You are on page 1of 65

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”


NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH:


CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU CỦA TRUNG QUỐC VÀ
GỢI Ý VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Kinh tế quốc tế

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Minh


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Thị Kiều Anh
Phạm Thị Xim
Hoàng Thị Dung
: Nguyễn Ngọc Quang

HÀ NỘI, 2013
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẦY
XUẤT KHẨU CỦA QUỐC GIA......................................................................3
1.1 Tổng quan về xuất khẩu........................................................................3
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu.........................................................................3
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu.......................................................................4
1.1.3 Các phương thức xuất khẩu..............................................................4
1.2. Nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu.........................................................................................................6
1.2.1 Khái niệm..........................................................................................6
1.2.2 Các công cụ chính sách thúc đẩy xuất khẩu.....................................6
1.2.2.1 Chính sách giảm bớt hay xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu......6
1.2.2.2 Chính sách hỗ trợ các ngành các doanh nghiệp xuất khẩu........7
1.3 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu của Trung Quốc..........................................................................10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU
CỦA TRUNG QUỐC.....................................................................................14
2.1. Khái quát về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của
Trung Quốc................................................................................................14
2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc.......................................................20
2.2.1. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thông qua Thuế quan.......................20
2.2.1.1. Miễn giảm thuế quan...............................................................20
2.2.1.2. Hoàn thuế xuất khẩu................................................................23
2.2.2. Chính sách tỷ giá...........................................................................24
2.2.3. Chính sách tín dụng.......................................................................26
2.2.4. Chính sách thị trường xuất khẩu...................................................27
2.2.5. Chính sách thu hút FDI.................................................................31
2.2.5.1. Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ 1978 đến nay.....31
2.2.5.2. Chính sách thu hút FDI chung................................................34
2.2.5.3. Chính sách thu hút FDI định hướng xuất khẩu.......................37
2.2.6 Chính sách khoa học công nghệ.....................................................40
2.2.6.1 Chính sách chú trọng nhập khẩu công nghệ............................41
2.2.6.2 Chính sách đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển khai..........43
2.2.6.3 Chương trình định hướng mục tiêu và phát triển.....................46
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT
HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU CỦA TRUNG QUỐC VÀ GỢI Ý
VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM................................................................50
3.1 Đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc....................................................................50
3.1.1 Những thành công trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc.....................................50
3.1.2 Những vấn đề đặt ra trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc.....................................51
3.2 Gợi ý vận dụng kinh nghiệm thực hiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc đối với
Việt Nam.....................................................................................................53
3.2.1 Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến
sâu của Việt Nam.....................................................................................53
3.2.2 Khả năng vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào thực hiện
chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu
của Việt Nam............................................................................................55
3.2.3 Một số đề xuất kiến nghị................................................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................59
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1. CAS Chinese Academy of Sciences Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc
2. ECA Export Credit Agency Tổ chức tín dụng xuất khẩu
3. EU Europe Union Châu Âu
Foreign Investment
4. FIE Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Enterpreneur
5. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
6. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
7. IT Information Technology Công nghệ thông tin
8. IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
9. KHCN Khoa học công nghệ
Ministry of Science and
10. MOST Bộ khoa học và Công nghệ
Technology
National and Engineering Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
11. NERC
Research Centers quốc gia
12. RMB Renminbi Nhân Dân Tệ
13. R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
14. USD United State Dollar Đô- la Mỹ
15. WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm cuối thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc nổi lên như
một trung tâm kinh tế lớn của Châu Á nói chung và thế giới nói riêng. Sau 30
năm thực hiện cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có nhiều biến đổi
sâu sắc, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu Trung Quốc đã vươn lên trở thành
quốc gia lớn thứ hai thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP cao đặc biệt trong
lĩnh vực ngoại thương và xuất nhập khẩu. Từ chỗ đứng thứ 32 trên thế giới về
xuất khẩu năm 1978 thì đến năm 2010 Trung Quốc đã trở thành quốc gia xuất
khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578 tỉ
USD chiếm 10% giá trị xuất khẩu của toàn thế giới. Đặc biệt các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và chiếm tỉ
trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc những năm qua.
Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, có nhiều nét tương
đồng về điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế xã hội. Cũng như
Trung Quốc, Việt Nam đang tích cực thực hiện cải cách nền kinh tế theo
hướng chú trong xuất khẩu và đã đạt được rất nhiều thành tựu. Tuy nhiên,
xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, các mặt hàng thô, có hàm
lượng lao động lớn vẫn chiếm chủ yếu trong tỉ trọng xuất khẩu.
Vậy Việt Nam có nên học tập những kinh nghiệm của Trung Quốc để
thúc đẩy xuất khẩu nói chung và các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu nói
riêng? Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm tác giả đã chọn đề tài
“Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của
Trung Quốc và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam” để nghiên cứu trong bài viết
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể
vận dụng cho Việt Nam.

1
Các nhiệm vụ cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
quốc gia.
- Phân tích, đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc giai đoạn sau đổi mới 1975 tới nay.
- Tìm những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, rút ra những gợi ý
đối với Việt Nam trong thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng công
nghiệp chế biến sâu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
một quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất khẩu
của Trung Quốc, tập trung vào các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu, trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra những gợi ý vận dụng đối với Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp lịch
sử và logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp và phân tích.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, từ viết tắt,
tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày theo 3 chương sau đây:
Chương 1: Những cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của
quốc gia
Chương 2: Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc
Chương 3: Đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc và gợi ý vận dụng đối với Việt Nam

2
CHƯƠNG I: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC
ĐẦY XUẤT KHẨU CỦA QUỐC GIA

1.1 Tổng quan về xuất khẩu


1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là
hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng
hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc
gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã
xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là
trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể
hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên
phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không
chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất,
nó phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi
khu vực và thế giới. Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức
kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “
chiếc chìa khóa” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia. Tạo
ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của một nước khi tham gia vào hoạt động
kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh
quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này đươc tiếp tục ngay cả
khi doanh nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diến ra các hình thức sau: Xuất
khẩu thành hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực

3
tiếp do chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đảm nhận; xuất
khẩu gián tiếp (hay ủy thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ
chức kinh doanh trung gian đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hóa hữu
hình. Ngày nay xuất khẩu dịch vụ rất phát triên.
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu.
- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối, lợi thế tương đối của
đất nước và kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy
vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời
sống nhân dân.
- Tiến hành sản xuất những loại sản phẩm mà họ có lợi thế về một
hoặc nhiều nguồn lực nào đó với chất lượng cao và chi phí sản xuất thấp hơn
sau đó tiến hành xuất khẩu thì các nguồn lực sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn
và tổng sản phẩm trong nước sẽ tăng lên.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quan hệ đối
ngoại, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật với nước ngoài đẩy mạnh quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xuất khẩu là động lực thúc đẩy CNH, HĐH.
- Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có
tiềm năng về xuất khẩu.
- Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ Quốc gia. Xuất khẩu cũng có thể
cho các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm của quốc tế trong
kinh doanh.
1.1.3 Các phương thức xuất khẩu
Phương thức xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị
tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với
nước ngoài; trực tiếp giao nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh
nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có
quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán

