thể tổ chức trò chơi Bài chòi. Ngoài ra còn có các hình thức
cải biên, cách điệu làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng kém hấp dẫn và
không còn những nét truyền thống cũng như làm mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp bên
trong các làn điệu, từ ngữ…
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và chất lượng của các công ty lữ hành
tại Hội An trong lĩnh vực nghệ thuật bài chòi
2.2.1 Đối tượng khách du lịch của nghệ thuật bài chòi ở Hội An
Khách du lịch trong nước, từ năm 2005 đến nay, thành phố Hội An đã tổ chức
chương trình “Đêm hội phố cổ” là sân khấu Bài Chòi ở ngoài trời tạo ra một sản
phẩm du lịch đặc sắc, tạo nên một không gian nghệ thuật để bài chòi “tỏa sáng” với
du khách nội địa gần xa. Bài Chòi Hội An đã vươn ra ngoài biên giới Hội An để đi
giao lưu với nhiều tỉnh, thành phố trong nước như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Khách du lịch quốc tế đến Hội An hằng năm đón hơn 2 triệu khách du lịch. Trong
đó, có khoảng 1.000.000 khách quốc tế. Các nghệ sĩ hát bài chòi của Trung tâm
Văn hóa -Thể thao Hội An tham gia các chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa ở
7 nước châu Âu và châu Á gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc
tế. Đặc biệt, Bài Chòi Hội An có những lần giao lưu tại 7 quốc gia Thái Lan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đức, Italia, Hungary, Nhật Bản.
Khách địa phương ở Hội An có nhiều đội quần chúng hát bài chòi tại các xã
phường, các đội hát này hoạt động sôi nổi nhất là vào những dịp lễ hội, dịp Tết đến
Xuân về; họ sẽ tiến hành dựng lều, dựng rạp ngay tại các thôn xóm để hát và chơi
bài chòi.
2.2.2 Tình hình thu hút khách du lịch trong lĩnh vực nghệ thuật bài chòi ở Hội
An
Trước kia, loại hình nghệ thuật dân gian “Bài Chòi” chỉ xuất hiện ở Hội An vào
những ngày lễ đặc biệt, đình đám hay ngày đầu xuân nhưng đến nay loại hình nghệ
thuật này được tổ chức mỗi đêm tại Phố Cổ. Có thể cho thấy nhu cầu của khách du
lịch đến Hội An ngày một tăng cao, chính vì vậy mọi du khách có thể tham gia vào
loại hình nghệ thuật này mỗi đêm mà không hề tốn phí. Thu hút hàng trăm khách
du lịch đến với Hội An và họ rất thích loại nghệ thuật dân gian này.
Bây giờ, Bài Chòi không chỉ là 1 loại hình nghệ thuật dân gian thu nhỏ trong xóm
làng mà đã được biến tấu, được trình diễn trên sân khấu lớn tại Hội An. Nằm ngay
bên con sông Hoài, sau khi đi qua Chùa Cầu, rẽ phải đi thẳng một đoạn sẽ thấy
khoảng đất trống đó chính là nơi biểu xướng của Bài Chòi. Du khách đến Hội An
không chỉ tham quan các giá trị văn hóa vật thể là Đô thị cổ Hội An mà góp phần
với Đô thị cổ Hội An đó là các giá trị văn hóa phi vật thể “nghệ thuật Bài Chòi” đã
tạo nên điểm nhấn thu hút khách du lịch khi đến với Hội An.
Bài Chòi không chỉ phục vụ cho người dân địa phương mà thu hút nhiều du khách
đến tham gia, góp phần phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cho người dân. Mang
về hơn 5,35 triệu lượt khách trong năm 2019, cũng đủ cho thấy hình thức trò chơi
này đang rất được lòng các du khách, càng ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển du lịch tại Hội An.
2.2.3 Tình hình kinh doanh chương trình du lịch nghệ thuật bài chòi tại Hội
An
Nghệ Thuật dân gian Bài Chòi Hội An hằng đêm, là điểm sáng thu hút không chỉ
khách du lịch trong và ngoài nước cảm thấy mới lạ và được thích thú. Du khách
đến Hội An ngoài việc dạo phố ra khi tạm biệt hoàng hôn du khách được thưởng
thức giọng hát Anh Hiệu/Chị Hiệu hòa vào tiếng cười những lối diễn hài hước ý
nghĩa làm cho du khách cảm nhận được sự hấp dẫn đến từ một loại hình nghệ thuật
đặc sắc chốn đô Hội.
Trong 20 năm không ngừng nỗ lực phát triển “Đêm phố cổ” Hội An đã có 230
chương trình với 81 “Đêm phố cổ” ngẫu nhiên đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem
trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng thức Nghệ Thuật Bài Chòi.
Theo thống kê vào những thời điểm “Đêm Phố Cổ” trình diễn nghệ thuật Bài Chòi
lượt khách tăng 262,7%. Các công ty lữ hành không ngừng đưa khách đến tham gia
chương trình và bổ sung vào mỗi chương trình tour.
Năm 2019 thu hút 5,35 triệu lượt du khách tăng 5,24% so với năm 2018 thu hút 5,1
triệu lượt khách. Trong giai đoạn này người dân địa phương đã phát huy giá trị
Nghệ Thuật Bài Chòi, sinh hoạt văn hóa dân gian để phục vụ du khách. Chính vì
vậy trong gia đoạn này lượng du khách đến Hội An ngày một tăng. Trong giai đoạn
này người dân địa phương đã phát huy giá trị Nghệ Thuật Bài Chòi, sinh hoạt văn
hóa dân gian để phục vụ du khách. Chính vì vậy trong gia đoạn này lượng du khách
đến Hội An ngày một tăng.
Ngoài ra Nghệ Thuật Bài Chòi kết hợp với chương trình liên hoan dân ca- Nhạc cổ
Hội An để hỗ trợ các câu lạc bộ, nhóm, nghệ nhân trong việc truyền dạy di sản tại
địa phương nhằm đưa hình ảnh vang xa hơn đến toàn bộ du khách.
2.3 Thực trạng về việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật bài chòi
2.3.1 Thực trạng về việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật bài chòi của chính
quyền địa phương
Trong quyết định công nhận nghệ thuật Bài Chòi là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện nhân loại được UNESCO vinh danh.
Chính quyền địa phương TP Hội An đã bắt đầu đưa trò chơi Bài Chòi vào lễ hội
“Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX”. Từ năm 1998, Hội An đã đưa hát
Bài Chòi vào chương trình Đêm Phố Cổ và đã được mọi người ủng hộ nhiệt tình.
Và chính “Đêm phố cổ”, điều kiện không gian kiến trúc, không gian ánh sáng đặc
trưng phố cổ, nhờ vào lượng người dân và du khách đến với lễ hội ngày càng đông,
nên trò chơi Bài Chòi đã thực sự đã sống dậy ở nội thị và có hiệu ứng tích cực, đã
thành định kỳ tổ chức ở các thôn, các phố mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Hát Bài Chòi là bộ môn không thể nào thiếu trong các chương trình biểu diễn nghệ
thuật được diễn ra thường xuyên ở thành phố, các xã phường, các trường học,
doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều năm nay nghệ thuật hô, hát Bài Chòi đã trở thành
là môn học chính thức trong các trường THCS trên địa bàn TP Hội An.
Để bảo tồn sự tồn tại và phát huy giá trị của nghệ thuật Bài Chòi, nhiều năm qua,
Trung tâm Văn hóa Thông tin TP Hội An đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ
chức và tuyên truyền, để phổ biến trong quần chúng nhân dân về nghệ thuật Bài
Chòi. Bên cạnh Bài Chòi được tổ chức tại TP Hội An, các đoàn thể, ngành Giáo
dục và các xã phường cũng thường xuyên tổ chức hội thi, liên hoan chuyên đề dân
ca Bài Chòi, thi hô hát Bài Chòi.
Từ năm 2004, thành phố đã thật sự mang dân ca Bài Chòi đến với trường học.
