You are on page 1of 89

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN


THAM GIA XÉT GIẢI THƢỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2019 DÀNH CHO SINH VIÊN

RÀO CẢN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM


QUYỀN CON NGƢỜI CỦA
NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VÀ CỘNG ĐỒNG LGBT

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội (XH)


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2. Tổng quan nghiên cứu:.............................................................................. 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .............................................................. 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5

6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 6

7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 6

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CHUYỂN GIỚI


VÀ CỘNG ĐỒNG LGBT ............................................................................... 7

1.1. Cộng đồng LGBT ................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm cộng đồng LGBT ........................................................... 7

1.1.2. Đặc điểm cộng đồng LGBT ............................................................ 8

1.2. Người chuyển giới................................................................................ 14

1.2.1. Khái niệm người chuyển giới........................................................ 14

1.2.2. Đặc điểm người chuyển giới ......................................................... 14

1.2.3. Cơ sở của chuyển giới ................................................................... 15

1.3. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT........................................................................................................... 16

1.3.1. Khái niệm quyền con người .......................................................... 16

1.3.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quyền con người của người
chuyển giới và cộng đồng LGBT ............................................................ 18

1.4. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT........................................................................................................... 23
1.4.1. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT trên thế giới: ................................................................................. 23

1.4.2. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT ở Việt Nam:.................................................................................. 34

CHƢƠNG 2. RÀO CẢN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VÀ


CỘNG ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM .......................................................... 37

2.1. Nguyên tắc xác định lại giới tính ......................................................... 37

2.2. Quy định pháp luật về điều kiện chuyển giới ...................................... 37

2.3. Quy định pháp luật về thủ tục chuyển giới .......................................... 46

2.3.1. Thủ tục xác định lại giới tính về mặt sinh học:............................. 46

2.3.2. Thủ tục xác định lại giới tính về mặt pháp lý ............................... 46

2.4. Các quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của người
chuyển giới và cộng đồng LGBT ................................................................ 48

2.4.1. Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử. ........................... 48

2.4.2. Quyền được công nhận trước pháp luật. ....................................... 52

2.4.3. Quyền trong quan hệ hôn nhân. .................................................... 54

2.4.4. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm. ...................................................................................................... 55

2.5. Quyền con người của cộng đồng LGBT ở Việt Nam dưới góc nhìn thực
tiễn ............................................................................................................. 57

2.5.1. Các nội dung đánh giá việc bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT57

2.5.2. Kết quả đánh giá dựa trên cơ sở việc khảo sát đối với cộng đồng
LGBT ở Việt Nam. .................................................................................. 62

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN VÀ HOÀN THIỆN CÁC


QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VÀ CỘNG
ĐỒNG LGBT ................................................................................................. 72
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền con người ........................ 72

3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về người chuyển giới và
cộng đồng LGBT ......................................................................................... 73

KẾT LUẬN .................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa quan hệ cùng giới ....................27

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 1. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm quan của mọi người về cộng
đồng LGBT. ...................................................................................................................67
Hình 2. Mức độ đồng ý của mọi người đối với một số điều khoản về hôn nhân tại Việt
Nam. ..............................................................................................................................69
1

LỜI NÓI ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Rào cản pháp lý đối với việc
bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chuyển giới và cộng đồng LGBT” bởi các lý
do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hiện tượng một người có giới tính khác với giới tính bình thường đã
tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, trải rộng trên khắp các quốc gia, ở mọi thời đại của xã
hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng tính là đề tài được khai thác khá nhiều trong
các tác phẩm nghệ thuật thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng. Tại Trung Quốc còn phát
hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời Đồ Đồng, thời nhà Minh còn
được xem là thời kỳ cực thịnh cho các sáng tạo lấy cảm hứng từ quan hệ đồng tính. Ở
Việt Nam, một số tài liệu về lịch sử đã từng đề cập đến vấn đề này như: thế kỷ thứ 16
và 17 có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông1 hoặc sách sử có chép rằng, vua
Khải Định tuy có tất cả 12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích
đàn ông… Luật Hồng Đức có đề cập đến hành vi hãm hiếp, ngoại tình và loạn luân
nhưng không nhắc gì đến đồng tính2. Đến thời Thực dân Pháp đô hộ thì chính quyền
thực dân Pháp không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa mặc dù xác
định mại dâm nữ là phạm pháp.
Những biểu hiện về giới tính khác với giới tính bên ngoài ấy đã dần dần tạo nên
sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử trong nhận thức của nhiều người. Và chính sự kỳ
thị và phân biệt đối xử ấy đã đẩy những người có giới tính khác bình thường đó vào
góc tối, khiến họ phải sống giấu mình. Có một khoảng thời gian dài hầu hết các dân
tộc trên thế giới đã xếp đồng tính là một căn bệnh hoặc là một tội lỗi và vì thế họ bị
luật pháp cấm, thậm chí còn bị xử rất nặng bao gồm cả hình phạt tử hình. Mãi cho đến
nửa cuối thế kỷ XX, khi các phong trào đấu tranh giành quyền tự do, bình đẳng của
những người bị kỳ thị và phân biệt về giới tính này phát triển mạnh mẽ hơn thì họ mới
có can đảm để tự tin bước ra sống đúng với con người mình.
Ngày 17/5/1990, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã loại “đồng tính luyến ái” ra
khỏi hạng mục bệnh tâm lý. Ngày nay, nhiều người đã thay đổi cách nhìn nhận và
không còn xem đồng tính là bệnh hay khiếm khuyết cơ thể nữa.
Trong đời sống hiện đại, đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt tiếng Anh
là: LGBT) là vấn đề không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, việc nhận thức một cách đầy

1
Jakob Pastoetter (1997-2001), The International Encyclopedia of Sexuality: Vietnam, The Continuum
Publishing Company, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 03 năm 2019.
2
Helmut Graupner, International Bar Association Conference, Phillip Tahmindjis (2005). Sexuality and Human
Rights, Haworth Press. 192. ISBN 1560235551. From
<http://books.google.com/books?id=gem0JOOWVMC&pg=PP1&dq=1560235551&ei=AmSTSYm-
CYrIlQSU0dTBCg#PPA192,M1>.
2

đủ về cộng đồng LGBT trong xã hội vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các yếu tố
chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa, xã hội, định kiến, sự kỳ thị… ảnh hưởng rất
lớn đến đời sống của cộng đồng LGBT và người chuyển giới nói riêng.
Thứ hai, người thuộc cộng đồng LGBT cũng là thành viên của cộng đồng xã
hội loài người, họ cần phải có được những quyền cơ bản nhất mà con người đương
nhiên có. Đó là các quyền về nhân thân như: quyền đối với họ tên, đối với giới tính,
quyền kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được bảo vệ về danh dự, uy tín,
nhân phẩm … Tuy nhiên, việc đấu tranh của người thuộc cộng đồng LGBT nhằm bảo
vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời nâng cao nhận thức của xã
hội về cộng đồng này là một quá trình rất khó khăn và lâu dài. Trên thế giới hiện còn
tồn tại khá nhiều nhận thức khác nhau về LGBT, trong đó có nhiều nước hình sự hóa
mối quan hệ của người đồng tính, cấm tuyên truyền về người đồng tính, không chấp
nhận việc sống chung giữa những người đồng tính, không chấp nhận việc chuyển đổi
giới tính…; Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều quan điểm kỳ thị, coi họ như những người
bệnh hoạn, xa lánh và sợ hãi…. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton từng
phát biểu rằng quyền của người LGBT là một trong những thách thức nhân quyền còn
lại của thời đại chúng ta3.
Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện nay không có những quy định hà khắc hay gây
bất lợi trực tiếp đến những người thuộc cộng đồng LGBT và gần đây cũng đã có nhiều
người công khai việc chuyển đổi giới tính hay thừa nhận mình là người đồng tính,
nhưng những định kiến bảo thủ của xã hội đối với những người thuộc cộng đồng này
vẫn còn nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu là do sự sai lệch về mặt kiến thức. Có nhiều
người còn cho rằng việc quan hệ đồng giới là tệ nạn xã hội, là một thứ bệnh hoạn, là
đua đòi hư hỏng…, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ có thái độ cởi mở đối với vấn đề này.
Thứ ba, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với người thuộc cộng đồng LGBT là
một điều tất yếu. Cho đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam đã bắt đầu có các quy
định về cộng đồng LGBT, nhưng những quy định đó còn rất sơ khai, chưa đầy đủ,
chưa thực sự bảo vệ được quyền của người LGBT. Pháp luật hiện hành tuy không có
quy định về việc cấm quan hệ tình dục đồng tính4, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình
lại không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính5. Bên cạnh đó, mặc dù
một số nội dung liên quan đến quyền của cộng đồng LGBT như quyền chuyển giới và
xác định lại giới tính đã được pháp luật quy định, nhưng thực tế, cơ hội để những
người LGBT xác định lại giới tính của mình về mặt pháp lý vẫn là cả một chặng

3
Hillary Rodham Clinton (2011), Phát biểu tại Ngày Nhân quyền Quốc tế, Geneva, Thụy Sỹ, từ
<http//vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/hcmc/secstate/statements.html>.
4
Don Colby, Cao Hữu Nghĩa & Serge Doussantousse (2004), Men who have sex with men and HIV in Vietnam,
The Guilford Press.
5
Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014.
3

đường vô cùng gian truân.


Các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước bao gồm: lập pháp, hành pháp và
tư pháp mà đặc biệt là hoạt động hành pháp và tư pháp chưa thật sự có sự quan tâm
đúng mực đối với việc bảo vệ quyền của người thuộc cộng đồng LGBT. Điều đó, đã
gây ra những hậu quả tiêu cực hay thậm chí còn tạo ra các rào cản ảnh hưởng tới
quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng LGBT trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội.
2. Tổng quan nghiên cứu:
Cho đến thời điểm nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Rào cản pháp lý đối với
việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chuyển giới và cộng đồng LGBT” đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về người chuyển giới nói riêng và cộng đồng
LGBT nói chung như sau:
- Đề tài “Người chuyển giới ở Việt Nam - những vấn đề thực tiễn và pháp lý”
năm 2012 của nhóm tác giả Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú đến
từ Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã đưa ra cái nhìn tổng thể,
đầy đủ hơn về người chuyển giới tại Việt Nam và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với
nhóm người này, từ đó hướng đến việc bảo vệ quyền một cách toàn diện cho cộng
đồng người chuyển giới tại Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Tùng – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2014 về “Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: Pháp luật và
thực tiễn trên Thế Giới và ở Việt Nam”. Tại đây, tác giả đã đưa ra các khái niệm liên
quan đến người đồng tính, song tính, người chuyển giới; khái quát quy định pháp luật
của một số quốc gia khác trên Thế Giới và của Việt Nam về người đồng tính, song tính
và chuyển giới.
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Kết hôn giữa những người đồng giới dưới góc độ
quyền con người” của Thạc sĩ Lê Thị Hạnh, Khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội năm
2015, luận văn phân tích về người đồng giới, việc kết hôn của người đồng giới và đưa
ra quan điểm nên thừa nhận việc kết hôn của người đồng giới.
- Bài viết “Định kiến, kì thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và
người chuyển giới ở Việt Nam” năm 2015 của nhóm tác giả Phạm Thu Hoa và Đồng
Thị Yến được công bố trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 31, số 5.
Bài viết đã tổng hợp các khảo sát báo cáo về thực trạng người đồng tính, chuyển giới ở
Việt Nam hiện nay.
- Bài viết "Quyền chuyển đổi giới tính - quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự
năm 2015" của tác giả Lê Thị Giang vào năm 2016 được đăng trên Tạp chí Kiểm sát
(Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), tập 7, số 14. Bài viết của tác giả đã nêu và phân tích
4

những điểm mới về quyền chuyển đổi giới tính - một quyền nhân thân mới đã góp
phần công nhận và hợp pháp hóa sự tồn tại về mặt pháp lý của nhóm người chuyển
giới - trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Phượng - Khoa Xã hội học - Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 về “Nhận
thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam”. Ở đề tài này,
tác giả đã đưa ra một số khái niệm có liên quan về người chuyển giới; cung cấp các
thông tin sơ lược về người chuyển giới tại Việt Nam; tìm hiểu nhận thức, thái độ của
người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam, từ đó đề xuất những khuyến
nghị nhằm tuyên truyền Luật về quyền chuyển giới tại Việt Nam cho cộng đồng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên theo học ngành Công tác xã
hội và ngành Thái Lan học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2018 về “Rào cản trong công khai xu hướng tính dục của người
song tính”. Bài nghiên cứu của nhóm sinh viên đã chỉ ra được một số khái niệm liên
quan đến người song tính; nhận diện được những rào cản trong cuộc sống của người
song tính, họ phải chịu nhiều những định kiến không chỉ từ những người dị tính mà
còn từ những người trong cộng đồng LGBTQ+6.
Trong số các công trình trên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu và
đánh giá đầy đủ thực trạng quy định của pháp luật, thực trạng xã hội cũng như thực
tiễn thi hành pháp luật về người đồng tính, song tính, lưỡng tính, người chuyển giới
mà mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và quy định pháp luật thực
định về người đồng tính, song tính, lưỡng tính, người chuyển giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài giải quyết các vấn đề lý luận về người đồng tính, người chuyển giới và
cộng đồng LGBT, làm rõ các ưu, nhược đặc điểm trong hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện hành về việc bảo vệ quyền của người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng
LGBT từ đó có các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
Đề tài có các nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, xây dựng nền tảng lý luận về người đồng tính, người chuyển giới và
cộng đồng LGBT;
Thứ hai, tìm hiểu quy định pháp luật một số quốc gia về người đồng tính, người
chuyển giới và cộng đồng LGBT;

6
LGBTQ+ là viết tắt của Lesbian – đồng tính luyến ái nữ, Gay – đồng tính luyến ái nam, Bisexual –
song tính luyến ái, Transgender – người chuyển giới và Queer – là từ lóng chỉ các thiểu số tính dục
khác (hoặc chỉ những hành vi bản dạng không theo quy chuẩn xã hội).
5

Thứ ba, phân tích các quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành (chủ yếu là các
quy phạm thuộc lĩnh vực pháp luật tư) điều chỉnh quyền của người đồng tính, người
chuyển giới và cộng đồng LGBT,
Thứ tư, chỉ ra các bất cập pháp luật/ các rào cản pháp lý liên quan đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người này và hướng hoàn thiện.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quyền và lợi ích chính đáng của con người
nói chung và người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu là nội dung pháp luật của Việt Nam hiện hành về người
đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT. Bao gồm các chế định liên quan
đến các quyền dân sự (quyền con người, quyền kết hôn, quyền xác định giới tính,
quyền đảm bảo về danh dự, uy tín, nhân phẩm…) của người đồng tính, người chuyển
giới và cộng đồng LGBT. Do vậy, Luật thực định mà đề tài nghiên cứu chủ yếu là các
quy định của pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, hộ tịch… Để làm rõ hơn vấn đề
nghiên cứu, đề tài có phân tích một số quy định của pháp luật có liên quan đến quyền
của người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT như pháp luật hình sự, tố
tụng hình sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thuộc lĩnh vực của khoa học xã hội, sử dụng các phương pháp nghiên
cứu thuộc khoa học xã hội như:
+ Phương pháp phân tích quy phạm, để xác định rõ nội hàm của quy định pháp
luật về cộng đồng LGBT, từ đó có các bình luận, đánh giá đối với các quy định này.
Từ đó trả lời được câu hỏi: Pháp luật Việt Nam ghi nhận như thế nào về người đồng
tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT; Quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền của người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT có những bất cập
gì.
+ Phương pháp phân tích tình huống để có các đánh giá liên quan việc bảo vệ
quyền của người LGBT trong thực tiễn. Từ đó trả lời câu hỏi: Pháp luật về người
LGBT đã phù hợp chưa, đã được đảm bảo thi hành trong thực tiễn hay chưa.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng để sắp xếp các tài liệu, thông tin mà đề
tài nghiên cứu đề cập tới để có cái nhìn toàn diện về các vấn đề liên quan đến nhu cầu
bảo đảm quyền của người LGBT, thực trạng pháp luật liên quan đến quyền của nhóm
người này, và nhu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan đến họ.
+ Phương pháp suy luận logic được sử dụng để đưa ra các nhận định về hệ
thống pháp luật về quá trình thi hành pháp luật liên quan tới quyền của người LGBT.
Từ đó trả lời câu hỏi: Vì sao có nhu cầu điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của người
đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT; Hướng và giải pháp nào cho việc
6

hoàn thiện những bất cập trong quy định pháp luật về người đồng tính, người chuyển
giới và cộng đồng LGBT.
+ Phương pháp so sánh được sử dụng khi đề tài đưa ra những đánh giá về hệ
thống pháp luật Việt Nam trong mối tương đồng với pháp luật quốc tế về quyền của
người LGBT. Từ đó trả lời câu hỏi: thế giới ghi nhận về quyền của người đồng tính,
người chuyển giới và cộng đồng LGBT như thế nào; các ghi nhận về quyền của cộng
đồng này của pháp luật Việt Nam còn gì cách biệt với thế giới.
+ Phương pháp lịch sử được sử dụng để tìm hiểu về quá trình hình thành và
phát triển của pháp luật điều chỉnh quyền của người LGBT trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Từ đó trả lời được câu hỏi: Người đồng tính, người chuyển giới và cộng
đồng LGBT là gì; thế giới ghi nhận về quyền của người đồng tính, người chuyển giới
và cộng đồng LGBT như thế nào.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT là gì?
(2) Vì sao có nhu cầu điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của người đồng tính,
người chuyển giới và cộng đồng LGBT?
(3) Thế giới ghi nhận về quyền của người đồng tính, người chuyển giới và cộng
đồng LGBT như thế nào?
(4) Pháp luật Việt Nam ghi nhận như thế nào về người đồng tính, người chuyển
giới và cộng đồng LGBT? Các ghi nhận về quyền của người đồng tính, người chuyển
giới và cộng đồng LGBT ở Việt Nam có gì khác biệt so với phần còn lại của thế giới?
(5) Quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành quy định của pháp
luật về quyền của người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT có những
bất cập gì?
(6) Hướng và giải pháp nào cho việc hoàn thiện những bất cập trong quy định
pháp luật về người đồng tính, người chuyển giới và cộng đồng LGBT?
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cầu làm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về người chuyển giới và cộng đồng LGBT
Chương 2. Rào cản pháp lý đối với người chuyển giới và cộng đồng LGBT ở
Việt Nam
Chương 3. Giải pháp tháo dỡ rào cản và hoàn thiện các quy định của pháp luật
về người chuyển giới và cộng đồng LGBT
7

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CHUYỂN GIỚI


VÀ CỘNG ĐỒNG LGBT
1.1. Cộng đồng LGBT
1.1.1. Khái niệm cộng đồng LGBT
LGBT là tên viết tắt của một cộng đồng những người bao gồm: đồng tính luyến
ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán
tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender). LGBT được lấy từ các chữ cái
đầu của từng nhóm người: L-Lesbian, G-Gay, B-Bisexual, T-Transgender7.
Giải thích một số thuật ngữ:
+ Nhận thức giới tính (tiếng Anh: gender identity), còn gọi là bản dạng giới,
nhân dạng giới tính, là giới tính tự xác định của một người. Nhận thức giới tính không
nhất thiết dựa trên giới tính sinh học hoặc giới tính được người khác cảm nhận và cũng
không phải là thiên hướng tình dục. Nhận thức giới tính có thể là: nam, nữ, người
chuyển giới, không phải nam không phải nữ.
+ Thiên hướng tình dục (đôi khi được gọi là "xu hướng tình dục" hay "khuynh
hướng tình dục), chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người
khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, thiên hướng tình dục cũng chỉ sự ý thức cá nhân
và sự công nhận của xã hội về những hấp dẫn đó cũng như chỉ một cộng đồng cùng có
chung sự hấp dẫn.
Thiên hướng tình dục thường được phân loại dựa trên giới tính của những
người hấp dẫn mình do đó thường được nêu lên dưới dạng ba loại: dị tính luyến
ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái. Tuy nhiên một vài người có thể thuộc một
loại khác với ba loại trên hoặc không thuộc một loại nào cả. Những dạng thiên hướng
tình dục thông thường nhất nằm trên một thang đo từ hoàn toàn dị tính luyến ái (chỉ bị
hấp dẫn bởi người khác phái) cho đến hoàn toàn đồng tính luyến ái (chỉ bị hấp dẫn bởi
người cùng phái) và bao gồm vài dạng song tính luyến ái khác (bị hấp dẫn bởi cả hai
phái).
Khái niệm Bản dạng giới và khái niệm thiên hướng tình dục là khác nhau.
Chẳng hạn, khi một người có giới tính khi sinh ra là nam, tự xác định giới tính (bản
dạng giới) của mình là nữ và người này có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với người
nam thì người đó không thuộc thiên hướng tình dục đồng tính luyến ái (đây là "Người
chuyển giới" có xu hướng tình dục dị tính luyến ái). Ngược lại, một người đồng tính
luyến ái nam thì người đó vẫn có sự xác định và biểu hiện giới tính của mình là nam

7
„LGBT‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ <https://vi.wikipedia.org/wiki/LGBT>.
8

(trùng với giới tính lúc sinh ra của họ), không phải sự xác định giới tính bên trong
người đó là nữ, nhưng người này vẫn có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với người nam
một cách lâu dài.
Khái niệm nhận thức giới tính cũng khác với khái niệm thể hiện giới tính.
Không phải tất cả những người có sự xác định giới khác với giới tính lúc sinh ra thì
đều thể hiện giới tính đó ra bên ngoài bởi lý do xã hội hay những quy tắc xung quanh.
Dị tính (straight/heterosexual): Người có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối
với những người khác giới.
Đồng tính nam (gay): Người nam có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối với
những người nam đồng giới.
Đồng tính nữ (lesbian): Người nữ có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối với
những người nữ đồng giới.
Song tính (bisexual): Người có chiều hướng thu hút về tình cảm và tình dục đối
với cả hai giới tính nam và nữ.
Lưỡng giới tính hoặc không có giới tính rõ ràng (intersexual): Người sinh ra với
hai bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, nhiễm sắc thể không thuộc giới tính nào một
cách rõ ràng, hoặc nhiễm sắc thể giới tính cấu tạo có XXX, XYY, XXY, YY, hay X.
Chuyển giới (transgender/transsexual): Người phải chịu đựng sự dằng co, luôn
cảm thấy bức rứt khó chịu về giới tính không thích hợp với thể xác bẩm sinh của mình,
và chủ động tìm kiếm sự thay đổi ngoại hình để phù hợp với cá tính của mình. Những
phương pháp chuyển đổi ngoại hình gồm có cách thay đổi trang phục, bổ sung hormon
và/hoặc bằng các phẩu thuật. Ví dụ, người cải tính từ nữ thành nam hoặc người cải
tính từ nam thành nữ.
Như vậy, LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên
thiên hướng tình dục và bản dạng giới. Thiên hướng tình dục của con người được chia
thành ba loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn
theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới.
Trong đó, LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tình dục và bản
dạng giới thiểu số trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm cộng đồng LGBT
Theo như khái niệm đã nêu, cộng đồng LGBT bao gồm đồng tính luyến ái nữ
(Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và Hoán tính
hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender)8.