4
và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính
sách quản lý xuất khẩu của nhà nước.
Phương thức xuất khẩu uỷ thác: Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh
doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không
đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất
khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.
Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt
động xuất khẩu:
+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ
điều kiện bán hàng xuất khẩu.
+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác
xuất khẩu là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước
ngoài. Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự
điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết
hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán
ngoại thương.
Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của
luật kinh doanh trong nước, luật kinh doanh của bên đối tác và luật buôn bán
quốc tế.
Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ
thác giữ vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại
giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận
giữa hai bên ký trong hợp đồng uỷ thác.
Xuất khẩu theo hiệp định: Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo
hiệp định của nhà nước ký kết với nước ngoài. Các doanh nghiệp thay mặt
nhà nước ký các hợp đồng cụ thể và thực hiện các hợp đồng đó với nước bạn.
Xuất khẩu ngoài hiệp định: Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu
không nằm trong hiệp định của nhà nước phân bổ cho doanh nghiệp.

5
1.2. Nội dung chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu
1.2.1 Khái niệm
a) Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Dưới góc độ nhà nước: Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là tổng hợp các
chính sách, công cụ và biện pháp chính sách nhằm gia tăng quy mô và giá trị
xuất khẩu hàng hóa của quốc gia thông qua việc giảm bớt hay xóa bỏ các rào
cản đối với xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
b) Công nghiệp chế biến sâu
Mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là các mặt hàng có hàm lượng
cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành
tựu khoa học và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính
năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai
trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
1.2.2 Các công cụ chính sách thúc đẩy xuất khẩu
1.2.2.1 Chính sách giảm bớt hay xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu
a) Miễn giảm thuế xuất khẩu
Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ tiến hành miễn
hoặc giảm các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá trình sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu. Chính sách này cũng giúp doanh
nghiệp xuất khẩu hạ giá thánh phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
b) Chính sách tỷ giá hối đoái
Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái được thực hiện theo
hướng phá giá đồng nội tệ, thúc đẩy xuất khẩu khi phá giá đồng nội tệ (làm
giảm giá đồng nội tệ) thì tỷ giá hối đoái đồng nội tệ với ngoại tệ sẽ tăng, lúc
đó giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ tương đối ở thị trường quốc tế. Việc giá hàng hóa
giảm do tỷ giá hối đoái tăng giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa

6
trong nước. Tuy nhiên, phải đảm bảo tỷ giá hối đoái thực tế kích thích xuất
khẩu về lâu dài và ngăn ngừa tỷ giá nhập khẩu tăng lên cao so với tỷ giá xuất
khẩu.
c) Các biện pháp hành chính
Tiến tới xóa bỏ các rào cản pháp lý, thủ tục hành chính rườm rà gây trở
ngại cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của
doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhiều hơn và thuận lợi hơn
1.2.2.2 Chính sách hỗ trợ các ngành các doanh nghiệp xuất khẩu
a)Tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng mà chính phủ nước
xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu nước mình, cho doanh nghiệp
nhập khẩu, hoặc ngân hàng bên nhập khẩu (còn được gọi là tín dụng thương
mại) hoặc khoản vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ các dự án và cung cấp
vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, để thúc đẩy xuất khẩu, tăng sức cạnh
tranh của hàng hóa xuất khẩu. Có thể chia ra 2 loại là tính dụng người bán và
tín dụng người mua.
Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu:
- Tín dụng xuất khẩu phải có liên hệ với hạng mục xuất khẩu.
- Lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng của thị trường tiền tệ quốc tế.
- Giá trị tín dụng thông thường chiểm khoảng 85% giá trị hợp đồng.
b) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tin dụng về xuất khẩu là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi
tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA). Nó đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường
cho các ngân hàng khi vay trung – dài hạn. Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm
tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những
khoản phải thu, phát sinh từ các hoạt động buôn bán những khoản cho vay
trung – dài hạn vì lí do chính trị, thương mại.

7
c) Hoàn thuế xuất khẩu
Chính sách hoàn thuế xuất khẩu được hiểu một cách đơn giản, đó là
hính thức nhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng
hóa, chính phủ sẽ hoàn lại toàn bộ hay một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu
sản xuất và khoản thuế quốc nội mà doanh nghiệp đã nộp trong quá trình sản
xuất cũng như lưu chuyển sản phẩm xuất khẩu trong nước. Chính sách này
giúp cho các doanh nghiệp có thể hạ thấp nhất giá thành hàng hóa xuất khẩu.
d) Thu hút FDI đến các ngành xuất khẩu
Dòng vốn  đầu  tư  trực  tiếp  nước ngoài vào các ngành xuất khẩu giúp
giải quyết vấn đề vốn trong các trong các ngành xuất khẩu, cùng với việc
luồng vốn chảy vào còn có thể tận dụng được công nghệ, kinh nghiệm quản lý
thị trường để thúc đẩy sự phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của các
ngành xuất khẩu.
Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI là: 
- Ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân
nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các ngành xuất khẩu: như
miễn giảm thuế, cung cấp cơ sở hạ tầng…
- Chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Ban hành các văn bản pháp luật về điều chỉnh các hoạt động đầu tư
nước ngoài.
e) Khoa học công nghệ
Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ
đã đưa loài người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc
biệt là lĩnh vực sản xuất. Công nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất trực tiếp của các quốc gia. Công nghệ sản
xuất được hiểu là tất cả các yếu tố dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh
nghiệp ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Công nghệ càng cao, càng

8
hiện đại thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Và đối với doanh nghiệp xuất khẩu thị
trường thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần đánh giá được
trình độ công nghệ sản xuất của họ và xác định được vị trí của mình trên
thương trường để có hướng phát triển công nghệ phù hợp với khả năng nhưng
lại đáp ứng được một đoạn thị trường mục tiêu cho các sản phẩm đầu ra.
f) Xúc tiến thương mại
Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng
thương hiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới. Điều
này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
g) Xây dựng cơ sở hạ tầng
Chú trọng vào hệ thống hạ tầng quốc gia như giao thông, điện nước,
nhà xưởng, kho tàng, bến cảng, kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu cửa
khẩu biên giới... để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại;
hoàn thiện chính sách biên mậu, hướng doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để tránh những rủi ro hoạt động thương mại
biên giới; phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa
hoạt động dịch vụ logistics, xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ
logistics, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ logistics.
h) Đào tạo nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quan trọng, quyết định trong mọi sự thành
công. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu cần phải phát triển nguồn nhân lực, và để
làm được điều đó thì chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp,
hiệp hội tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển sản
xuất và xuất khẩu.
Các công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng
các chương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc
điểm văn hoá, đào tạo về ngôn ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài.