Theo đó, mỗi năm học sẽ tổ chức dạy hát dân ca Bài Chòi theo dạng cuốn chiếu
cho 2 trường THCS vào thứ hai hằng tuần. Giáo viên là các diễn viên của Trung
tâm, nhằm nuôi nấng những thế hệ trẻ phát triển nghệ thuật bài chòi. Hội An chính
là cái nôi để Bài Chòi được phát triển và cũng như càng ngày quảng bá đến với
người dân và du khách.
2.3.2 Thực trạng về việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật bài chòi của các cơ
quan ban ngành thuộc văn hóa thể thao du lịch
Nghệ thuật Bài Chòi vừa là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại còn là bản sắc
văn hóa của Việt Nam chúng ta. Trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, nghệ
thuật Bài Chòi đã trở thành dấu ấn mãnh liệt không chỉ trong văn hóa mà nó còn
trong cả đời sống tinh thần. Bởi lẽ những điều đó, nghệ thuật Bài Chòi góp phần
không nhỏ mang bản sắc văn hóa Việt Nam sánh đôi với các bạn bè quốc tế, làm
vinh danh nước nhà. Hiểu được tầm quan trọng đó, trong những năm trung tâm
Văn hóa thể thao du lịch đã có rất nhiều chính sách bảo tồn và phát triển đưa nghệ
thuật Bài Chòi đến với nhiều người hơn.
Các cơ quan ban ngành thuộc văn hóa thể thao du lịch đã có rất nhiều chính sách
và kế hoạch bảo tồn, họ đã làm rất tốt việc đào tạo các diễn viên Bài Chòi để đến
gần với du khách hơn cụ thể như là: Mở các lớp bồi dưỡng các kỹ năng hô/hát Bài
chòi cho các cán bộ văn hóa xã hội, cán bộ Đoàn, giáo viên từ thành phố đến cơ sở,
những người làm công tác phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở, tổ chức dạy Bài
Chòi trong các trường THCS. Ngày nay, nghệ thuật trò chơi Bài Chòi thật sự là
một phần quan trọng trong đời sống người dân, là sản phẩm du lịch độc đáo của
Hội An, vươn ra giao lưu với nhiều tỉnh, thành phố trong nước như TP Hồ Chí
Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Sóc Trăng, Thanh Hóa. Đặc biệt, Bài
Chòi đã được Trung tâm Văn hóa và Thể thao TP Hội An đưa đi giao lưu, quảng
bá tại 7 quốc gia, gồm: Hung-ga-ri, Thái-lan, Đức, Hàn Quốc, I-ta-li-a, Trung
Quốc, Nhật Bản.
Bên cạnh đó, luôn chú trọng đến việc tuyển dụng nguồn nhân lực vào công tác tại
cơ quan, thu hút lực lượng cộng tác viên của Trung tâm các diễn viên đa tài, sẵn
sàng tiếp nhận đội ngũ nhạc công đàn dân tộc, diễn viên giỏi bên ngoài có nhu cầu
đầu quân cho thành phố. Tổ chức tìm kiếm tài năng trẻ, tạo điều kiện đưa các em đi
đào tạo bài bản cũng như bảo đảm đời sống tinh thần, vật chất cho các diễn viên,
nghệ nhân Bài Chòi.
Ngoài ra, của các cơ quan ban ngành thuộc văn hóa thể thao du lịch tại Hội An nói
riêng và Việt Nam nói chung đã luôn tích cực quảng bá, truyền lửa cũng như giữ
lửa nghệ thuật Bài Chòi, luôn chú trọng việc quảng bá và tìm đất diễn, đất sống cho
loại hình nghệ thuật dân gian này, đưa nghệ thuật Bài Chòi đến với nhiều người
hơn, luôn quan tâm và tạo điều kiện để ngành văn hóa tổ chức bảo tồn và nhất là
trao truyền để có sự kế thừa nghệ thuật Bài Chòi qua các thế hệ.
Qua những chính sách bảo tồn trên, các cơ quan ban ngành thuộc văn hóa thể thao
và du lịch đã có những đóng góp to lớn trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật
Bài Chòi không chỉ trong không gian Hội An mà còn là không gian ở Việt Nam.
Mặc dù, nghệ thuật Bài Chòi tại Hội An được biết đến rất nhiều nhưng đâu đấy có
lúc cũng bị mai mọt theo thời gian và bị lãng quên bởi chính nhịp sống hiện đại.
Bởi lẽ khi nhu cầu thẩm mỹ hiện nay càng trở nên hiện đại hơn, con người ta càng
đề cao tính nghệ thuật, thì sân khấu truyền thống trong đó có sân khấu ca kịch Bài
Chòi không còn giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt nghệ thuật của xã hội. Thực
trạng này đã và đang đặt ra câu hỏi: Cần phải làm gì, phải làm như nào, để sân
khấu ca kịch Bài Chòi có thể tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa,
nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng đất Trung Bộ và
toàn xã hội.
2.3.3 Đội ngũ hát Bài Chòi ở Hội An
Nhạc công và nghệ nhân, ngoài việc trình diễn trên sân khấu họ còn là những
người sưu tầm những lời ca lời hát của bài hát cho phù hợp với dòng chảy thời gian
hiện bây giờ như “làm mới các câu thai để câu thai bài chòi ngày càng phong phú
và đồng thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả từ sự hài hước, hóm hỉnh
đầy ý nghĩa giáo dục. Từ điệu hô - hát ban đầu đã được những nghệ nhân sáng tạo
ra nhiều làn điệu độc đáo khác. Về sau, các nghệ nhân còn vai mượn những làn
điệu của hát bội (tuồng) để làm phong phú thêm cho bài chòi. Việc luyến láy sao
cho tròn, rõ ràng chữ, đồng thời phải biết kết hợp với việc giữ nhịp. Nếu đã bắt
được nhịp rồi thì sẽ hát được tốt hơn.
Các Club đội nhóm, hình thành và phát triển các đội, nhóm, câu lạc bộ hát bài chòi
ở các địa phương, gắn kết nghệ thuật bài chòi với phát triển du lịch. Nhờ vậy mà
loại hình nghệ thuật Bài Chòi được xen kẽ giữa đời sống và âm nhạc của quần
chúng nhân dân, giúp thế hệ trẻ yêu thích và nâng cao ý thức giữ gìn, yêu quý bộ
môn nghệ thuật độc đáo mà cha ông để lại.
Giới trẻ - học sinh, nền giáo dục Quảng Nam đã đưa nghệ thuật diễn xướng hô hát
Bài Chòi vào dạy ngoại khóa cho các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên
địa bàn Hội An. Vào các dịp cuối tuần, Hội An còn tổ chức lớp dạy hát bài chòi để
truyền lại các em nhỏ và hi vọng sau này sẽ tiếp tục phát triển giá trị di sản. Dưới
sự chỉ trực tiếp của những nghệ nhân Bài Chòi các bạn được thực hành và thưởng
thức, nhiều bạn nhỏ ở các lớp học này đã tham gia và đạt nhiều giải thưởng trong
các cuộc thi dân ca, bài chòi do quận/huyện, thành phố tổ chức.
Ngày nay, tuy được truyền bá rộng rãi nhưng đội ngũ hát Bài Chòi chiếm số lượng
đông đảo phần lớn là những người lớn tuổi, còn đối tượng trung niên chiếm số
lượng rất thấp, chỉ là con số nhỏ bé. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng đời sống
hiện đại, công nghệ đã làm cho các bạn trẻ ngày càng lãng quên nét văn hóa truyền
thống độc đáo của người dân Hội An.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đội ngũ hát Bài Chòi ở độ tuổi: 50-70 tuổi rất đông, độ
tuổi này rất yêu thích đam mêm với nghệ thuật, chiếm 41%-54%. Ngược lại độ tuổi
từ 13 – 25 tuổi rất ít chỉ chiếm 8%-23%.