8
„LGBT‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ <https://vi.wikipedia.org/wiki/LGBT>.
9

Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến ái và song tính luyến ái, là ba dạng
chủ yếu của thiên hướng tình dục con người, thuộc thang liên tục dị tính - đồng tính
(Thang Kinsey).
Thước đo Kinsey là thang đo dùng để xác định thiên hướng tình dục của một
người, quan điểm của nó là thiên hướng tình dục có thể biến thiên trong khoảng từ
hoàn toàn dị tính luyến ái qua song tính luyến ái rồi đến hoàn toàn đồng tính luyến
ái chứ không nhất thiết chỉ tồn tại một kiểu người với duy nhất một thiên hướng tình
dục. Thang gồm 7 nấc, ngoài ra để bổ sung nó còn thêm một loại khác X để chỉ
người vô tính, những người không có ham muốn tình dục với cả nam lẫn nữ
(asexuality). Thang đo là kết quả nghiên cứu của nhà tình dục học Alfred Kinsey.
Giới thiệu về thang đo ông viết:
« Thế giới đàn ông không bị chia thành 2 nhóm riêng rẽ là dị tính luyến ái và
đồng tính luyến ái cũng như thế giới thực tại không bao giờ bị chia thành một bên là
dê, một bên là cừu, nó là một thể liên tục trên mọi khía cạnh của nó. Khi xem xét sự
thay đổi dần dần trong khuynh hướng tình dục của đàn ông, việc đưa ra một loại
thang đo là cần thiết… Mỗi cá nhân có thể ứng với một vị trí nào đó trong thang đo,
tuỳ thuộc vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi người… Một thang đo 7
nấc sẽ tiến gần đến sự chuyển biến dần dần tồn tại trong thực tế đời sống »
Theo nghiên cứu của Alfred Kinsey về tình dục loài người vào giữa thế kỷ 20,
nhiều người không chỉ là dị tính luyến ái hoặc đồng tính luyến ái mà nằm giữa hai loại
này. Kinsey đánh giá sự hấp dẫn và thể hiện tình dục trên một thang 7 điểm bắt đầu từ
0 (hoàn toàn dị tính luyến ái) đến 6 (hoàn toàn đồng tính luyến ái). Theo nghiên cứu
của Kinsey, phần lớn dân số thuộc loại từ 1 đến 5 (giữa dị tính luyến ái và đồng tính
luyến ái). Mặc dù phương pháp của Kinsey đã từng bị chỉ trích, thang đo này vẫn được
sử dụng rộng rãi để đánh giá sự liên tục của tình dục loài người.
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cho rằng "thiên hướng tình dục nằm trong một dãy
liên tục. Nói cách khác, một người không hoàn toàn là đồng tính hoặc dị tính luyến ái
nhưng có thể cảm thấy ở một mức độ nào đó của hai thiên hướng này. Thiên hướng
tình dục phát triển xuyên suốt đời sống con người - mỗi người nhận ra ở những thời
điểm khác nhau trong cuộc đời họ rằng họ là dị tính, song tính và đồng tính". Hấp dẫn
tình dục, hành vi tình dục và nhận thức tình dục có thể cũng không phù hợp với nhau,
cũng như việc hấp dẫn tình dục và hành vi tình dục không nhất thiết đồng nhất với
nhận thức tình dục. Vài người xác định mình là dị tính, đồng tính hoặc song tính mà
chưa từng có trải nghiệm tình dục. Những người khác từng có trải nghiệm đồng tính
nhưng không tự coi họ là đồng tính hoặc song tính. Tương tự như vậy, những người tự
nhận là đồng tính có thể thỉnh thoảng có hành vi tình dục với người khác giới tính
nhưng không tự xác định mình là song tính.
10

Những đặc điểm của cộng đồng LGBT được phân tích dựa trên các bộ phận cấu
thành của nó. Theo đó:
a. Đồng tính luyến ái
Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên
phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những
người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Với
vai trò là một thiên hướng tính dục, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự
hấp dẫn tình cảm, tình yêu, và/hoặc hấp dẫn tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất
đối với người cùng giới tính. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thức của cá nhân dựa
trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này.
Đồng tính luyến ái bản chất là một biến thể bình thường và tích cực của tính
dục con người, không phải là một bệnh hay sự lệch lạc tâm lý, và không phải là
nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực.
Nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ đã đang sống trong mối quan hệ
gắn kết, mặc dù chỉ các hình thức điều tra dân số mới và thuận lợi chính trị tạo điều
kiện cho việc bộc lộ, công khai xu hướng tình dục bản thân của họ và thực hiện các
điều tra nghiên cứu về họ. Những mối quan hệ này là tương đương với các mối quan
hệ tình dục khác giới trên các khía cạnh tâm lý thiết yếu. Đồng tính luyến ái đã từng
được ngưỡng mộ cũng như lên án trong suốt quá trình phát triển nhân loại được lịch sử
ghi lại, tùy thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễn ra. Từ cuối thế kỷ
XIX đã có một phong trào trên phạm vi toàn cầu theo xu hướng tăng khả năng bộc lộ,
công khai thiên hướng tình dục bản thân ở người đồng tính, công nhận pháp lý các
quyền lợi hợp pháp cho những người đồng tính, trong đó có quyền kết hôn và các hình
thức kết hợp dân sự, quyền nhận con nuôi và làm cha mẹ ở người đồng tính, các quyền
liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân đội, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và sự ra đời của luật chống bắt nạt để bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính.
Hành vi đồng tính cũng rất phổ biến trong thế giới tự nhiên, được quan sát và
ghi nhận ở khoảng 1.500 loài động vật.
b. Song tính luyến ái
Song tính luyến ái (tiếng Anh: bisexual) là mối quan hệ hoặc hấp dẫn tình dục
của một người với cả hai giới tính nam và nữ. Người có thiên hướng tình dục song tính
luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm và tình dục với cả người cùng giới
tính và khác giới tính với mình. Nó cũng chỉ sự công nhận về mặt cá nhân và xã hội
đối với những người như vậy. Song tính luyến ái, cùng với đồng tính luyến ái và dị
tính luyến ái là ba thiên hướng tính dục chính. Những người không bị hấp dẫn về mặt
tình dục với cả nam lẫn nữ được gọi là vô tính (asexual).
11

Song tính luyến ái đã được thấy trong các xã hội khác nhau và trong thế giới
loài vật thông qua các tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, các thuật ngữ bisexual (song tính
luyến ái), heterosexual (dị tính luyến ái) và homosexual (đồng tính luyến ái) chỉ mới
được sử dụng từ thế kỷ 19.
Song tính luyến ái là sự bị hấp dẫn bởi nam và nữ về tình cảm hoặc tình dục.
Toàn tính luyến ái (pansexuality) có thể được coi là một dạng song tính luyến ái
hoặc không, khi vài nguồn cho rằng song tính luyến ái bao hàm sự bị hấp dẫn về mặt
tình cảm hoặc tình dục từ tất cả nhận thức giới tính hoặc sự hấp dẫn về mặt tình cảm
hoặc tình dục từ một người bất kể giới tính sinh học hoặc giới của người đó.
Toàn tính luyến ái (tiếng Anh: pansexuality hay omnisexuality) là hiện tượng
bị hấp dẫn tình dục hay có cảm xúc, tình cảm với người bất kỳ mà không quan tâm
tới giới tính hay bản dạng giới của họ. Thuật ngữ toàn tính luyến ái được dùng không
phân biệt với song tính luyến ái và, tương tự như vậy, những người tự nhận là song
tính có thể "cảm thấy giới tính, giới tính sinh học và thiên hướng tình dục không nên là
điểm trọng yếu trong một mối quan hệ tình cảm/tình dục."
Theo Rosario, Schrimshaw, Hunter, Braun (2006):
“...Quá trình tự xác định là đồng tính hoặc song tính là một quá trình phức tạp
và thường là khó khăn. Không giống như những nhóm thiểu số khác (ví dụ như dân tộc
hoặc chủng tộc), hầu hết người đồng tính và song tính không được lớn lên trong một
cộng đồng giống như họ nơi mà họ có thể học hỏi về nhận thực của họ và những người
người củng cố và hỗ trợ nhận thực đó. Thay vào đó, người đồng tính và song tính
thường lớn lên trong cộng đồng phớt lờ và công khai chống đối đồng tính.”
c. Ngƣời chuyển giới
Người chuyển giới (tiếng Anh: Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là trạng
thái tâm lý giới tính của một người không phù hợp với giới tính của cơ thể.
Về người chuyển giới sẽ được giải thích rõ hơn ở phần 2 của đề tài.
d. Liên giới tính/Lƣỡng giới tính
Liên giới tính (còn gọi là đa giới tính) là một hiện tượng về giới tính (nam/nữ) ít
gặp trong cuộc sống. Thường thì hiện tượng này chỉ phát hiện khi một đứa trẻ vào giai
đoạn tiền trưởng thành. Vào giai đoạn này, đứa trẻ bắt đầu phát triển hoàn thiện cơ
quan sinh dục chính, thì cơ quan sinh dục phụ của chúng cũng bắt đầu hình thành và
tồn tại song song với nhau. Những người lưỡng tính thực sự, trong cơ thể có cả buồng
trứng và tinh hoàn, tuy nhiên rất hiếm. Phần lớn các trường hợp lưỡng tính thường gặp
là lưỡng tính giả.
Khái niệm người lưỡng tính (người có cơ quan sinh dục bất thường) là hoàn
toàn khác với khái niệm người đồng tính (người có cấu tạo cơ thể bình thường) do đó
12

khái niệm người lưỡng tính giả cũng không liên quan đến khái niệm đồng tính luyến ái
giả.
Có các dạng người lưỡng tính sau đây, tất cả các dạng người này đều có cấu tạo
cơ quan quan sinh dục bất thường.
+ Lƣỡng tính giả ở nữ
Là nữ, có buồng trứng, nhưng do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hoóc
môn nam androgen nên bộ phận sinh dục ngoài bị nam hóa, như âm vật phì đại, 2 môi
lớn to và dính nhau như bìu. Trường hợp nam hóa nặng có thể tạo nên đoạn niệu đạo -
âm vật giống như người nam có tinh hoàn ẩn.
Nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng thượng thận sinh dục. Một số
trường hợp do mẹ có dùng thuốc chứa androgen khi mang thai, mẹ bị u nam hóa
buồng trứng.
+ Lƣỡng tính giả ở nam
Bộ nhiễm sắc thể vẫn là 46 XY như mọi đàn ông khác, nhưng bộ phận sinh dục
lại giống nữ. Nguyên nhân là hoóc môn nam testosteron và MIS - một chất cần cho sự
phát triển giới tính nam - không được tiết ra đủ.
+ Nữ hóa có tinh hoàn
Người có tinh hoàn và có bộ nhiễm sắc thể XY, là đàn ông nhưng cơ quan sinh
dục ngoài không nhạy cảm với testosteron nên không biệt hóa thành dương vật. Họ có
âm đạo (thường bị tịt một đầu, không có tử cung, vòi tử cung có nhưng kém phát
triển). Đến khi dậy thì, ngực lớn lên nhưng không có hành kinh, lông mu ít hay không
có. Các tinh hoàn thường ở trong bụng hay ống bẹn, cũng có khi ở môi lớn.
Về phương diện phôi thai học, những người này giống lưỡng tính giả ở nam,
song họ không có cảm giác lưỡng tính mà coi mình hoàn toàn là phụ nữ do bộ phận
sinh dục ngoài như người nữ bình thường, được nuôi dạy như nữ. Thông thường họ
được xử lý mổ lấy tinh hoàn ngay sau khi phát hiện bệnh để tránh xáo trộn tâm lý.
+ Lƣỡng tính thật
Hầu hết các trường hợp lưỡng tính thật sống ngoài xã hội bề ngoài có dạng nữ.
Họ có cả tinh hoàn và buồng trứng (tách riêng hay nhập chung thành tuyến tinh hoàn -
buồng trứng) nhưng chúng thường không có tính năng hoạt động. Nguyên nhân gây
lưỡng tính thật là có bất thường trong quá trình phân định giới tính.
+ Loạn sinh tuyến sinh dục kết hợp
Những trường hợp này cũng rất hiếm: Họ có tinh hoàn một bên, bên kia không
rõ ràng. Cấu trúc đường sinh dục thường là nữ, đôi khi cũng có vài cấu trúc dạng nam.
Các bộ phận sinh dục ngoài có thể là nữ, nam hay pha trộn cả hai. Khi dậy thì, họ
không phát triển vú, không có hành kinh.
13

Tuy nhiên, những trường hợp trên sau khi phẫu thuật chỉnh hình lại vẫn có thể
quan hệ tình dục bình thường, nhưng không thể sinh con.
Hiện nay, khái niệm người lưỡng tính không thuộc trong khái niệm về cộng
đồng LGBT.
đ. Nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT
Ngày kỉ niệm
Liên Hiệp quốc chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là « Ngày quốc tế chống kỳ thị,
phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) –
IDAHO » (Tiếng Anh : International Day Against Homophobia and Transphobia).
Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã « giải mã » thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra
khỏi danh sách bệnh tâm thần. Sự kiện ngày 17/5 được tổ chức tại hơn 100 quốc gia,
tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004. Sự kiện này được công nhận chính
thức bởi nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu Âu và rất nhiều nhà
chức trách địa phương. Hầu hết các cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc cũng đánh dấu và
kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể. Các chính phủ, chính quyền các địa phương,
các tổ chức nhân quyền, các doanh nghiệp và những người nổi tiếng đã có những hành
động thiết thực, cụ thể ủng hộ sự kiện này.
Liên Hiệp quốc và quyền của cộng đồng LGBT
Liên Hiệp quốc coi « Quyền LGBT » (các quyền đối với cộng đồng LGBT
như : công nhận hôn nhân đồng giới đối với người đồng tính, cho phép chuyển đổi giới
tính với người chuyển giới, công nhận hay cho phép nhận người LGBT sinh con, nhận
con nuôi… trong luật pháp) là vấn đề nhân quyền (quyền con người) và cần thực hiện
tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết,
trong gần 80 quốc gia trên thế giới thì yêu thương một người nào đó cùng giới vẫn
được coi là bất hợp pháp, và ở nhiều nước vẫn còn nhiều công dân bị từ chối quyền
được sống theo bản sắc giới tính của họ. Cùng với bất bình đẳng trong trong luật pháp,
hội chứng kỳ thị và phân biệt đối xử đang hàng ngày diễn ra để từ chối những phẩm
giá con người căn bản của hàng triệu người trên toàn thế giới.
Vì vậy vấn đề nhân quyền đối với những người thuộc cộng đồng LGBT là một
vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm và thực hiện ở các quốc gia và các vùng lãnh thổ
trên Thế Giới.
14

1.2. Ngƣời chuyển giới


1.2.1. Khái niệm người chuyển giới9
Người chuyển giới (tiếng Anh:Transgender) hay còn gọi là hoán tính, là người
có trạng thái tâm lý giới tính không phù hợp với giới tính của cơ thể.
Họ là những người khi sinh ra đã mang sẵn một giới tính sinh học (dựa vào cơ
quan sinh dục để phân biệt), nhưng tâm lý của những người này cảm nhận rằng giới
tính của họ không giống với giới tính mà thể xác của họ đang có. Không phải tất cả
những người chuyển giới đều muốn thay đổi cơ thể họ, mặc dù một số khác thì cảm
thấy mong muốn điều này.
1.2.2. Đặc điểm người chuyển giới
Trạng thái tâm lý giới tính của họ không phù hợp với giới tính của cơ thể. Có
thể họ được sinh ra với giới tính là đàn ông nhưng sâu bên trong họ, họ cảm nhận có
xu hướng hành xử như mội người phụ nữ. Và ngược lại một người sinh ra với hình hài
là một người phụ nữ nhưng họ mong muốn thể hiện, chứng minh mình là một người
đàn ông.
Họ có nhu cầu sống đúng với giới tính theo cảm nhận của mình. Trong đời sống
tình cảm của họ, họ muốn gắn kết với người có cảm nhận về giới tính khác với họ.
Chẳng hạn một người sinh ra với đặc điểm cơ thể thể hiện ra là nam nhưng họ lại cảm
thấy giới tính thực sự của mình là nữ thì người có quan hệ tình cảm với người đó sẽ có
cảm nhận về giới tính là nam (có thể đúng với đặc điểm cơ thể khi sinh ra là nam hoặc
là người chuyển giới đã qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc là người sinh ra là nữ
nhưng có cảm nhận giới tính là nam,…). Đây là một trong những đặc điểm này dùng
để phân biệt với người đồng tính bởi với người đồng tính, trong đời sống tình cảm họ
thiêt lập mối quan hệ với người có cùng cảm nhận giới tính với họ. Vậy nên trong
những cặp đôi đồng tính có những cặp đôi có cùng giới theo đúng đặc điểm sinh học
bẩm sinh sinh ra ( nam – nam, nữ - nữ) hoặc cũng có thể không cùng đặc điểm sinh
học bẩm sinh sinh ra ( nam – cơ thể là nữ nhưng cảm nhận là nam, …)
Nhiều người không hiểu rõ sẽ rất dễ nhầm lẫn và coi người chuyển giới với
người đồng tính là một do một số trường hợp như người chuyển giới sinh ra với hình
hài là nam, người đó chưa tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính nên hình hài vẫn
là nam , người đó yêu một người có cảm nhận giới tính đúng với hình hài của mình là
nam về vẻ bề ngoài cả hai đều là nam. Vì vậy nhiều người nhầm lẫn họ là một cặp
đồng tính.

9
„Người chuyển giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%BB%83n_gi%E1%BB%9Bi#Nh%E1%
BB%AFng_nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c_sai_l%E1%BA%A7m_th%C6%B0%E1%BB%9Dng_g%E
1%BA%B7p_trong_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_v%E1%BB%81_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%B
B%83n_gi%E1%BB%9Bi>.
15

Người chuyển giới chỉ nói về cảm nhận giới nên họ có thể tiến hành phẫu thuật
chuyển đổi giới tính hoặc không tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Họ chỉ có cảm nhận về giới tính không giống với đặc điểm sinh học bẩm sinh
trên cơ thể họ nên họ vẫn là những con người hoàn toàn bình thường. Họ vẫn sinh
sống học tập và làm việc như những người bình thường.
Người chuyển giới có thể có con như người bình thường nếu như người đó
không gặp vấn đề về sinh sản.
1.2.3. Cơ sở của chuyển giới
a. Khái niệm phẫu thuật chuyển giới và việc chuyển giới dựa trên cơ sở
phẫu thuật chuyển giới
Phẫu thuật chuyển giới (tiếng Anh: Sex reassignment surgery, viết tắt là SRS),
hay phẫu thuật xác định lại giới tính, giải phẫu chuyển đổi giới tính,giải phẫu tái tạo bộ
phận sinh dục, chuyển đổi giới tính. Phẫu thuật chuyển giới nhằm mục đích sửa bộ
phận sinh dục nữ thành bộ phận sinh dục nam hoặc ngược lại. Bộ phận sinh dục nam
bao gồm: tinh hoàn và dương vật. Bộ phận sinh dục nữ gồ: tử cung, buồng trứng, âm
đạo và âm vật.
Những người mắc chứng bệnh mặc cảm giới tính (tiếng Anh : Gender
dysphoria) thường mong muốn được phẫu thuật chuyển giới. Điều này đã trở thành
vấn đề gây tranh cãi trong giới y khoa, về mặt y đức. Những bệnh nhân này nên được
điều trị tâm lý để họ không còn mặc cảm và không muốn chuyển giới nữa, chứ không
nên thực hiện phẫu thuật hay cắt sửa những bộ phận khỏe mạnh của họ.
Người lưỡng tính - những người bị khuyết tật bộ phận sinh dục, không thể xác
định giới tính là nam hay nữ. Họ cũng có thể được thực hiện phẫu thuật chuyển giới,
thường trong giai đoạn trẻ em10.
b. Những nhầm lẫn thƣờng gặp phải đối với phẫu thuật chuyển giới11
Khái niệm "phẫu thuật chuyển giới" và khái niệm “chuyển đổi giới tính” không
giống nhau. Việc chuyển đổi giới tính bao gồm cả việc phẫu thuật chuyển giới lẫn điều
trị hooc-môn lâu dài. Vì vậy, chuyển đổi giới tính gồm có một công đoạn là “phẫu
thuật chuyển giới”

10
„Phẫu thuật chuyển giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ABu_thu%E1%BA%ADt_chuy%E1%BB%83n_gi%E1%BB%9Bi>
11
„Người chuyển giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%BB%83n_gi%E1%BB%9Bi#Nh%E1%
BB%AFng_nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c_sai_l%E1%BA%A7m_th%C6%B0%E1%BB%9Dng_g%E
1%BA%B7p_trong_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_v%E1%BB%81_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%B
B%83n_gi%E1%BB%9Bi>.
16

“Phẫu thuật chuyển giới” cũng có thể bị nhầm lẫn với “phẫu thuật thẩm mỹ”.
Chỉ khi phẫu thuật bộ phận sinh dục thì mới được coi là phẫu thuật chuyển giới. còn
khi người chuyển giới chỉ phẫu thuật những bộ phận khác như ngực, vai, khuôn mặt,
mông,… để có ngoại hình giống với giới tính mới thì vẫn chỉ được coi là phẫu thuật
thẩm mỹ mà thôi. Ví dụ: một người nữ chuyển giới đi cắt ngực để có bộ ngực giống
đàn ông, nhưng lại không phẫu thuật bộ phận sinh dục nữ (buồng trứng, tử cung,…),
thì bản chất cơ thể người đó vẫn là nữ, cô ấy vẫn có khả năng mang thai và sinh con,
nên người đó không được coi là đã thực hiện chuyển đổi giới tính. Luật pháp ở đa số
các nước chỉ cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ sau khi người đó đã can thiệp
phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục, nhằm tránh sự mập mờ về giới tính cũng như
vấn đề lách luật.
1.3. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với ngƣời chuyển giới và cộng đồng
LGBT
1.3.1. Khái niệm quyền con người
Về khái niệm quyền con người là phạm trù rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau
và gắn liền với các yếu tố lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này ở
các quốc gia khác nhau không khác nhau, cốt lõi của nó vẫn là: nhân quyền là các
quyền mà mỗi con người đều có đơn giản là vì họ là con người. Nhân quyền là của
mọi người và bình đẳng cho mọi người. Nhân quyền cũng là những quyền bất khả xâm
phạm. Các quyền này có thể bị trì hoãn - một cách chính đáng hay sai trái, ở nhiều nơi
nhiều lúc - song ý tưởng về các quyền cố hữu không thể bị phủ nhận. Nếu mất đi
những quyền này, con người sẽ không còn là con người nữa. Theo tài liệu Hỏi Đáp về
Nhân quyền của Liên hợp quốc (United Nations: Human rights: Questions and
Answers) thì có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người được công bố. Theo định
nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc, quyền con người là những bảo đảm pháp
lý phổ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental
freedoms) của con người [9].
Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật
ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn
từ thuật ngữ human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền
con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán-Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt,
“nhân quyền” chính là “quyền con người” [36, tr.1239]. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ
học, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử
dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền
[9].
17

Ở Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa về
quyền con người. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm quyền con người đã được thể hiện
trong nhiều văn bản qua các thời kỳ lịch sử. Chẳng hạn, Nghị quyết về giành chính
quyền được thông qua tại Đại hội Đại biểu Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập
khai mạc tại đình làng Tân Trào ngày 16/8/1945 đã tuyên bố:
“Ban bố những quyền của dân cho dân:
a) Nhân quyền,
b) Tài sản (quyền sở hữu),
c) Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng,
tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền)”
(Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, sđd, tr.99).
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã
hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp
và luật” [25, Điều 50] thì Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng [28, Điều 14].
Trên phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, theo Giáo trình Lý luận và
pháp luật về Quyền con người của Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội, NXB. Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 1999, thì quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn
có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và
các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quy định về quyền con người có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử do tác
động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng khái niệm quyền con người vẫn
được hiểu thống nhất với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Tính phổ biến: Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn
có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia
đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú
ý là sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là bình đẳng
về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.
Tính không thể chuyển nhượng: Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể
bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi nhà nước.
Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy
18

định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá
nhân khác.
Tính không thể phân chia: Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm
quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao
hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu
cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Có thể ưu tiên thực hiện
một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu
tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho do
phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số... do đây là những nhóm yếu thế).
Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn,
mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn
so với các quyền khác.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con
người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo
đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) đã được Liên hiệp quốc thông qua
vào năm 1948, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá
và các quyền. Họ… cần đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1). Quy định này đã
đề cập đến các trụ cột chính của hệ thống quyền con người, ví dụ: tự do, bình đẳng và
đoàn kết. Tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo cũng như tự do quan điểm và tự do
biểu đạt đều được quyền con người bảo vệ. Tương tự như vậy, quyền con người cũng
bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống lại mọi hình thức
phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người, bao gồm quyền bình
đẳng đầy đủ giữa nam và nữ. Sự đoàn kết thể hiện trong các quyền kinh tế và xã hội,
như quyền được hưởng an ninh xã hội, được trả công, và có một mức sống đủ, quyền
về sức khoẻ và tiếp cận giáo dục là một phần không thể thiếu trong khuôn khổ quyền
con người.
Như vậy, quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của mỗi con
người, chúng cần thiết phải được đảm bảo và thực hiện một các đầy đủ đối với tất cả
mọi người. Các Mác cho rằng: “nhà nước chỉ tuyên bố nhân quyền để thừa nhận, chứ
không sáng tạo ra nó”.
1.3.2. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quyền con người của người
chuyển giới và cộng đồng LGBT
Quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT suy cho cùng cũng chính là
quyền con người. Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều sở hữu những quyền tự
19

nhiên được tạo hóa ban cho như: quyền được sống, quyền được tự do, quyền được làm
những điều mình yêu thích trong khuôn khổ pháp luật,...
Những người đồng tính, song tính và chuyển giới là những người có nhận thức
khác biệt so với phần đông các cá nhân trong xã hội về xu hướng tính dục và bản dạng
giới, chính vì sự khác biệt ấy mà vấn đề nhân quyền của họ, tức cộng đồng LGBT cần
được nghiên cứu để có thể tìm ra biện pháp bảo vệ họ ở những khía cạnh khác nhau
trong cuộc sống, đặc biệt là ở khía cạnh pháp lý.
Do vậy, điều chỉnh pháp luật đối với cộng đồng LGBT nói chung và người
chuyển đổi giới tính nói riêng là điều tất yếu. Bởi vì:
Thứ nhất, điều chỉnh pháp luật đối với người chuyển đổi giới tính và cộng
đồng LGBT nhằm bảo đảm quyền con người
Quyền con người là phạm trù rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau và gắn liền
với các yếu tố lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này ở các quốc gia
khác nhau không khác nhau, cốt lõi của nó vẫn là: nhân quyền là các quyền mà mỗi
con người đều có bởi đơn giản là vì họ là con người. Nhân quyền là của mọi người và
bình đẳng cho mọi người. Nhân quyền cũng là những quyền bất khả xâm phạm. Các
quyền này có thể bị trì hoãn - một cách chính đáng hay sai trái, ở nhiều nơi nhiều lúc -
song ý tưởng về các quyền cố hữu không thể bị phủ nhận. Nếu mất đi những quyền
này, con người sẽ không còn là con người nữa. Theo tài liệu Hỏi Đáp về Nhân quyền
của Liên hợp quốc (United Nations: Human rights: Questions and Answers) thì có đến
gần 50 định nghĩa về quyền con người được công bố. Theo định nghĩa của Văn phòng
Cao ủy Liên hợp quốc, quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát
(universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của
con người12.
Trong thực tế ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, có một thuật
ngữ khác cũng được sử dụng, đó là “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn
từ thuật ngữ human rights. Từ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là quyền
con người (thuần Việt) hoặc nhân quyền (Hán-Việt). Theo Đại Từ điển Tiếng Việt,
“nhân quyền” chính là “quyền con người”13. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, quyền
con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng cả hai
từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền14.