9
Đào tạo phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội
ngũ lao động có kỹ năng, có kinh nghiệp trung thành với doanh nghiệp.
i) Chính sách thị trường xuất khẩu
Để thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ cần phải lựa chọn thị trường, đề xuất
và thực thi chiến lược thị trường đúng đắn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự
do thương mại, đa dạng hóa thị trương xuất khẩu là một trong những biện
pháp làm tăng cường xuất khẩu hiệu quả và tránh được rủi ro khi chỉ tập trung
vào một thị trường. Chính phủ cần tăng cường chính sách đối ngoại tạo mối
quan hệ với các nước đồng thời thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế nhằm mở
rộng thị trường xuất khẩu.
1.3 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu của Trung Quốc
Trong những năm qua Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu
trong chiến lược hướng về xuất khẩu ,đưa hàng hóa của Trung Quốc vươn xa
trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa thì những lợi thế về lao động, tài nguyên cũng dần mất đi đòi hỏi
chính phủ Trung Quốc phải có những chiến lược xuất khẩu phù hợp trong
tương lai để vừa phát huy được những lợi thế tương đối trong nước vừa góp
phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đặc biệt là trong xu
hướng chuyển dịch cơ cấu thương mại quốc tế hiện nay. Có thể nhận thấy việ
thúc đẩy xuấ khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là một điều tất yếu
khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bới lẽ:
Thứ nhất, đổi mới cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế. Đặc biệt xu hướng
xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu góp phần quan trọng vào quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Thứ hai, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trường quốc tế
có những chiều hướng mới, các xu hướng rõ nét nhất là:

10
- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc
dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia
trên thị trường thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng của hàng hoá “vô hình” nhanh hơn các hàng hoá
“hữu hình”.
- Giảm đáng kể tỷ trọng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm.
- Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ
và khí đốt.
- Tăng nhanh tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là máy
móc thiết bị.
Tình hình trên bắt buộc Trung Quốc phải thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu, chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các ngành công nghiệp chế biến sâu để
đáp ứng kịp thời xu hướng cũng như nhu cầu thị trường thế giới. Giúp hàng
xuấ khẩu trung quốc có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Thứ ba, chỉ có thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh các mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu mới phát huy thế mạnh lợi thế của đất nước về
nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và vị trí địa lý
thuận lợi. Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc xuấ́t khẩu các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu.
- Dân số đông chính là điểm mạnh, điểm khác biệt lớn nhất của Trung
Quốc. Chính vì dân số đông nhất, là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới,
Trung Quốc luôn chọn cho mình chiến lược sản lượng, nghĩa là lấy sản lượng
lớn, để giảm giá thành sản xuất; từ đó, có sức cạnh tranh cực mạnh bằng
chính sách giá trên toàn cầu. Từ điểm mạnh mang tính cốt lõi này, mà Trung
Quốc có một loạt các điểm mạnh phát sinh khác. Nguồn nhân lực này vừa là
cơ sở để Trung Quốc phát triển những mặt hàng dựa trên sức lao động là
chính trong cơ cấu hàng xuất khẩu, vừa là cơ sở cho việc lựa chọn các sản
phẩm nhập khẩu đặc biệt là những máy móc thiết bị sử dụng lao động tập
trung.

11
- Về tài nguyên thiên nhiên đất nước. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Trung Quốc tương đối phong phú, là cơ sở để Trung Quốc có thể xuất khẩu
một số loại khoáng sản, đồng thời cũng là căn cứ để tiến hành nhập khẩu
những loại còn thiếu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.Trung
Quốc là quốc gia có các vùng nguyên liệu cho sản xuất cực kỳ lớn, đây là một
điểm khác biệt, giúp Trung Quốc tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và
hạ giá thành trong sản xuất hàng loạt. Chính sự đa dạng và quy mô lớn của
vùng nguyên liệu, nên Trung Quốc đang là điểm đến hấp dẫn đầu tư đối với
hầu hết các cường quốc. Trong nhiều năm sau khi độc lập (1949) Trung Quốc
đã tập trung mạnh mẽ phát triển công nghiệp khai khoáng than, bô xit, và sản
xuất thép, luyện kim, đặc biệt công nghiệp hóa chất của Trung Quốc tương
đối phát triển. Bên cạnh đó, các vùng nguyên liệu cho nghành dệt may, giày
da, và rất nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp đã được hình thành theo
lợi thế tự nhiên của từng vùng.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ tăng cường sức cạnh
tranh của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Một xu hướng của thị trường thế giới hiện nay là các sản phẩm có hàm
lượng khoa học và công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi các sản
phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá và kém sức cạnh tranh. Chu kỳ sống
của các loại sản phẩm xuất khẩu được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, công
nghệ, mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục. Đây là một kết quả tất yếu khi khoa
học kỹ thuật phát triển, bởi chính sự phát triển đó làm giảm giá thành sản
phẩm, sự tiêu hao ít nguyên liệu, dẫn tới nhu cầu về nguyên liệu ngày càng có
xu hướng giảm. Để nâng cao cạnh tranh, cũng như hạn chế sự giao động về
giá cả thì không còn con đường nào khác là phải đổi mới cơ cấu xuất khẩu
theo hướng tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế, giảm dần sản phẩm
thô và sản phẩm sơ chế. Việc tăng cường xuất khẩu những sản phẩm tinh chế
sẽ giúp chúng ta thu được giá trị xuất khẩu lớn hơn. Mặt khác, cải biến cơ cấu
xuất khẩu sẽ hạn chế việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm không đáp

12
ứng nhu cầu thị trường, hạn chế xuất khẩu bằng mọi giá, bất chấp hiệu quả
kinh tế - xã hội và lợi ích quốc gia.
Cuối cùng, sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế mỗi quốc gia đều
tham gia vào các hiệp ước, hiệp hội khu vực và quốc tế yêu cầu các Trung
Quốc phải có sự chuyển biến nhanh chóng trong thương mại quốc tế, mà nội
dung quan trọng là phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu mà chủ yếu
chuyển dịch sang các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu. Bởi những yếu tố
khách quan cũng như chủ quan, có thể nhìn nhận trong thời gian này, kinh tế
thế giới và khu vực vẫn đang ở trong chu kỳ suy thoái, thậm chí dường như ở
đáy của chu kỳ này. Do vậy, những nỗ lực gia tăng sản lượng đã không đủ bù
đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị trường thế giới, đã đến lúc đòi hỏi phải có
chất lượng lâu dài về cơ cấu xuất khẩu hàng hoá. Và Trung Quốc cần phải
thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu là một tất yếu