Qua số liệu có thể thấy đội ngũ hát Bài Chòi có thể ngày càng giảm dần, khi đội
ngũ rất ít các bạn trẻ tham gia.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ


THUẬT BÀI CHÒI TẠI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN
3.1 Cở sở tiền đề để đưa ra giải pháp
3.1.1 Xu hướng phát triển nghệ thuật bài chòi tại Việt Nam
Ngày nay, bên cạnh việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Bài Chòi đang có xu
hướng mở rộng kinh doanh liên kết với các công ty du lịch nhằm mở thêm các
chương trình tour đồng thời giới thiệu quảng bá hình ảnh văn hóa đến với du
khách. Đây chính là cơ hội để nghệ thuật Bài Chòi phát triển khẳng định vị trí của
mình trong nước. Bên cạnh phục vụ du lịch ra còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế
nói chung, nghệ thuật Bài Chòi còn mang lại cho đội ngũ hát Bài Chòi có công việc
và thêm thu nhập trong đời sống.
Để tránh việc quản lý chồng chéo giữa các ngành du lịch với nhau, giữa các loại
hình văn hóa du lịch với nhau, giữa địa phương với địa phương làm cho quá trình
khai thác du lịch Bài Chòi trở nên không hiệu quả thì ban quản lý đã tăng cường
bảo vệ, tôn tạo và phát huy tất cả giá trị nghệ thuật trong Bài Chòi nhằm tạo ra sức
thu hút khách du lịch. Thêm vào đó nhiều khu vực phát triển Bài Chòi tại miền
Trung Việt Nam đã phối hợp liên ngành giữa các ngành du lịch nhằm đưa loại hình
Nghệ Thuật Bài Chòi trở thành khu vực trọng điểm để phát triển du lịch với sự
tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý văn hóa và địa
phương có di sản Bài Chòi.
Để đáp ứng được những xu hướng trên ban quản lý văn hóa du lịch đã chú trọng
vào ưu tiên phát triển sân khấu truyền thống đồng thời tăng cường đào tạo nâng cao
khả năng trình diễn để truyền lại cho thế hệ sau, tạo đội ngũ đủ bền vững tài năng
có năng khiếu và định hướng cho các bạn trẻ sau này sẽ là một trong những chủ thể
quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy đúng hướng dự định trong tương lai.
3.1.2 Xu hướng phát triển nghệ thuật bài chòi tại đô thị cổ Hội An
Nếu vùng đất võ Bình Định được coi là cái nôi sản sinh ra bài chòi, thì Hội An lại
là nơi làm cho Bài Chòi phát triển một cách hưng thịnh hơn.
Nghệ thuật hô - hát Bài Chòi trước đây thường được tổ chức vào đầu xuân, là một
trong những nét văn hóa truyền thống dân gian, thì nay Bài Chòi được tổ chức
thường xuyên hơn, biến thành sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ du khách mỗi khi
đến với phố cổ Hội An.
Trò diễn bài chòi là sự kết nối tài tình giữa các di sản nghệ thuật với hoạt động du
lịch ở phố cổ Hội An. Có thể khẳng định, việc đưa Trò diễn Bài Chòi từ một thú
chơi bình dân ra giới thiệu rộng rãi, phục vụ đông đảo khách du lịch là một thành
công trong chiến lược phát triển của du lịch Hội An. Trước đây, Hội An tổ chức trò
diễn vào mỗi đêm rằm phố cổ hàng tháng hoặc vào các ngày hội, lễ, Tết. Bắt đầu từ
tháng 9/2009, hình thức vui chơi giải trí này được tổ chức vào các tối thứ hai, ba,
tư, sáu và thứ bảy hàng tuần để phục vụ người dân và khách du lịch. Nhưng từ
ngày 1/1/2010 hoạt động này được tổ chức vào tất cả các ngày trong tuần. Sự thay
đổi về lịch hoạt động qua các thời kỳ đã cho ta thấy được sức hút đối với khách du
lịch của Trò diễn Bài Chòi đã ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Hiện nay, số lượng khách du lịch tham gia Trò diễn Bài Chòi ngày càng đông đảo.
Vì vậy ban tổ chức hoạt động giải trí này cũng đã nghiên cứu nhu cầu, sở thích của
các đối tượng khách, không ngừng sáng tạo đổi mới trong cách trình diễn, nội dung
các câu thai, làm sao để có thể đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức của khách nội địa
cũng như khách quốc tế một cách tốt nhất. Có một cái hay nữa là chương trình biểu
diễn cũng chú trọng việc phiên dịch ra tiếng nước ngoài nên cho dù là lần đầu tiên
tham gia trò chơi nhưng khách du lịch nước ngoài vẫn nắm bắt được cách chơi và
tham gia rất hào hứng và một cách nhiệt tình.
Du khách đến với Hội An không chỉ thưởng thức tham quan di sản văn hóa vật thể
là Đô Thị Cổ mà Hoạt động giải trí về đêm này là một trong sản phẩm du lịch có
tác dụng níu giữ bước chân khách du lịch ở lại với Hội An lâu hơn.
Hội An đã mang nghệ thuật Bài Chòi đi lưu diễn, giao lưu với các địa phương khác
trong cả nước và quốc tế. Loại hình nghệ thuật này cũng đã được đưa vào trường
học như một môn học để mang nghệ thuật đến gần hơn tới giới trẻ. Sự phát triển
của Bài Chòi bắt nguồn từ việc ươm mầm những tài năng trẻ. Đây chính là một
trong những xu hướng phát triển nghệ thuật Bài Chòi tại Hội An.
3.2 Mục tiêu và định hướng phục hồi phát triển nghệ thuật bài chòi tại Hội An
3.2.1 Mục tiêu phục hồi phát triển nghệ thuật Bài Chòi Hội An
Mục tiêu quan trọng nhất của nghệ thuật Bài Chòi là làm cách nào để thu hút khách
du lịch trở lại sau khi ảnh hưởng dịch bệnh covid như hiện nay? Đây là một trong
những vấn đề được chú ý đến, bởi lẻ loại hình nghệ thuật ban đầu đã có dấu hiệu
của sự mai mòn nhưng cho đến nay lại kéo theo dịch bệnh, chính điều này sẽ ảnh
hưởng một phần nhỏ đến tâm lý du khách khi du lịch phục hồi trở lại, đồng thời
chính những nghệ nhân hát Bài Chòi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để giải quyết những vấn đề trên, chính quyền địa phương đã không ngại khó khăn
cố gắng hoàn thành nhiệm vụ như tuyên truyền về di sản văn hóa phi vật thể nghệ
thuật Bài Chòi được thực hiện trên các trang báo Quảng Nam, Đà Nẵng hay trên
các kênh tin tức quốc tế. Nhằm đưa nghệ thuật Bài Chòi vào lĩnh vực quay phim tư
liệu, in sang đĩa DVD hay tải lên các trang web chính thống nhằm mục tiêu tuyên
truyền, lưu trữ quảng bá và tuyên truyền rộng rãi trong nước và trên thế giới. Để
kịp xu thế hộp nhập và đáp ứng yêu cầu của mọi thời đại.
3.2.2 Đinh hướng phục hồi và phát triển nghệ thuật Bài Chòi Hội An
Chính quyền địa phương cần phải có định hướng đề ra các chiến lược phục hồi và
phát triển loại hình nghệ thuật Bài Chòi tại Hội An trở thành một đặc sản riêng gắn
liền với lễ hội mùa xuân của Hội An, cần định hướng sao cho Bài Chòi trở thành
“thương hiệu” của Hội An.
Đồng thời tạo điều kiện để các hình thức biểu diễn nghệ thuật Bài Chòi có cơ hội
tiếp cận đến với công chúng thông qua việc trở thành môn học ngoại khóa trong
các trường học, thay vì học một làn điệu hay bài hát dân ca bằng việc chúng ta cho
các em xem một buổi biểu diễn nghệ thuật Bài Chòi do các nghệ nhân trình diễn
trực tiếp tại trường.
Tăng cường quảng bá giá trị hình ảnh Bài Chòi Hội An trên các trang thông tin
tổng cục du lịch hoặc các trang chính thống địa phương nhằm phục hồi và phát
triển Bài Chòi Hội An không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật dân gian
quen thuộc mà còn trở thành một loại hình phổ biến toàn cầu, mọi quốc gia đều
biết đến Bài Chòi Hội An.
