You are on page 1of 5

Người trao có nửa nụ cười,

Mà ta mất cả một đời để quên (Vân Jenny(?))

Người người náo nức về quê,


Miến măng giỏ trước, cau chè bị sau,
Rưng rưng hút mắt con tàu,
Mình còn cha mẹ nữa đâu mà về …

Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội,


Nhang trầm một thẻ biết làm sao?
Thắp lên đành cắm nơi đầu gió,
Hương khói đừng quên nấm mộ nào.

Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp,


Quê nhà một góc nhớ mênh mông

QUI TẮC HÌNH THÀNH ÂM HÁN VIỆT


Tống Phước Khải

Việc hình thành âm đọc chữ Hán như Quan Thoại, Quảng Đông, Hán Việt v.v. hầu hết đều căn cứ theo
quy tắc. Trong các quyển từ điển thông dụng như: Khang Hi, Từ Hải v.v. của Trung Quốc đều có trình
bày cách phiên âm cho mỗi chữ Hán. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có quyển từ điển Hán Việt nào
trình bày cách hình thành âm này.

Quy tắc này rất có lợi khi chúng ta gặp một chữ Hán nhưng không biết âm Hán Việt đọc thế nào. Tra
trong tất cả các từ điển Hán Việt vẫn không tìm ra. Như vậy phải lật Khang Hi hoặc Từ Hải ra, rồi áp
dụng quy tắc để tìm ra âm đọc Hán Việt.

Thông thường người ta gọi quy tắc này là "phiên thiết". Người đọc được phiên thiết trước hết cần có
một vốn chữ Hán làm nền tảng.

Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết và tạm phân quy tắc này thành ba loại như sau:

- Phiên thiết

- Ghép thanh

- Đồng âm

Để áp dụng trước hết chúng ta phân tích thanh tiếng Việt theo bảng sau và cần phải học thuộc bảng
này:
Bình Thượng Khứ Nhập
Cao
ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

Thấp

âm cuối (c, ch, p, t)

Các thanh được phân làm 4 nhóm theo 4 cột như trên gồm:
- Bình: ngang, huyền

- Thượng: hỏi, ngã

- Khứ: sắc, nặng

- Nhập: sắc, nặng (đối với các tiếng có âm cuối là c, ch, p, t)

Hàng trên là các thanh cao (thượng thanh) gồm: ngang, hỏi, sắc

Hàng dưới là các thanh thấp (hạ thanh) gồm: huyền, ngã, nặng

1- Phiên thiết:

Phiên thiết là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ hai chữ Hán đã biết âm.

Thông thường khi tra phiên thiết, người ta hay áp dụng cách nói láy để suy ra âm của chữ cần tìm.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được cho 2 chữ có chứa thanh nằm cùng trên 1 hàng hoặc
cùng trên 1 cột, đối với những chữ khó thì không thể áp dụng được.

Sau đây là phương pháp đọc phiên thiết được áp dụng cho mọi trường hợp. Chúng cần thực hiện qua
hai bước:
1. Ráp vần
2. Tìm thanh
Trong bước tìm thanh chúng ta sẽ sử dụng bảng phân tích thanh ở trên.

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi chữ 見 ta thấy có ghi: 古 電 切


Chúng ta đọc được 3 chữ Hán đứng sau là Cổ điện thiết, có nghĩa Cổ với Điện thiết âm với nhau để
cho ra âm của chữ 見.

1. Ráp vần:
Ta lấy phụ âm [C] của chữ Cổ, ráp với vần [iên] của chữ Điện ra sẽ ra được âm [Kiên].

Có thể dùng cách nói láy để ráp vần: cổ điện nói láy kiển độ > từ chữ kiển ta có được âm kiên.

2. Tìm thanh:

Chữ Cổ chứa dấu hỏi, ta chọn hàng ngang qua thanh hỏi trong bảng phân tích thanh:

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

Chữ Điện chứa dấu nặng nên ta chọn cột dọc qua thanh nặng:

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

Giao điểm của chúng là thanh cần tìm: thanh sắc.

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

=> Vậy: kiên + thanh sắc ta đọc là Kiến

Trong Từ Hải chữ 見 được phiên là ký yến thiết như vậy ta vẫn tìm ra âm là kiến.

Lưu ý:
Nếu chữ đầu không có phụ âm thì khi ráp chữ ta chỉ lấy phần vần của chữ thứ hai (vd: ư + hàn = an, ô
+ các = ác)

2- Ghép thanh:

Ghép thanh là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ một chữ Hán đã biết âm và một thanh cho sẵn.

Chúng ta sử dụng bảng phân tích thanh ở trên và thực hiện tương tự việc tìm âm theo kiểu phiên thiết.

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi chữ 个 ta thấy có ghi: 歌 去 聲


Chúng ta đọc được 3 chữ Hán đứng sau là Ca khứ thanh, có nghĩa chữ Ca ghép với thanh Khứ sẽ cho
ra âm của chữ 个.

Tìm thanh:

- Chữ Ca có thanh ngang nên chúng ta chọn hàng chứa thanh ngang:

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

- Do ghép với khứ thanh nên chúng ta chọn cột nhóm khứ thanh (cột 3, xem lại bảng phân tích thanh)

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

- Giao điểm của của chúng là thanh sắc:

ngang hỏi sắc sắc

huyền ngã nặng nặng

=> Vậy Ca + thanh sắc ta đọc là Cá

3- Đồng âm:

Đồng âm là lối tìm ra âm của một chữ Hán từ một chữ Hán đã biết âm.

Ví dụ:

Tìm trong tự điển Khang Hi 忠 ta thấy có ghi 同 中

Chúng ta đọc được 2 chữ Hán đứng sau là đồng Trung, có nghĩa là đọc như chữ Trung.

=> Vậy chữ cần tìm 忠 phải đọc là Trung.


Lưu ý: Trong tự điển cũng có thể ghi: 讀 若 中. (độc nhược Trung) hoặc 音 中 (âm Trung), chúng cũng
có ý nghĩa giống như 同 中 .

4- Trường hợp ngoại lệ:

Có những chữ Hán âm đọc không tuân thủ theo những quy tắc nêu trên, người ta gọi là cách đọc "nhân
tuần" tức theo thói quen truyền khẩu chứ không căn cứ vào đâu cả. Do những chữ này đã được mọi
người chấp nhận qua nhiều thế hệ cho nên được xem là đúng. Nếu đem áp dụng phiên thiết để sửa lại
âm thì sẽ trở thành sai.

Ví dụ:

Chữ 必 phiên là bích cát thiết

Vậy căn cứ theo quy tắc ta đọc là bát. Tuy nhiên chữ này phải đọc là tất như chúng ta vẫn thường đọc.

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design


Hà Phương Hoài
Hỗ Trợ Kỹ Thuật
Hoàng Vân, Julia Nguyễn
Web Database
Nguyễn Hoàng Dũng

Xin vui lòng liên lạc với haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17

You might also like