You are on page 1of 2

Câu 1: Nguyên nhân nào gây ra những hạn chế cho Việt Nam trong quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế?


Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên về khách quan là do nền
kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển thấp xét cả về lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất vì vị thế, mức độ tham gia vào nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào thực
lực của nền kinh tế của một quốc gia.Tuy nhiên,những nguyên nhân chủ quan có
vai trò quyết định đối với những hạn chế, bất cập nêu trên nếu xét về phương diện
thực thi và hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.Trong số các nguyên
nhân chủ quan, trước hết phải nói đến việc đổi mới tư duy và nền tảng tri thức về
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta chưa theo kịp thực
tiễn.Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập, xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn có các cách hiểu khác nhau đã trở
thành rào cản của nhiều chủ trương, quyết sách và chỉ đạo thực tiễn. Một nguyên
nhân chủ quan khác là quy trình chính sách chưa được xây dựng và tổ chức thực
hiện một cách khoa học dẫ đến tính khả thi thấp, trách nhiệm không rõ.Tổ chức bộ
máy cồng kềnh, chồng chéo và công tác cán bộ chậm đổi mới, thực lực của đội ngũ
cán bộ hoạch định và thực thi chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng, lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ,tham nhũng là những nguyên
nhân quan trọng của những hạn chế, bất cập nêu trên.
Câu 2: Nêu điểm nhấn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của
Việt Nam
 Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân
lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực, cũng như trên thế giới và có triển vọng tốt nhờ
kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát
được kiểm soát, tạo môi trường, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

 Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh tới tăng trưởng, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
 Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt
Nam phát triển mạnh, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị
trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu.
 Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng góp phần đưa Việt Nam trở thành một
“mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh
tế hàng đầu thế giới. Đồng thời, tạo động lực và “sức ép” mới để hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt được nhiều
kết quả ấn tượng. Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp
Quốc (UNTAD) đánh giá, Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành
công nhất về thu hút FDI.
Câu 3: Ví dụ về xuất khẩu tư bản nhà nước. Nó có lợi cho nước nhập
khẩu không?

 Nhật, Trung quốc... xktb nhà nước sang việt nam bằng các nguồn vốn đầu tư
như cho vay nguồn vốn ODA không hoàn lại ... đổi lại việt nam sẽ phải cho
phép các nước đó xktb tư nhân để thu lại lợi nhuận nhờ thuế, hoặc phụ thuộc
về kinh tế, quân sự,...
 Việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích cực đến
nền kinh tế các nước nhập khẩu tư bản, như thúc đẩy quá trình chuyển biến
từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang nông - công nghiệp, giúp các nước chậm
phát triển về kinh tế.
 Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tiêu cực lên các nước nhập khẩu.
 Mặt xấu: Sự mở rộng quan hệ sản xuất ra nước ngoài, là công cụ để bành
trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn
thế giới. Khiến các nước cạn kiệt tài nguyên.

You might also like