Định hướng trong tương lai sẽ tổ chức liên hoan nghệ thuật chuyên đề về bài chòi
theo đình kỳ 3 năm hoặc 5 năm 1 lần. Hoặc tổ chức các hội thảo khoa học về bảo
tồn và phát triển nghệ thuật Bài Chòi và hát Bài Chòi tại Hội An. Để có thể hoàn
thành những định hướng trên thì chính quyền địa phương cần phải đề ra một tổ
chức có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, khảo sát và thống kê đội ngũ nghệ nhân
Bài Chòi gắn bó lâu với nghề và những nghệ nhân mới vào nghề để tăng cường
công tác trao dồi và nâng cao năng khiếu.
3.3. Một số giải pháp phục hồi và phát triển nghệ thuật bài chòi tại đô thị cổ
Hội An
Từ những thực trạng và cơ sở lý luận về nghệ thuật Bài Chòi nói trên, nhóm xin
đưa ra một vài giải pháp phục hồi và phát triển nghệ thuật Bài Chòi tại đô thị cổ
Hội An…
3.3.1 Phát triển nghệ thuật Bài Chòi gắn liền với hoạt động du lịch
Nghệ thuật Bài Chòi rất quan trọng trong nền du lịch ở Hội An. Không chỉ là linh
hồn của Hội An mà còn là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch. Như số liệu đã
thống kê, lượt khách đến với Hội An tăng đều qua mỗi năm, theo số liệu gần đây
nhất năm 2019 tăng 5,24% so với năm 2018 thu hút 5,1 triệu lượt khách. Đây
không chỉ là con số biểu thị về lượt khách đến Hội An ngày càng tăng mà qua đây
còn phản ánh được nghệ thuật Bài Chòi cũng đã góp phần thu hút thêm nhiều lượt
khách du lịch. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi để Hội An có thể khai thác
nghệ thuật Bài chòi, đưa nó thành sản phẩm du lịch độc đáo vùng, thu hút được
nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan. Thông qua đó, đưa ra các chính
sách nhằm phát triển nghệ thuật Bài Chòi trong du lịch.
Để Nghệ thuật Bài chòi vừa được giữ gìn bản chất mộc mạc, giản dị vốn có vừa có
thể đáp ứng mục đích phục vụ du lịch thì đòi hỏi sự nổ lực rất lớn đến từ Sở du lịch
của tỉnh Quảng Nam và Bộ VH – TT thành phố Hội An. Chương trình Đêm Phố
Cổ đã quá thành công, nhưng để loại hình văn hóa này có thể phát triển mạnh và
bền vững trong tương lai, thì yêu cầu chính quyền địa phương không ngừng sáng
tạo để cung cấp những sản phẩm du lịch mới lạ, tạo mọi điều kiện cho đưa nghệ
thuật Bài Chòi phát triển vào du lịch như chúng ta có thể kết nối với các công ty du
lịch lớn như Vietravel, Saigontourist,... đưa Nghệ thuật Bài Chòi vào các tour du
lịch cố định của công ty (đưa như thế nào thì công ty du lịch tự lo, sau đó nhận hoa
hồng từ các đơn vị cung ứng Bài Chòi tại Hội An). Bởi đây là những công ty uy tín
hàng đầu về du lịch sẽ tăng sự tin tưởng và có hiệu quả đối với khách hàng nên sẽ
thu hút một số lượng lớn khách du lịch tuổi trung niên…
Hay có thể nhận đào tạo nhân viên của các công ty du lịch (HDV) các khóa học về
nghệ thuật bài chòi với mức chi phí phải chăng, vì thế mà các nhân viên của công
ty du lịch có thể quảng bá đến với khách hàng khi đến mua tour du lịch và có thể
truyền đạt lại thuyết minh hay giới thiệu cho khách hàng. Để khách hàng có cái
cảm nhận chân thật khi chưa được đến Hội An tham gia trực tiếp vào nghệ thuật
bài chòi. Tăng tính tò mò cho du khách sau đó có thể giúp du khách đặt tour có
tham quan bài chòi…
Chúng ta có thể thấy, sức sống của nghệ thuật Bài Chòi đã được gieo mầm và lưu
giữ từ kháng chiến đến nay, vì vậy chúng ta cần phải biết phát huy và tận dụng đưa
vào phục vụ du lịch nhưng việc quan trọng nhất phải phát huy đúng cách phải phù
hợp với yêu cầu của thời đại du lịch phát triển đồng thời phải giữ nguyên bản chất
ban đầu của lọa hình nghệ thuật Bài Chòi, đúng tầm với những loại hình sân khấu
dân tộc của nước ta. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thưởng thức cũng như giá
trị chân, thiện, mỹ của loại hình nghệ thuật độc đáo trong đời sống hiện đại hôm
nay, để cho nên du lịch thêm phong phú đa sắc và để cho du khách thích thú và yêu
mến loại hình nghệ thuật dân gian này hơn.
Nghệ thuật Bài Chòi đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong
việc nâng cao nhận thức, phát triển, hoản thiện nhân cách con người. Các nghệ
nhân, nghệ sĩ đã xây dựng nền nghệ thuật truyền thống độc đáo từ chính cuộc sống
lao động sản xuất và sản sinh những di sản nghệ thuật quý giá trong kho tàng sân
khấu cổ truyền hay những làn điệu, những lời ca mượt mà thấm đẩm giá trị đạo
đức, nhân văn con người Việt Nam qua từng thế hệ, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật
của bao thế hệ tiền nhân, là niềm tự hào của mỗi người con miền Trung. Từ đó, có
thể đêm lại sự đắc sắc thêm phận ấn tượng đến với du khách.
Như vậy, thay vì du khách đến tham quan Hội An rồi xem các nghệ nhân trình diễn
Bài chòi, thì song song vào đó ta có thể mở những lớp dạy hát Bài chòi và kèm
theo bán các quà du lịch về BC (tranh, audio, video về dạy hát BC do BVH tỉnh
biên soạn). Lớp học có thu phí, trích một phần trả cho các nghệ nhân, phần còn lại
chi vào việc bảo vệ, giữ gìn giá trị NTBC) và sẽ phục vụ cho đối tượng khách có
niềm đam mê âm nhạc, muốn tìm hiểu về Hội An hay đơn giản là tò mò, thích
khám phá và tăng hiểu biết thêm về loại hình nghệ thuật này..., được tổ chức trong
các khu nhà cổ hay bãi đất trống tại Hội An, vào sáng hoặc chiều. Đây không chỉ là
cơ hội giúp tăng thêm sự trải nghiệm, đưa Bài chòi xích lại gần hơn với khách du
lịch mà còn tạo điều kiện cho các nghệ nhân trong làng có thêm thu nhập trong
cuộc sống của họ.
3.3.2 Nâng cao chất lượng lao động đội ngũ nhân viên
Một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đóng góp lưu giữ, bảo vệ và phát
triển của Nghệ thuật Bài Chòi chúng ta không thể không nhắc đến đó là nghệ nhân
biểu diễn trong các tiết mục Bài Chòi. Vì nhiều yếu tố tác động từ chi phí cho đến
niềm nhiệt huyết với nghệ thuật Bài Chòi dần mất dẫn đến chất lượng lao động
ngày càng giảm. Vì vậy, cần phải có những chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ
nhân viên.
Tổ chức tham gia các lớp tập huấn, nỗ lực luyện tập, đào tạo và bồi dưỡng. Không
ngừng nâng cao thể lưc, giọng hát và sự hài hước đảm bảo tính thẩm mỹ nhằm giúp
nghệ thuật Bài Chòi vẫn giữ nét truyền thống, không nhàm chán, lôi cuốn người
nghe, người xem. Đồng thời, những nghệ nhân đi trước dày dặn kinh nghiệm tiếp
lửa cho các nghệ nhân đi sau, giao lưu và truyền bá nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ. Để tạo các lớp kế cận trong trình diễn nghệ thuật Bài Chòi, Hội An rất chú
trọng tập trung đến khâu đào tạo, thu hút thế hệ trẻ đến với nghệ thuật Bài Chòi,
tiếp lửa và giữ sức. Hội An cũng đã đưa dân ca Bài Chòi vào trường học. Mỗi năm
học luôn tổ chức dạy hát dân ca theo dạng cuốn chiếu cho 2 trường THCS vào thứ
hai hằng tuần. Giáo viên dạy chính là các diễn viên của Trung tâm.
