You are on page 1of 4

Diện thừa kế.

4. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào mà người thừa kế có quyền sở
hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
- Theo pháp luật hiện hành, thời điểm người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài
sản là di sản do người quá cố để lại là thời điểm người thừa kế nhận di sản đó, kể
từ thời điểm mở thừa kế( khi người đó chết hoặc bị toà án tuyên bố đã chết).
- Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015: "Kể từ
thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.”

*Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.


Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS–ST ngày 04/09/2009 của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh:
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Khót, ông An Văn Tâm khởi kiện bị đơn là ông
Nguyễn Tài Nhật liên quan đến vụ án tranh chấp tài sản thừa kế. Ông Tâm là con
của cụ Khánh và cụ Lầm; ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Ngọt. Năm 2000, cụ
Khánh chết và lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho ông Nhật. Nhưng tại thời điểm
mở thừa kế, bà Khót và ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo
quy định của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung của di chúc. Ông
Nhật không đồng ý yêu cầu được hưởng thừa kế di sản của cụ Khánh như các
nguyên đơn đã nêu ra. Từ đó tranh chấp xảy ra.
7. Trong Bản án 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của Bản án cho
thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
- Đoạn của Bản án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh:
“Cụ Nguyễn Thị Khánh và cụ An Văn Lầm (chết năm 1938) có 2 con là bà
Nguyễn Thị Khót sinh năm 1929, ông An Văn Tâm sinh năm 1932. Cụ Khánh và
cụ Nguyễn Tài Ngọt (chết năm 1973) có 1 con là Nguyễn Tài Nhật sinh năm 1930.
Năm 2000 cụ Khánh chết. Mặc dù các đương sự không xuất trình được giấy khai
sinh một cách đầy đủ nhưng đều thống nhất xác nhận các con của cụ Khánh là bà
Khót, ông Tâm, ông Nhật và không có tranh chấp gì về hàng thừa kế đồng thời
cũng xác nhận cha mẹ của cụ Khánh chết trước cụ Khánh đã lâu. Căn cứ Điều 679
của Bộ luật Dân sự 1995, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Khánh
gồm: bà Khót, ông Tâm và ông Nhật”.
8. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
- Ông Nhật là người được cụ Khánh cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp.
- Vì trích tại phần Xét thấy của Bản án:
“Ngày 30/5/1992 tại Phòng công chứng nhà nước số 2, Thành Phố Hồ Chí Minh cụ
Khánh lập di chúc cho ông Nhật là người duy nhất được quyền thừa kế căn nhà 83
Lương Định Của , phường An Khánh, quận 2. Các đương sự không tranh chấp gì
về di chúc này nên Toà không xem xét”.
9. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?
- Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm là con đã thành niên của cụ
Khánh. - Đoạn của Bản án có câu trả lời:
“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa
kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại điều 140,
145 của Bộ luật Lao động 1994 quy định độ tuổi lao động của người Việt Nam là
từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.”
- Như vậy, có thể thấy ông Tâm 68 tuổi và bà Khót 71 tuổi thì họ đều là con đã
thành niên.
10. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc không? Đoạn nào của bản án có câu trả lời?
- Bà Khót và ông Tâm được Tòa án không chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào di chúc.
- Đoạn của Bản án cho câu trả lời là:
“ Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được hưởng
chế độ chính sách của nhà nước theo diện người có công với cách mạng khoảng
400.000 đồng, còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo qui định thì ông bị suy
giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông cũng đã được hưởng chính sách đãi ngộ
của nhà nước hàng tháng ông lãnh 2.000.000 đồng nên Hội đồng xét xử nhận thấy
không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu bà Khót,ông Tâm về người được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể mỗi người được hưởng
400.000.000 đồng.”và ‘‘ Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Nguyễn Thị
Khót và ông An Văn Tâm về việc hưởng di sản của cụ Khánh mỗi người là
400.000.000 đồng theo diện những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc’’.
11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án.
- Theo nhóm tôi, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý
- Bởi vì xét thấy hợp lý ở chỗ Tòa án đưa ra những điểm không phù hợp của bà
Khót và ông Tâm về vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc do
không có khả năng lao động và đưa ra Điều luật cụ thể để dẫn chứng như:
“Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời điểm mở thừa kế bà Khót
71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh 2/4, thấy tại Điều 140,145 của Bộ luật
lao động Việt Nam là từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và nữ 15 đến 55 tuổi đối với
nữ. Bên cạnh đó, tại chương lao động là người cao tuổi của Bộ luật lao động còn
có các quy định về chế độ với người lao động từ 56 tuổi trở lên đối với nữ và từ 61
tuổi trở lên đối với nam. Như vậy, pháp luật không đặt ra giới hạn tuổi tối đa được
tham gia các quan hệ lao động mà việc tham gia quan hệ lao động tùy thuộc vào
thể lực, trí lực và tinh thần của từng người. Do đó, độ tuổi lao động là cơ sở xác
định người hết tuổi lao động để được hưởng chế độ đãi ngộ chứ không phải là căn
cứ xác định một người không còn khả năng lao động.”
- Bà Khót, ông Tâm mặc dù tuổi cao nhưng bà Khót không bị thương tật gì, hoàn
toàn khỏe mạnh, còn ông Tâm mặc dù là thương binh 2/4, theo quy định thì ông bị
suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng vẫn chưa đủ 81% để được coi là người
không có khả năng lao động. Do đó, việc Tòa không chấp nhận yêu cầu của bà
Khót, ông Tâm về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc là hợp lý.
- Với lại các nguyên đơn cũng không chứng minh được ở thời điểm mở thừa kế họ
là những người không còn khả năng lao động.

12. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao?
- Theo nhóm tôi, hướng giải quyết sẽ khác khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động bởi vì căn cứ theo:
- Khoản 1 Điều 669 BLDS năm 2005 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
- Như vậy, ông Tâm vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc vì ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động thoả mãn điều kiện tại điểm b
khoản 1 Điều 699 Bộ luật Dân sự 2005, ông Tâm được hưởng 2/3 kỷ phần thừa
kế.’’

You might also like