13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU CÁC MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU
CỦA TRUNG QUỐC

2.1. Khái quát về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của
Trung Quốc
Sau hơn 30 năm (1979-2013) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế
xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc. Về nhiều mặt, Trung Quốc đang
chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc
độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực
ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng, Trung Quốc đã thu
được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất
nhập khẩu (năm 1978) đến năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc
xuất khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578
tỷ USD, chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu của thế giới (Xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978
đến năm 2010 ( Đơn vị: tỷ USD , %)
Năm Kim ngạch xuất khẩu Tăng so với năm trước (%)
1978 9,75
1985 27,35 4,6
1990 62,09 18,2
1995 148,78 23
2000 249,2 27,8
2005 762 28,2
2006 969,08 27,2
2007 1218,01 25,7
2008 1317,16 19,3
2009 1201,66 -16
2010 1577,93 31,3
Nguồn: Theo số liệu thống kê Tổng cục hải quan Trung Quốc
Cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978 đã khuyến khích sự phát triển
ngoại thương, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc không
ngừng tăng lên qua các năm. Tính đến hết năm 2005, tổng kim ngạch xuất

14
nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1422,1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu
là 762 tỷ USD, đứng thứ ba thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm tính tới năm
2008, xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 23%;
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 31% so với năm trước,
đạt mức gần 1580 tỷ USD. Nếu cứ tiếp tục đà tăng trường này, trong vòng 10
năm tới, Trung Quốc có thể chiếm tới ¼ trị giá hàng xuất khẩu toàn thế giới.
Ngoại thương Trung Quốc đạt được sự cải thiện rõ rệt đặc biệt về
cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế; tăng
mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động; nâng
tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng chất xám.
Cơ cấu hàng xuất khẩu được cải thiện theo con đường nâng cấp dần từ
sản phẩm có tính chất tài nguyên là chủ yếu (từ năm 1985 trở về trước) đến
hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy dép... là chủ yếu (từ năm 1985 đến
năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi sản phẩm điện máy (1993
trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm công nghệ thông tin đang
dần trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc. Cho tới nay, Trung
Quốc đã hình thành nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các mặt hàng lại
mang tính đa dạng về chủng loại, từ các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng
lao động cao như: dệt may (thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng
xuất khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm điện tử gia dụng lắp ráp, hàng nông
thủy sản chế biến... cho tới các sản phẩm công nghệ thông tin tập trung nhiều
vốn và hàm lượng kỹ thuật cao.

15
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1990 – 2008)
Đơn vị tính: %
Mặt hàng 1990 1997 2002 2008
Nông phẩm và nguyên liệu 13,9 7, 4 5, 1 2,6
Khoáng sản 6,8 2, 1 3, 1 1,8
Bán thành phẩm 16,5 15 ,4 13 ,6 14, 8
Sản phẩm công nghiệp có kỹ
37,2 43 ,3 36 ,5 30, 5
năng lao động thấp
Sản phẩm công nghiệp có
17,5 13,7 12,7 19,4
kỹ năng lao động trung bình
Sản phẩm công nghiệp có kỹ
8,0 17 ,2 28 ,2 30, 9
năng lao động cao
100 100 100 100
Nguồn: UN-COMTRADE 2009
Bảng 2.2 cho thấy tính đến năm 2008 có tới trên 30% kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy
tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng
dùng nhiều kỹ năng trung bình như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim
khí,... thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc.
Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004)
Xuất khẩu hàng công nghệ cao
Tổng XK hàng chế
Năm Giá trị (tỷ Tốc độ tăng
tạo (tỷ USD) (1) % trong (1)
USD) (%)
1992 67,9 9,3 - 13,7
1993 75,1 10,7 15,1 14,2
1994 101,3 15,6 45,8 15,4
1995 127,3 21,5 37,8 16,9
1996 129,1 24,3 13,0 18,8
1997 158,8 30,0 23,5 18,9
1998 163,2 34,4 14,7 21,1
1999 175,0 40,2 16,9 23,0
2000 223,7 55,8 38,8 24,9
2001 239,8 64,1 14,9 26,7
2002 297,8 67,8 5,8 22,8
2003 397,0 110,3 62,7 27,9
2004 552,8 165,5 50,0 29,9
Nguồn: Martin, Bảng SA 11: China Statistical Yearbook 2001 – 2004;
MOFOM Trade Statistics

16
Những năm 90 đã chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu hàng chế tạo của
Trung Quốc, trong đó các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao ngày
càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng của hàng công nghệ
cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc gia tăng đều đặn trong
những năm 90 và những năm đầu của thế kỷ 21. Đặc biệt, từ năm 2003 xuất
khẩu các sản phẩm công nghệ cao có sự gia tăng nhảy vọt, và xu hướng này
có xu hướng tiếp tục được duy trì.

Nguồn: Statistics on Science and Technology, the Chinese Ministry of


Science and Technology
Hình 2.1: Xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc
từ năm 1995 – 2010
Hình 2.1 cho thấy xu hướng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung
Quốc và phần trăm của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1995 tới
năm 2010. Năm 1995, giá trị xuất khẩu công nghệ cao lên tới 10,1 tỷ USD,
chiếm khoảng 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 1995 đến 2010, xuất khẩu
công nghệ cao tăng 30% mỗi năm, nhanh hơn nhiều so với sự tăng trưởng của
xuất khẩu. Trong năm 2010, xuất khẩu công nghệ cao đạt 492,4 tỷ USD,
chiếm 31,2% trong tổng số sản xuất hàng xuất khẩu. Trước năm 2004, Trung
Quốc liên tục bị thâm hụt thương mại trong các sản phẩm công nghệ cao.
Việc mở rộng nhanh chóng của xuất khẩu công nghệ cao trở nên thâm hụt
thương mại vào thặng dư. Đến năm 2010, thặng dư thương mại trong các sản