Cần tạo ra nhiều cơ hội và không gian trình diễn để các nghệ có thể biểu diễn nhiều
hơn, ngày càng mãi dũa, tích lũy kinh nghiệm. Không những thế, khi có nhiều cơ
hội trình diễn, khả năng tự tin của nghệ nhân ngày càng tăng cao. Tiết mục biểu
diễn ngày càng trọn vẹn và hoàn mĩ.
Thêm vào đó, nâng cao trình độ ngoại ngữ nhằm giao lưu với du khách nước ngoài
để khách hiểu về nghệ thuật Bài Chòi, tạo cảm hứng cho khách và cũng chính là
tạo cảm hứng cho mỗi nghệ nhân Bài Chòi. Mang nét đặc trưng của Bài Chòi đến
với nhiều quốc gia, bạn bè quốc tế.
Ngoài ra, không những nâng cao đào tạo về các kỹ năng biểu diễn mà cần phải
nâng cao tình yêu đối với nghệ thuật Bài Chòi. Bởi lẽ, phải có tình yêu nghề mãnh
liệt và niềm đam mê với nó thì cho dù có luyện tập với tần suất cao hay gặp bất cứ
bất trắc nào họ vẫn có thể vượt qua. Nhờ đó, mọi cố gắng và nỗ lực đều được đền
đáp và đội ngũ lao động ngày càng phát triển và chất lượng hơn.
Không chỉ dừng lại ở các nghệ nhân, mà các cơ quan có liên quan, những người
quản lý cũng cần phải có những chính sách đào tạo. Bởi lẽ những người đi đầu
luôn là những người dẫn dắt. Đưa ra các chính sách đào tạo nhằm nâng cao các
công tác quản lý, bảo tồn và phát triển. Đồng thời, tiếp tục đổi mới các phương
pháp quản lý, nâng cao năng lực quản lý, các chính sách nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Xây dựng các chính sách phân bổ tài chính hợp lý để thực hiện và tổ chức không
gian biểu diễn tạo cơ hội để nghệ nhân có thể luyện tập và phát huy năng lực của
mỗi người. Đầu tư và xây dựng cơ sơ giáo, văn hóa nhằm nâng cao cơ sở vật chất
để giúp đào tạ nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Tạo các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực để đảm bảo ngân sách chăm lo cho các nghệ nhân.
Cần phải chủ động hội nhập, giao lưu học hỏi với các nghệ nhân Bài Chòi tỉnh
thành khác nhằm nâng cao các kỹ năng biểu diễn của nghệ nhân. Và xã hội ngày
càng hiện đại chúng ta cần phải chủ động tìm hiểu và hội nhập, xem xét du khách
ngày nay đang có xu hướng thay đổi như thế nào và từ đó đưa ra các chính sách
nâng cao hợp lý nhằm theo kịp với tính mỹ thuật của xã hội hiện nay.
3.3.3 Mở rộng thị trường khách hàng
Trong những năm gần đây phần lớn số lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà
Nẵng, Hội An chiếm số lượng rất cao. Theo tổng cục thống kê trong năm 2019,
tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch - thương mại ước đạt hơn 8.563 tỷ
đồng, tăng 15,56%. Đặc biệt, tổng lượt khách tham quan lưu trú đến Hội An tiếp
tục tăng, ước đạt 5,35 triệu lượt, tăng 5,24% so với cùng kỳ (khách quốc tế đạt 4
triệu lượt, tăng 5,16%), tổng lượt khách lưu trú đạt hơn 1,97 triệu lượt, tăng
13,56%, bình quân ngày khách lưu trú ước đạt 2,07 ngày; doanh thu vé tham quan
phố cổ đạt hơn 287 tỷ đồng. Đồng thời thu hút lượng khách du lịch đến với Hội An
tham gia và thưởng thức loại hình nghệ thuật Bài Chòi ngày càng tăng cao.
Điều đó cho thấy địa phương đã khai thác một cách hiệu quả, hợp lý các lợi thế về
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng như văn hóa và con người. Tạo ra những
nét riêng biệt về văn hóa, phong tục- tập quán đã thu hút lượt khách du lịch từ
trong và ngoài nước.
Hiện tại thị trường khách trong nước vẫn duy trì các thị trường khách truyền thống
như, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... ngoài ra còn khai thác thêm
nhiều thị trường khách Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ khác như: Thụy Điển, Anh,
Pháp, Đức, Na Uy…Vì mật độ dân số tại các nước này tương đối lớn nhưng số
lượng khách đến với nước ta còn tương đối ít so với các nước trong khu vực. Có
thể vì sự cản trở trong ngôn ngữ hoặc về cách tham gia trò chơi có nhiều khó khăn
cho khách. Vì vậy cần phát triển hơn về trình độ ngoại ngữ trong các đoàn hát Bài
chòi, trong các câu lạc bộ hoặc có các thành viên chuyên về phiên dịch và giải
thích cho khách quốc tế. Giải pháp này có thể được áp dụng bởi chính quyền địa
phương, chính quyền địa phương trích các ngân sách bảo tồn nghê thuật Bài Chòi
để cử các thành viên của các câu lạc bộ hoặc nhân viên, cán bộ của địa phương đa
dạng thêm ngoại ngữ, ngoài ra nếu có các nhân viên, cán bộ đã có trình độ ngoại
ngữ thì nên tạo điều kiện để mở các lớp tập huấn ngoại ngữ hoặc những người này
có thể phục vụ trong các dịp biểu diễn Bài Chòi. Vì hiện tại khách tham gia loại
hình nghệ thuật Bài Chòi chủ yếu là trong nước và rất ít lượng khách nước ngoài
tham gia. Vì hiện tại khách trong nước tham gia loại hình nghệ thuật Bài Chòi chủ
yếu nằm trong nước và phần lớn rât ít có lượng khách nước ngoài được tham gia
nhiều.
Chú trọng mở rộng thị trường khách từ các nước Châu Âu và Châu Mỹ vì những
khách này họ có xu hướng thích đi đến các điểm du lịch được công nhận và nổi
tiếng hơn là một điểm du lịch dân giã. Biết được điều đó chính quyền địa phương
đã không ngừng quảng bá, thúc đẩy thông tin nhấn mạnh thương hiệu “nghệ thuật
Bài Chòi là di sản phi vậy thể được UNESSCO công nhận”. Từ đó có thể sẽ thu hút
được một lượng lớn khách du lịch đến Hội An để tham quan, tham gia và thưởng
thức trò chơi cũng như loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Không dừng lại ở đó mà loại hình nghệ thuật Bài Chòi nên được quảng bá rộng rãi
hơn nữa thông qua việc chính quyền địa phương cũng như các phương tiện truyền
thông, các công ty giải trí tổ chức thực hiện các chương trình có sự góp mặt của
nghệ thuật Bài Chòi. Có thể tổ chức các cuộc thi hát Bài Chòi cho các câu lạc bộ
tại địa phương, các trung tâm văn hóa - nghệ thuật hoặc tổ chức gameshow trò chơi
Bài chòi… Ngoài ra, còn có thể đưa các tin tức, bài báo và các hình ảnh hấp dẫn
của nghệ thuật Bài Chòi lên các trang mạng có liên quan đến du lịch hoặc các trang
web có liên quan đến Hội An.
Các trang web ví dụ như: Thành phố Hội An, kinh nghiệm du lịch Hội An, phố cổ
Hội An… Để đưa các tin tức về nét đặc biệt của bài chòi Hội An, nghệ thuật Bài
Chòi kết hợp với không gian phố cổ một nét riêng biệt mà chỉ có ở Hội An mới có
như thưỡng thức Bài Chòi trong không gian phố cổ, cách bày trí các vật dụng trang
trí bên trong khán phòng lẫn bên ngoài đường phố những hàng đèn lồng chỉ có ở
Hội An mới có. Bên cạnh đó còn tích cực tham gia và đưa loại hình nghệ thuật dân
gian Bài Chòi đến các chương trình giao lưu văn hóa giữa các nước, giữa các châu
lục, các nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt là hướng đến các nước mà nghệ thuật Bài
Chòi Hội An muốn mở rộng thị trường khách. Quảng bá rộng rãi về các giá trị, nét
đẹp và sự hấp dẫn của loại hình nghệ thuật này sẽ thu hút được một lượng khách
quốc tế rất đáng kể, vì khi đi du lịch đến một địa điểm du lịch mới thì khách du lịch
thường sẽ tình thông tin liên quan đến địa điểm đó, từ đó các thông tin về Bài Chòi
sẽ được tìm kiếm khách du lịch sẽ biết đến có một loại hình nghệ thuật đặc biệt có
thể hấp dẫn du khách đến tham gia.