12
Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
13
Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá ‐ Thông tin, Hà Nội.
14
Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
20

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.15
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng16.
Quy định về quyền con người có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử do tác
động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng khái niệm quyền con người vẫn
được hiểu thống nhất với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Tính phổ biến: Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn
có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia
đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú
ý là sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là bình đẳng
về tư cách chủ thể và cơ hội thụ hưởng các quyền con người.
Tính không thể chuyển nhượng: Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể
bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi nhà nước.
Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy
định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá
nhân khác.
Tính không thể phân chia: Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm
quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao
hơn quyền nào, bởi lẽ việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu
cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Có thể ưu tiên thực hiện
một số quyền con người nhất định (ví dụ, khi có dịch bệnh đe dọa, quyền được ưu
tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế, hoặc cần có những quyền đặc biệt cho do
phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số... do đây là những nhóm yếu thế).
Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn,
mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn
so với các quyền khác.
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con
người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo

15
Điều 14, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ban hành ngày 28 tháng 11 năm
2013.
16
Điều 14, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ban hành ngày 28 tháng 11 năm
2013.
21

đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) đã được Liên hiệp quốc
thông qua vào năm 1948, nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về
phẩm giá và các quyền. Họ… cần đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1). Quy
định này đã đề cập đến các trụ cột chính của hệ thống quyền con người, ví dụ: tự do,
bình đẳng và đoàn kết. Tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo cũng như tự do quan
điểm và tự do biểu đạt đều được quyền con người bảo vệ. Tương tự như vậy, quyền
con người cũng bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống
lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người, bao
gồm quyền bình đẳng đầy đủ giữa nam và nữ. Sự đoàn kết thể hiện trong các quyền
kinh tế và xã hội, như quyền được hưởng an ninh xã hội, được trả công, và có một
mức sống đủ, quyền về sức khoẻ và tiếp cận giáo dục là một phần không thể thiếu
trong khuôn khổ quyền con người.
Như vậy, quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của mỗi con
người, chúng cần thiết phải được đảm bảo và thực hiện một các đầy đủ đối với tất cả
mọi người. Các Mác cho rằng: “nhà nước chỉ tuyên bố nhân quyền để thừa nhận, chứ
không sáng tạo ra nó”.
Quyền con người trong pháp luật là sự cụ thể hóa các quyền tự nhiên của con
người một cách rõ ràng, minh bạch và được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước. Thông
qua pháp luật các quyền và nghĩa vụ của con người sẽ được tôn trọng, thực thi và dần
trở thành quy tắc ứng xử chung. Quyền con người trong pháp luật là một phạm trù
rộng lớn, không những trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế
giới thông qua các điều ước quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền…
Ở Việt Nam, quyền con người được thể chế hóa đầu tiên trong Hiến pháp. Hiến
pháp hiện hành ghi nhận và bảo vệ các quyền chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội của
mọi công dân. Cộng đồng người LGBT là công dân trong xã hội nên họ có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, tại các văn bản Luật cụ thể còn hạn chế
các quyền của người LGBT, như Luật hôn nhân và gia đình không thừa nhận hôn nhân
giữa những người đồng tính. Bộ luật dân sự năm 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 5/8/2008 cấm phẫu thuật chuyển giới đối với những người
hoàn thiện về mặt giới tính sinh học.
Theo định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thì quyền con người là
những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con
người. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc đã thể hiện sâu sắc
22

tinh thần đó. Chủ thể được thừa hưởng các quyền con người là tất cả những người
đang sống và tồn tại trên thế giới.
Thứ hai, việc luật hoá công nhận và bảo vệ quyền của người LGBT nhằm
đảm bảo giá trị xã hội của pháp luật
Việc xác lập và điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng quan hệ pháp luật không chỉ
là phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mà còn phải xét đến các yếu tố văn hóa,
xã hội và ảnh hưởng của quan hệ đó đến các yếu tố khác. Việc xác lập các quan hệ
pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội của cộng đồng người LGBT cũng được xem xét
dựa trên các yếu tố đó.
Yếu tố kinh tế, xã hội: Cộng đồng người LGBT chiếm số ít trong xã hội nên
tiếng nói của họ chưa được chú trọng đúng mức, bên cạnh đó do ảnh hưởng của sự kỳ
thị, phân biệt đối xử, người LGBT có thể được xem là đối tượng yếu thế trong xã hội,
khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, xã hội như tìm kiếm việc làm, sử dụng các dịch
vụ y tế, thụ hưởng các quyền lợi về an sinh xã hội… họ sẽ gặp phải những trở ngại và
có thể bị đối xử bất công. Khả năng tự chống đỡ, bảo vệ khi quyền lợi chính đáng bị
xâm hại của người LGBT thường là rất thấp. Pháp luật vì thế cần có những quy định
cụ thể để điều chỉnh hợp lý, hạn chế sự bất bình đẳng trong việc thụ hưởng quyền lợi
giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Xét cho cùng mục đích của sự đầu tư
phát triển kinh tế xã hội là nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân và đảm bảo công
bằng xã hội, thì không có lý gì khi kinh tế ngày càng phát triển mà quyền lợi của
những công dân là người LGBT lại không được đảm bảo.
Yếu tố chính trị: Khi các quan hệ pháp luật được ban hành phải tính đến lợi ích
của các bên để có những quy định phù hợp. Thực tế cho thấy hiện nay người LGBT
chiếm số ít trong xã hội và hiện các quyền lợi của họ chưa được bảo vệ một cách đầy đủ,
cụ thể là các quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi của người LGBT trong hệ
thống pháp luật chưa được quan tâm trong nước và chưa cụ thể.
Các quy định của pháp luật khi được ban hành phải tính đến quyền và lợi ích
của cộng đồng và các chủ thể khác nhau trong đó đặc biệt là các nhóm người thiểu số,
dễ bị tổn thương phải được chú trọng đến. Người LGBT không phải là một hiện tượng
xã hội có tính chất tạm thời mà là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu tồn tại ở mọi xã hội,
trong mọi giai đoạn lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay, khi sự phát triển của xã hội kéo
theo việc nâng cao các đòi hỏi về quyền tự do, quyền sống của con người. Trong bối
cảnh đó đã làm phát sinh các mâu thuẫn giữa cộng đồng người LGBT với xã hội liên
quan đến yêu cầu được xã hội công nhận sự tồn tại của mình, được đối xử công bằng,
được kết hôn… Khi xã hội càng phát triển thì xung đột đó cũng sẽ phát triển theo bởi
sự đòi hỏi của người sẽ ngày càng tăng cao, vì vậy cần có các quy định của pháp luật
điều chỉnh, giải quyết các mâu thuẫn trên để duy trì trật tự xã hội hợp lý đồng thời đảm
23

bảo một cách toàn diện các quyền cơ bản của cộng đồng người LGBT.
1.4. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với ngƣời chuyển giới và cộng đồng
LGBT
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng quyền của những người đồng tính, song tính và
chuyển giới cũng là một khía cạnh của quyền con người, quyền con người của họ là
các quyền tự nhiên mà không ai có thể chối bỏ được. Đó là các quyền và lợi ích tự
nhiên và vốn có của những người thuộc cộng đồng LGBT cần được pháp luật ghi nhận
và bảo vệ trên cả phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế. Vì vậy, để có thể làm rõ các
ưu, nhược điểm trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về việc bảo vệ quyền
của người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung từ đó đưa ra các kiến
nghị phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này, ta cần hiểu rõ về lịch
sử Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng LGBT tại các
quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
1.4.1. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT trên thế giới:
a. Pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời của ngƣời đồng tính, song tính và
chuyển giới
Quyền của người LGBT là một vấn đề gây nhiều tranh cãi trên lĩnh vực quyền
con người trong vài thập kỷ gần đây. Những người ủng hộ quyền của LGBT đã lập
nên các tổ chức và phát động những phong trào mang tính chất toàn cầu để vận động
cho việc thừa nhận và pháp điển hóa các quyền được kết hôn giữa những người đồng
giới; quyền của các cặp đồng giới nam được nhận nuôi con nuôi; và trên hết là quyền
của tất cả những người LGBT không bị phân biệt đối xử do xu hướng tình dục và giới
tính của họ. Trong phán quyết về vụ Toonen kiện Australia (1994), Ủy ban Quyền con
người - cơ quan giám sát ICCPR - đã phán rằng, việc hình sự hóa những hành vi tình
dục đồng giới cấu thành sự vi phạm luật quốc tế về quyền con người.17
Không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật quốc gia, phong trào vận động cho
các quyền của LGBT còn mở cuộc vận động các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực.
Phong trào này đã nhận được sự ủng hộ của Liên minh châu Âu và Tổ chức các nước
châu Mỹ. Tuyên bố của Liên hợp quốc về định hướng tình dục và sự đồng giới (The
United Nations Declaration on Sexual Orientation and Gender Identity) được trình lên
vào ngày 18/12/2008 và đã được thông qua. Nội dung của Tuyên bố lên án những
hành vi bạo lực, quấy rối, phân biệt đối xử, loại trừ, kỳ thị, định kiến, sự giết hại, hành
quyết, tra tấn, bắt giữ tùy tiện và tước bỏ các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa dựa trên

17
Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao (biên soạn, 2011), Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn
thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
24

định hướng tình dục và sự đồng giới. Tuyên bố này nhận được sự ủng hộ của Liên
minh châu Âu và được xem như một bước tiến ngoạn mục trong lĩnh vực quyền con
người trên diễn đàn Liên hợp quốc, nhưng bên cạnh đó, tuyên bố này không nhận được
sự tán thành từ một số quốc gia, trong đó đặc biệt là các nước thuộc khối Ả-rập và
Vatican. Những quốc gia này cho rằng, việc pháp điển hóa hôn nhân và các quan hệ
dân sự đồng giới khác có thể làm tổn hại đến đức tin của các tôn giáo cũng như đến
các giá trị đạo đức và quan hệ xã hội.
Liên hợp quốc đã nỗ lực đấu tranh để mang lại những quyền cơ bản cho con
người nói chung và người LGBT nói riêng. Cho đến nay, Liên hợp quốc vẫn giữ vững
vai trò của mình là một cơ quan đứng đầu về bảo vệ quyền con người. Hiến chương
Liên hợp quốc đã trở thành một văn kiện quan trọng nhất trong việc nâng cao luật
quốc tế về vấn đề nhân quyền, nhưng trên thực tế, Hiến chương không đưa ra bất kỳ
một nghĩa vụ đặc biệt nào về quyền con người đối với các nước thành viên, ngoại trừ
nghĩa vụ chung được đưa ra “hành động hỗ trợ và riêng biệt” để “đẩy mạnh sự tôn
trọng, tuân theo sự tự do cơ bản và các quyền của con người đối với tất cả mọi người,
không có sự phân biệt về giới tính, ngôn ngữ, hoặc tôn giáo”. Quyền con người được
đề cập nhấn mạnh xuyên suốt từ đầu đến cuối Hiến chương. Chúng ta có thể nhận thấy
rằng, Hiến chương đề cao quyền con người, và nói rõ hơn là sự bình đẳng giới, bình
đẳng tôn giáo và bình đẳng dân tộc. Nhìn nhận sâu hơn về vấn đề bình đẳng giới, trọng
nam khinh nữ hoặc ngược lại là điều đã xảy ra tại rất nhiều quốc gia, vì thế Hiến
chương đã ra đời để xử lý tình trạng này. Nhưng ngày nay, ngày càng nhiều xu hướng
tính dục đồng tính tồn tại song song với xu hướng dị tính, vì thế, đòi hỏi Hiến chương
phải được thế giới nhìn nhận theo một cách khác - đó là quyền bình đẳng đối với
LGBT. Trong vòng hơn 20 năm qua, Liên hợp quốc đã cố gắng để công nhận đồng
tính như là một “xu hướng tính dục”, để các quốc gia nhìn nhận họ có quyền bình
đẳng. Tuy nhiên, trong Hiến chương vẫn chưa ghi nhận quyền bình đẳng cho xu hướng
tính dục đồng tính nên khi các quốc gia thừa nhận Hiến chương cũng có thể hiểu theo
những chiều hướng khác nhau. Họ hoàn toàn có thể hiểu theo ngữ nghĩa rằng đó là
quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Đây là một bất cập lớn, đòi hỏi Liên hợp quốc phải
sửa đổi Hiến chương để mang lại quyền bình đẳng cho LGBT.
Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người (1948) đã khẳng định quyền con
người nói chung, trong đó có quyền của người LGBT, nhưng họ vẫn đã và đang bị kỳ
thị, bạo hành và phân biệt đối xử ở khắp nơi trên thế giới. Liên hợp quốc coi đây mối
quan tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền từ những năm 90 của thế kỷ XX, và kéo dài
trong suốt những năm đầu thế kỷ XXI. Những mối quan hệ đồng tính tại một số quốc
gia bị coi như là tội phạm, bị bắt giữ, truy tố hoặc phạt tù. Mối lo ngại về sự vi phạm
nhân quyền đã khiến Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (United Nations Human
25

Rights Council - UNHRC) phải có biện pháp can thiệp, thảo luận và đưa ra tuyên bố
chung về quyền của LGBT một cách chính thức. Tại các phiên họp của Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2006 và 2008, những bản Tuyên bố chung về quyền
con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được đề xuất.
Ngày 26/3/2007, một nhóm chuyên gia về nhân quyền đã đưa ra Bộ Yogyakarta
Principles (Nguyên tắc Yogyakarta) để áp dụng luật nhân quyền cho những vấn đề có
liên quan đến xu hướng tính dục và bản dạng giới. Đây là một văn kiện quan trọng, là
văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền đồng tính. Hiện nay, các
quốc gia đang xem xét, xem bộ nguyên tắc này như nguồn để từ đó dựng lên một văn
bản pháp luật đối với người đồng tính phù hợp nhất cho quốc gia mình nhưng vẫn đảm
bảo không vi phạm luật quốc tế. Bộ nguyên tắc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là
phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện quyền con người của tất cả mọi
người bất kể xu hướng tính dục hoặc giới tính của họ. Quyền của người LGBT được
thể hiện rõ nhất trong 3 nguyên tắc đầu tiên của Bộ nguyên tắc này:
Nguyên tắc 1: Quyền được hưởng sự hưởng thụ phổ quát của quyền con người
Mọi con người được sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và nhân quyền.
Con người thuộc mọi xu hướng tính dục và bản dạng giới có quyền được hưởng đầy
đủ tất cả quyền con người.
Nguyên tắc 2: Quyền bình đẳng và không phân biệt
Mọi người được quyền hưởng mọi quyền con người mà không bị phân biệt đối
xử dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Mọi người được quyền hưởng sự
bình đẳng trước pháp luật và sự bảo vệ của pháp luật mà không phải chịu sự phân biệt
đó cho dù sự hưởng thụ của một quyền con người khác có bị ảnh hưởng hay không.
Pháp luật sẽ nghiêm cấm bất kỳ sự phân biệt nào như thế và đảm bảo sự bảo vệ bình
đẳng và hiệu quả để chống lại phân biệt đối xử.
Sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới bao gồm bất
kỳ sự phân biệt, sự ngoại trừ, sự hạn chế hay lựa chọn dựa trên xu hướng tính dục và
bản dạng giới với mục đích hay tác động làm vô hiệu hóa hay làm suy yếu sự bình
đẳng trước pháp luật hay sự bảo vệ công bằng của pháp luật, hay đối với sự thừa nhận,
hưởng thụ hay thực hành, một cách bình đẳng, mọi quyền con người và tự do cơ bản.
Sự phân biệt dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới có thể, và thường hay như
thế, đi chung và làm cho sự phân biệt đối xử dựa trên các mặt khác, bao gồm giới tính,
chủng tộc, tuổi tác, tôn giáo, sự tàn tật, sức khỏe và địa vị kinh tế, tồi tệ thêm.
Nguyên tắc 3: Quyền được thừa nhận trước pháp luật
Mọi người đều có quyền được công nhận là một con người trước pháp luật ở
bất kỳ đâu. Người có các xu hướng tính dục và bản dạng giới khác nhau có tư cách
pháp lý đối với mọi khía cạnh cuộc sống. Xu hướng tính dục và bản dạng giới tự xác
26

định của mỗi con người là không thể thiếu đối với nhân cách của họ và là một trong
những khía cạnh cơ bản nhất của sự xác định bản thân, phẩm giá và tự do. Không một
ai phải bị ép buộc trải qua những quy trình y khoa, bao gồm phẫu thuật thay đổi giới
tính, sự triệt sản hay trị liệu hor-mon, như một yêu cầu để được thừa nhận bản dạng
giới của mình. Không một quan hệ pháp lý nào, như hôn nhân và tư cách làm cha mẹ,
được phép xác lập để ngăn chặn sự thừa nhận hợp pháp của bản dạng giới của một
người.
Năm 2011 và 2012, vấn đề về quyền của người LGBT đã được quan tâm hơn.
Tháng 3/2011, 85 nhà nước và vùng lãnh thổ đã cùng ký vào bản Tuyên bố chung về
việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính
dục và bản dạng giới (SOGI). Tháng 6/2011, một bản Nghị quyết (Resolution 17/19)
đề cập đến bạo lực với người LGBT (bao gồm tội ác kỳ thị, hình sự hóa đồng tính
luyến ái và phân biệt đối xử) đã được thông qua tại phiên họp thứ 17 của Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc. Tháng 11/2011, nhờ vào sự ủng hộ của các thành viên Hội
đồng ở khắp nơi đã tạo điều kiện cho sự ra đời một Báo cáo chi tiết đầu tiên của Văn
phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (A/HRC/19/41), tổng kết lại vấn đề bạo lực
và phân biệt đối xử đối với người LGBT trên khắp thế giới. Báo cáo đồng thời đưa ra
các khuyến nghị đối với các nhà nước nhằm bảo vệ quyền của người LGBT. Tháng
3/2012 - lần đầu tiên cơ quan Liên Chính phủ Liên hợp quốc tranh luận chính thức về
nội dung của báo cáo này. Dựa trên các báo cáo được theo dõi, Hội đồng Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia không được có những hành động như vậy
và kêu gọi ban hành luật bảo vệ các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT.
Vào tháng 6/2012, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc đã cho xuất
bản một cuốn cẩm nang mang tên "Sinh ra tự do và bình đẳng - Xu hướng tính dục và
Bản dạng giới trong Luật nhân quyền quốc tế"(HR/PUB/12/06). Cẩm nang nhấn mạnh
vào những sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của các nhà nước.
Cẩm nang bao gồm 5 phần, mỗi phần đều có những khuyến nghị cụ thể, nội dung mỗi
phần bao gồm: xác định nghĩa vụ của nhà nước, các điều luật quốc tế nhân quyền có
liên quan, và quan điểm của các cơ quan nhân quyền dựa trên công ước.
Bên cạnh đó, tháng 9/2015, lần đầu tiên trong lịch sử, 12 tổ chức của Liên hợp
quốc đã ra khuyến nghị kêu gọi 193 quốc gia thành viên cùng hành động để bảo vệ
quyền của những người LGBT (bao gồm cả người liên giới tính). Bản khuyến nghị bao
gồm 3 nội dung chính, kêu gọi các quốc gia thành viên:
- Xây dựng luật bảo vệ những người LGBT trước nạn bạo hành.
- Bãi bỏ các điều luật phân biệt đối xử với người LGBT, trong đó bao gồm các
luật bắt giữ, xử phạt, phân biệt đối xử với con người dựa trên xu hướng tính dục và thể
hiện giới của họ.
27

- Bảo vệ những người LGBT trước nạn phân biệt đối xử trong mọi tình huống,
đảm bảo cho những người LGBT được tham gia bình đẳng trên mọi phương diện của
cuộc sống.
Quyền LGBT của các quốc gia, vùng lãnh thổ là hệ thống những điều khoản
luật pháp quy định và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của Cộng đồng LGBT.
Quyền LGBT được coi là quyền con người và quyền dân sự cơ bản. Pháp lụât
về LGBT nhằm bảo đảm các quyền sau đây cho cộng đồng LGBT:
- Hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới.
- Luật cho phép LGBT nhận con nuôi và nhận con nuôi LGBT.
- Luật chống bắt nạt, luật chống phân biệt đối xử ở trẻ em và học sinh, sinh viên
LGBT.
- Luật chống phân biệt đối xử về việc làm và nhà ở.
- Luật bình đẳng trong di trú.
- Luật tăng cường các hình phạt hình sự đối với các hành vi thành kiến, bạo lực
đối với người LGBT.
- Luật tiếp cận công nghệ hỗ trợ sinh sản.
- Luật tiếp cận việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính và liệu pháp thay thế
hormone đối với người chuyển giới.
- Công nhận pháp lý và tái bố trí ăn nghỉ phù hợp với giới tính.
- Luật cho phép những người LGBT hiến máu.
Ngày 26 tháng 06 năm 2014, Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận hôn
nhân đồng tính. Sự công nhận là kết quả của cả một quá trình đấu tranh để đòi sự bình
đẳng như những người bình thường của cộng đồng LGBT. Họ không chỉ phải kêu gọi
để tìm sự ủng hộ mà còn phải đấu tranh với những người phản đối.
Tùy thuộc vào phong tục tập quán đặc điểm chính trị riêng mà mỗi quốc gia lại
có những quy định cho những người thuộc cộng đồng LGBT khác nhau.
Hiện nay có 29 quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận việc kết
hôn đồng giới. Năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính. Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi,
tiếp theo là Bỉ ( 2003), Canada, Tây Ban Nha (2005), Nam Phi (2006), Na Uy (
2008),… và gần đây là Đức ( 2017) cũng công nhận việc kết hôn đồng tính. Những
quốc gia công nhận việc kết hôn đồng giới phần lớn là những quốc gia phát triển, có
trình độ dân trí cao nên tư tưởng cũng thoáng hơn những quốc gia ở Châu Á. Cho tới
nay đã có khá nhiều quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và hình thức kết hợp
dân sự (chung sống có đăng ký), chi tiết cụ thể tại bảng sau:

Bảng 1. Các quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa quan hệ cùng giới
28

Hình thức Các quốc gia công Các vùng lãnh thổ công nhận
công nhận nhận

78 (Mexico City, đặc khu thủ đô Columbia,


Akrotiri và Dhekelia, Lãnh thổ Ấn Độ
Dương thuộc Anh, Bộ lạc Da Đỏ Puyallup,
Cộng đồng Fond du Lac của Hồ Superior
Chippewa, Các Bộ lạc Thống nhất của Coos,
Lower Umpqua và Da Đỏ Siuslaw,
Coahuila, Cộng đồng Lac du Flambeau của
Hồ Superior Chippewa, Bộ lạc Fort
McDermitt Paiute và Shoshone, Quốc gia
29 quốc gia: Hà Lan, Fort McDowell Yavapai, Bộ lạc Pascua
Bỉ, Tây Ban Nha, Yaqui, Cộng đồng Da Đỏ Salt River Pima-
Canada, Nam Phi, Na Maricopa, Bộ lạc San Carlos Apache, Quốc
Uy, Thụy Điển, Bồ gia Yavapai-Apache, Bộ lạc Shoshone
Đào Nha, Iceland, Đông, Bộ lạc Arapaho Bắc, Quốc gia
Argentina, Đan Mạch, Blackfeet, Cộng đồng Da Đỏ Keweenaw
Brazil, Uruguay, New Bay, Nam Georgia và Quần đảo Nam
Hôn nhân Zealand, Pháp, Anh và Sandwich, Quần đảo Pitcairn, Các Bộ lạc
Wales, Scotland, Thống nhất của Da Đỏ Siletz, Guam,
Luksemburg, Phần Chihuahua, Quần đảo Bắc Mariana, Bộ lạc
Lan, Quần đảo Faroe, Sault Ste. Marie của Da Đỏ Chippewa, Quần
Ireland, Greenland, đảo Virgin thuộc Mỹ, Puerto Rico, Santiago
Hoa Kỳ, Colombia, de Querétaro, Querétaro, Bộ lạc White
Đức, Malta , Đài Loan, Mountain Apache, Nayarit, Bộ lạc Oglala
Úc. Sioux, Cộng đồng Stockbridge-Munsee của
Da Đỏ Mohican, Jalisco (toàn tiểu bang),
Campeche, Colima, Michoacán,
Morelos, Đảo Man, San Pedro Cholula,
Puebla, Lãnh thổ Nam Cực thuộc Anh, Quốc
gia Cherokee, Gibraltar, Đảo Ascension,
Amealco de Bonfil, Querétaro, Cadereyta de
Montes, Querétaro, Ezequiel Montes,
Querétaro, Huimilpan, Querétaro, Pedro
Escobedo, Querétaro, San Joaquín,
29

Querétaro, Tolimán, Querétaro, Quốc gia


Osage, Cộng đồng Da Đỏ Đảo Prairie, Quần
đảo Falkland, Guernsey, Chiapas,
Puebla, Tristan da Cunha, Cộng đồng Da Đỏ
Ak-Chin, Saint Helena, Alderney, Jersey,
Bermuda, Nuevo León).
26 quốc gia: Andorra,
Áo, Bỉ, Croatia, Cộng
hòa Séc, Đan Mạch,
Estonia, Phần Lan,
Pháp,
Đức, Gibraltar, Greenl
Kết đôi có
and,
đăng ký 17 (Úc: 5 bang; Mexico: 1 bang; Hoa Kỳ: 10
Hungary, Iceland, Irel
(Kết hợp bang; Venezuala: 1 bang)
and, Isle of Man,
dân sự)
Jersey, Liechtenstein,
Luxembourg, Malta,
Hà Lan, Na Uy,
Slovenia, Thụy Điển,
Thụy Sĩ, Vương quốc
Anh
Chung
3 quốc gia: Úc, Croatia,
sống không 0
Israel
đăng ký
Tổng 58 95
(Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt về “Hôn nhân đồng giới”; “Kết hợp dân sự”)

Bên cạnh đó vẫn còn hơn 70 quốc gia hình sự hóa đồng tính luyến ái. Theo báo
cáo hàng năm của hiệp hội Đồng tính, Song tính, Chuyển giới và Lưỡng tính Quốc tế
(ILGA), hiện nay có 9 quốc gia sở hữu khung hình phạt cao nhất là tử hình dành cho
hành vi đồng tính luyến ái bên cạnh hàng chục quốc gia khác là bỏ tù hoặc đánh đập.
Ở Iran, Sudan, Ả-rập Xê-út và Yemen, quan hệ tình dục đồng giới có thể bị trừng phạt
bằng án tử theo luật Sharia của đạo Hồi. Nam Phi, Đông Phi, Trung đông và Nam Á là
những khu vực khắc nghiệt nhất đối với người đồng tính. Những quốc gia còn lại tuy
đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái nhưng không đồng nghĩa với việc người LGBT
được an toàn.
30