17
phẩm công nghệ cao đã tăng 79,6 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 44% tổng thặng dư
thương mại của Trung Quốc.
Bảng 2.4: Cấu trúc xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của
Trung Quốc qua các năm (2008-2010)
2008 2009 2010
% trong
% trong % trong
Mặt hàng Giá trị Giá trị Giá trị tổng
tổng kim tổng kim
công nghệ (tỷ (tỷ (tỷ kim
ngạch ngạch
USD) USD) USD) ngạch
XK XK
XK
Máy tính và các
308,5 74,2 282,5 74,9 356,0 72,3
thiết bị viễn thông
Công nghệ Khoa
13,4 3,2 11,1 2,9 13,9 2,8
học đời sống
Điện tử 55,4 13,3 51,1 13,6 77,5 15,7
Sản xuất máy tính
6,3 1,5 5,1 1,4 7,7 1,6
tích hợp
Không gian vũ trụ 3,2 0,8 2,7 0,7 3,5 0,7
Quang điện tử 24,6 5,9 20,9 5,6 28,6 5,8
Công nghệ sinh học 0,3 0,1 0,3 0,1 0,4 0,1
Vật liệu 3,6 0,9 3,0 0,8 4,4 0,9
Mặt hàng khác 0,3 0,1 0,4 0,1 0,4 0,1
Tổng 415,6 100 376,9 100 492,3 100
Nguồn: Statistical Report on Science and Technology, No. 8, July 2009,
Chinese Ministry of Sciences and Technology
Cấu trúc xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc được thể hiện trong
bảng 2.4 chỉ ra rằng máy tính, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử
chiếm đa số xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc. Trong năm 2008, xuất
khẩu của máy tính và sản phẩm viễn thông lên tới 308,5 tỷ USD, khoảng
74,2% tổng xuất khẩu công nghệ cao. Điện tử đứng thứ hai với US $ 55,4 tỷ
đồng (khoảng 13%). Kết hợp lại, hai nhóm hàng này chiếm 91% tổng số.
Phần còn lại của 9 nhóm công nghệ như khoa học đời sống, công nghệ sinh

18
học, hàng không vũ trụ và vật liệu khoa học đóng góp ít hơn 10% xuất khẩu
công nghệ cao.
Trong năm 2009, máy tính và thiết bị viễn thông và điện tử bao gồm
một phần lớn công nghệ cao xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu trong máy
tính và viễn thông đạt 283 tỷ USD, khoảng 75% của tổng số xuất khẩu công
nghệ cao, điện tử đứng thứ hai với 51 tỷ USD (khoảng 14%). Việc xuất khẩu
kết hợp trong hai loại chiếm gần 90% tổng xuất khẩu công nghệ cao. Điều
đáng đề cập rằng, thương mại máy tính và viễn thông tạo ra 209 tỷ USD thặng
dư trong khi có 97 tỷ USD thâm hụt trong ngành điện tử. Nhiều người nhập
khẩu các bộ phận và các thành phần, được sử dụng làm trung gian đầu vào,
được phân loại như là thiết bị điện tử. Đây là một trong những lý do gây ra
thâm hụt trong thương mại điện tử. Chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực
CNTT được phân phối giữa các quốc gia và Trung Quốc được tích hợp vào
phần thấp giá trị gia tăng của nguồn cung cấp dây chuyền lắp ráp. Phần lớn và
thặng dư của máy tính và viễn thông là phù hợp với thực tế là, Trung Quốc
đang ở vị trí cuối cùng giai đoạn sản xuất lắp ráp dây chuyền công nghệ thông
tin và số liệu thống kê thương mại hiện nay gán toàn bộ giá trị của một sản
phẩm công nghệ cao lắp ráp nước vận chuyển sản phẩm ở nước ngoài.
Máy tính và các thiết bị viễn thông, điện tử được thực hiện phần lớn
xuất khẩu công nghệ cao. Xuất khẩu trong máy tính và viễn thông tổng cộng
US $ 356 tỷ đồng, bằng khoảng 72% của tổng số xuất khẩu công nghệ cao,
điện tử đứng thứ hai với 77,5 tỷ USD. Xuất khẩu kết hợp trong hai loại chiếm
gần 90% của tổng số xuất khẩu công nghệ cao, cho thấy xuất khẩu công nghệ
cao của Trung Quốc bị chi phối bởi hai loại sản phẩm này.
Trong những năm trở lại đây, có thể thấy tình hình xuất khẩu các mặt
hàng công nghệ cao của Trung Quốc có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đáng chú ý
nhất là giá trị xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng máy tính và các
thiết bị viễn thông, điện tử là mặt hàng chủ lực có hàm lượng công nghệ cao

19
và sử dụng vốn lớn. Nó đã đem lại cho Trung Quốc một nguồn thu đáng kể và
nâng tầm đất nước này trên thị trường quốc tế theo như kế hoạch trung và dài
hạn đã đề ra.

Hình 2.2: Thị phần xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của một số nước
trên thị trường thế giới
Hình 2.2 minh họa thị phần xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của một
số nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo đó có thể thấy, Trung Quốc đã có những
thay đổi vượt bậc từ một nước có thị phần xuất khẩu không đáng kể (năm
1995 với khoảng 2-3%) trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu chủ lực
mặt hàng công nghệ cao, vượt qua Mỹ, Nhật Bản và các nước EU.
2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc.
2.2.1. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu thông qua Thuế quan.
2.2.1.1. Miễn giảm thuế quan.
Miễn thuế quan là một công cụ hữu hiệu mà được các quốc gia sử dụng
đẩy mạnh xuất khẩu. Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ
tiến hành miễn hoặc giảm các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá
trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu. Chính sách này cũng
giúp doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

20
Thuế được giảm trong trường hợp hàng hoá nằm trong danh mục được
Chính phủ Trung Quốc xếp là cần thiết cho sự phát triển của một ngành kinh
tế chủ lực, chẳng hạn như các sản phẩm công nghệ cao.
Ưu đãi thuế quan nhập khẩu đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu hoặc đối với những sản phẩm trung gian cho các ngành ưu tiên phát
triển.
Cũng như các nước đang phát triển khác, Trung Quốc áp dụng cơ chế
miễn giảm thuế để những người xuất khẩu có thể tiếp cận các yếu tố đầu vào
nhập khẩu tại mức giá quốc tế. Theo quy đinh của Luật Hải quan Trung Quốc,
việc miễn giảm thuế nhập khẩu được thực hiện tại thời điểm nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm được nhập vào Trung Quốc chứ không thông qua cơ chế
hoàn thuế. Việc miễn giảm thuế được thực hiện chủ yếu đối với nhập khẩu
các mặt hàng cần thiết cho các hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu, nhưng
cũng được áp dụng với các mặt hàng máy móc, thiết bị được nhập khẩu để
nâng cao trình độ công nghệ trong nước.
Theo Kế hoạch dài hạn lần thứ nhất của Trung Quốc, phương châm
chiến lược: Chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Nên chế độ miễn giảm
thuế được áp dụng chủ yếu đối với hai dạng hoạt động gia công và lắp ráp
phục vụ xuất khẩu là “gia công bằng nguyên liệu của nước ngoài” và “gia
công bằng nguyên liệu nhập khẩu”, chính sách miễn giảm thuế tập trung cho
các mặt hàng gia công chứa hàm lượng lao động cao.
Tới giai đoạn thứ hai, chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
nhẹ và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành
phẩm công nghiệp cần nhiều vốn mà chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp
nặng - hoá chất. Chính sách thuế là tiếp tục việc miễn giảm cho các sản phẩm
trung gian nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như máy móc
thiết bị do khách hàng nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp Trung
Quốc để phục vụ cho hoạt động gia công xuất khẩu. Những doanh nghiệp