Ngoài việc thu hút mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ hơn thì
loại hình nghệ thuật Bài Chòi cũng nên mở rộng thị trường khách trong nước.
Cần chú trọng đến thị trường khách có độ tuổi thấp vì phần lớn độ tuổi hiện nay
đến với Bà Chòi chủ yếu từ 35 tuổi trở lên. Và để tạo điều kiện cho các đối tượng
du khách nhỏ tuổi tìm hiểm vì có thể họ là những người truyền nối loại hình nghệ
thuật này cho các thế hệ sau tránh mai một, mất đi một loại hình nghệ thuật dân
gian. Bằng cách mở ra các chương trình giao lưu văn hóa giữa các câu lạc bộ Bài
Chòi hay giữa các tỉnh với nhau. Cũng có thể là những cuộc thi hô, hát Bài Chòi để
làm tăng thêm sự hứng thú cho nghệ nhân cũng như du khách tham dự.
Thay đồi các phần thưởng hay cách hô cho phù hợp và dễ hiểu hơn cho giới trẻ. Để
tạo sự hướng thú hơn khi tham gia cho thị trường khách nhỏ tuổi. Nghệ thuật Bài
Chòi nên được tổ chức và biểu diễn thường xuyên hơn tại nhiều địa điểm và nhiều
hình thức khác nhau.
Có thể đưa các tin tức, bài báo và các hình ảnh hấp dẫn của nghệ thuật Bài Chòi lên
các trang phổ biến nhất như Facebook, tiktok, zalo, youtube… Bên cạnh đó còn có
các trang báo về du lịch Việt Nam và trên thế giới ví dụ như Tạp chí du lịch
National Geographic Traveler, Wanderlust, Tạp chí du lịch Lonely Planet
magazine, Tạp chí Travel + Leisure... nhằm giới thiệu hình ảnh Bài Chòi đến với
các nước bạn. Đồng thời hợp tác cùng với các resort, khách sạn có số lượng khách
trong năm tương đối lớn tại Đà Nẵng và đặc biệt là Hội An như khách sạn gần
Hyatt Regency Danang Resort & Spa, khách sạn Holiday Beach Đà Nẵng,
Anantara Hội An Resort, khách sạn Rieverside Hội An…để có thể quảng bá và thu
hút khách du lịch đến với chương trình nghệ thuật Bài Chòi được đông đảo hơn.
3.3.4 Tăng cường chính sách tuyên truyền
Một giải pháp quan trọng đối với loại hình nghệ thuật Bài chòi là chúng ta cần
tuyên truyền phát huy hiệu quả giá trị của di sản, đồng thời quảng bá hình ảnh
thông tin đến mọi đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước.
Để đạt được điều đó, cần phải đẩy mạnh chính sách tuyên truyền nâng cao nhận
thức bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi phổ biến trong đời sống cộng
đồng. Đây được xem là một trong những vấn đề nóng khi được nhắc đến việc Bài
Chòi phát triển hay vẫn ở như vị thế như ban đầu. Để giải quyết điều đó địa
phương cần duy trì và phát triển hoạt động nghệ thuật đến các câu lạc bộ bài chòi
trên địa bàn tỉnh hoặc các khu thể thao địa phương. Đồng thời tiến hành nghiên
cứu, điều tra, tìm kiếm những bạn trẻ có đam mê, yêu thích nghệ thuật và tổ chức
truyền dạy trong các trường học, tổ chức liên hoan, hát Bài Chòi, tổ chức văn nghệ
quần chúng với các tiết mục dân ca Bài Chòi, phục hồi trò chơi Bài Chòi trong các
tour du lịch hay đào tạo cho thế hệ trẻ.
Sở Du lịch cũng tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, nhằm quảng bá phát
huy giá trị nghệ thuật bài chòi. Phối hợp địa phương Thành Phố Hội An du lịch
tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tuyên truyền, sử dụng, khai thác giá trị
nghệ thuật bài chòi trong chương trình tour du lịch. Đăng tải các thông tin về giá
trị Di sản Bài chòi trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành
phố, trang website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc
tiến Du lịch và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để bảo tồn nét đẹp văn hóa của địa phương TP Hội An đã luôn giữ lữa cho hơi thở
của bài chòi truyền thống và phát huy lời hát bài chòi còn mang ý nghĩa đương đại
khi là phương tiện thường xuyên tổ chức các lễ hội nói lên các giá trị văn hóa
truyền thống của bài chòi, khôi phục và phát huy hiệu quả hoạt động của các câu
lạc bộ, nhóm bài chòi dân gian và các nghệ nhân dân.
Tuyên truyền những lời ca tiếng hát những ngữ điệu mang âm hưởng dân gian
truyền thống và phát huy nét đẹp văn hóa đang có nguy cơ bị mai một dần. Để thực
hiện điều đó, đô thị cổ Hội An không ngừng tổ chức các lễ hội hay các cuộc thi
nhằm bảo tồn phát huy nghệ thuật bài chòi, đồng thời tìm kiếm những nhân tố mới
cho đội nghệ thuật bài chòi của thành phố.
Thường xuyên tuyên truyền tại các đơn vị, địa phương dàn dựng, tổ chức các câu
lạc bộ thiếu nhi nhằm giảng dạy và biểu diễn những tiết mục bài chòi để các bạn trẻ
luôn cảm giác yêu thích Bài Chòi hơn. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn thay vì
chỉ tổ chức vào một dịp lễ hay các đợt quan trọng.
Đồng thời, tuyên truyền về cách ứng xử trong các tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực nghệ thuật Bài Chòi. Cần có đạo đức nghề nghiệp, ứng xử đúng mực, tông
trọng du khách có thái độ thân thiện niềm nở khi chào đón khách và hạn chế việc
chèo kéo chen lấn khách. Đội ngũ tham gia Bài Chòi phải luôn sãn sàng với các
câu nói cần thiết “Xin Chào”, “Xin lỗi”, “xin mời” … tất cả đều từ sự chân thành,
trung thực nhiệt tình chia sẻ đến du khách, vì thái độ và cách ứng xử là trong trong
những yếu tố quan trọng đối với loại hình nghệ thuật Bài Chòi.
3.3.5. Tăng cường chất lượng và gia tăng mối quan hệ với các nhà cung ứng
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của du khách, nghệ thuật Bài
Chòi cần đảm bảo một đội ngũ chất lượng vì Bài Chòi là loại hình du lịch trực tiếp
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật tại một điểm, cần có sự kiết nối giữa khách du
lịch và nghệ nhân từ đó tạo ra sự liên kết với du khách, làm cho du khách cảm giác
thích thú với loại hình dân gian này. Và một khi du khách đã yêu thích thì nghệ
thuật Bài Chòi sẽ dễ dàng tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng hơn.
Để nhà cung ứng (CT lữ hành, khách sạn, nhà hàng….) có thể giới thiệu du khách
đến với Bài Chòi ngày một nhiều thì bản thân loại hình nghệ thuật này phải khẳng
định được Bài Chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi nhân loại
như thế nào, hay là những tuyên dương đóng góp tích cực trong việc giữ gìn, bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời xây dựng các sản phẩm tiết mục mới lạ đặc
sắc hấp dẫn là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Nên có thêm nhiều các lớp
dạy Bài Chòi miễn phí, tạo điều kiện các sân tập Bài Chòi để làm tăng khả năng hô,
hát Bài Chòi ngoài ra tăng cường dịch vụ khách hàng như phục vụ khách hàng
trong khi tham gia chơi Bài Chòi có thể sử dụng dịch vụ đi kèm khác... Như vậy
nhà cung ứng sẽ tin tưởng và tăng sự hợp tác bềnh vững lâu dài hơn, lúc này sẽ có
lợi cho Bài Chòi đồng thời Du Khách sẽ biết đến và yêu thích loại hình nghệ thuật
Bài Chòi từ đó có khả năng mở rộng quảng bá được hình ảnh trong và ngoài nước.