Có thể thấy rằng, mối quan tâm đến quyền của người LGBT ngày càng được
nâng cao ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Luật pháp quốc tế cũng như các tổ
chức đã và đang cố gắng loại trừ những hành động phân biệt đối xử, bạo hành đối với
nhóm người yếu thế trong xã hội này, và đồng thời ghi nhận sự bình đẳng giữa các xu
hướng tính dục và bản dạng giới. Tuy nhiên, vấn nạn phân biệt, kì thị và pháp luật
thiếu sót và bất bình đẳng đối với người LGBT vẫn còn đang tồn đọng tại một số quốc
gia trên thế giới. Nhưng với sự quyết tâm đấu tranh của các tổ chức và Liên hợp quốc,
những người đồng tính, song tính, liên giới tính và chuyển giới hoàn toàn có thể hy
vọng nhiều hơn vào cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc trong tương lai.
b. Lịch sử pháp luật về LGBT tại một số quốc gia tiêu biểu
b.1. Lịch sử pháp luật về LGBT tại Hoa Kỳ
Quyền của người LGBT ở Mỹ thay đổi rất đáng kể theo thời gian, và có nhiều
chuyển biến mạnh ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Mỹ cho dù được coi là nước dân
chủ nhất trên thế giới về vấn đề LGBT hiện nay, luật về quyền của họ ở quốc gia này
vẫn tiếp tục được điều chỉnh, khiến cho một số lúc nằm sau những nước phương Tây
về độ dân chủ. Hoa Kỳ không hề có luật liên bang về việc xử lý phân biệt đối xử trên
toàn quốc mà chỉ có các lệnh liên bang nên các đối tượng được bảo vệ rất ít và giới
hạn. Vì vậy ở một số bang sẽ có người dân không được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối
xử về giới tính trong công việc.
Sau đây là những cột mốc quan trọng trong biến chuyển về lịch sử pháp luật
cho người LGBT ở Hoa Kỳ:
Ngày 27 tháng 4, 1953: Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký sắc lệnh cấm
người đồng tính làm việc trong các cơ quan chính phủ vì lý do an ninh.
Tháng 6, 1961: Illinois trở thành bang đầu tiên hợp pháp hoá đồng tính luyến ái
bằng việc bãi bỏ bộ luật sodomy
Tháng 1, 1973: Maryland là bang đầu tiên đưa ra luật cấm cưới đồng giới.
14 tháng 1, 1975: Dự thảo luật đầu tiên về đồng tính nam được giới thiệu nhằm
làm rõ việc phân biệt đối xử với người có giới tính khác. Dự thảo này sau đó đã được
đưa cho Hội đồng Toà Án nhưng chưa bao giờ được xem xét.
2 tháng 3, 1982: Winconsin trở thành bang đầu tiên cấm sự phân biệt đối xử
dựa trên định hướng về giới tính.
30 tháng 11, 1993: tổng thống Bill Clinton ký một quy định trong quân đội
mang tên “Đừng hỏi, đừng kể" cấm những người đồng tính nam và nữ gia nhập quân
đội và cấm những hành động quấy rối của đồng tính luyến ái.
Tháng 11, 1995: Đạo luật “Hate Crimes Sentencing Enhancement” được đưa
vào hiệu lực với vai trò là một phần của đạo luật về hành pháp và kiểm về tội phạm
bạo lực năm 1994. Luật cho phép thẩm phán có thể xét xử mạnh tay hơn nếu như có
31

chứng cứ cho thấy nạn nhân bị phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo, quốc
tịch xuất thân, dân tộc thiểu số, giới tính, khuyết tật hoặc định hướng giới tính khác.
21 tháng 11, 1996: Tổng thống Clinton ký đạo luật “Defense of Marriage", cấm
chính quyền các bang công nhận hôn nhân đồng giới và định nghĩa hôn nhân là: một
liên kết có hợp pháp giữa một người phụ nữ và một người đàn ông với tư cách vợ
chồng.
3 tháng 12, 1996: một thẩm phán ở Hawaii cho rằng chính quyền không có tư
cách pháp luật cấm những cặp đôi đồng tính quyền được cưới, làm cho Hawaii trở
thành bang đầu tiên công nhận rằng các cặp đôi đồng tính nam và nữ đều có đủ quyền
như các cặp vợ chồng khác.
26 tháng 4, 2000: Vermount là bang đầu tiên hợp pháp hoá việc kết thân giữa
cặp đồng tính.
Tháng 6, 2003: Toà Án tối cao Mỹ bãi bỏ luật “homosexual conduct", giúp
đồng tính không còn vi phạm pháp luật, với ý kiến của họ ở trong Lawrence v. Texas.
Quyết định này đảo ngược lại Bowers v. Harwick-Toà án tối cao của Mỹ năm 1986
chấp thuận luật “Sodomy" của Georgia.
26 tháng 6, 2003: Các hoạt động đồng tính luyến ái chính thức hợp pháp tại
Mỹ.
17 tháng 5, 2004: Đám cưới đồng tính hợp pháp đầu tiên ở Mỹ được tổ chức ở
Massachusetts.
6 tháng 9, 2005: Cơ quan lập pháp California tiên phong trong việc chấp thuận
dự thảo luật về hôn nhân đồng giới.
25 tháng 10, 2006: Toà án Tối cao New Jersey quy định rằng các nhà làm luật
phải cung cấp quyền lợi hợp pháp cho những cặp hôn nhân đồng giới.
Ngày 5 tháng 5, 2008: Toà án Tối cao California quy định rằng việc giới hạn
hôn nhân chỉ cho các cặp giới tính khác nhau là không phù hợp.
Ngày 4 tháng 11, 2008: Người bầu cử chấp thuận Proposition 8 ở California,
điều luật khiến hôn nhân đồng giới không hợp pháp ở đây.
Ngày 28 tháng 10, 2009: Tổng thống Barack Obama ký chấp thuận điều luật
Matthew Shepard and James Byrd Jr. Hate Crimes Prevention.
Ngày 4 tháng 8, 2010: Proposition 8 bi thẩm phán liên bang cho là không phù
hợp.
Ngày 20 tháng 9, 2011: Quy định “Don't ask, don't tell" trong quân đội bị bãi
bỏ, chấm dứt việc cấm người đồng tính nam hoặc nữ nhập ngũ. Tuy nhiên vẫn cấm
những người chuyển giới.
Tháng 6, 2013: Việc chuyển giới được chuyển thành hợp pháp nhưng phải có
bằng chứng của phẫu thuật.
32

Ngày 26 tháng 6, 2013: Trong United States v. Windsor, Toà án Tối cao Mỹ bãi
bỏ phần 3 trong điều luật Defense of Marriage, quy định rằng hôn nhân đồng giới
được uỷ quyền dưới lợi ích của liên bang. Toà án này cũng giải tán vụ việc liên quan
đến Proposition 8 của California.
Ngày 6 tháng 10, 2014: Toà án Tối cao Mỹ từ chối giải quyết năm vụ việc về
hôn nhân khác nhau và đẩy 5 vụ việc này về cho các Toà án cấp thấp hơn, từ đó các
cuộc hôn nhân đồng giới được diễn ra ở Utah, Oklahoma, Virginia, Indiana và
Wisconsin. Quyết định này tạo điều kiện cho hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới ở
Colorado, Kansas, North Carolina, South Carolina, West Virginia và Wyoming.
Ngày 9 tháng 6, 2015: Thư kí bộ quốc phòng Ash Carter thông báo chính sách
cơ hội công bằng trong quân sự đã được điều chỉnh bao gồm cả sự công bằng cho
người giới tính khác.
Ngày 26 tháng 6, 2015: Toà án tối cao quy định rằng các bang không được cấm
hôn nhân đồng giới. => Hôn nhân đồng giới chính thức hợp pháp hoá tại tất cả các
bang ở Hoa Kỳ
Ngày 21 tháng 12, 2015: Việc hiến máu của người đồng tính nam bị cấm tại
toàn nước Mỹ.
Ngày 1 tháng 7, 2016: Chính thức cộng đồng LGBT được phục vụ trong quân
đội Hoa Kỳ.
Ngày 4 tháng 4, 2017: Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ quy định trong bộ luật dân
sự cấm tất cả hành vi phân biệt đối xử ở nơi làm việc đối với người LGBT.
Một số luật về LGBT thay đổi theo từng bang:
Luật về bảo vệ người LGBT tại chỗ ở. Hiện nay luật bảo vệ này được thực hiện
ở phần lớn các bang của Mỹ trừ các bang như Kansas, Alabama, Alaska, Arizona,
Arkansas, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kentucky, Louisiana, Michigan,
Mississippi, Missouri, Montana, Nebraska, North Carolina, Ohio, Oklahoma, North
Dakota, Pennsylvania, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Texas, Virginia,
West Virginia và Wyoming. Và bang American Samoa vẫn còn chưa đề cập gì đến
vấn đề này.
Luật về việc nhận nuôi con của cặp đôi cùng giới vẫn bị cho là vi phạm pháp
luật ở bang American Samoa và vẫn chưa rõ ràng ở các bang Virginia, Arizona,
Georgia, Hawaii, New Hampshire, Oklahoma, South Carolina, South Dakota,
Tennessee, Texas, West Virginia và Wyoming.
b.2. Lịch sử pháp luật về LGBT tại Thái Lan
Tuy Thái Lan được coi là đất nước mơ ước ở Đông Nam Á cho cộng đồng
LGBT, Bangkok còn được coi là thành phố lý tưởng cho người đồng tính thứ 2 chỉ sau
Tel Aviv, Israel nhưng các cặp vợ chồng đồng giới sẽ không nhận được đầy đủ các
33

quyền lợi như các cặp vợ chồng bình thường khác. Theo báo cáo của Chương trình
phát triển Liên Hợp Quốc, Thái Lan vẫn đang đối mặt với sự phân biệt đối xử với
người đồng tính mặc dù cơ quan du lịch của nước này đã quảng bá đất nước là một
quốc gia rất thân thiện với cộng đồng LGBT.
Những thay đổi về chính sách đối xử với cộng đồng LGBT ở Thái xảy ra nhiều
ở những năm cuối thế kỷ 20 và đặc biệt có được sự quan tâm ở đầu thế kỷ 21.Từ ngày
24 tháng 6 năm 1932, Thái Lan trở thành 1 nước quân chủ lập hiến, từ đó quyền của
cộng đồng LGBT cũng bị ảnh hưởng và thay đổi nhiều. Đồng tính luyến ái hợp pháp ở
Thái Lan từ năm 1956. Tuy nhiên việc hôn nhân đồng giới của nam vẫn không được
chính phủ Thái Lan chấp thuận từ 24 tháng 6 năm 1932. Việc chuyển giới qua phẫu
thuật khá phổ biến ở đất nước này nhưng luật pháp không cho phép cá nhân được thay
đổi giới tính ghi trên chứng minh thư. Trước năm 2005 đến năm 1954, đồng tính nam
được Thái Lan phân vào mục bệnh tâm thần và những người đồng tính nam sẽ không
được nhập ngũ. Sau đó, việc này đã bị bãi bỏ và hiện nay những người đồng tính có
thể tham gia vào quân đội Thái Lan một cách hợp pháp. Việc hiến máu của người
đồng tính nam đã bị cấm từ năm 1977, cùng với ngày mà Hoa Kỳ đưa ra luật này.
Năm 2015, Thái Lan ban hành luật chống phân biệt đối xử toàn diện, trong đó bao
gồm cả cộng đồng người LGBT. Từ 26 tháng 1 năm 2015, tất cả hành vi phân biệt đối
xử với người ở chỗ ở, nơi làm việc LGBT đều là phạm pháp. Việc nhận nuôi con của
cặp hôn nhân đồng giới đã được xem xét từ ngày 6 tháng 6 đến 19 tháng 8 năm 2018
và được đưa vào thi hành từ tháng 2 năm 2019. Luật này cho phép cặp đồng giới kết
hôn, có quyền tài sản và thừa kế, tuy nhiên lại không có quyền phúc lợi công cộng, lợi
ích về thuế và nhận con nuôi.
b.3. Lịch sử pháp luật về LGBT tại Brunei
Những người LGBT ở Brunei sẽ phải trải qua rất nhiều rào cản pháp lý nghiêm
trọng hơn các nước khác. Đồng tính luyến ái không những được coi là phạm pháp ở
Brunei mà còn bị kết tội tử hình bằng cách ném đá. Brunei được miêu tả như là đất
nước đáng lo ngại nhất về quyền của người LGBT tại Đông Nam Á.
Một số quy định trong luật pháp của Brunei về vấn đề LGBT:
Từ năm 1951: Hôn nhân đồng giới, nhận nuôi con của cặp đồng giới tại Brunei
là vi phạm pháp luật. Luật sẽ không bảo vệ những người LGBT trong việc phân biệt
đối xử ở chỗ ở và trong công việc
Từ 1951 đến 27 tháng 3, 2019: Đồng tính ở Brunei là bất hợp pháp và sẽ bị phạt
tù lên tới 10 năm theo trang 152 chương 22 trong bộ luật Penal Code của Brunei bất kể
hành vi đó là riêng tư hoặc tự chấp nhận hay không.
34

Tháng 3, 2019: thông qua luật cho rằng đồng tính là bất hợp pháp và hình phạt
là tù nhân sẽ bị ném đá tới chết theo luật Sharia. Tuy nhiên, đạo luật này ngay lập tức
đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Vậy nên để xoa dịu sự phản đối gay gắt từ dư luận xã hội, tháng 5 năm 2019:
Brunei đã ra thông báo hoãn áp dụng việc thi hành án tử đối với những người có quan
hệ tình dục đồng giới ở quốc gia này.
Hiến máu của người đồng tính nam được coi là vi phạm pháp luật. Luật pháp
không quy định gì về việc chuyển giới hay những liệu pháp chữa trị đồng tính. Tuy
nhiên chính quyền Brunei lại cho phép những người đồng tính tham gia lực lượng
quân đội của họ.
Vì vậy cộng đồng LGBT ở Brunei sống rất bí mật, họ thường không tiết lộ với
ai về giới tính thật của mình do luật pháp quá khắt khe. Ngay cả khi có các bài khảo
sát về giới tính, chỉ có một số ít khai đúng thông tin về mình và phần lớn đó là người
nước ngoài ở Brunei.
1.4.2. Lịch sử pháp luật điều chỉnh đối với người chuyển giới và cộng đồng
LGBT ở Việt Nam:
Trong lịch sử Việt Nam, các chính quyền chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ
đồng tính. Kể từ bộ luật Hồng Đức, có đề cập đến những vấn đề như ngoại tình, hãm
hiếp, loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính, song tính hay lien giới tính. Đối
với chính quyền thực dân Pháp, các hành vi đồng tính không bị cấm đoán, nhưng cũng
có thể bị khởi tố dưới tội danh “vi phạm luân lý”, “ngoại tình” hay “hãm hiếp”. Bên
cạnh đó, mại dâm nữ là phạm pháp, nhưng pháp luật không đề cập gì đến mại dâm
nam.
Pháp luật về quyền của người LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) là một
quá trình phát triển khá lâu dài và chịu nhiều ảnh hưởng của tiến trình vận động quyền
và sự chuyển biến của xã hội. Vì thế, theo thời gian, pháp luật đối với người chuyển
giới và cộng đồng LGBT ở Việt Nam có nhiều sự điều chỉnh thích đáng.
a. Bộ luật Dân sự
Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày
05/08/2008 về xác định lại giới tính chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong
trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính
xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ". Ngoài trường hợp trên, mỗi
cá nhân không có quyền xác định lại giới tính, vì giới tính đã được xác định rõ kể từ
khi sinh ra. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã nêu rõ về quyền xác định lại giới tính: Cho
phép “cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của
một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó có giới tính bị
35

khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học
nhằm xác định rõ về giới tính.”18
Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Bộ luật
Dân sự sửa đổi với đa số phiếu tán thành. Bộ luật Dân sự sửa đổi đã chính thức thừa
nhận quyền chuyển đổi giới tính. Điều này đã mang lại niềm hạnh phúc mới, niềm hy
vọng mới đối với cộng đồng LGBT khi lần đầu tiên luật pháp đã hợp pháp hóa việc
chuyển đổi giới tính và thay đổi giấy tờ thân nhân của người chuyển giới.
Đến ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành.
Điều 37, Bộ luật này quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy
định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ
tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan"
b. Luật hôn nhân và gia đình
Ngày 7/4/1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên
ở thành phố Hồ Chí Minh giữa hai người nam, sau đó bị nhiều người dân phản đối.
Ngày 7/3/1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin
phép kết hôn nhưng không được chấp nhận. Sau những đám cưới này, Quốc hội thông
qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6/1998.
Năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam đã quy định 5 trường hợp
bị cấm kết hôn trong đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đến năm 2014, Bộ luật Hôn nhân và gia đình đã loại bỏ quy định cấm kết hôn
cùng giới tính. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ: “Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8). “Không thừa
nhận” nghĩa là nhà nước không thực hiện việc đăng kí kết hôn giữa hai người đồng
tính, không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình nế có tranh chấp xảy ra khi chung sống,
vì vậy, giữa họ sẽ không có những quyền và nghĩa vụ khi chung sống với nhau như vợ
chồng.
Trước đây, Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định hành vi kết hôn giữa những người có cùng giới
tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 500.000 đồng. Hiện nay, Nghị định
110/2013/NĐ-CP thay thế đã bỏ quy định này.
Việt Nam chưa công nhận việc kết hôn đồng giới nhưng những quy định về
những vấn đề khác liên quan đến cộng đồng LGBT cũng như cách nhìn nhận của mọi
người đến với cộng đồng LGBT hiện nay khá là cởi mở. Theo tờ New York Times thì
trong 6 địa điểm du lịch lý tưởng mới dành cho cộng đồng LGBT Việt Nam là một cái

18
Điều 36 Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11, ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005.
36

tên khá nổi bật tại khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân Việt Nam chưa công nhận kết
hôn đồng giới là vì Bộ Tư pháp cho rằng việc đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc
kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận nhưng nếu xét về văn hóa
tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của
quy định pháp luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc thừa nhận người
cùng giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm.
Tuy chưa công nhận kết hôn đồng tính, nhưng đây đã là một bước phát triển
trong nhận thức xã hội cũng như những nhà làm luật về quyền kết hôn, bình đẳng của
người LGBT. Đồng thời đây cũng là một bước ngoặt lớn đối với cộng đồng LGBT, họ
bước sang một trang mới của cuộc đời, được sống đúng với chính mình hơn.
Do kết hôn đồng giới chưa được công nhận tại Việt Nam, vậy nên đa phần
những cặp đồng giới ở nước ta chọn giải pháp là chung sống cùng nhau nhưng không
có đăng ký. Họ có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không được pháp
luật thừa nhận là vợ chồng do không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước. Vì vậy
tài sản phát sinh trong quá trình chung sống của họ sẽ được tính theo phần đóng góp
của mỗi người. Ngoài ra hai người sống chung với nhau sẽ có nhiều khó khăn và
những mối quan hệ khác phát sinh như quan hệ với gia đình, bạn bè của người mà họ
chung sống. Họ sẽ có nhiều ràng buộc với nhau nhưng sự ràng buộc đó được pháp luật
công nhận và bảo vệ một cách khá hạn chế nên khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ gây khó
khăn cho cả hai bên cũng như người đứng ra giải quyết tranh chấp.
c. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam
Theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu lực từ ngày
1/7/2015, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng.
Điều 18, khoản 14 ghi rõ:
“Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở
buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;”
Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, đây là lần đầu tiên Luật thi hành tạm giữ,
tạm giam thừa nhận cũng như bảo vệ quyền lợi của người đồng tính, song tính, liên
giới tính và chuyển giới. Đây cũng được coi như một bước tiến lớn của pháp luật Việt
Nam và cũng là niềm vui lớn đối với cộng đồng LGBT vì họ đã và đang nhận được cái
nhìn tích cực hơn từ xã hội và pháp luật.
Như vậy, cộng đồng LGBT là một khái niệm và hiện tượng không còn mới mẻ
trên Thế Giới. Pháp luật của nhiều quốc gia đã thừa nhận sự tồn tại của cộng đồng này
thông qua các quyết định nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của họ. Cùng với sự chuyển
biến của các điều kiện kinh tế - xã hội. Nhà nước Việt Nam đã và đang dần được xây
dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến cộng đồng người này.
37

CHƢƠNG 2. RÀO CẢN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VÀ


CỘNG ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM
2.1. Nguyên tắc xác định lại giới tính
Nghị định 88/2008/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xác định lại giới tính
1. Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.
2. Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện,
khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã
xác định lại giới tính…”19
Thứ nhất, trước thời điểm Bộ Luật Dân sự 2015 ra đời, theo như quy định trên
thì pháp luật Việt Nam chỉ quy định về việc xác định lại giới tính đối với những trường
hợp khi sinh ra có sự xác định nhầm giới tính tự nhiên của cá nhân. Trường hợp xác
định lại giới tính do các bệnh lý về giới tính hay chuyển đổi giới tính thì chưa được
pháp luật Việt Nam thừa nhận, thậm chí Khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2008/NĐ-CP
còn có quy định nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người
đã hoàn thiện về giới tính. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa quy định rõ ràng “người đã
hoàn thiện về giới tính” là gì.
Thứ hai, đều cùng nhờ sự can thiệp của y khoa, nhưng chuyển đổi giới tính là
chuyển từ giới tính đúng này sang giới tính đúng kia không phải là trường hợp xác
định lại giới tính như luật quy định nên không có sự thay đổi nào về quyền nhân thân
sau khi chuyển giới.
Vì vậy, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành thì người chuyển
giới trong hồ sơ lý lịch trước và sau khi chuyển giới vẫn không có thay đổi về quyền
nhân thân vì họ chưa được pháp luật công nhận. Nhưng Bộ luật Dân sự 2015 ra đời đã
có sự thay đổi. Theo đó, quy định về việc chuyển đổi giới tính tách biệt với quy định
về quyền xác định lại giới tính đối với cá nhân “trong trường hợp giới tính của người
đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác”20 đã ngầm công nhận về
quyền nhân thân của người chuyển giới. Tuy nhiên, theo Điều 37 quy định thì “Việc
chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”21 nhưng cho đến nay thì
vẫn chưa có đầy đủ, rõ ràng các quy định ấy.
2.2. Quy định pháp luật về điều kiện chuyển giới
Trước đây, pháp luật nước ta không hề có quy định về bất cứ vấn đề gì liên
quan đến quyền của người chuyển giới. Nhưng hiện nay, Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã

19
Điều 3 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008.
20
Điều 36 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.
21
Điều 37 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.
38

thừa nhận quyền của người chuyển giới, xong vẫn chưa có các quy định cụ thể về điều
kiện để cho một người có thể chuyển đổi giới tính.
Quy định về quyền chuyển đổi giới tính trong Bộ Luật dân sự 2015 là một điểm
mới đáng chú ý. Cho đến trước khi Bộ Luật dân sự 2015 ra đời, pháp luật Việt Nam
chỉ quy định về việc xác định lại giới tính đối với những trường hợp khi sinh ra có sự
xác định nhầm giới tính tự nhiên của cá nhân chứ chưa có qui định hay công nhận việc
chuyển đổi giới tính đối với người chuyển giới (Transgender). Theo đó, Điều 36 - Bộ
Luật dân sự 2005 chỉ cho phép trường hợp một người được quyền yêu cầu xác định lại
giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định
hình chính xác. Kèm theo là Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn thi hành vấn đề
này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2. Bên cạnh đó, văn bản này cũng xác định
rõ "Cấm" hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn
thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới
tính theo mong muốn của chủ thể.
Bộ Luật dân sự 2015 ra đời, đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều
37. Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật, một bước ngoặt trong việc
công nhận quyền của người chuyển giới trong pháp luật Việt Nam.
Theo đó:
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã
chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của
pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi
theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”
Mặc dù việc đưa Điều 37 vào trong Bộ luật Dân sự 2015 đã đánh dấu một điểm
tiến bộ mới nhưng quy định này vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập. Theo như quy định
thì « Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật » nhưng cho đến
nay thì vẫn chỉ có những quy định về điều kiện của những cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính và điều kiện khám lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính22 mà chưa có những quy định cụ thể
rõ ràng về điều kiện để một người có thể chuyển đổi giới tính. Đây có thể coi là một
rào cản pháp luật tương đối lớn đối với cả những người chuyển giới và những người
có thẩm quyền ra quyết định cho một người được phép chuyển đổi giới tính. Có thể
thấy như hiện nay, mọi người luôn ngầm hiểu rằng việc chuyển đổi giới tính theo điều
37 này là chỉ được áp dụng đối với người đã làm phẫu thuật để thay đổi giới tính của
bản thân.

22
Điều 9 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008.
39

Sau khi người đó tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì có thể làm thủ
tục để đăng ký chuyển đổi lại giới tính của mình. Theo Khoản 1 Điều 36 Bộ luật dân
sự 2015: “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một
người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh
hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ
giới tính.”
Do vấn đề trên mà hiện nay Bộ Y Tế đang và đã soạn thảo một Dự thảo Luật
chuyển đổi giới tính. Dự thảo Luật đã được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng,
bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Trong quá trình xây dựng
dự thảo, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) - cơ quan phụ trách soạn thảo đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp từ cộng đồng người chuyển giới Việt Nam và nhiều điểm của dự thảo
đã được sửa đổi để đáp ứng quyền của người chuyển giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, dự thảo này thời gian qua cũng mang đến nhiều tranh
luận, với nhiều vấn đề trắc trở mà người chuyển giới đang gặp sẽ vẫn chưa được tháo
gỡ khi luật ra đời nhưng chưa bổ sung những xu hướng tiến bộ.
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính có một số điểm quan trọng còn nhiều ý kiến
vẫn đang vướng mắc, được đưa ra tranh luận, chưa nhận được sự đồng thuận của cộng
đồng người chuyển giới. Cụ thể:
Đối với những cá nhân, để được công nhận là người chuyển đổi giới tính, dự
luật đưa ra ba phương án như sau:
Phương án thứ nhất: Cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý được xác định
là có mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng hormone trong thời gian liên tục
khoảng hai năm trở lên thì được công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Phương án hai: Cho phép cá nhân sau khi kiểm tra tâm lý được xác định là có
mong muốn chuyển đổi giới tính, đã sử dụng hormone trong một thời gian liên tục
(khoảng một năm) hoặc đã trải qua phẫu thuật một phần (thay đổi ngực hay bộ phận
sinh dục), toàn bộ (phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục) thì được công nhận là
người chuyển đổi giới tính.
Phương án ba: Không có can thiệp về y tế (sử dụng hormone hoặc phẫu thuật
ngực, bộ phận sinh dục) mà chỉ cần có bản xác nhận là đã kiểm tra tâm lý (theo bảng
chuẩn) và được xác định là có mong muốn chuyển đổi giới tính thì được công nhận là
người chuyển đổi giới tính.
40

Qua dự thảo, Bộ Y tế đề nghị chọn phương án một và hai. Lý do là hai phương


án này sẽ bảo đảm được lợi ích cho cả Nhà nước, người muốn chuyển đổi giới tính và
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.23
Từ đó, dự thảo đã đưa ra 4 điều kiện để một người có thể yêu cầu can thiệp y
học để chuyển đổi giới tính nhưng vẫn đang gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều từ
những người cầm quyền, các nhà nghiên cứu cũng như những người thuộc cộng đồng
LGBT.
Theo Điều 7, dự thảo Luật chuyển đổi giới tính
« Điều 7. Điều kiện được yêu cầu can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Cá nhân được yêu cầu can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.
2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác
sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Là người độc thân. »
Theo đó thì có thể thấy, pháp luật về điều kiện chuyển giới cần xác định đầy đủ
các yếu tố sau:
a. Những cá nhân có quyền chuyển giới:
- Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên
Các chuyên gia cho rằng cần quy định từ 18 tuổi trở lên để được phép phẫu
thuật chuyển giới vì người dưới 18 tuổi chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên sẽ không
có đủ nhận thức rằng mình là người chuyển giới (Transgender) hay không. Hơn nữa
phải từ đủ 18 tuổi trở lên thì mới có thể được coi rằng giới tính sinh học đã được hoàn
thiện và có đủ sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
- Tình trạng: có giới tính sinh học hoàn thiện; được kiểm tra tâm lý theo bảng
chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới
tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; là
người độc thân.
Một người muốn chuyển giới thì bắt buộc phải có can thiệp y học (sử dụng
hormone hoặc phẫu thuật ngực, bộ phận sinh dục).
Trên thế giới, hiện có khoảng 70 quốc gia cho phép thực hiện chuyển đổi giới
tính. Trong đó, 38 quốc gia (62%) ở châu Âu và một số nước ở châu Á như Nhật Bản,

23
Hà Phượng (2017), „Điều kiện nào thì được phẫu thuật chuyển giới?‟, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ < https://plo.vn/xa-hoi/dieu-kien-nao-thi-duoc-phau-
thuat-chuyen-gioi-734126.html>.
41

Trung Quốc, Singapore, Philippines… yêu cầu người có mong muốn được công nhận
chuyển đổi giới tính phải trải qua phẫu thuật, sau đó mới được công nhận về mặt giấy
tờ nhân thân. Một số nước và vùng lãnh thổ cho phép công nhận giới tính mới mà
không phải trải qua phẫu thuật như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Israel...
Các chuyên gia cho rằng trường hợp không có can thiệp y tế thì không được
công nhận là đã chuyển giới. Điều này có thể được hiểu là để đề phòng trường hợp mà
người đó tâm lý chưa ổn định hoặc người đó có ý định trốn tránh về mặt pháp luật,
trốn tránh trách nhiệm về mặt pháp lý và điều này được đưa ra để tránh những cá nhân
đua đòi, a dua theo trào lưu mới.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến của những người chuyển giới cho rằng, luật không nên
quy định cứng nhắc việc phải can thiệp về mặt y khoa thì mới được công nhận và được
phép thay đổi về mặt pháp lý (hộ tịch, giấy tờ chứng nhận nhân thân…). Việc sử dụng
hormone hay việc phẫu thuật có chi phí khá cao và có vô số những nguy cơ đối với sức
khỏe của họ. Trung bình, chi phí cho một quy trình chuyển đổi giới tính hoàn chỉnh tại
một bệnh viện uy tín ở Thái Lan (bao gồm hỗ trợ tư vấn và phẫu thuật chuyển đổi giới
tính) được ước tính khoảng 30.000 USD cho việc chuyển đổi từ nữ sang nam và
khoảng 35.000 USD cho việc chuyển đổi từ nam sang nữ.24 Người chuyển giới ở nước
ta, hiện nay, cũng đang sử dụng các loại thuốc hormone trôi nổi ngoài thị trường
(thuốc xách tay, hoặc qua người quen đã sử dụng truyền miệng lại) với giá cả và chất
lượng vẫn chưa được kiểm chứng. Điều đó khiến nhiều người chuyển giới phải trả giá
bằng cả tính mạng vì những biến chứng phát sinh trong quá trình sử dụng hormone
hay tiêm silicone. Bởi khi sử dụng hormone nữ hóa, người chuyển giới sẽ có thể mắc
sỏi mật, huyết khối tĩnh mạch, tăng men gan, tăng cân, bệnh lý tim mạch, tăng huyết
áp, tăng prolactin máu... còn với hormone nam hóa sẽ là bệnh lý đa hồng cầu, rụng tóc,
tăng cân, ngưng thở khi ngủ, tăng men gan, mỡ máu...25 Bên cạnh đó, rất nhiều người
đã phẫu thuật chuyển giới nhưng không phẫu thuật bộ phận sinh dục dưới do việc phẫu
thuật rủi ro rất cao, chi phí đắt đỏ…
Ở đa số các quốc gia cho phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính hiện nay, trước
khi phẫu thuật thì người chuyển giới cần phải trải qua một bài kiểm tra: Real Life Test.
Bài kiểm tra cuộc sống thực tại này có mục đích là để xem liệu rằng người đó có thực
sự phù hợp để tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không và phải có xác
nhận của bác sĩ tâm lý.