21
xuất khẩu được giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng
năm chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hang. Các công ty này sẽ được hưởng
thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ mua những thiết bị được sản xuất trong nước.
Các công ty nước ngoài được miễn thuế hoàn toàn nếu họ chuyển giao công
nghệ vào Trung Quốc.
Sang giai đoạn thứ 3, chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các
doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài sản xuất một số loại hàng hoá công nghệ
cao, hoặc hàng hoá định hướng xuất khẩu không phải trả thuế cho những thiết
bị nhập khẩu mà Trung Quốc chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh
nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế
ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế then chốt,
nhất là ngành ôtô. Đặc biệt, mức giảm thuế xuất khẩu tivi CRT lên đến 17%.
Vào đầu tháng 12, Ủy ban cải tổ và phát triển quốc gia – cơ quan chịu trách
nhiệm chính về lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đã tuyên bố: Ưu đãi thuế
đối với việc mua ôtô có dung tích động cơ nhỏ sẽ hết hạn kể từ năm 2011.
Việc này đã làm tăng doanh số bán ôtô tháng 11 ở nước này. Theo số
liệu của Hiệp hội ôtô khách Trung Quốc, hơn 1,28 triệu ôtô đã được bán vào
tháng 11- tăng 27% so với năm trước đó và 10,5% so với tháng 10. Các
chuyên gia cho rằng, doanh số ôtô nội địa vượt quá 17,5 triệu chiếc trong năm
2010.
Trong các cố gắng để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), Trung Quốc đã có những cam kết với WTO đi xa hơn bất cứ một
nước thành viên nào khác, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu (export
subsidy) và quyền tự vệ của đối tác (safeguards). Một vài nhà nghiên cứu gọi
đó là cam kết WTO+. Tuy nhiên, vì những cải cách gần đây, Trung Quốc có
cơ sở để thực hiện một cách không khó khăn lắm một số cam kết khác, cụ thể
là giảm thuế quan, mở cửa thị trường (Market Access).
2.2.1.2. Hoàn thuế xuất khẩu.

22
Chính sách hoàn thuế xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, đó là hình
thức nhà nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá,
chính phủ sẽ hoàn lại toàn bộ hay một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu sản
xuất và khoản thuế quốc nội mà doanh nghiệp đã nộp trong quá trình sản xuất
cũng như lưu chuyển sản phẩm xuất khẩu trong nước. Chính sách này giúp
cho các doanh nghiệp có thể hạ thấp giá thành hàng hóa xuất khẩu.
Về mức hoàn thuế, từ tháng 8 năm 2008 đến nay, Trung quốc đã 7 lần
thay đổi mức hoàn thuế xuất khẩu, ban đầu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu được
quy định là 9,8%, hiện nay tăng lên 13,5%. Có thể lấy một thí dụ để chứng
minh, khi người nước ngoài mua hàng hóa của Trung quốc trị giá 100 USD
họ chỉ cần chi trả 86,5 USD. Như vậy Trung Quốc đã biếu không cho người
tiêu dùng nước ngoài 13,5 USD, số tiền Trung quốc biếu cho người nước
ngoài nói trên là nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp gia công xuất khẩu phát
triển. Đến cuối năm 2010, Trung Quốc cũng tăng hoàn thuế xuất khẩu trên
hàng trăm sản phẩm trong nỗ lực giúp đỡ các nhà xuất khẩu chống chọi với sự
sụt giảm kinh tế toàn cầu. Việc tăng hoàn thuế trên hêm 553 sản phẩm máy
móc và điện tử có hiệu lực từ 1/1/2011. Chẳng hạn robot dùng trong công
nghiệp sẽ tăng hoàn thuế từ 14% lên 17%, xe máy, máy may tăng từ 11% lên
14%.
Ðối với việc áp dụng chế độ này, Quốc vụ viện đã nêu ra yêu cầu phải
thực hiện theo nguyên tắc “thu bao nhiêu hoàn bấy nhiêu”, “hoàn thuế triệt
để”, “chưa thu thì không hoàn”. Những năm gần đây, chính sách hoàn thuế
xuất khẩu của Trung Quốc đã được bổ sung hoàn thiện và từng bước đi vào
hợp lý hoá, chính quy hoá. Hiện nay, Trung Quốc đã xác lập một loạt quy
định cụ thể về việc hoàn thuế xuất khẩu như xác định tỷ lệ hoàn thuế, cơ sở và
phương pháp hoàn thuế, kỳ hạn và địa điểm hoàn thuế…. đồng thời, để đảm
bảo chính sách này được quán triệt chấp hành, ngành thuế vụ còn hợp tác với
các ngành hữu quan để xây dựng một loạt biện pháp quản lý hoàn thuế và

23
biện pháp quản lý, bảo đảm cho các xí nghiệp ngoại thương phát triển ổn
định.
2.2.2. Chính sách tỷ giá
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 đã góp phần
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc, khuyến khích xuất
khẩu phát triển. Trước năm 1994, Trung Quốc luôn bị thâm hụt thương mại,
cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại
Trung Quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm
2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau
Mỹ, Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh
tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ.

Nguồn: IMF
Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm
Đơn vị: tỷ USD
Sự mất giá của đồng RMB năm 1994, cắt giảm tỷ giá hối đoái 33%, đã
cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh đáng kể, dẫn đến một sự đột biến
trong xuất khẩu của Trung Quốc. Mức dự trữ đã tăng gấp hơn ba lần kể từ đầu
năm 2000 và tăng nhanh kể từ đầu năm 2002, tổng trữ lượng lên tới $ 514 tỷ
vào cuối tháng 9 năm 2004 (Xem hình 2.3). Đây là kết quả của việc lặp đi lặp
lại sự can thiệp của ngân hàng trung ương, để cản trở sự tăng giá đồng nhân
dân tệ và cũng là dấu hiệu của một sự mất cân bằng trong thị trường ngoại
hối, nơi nhu cầu tư nhân cho đồng nhân dân tệ vượt quá cung.