Thí dụ điển, các công ty du lịch trên địa bàn thành phố như Vietravel,
saigontourist, seatour… đã thêm Bài Chòi vào chương trình tham quan đô thị cổ
Hội An, đồng thời hướng dẫn viên không ngừng giới thiệu và hướng dẫn sắp xếp
du khách có địa điểm hay chỗ ngồi tốt nhất để có thể xem trình diễn bài chòi một
cách trọn vẹn….
3.3.6 Thúc đẩy hoạt động truyền dạy nghệ thuật bài chòi
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo, mở rộng các lớp và bồi dưỡng về nghệ thuật Bài
Chòi và kịch hát Bài Chòi, nhằm phục hồi một số vở diễn dân gian của nghệ thuật
Bài Chòi…
Tổ chức biên soạn các giáo trình hay những bộ đề cương đặc trưng Bài Chòi Hội
An để các bạn trẻ học tập theo. Đồng thời tổ chức biên soạn các chương trình đào
tạo và giáo trình dạy chuyên ngành nghệ thuật Bài Chòi và hát Bài Chòi trong trình
độ đại học, cao đẳng và trung cấp…
Cần phải có một lộ trình cụ thể đào tạo nghệ thuật Bài Chòi như một môn học
chuyên ngành và bổ sung vào trong chương trình đào tạo ngành Diễn Viên sân
khấu điện ảnh ở trình độ cao đẳng, đại học …
Thí dụ điển hình tại Hội An
Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi, nhiều năm qua thành phố Hội
An đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân về nghệ
thuật Bài Chòi. Nhờ vậy, đến nay trên thành phố Hội An hiện có hơn 10 đội, nhóm
hô – hát bài chòi từ thành phố đến cơ sở, thường xuyên tham gia vào hơn 30
chương trình lễ hội hàng năm, tạo nên tính khác biệt của lễ hội ở Hội An. Riêng ở
Trung tâm VH-TT thành phố, có một Đội tuyên truyền văn nghệ lấy dân ca – bài
chòi làm hình thức nghệ thuật chủ yếu.
Có thể nói, từ năm 2000 sự ra đời của Nhà hát nghệ thuật cổ truyền Hội An đã tạo
được một đội ngũ hô – hát bài chòi xuất sắc để phục vụ công chúng với tần suất
hoạt động rất cao. Tại các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng của thành phố,
các tiết mục hô, hát bài chòi được các đội văn nghệ các làng, xã, các trường học,
doanh nghiệp chọn lựa đầu tư tham gia. Trong các lễ hội làng xã, xóm thôn, diễn
xướng và trò chơi bài chòi trở thành hoạt động thông lệ ở hầu hết các địa bàn dân
cư. Nhân dân ở các vùng như Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Hà… nói chung
nơi nào cũng có công chúng của Bài chòi.
Trong các trường học, bắt đầu từ năm 2004 Trung tâm VHTT Hội An phối hợp với
Phòng GD-ĐT thành phố đã đưa bộ môn hát dân ca bài chòi vào trường học; tổ
chức dạy ở bộ môn âm nhạc trong từng năm học cho 2 trường trung học cơ sở Kim
Đồng và Lý Thường Kiệt vào thứ hai mỗi tuần…
Và từ năm 2011 đến nay, Trung tâm còn mở lớp học hằng đêm tại hoạt động “Phố
đêm” trong khu phố cổ cho 2 trường Trung học cơ sở trên. Cứ mỗi đêm, có từ 40
đến 50 em học sinh của 1 hoặc 2 lớp đến học hát; mỗi em tham gia lớp học mỗi
tuần 2 đêm. Lớp học này cũng sẵn sàng đón khách du lịch tham gia học hát. Hoạt
động này ngoài mục đích bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi còn là một sản
phẩm du lịch văn hoá hấp dẫn tại Khu phố cổ. Từ đó đến nay đã có khoảng 3000
lượt học sinh được học hát để tiếp cận và dần yêu thích bộ môn bài chòi, các em
chính là những người mở đường làm cho nghệ thuật bài chòi lan truyền vào từng
gia đình, trường học, xóm thôn, nhiều em trở thành những nghệ nhân mới hô, hát
bài chòi ở cơ sở, trường học. Một số em đã tham gia và đạt giải cao tại các hội thi
hô, hát bài chòi cấp thành phố như giải hát dân ca, giải Hô Hát ngẫu nhiên, giải Hô
hát đôi, giải Hô hát đơn, có em đã trở thành diễn viên bài chòi chuyên nghiệp…
Bên cạnh đó, các trường còn tổ chức phong trào “Thi tìm hiểu và trình diễn Bài
chòi trong phạm vi trường học”; phối hợp hướng dẫn và triển khai việc thành lập
câu lạc bộ “Em yêu Nghệ thuật Bài chòi dân gian” trong trường học…
Ngoài ra, các nhà trường phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ngoại
khóa về nghệ thuật Bài chòi trong các trường trung học cơ sở khác như Nguyễn
Bỉnh Khiêm, các trường tiểu học như Bùi Chát, Cẩm Kim, Đỗ Trọng Hùng. Các
trường trung học phổ thông như Chuyên Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Trần Quý
Cáp, bậc trung cấp như trường trung cấp nghề bắc Quảng Nam, Cao đẳng Điện lực
miền Trung, Đại học Phan Châu Trinh. Những lớp học bài chòi như thế này đã
khơi dậy tình yêu bài chòi trong giới trẻ. Sự hào hứng, say mê tập luyện của học
sinh, sinh viên như truyền thêm niềm tin, động lực cho các nghệ nhân hô hát bài
chòi…
3.3.7 Chính sách tạo động lực cho lao động địa phương
Hiện nay, thị trường lao động tại Hội An được đánh giá là sôi động, trên địa bàn
thành phố có hơn 50.000 người lao động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Tuy
nhiên cần hoàn thiện thêm một số chính sách cho người lao động ở đô thị cổ Hội
An.
Chính sách tiền lương, điều chỉnh kết cấu tiền lương theo hướng tăng quỹ thưởng,
tăng các khoản phụ cấp cho các nghệ nhân thành thạo nghề, cũng như các nghệ
nhân học việc và tăng các khoản phúc lợi khác. Bên cạnh đó, xây dựng một hệ
thống tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoàn thành công việc làm căn cứ để trả lương,
thưởng.
Điều chỉnh một số hình thức khen thưởng như, khen thưởng ngay sau khi các nghệ
nhân có thành tích làm việc tốt, tăng hình thức thưởng và đa dạng hoá các hình
thức khen thưởng điển hình là tăng lương cho các các nghệ nhân vào các dịp lễ, tết
vì đó cũng là thời gian mà các nghệ nhân phải hoạt động hết công suất của mình để
hoàn thành tốt công việc.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện để nâng cao tay nghề, bồi dưỡng và sử
dụng lao động. Trước khi tiến hành đào tạo thì trước hết phải xác định chính xác
nhu cầu đào tạo. Lựa chọn đúng nhân lực cần đào tạo để đảm bảo sự công bằng.
Ngoài ra, cần hoàn thiện hệ thống phân tích, mô tả công việc và hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá thực hiện công việc như: Năng suất hoạt động, chất lượng công việc,
tính sáng tạo trong công việc của các nghệ nhân, mức độ thỏa mãn nhu cầu trong
công việc, chỉ tiêu kỷ luật trong công việc.