24
Hà Phượng (2017), „Điều kiện nào thì được phẫu thuật chuyển giới?‟, Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ
Chí Minh, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ < https://plo.vn/xa-hoi/dieu-kien-nao-thi-duoc-phau-
thuat-chuyen-gioi-734126.html>.
25
Huy Thanh, Ngọc Dung (2018), „Tranh cãi về 3 phương án công nhận chuyển giới‟, Báo Người lao động, truy
cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ < https://nld.com.vn/thoi-su/tranh-cai-ve-3-phuong-an-cong-nhan-
chuyen-gioi-20180630224557037.htm>.
42

Ví dụ, tại Hà Lan, quá trình phẫu thuật chuyển giới bao gồm các giai đoạn điều
trị sau: tâm lý – nội tiết – phẫu thuật. Giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình này
không phải là phẫu thuật mà là điều trị nội tiết bởi nội tiết tố sẽ giúp cho các thay đổi
được thuận lợi cả về tâm lý và cơ thể trước khi đến với giai đoạn phẫu thuật. Hơn nữa,
điều trị nội tiết còn cần được duy trì cả đời, trước và sau khi phẫu thuật. Việc điều trị
sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất - điều trị tâm lý: giai đoạn này thường kéo dài trong 6
tháng. Trong thời gian này, những người có mong muốn chuyển đổi giới tính phải làm
trắc nghiệm tâm lý. Họ phải thay đổi thói quen, cách ăn mặc; trong đó, nếu người
chuyển giới từ nam thành nữ thì phải ăn mặc như nữ giới và nếu người chuyển giới là
từ nữ thành nam thì phải ăn mặc như nam giới. Tiếp đó, họ sẽ được bác sĩ tâm lý giảng
giải kĩ càng về các khó khăn có thể sẽ gặp phải như là mất gia đình, mất bạn bè, mất
việc làm và đặc biệt là sẽ phải chịu các tác dụng phụ của việc điều trị nội tiết tố giới
tính. Ở giai đoạn này thì thường có đến khoảng 40% bệnh nhân bỏ cuộc.
Giai đoạn thứ hai – điều trị nội tiết: giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn
sống thử hai năm. Trong thời gian này, những người chuyển giới sẽ được điều trị bằng
nội tiết tố giới tính và nó sẽ giúp cơ thể họ có sự thay đổi nhưng không phải cơ quan
nào cũng có thể thay đổi được. Ví dụ, ở người chuyển giới từ nam thành nữ, lông cơ
thể sẽ giảm bớt một cách rõ rệt nhờ estrogene nhưng râu lại giảm ít hơn và tương tự ở
người chuyển giới từ nữ thành nam, testosterone sẽ giúp lông trên cơ thể họ phát triển
nhiều hơn sau 1 năm điều trị. Hay testosterone làm cho kinh nguyệt ngừng khá nhanh
sau khi điều trị và cũng giúp giọng nói của người chuyển giới từ nữ thành nam trở nên
trầm hơn hẳn sau khoảng 3 tháng sử dụng thuốc. Nhưng ngược lại, estrogene lại không
thể khiến giọng của người chuyển giới từ nam thành nữ trở nên thanh thoát, nữ tính
được mà họ cần phải áp dụng các bài tập về giọng nói.
Giai đoạn thứ ba – phẫu thuật: ở giai đoạn này, một Hội đồng y khoa với các
chuyên viên nội tiết, tâm lý, phẫu thuật sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ của những người
đã trải qua 2 giai đoạn trên (gồm 6 tháng trắc nghiệm tâm lý và hai năm điều trị nội
tiết) khi các cơ quan của họ đã có sự thay đổi tới một mức độ nhất định. Bệnh nhân
nào đủ điều kiện thì họ sẽ chuyển người ấy qua giai đoạn ba: phẫu thuật cắt bỏ bộ phận
sinh dục cũ và tạo bộ phận sinh dục mới. Ở giai đoạn này thì việc phẫu thuật đối với
người chuyển giới từ nam thành nữ đơn giản và dễ thành công hơn là đối với người
chuyển giới từ nữ thành nam. Tuy nhiên, đối với người nào thì việc phẫu thuật này
cũng không thể nhanh chóng và dễ dàng mà phải mất một khoảng thời gian khoảng hai
đến ba năm với nhiều lần vào phòng mổ, việc phẫu thuật này mới hoàn tất.
43

Sở dĩ, giai đoạn phẫu thuật không phải giai đoạn cuối mà là giai đoạn thứ ba vì
sau khí phẫu thuật hoàn thành, người chuyển giới vẫn phải tiếp tục điều trị nội tiết tố
và phải được bác sĩ theo dõi suốt đời.
Qua đây có thể thấy rằng, quá trình phẫu thuật chuyển đổi giới tính không hề dễ
dàng, mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và hơn nữa còn gây ra những nguy hại đến sức
khỏe của người chuyển giới.
Về vấn đề này, Tại hội thảo tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật Chuyển đổi
giới tính tại Việt Nam vừa diễn ra vào tháng 11 năm 2018, Ông Nguyễn Huy Quang,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận
quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam chứ không phải là quyền của người chuyển
giới, nên nhất thiết phải có can thiệp y học, phẫu thuật thì mới được coi là chuyển đổi
giới tính. Theo ông, “Kiến nghị thì vô cùng, nhưng quan điểm là bên cạnh việc tôn
trọng quyền của người chuyển đổi giới tính thì vẫn phải tôn trọng các quy định khác
của pháp luật, đảm bảo quản lý xã hội cho tốt. Vì thực tế có người lợi dụng việc
chuyển giới để trốn tránh nghĩa vụ với pháp luật, nên dự thảo Luật quy định phải đảm
bảo đủ 4 yếu tố là hợp lý”, việc này đã được cân nhắc ở rất nhiều góc độ, gồm cả đạo
đức, nhân văn và giá trị truyền thống26.
Phân tích rõ hơn, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
cho rằng, mặc dù hiện nay số lượng người có nhu cầu chuyển đổi giới tính rất lớn và
việc cho phép chuyển đổi giới tính sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho công dân, đặc
biệt là cho những người chuyển giới nhưng việc này không thể thực hiện một cách dễ
dàng, mà phải có một số điều kiện nhất định. Giới tính là một trong những cơ sở quan
trọng để xác định nhân thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi người bởi giới tính nam hay
nữ sẽ có một số đặc thù nhất định. Trong trường hợp thay đổi giới tính của một người
thì các mối quan hệ về nhân thân cũng như quyền và nghĩa vụ của người đó cũng sẽ
thay đổi theo, cho nên việc quy định có sự can thiệp của y khoa là một trong những
điều kiện tiên quyết để chuyển đổi giới tính là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. “Điều
này mặc dù tạo ra một rào cản lớn đối với những người có nhu cầu chuyển đổi giới
tính nhưng sẽ đảm bảo quyền lợi của mỗi người được bảo vệ một cách tối đa, đồng
thời giúp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý dễ hơn”, luật sư Hậu nêu ý kiến.27
Việc đưa ra những điều kiện như trong dự thảo đã phần nào kiểm soát được
những người có nhu cầu chuyển đổi giới tính thực sự và những người lợi dụng Luật
này để chuyển đổi giới tính nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý.

26
Hoài Thu (2018), „4 điều kiện để chuyển giới hợp pháp‟, Báo giao thông, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04
năm 2019, từ < https://www.baogiaothong.vn/4-dieu-kien-de-chuyen-gioi-hop-phap-d239390.html>.
27
Hoài Thu (2018), „4 điều kiện để chuyển giới hợp pháp‟, Báo giao thông, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04
năm 2019, từ < https://www.baogiaothong.vn/4-dieu-kien-de-chuyen-gioi-hop-phap-d239390.html>.
44

Bên cạnh đó, có những ý kiến trái chiều về quy định người độc thân mới được
chuyển đổi giới tính. Điều này cần được hiểu là người chuyển đổi giới tính hiện đang
không có vợ hoặc có chồng. Bởi khi còn ở trong một mối quan hệ vợ chồng theo pháp
luật hiện hành thì việc chuyển đổi giới tính sẽ đi ngược lại quy định của pháp luật. Cụ
thể, nếu người chồng muốn chuyển thành nữ thì quan hệ vợ chồng sẽ là nữ - nữ (vợ -
vợ) và ngược lại, nếu người vợ muốn chuyển thành nam thì quan hệ vợ chồng sẽ là
nam – nam (chồng – chồng). Nhưng hiện nay, Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 chỉ cho
phép kết hôn giữa nam với nữ chứ không thừa nhận kết hôn đồng giới nam với nam,
nữ với nữ. Do vậy, điều này đã vô tình buộc những người có gia đình phải từ bỏ gia
đình của mình để được sống đúng với giới tính mong muốn, đây là một cái giá quá đắt
và thiếu nhân văn. Nếu buộc một người phải từ bỏ con cái, gia đình thì mới được
chuyển đổi giới tính thì lại là đi ngược lại quyền con người.
Vì vậy, có thể nói đây là một quy định khá bất cập của dự luật và thật sự cần
phải cân nhắc và sửa đổi hoàn thiện để phù hợp về mọi mặt, cả đạo đức xã hội lẫn luật
pháp.
b. Chủ thể có quyền xác nhận cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện phẫu
thuật chuyển đổi giới tính:
Những người làm việc tại các cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất và năng lực
chuyên môn về vấn đề phẫu thuật chuyển giới sẽ có thể xác nhận được rằng một cá
nhân có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần để thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới
tính hay không.
Theo quy định của Nghị định 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại giới tính và
Thông tư 29/2010/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 88/2008/NĐ-CP về việc xác định lại
giới tính do Bộ Y tế ban hành:
Với những cơ sở khám chữa bệnh, trực tiếp thực hiện các ca phẫu thuật chuyển
giới:
« Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp
y tế để xác định lại giới tính
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân
thuộc địa bàn quản lý. »
45

Với người tiến hành việc chuyển đổi giới tính:


« Điều 9. Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:
a) Khám lâm sàng:
- Ngoại hình;
- Bộ phận sinh dục ngoài và trong
- Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
b) Khám cận lâm sàng:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các
phương pháp khám cận lâm sàng sau:
- Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;
- Xét nghiệm nội tiết tố;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;
- Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
2. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định
phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
3. Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc
khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm,
sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại
giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu
thuật.”
Những điều kiện đối với máy móc thiết bị điều kiện y tế và những điều kiện với
những người chuyển giới giúp cho những ca phẫu thuật chuyển giới diễn ra an toàn và
đáp ứng được nhu cầu của người được phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Tuy nhiên những quy định của pháp luật về điều kiện chuyển giới còn chưa đầy
đủ và rõ ràng do chưa có luật về người chuyển giới. Vì vậy những điều kiện như độ
tuổi, khả năng tài chính,… đối với người chuyển giới và bác sĩ, thiết bị y tế chuyên
thực hiện những ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính còn chưa được quy định rõ ràng.
Nhiều người hiện nay chọn giải pháp đi ra nước ngoài để tiến hành việc phẫu thuật
chuyển đổi giới tính. Nhưng cũng có những khó khăn như làm phẫu thuật ở nước
46

ngoài tại những cơ sở bệnh viện không đảm bảo, gặp khó khăn trong việc nhập cảnh
khi diện mạo đã có phần thay đổi.
2.3. Quy định pháp luật về thủ tục chuyển giới
Việc xác định lại giới tính dựa trên các thủ tục cơ bản là thủ tục xác định giới
tính về mặt sinh học và thủ tục xác định giới tính về mặt pháp lý.
2.3.1. Thủ tục xác định lại giới tính về mặt sinh học:
Việc xác định lại giới tính được thực hiện tuần tự qua các bước sau:
- Bước 1: Đề nghị xác định lại giới tính
Cá nhân đề nghị xác định lại giới tính làm hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính.
Hồ sơ và thủ tục xác định lại giới tính quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP
về việc xác định lại giới tính.
Theo đó, hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính được quy định bao gồm những
giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người
giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho
người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha,
mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
+ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu
hoặc hộ chiếu.
Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép
can thiệp y tế để xác định lại giới tính.
- Bước 2: Quyết định của cơ sở khám chữa bệnh
“Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời
bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng
văn bản.”28
Trong đó, Mẫu đơn đề nghị xác định lại giới tính và Mẫu giấy chứng nhận y tế
đã xác định lại giới tính được ban hành kèm theo tại Phụ lục 2 và Phụ lục 2 của Thông
tư 29/2010/TT-BYT.
2.3.2. Thủ tục xác định lại giới tính về mặt pháp lý
Những người làm thủ tục chuyển giới ở Việt Nam sau khi thực hiện xong phẫu
thuật chuyển giới về mặt sinh học, họ đã được hoán đổi giới tính.

28
Điều 7 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008.
47

Tuy nhiên, về mặt hồ sơ pháp lý vẫn chưa có thay đổi (họ tên, giới tính,…). Do
vậy, họ rất khó khăn khi tham gia vào các giao dịch nói riêng và quan hệ pháp luật nói
chung. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định về vấn đề này là:
« Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính
của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can
thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi
hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. »29
« Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng
ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính. »30
« Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở
nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam
trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy
xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám
kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế. »31
Theo đó, pháp luật mới chỉ có những quy định về mặt thủ tục pháp lý với những
người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định
hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính mà chưa
có quy định rõ ràng về thủ tục pháp lý đối với người chuyển giới (Transgender). Vì thế
mà các quy định này chưa phù hợp đối với nhu cầu của những người chuyển giới trong
cộng đồng LGBT hiện nay.
Như vậy, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định về thủ tục xác định lại giới tính
về mặt sinh học mà chưa có quy định về thủ tục xác định lại giới tính về mặt pháp lý.
Bởi bản chất quyền con người nói chung và quyền của những người thuộc cộng đồng
LGBT nói riêng được xác lập trên cơ sở các quyền pháp lý. Đây là một lỗ hổng quá
lớn của pháp luật mà nếu không được lấp đầy sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới việc bảo
đảm các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT.

29
Điều 36 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.
30
Điều 11 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008.
31
Điều 12 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành ngày 05 tháng 08 năm 2008.
48

2.4. Các quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời
chuyển giới và cộng đồng LGBT
Hiện nay tại Việt Nam, cộng đồng LGBT nói chung cũng như những người
chuyển giới nói riêng đang ngày càng có sức ảnh hưởng và dần nhận được sự cảm
thông, chia sẻ từ một bộ phận người dân. Tuy nhiên, họ vẫn được coi là nhóm người
dễ bị tổn thương và bị kỳ thị trong xã hội. Lý do cho việc này là bởi vẫn còn sự tồn tại
của định kiến xã hội; sự thiếu kiến thức khoa học, thiếu nhận thức về cộng đồng
LGBT và đặc biệt là khoảng trống trong chính sách pháp luật nước ta trong vấn đề
bảo vệ nhân quyền cho những người thuộc cộng đồng này. Việc Bộ Luật Dân sự năm
2015 thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính thực sự là một bước ngoặt lớn trong quy
định của pháp luật hướng tới bảo đảm quyền con người của cộng đồng LGBT, tuy
nhiên một vài quy định pháp luật có liên quan vẫn còn thể hiện sự bất cập khi áp dụng
vào thực tiễn, đồng thời còn có nhiều trở ngại pháp lý mà các nhà làm luật chưa đưa ra
quy định rõ ràng để giải quyết. Cụ thể, pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định bảo vệ
quyền nhân thân và quyển tài sản của người chuyển giới cũng như người thuộc cộng
đồng LGBT như sau:
2.4.1. Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định:
“Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội.”
Pháp luật dân sự cũng đưa ra một nguyên tắc cơ bản tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật
Dân sự 2015 như sau: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ
lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân
thân và tài sản.”
Như vậy, có thể nói theo như quy định chung của pháp luật, mọi người không
phân biệt người thuộc cộng đồng LGBT hay người dị tính đều bình đẳng trước pháp
luật, được pháp luật Việt Nam bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và tài sản, chủ thể
khác không được phép phân biệt đối xử đối với họ. Điều này đã ngầm công nhận sự
bình đẳng của cộng đồng LGBT với những người khác.
Tuy nhiên, cộng đồng LGBT lại là những chủ thể đặc biệt trong hầu hết các mối
quan hệ pháp luật cũng như quan hệ xã hội. Do những quy định của pháp luật nói trên
không chỉ rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của họ nên những quyền đó vẫn có thể bị
xâm phạm. Trên thực tế, những trường hợp người thuộc cộng đồng LGBT bị phân biệt
đối xử rất phổ biến với nhiều hình thức khác nhau như: bị từ chối khi đi tuyển dụng, bị
trêu chọc, nhạo báng ở môi trường làm việc, trường học, bị sa thải vô lí, bị kì thị khi
49

tham gia các hoạt động công cộng,... Tất cả những trường hợp ấy xảy ra chỉ vì họ là
người thuộc cộng đồng LGBT. Vì vậy điều luật cần phải chỉ rõ mọi cá nhân, mọi
người ở đây bao gồm người dị tính, đồng tính, song tính, chuyển giới, người lưỡng
tính cũng như không xác định giới tính.
Bộ luật Lao động 2012 đã có điều luật cấm “phân biệt đối xử về giới tính, dân
tộc, màu da, thành phần xã hội,...”32 với người lao động.
Điểm hay của điều luật này chính là đã liệt kê rõ các đặc điểm nhân thân của cá
nhân như giới tính, dân tộc, màu da,... để bảo vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử bởi sự
khác biệt về đặc điểm nhân thân đó.
Tuy nhiên, về “giới tính”, trong các giấy tờ hành chính cũng như trong một số
quy định của pháp luật về giới, đặc biệt là trong tiềm thức của tất cả mọi người thì giới
tính của mỗi người chỉ gồm 2 loại giới tính là nam và nữ. Vì thế, “phân biệt đối xử về
giới tính” ở đây có thể hiểu là phân biệt giữa nam và nữ. Cách hiểu trên có thể dẫn đến
việc người lao động là người thuộc cộng đồng LGBT vẫn bị phân biệt đối xử mà
không vi phạm quy định cấm ở điều trên của Bộ luật Lao động do họ không thuộc một
trong hai giới tính nam hoặc nữ. Việc chưa quy định cụ thể cấm hành vi phân biệt đối
xử về “bản dạng giới” hay “xu hướng tính dục” trong điều luật này cũng là điểm còn
thiếu và khiến cho quyền lợi của cộng đồng LGBT chưa được bảo đảm.
Việc người thuộc cộng đồng LGBT bị từ chối khi đi xin việc cũng tương tự như
vấn đề phụ nữ mang thai, người khuyết tật,... bị từ chối khi tuyển dụng. Một điều mà
Bộ luật Lao động 2012 còn thiếu đó là chưa có điều luật nào cấm phân biệt đối xử đối
với những ứng viên đến tuyển dụng (họ chưa phải người lao động được thuê), ứng
viên đến xin việc bao gồm cả người dị tính và người thuộc cộng đồng LGBT. Vì vậy,
người sử dụng lao động có thể viện nhiều lí do để từ chối tuyển dụng người xin việc là
người đồng tính, người chuyển giới,.... thậm chí cả người dị tính mà nguyên do thực sự
của việc từ chối đó lại là: họ là người đồng tính, người tuyển dụng không thích họ, lí
do ngoại hình,.... Bởi pháp luật chưa có quy định cấm phân biệt đối xử khi tuyển dụng
nên những người đi xin việc vẫn phải chịu nhiều bất công.
Pháp luật lao động nước ta có quy định người lao động có quyền không bị phân
biệt đối xử cũng như cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử, ngược đãi người
lao động33:
“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động.
1. Người lao động có các quyền sau đây:

32
Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.
33
Điểm a Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 8, Điều 90 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18
tháng 6 năm 2012.
50

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ
nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử.”
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng
hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia
nhập và hoạt động công đoàn.”
Việc trả lương cho người lao động cũng được quy định là không được có sự
phân biệt đối xử theo Bộ luật này:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do
Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất
lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt
giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Những điều luật này quy định những quyền lợi hợp pháp của một “người lao
động” như: có quyền được làm việc, không bị phân biệt đối xử, được trả lương một
cách bình đẳng,.... “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao
động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành
của người sử dụng lao động.”34. Theo định nghĩa này của Bộ luật Lao động 2012 thì
chỉ cần là người đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, khả năng lao động và có ký kết hợp
đồng lao động hợp pháp với người sử dụng lao động thì họ là người lao động, không
phân biệt họ thuộc giới tính hay bản dạng giới, xu hướng tính dục, địa vị xã hội,....
nào. Vì vậy, theo điều này thì người lao động thuộc cộng đồng LGBT tại nước ta cũng
có những quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, không bị phân biệt đối
xử, được trả lương công bằng theo đúng năng lực,... như tất cả những người lao động
khác, đó là điểm thể hiện sự bình đẳng của pháp luật.
Nhưng những điều luật trên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế. Như đã phân tích ở
trên, vì chưa có điều luật nào cụ thể, quy định về quyền trong các quan hệ dân sự của
cộng đồng LGBT nên những quy định nói trên chưa thể để bảo vệ đầy đủ quyền lợi
của của họ.

34
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.
51

Tuy nhiên, trên thực tế thì không chỉ đối với người thuộc cộng đồng LGBT,
ngay cả đối với người lao động dị tính thì các hành vi phân biệt đối xử của người sử
dụng lao động cũng hết sức đa dạng (đối xử bất công trong khi làm việc, đánh giá kết
quả làm việc; bất công trong chế độ lương thưởng, thăng chức,...) trong khi hành vi bị
nghiêm cấm thì luật lại quy định rất chung chung, khó có thể xác định đâu là phân biệt
đối xử không công bằng để có thể xử lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Về việc người thuộc cộng đồng LGBT bị sa thải do sống đúng với bản dạng
giới và thiên hướng tính dục của mình (phần lớn xảy ra đối với người đồng tính), Bộ
luật lao động 2012 tuy không có quy định cụ thể bảo vệ riêng đối tượng này nhưng đã
có quy định rõ đối tượng bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải ở Điều 126, bao
gồm: “Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,
sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt
hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích
của người sử dụng lao động.” Khi áp dụng hình thức sa thải, người sử dụng lao động
còn phải chứng minh được lí do sa thải là chính đáng và tuân thủ đúng, đủ trình tự sa
thải theo quy định của luật này. Vì vậy mà đối với việc sa thải người thuộc cộng đồng
LGBT với lý do không hợp lý, pháp luật nước ta đã có quy định phù hợp để bảo vệ
quyền của họ.
Nhiều giáo viên, người học tại các cơ sở giáo dục chưa được cập nhật kiến thức
khoa học về bản dạng giới và xu hướng tính dục dẫn đến hành vi kì thị, trêu chọc, xúc
phạm, phân biệt đối xử người học khác vì lý do xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới
của họ. Pháp luật chưa quy định cụ thể cách thức giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên,
Luật Giáo dục 2005 có quy định nhiệm vụ của nhà giáo là “Giữ gìn phẩm chất, uy tín,
danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với
người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;" 35 và quyền của
người học bao gồm quyền “Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử
bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình;” 36.
Như vậy, người thuộc cộng đồng LGBT khi sinh hoạt và học tập trong môi trường
giáo dục có quyền được bạn học, thầy cô tôn trọng, không bị phân biệt đối xử bởi bất
kì lí do gì. Nếu như có sự phân biệt sẽ tùy vào nội quy, quy định của cơ sở giáo dục
mà người đó theo học để xử lí.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người LGBT còn diễn ra phổ biến trong nhiều
khía cạnh khác như: văn hóa, xã hội, y tế, … Dù Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có
quy định người hành nghề y phải “Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích

35
Khoản 3 Điều 72 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
36
Khoản 1 Điều 86 Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
52

cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình” 37,
đồng thời người bệnh có quyền “Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc
khám bệnh, chữa bệnh,....” 38 nhưng hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử (khinh miệt,
mắng mỏ, từ chối khám chữa bệnh, khám qua loa,...) dựa trên xu hướng tính dục và
bản dạng giới của bệnh nhân là vẫn tồn tại. Điều luật này cần phải nêu rõ là việc đối
xử bình đẳng với người bệnh không phân biệt bản dạng giới, có như vậy mới đảm bảo
được sự công bằng mà pháp luật muốn hướng tới.
Như vậy, quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử của người thuộc cộng
đồng LGBT mới chỉ được quy định một cách chung chung tại các văn bản luật có liên
quan như: Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Lao động 2012, Luật Giáo
dục 2005, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009,... mà chưa có quy định bảo vệ quyền lợi
của đối tượng cụ thể là người thuộc cộng đồng này, đồng thời chưa có quy định xử lý
hành vi xâm phạm đến họ một cách phù hợp.
2.4.2. Quyền được công nhận trước pháp luật.
Với nguyên tắc hiến định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì khi
công khai bản dạng giới hay xu hướng tính dục của mình, họ - công dân cũng cần
được công nhận về mặt pháp lý. Sự công nhận ở đây chính là sự hợp pháp hóa về mặt
giấy tờ, sự thay đổi hợp pháp về mặt họ tên, giới tính,... trên giấy tờ, hồ sơ tư pháp cho
phù hợp với thể hiện giới của mình ngoài thế giới khách quan.
Bộ luật Dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới,
tuy nhiên sự thừa nhận chuyển đổi giới tính đó chỉ được xác định về mặt vật lý, còn sự
chuyển đổi giới tính về mặt pháp lý vẫn đang còn bị bỏ ngỏ. Thủ tục để tiến hành
chuyển đổi giới tính về mặt pháp lý vẫn đang được tiếp tục thảo luận trong Dự thảo
Luật Chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế dự kiến ban hành:
Theo nội dung của dự thảo thì:
“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển
đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật
về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định
của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Quy định này trong dự thảo đã đem lại hy vọng mới cho cộng đồng người
chuyển giới, đồng thời tạo ra cơ chế pháp lý chống sự phân biệt đối xử với người
chuyển giới đã làm biện pháp chuyển đổi giới tính, đảm bảo cho họ có địa vị pháp lý
bình đẳng với các chủ thể khác, bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của họ khi
tham gia các quan hệ dân sự.