24
Trong giai đoạn 2005-2008, Trung Quốc đã tích lũy dự trữ 1,9 nghìn tỷ
đô la Mỹ bằng 20% nợ công của Mỹ (Christopher, 2009). Dự trữ ngoại hối
của Trung Quốc tăng lên đến 2,4 nghìn tỷ đồng 2009 (Luk 2010) trong đó
70% là USD (Chinability 2010). Trung Quốc duy trì tỷ giá, neo giữ với đồng
Đola Mỹ mà Trung Quốc đã mua trái phiếu kho bạc Mỹ và các chứng khoán
khác của khoảng $ 200 tỷ đồng (năm 2006) và $ 453 tỷ đô la Mỹ trong năm
2008-2009. Điều này làm cho đồng tiền của Trung Quốc giá rẻ và trợ cấp đã
đạt được của Trung Quốc vào xuất khẩu của nó (AFL-CIO 2006).
Tỷ giá hối đoái của đồng RMB dần mất giá đi kể từ năm 2002 (Xem
hình 2.4). Từ tháng 2/ 2002 đến tháng 10/2004 mất giá 18%.
Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng
nâng giá đồng RMB và tỷ giá giữa đồng USD và RMB vào thời điểm này là
1 USD = 8.27 RMB, sau đó Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá,
cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá
chính thức của Ngân hàng Trung ương. Đồng RMB đã lên giá 3.12% kể từ
khi cải cách tỷ giá.
Việc phá giá đồng nhân dân tệ, hay nói cách khác việc cho phép tỷ giá
đồng RMB được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính
sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung quốc,
hàng Trung quốc bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung
quốc tăng lên.
Ta có thể thấy, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên
cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt
với đồng USD để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Có thể thấy trong thương
mại quốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật
sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh
chóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi.

25
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái giữa RMB với USD giai đoạn 1980 - 2010
Tuy nhiên, do biến động của kinh tế, đặc biệt việc nợ công Châu Âu
diễn ra ngày càng căng thẳng đã tác động không nhỏ tới tỷ giá của Trung
Quốc. Chính vì vậy tại Hội nghị Trung Ương về công tác kinh tế năm 2010, các
nhà hoạch định chính sách đã chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng sang “thận
trọng”. Số liệu mới từ Cục thống kê quốc gia cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Trung
Quốc đã chạm mức 5,1% trong tháng 11 – mức cao nhất trong vòng 28 tháng gần
đây, thúc giục chính quyền nước này đặt vấn đề kiểm soát giá cả lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng không ngừng tăng
lên, năm 1978 là 167 triệu USD, năm 1998 là 144,9 tỷ USD, năm 2008 là
1.946 tỷ USD, năm 2009 tăng lên 2.400 tỷ USD, và đến năm 2010 đã là gần
3.000 tỷ. Chính sách quản lý tiền tệ, cùng thặng dư thương mại ở mức cao và
luồng vốn đổ vào ngày một nhiều là những nguyên nhân khiến kho dự trữ
ngoại tệ Trung Quốc có thêm hơn 1.000 tỷ USD trong vòng 2 năm vừa rồi.
Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn lớn nhất thế giới, đứng tiếp theo
là Nhật Bản, Nga. Trong quý 1 năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có
thêm 197 tỷ USD , lên mức cao chưa từng có 3.040 tỷ USD.
2.2.3. Chính sách tín dụng
a) Tín dụng xuất khẩu
Từ năm 1994, Trung Quốc đã thành lập một cơ cấu tín dụng xuất khẩu
chuyên môn là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, sau đó, kể từ

26
năm 2001, một số Ngân hàng khác cũng bắt đầu phát triển nghiệp vụ tín dụng
xuất khẩu như ngân hàng Công thương, Ngân hàng nông nghiệp, ngân
hàng xây dựng...Các lĩnh vực chủ yếu được hỗ trợ là đóng tàu, thiết bị đồng
bộ và các sản phẩm cơ điện khác.
Trong hơn 10 năm hoạt động (1994 – 2006), Ngân hàng xuất
nhập khẩu Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 12,5 tỷ USD tín dụng xuất
khẩu cho người mua, cấp khoản tín dụng 5,04 tỷ USD. Ví dụ như tháng 3 năm
1996, Trung Quốc đã cấp khoản tín dụng người mua trị giá 70 triệu USD cho
Peru, khoản tín dụng này chủ yếu dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp
Trung Quốc xuất khẩu thiết bị phục vụ đường sắt và ô tô sang Peru.
Năm 2005 – 2006, tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ tín dụng người
mua tăng đáng kể. Tính đến hết năm 2009, Ngân hàng xuất nhập khẩu
Trung Quốc đã cấp các khoản tín dụng trị giá 10 tỷ USD, riêng ngành chủ lực
là đóng tàu đã chiếm 8,5 tỷ USD
b) Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Từ năm 2002 đến 2008, Bảo hiểm tín dụng Trung quốc đã hỗ
trợ cho xuất khẩu và đầu tư tổng giá trị là hơn 170 tỷ USD, cung cấp nghiệp
vụ tín dụng xuất khẩu cho vài nghìn doanh nghiệp, vài trăm hạng mục trung
và dài hạn, như xuất khẩu các sản phẩm cơ điện cỡ lớn, thiết bị kỹ thuật cao,
thiết bị đồng bộ cỡ lớn, các dự án đấu thầu nước ngoài...
2.2.4. Chính sách thị trường xuất khẩu
Lựa chọn thị trường một cách hợp lí, đề xuất và thực thi chiến lược thị
trường xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuất
khẩu của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua. Quá trình đẩy mạnh xuất
khẩu của Trung Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai
hướng: Tìm kiếm thị trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường
hiện có. Trung Quốc cho rằng hiện nay họ cần tăng mức xuất khẩu bằng mọi
cách, nhưng tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường riêng nào đó (như

27
Mỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc phải đa dạng hoá thị trường xuất
khẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định.
a) Cơ sở của lựa chọn thị trường
Cải cách, mở cửa và tăng trưởng kinh tế trong một nước 1,3 tỷ người
này đã làm thu nhập của cư dân tăng nhanh, tạo nên một thị trường khổng lồ
có tiềm năng lớn nhất thế giới. Theo ước tính, chỉ cần 8% dân số Trung Quốc
(khoảng 100 triệu người) có thu nhập 1000 USD/năm đã tạo ra sức mua 100
tỷ USD/năm. Đây là lí do giải thích tại sao các nước lớn đều coi Trung Quốc
là đối tác quan trọng, các công ty lớn nhất thế giới đều muốn đến và chiếm
lĩnh thị trường Trung Quốc.
Vị trí địa lý của Trung Quốc lại hết sức thuận lợi (biên giới dài tiếp
giáp với 15 nước, có hải giới với 8 nước) tạo điều kiện cho Trung Quốc trong
buôn bán quốc tế, kể cả buôn bán đường biển. Hỗ trợ cho các chính sách về
thị trường và kinh doanh buôn bán đối ngoại, Trung Quốc còn có một lực
lượng đông đảo Hoa kiều với những thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lý. Những thế mạnh này sẽ là cơ sở cho lựa chọn thị trường cũng như
các đối tác chính trong ngoại thương giai đoạn đầu công nghiệp hoá của
Trung Quốc.
b) Các chính sách thị trường
Trung Quốc luôn luôn linh hoạt với những chiến lược kiểu "bổ khuyết",
"cát cứ", "nhen nhóm" và biện pháp điều chỉnh có tính bổ trợ khác. Các chính
sách thị trường cơ bản mà Trung Quốc đã và đang thực hiện là:
- Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại theo chiều sâu với các nước
phát triển, giảm bớt sự lệ thuộc vào từng nước riêng lẻ để phân tán các nhân
tố rủi ro.
- Đẩy mạnh phát triển một cách ổn định các quan hệ thương mại với
Hông Kông, Macao và Đài Loan.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường các nước đang phát triển.
- Mở rộng mậu dịch biên giới.

