You are on page 1of 3

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI QUÁ TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM


Nguyễn Thảo Ngọc – CQ56/06.01CLC

Tóm tắt: Đại dịch covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động mạnh
mẽ đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành dịch vụ Logistics nói riêng. Bài
viết này nhằm làm rõ tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành dịch vụ
Logistics tại Việt Nam và quá trình chuyển đổi số của chuỗi dịch vụ Logistics
của Việt Nam.
Đặt vấn đề: Đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất và dây chuyền
cung ứng toàn cầu và cũng chính đại dịch cũng mở ra con đường mới để ngành
dịch vụ logistics phát triển. Do đại dịch, chuỗi cung ứng đã bị đứt gẫy và đảo
lộn, trong đó có các hoạt động logistics - xương sống của chuỗi cung ứng. Bên
cạnh những khó khăn, thách thức, Logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ
hội tăng trưởng. Thậm chí, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, lĩnh vực
logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội “vàng” sau đại dịch Covid-19. Trong
năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nước áp dụng các biện pháp
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động
logistics, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại. Lúc này,
chuyển đổi số ngành Logistics trở thành vấn đề cấp thiết và “nóng” hơn bao giờ
hết. Đại dịch là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics, trong điều kiện cuô ̣c cách
mạng công nghiệp 4.0.
I. Thực trạng ngành Logistics Việt Nam dưới tác động của đại dịch
Covid-19
Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương, lĩnh vực
logistics toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Mặc dù Chính
phủ các nước nỗ lực duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa và đặc biệt ưu tiên lưu
thông các loại hàng hóa thiết yếu, nhưng do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
và nhiều lao động trong lĩnh vực này phải ở nhà, có những thời điểm, toàn bộ
hoạt động bị tê liệt. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội DN Logistics Việt Nam
(VLA), đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến 15% doanh nghiệp (DN)
bị giảm 50% doanh thu so với năm 2019 và hơn 50% DN giảm số lượng dịch vụ
hậu cần trong nước và quốc tế từ 10%-30% so với cùng kỳ năm 2019. Các hoạt
động logistics như vận tải giảm do dịch vụ thông quan bị cản trở, dịch vụ kho
bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng. Một số vấn đề phát sinh khác như một số
khách hàng Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ
cho chủ hàng, nhà cung cấp Việt Nam kéo theo việc chủ hàng chậm thanh toán
cho DN logistics.
II. Quá trình chuyển đổi số của ngành Logistics Việt Nam trong thời kỳ
dịch bệnh Covid-19
Dịch vụ Logistics là ngành mang tính quốc tế cao và ứng dụng nhanh tiến
bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động. Hiện nay, các nước phát triển đang
từng bước thực hiện E-Logistics, green Logisitics, E-Documents... và ứng dụng
công nghệ điện toán đám mây, công nghệ Blockchain...Trong điều kiện cách
mạng công nghệ 4.0, các nước đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hay robot
vào thực hiện một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng
khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi... Trong khi đó, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào công việc hàng này của các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ Logistics của Việt Nam hiện nay còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sử dụng phần
mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản,...
Đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng lớn lên thương mại thế giới, cùng với
ảnh hưởng của thiên tai (lũ lụt tại châu Á) và căng thẳng thương mại giữa các
nền kinh tế lớn đã mang lại nhiều thách thức cho ngành dịch vụ Logistics tại Việt
Nam. Cụ thể như sau:
 Quá trình tự động hóa trong lĩnh vực Logistics (từ vận chuyển, dịch vụ
cảng, kho bãi, vận tải…) chịu sự ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19
đang được đẩy nhanh và mạnh, sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian
tới. Trong đó, toàn bộ các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ ưu tiên nâng cao
hiệu quả hoạt động bằng cách đầu tư vào công nghệ.
 Thị trường phục vụ thương mại điện tử phát triển mạnh do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19, qua đó đã thúc đẩy thương mại điện tử nở rộ trong bối
cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến. Hành vi mua hàng và kỳ
vọng của người tiêu dùng thay đổi với những yêu cầu cao hơn về hàng
nhanh, miễn phí giao hàng với cước ngắn, giá cả cạnh tranh và “Logistics
thu hồi” thuận tiện.
Trong bối cảnh các công ty Logistics trên thế giới đang nhanh chóng cải
tiến công nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận, các doanh
nghiệp Logistics tại Việt Nam cần phải không ngừng cải tiến công nghệ, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực và phối hợp với Chính Phủ để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong bối cảnh mới.
Tài liệu tham khảo:
GT Logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, TS. Đỗ Anh Đức, Tác động của đại dịch
covid-19 đến ngành dịch vụ logistics Việt Nam
Sarkodie, S. A., & Owusu, P. A. (2020), Global assessment of environment,
health and economic impact of the novel coronavirus (COVID-19).
Environment, Development and Sustainability, Jun 5, 1 - 11.Available at:
10.1007/s10668-020-00801-2

You might also like