37
Khoản 4 Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ban hành ngày ngày 23 tháng 11 năm 2009.
38
Khoản 1 Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ban hành ngày ngày 23 tháng 11 năm 2009.
53

Để minh bạch thông tin trên giấy tờ của người đã thực hiện chuyển đổi giới
tính, các thủ tục thay đổi họ tên, giới tính,... trên hồ sơ tư pháp của họ cũng cần được
quy định chi tiết. Đối với người đã thực hiện chuyển đối giới tính thành công, pháp
luật Việt Nam cho phép họ thay đổi họ tên theo quy định tại Bộ luật Dân sự 201539.
Những người chuyển giới chưa thực hiện việc chuyển đổi giới tính, vẫn có thể thay đổi
tên họ của mình tuy nhiên đây là sự thay đổi do việc sử dụng tên gây nhầm lẫn giữa
“giới tính của cái tên” và “giới tính thể hiện” của người đó, và việc này gây nhiều khó
khăn cho cuộc sống hàng ngày của họ40.
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc
thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh
hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới
tính;”
Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể nào về thủ tục chuyển đổi giới
tính trên giấy tờ cho người chuyển giới. Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế
dự kiến ban hành sắp tới cũng mới chỉ có quy định việc thay đổi thông tin hộ tịch và
giấy tờ tùy thân của người đã thực hiện chuyển đổi giới tính như là quyền và nghĩa vụ
của họ, chưa có quy định cụ thể nào về trình tự, thủ tục cụ thể. Riêng đối với người
chuyển giới chưa thực hiện chuyển đổi giới tính, việc thay đổi giới tính trên giấy tờ
của họ là không được phép.
Đây cũng là một điều bất cập trong chính sách pháp luật bởi lẽ nhiều người
chuyển giới chưa có đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp can thiệp y học như
trong Dự thảo luật quy định mà họ thực hiện việc thay đổi vẻ bề ngoài cho đúng với
giới tính thật của bản thân mình thì sẽ không thể thực hiện thủ tục chuyển đổi giới tính
trên giấy tờ, gây ra nhiều khó khăn cho chính họ trong các quan hệ dân sự hàng ngày.
Quyền thay đổi họ tên theo nguyện vọng của người chuyển giới tại Việt Nam
đã được pháp luật quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên việc thay đổi giới tính
trên giấy tờ của người chuyển giới vẫn chưa được quy định cụ thể ở bất kỳ văn kiện
pháp lý nào.
Cũng cần nhận thức đúng đắn về vấn đền này như sau: Các quy định của pháp
luật dân sự về quyền chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính hay quyền xác định lại
họ tên là những quy định mang tính nguyên tắc pháp lý. Việc bảo đảm thực thi các
nguyên tắc pháp lý này được thể hiện trong các quy định của pháp luật có liên quan

39
Điểm e Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.
40
Điểm a Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.
54

như: Luật hộ tịch. Các quy định pháp luật nhằm bảo đảm cho việc thực thi các quyền
nhân thân trên của người chuyển giới bao gồm cả pháp luật hình thức và pháp luật nội
dung cần phải được xem xét, hoàn thiện một cách đồng bộ. Nếu các quy định về quyền
của người chuyển giới đã được xác lập nhưng không có cơ chế thực hiện nó, thì các
quyền đó luôn chỉ là quyền trên giấy.
2.4.3. Quyền trong quan hệ hôn nhân.
Tại nước ta, rất nhiều trường hợp người thuộc cộng đồng LGBT không thể thực
hiện quyền kết hôn của mình. Lý do chủ yếu đến từ quy định “Nhà nước không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” 41 của Luật Hôn nhân và gia đình
2014.
Những người đồng tính (người đồng tính nam, người đồng tính nữ) không thể
kết hôn với người yêu đồng giới của mình. Người đồng tính và người yêu của họ do có
cùng giới tính trên giấy tờ vì vậy hôn nhân của họ không được công nhận một cách
hợp pháp.
Vì lí do trên mà người thuộc cộng đồng LGBT chỉ có thể sống chung với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Nên tài sản chung phát sinh trong thời gian
họ chung sống với nhau không được công nhận là tài sản chung hợp nhất như tài sản
của các cặp vợ chồng hợp pháp mà chỉ được công nhận là tài sản chung đóng góp theo
phần. Quan hệ giữa họ chỉ được xem như quan hệ dân sự giữa hai người bất kỳ trong
xã hội. Mọi tranh chấp về tài sản khi chung sống hoặc khi chấm dứt chung sống trong
trường hợp hai người không cùng đứng tên tài sản đó hoặc giữa hai người không có
thỏa thuận trước thì sẽ được giải quyết theo pháp luật dân sự như những quan hệ dân
sự thông thường khác. Pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện tại chỉ thừa nhận bảo vệ
việc chung sống không đăng ký giữa hai người khác giới42.
Việc nhận con nuôi giữa hai người có cùng giới tính trên giấy tờ cũng bị giới
hạn bởi con nuôi giữa hai người phải là “con nuôi của một người độc thân hoặc của cả
hai người là vợ chồng” 43. Điểm bất cập của điều này là đứa con chung được nhận
nuôi của họ sẽ không có đầy đủ tên cha và mẹ nuôi trên giấy tờ, dẫn đến quyền lợi của
đứa con không được đảm bảo đầy đủ khi có phát sinh các quan hệ dân sự liên quan
đến người cha hoặc mẹ mà không được công nhận trên giấy tờ.
“Điều 12. Từ chối đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu thuộc trường hợp: Các bên kết hôn cùng
giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).”

41
Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014.
42
Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2014.
43
Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12, ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.
55

“Điều 16. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt
Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã
được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với
pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn,
công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết
hôn.
Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào
thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục
hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì
việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.”
Đối với việc công dân Việt Nam kết hôn với công dân của nước đã hợp pháp
hóa hôn nhân cùng giới, pháp luật nước ta cũng không thừa nhận việc đăng ký kết hôn
này tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam44, đồng thời cũng không thừa nhận hôn
nhân cùng giới được tiến hành đăng ký hợp pháp ở nước ngoài45. Điều này sẽ gây ra sự
xung đột pháp luật về quyền của cặp đôi kết hôn đồng giới.
2.4.4. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm.
Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định cấm các hành vi bạo lực gia đình, tuy
nhiên câu hỏi đặt ra là khi người thuộc cộng đồng LGBT bị bạo hành trong gia đình thì
họ có được pháp luật bảo hộ hay không. Trên thực tế người LGBT tại Việt Nam chịu
ngược đãi về cả thể chất và tinh thần chủ yếu từ phía gia đình, đặc biệt là sau khi họ
công khai bản dạng giới hoặc xu hướng tính dục của mình. Các hành vi của gia đình
như hành hạ, đánh đập, gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý, tài chính, quản lý giờ
giấc, buộc rời khỏi nơi ở, hoặc buộc không được rời khỏi nơi ở, quản lý mối quan hệ
xã hội,... dựa trên lý do công khai giới tính thật của con cái, người thân trong gia đình
vẫn luôn là vấn đề mà người trong cộng đồng thường xuyên gặp phải. Điều này đã dẫn
tới những hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, bỏ nhà, phải vào bệnh viện tâm thần,
tự tử,... 46.
Pháp luật nước ta không có quy định cụ thể đối với đối tượng bị bạo hành là
người thuộc cộng đồng LGBT, vì vậy nếu xảy ra hành vi bạo lực gia đình (hành hạ,
đánh đập, lăng mạ, gây áp lực tâm lý, buộc rời khỏi nơi ở,...) với họ thì luật sẽ được áp

44
Điểm i Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2013.
45
Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2013.
46
Thu Hằng (2013), „Tìm luật cho người chuyển giới‟, Báo Thanh niên, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 04 năm
2019, từ < https://m.thanhnien.vn/thoi-su/tim-luat-cho-nguoi-chuyen-gioi-474669.amp>.
56

dụng chung như một cá nhân bất kỳ bị bạo hành gia đình. Tuy nhiên, hành vi được coi
là “bạo hành gia đình” chỉ được áp dụng cho các cặp khác giới đã kết hôn, cũng như
không kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng nhưng bỏ sót trường hợp những
cặp cùng giới sống chung với nhau. Như vậy, khi xảy ra bạo lực đối với những người
cùng giới sống chung như vợ chồng, Luật Phòng chống bạo lực gia đình sẽ không
được áp dụng mà thay vào đó là quy định pháp luật về dân sự và hình sự.
Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định các hành vi
được coi là bạo lực gia đình bao gồm: “a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi
cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc
phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm
lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan
hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,
chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết
hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;...”
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, ngược lại với việc không được tiếp cận dịch vụ
y tế một cách chu đáo và thân thiện, nhiều người LGBT còn bị ép chữa bệnh, uống
thuốc, điều trị với lý do là người khác biệt với người thường, dẫn đến nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Tuy nhiên, pháp luật coi đối tượng thuộc cộng đồng LGBT cũng giống
như người dị tính khác vì vậy theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì bệnh nhân có
quyền “Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh.” 47.
Trường hợp người đồng tính, người chuyển giới thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật và bị tạm giam, tạm giữ thì pháp luật có quy định như sau:
« Người bị tạm giữ, tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng
riêng:
a. Người đồng tính, người chuyển giới. »48
Điều luật trên thể hiện pháp luật đang từng bước công nhận những người
chuyển giới nói riêng và những người trong cộng đồng LGBT nói chung. Tuy nhiên
những quy định này chưa thể bảo vệ đầy đủ nhất quyền của họ vì khó khăn trong việc
xác định tình trạng giới tính thật của những người này. Trên thực tế, có 2 trường hợp
như sau:
- Người đã chuyển đổi giới tính hoàn thiện cả về mặt sinh học và pháp lý thì họ
đã hoán đổi được thành giới tính mà họ mong muốn, trong ngoài đồng nhất thì họ sẽ
được bố trí giam giữ ở buồng phù hợp với giới tính hiện tại.
- Người đã chuyển đổi giới tính mà chưa hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý thì
họ sẽ được bố trí vào buồng giam riêng như quy định nêu trên.

47
Khoản 1 Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ban hành ngày ngày 23 tháng 11 năm 2009.
48
Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015.
57

Nhưng trên thực tế, việc kiểm tra để xác định giới tính trước khi bị đưa vào
phòng tạm giam, tạm giữ thì các cán bộ trại giam sẽ phải tiến hành kiểm tra thân thể
của người vi phạm. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho cả người kiểm tra lẫn người
bị kiểm tra vì người bị khám xét có giới tính nhận diện qua vẻ bề ngoài khác với giới
tính trên giấy tờ. Vậy nên việc xác định đúng tình trạng giới tính để bố trí buồng giam
gặp nhiều khó khăn.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, pháp luật Việt Nam về quyền con người
của cộng đồng LGBT mới chỉ quy định một cách khái quát các các quyền về nhân thân
(quyền được bảo hộ về sức khỏe, quyền chuyển giới, quyền thay đổi họ tên, giới tính,
quyền kết hôn,...) và quyền tài sản (quyền sở hữu tài sản) của người thuộc cộng đồng
LGBT, người chuyển giới mà chưa có quy định riêng biệt nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho họ. Việc xây dựng những văn bản pháp luật cụ thể cũng như những
điều luật quy định chi tiết quyền và biện pháp bảo vệ quyền của họ là rất cần thiết, đặc
biệt là khi số lượng người thuộc cộng đồng LGBT đang có xu hướng tăng và đang
được coi là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.

2.5. Quyền con ngƣời của cộng đồng LGBT ở Việt Nam dƣới góc nhìn thực
tiễn
2.5.1. Các nội dung đánh giá việc bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT
Để đánh giá mức độ tác động của các quy định pháp luật đối với cộng đồng
LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng, cũng như xem xét sự nhìn nhận của
xã hội đối với cộng đồng người này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trong
cộng đồng xã hội về cộng đồng LGBT và các bảo đảm pháp luật đối với cộng đồng
LGBT. Việc khảo sát được tiến hành bằng phiếu hỏi, phiếu hỏi này được tiến hành với
hơn 200 người với nội dung “Thực trạng cộng đồng LGBT ở Việt Nam” thì quan điểm
của xã hội đối với những người thuộc cộng đồng LGBT và suy nghĩ về chính sách
pháp luật dành cho người thuộc cộng đồng đang có xu hướng ngày một cởi mở, tích
cực hơn tại Việt Nam.
a. Về đối tượng được hỏi:
Khảo sát này được thực hiện trong phạm vi độ tuổi (từ dưới 18 đến trên 60 tuổi)
và lĩnh vực nghề nghiệp khá rộng (kinh doanh, giáo dục đào tạo, y tế, nghệ
thuật/truyền thông báo chí, du lịch/khách sạn, luật, sinh viên/học sinh, công việc tự
do...).
b. Về mục đích của khảo sát:
Khảo sát nhằm tìm hiểu về thái độ và suy nghĩ của những người trong các độ
tuổi khác nhau như thiếu niên, thanh niên và người trưởng thành thuộc mọi ngành
58

nghề về cộng đồng LGBT - nhóm người mà trước đây vốn được coi là nhóm người dễ
bị tổn thương và còn bị kì thị, phân biệt đối xử trong xã hội.
c. Về nội dung hỏi:
PHIẾU KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG CỘNG ĐỒNG LGBT Ở VIỆT NAM
Kính chào Bạn
Nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Rào cản pháp lý đối
với việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chuyển giới và cộng đồng LGBT”.
Để đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, các kết luận nghiên cứu của đề tài đáp
ứng các nhu cầu của thực tiễn xây dựng và hoàn thiện pháp luật đối với cộng đồng
LGBT, kính mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của bạn trong việc trả lời phiếu
hỏi sau đây.
Chúng tôi đảm bảo các thông tin trong phiếu, chỉ sử dụng vào việc nghiên cứu
đề tài khoa học, tuyệt đối không sử dụng vào mục đích khác!
Giải thích một số thuật ngữ:
- Dị tính (straight/heterosexual): Người có sự thu hút về tình cảm và tình dục
đối với những người khác giới.
- Đồng tính nam (gay): Người nam có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối
với những người nam đồng giới.
- Đồng tính nữ (lesbian): Người nữ có sự thu hút về tình cảm và tình dục đối
với những người nữ đồng giới.
- Song tính (bisexual): Người có chiều hướng thu hút về tình cảm và tình dục
đối với cả hai giới tính nam và nữ.
- Lưỡng giới tính hoặc không có giới tính rõ ràng (intersexual): Người sinh ra
với hai bộ phận sinh dục của cả nam và nữ, nhiễm sắc thể không thuộc giới tính nào
một cách rõ ràng, hoặc nhiễm sắc thể giới tính cấu tạo có XXX, XYY, XXY, YY, hay
X.
- Chuyển giới (transgender/transsexual): Người phải chịu đựng sự dằng co, luôn
cảm thấy bức rứt khó chịu về giới tính không thích hợp với thể xác bẩm sinh của mình,
và chủ động tìm kiếm sự thay đổi ngoại hình để phù hợp với cá tính của mình. Những
phương pháp chuyển đổi ngoại hình gồm có cách thay đổi trang phục, bổ sung hormon
và/hoặc bằng các phẩu thuật. Ví dụ, người cải tính từ nữ thành nam hoặc người cải
tính từ nam thành nữ.
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
Bạn vui lòng đánh dấu X vào ô trả lời của mình
1 Bản dạng giới của Bạn
59

Dị tính
Đồng tính nam
Đồng tính nữ
Song tính
Lưỡng giới tính/không có giới tính rõ ràng
Chuyển giới
2 Độ tuổi hiện tại của Bạn
Chưa đến tuổi thành niên (dưới 18 tuổi)
Đủ 18 đến 30 tuổi
Đủ 30 đến 45 tuổi
45 đến 60 tuổi
Trên 60 tuổi
3 Trình độ học vấn của Bạn
Tiểu học- trung học cơ sở
Trung học Phổ thông
Trung cấp – Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
4 Địa bàn cƣ trú của Bạn
Vùng nông thôn
Vùng núi
Thị trấn, thành phố thuộc tỉnh
Thành phố trực thuộc trung ương
5 Vị trí công việc hiện tại của Bạn
Học sinh – Sinh viên
Nhân viên văn phòng
Công nhân
Công chức – viên chức
Quản lý
Lao động tự do

II. PHẦN TRẢ LỜI KHẢO SÁT


A. Bạn vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nội dung dưới đây bằng cách
đánh dấu X vào ô tương ứng
1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Đồng ý 4. Hoàn toàn đồng ý
60

MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý
STT CÁC QUAN ĐIỂM
1 2 3 4
Cộng đồng LGBT đã được phần lớn các
1
thành viên trong xã hội biết đến
Các thành viên trong xã hội hoàn toàn tự do
2 trong việc công khai xác định giới tính thật
của mình
Thành viên cộng đồng LGBT không gặp
3 bất kỳ sự kỳ thị nào sau khi công khai giới
tính thật của mình
Thành viên cộng đồng LGBT được đối xử
4 bình đẳng về các quyền tại nơi học tập, lao
động và các noi công cộng
Xã hội đã thực sự thừa nhận cộng đồng
5
LGBT là một bộ phận tất yếu
Người thuộc cộng đồng LGBT không có
6 bất kỳ mặc cảm nào khi tham gia các quan
hệ xã hội
Nhà trường, công sở… đã có những biện
pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng
7
của người LGBT với các thành viên xã hội
khác
Quyền của người LGBT được xã hội thừa
8
nhận là quyền cơ bản của con người
Nhà nước (thông qua hoạt động của các cơ
9 quan nhà nước) đã quan tâm đúng mức tới
việc bảo đảm quyền của người LGBT
Pháp luật đã có những quy định cần thiết và
10
phù hợp để bảo vệ người LGBT
Hôn nhân đồng giới đã được xã hội thừa
11
nhận rộng rãi
Pháp luật đã ghi nhận và bảo đảm quyền kết
12
hôn của người đồng tính
Việc xác định lại giới tính của cá nhân đã
13 được pháp luật quy định và có những biện
pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện
61

Thủ tục chuyển đổi giới tính ở Việt Nam rất


14 thuận lợi và bảo đảm tốt nhất cho người
LGBT
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn
15 gây cản trở đối với việc xác định lại giới
tính của cá nhân
Không còn gì phải phàn nàn về các quy
16 định pháp luật liên quan tới cộng đồng
LGBT
Pháp luật về cộng đồng LGBT vẫn còn
17
nhiều nội dung chưa thật sự phù hợp
Pháp luật cần quy định về quyền kết hôn
18
của người đồng tính
Thủ tục xác định lại giới tính còn khó khăn,
19
phức tạp
Pháp luật cần quy định đầy đủ, rõ ràng về
20 thủ tục xác lập quyền của người chuyển
giới
Quyền của cộng đồng LGBT chỉ được bảo
21 đảm khi pháp luật về cộng đồng LGBT phù
hợp
Sự hiểu biết pháp luật và ý thức của cộng
22 đồng là cơ sở vững chắc bảo đảm quyền
của người LGBT
Sự khách quan và tận tâm của người thi
23 hành công vụ góp phần quan trọng trong
việc bảo đảm quyền của người LGBT
Pháp luật về cộng đồng LGBT cần có
những sửa đổi, bổ sung cần thiết mới bảo
24
đảm được quyền con người của người
LGBT

B. Bạn vui lòng cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến cảm
quan của bạn về cộng đồng LGBT, bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng
1. Không có ảnh hưởng 2. Có ảnh hưởng 3. Ảnh hưởng rất lớn
62

MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG


STT CÁC YẾU TỐ
1 2 3
1 Nền văn hóa của dân tộc.
2 Pháp luật của quốc gia.
Khuynh hướng tình dục và phái tính của
3
bạn.
Cách nhìn hay triết lý trong cuộc đời và
4
quyền tự do của bạn.
5 Gia đình.
6 Bạn bè.
Nơi làm hay đồng nghiệp. Trường học, lớp
7
học, hoặc giáo viên.
Thời sự, tin tức báo chí, truyền thanh,
8
truyền hình.
9 Phim ảnh, chương trình giải trí, âm nhạc.
10 Mạng xã hội – internet.

2.5.2. Kết quả đánh giá dựa trên cơ sở việc khảo sát đối với cộng đồng LGBT
ở Việt Nam.
Đề tài có những đánh giá như sau:
2.5.2.1. Thực tiễn xã hội:
Thứ nhất, đa số những người tham gia khảo sát đều là người trẻ ở độ tuổi từ đủ
18 đến 45 tuổi, đều là sinh viên hoặc người đã đi làm trong các lĩnh vực kinh tế, giáo
dục và hầu hết những người tham gia khảo sát đều ở những nơi như là thành phố, thị
trấn. Việc sinh sống và lớn lên tại khu thành thị giúp cho việc tiếp cận thông tin trở
nên dễ dàng hơn. Qua khảo sát có thể thấy mức độ quan tâm tới vấn đề này của nhóm
người trẻ, đặc biệt là sinh viên cao hơn hẳn. Nguyên nhân của việc này có thể là do họ
có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin về cộng đồng LGBT thông qua truyền thông,
mạng xã hội, những chương trình vận động, tuyên truyền về cộng đồng LGBT do
chính người thuộc cộng đồng này tổ chức, thậm chí có cơ hội gặp gỡ và làm việc với
nhiều người thuộc cộng đồng LGBT,... Ngoài ra việc được sống trong một môi trường
hiện đại cũng giúp cho những người trẻ có cái nhìn cởi mở hơn những người sống
trong giai đoạn trước đó. Bởi vậy mà những người trưởng thành dưới 45 tuổi có nhận
thức đúng đắn, có sự quan tâm, thấu hiểu và suy nghĩ cởi mở hơn đối với những người
đồng tính, song tính và chuyển giới.
Thứ hai, tham gia khảo sát có tới 81% người tham gia khảo sát là người dị tính,
8% là người đồng tính (7% là đồng tính nam, 1% là đồng tính nữ), 7% người song
63

tính, 2% người chuyển giới và 2% người lưỡng giới hoặc không có giới tính rõ ràng.
Như vậy, không chỉ người thuộc cộng đồng LGBT mà ngay cả những người dị tính
cũng có mối quan tâm lớn đến việc bảo vệ nhân quyền cho những người đồng tính,
song tính và người chuyển giới. Điều này chứng tỏ rằng cộng đồng LGBT và những
khó khăn họ gặp phải, đặc biệt là khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
họ đã và đang gây được sự chú ý của rất nhiều người và trở thành vấn đề phổ biến, cấp
thiết mà toàn xã hội (không chỉ riêng những người trong cộng đồng) phải để tâm và
tìm ra hướng giải quyết.
Thứ ba, theo kết quả của khảo sát, hiện nay cộng đồng LGBT đã và đang được
phần lớn các thành viên trong xã hội biết đến. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc hoàn
toàn tự do công khai giới tính thật của các thành viên trong xã hội vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn, trở ngại. Có thể thấy tuy rằng vẫn còn số ít quan điểm tiêu cực và có
suy nghĩ phân biệt người thuộc cộng đồng này với người dị tính (hay còn được số ít
này gọi là „người bình thường‟), đa số người tham gia khảo sát đều có cảm nhận tích
cực và cảm thấy người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng như mọi người và xứng
đáng nhận được sự đối xử bình đẳng. Đây là một dấu hiệu tích cực về sự thay đổi nhận
thức của xã hội về cộng đồng LGBT và là tiền đề để có thể đưa ra được chính sách
pháp luật hợp lý bảo vệ quyền con người của họ. Như vậy, có thể thấy rằng dù còn
kiêng dè hay suy nghĩ tiêu cực về những người thuộc cộng đồng LGBT nhưng mọi
người khi được hỏi đều biết đến và ngầm thừa nhận cộng đồng LGBT như một phần
của xã hội.
Thứ tư, dù đã nhận được nhiều cái nhìn khách quan và sự cảm thông từ xã hội,
những người thuộc cộng đồng LGBT vẫn còn e dè, gặp nhiều trở ngại khi muốn come
out49 (công khai bản dạng giới của mình):
Có đến 50% người được khảo sát nói rằng họ chưa công khai nhưng có ý định
công khai bản dạng giới của mình, cũng có những người trong số này còn đang phân
vân về ý định này bởi có khả năng nó sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống sau này của họ;
Chỉ 18% người được hỏi đã công khai bản dạng giới của mình;
Còn lại tới 32% không muốn công khai, không có ý định công khai. Lý do chưa
hoặc không muốn công khai bản dạng giới của họ đều là những lý do phổ biến, điển
hình nhất như là: Cảm thấy xấu hổ, e ngại và sợ mọi người kì thị xa lánh (32%); Sợ
làm bố mẹ sốc với quyết định của mình (3%); Sợ bố mẹ bị ảnh hưởng bởi lời lẽ không
hay của người khác (3%); Chưa có cơ hội và thời điểm thích hợp để công khai (3%)
hay thậm chí là sợ gia đình của chính mình xa lánh, kì thị mình (3%).