Khuyến khích, thúc đẩy xây dựng các hoạt động nghệ thuật, cải thiện môi trường
làm việc và chăm lo sức khỏe cho người lao động. Tăng cường xây dựng văn hóa
trong môi trường làm việc, thực hiện tốt an toàn lao động, tăng cường việc thu
nhận và giải đáp các thắc mắc từ phía người lao động để đóng góp ý kiến cho hoạt
động bài chòi được mới mẻ hơn. Tạo điều kiện thời gian và hỗ trợ kinh phí cho
người lao động có sức khỏe được đi chữa bệnh tại các cơ sở y tế hoặc trực tiếp hợp
đồng với các cơ sở y tế khám bệnh hàng năm. Đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm
khác thiết thực hơn đối với đội ngũ lao động trực tiếp, ví dụ như bảo hiểm tai nạn
lao động cho người lao động.
Quan tâm và lo lắng đến những vấn đề cá nhân của người lao động: thấu hiểu và
chia sẽ những khó khăn giúp người lao động. Lắng nghe ý kiến, sự giãi bày của
người lao động để người lao động có thể giảm bớt sự phân tâm, ưu phiền và tập
trung vào làm việc.
KẾT LUẬN
Chương 1, nhóm chúng em nói về “cở sở lý luận trong nghệ thuật Bài Chòi” để
làm tiền đề để nghiên cứu về loại hình nghệ thuật Bài Chòi tại Miền Trung nói
chung và Hội An nói riêng. Đây là chương mang tính lý luận trong đó, những nội
dung quan trọng nhất của chương này được nhóm chúng em bàn đến như khái quát
về lịch sử hình hành cũng như nguồn gốc hình thành, các khái niệm và phân loại
nghệ thuật Bài Chòi… Mối quan hệ giữa Bài Chòi và du lịch trong phạm vi nghiên
cứu, cũng như phân tích và tìm hiểu rõ về các tiêu chí phân loại Bài Chòi.
Nhóm em nghĩ rằng, để hiểu được Bài Chòi và hiểu được bản chất thực trạng hiện
tại Bài Chòi như thế nào và để tìm ra được giải pháp thì chương này cũng chiếm
một phần quan trọng trong đề tài của nhóm để làm tiền đề phục vụ cho những
chương tiếp theo.
Chương hai, nhóm em nêu lên vấn đề “thực trạng nghệ thuật Bài Chòi tại đô thị cổ
Hội An” và đồng thời xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Bài Chòi
trong văn hóa du lịch và trong văn hóa người Việt. Các thực trạng mà nhóm trình
bày ở chương hai như vấn đề về bảo tồn, thu hút du khách và đội ngũ Bài Chòi. Tất
cả đều là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nghệ thuật Bài
Chòi. Chúng ta có thể hiều liệu sau này, nếu những yếu tố trên không được khắc
phục và không được tìm hiểu rõ trình bày sáng tỏ thì liệu Bài Chòi có lưu đọng
được đến tương lai và đến các thế hệ con cháu sau này hay không? Vì thế mà nhóm
nghĩ đây là chương chiếm vị thế quan trọng thứ hai trong đề tài nghiên cứu của
nhóm. Và tất cả những thông tin, số liệu nhóm đã tham khảo từ đó đưa ra quan
điểm riêng của nhóm vào bài như nói lên một phần quan điểm của những đọc giả
luôn thắc mắc và cần lời giải đáp.
Chương 3, nhóm em nêu lên “một số giải pháp phục hồi và phát triển nghệ thuật
Bài Chòi tại đô thị cổ Hội An” chương này nhóm em xoay quanh những vấn đề
thực trạng chương 2 và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, dựa trên quan điểm và
lời văn của nhóm, bên cạnh đó tham khảo những chính sách tại địa phương nhằm
hoàn thiện bài hơn. Thêm vào đó chương này nhóm nhấn mạnh vấn đề cộng đồng
và tính chân thực trong du lịch, đặc biệt là các đối tượng có sự góp mặt trực tiếp
trong dịch vụ du lịch. Một trong những điều làm du khách có quay lại lần thứ hai
hay không đều dựa vào sự chân thành và đón tiếp ngay lần đầu, chính vì thế cần
phải phát huy tính trung thực sẽ là một trong những lợi thế thu hút du khách rất cao
và đên lại ấn tượng tốt đẹp.
Có thể nói, đây là một trong 3 chương mà nhóm quan tâm nhất vừa giải đáp thắc
mắc vừa tìm ra phương án phù hợp, với hi vọng nghệ thuật Bài Chòi sẽ phát triển
mạnh mẽ hơn trong tương lại. Khách du lịch sẽ ngày càng quan tâm đến như là một
trong những điểm du lịch hấp dẫn, giải trí tinh thần cho du khách.
Thêm vào đó, nhóm chúng em cho rằng, để phát triển thành một loại hình du lịch
tốt trước hết cần đặt mục tiêu phát triển bền vững và cũng như là có trách nhiệm
đến từng giải pháp được đưa ra. Cần chú tâm hoàn thành giải pháp đó đạt được như
mục tiêu mong muốn.
Khi du lịch phát triển ở một tầm cao mới, nhóm hi vọng nghệ thuật Bài Chòi trong
tương lại cũng vương mình vang xa khắp toàn cầu có sự góp mặt nhiều hơn và hiệu
quả hơn về nền du lịch, kinh tế, văn hóa và xã hội nhân văn. Nhóm hi vọng với
những giải pháp nhóm đưa ra có thể đóng góp một phần nho nhỏ đến sự khôi phục
và nâng cấp sự phát triển Bài Chòi trong tương lai.
Trong bài làm không tránh khỏi sự sai xót, trong quá trình đọc có điểm nào chưa
đúng hoặc thiếu sót rất vinh hạnh được sự đóng góp ý kiến từ cô và tất cả các bạn
ạ. Chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (Biên soạn) (2016): “Bàn về văn hóa du lịch Việt
Nam”, Nxb.Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn An Pha (Biên soạn) (2019): “Nghệ thuật bài chòi dân gian Bình Định”,
Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.
3. Cục di sản văn hóa (2017): “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”, đăng trên: http://dsvh.gov.vn/nghe-
thuat-bai-choi-trung-bo-viet-nam-tro-thanh-di-san-van-hoa-phi-vat-the-dai-dien-cua-
nhan-loai-1535
4. UNESCO vinh danh nghệ thuật Bài Chòi (2017), đăng trên:
https://www.vietnamplus.vn/cac-tieu-chi-de-unesco-vinh-danh-nghe-thuat-bai-choi-
trung-bo/478669.vnp
5. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012): Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Tổng cục Du lịch Việt Nam, https://www.vietnamtourism.gov.vn/
7. UNESCO (2003): Công ước về di sản văn hóa phi vật thể (Bản dịch của Trần Hải
Vân – Vụ Hợp tác – Quốc tế, Bộ Văn hóa – thông tin; Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn
hóa – Thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam hiệu đính).
8. Trần Quốc Vượng (Biên soạn) (1998): “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Giáo Dục.

9. Trần Đức Hùng (Biên soạn) (2019), “Vùng thể loại nghệ thuật Bài Chòi tiếp cận và
nghiên cứu”, đăng trên: https://www.vienamnhac.vn/di-san/bai-choi/bai-viet/vung-the-
loai-nghe-thuat-bai-choi-tiep-can-va-nghien-cuu
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014): “Bái cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp phát triển”, Hà Nội 7/2014.
11. Trần Thúy Anh (Biên soạn) (2014): “Giáo trình du lịch văn hóa”, Nxb Giáo Dục.
12. Phát huy nghệ thuật Bài Chòi trong phát du lịch ở Hội An, đăng trên:
https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Phat-huy-nghe-thuat-Bai-Choi-trong-phat-
trien-du-lich-o-Hoi-An-i457871/
13. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi” do UBND
tỉnh Bình Định và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc VN
phối hợp tổ chức từ ngày 10/09 đến 11/9/2013 tại TP Quy Nhơn, Đăng trên:
https://www.slideshare.net/longvanhien/ngh-thut-bi-chi
14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2020): “Những kết quả bước đầu trong thực hiện
đề án bảo vệ, phát huy di sản Bài Chòi”, đăng trên: https://bvhttdl.gov.vn/khanh-hoa-
nhung-ket-qua-buoc-dau-trong-thuc-hien-de-an-bao-ve-phat-huy-di-san-bai-choi-
20201209165121697.htm

You might also like