49
Come out và những hệ lụy, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2019, từ <lgbtqvietnam.blogspot.com>.
64

Những lý do trên đều là những khả năng thực tế có thể sẽ xảy ra khi một người
thuộc cộng đồng LGBT quyết định come out, cộng đồng LGBT luôn phải hứng chịu
sự phản đối hết sức gay gắt từ bên ngoài, một số không hề nhỏ đến từ chính cha mẹ
của họ. Cũng có những bậc phụ huynh hết sức yêu thương con cái và đã có sự dự đoán
trước, sự chuẩn bị tinh thần trước nên khi con của họ công khai bản dạng giới của
mình với họ, họ vẫn sẵn sàng chấp nhận và cảm thông, thậm chí yêu thương con mình
hơn trước. Tuy nhiên đó chỉ là số ít những người thuộc cộng đồng LGBT thật sự may
mắn khi được gia đình ủng hộ, sẻ chia khi come out, đa phần phụ huynh đều có phản
ứng hết sức tiêu cực khi họ công khai, lý do cũng bởi vì quá thương yêu, kì vọng vào
con cái. Ngoài phản ứng sốc, thất vọng, hối hận, tự trách bản thân mình,... một số bậc
cha mẹ còn có thể có những hành động hết sức bộc phát như: bắt nhốt con lại; bắt con
cắt đứt liên lạc với bạn bè vì sợ con bị lây “bệnh đồng tính”, đua đòi theo bạn; thậm
chí khăng khăng rằng con mình bị bệnh, đưa con đi chữa đồng tính; đưa con lên chùa
làm lễ giải hạn,... Nhưng đau lòng hơn hết là những bậc cha mẹ gửi con vào trại tâm
thần, trại chữa đồng tính để mong con mình “hết bệnh”, nhiều gia đình thậm chí còn
đuổi con ra khỏi nhà, từ mặt con sau khi biết “giới tính thật” của con mình. Có lẽ chính
vì những thực tế phũ phàng như vậy mà phần đông người thuộc cộng đồng LGBT đều
e ngại, sợ hãi trước việc công khai bản dạng giới của mình, những lời nói cay nghiệt
của chính gia đình và người đời sẽ trở thành vết thương lòng không bao giờ lành lại
được, thái độ và hành động của cha mẹ và mọi người xung quanh sẽ khủng bố, vắt kiệt
tinh thần cũng như thể xác của những người thuộc LGBT.
Một số người được khảo sát đã đưa ra ý kiến như sau: “Mình cảm thấy không
cần thiết công khai vì đó là điều đương nhiên, giống như xu hướng tính dục của những
người bình thường khác.”, “Mình là chính mình, không phải công khai hay thông báo
với mọi người mình là Gay. Tự họ sẽ biết nếu quan tâm đến mình.”, “Mình cảm thấy
việc công khai chỉ cần với những người quan trọng với mình biết.” Như vậy, chỉ có
một số rất ít những người thuộc nhóm chưa công khai có suy nghĩ tích cực về vấn đề
này, họ không quan tâm đến những lời bàn tán hay định kiến của người khác mà sống
đúng với bản thân mình, mạnh mẽ khẳng định bản thân cũng bình thường như bao
người dị tính khác.
Thứ năm, trên thực tế, những trường hợp người thuộc cộng đồng LGBT sau khi
công khai giới tính thật của mình thì gặp không ít những định kiến, sự kỳ thị từ mọi
người xung quanh. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng nhận được nhiều sự thấu hiểu, cảm
thông và chấp nhận con người thật của họ từ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp -
người thân thiết trong cuộc sống của họ. Bởi nhiều người tham gia khảo sát đồng ý
rằng những người thuộc cộng đồng LGBT có thể tự do công khai giới tính thực sụ của
mình. Họ xứng đáng được sống đúng giới tính thực sự của bản thân, được đối xử công
65

bằng bình đẳng. Và những người khi được hỏi cũng đồng ý rằng họ sẽ sẵn lòng chấp
nhận và tôn trọng quyết định công khai bản dạng giới thực sự của bạn bè, người thân.
Thứ sáu, theo quan điểm của riêng mình, nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên
nhân của sự tích cực trong thái độ này là do sự gia tăng vốn kiến thức về cộng đồng
LGBT cũng như suy nghĩ, quan điểm nhìn nhận theo hướng cởi mở, lạc quan của mọi
người trong xã hội về những người đồng tính, song tính và chuyển giới. Thời đại công
nghệ số đưa tới vô vàn cơ hội tiếp cận những thông tin cần biết về cộng đồng LGBT,
đồng thời sự lan tỏa mạnh mẽ của những chiến dịch đấu tranh vì cộng đồng người
đồng tính, song tính và chuyển giới cũng như sức ảnh hưởng của những người nổi
tiếng vốn thuộc cộng đồng này như: Hoa hậu chuyển giới quốc tế Hương Giang, ca sĩ
Cindy Thái Tài - người công khai chuyển đổi giới tính đầu tiên tại Việt Nam,... đã
khiến cho dư luận xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn, có thái độ thoải mái và đối xử bớt
khắt khe hơn đối với cộng đồng này.
Nhóm cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất lý giải cho việc có sự thay đổi
tích cực trong nhận thức và cách đối xử của những người không thuộc cộng đồng
LGBT dành cho những người đồng tính, song tính và chuyển giới chính là sự gia tăng
vốn kiến thức, tin tức về cộng đồng LGBT của tất cả mọi người thông qua mạng
Internet, truyền thông, báo chí,…
Ngoài ra theo khảo sát cũng có thể thấy, dù xã hội đã có sự cởi mở hơn trong
thái độ và cách ứng xử với người thuộc cộng đồng LGBT, nhưng vẫn tồn tại sự kì thị
và phân biệt đối xử, đối xử một cách bất công với họ trong một số trường hợp nhất
định, từ một số người ngay xung quanh họ trong môi trường sống cũng như môi
trường học tập, làm việc. Điều này là khó có thể tránh khỏi bởi lẽ ngay trong chính
những người không thuộc cộng đồng LGBT đã có những sự bất công và phân biệt đối
xử giữa người này với người kia, để khắc phục được việc này cần có thời gian và
chính sách pháp luật cũng như chiến dịch tuyên truyền, phổ biến kiến thức phù hợp để
có thể thay đổi cái nhìn, thay đổi nhận thức của mọi người về cộng đồng LGBT và
quyền bình đẳng mà họ đáng được hưởng.
Như vậy, không chỉ dần quan tâm hơn đến cộng đồng LGBT, mọi người trong
xã hội cũng đang dần dần thay đổi định kiến về họ và có cái nhìn tích cực, cách cư xử
cởi mở, thân thiện hơn với cộng đồng này. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận người có cái
nhìn không thiện cảm, còn kì thị và phân biệt đối xử với họ, và đó là lý do cộng đồng
LGBT cần được bảo vệ bởi những chương trình xã hội, những chính sách pháp luật cụ
thể để có thể thực hiện quyền con người của mình.
Thứ bảy, quan điểm với nhận định «Thành viên cộng đồng LGBT được đối xử
bình đẳng về các quyền tại nơi học tập, lao động và các nơi công cộng»
Có 65% người được khảo sát đồng ý;
66

Có 32% không đồng ý;


Có 3% rất không đồng ý và chỉ rõ rằng thỉnh thoảng họ gặp khó khăn đến từ
những người có tư tưởng lạc hậu, thù ghét họ chỉ vì họ là người thuộc cộng đồng
LGBT.
Thứ tám, những rào cản, vướng mắc cụ thể mà người thuộc cộng đồng LGBT
gặp phải có thể kể ra như cách xưng hô, ứng xử, giao tiếp... hàng ngày với bạn bè,
đồng nghiệp, thầy cô hay khó khăn trong việc sử dụng nhà vệ sinh;…
Để có thể khắc phục được những khó khăn nói trên, việc cần làm trước hết đến
từ chính những người thuộc cộng đồng LGBT, họ cần phải điều chỉnh thái độ, cách
ứng xử, giao tiếp,... cho phù hợp với những người xung quanh, cần tự tin và phớt lờ
những lời bàn tán, thù ghét về mình để có thể cảm thấy thoải mái nhất khi sinh hoạt,
học tập và làm việc. Về phía những người xung quanh, họ cũng cần điều chỉnh thái độ,
cách cư xử của mình sao cho thích hợp với người thuộc cộng đồng LGBT và đặc biệt
là phù hợp với bản dạng giới của họ, đồng thời cảm thông, chia sẻ, bênh vực và bảo vệ
họ trước những khó khăn hoặc sự đối xử bất công vì lý do “giới tính thực”. Đặc biệt tại
trường học, nơi làm việc cần có những quy định, chính sách phù hợp để bảo vệ, tránh
cho quyền con người của người thuộc cộng đồng LGBT bị xâm phạm.
Thứ chín, kết quả khảo sát cũng cho thấy, tương ứng với phản ứng tích cực
nhận được từ dư luận xã hội, sự tôn trọng của mọi người dành cho cộng đồng LGBT
đã có sự tăng lên, đồng nghĩa với việc những rào cản tâm lý, vấn đề tinh thần, áp lực
họ gặp phải khi công khai bản dạng giới của mình đã phần nào được gỡ bỏ, họ đã từng
bước nhận được sự tôn trọng mà họ đáng ra phải nhận được.
Thứ mười, ở phần lớn những nơi học tập và làm việc vẫn chưa có chính sách
hay quy định nào bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho cộng đồng LGBT. Những chính
sách này sẽ giúp bảo vệ những người thuộc công đồng khỏi sự kỳ thị xâm phạm từ
người khác cũng như giúp họ có thể tự tin thể hiện bản thân mình hơn. Bởi những
người thuộc cộng đồng này luôn có mong muốn mọi người trong cộng đồng này được
đối xử một cách bình đẳng, được công nhận về tài năng, năng lực và không bị phân
biệt đối xử với những người khác bởi bản dạng giới hay xu hướng tính dục của họ.
Như vậy, có thể thấy ngược lại với nhu cầu cũng như mong muốn của những
người thuộc cộng đồng LGBT, hầu hết các cơ quan, trường học, nơi làm việc,... là
những nơi sinh hoạt, học tập và làm việc của họ đều chưa có chính sách, quy định cụ
thể nào bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đặc biệt là quyền con người của họ, từ đó khắc
phục khó khăn mà họ gặp phải khi công khai bản dạng giới của mình.
Nhằm đưa ra giải pháp tốt nhất đáp ứng cho nguyện vọng cũng như nhu cầu của
cộng đồng LGBT, nhóm nghiên cứu đã cho rằng cần phải có những chính sách cần
thiết phải được bổ sung để bảo vệ quyền con người cho cộng đồng LGBT như sau:
67

Cần phải thêm những quy định nhằm đảm bảo quyền bình đẳng, không bị phân
biệt đối xử hay kì thị của họ;
Cần phải có biện pháp đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn (đặc biệt
là không có sự đe dọa quấy rối tình dục) dành cho họ;
Cần có chính sách tuyên truyền giáo dục làm thay đổi nhận thức của mọi người
về cộng đồng LGBT, từ đó có thể đảm bảo các quyền nêu trên.
Như vậy, sau khi thu thập các ý kiến trả lời khảo sát, nhóm nhận thấy rằng việc
đưa ra những chính sách pháp luật cũng như những quy định cụ thể nhằm đảm bảo
quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử hay kì thị, đảm bảo môi trường sống và
làm việc, học tập an toàn cũng như phải đưa ra những chính sách tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục về pháp luật và kiến thức cũng như thông tin cần biết về cộng đồng
LGBT là hết sức cần thiết. Bởi lẽ đó vừa là nhu cầu, vừa là mong muốn của họ, đồng
thời là điều mà cả các cơ quan, trường học, nơi làm việc,... đều đang thiếu hoặc chưa
thể đưa ra một cách đầy đủ.
Hình 1. Mức độ ảnh hƣởng của một số yếu tố đến cảm quan của mọi ngƣời
về cộng đồng LGBT

Thứ mười một, thống kê câu trả lời của những người tham gia khảo sát khi được
hỏi về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến cảm quan của mọi người về cộng
đồng LGBT. Nhóm có nhận được câu trả lời khá đa dạng từ những người tham gia
khảo sát. Trong tất cả những yếu tố mà nhóm đưa ra thì các yếu tố “Nền văn hóa của
68

dân tộc”, “Pháp luật của quốc gia” và “Gia đình” là những yếu tố có số người trả lời là
không ảnh hưởng đến cảm quan của mọi người về cộng đồng LGBT nhiều hơn số
người trả lời là ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến cảm quan của mọi người. Còn những
yếu tố mang tính xã hội và thường gặp trong đời sống hằng ngày như tin tức thời sự,
bạn bè, phim ảnh, mạng xã hội thì người ta cho rằng nó ảnh hưởng lớn đến cảm quan
của mọi người đến cộng đồng LGBT. Những yếu tố mà nhóm đưa ra dù lạ lẫm với
những người ít quan tâm như là về lĩnh vực Pháp luật hay thân thuộc, gần gũi trong
cuộc sống như mạng xã hội nếu vấn đề LGBT mà yếu tố đó đề cập đến có cái nhìn
khách quan thiện cảm với cộng đồng bao nhiêu thì những người tiếp cận với những
yếu tố đó cũng sẽ có cái nhìn khách quan cởi mở hơn với cộng đồng LGBT.
69

Hình 2. Mức độ đồng ý của mọi ngƣời đối với một số điều khoản
về hôn nhân tại Việt Nam

Rất đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý Tôi không biết
145 148
150
135
122
117

100 91
79 78
72 73
58 60
53 51
50 40 38 39
33
29
25
21 18
13 10 11 8
6 9 7 9
5 5
0
Hôn nhân chỉ Sống chung Phản đối hôn Kết hợp dân Đồng tính Cần phải tăng Tôi ủng hộ Tôi phản đối
được giữa 1 với bạn tình nhân đồng sự (civil hay dị tính cường giáo hôn nhân hôn nhân
nam và 1 nữ được xem tính cũng union), một đều có thể dục cho cộng đồng tính đồng tính
như là tương tương tự như tình trạng nuôi dưỡng đồng về các
đương với phản đối hôn sống chung và giáo dục bản dạng giới
hôn nhân nhân giữa và được con cái trở khác nhau
đồng tính những người hưởng tất cả thành người
khác chủng mọi quyền lợi tốt trong xã
tộc hoặc từ như hôn nhân hội
chối quyền ngoại trừ
lợi bình đẳng danh nghĩa
cho một hôn nhân, cần
nhóm người được cho
phép đối với
cộng đồng
LGBT

Những người tham gia khảo sát hầu hết đều có cái nhìn khá cởi mở đối với
những người thuộc cộng đồng LGBT nói chung và những vấn đề về quyền của người
thuộc cộng đồng LGBT nói riêng. Họ không phản đối, ngăn cấm những người trong
cộng đồng tìm được hạnh phúc cho mình, được sống đúng với bản thân, với giới tính
thật của mình. Họ còn đồng ý rằng quyền của người LGBT được xã hội công nhận là
quyền cơ bản của con người. Dù những người tham gia khảo sát không nhiều nhưng sự
cởi mở của họ đã tiếp thêm sự tự tin để những người trong cộng đồng LGBT có thể
hòa nhập tốt hơn nhanh hơn vào xã hội.
2.5.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật
Thứ nhất, hơn 50% số người được khảo sát trả lời họ không hiểu biết hết những
quy định của pháp luật Việt Nam về những người thuộc cộng đồng LGBT vì phần lớn
những người trong số họ không quan tâm đến pháp luật dành cho những người thuộc
cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Theo nhóm nghĩ rằng những người thực sự quan tâm
đến pháp luật về những người thuộc cộng đồng LGBT thì những người đó hầu hết là
70

những người thuộc cộng đồng hoặc có người thân của họ thuộc cộng đồng đó. Cũng
như theo kết quả bảng khảo sát ở trên thì những người thuộc cộng đồng và những
người có người thân là người thuộc cộng đồng LGBT khá ít nên có thể vì vậy họ
không thực sự quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này.
Thứ hai, 80% số những người được hỏi không thực sự quan tâm đến pháp luật
về những người thuộc cộng đồng LGBT nhưng họ đều đồng ý rằng cần thiết phải có
những chính sách bảo vệ quyền con người cho những người thuộc cộng đồng LGBT.
Chỉ có rất ít (2%) người được hỏi trả lời là những chính sách đó không quan trọng. Để
đảm bảo quyền con người cho những người thuộc cộng đồng LGBT, để họ có thể bình
đẳng như những người bình thường khác thì cần có những chính sách trao cho những
người thuộc cộng đồng LGBT quyền nhân thân và quyền tài sản để họ cũng như
những người bình thường khác thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống
hằng ngày dễ dàng hơn, được sự công nhận hơn. Phần lớn mọi người tham gia khảo
sát cũng trả lời rằng cần thêm những quyền đó cho những người thuộc cộng đồng
LGBT.
Thứ ba, 68% số người trả lời khảo sát cho rằng thủ tục chuyển đổi giới tính ở
Việt Nam còn nhiều những khó khăn, không thuận lợi, không bảo đảm tốt nhất được
cho những người LGBT . Họ cho rằng việc thay đổi có nhiều khó khăn, phức tạp. Sở
dĩ có vấn đề này là bởi vì chưa có luật, nghị định nào quy định cụ thể chi tiết về các
thủ tục nói trên dẫn đến khó khăn cho việc tra cứu tìm hiểu về vấn đề này khi có nhu
cầu. Tuy rằng đa phần những người tham gia làm khảo sát đều không có nhiều sự quan
tâm đến luật pháp về vấn đề này nhưng họ đều cùng có những quan điểm rằng pháp
luật Việt Nam hiện nay cần phải có các quy định đầy đủ, rõ ràng về thủ tục xác lập
quyền của người chuyển giới cũng như cần có các quy định về quyền kết hôn của
người đồng tính.
Theo như phân tích ở phần 2.4. thì pháp luật nước ta đã có những quy định bảo
vệ quyền nhân thân và quyền tài sản bao gồm:
- Quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử: được bình đẳng trên nhiều mặt
như lao động, giáo dục, y tế,…
- Quyền được công nhận trước pháp luật: họ có thể thay đổi tên, giới tính.
- Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm.
- Pháp luật không cấm các cặp đôi cùng giới chung sống với nhau, họ vẫn có
thể tổ chức hôn lễ tuy nhiên không được pháp luật công nhận là vợ chồng về mặt pháp
lý.
Thứ tư, 76% số người được hỏi cho rằng mặc dù đã có những quy định là liên
quan đến quyền của người thuộc LGBT nhưng giữa quy định của pháp luật và thực tế
áp dụng còn tồn tại một khoảng cách rất lớn. Bởi pháp luật Việt Nam mới chỉ công
71

nhận hai giới tính là nam/nữ mà các văn bản luật và dưới luật đều được xây dựng dựa
trên nền tảng này nên những quy định nói trên vẫn chưa hướng tới được đối tượng
đang cần được bảo vệ là cộng LGBT. Thực tế đã chứng tỏ rằng đa phần những người
thuộc cộng đồng này vẫn còn sống ẩn mình và chưa tự tin bước ra sống với chính con
người mình.
Có thể nói, quyền của cộng đồng LGBT chỉ được bảo đảm khi pháp luật về
cộng đồng LGBT được quy định một cách phù hợp. Pháp luật về cộng đồng LGBT
cần có những sửa đổi, bổ sung cần thiết mới bảo đảm được quyền con người của người
LGBT là điều mà mọi người đều cho rằng thật sự quan trọng và cần thiết. Bên cạnh
đó, sự hiểu biết pháp luật và ý thức của cộng đồng xã hội nói chung cũng là cơ sở
vững chắc để bảo đảm quyền của người LGBT. Để đảm bảo được đầy đủ quyền của
cộng đồng LGBT thì sự khách quan và tận tâm của những người thi hành công vụ là
điều không thể thiếu. Chính những người thi hành công vụ phải là những người đầu
tiên am hiểu pháp luật và có cái đầu lạnh để có thẻ gạt bỏ những định kiến và bảo vệ
quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT một cách công bằng nhất.
Pháp luật Việt Nam đã và đang từng bước ghi nhận về cộng đồng LGBT nói
chung và người chuyển giới nói riêng. Tuy nhiên, do nhận thức xã hội và các yếu tố
khách quan khác tác động tới, nên hệ thống các quy định pháp luật về cộng đồng
LGBT và người chuyển giới vẫn còn rất hạn chế cả về số lượng và nội dung. Những
người thuộc cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng chỉ được thừa
nhận như những con người cụ thể bình thường khi pháp luật quy định đầy đủ về quyền
của họ đồng thời có cơ chế để đảm bảo những quyền đó cho họ.
Qua phần phân tích bảng khảo sát “Thực trạng cộng đồng LGBT ở Việt Nam” ở
trên cùng với những nghiên cứu và phân tích tại chương 1 và chương 2 của bài nghiên
cứu, nhóm sẽ đưa ra các định hướng, giải pháp để tháo gỡ rào cản và hoàn thiện các
quy định của pháp luật về cộng đồng LGBT nói chung và người chuyển giới nói riêng
tại chương 3.
72

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN VÀ HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI CHUYỂN GIỚI VÀ CỘNG ĐỒNG LGBT
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền con ngƣời
Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay, Quốc hội đã ban
hành nhiều văn bản luật liên quan đến việc bảo đảm quyền con người. Trong số này có
những đạo luật trực tiếp điều chỉnh quyền con người, quyền công dân như Bộ luật hình
sự; Bộ luật dân sự; Bộ luật lao động; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật Bảo hiểm y
tế; Luật Dược; Luật hôn nhân và gia đình; Luật phòng, chống mua bán người; Luật
bình đẳng giới; Luật khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật
cư trú; Luật tiếp công dân; Luật việc làm;… Đáng chú ý, Quốc hội đã ban hành những
đạo luật riêng cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em; Luật người cao tuổi; Luật người khuyết tật và hiện nay đang có dự thảo về
Luật chuyển đổi giới tính.
Đồng tính đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử của con người ở mọi dân tộc, quốc
gia, văn hóa, tôn giáo. Tuy rằng tập tục về quan hệ tình dục ở mỗi giai đoạn lịch sử, ở
mỗi nền văn hóa, tôn giáo khác nhau thì quan niệm đó khác nhau. Trên con đường lịch
sử đó, vấn đề đồng tính cũng không nằm ngoài quy luật sinh tồn của tạo hóa, sự đa
dạng của tự nhiên, ở trong bối cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau thì cách giải
quyết vấn đề ở mỗi bối cảnh đó sẽ khác nhau.
Cho đến thời điểm hiện nay, những vấn đề y tế và pháp lý liên quan đến cộng
đồng người đồng tính đã được làm rõ trên thế giới. Sự hiểu biết hơn của con người về
người đồng tính không phải để hạn chế hay tước bỏ quyền con người, quyền công dân
của người đồng tính mà nhằm xây dựng khung pháp lý bảo vệ họ.
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung
tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố
quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm
phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
tất cả vì con người và cho con người.
Việt Nam từng là nạn nhân của nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, là nạn nhân
của sự vi phạm lớn nhất quyền con người, hơn ai hết Việt Nam hiểu rõ rằng quyền con
người vừa mang tính phổ biến, thể hiện khát vọng chung của nhân loại, được ghi nhận
trong Hiến chương của Liên hợp quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng
đồng. Chính phủ Việt Nam cho rằng trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp
cận và xử lý vấn đề quyền con người cần kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc
73

chung của Luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa trong một tổng thể hài hòa không được xem nhẹ bất cứ quyền nào.
Theo Báo cáo khảo sát do Hiệp hội quốc tế của những người đồng giới nam,
nữ, người song tính và chuyển giới (The International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans
and Intersex Association) công bố vào tháng 5/2012 cho thấy pháp luật Việt Nam còn
lạc hậu so với nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh
sách những nước hình sự hóa hành vi tình dục đồng giới, song pháp luật Việt Nam còn
thiếu nhiều quy định cụ thể như đã phân tích ở chương 2 về người chuyển giới về
người LGBT. Những hạn chế đó đã gây ra nhiều vấn đề pháp lý và xã hội như việc
không giải quyết được tranh chấp và hậu quả về nhân thân, tài sản, con cái xuất phát từ
việc sống chung giữa những người cùng giới tính, việc không xử lý được những hành
vi mại dâm đồng tính...
Tất cả những khía cạnh trên đều chỉ ra rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện hệ
thống pháp luật và chính sách về quyền của người đồng tính và cộng đồng LGBT. Từ
đó bảo đảm thực thi đầy đủ các quy định của Hiến pháp 2013 và theo nguyên tắc tận
tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế “Pacta sunt servanda”, quốc gia có nghĩa
vụ tuân thủ và thực hiện những tiêu chuẩn được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà họ
là thành viên.
Đồng thời, việc bảo đảm sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt
Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên thể hiện
sự tôn trọng cam kết quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai việc thực hiện các điều ước quốc tế trong thực tiễn.
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ngƣời chuyển giới và
cộng đồng LGBT
Từ những đánh giá và phân tích về pháp luật liên quan đến cộng đồng LGBT và
người chuyển giới ở Việt Nam, đánh giá thực trạng xã hội Việt Nam về vấn đề này,
nhóm nghiên cứu cho rằng, để đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, mà ở đó, quyền của con người luôn được công nhận và bảo đảm thì những khía
cạnh sau đây của pháp luật cần phải được xem xét xây dựng và hoàn thiện:
3.2.1. Cần công nhận giới tính thứ 3 bên cạnh 2 giới tính đang được pháp luật
công nhận (nam/nữ).
Mặc dù hiện nay, một số văn bản thông thường đã có phân biệt giới tính bao
gồm nam, nữ và giới tính khác. Nhưng trong những văn bản pháp lý, văn bản hành
chính thì chỉ có hai loại giới tính là nam và nữ. Điều này đã gây ra sự khó khăn cho
những người đồng tính hay song tính khi làm các thủ tục về mặt pháp lý. Vì vậy, việc
công nhận giới tính thứ 3 là một việc rất cần thiết. Cho phép xác định một giới tính
“khác” và sửa đổi các mẫu giấy tờ nhân thân (chứng minh thư, lý lịch cá nhân, sổ hộ
74

khẩu,...) để có thêm mục giới tính “Khác” bên cạnh hai giới tính “nam”, “nữ”. Việc
sửa đổi này, quan trọng là nhấn mạnh xác định sự vững chắc hơn quyền bình đẳng của
cộng đồng đồng tính trong các quan hệ dân sự.
3.2.2. Cho phép áp dụng hình thức kết hợp dân sự
Hiện nay, việc thừa nhận chế độ hôn nhân bình đẳng không phân biệt giới tính
đang vướng phải rất nhiều tranh cãi. Khó có thể thừa nhận chế độ hôn nhân này vì nó
sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Có thể kể đến những vấn đề như việc gây mâu thuẫn giữa
các quy định của pháp luật hiện hành hay việc đua theo trào lưu mới,…
Thay vào đó, pháp luật Việt Nam có thể học tập pháp luật của một số nước quy
định về việc kết hợp dân sự.50 Kết hợp dân sự bắt đầu ở Đan Mạch vào năm 1989, luật
pháp cho phép việc kết hợp dân sự. Nhiều nước phát triển khác, như Na Uy vào năm
1993, lúc chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới cũng thực hiện tương tự để những cặp
đôi đồng giới hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng các quyền, nghĩa vụ
tương tự như hôn nhân của các cặp khác giới. Một số người cho rằng đây là hình thức
“bình đẳng nhưng tách biệt”, nghĩa là vẫn có sự bất bình đẳng. Tuy nhiên nhìn nhận
khách quan thì kết hợp dân sự, chung sống có đăng ký vẫn là một bước tiến và nỗ lực
của các quốc gia để bảo vệ quyền hợp pháp cho người đồng tính. Theo điều tra dân số
vào tháng 5 năm 2011, ở Đức có hơn 68 ngàn cặp Kết hợp dân sự.
Năm 2013 và năm 2014, ý kiến đặt ra về việc kết hợp dân sự đã từng được đặt
ra tại Việt Nam. Trong buổi hội thảo vào ngày 21/09/2013 lấy ý kiến của cộng đồng
LGBT về dự thảo luật Hôn nhân & Gia đình, Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Giảng viên bộ
môn Luật Hôn nhân & Gia đình tại Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra ý kiến: “Việc chấp
nhận kết hợp dân sự, theo tôi, được coi là phù hợp trong giai đoạn hiện nay để có thể
dung hòa các luồng quan điểm và tư tưởng trái chiều đang xảy ra. Việc kết hợp dân sự
này sẽ giúp quyết được bài toán mà những nhà lập pháp đang gặp phải. Điều này
cũng tránh được việc phân biệt đối xử. Ảnh hưởng đến quyền con người trong cộng
đồng LGBT.” Trong Hội nghị tham vấn công chúng về dự thảo luật Hôn nhân Gia
đình tại TP.HCM do Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ
chức vào ngày 10.3.2014, có một số ý kiến cho rằng: khoản 2, điều 8 dự thảo luật nên
sửa lại là: “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cho
phép họ được kết hợp dân sự”; điều 16 cũng nên thiết kế lại, quy định về quyền nhân
thân và tài sản của những người đồng tính kết hợp dân sự với nhau. Nhưng các ý kiến
này đã không được thông qua vì ở thời điểm đó, pháp luật Việt Nam chưa hề công

50
Kết hợp dân sự (tiếng Anh: civil union, civil partnerships (Anh), registered partnerships (Cộng hòa Séc), life
partnerships (Đức), significant relationship (Tasmania), stable unions (Andorra) tùy theo mỗi nước) là chung
sống có đăng ký cho các cặp đôi cùng giới, một hình thức tương tự như hôn nhân („Kết hợp dân sự‟ (2019),
Wikipedia, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BFt_h%E1%BB%A3p_d%C3%A2n_s%E1%BB%B1>).
75

nhận quyền của bất kì nhóm người nào trong cộng đồng LGBT mà phải đến năm 2015,
Bộ luật Dân sự 2015 ra đời mới đánh dấu một bước ngoặt về việc công nhận quyền
của người chuyển giới.
Việc kết hợp dân sự ở một số quốc gia là hình thức được hưởng tất cả mọi
quyền lợi như hôn nhân ngoại trừ danh nghĩa hôn nhân nhưng khi áp dụng tại Việt
Nam thì cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.3. Mở rộng nguyên tắc bình đẳng về giới trong Hiến pháp và các đạo luật
có liên quan
Việc mở rộng nguyên tắc bình đẳng về giới trong Hiến pháp và các đạo luật có
liên quan để bảo đảm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử không chỉ về giới mà còn về bản
dạng giới và xu hướng tính dục. Cụ thể, nên mở rộng quy định “Cấm mọi hành động
phân biệt đối xử về giới” trong khoản 3, Điều 26 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm
2013, thành “Nghiêm cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và
xu hướng tính dục”. Theo hướng đó, cần sửa đổi Luật Bình đẳng giới 2006 để mở rộng
phạm vi điều chỉnh, hoặc xây dựng một đạo luật riêng về chống phân biệt đối xử dưới
mọi hình thức, trong đó có phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và xu hướng tính
dục.
3.2.4. Nên công nhận hôn nhân đồng giới,
Theo đó cần sửa đổi quy định “Nam và nữ có quyền kết hôn và ly hôn” ở khoản
1 Điều 36 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 thành “mọi người có quyền kết
hôn và ly hôn”, đồng thời sửa đổi dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa
đổi, bổ sung năm 2013 theo nguyên tắc công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người
không phân biệt cùng giới hay khác giới.
3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp nhằm bảo đảm cho việc
thực thi quyền con người đối với cộng đồng LGBT
Việc cho phép xác định một giới tính “Khác” đồng thời tránh tình trạng các tù
nhân là người đồng tính bị nhốt chung với những người có giới tính nam, nữ và việc
kiểm tra, khám xét thân thể của những người này. Theo đó, cần có quy định bổ sung
đối với người người bị tạm giữ, tạm giam là người đồng tính tại khoản 1, Điều 15
“Việc giam, giữ bố trí theo khu vực và phân loại như sau: phụ nữ; người chưa thành
niên; người nước ngoài; người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; loại côn đồ hung hãn,
giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm; người phạm tội xâm phạm an ninh quốc
gia; người bị Tòa án tuyên phạt tử hình; người có án phạt tù chờ chuyển đi Trại giam”
và “...Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, tạm giam là nam giới do cán bộ nam
thực hiện, là nữ giới do cán bộ nữ thực hiện và được tiến hành ở phòng kín” tại Điều
16, Quy chế tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP
ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ).
76

3.2.6. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để bảo
vệ các quyền của trẻ em đồng tính.
Cụ thể, cần bổ sung trẻ em đồng tính vào danh mục các trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt (Điều 3, Điều 40), đồng thời bổ sung các xu hướng tính dục và bản dạng giới
vào danh mục các yếu tố có thể bị phân biệt đối xử ở Điều 4 của Luật này. Thêm vào
đó, cũng cần có thêm quy định cấm cha mẹ, người giám hộ tự quyết định phẫu thuật
chuyển đổi giới tính cho trẻ em, trừ trường hợp nếu không phẫu thuật có thể gây nguy
hiểm đến sức khỏe, tính mạng của đứa trẻ.
3.2.7. Cùng với những biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ, đảm bảo việc thực hiện
quyền của người đồng tính thì nhà nước cũng cần tiến hành song song nhiều biện pháp
khác mang tính xã hội như lồng ghép những kiến thức khoa học về người đồng tính
vào trong các chương trình giáo dục cộng đồng về giới tính. Nỗ lực và tích cực tuyên
truyền về người đồng tính phổ biến trong xã hội, trong đó có cộng đồng người đồng
tính. Các phương tiện thông tin đại chúng không được phép dùng những từ ngữ phản
cảm đối với cộng đồng người đồng tính và có những bài viết miệt thị người đồng tính,
nên tìm hiểu và đưa tin để bản thân người viết và dân chúng hiểu biết đúng về người
đồng tính. Bên cạnh đó, ngành y tế cần có những chính sách dành cho người đồng tính
để hướng dẫn người đồng tính có lối sống lành mạnh và biết cách bảo vệ chính bản
thân và người xung quanh mình.
3.2.8. Xây dựng và ban hành luật chống phân biệt đối xử.
Việc này là nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của tất cả mọi người. Trong đó, xu
hướng tính dục và bản dạng giới là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị phân biệt đối
xử. Mặc dù hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có Luật bình đẳng giới 2006 nhưng luật
này chỉ quy định về việc bình đẳng giữa nam và nữ. Do vậy cho nên cần thiết phải
thay đổi một số nội dung của Luật bình đẳng giới và cho ra đời luật chống phân biệt
đối xử.
3.2.9. Rà soát, sửa đổi, thay thế hay bãi bỏ tất cả các quy định pháp luật hiện
hành đang gây cản trở hoặc có khả năng gây cản trở việc thực thi quyền con người
dựa trên cơ sở xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Theo đó có các quy định trong
pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Quy định trong luật hộ tịch về thủ tục xác
định lại họ tên, giới tính… của người chuyển giới. Theo đó, nghĩa vụ của cơ quan đăng
ký hộ tịch là tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết, trong những điều kiện cụ thể để
xác định lại các yếu tô nhân thân của người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT
nói chung.
3.2.10. Phát động, phổ cập kiến thức khoa học và pháp luật về người đồng tính,
người song tính, người chuyển giới và người lưỡng tính để mọi người có cái nhìn và
nhận thức đúng đắn hơn về cộng đồng này
77

Việc này cần phải có một kế hoạch lâu dài và bài bản. Trước tiên, những người
làm công tác giáo dục cần phải là những người tiên phong tìm hiểu kiến thức và nắm
vững cũng như có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Từ đó, họ sẽ là những
người mang các kiến thức đó đến cho người học. Thông qua các chương trình, bài báo,
các lớp học và buổi tuyên truyền, mọi người sẽ phần nào xóa bỏ được các định kiến
bấy lâu nay về cộng đồng LGBT.
Ngoài ra, nhà nước cũng có thể thực hiện việc xây dựng một số các dịch vụ
công cộng dành riêng cho cộng đồng LGBT tương tự như quy định tại Luật Thi hành
tạm giữ, tạm giam về việc người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam
ở buồng riêng. Ở một số nước trên Thế Giới như Thái Lan, Anh, Úc, Canada,… đã có
những phòng vệ sinh trung tính dành riêng cho những người chuyển giới, đồng tính,
song tính. Bởi lẽ, nhiều lúc họ không biêt phải vào bên nam hay nữ vì cho dù họ đi bên
nào cũng bị soi mói, kì thị hay họ cảm thấy ngại, không thoải mái.
Việc xây dựng khu vực vệ sinh trung tính này không chỉ đem lại lợi ích cho
những người thuộc cộng đồng LGBT mà trong những trường hợp nhất định nó còn
đáp ứng được các nhu cầu thực tế, thiết thực của một số đối tượng khác. Có thể kể đến
các trường hợp như khi những ông bố dẫn con gái nhỏ đi chơi hay các bà mẹ dắt theo
con trai,… thì họ sẽ không biết phải đi vào đâu trong những nhà vệ sinh công cộng chỉ
dành cho hai giới tính là nam và nữ; và thường thì trong những trường hợp ấy, những
ông bố, bà mẹ sẽ đưa con vào nhà vệ sinh theo dựa trên giới tính của họ và điều đó sẽ
gây ra sự bất tiện cho cả người khác sử dụng nhà vệ sinh và cho chính đứa con của họ.
3.2.11. Nhanh chóng hoàn thiện và thông qua Dự Luật chuyển đổi giới tính
Các nội dung của dự luật này cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn đặc là quy định
về các điều kiện để một người có thể chuyển đổi giới tính.
Để được công nhận là người chuyển đổi giới tính thì Bộ Y Tế cho rằng cần phải
có can thiệp về mặt y học nhưng việc sử dụng hormone hay phẫu thuật thì đều gây ra
khó khăn về tài chính cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người chuyển giới. Nhiều
người chuyển giới không có đủ điều kiện kinh tế và sức khỏe để điều trị hormone hay
phẫu thuật . Hơn nữa cũng có những người có bản dạng giới khác với giới tính sinh
học nhưng họ hoàn toàn hài lòng với các đặc điểm về mặt sinh học của mình nên
không muốn phẫu thuật. Vậy nên cần phải xem xét lại vấn đề này để bảo vệ họ cả về
mặt pháp lý lẫn sức khỏe.
Theo Điều 7, dự thảo Luật chuyển đổi giới tính
«Điều 7. Điều kiện được yêu cầu can thiệp y học để chuyển đổi giới tính
Cá nhân được yêu cầu can thiệp y học để chuyển đổi giới tính khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau đây:
1. Có giới tính sinh học hoàn thiện.
78

2. Được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn và có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác
sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
4. Là người độc thân.»
Trong bốn điều kiện này thì ba điều kiện đầu tiên đã khá hợp lý nhưng với điều
kiện cuối cùng vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Nhóm có đề xuất:
Một, họ là người độc thân
Hai, nếu họ là người đang trong mối quan hệ hôn nhân thì cần phải thỏa thuận
để có sự đồng ý của vợ hoặc chồng của họ (để ly hôn). Điều này thể hiện sự tôn trọng
và cũng để bảo về quyền lợi cho người vợ hoặc chồng đó.
Nếu họ có con chung thì họ phải có trách nhiệm với con cái của mình để đảm bảo đứa
trẻ giữ được tâm lý ổn định và phát triển một cách bình thường. Và phải đảm bảo thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với con cái sau khi chuyển đổi giới tính.
Luật chuyển đổi giới tính cần phải nêu rõ các quy trình, thủ tục pháp lý và y tế,
xã hội về việc một người chuyển đổi giới tính. Về nguyên tắc, các quy trình, thủ tục
này cần phải được quy định đơn giản, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho cả người
chuyển giới lẫn các cơ quan nhà nước thực hiện, bên cạnh đó cũng cần phải có khả
năng để ngăn ngừa những quyết định bồng bột, thiếu chín chắn, thiếu cơ sở hợp lý của
những người chuyển giới, đặc biệt là trong những trường hợp có can thiệp y học như
phẫu thuật chuyển giới. Theo quan điểm của nhóm, việc này nên xem xét áp dụng 3
điều kiện trong các hướng dẫn chính thức của Hiệp hội Chuyên khoa về Sức khỏe
chuyển giới, bao gồm:
Một, tối thiểu đã có 12 tháng liên tục sống công khai như giới tính mình mong
muốn.
Hai, sử dụng liệu pháp hormone.
Ba, một chứng nhận từ chuyên gia tâm lý.
Luật cũng cần phải đưa ra các quy trình, thủ tục pháp lý cụ thể, rõ ràng cho việc
chuyển đổi giấy tờ tùy thân sau khi một người chuyển đổi giới tính. Các quy trình, thủ
tục này cũng cần có được sự thuận lợi cho chính họ và những cơ quan nhà nước thực
hiện, xong cũng cần bảo đảm tính chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất với hoạt động quản lý
nhà nước.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật quy định là một người muốn thay đổi giới tính
trên giấy tờ tùy thân thì trước đó phải có sự can thiệp y học (phẫu thuật chuyển giới).
Vậy nên đã gián tiếp gây ra sự khó khăn cho người muốn tiến hành phẫu thuật chuyển
đổi giới tính. Ví dụ như khi họ muốn được ra nước ngoài để làm phẫu thuật, có thể sau
79

khi phẫu thuật, diện mạo của họ sẽ thay đổi, điều này gây ra khó khăn cho việc nhập
cảnh khi họ trở về nước. Vì vậy nhóm có đề xuất như sau:
Một là, trước khi làm thủ tục xuất cảnh cần phải khai báo rõ mục đích ra nước
ngoài là để phẫu thuật chuyển giới với cơ quan địa phương nơi người đó cư trú và xin
giấy xác nhận.
Hai là, khi làm thủ tục tại cơ quan hải quan ở sân bay (xuất cảnh tại nước sở tại
và nhập cảnh tại nước tiến hành phẫu thuật) thì phải xuất trình giấy xác nhận đã xin và
cung cấp dữ liệu vân tay hoặc mống mắt để cơ quan hải quan lưu trữ và đối chiếu khi
người đó trở về từ nước ngoài.
Ba là, cơ sở tiến hành phẫu thuật phải chụp ảnh của người có nhu cầu phẫu
thuật trước và sau khi tiến hành cũng như cung cấp hồ sơ bệnh án để chứng minh rằng
người đó đã tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Và khi cần thiết, cơ quan hải
quan có thể yêu cầu đưa ra giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế đó.
3.2.12. Thay vì đặt tên là Luật chuyển đổi giới tính thì nhóm đề xuất đặt là Luật
về giới tính để có thêm cả những điều khoản quy định về người đồng tính và song tính
(như nhóm đã nêu ở trên về việc công nhận giới tính thứ ba) bên cạnh các quy định về
việc chuyển đổi giới tính. Vì những người đồng tính và song tính thì không có nhu cầu
chuyển giới từ nam thành nữ hay từ nữ thành nam nhưng nếu pháp luật công nhận giới
tính thứ 3 thì họ sẽ có quyền thay đổi giấy tờ tùy thân cho phù hợp và thuận tiện hơn
trong cuộc sống tránh những trường hợp gây nhầm lẫn.
Cùng với các định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về
quyền con người nói riêng, trên cơ sở đánh giá về hệ thống các quy định pháp luật liên
quan đến cộng đồng LGBT và người chuyển giới. Đề tài đã xác định các giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện pháp luật về người chuyển giới và cộng đồng LGBT.
Các giải pháp đó được thực hiện sẽ bảo đảm cho các quyền của người chuyển
giới và cộng đồng LGBT trong xã hội được vận hành và bảo vệ.
80

KẾT LUẬN
Nhận thức về cộng đồng LGBT là một vấn đề không còn quá mới ở Việt Nam,
đây là cơ sở quan trọng để khẳng định sự tồn tại của người đồng tính, song tính,
chuyển giới với tư cách là những thành viên trong xã hội. Đề tài của nhóm đã nghiên
cứu các vấn đề lý luận về người chuyển giới và cộng đồng LGBT như: cộng đồng
LGBT là gì? Người chuyển giới là gì? Từ đâu có nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với
cộng đồng LGBT và người chuyển giới? Lịch sử pháp luật về người chuyển giới và
cộng đồng LGBT trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng của
các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về người chuyển giới và cộng đồng
LGBT. Qua đó thấy rằng các quy định này còn nhiều hạn chế về cả số lượng, phạm vi
và nội dung . Ngoài ra, còn rất nhiều quan hệ phát sinh liên quan đến cộng đồng này
chưa được điều chỉnh. Thực tế đã có những quy định mà pháp luật điều chỉnh đối với
việc công nhận quyền của cộng đồng LGBT; song vẫn còn nhiều quy phạm điều chỉnh
các quan hệ pháp luật phát sinh liên quan đến cộng đồng này chưa phù hợp gây cản trở
cho việc bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản nhất của họ như: Quyền bình đằng và không
bị phân biệt đối xử; Quyền được công nhận trước pháp luật; Quyền trong quan hệ hôn
nhân; Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm.
Từ những đánh giá về hệ thống pháp luật thực định liên quan đến việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng LGBT và người chuyển giới, nhóm nghiên
cứu đã xác định định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền con người và đưa ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về cộng đồng LGBT và người chuyển giới. Các giải
pháp đưa ra với mục đích: đảm bảo tốt nhất việc công nhận và bảo vệ quyền con người
của cộng đồng LGBT và người chuyển giới.
Bên cạnh đó, khi thực hiện nghiên cứu này nhóm cũng mong muốn đây sẽ là
nguồn tài liệu không chỉ đem lại kiến thức cho xã hội mà còn là tiếng nói thay mặt cho
những người thuộc cộng đồng LGBT gửi gắm tới các nhà làm luật để có những chính
sách pháp luật quy định một cách phù hợp và chặt chẽ hơn. Từ đó phần nào dần thu
hẹp được khoảng cách giữa các quy định của luật và thực tiễn áp dụng để những người
thuộc cộng đồng này có thể tự tin bước ra sống đúng với đúng con người mình hơn.
Đó đồng thời cũng là cách để đảm bảo sự công bằng xã hội và văn minh nhân loại.
81

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Văn bản pháp luật
1. Bộ Y Tế (2010), Thông tư 29/2010/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định Hướng dẫn thi
hành một số điều Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính
phủ về xác định lại giới tính, ban hành ngày 24 tháng 5 năm 2010.
2. Chính phủ (2008), Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, ban hành
ngày 05 tháng 08 năm 2008.
3. Chính phủ (2013), Nghị định số 24/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, ban hành ngày 28 tháng 3 năm 2013.
4. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11, ban hành ngày 14 tháng 06
năm 2005.
5. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, ban hành ngày 14 tháng 6 năm
2005.
6. Quốc hội (2007), Luật Phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12, ban hành
ngày 21 tháng 11 năm 2007.
7. Quốc hội (2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, ban hành ngày
ngày 23 tháng 11 năm 2009.
8. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12, ban hành ngày 17 tháng 06
năm 2010.
9. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18 tháng 6
năm 2012.
10. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2013, ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.
11. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, ban hành ngày 19
tháng 6 năm 2014.
12. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, ban hành ngày 24 tháng 11
năm 2015.
13. Quốc hội (2015), Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13, ban hành
ngày 25 tháng 11 năm 2015.
14. Quốc hội, Dự thảo luật chuyển đổi giới tính 2019.

II. Bài viết khoa học


15. Don Colby, Cao Hữu Nghĩa & Serge Doussantousse (2004), Men who have sex
with men and HIV in Vietnam, The Guilford Press.
16. Đỗ Hồng Thơm, Vũ Công Giao (biên soạn, 2011), Luật Quốc tế về quyền của các
nhóm người dễ bị tổn thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
82

17. Helmut Graupner, International Bar Association Conference, Phillip Tahmindjis


(2005). Sexuality and Human Rights, Haworth Press. 192. ISBN 1560235551. From
<http://books.google.com/books?id=gem0JOOWVMC&pg=PP1&dq=1560235551&e
i=AmSTSYm-CYrIlQSU0dTBCg#PPA192,M1>.
18. Hillary Rodham Clinton (2011), Phát biểu tại Ngày Nhân quyền Quốc tế, Geneva,
Thụy Sỹ, từ <http//vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/hcmc/secstate/statements.html>.
19. Jakob Pastoetter (1997-2001), The International Encyclopedia of Sexuality:
Vietnam, The Continuum Publishing Company, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 03
năm 2019.
20. Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Lương Thế Huy (biên soạn, 2016), Cẩm nang - Những gì bạn cần biết về pháp luật
và quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.
22. Nguyễn Thanh Tùng (2014), „Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển
giới: Pháp luật và thực tiễn trên Thế giới và ở Việt Nam‟, Luận văn thạc sĩ luật học,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. PGS. TS. Vũ Công Giao (Chủ biên) và tập thể giảng viên Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Kinh nghiệm một
số quốc gia trên Thế Giới về Pháp Luật chuyển đổi giới tính và bài học cho Việt Nam,
Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội.
24. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) (2014), Báo cáo về tình
hình quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”) tại
Việt Nam hướng đến phiên thứ 18 kiểm điểm định kỳ toàn cầu tại Liên hiệp quốc của
Việt Nam (Tháng 1-2,2014), Hà Nội.
25. Viện Ngôn ngữ học (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá ‐
Thông tin, Hà Nội.
26. „Các mốc về quyền LGBT ở Hoa Kỳ‟, CNN, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 04
năm 2019, từ < https://edition.cnn.com/2015/06/19/us/lgbt-rights-milestones-fast-
facts/index.html >.
27. Come out và những hệ lụy, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2019, từ
<lgbtqvietnam.blogspot.com>.
28. Đoàn Loan (2018), „Ba phương án để người chuyển giới được pháp luật công
nhận‟, Báo điện tử VnExpress, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ <
https://vnexpress.net/suc-khoe/ba-phuong-an-de-nguoi-chuyen-gioi-duoc-phap-luat-
cong-nhan-3769310.html>.
83

29. Hà Phượng (2017), „Điều kiện nào thì được phẫu thuật chuyển giới?‟, Báo điện tử
Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ <
https://plo.vn/xa-hoi/dieu-kien-nao-thi-duoc-phau-thuat-chuyen-gioi-734126.html>.
30. Hoài Thu (2018), „4 điều kiện để chuyển giới hợp pháp‟, Báo giao thông, truy cập
lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ < https://www.baogiaothong.vn/4-dieu-kien-
de-chuyen-gioi-hop-phap-d239390.html>.
31. Huy Thanh, Ngọc Dung (2018), „Tranh cãi về 3 phương án công nhận chuyển
giới‟, Báo Người lao động, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 04 năm 2019, từ <
https://nld.com.vn/thoi-su/tranh-cai-ve-3-phuong-an-cong-nhan-chuyen-gioi-
20180630224557037.htm>.
32. Thu Hằng (2013), „Tìm luật cho người chuyển giới‟, Báo Thanh niên, truy cập lần
cuối ngày 25 tháng 04 năm 2019, từ < https://m.thanhnien.vn/thoi-su/tim-luat-cho-
nguoi-chuyen-gioi-474669.amp>.
33. Trương Hồng Quang (2017), „Pháp luật quốc tế về quyền con người đồng tính,
song tính và chuyển giới‟, Báo Người bảo vệ quyền lợi, truy cập lần cuối ngày 25
tháng 04 năm 2019, từ
<http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=251201755344
11178&MaMT=26&MaNT=3>.
34. Việt Khoa (2017), „Văn bản pháp luật nào đề cập đến quyền của người LGBT‟,
Báo điện tử Việt Nam mới, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 04 năm 2019, từ <
https://vietnammoi.vn/van-ban-phap-luat-nao-de-cap-toi-quyen-cua-nguoi-lgbt-
58717.htm>.
35. „Bản dạng giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_d%E1%BA%A1ng_gi%E1%BB%9
Bi>.
36. „Đồng tính luyến ái‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_t%C3%ADnh_luy%E1%BA
%BFn_%C3%A1i >.
37. „Hôn nhân đồng giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%93ng_
gi%E1%BB%9Bi>.
38. „Kết hợp dân sự‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BFt_h%E1%BB%A3p_d%C3%A2n_s%E
1%BB%B1>.
39. „LGBT‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/LGBT>.
84

40. „Liên giới tính‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019, từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_t%C3%ADnh >.
41. „Người chuyển giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%BB%83n_gi
%E1%BB%9Bi#Nh%E1%BB%AFng_nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c_sai_l%
E1%BA%A7m_th%C6%B0%E1%BB%9Dng_g%E1%BA%B7p_trong_x%C3%A3_
h%E1%BB%99i_v%E1%BB%81_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_chuy%E1%BB%83n
_gi%E1%BB%9Bi>.
42. „Phẫu thuật chuyển giới‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019,
từ <
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ABu_thu%E1%BA%ADt_chuy%E1%BB
%83n_gi%E1%BB%9Bi>.
43. Quyền LGBT ở Brunei (2019), Wikipedia, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019, từ
< https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Brunei>.
44. Quyền LGBT ở Hoa Kỳ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019, từ
< https://en.wikipedia.org/wiki/LGBT_rights_in_the_United_States >.
45. Quyền LGBT ở Thái Lan (2019), Wikipedia, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2019,
từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Th%C3%
A1i_Lan>.
46. „Song tính luyến ái‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Song_t%C3%ADnh_luy%E1%BA%BFn_%C3%A1i>.
47. „Thiên hướng tình dục‟ (2019), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_t%C3%A
Cnh_d%E1%BB%A5c>.
48. „Thước đo Kinsey‟ (2018), Wikipedia, truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019, từ
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%9Bc_%C4%91o_Kinsey>.

You might also like