28
- Tiếp tục cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng cường sức cạnh
tranh của hàng Trung Quốc, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khu
vực và thế giới.
- Mở cửa và tăng cường vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh
tế, các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thị trường ngày càng trở nên
quan trọng hơn đối với Trung Quốc.
Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ,
thị trường các nước Trung Âu, Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trung
khai thác các thị trường láng giềng; khôi phục và phát triển xuất khẩu sang
các nước thuộc Liên Xô cũ, thị trường các nước đang phát triển, Châu Mỹ la
tinh, Liên bang Nga và các nước Đông Âu, một số nước khu vực Châu Á,
Châu Phi…
Liên minh châu Âu đã liên tục 6 năm là bạn hàng lớn nhất của Trung
Quốc, ngược lại Trung Quốc cũng vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ hai
của Liên minh châu Âu. Hầu như tới 90% sản phẩm bán sang các nước thành
viên của Liên minh Châu Âu EU là sản phẩm chế tạo như quần áo, giảy dẹp,
dệt, túi xách hành lí và đồ chơi. Quần áo chiểm khoảng 12,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang EU trong năm 1996, với trị giá đạt
được là 2,44 tỷ USD. Năm 1996, xuất khẩu máy móc và sản phâm điện tử của
Trung Quốc sang Liên minh châu Âu đặt trị giá 7,3 tỷ USD, năm 2007 lên
245,19 tỷ USD, tương đương 20,1 tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến hiện nay,
đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đời. Các
mối quan hệ được cải thiện góp phần thúc đẩy buôn bán hai chiều. Theo số
liệu thống kê của MOFTEC, năm 1995 buôn bán giữa hai nước đặt tổng trị
giá hơn 57,47 tỷ USD. Buôn bán tăng một cách ổn định từ năm 1996, đôi lúc
có sự tăng giảm. Trong vòng nhiều năm liên tục, Nhật Bản luôn là bạn hàng
lớn nhất của Trung Quốc. Đến năm 2004, con số này lên 73,51 tỷ USD, năm

29
2005 là 83,99 tỷ USD, con số này tăng dần cho đến năm 2010, tổng kim
ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã lên tới hơn 100 tỷ USD.
Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc sang Nhật Bản là
máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên
liệu may, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp…
Mỹ là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc và Mỹ coi Trung Quốc là thị
trường mới nổi lên quan trọng bậc nhất có tiềm năng lớn nhất. Quan hệ song
phương đã được mở rộng một cách nhanh chóng cả ngắn hạn và dài hạn, buôn
bán song phương có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa. Trung Quốc cần
công nghệ, vốn và thị trường của Mỹ, Mỹ cần thị trường Trung Quốc và
những sản phẩm giá hợp lí của Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc sang
Mỹ tăng dần qua các năm đối với các mặt hàng như quần áo, dệt, thóc gạo,
dầu, hóa chất, thép, máy móc, đồ điện… Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của
Trung Quốc sang thị trường Mỹ đạt 203,47 tỷ USD, chiểm 21% tổng kim
ngạch xuất khẩu của nước này, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của
Trung Quốc sang Mỹ đạt trên 215 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2007, và
đên nay không tăng lên.
Trong những năm gần đây, khu vực ASEAN thu hút sự chú ý của thế
giời bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ và quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh
tế toàn cầu. Đây là khu vực nằm liền kề Trung Quốc và là quê hương mới của
khoảng 24 triện người Hoa. Với những đặc điểm đó, Trung Quốc rõ ràng có
lợi thế thị trường ở khu vực này và có những điều kiện để thiết lập ảnh hưởng
của mình ở ASEAN. Kim ngạch song phương giữa 2 bên không ngừng tăng,
lợi thế xuất khẩu có phần nghiêng về Trung Quốc. Năm 1991, kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 4,12 tỷ USD, sau 10 năm con số này
đã tăng gần 5 lần lên mức 19,05 tỷ USD, cơ cầu mặt hàng xuất khẩu cũng đa
dạng hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN là
các sản phẩm điện tử và máy móc, khoáng sản hóa chất, hàng dệt may, dầu
tinh chế, ngũ cốc…

30
Từ năm 2011, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đã có sự
thay đổi đáng kể thể hiện qua bảng 2.5, theo đó Hoa Kỳ vươn lên là bạn hàng
lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 385,3 tỷ USD,
theo sau là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang một số thị trường chính
Kim ngạch xuất khẩu
Thứ tự Quốc gia
(tỷ USD)
1 Hoa Kỳ 385,3
2 Nhật Bản 297,8
3 Hồng Kông 230,6
4 Hàn Quốc 207,2
5 Đài Loan 145,4

Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, (2011), Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC)

Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược về sản phẩm
và thị trường của Trung Quốc sẽ liên tục đón nhận những thời cơ và thách
thức mới trong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu luôn luôn vận động. Tuy
nhiên cho dù những thời cơ, thách thức này là gì thì việc thực hiện có hiệu
quả các chính sách, chiến lược này chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc sớm đạt
được các mục tiêu trong phát triển ngoại thương, từ đó thực hiện thành công
công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
2.2.5. Chính sách thu hút FDI
2.2.5.1. Thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc từ 1978 đến nay
Ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã chủ trương
dựa vào vốn FDI để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, coi FDI như “chiếc chìa
khóa vàng”, là động lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thu hút
FDI cũng coi là giải pháp quan trọng để Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn, thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khu vực xuất khẩu và đấy mạnh
thâm nhập thị trường thế giới. Cùng với việc thực hiện chính sách “ thúc đẩy
xuất khẩu” Trung Quốc đã có nhiều chính sách tích cực nhằm thu hút FDI

31
cũng như FDI định hướng xuất khẩu và đã đạt được rất nhiều thành tựu, vươn
lên là một trong số những nước có lượng vốn FDI đầu tư vào trong nước hàng
đầu thế giới.
Bảng 2.6: FDI vào Trung Quốc từ 1979 - 2008 (triệu USD)
Tỉ lệ
Số dự án Vốn đăng kí Vốn thực
Năm thực(%)
(1) (2) (3)
(2)/(3)
1979-1982 920 4,958 1,769 35.68
1983-1988 24,505 23,461 12,043 51.33
1989-1994 204,250 276,413 83,536 30.22
1995-2000 141,632 371,266 251,001 67.61
2001 26,140 69,195 46,878 67.75
2002 21,470 62,037 34,442 55,28
2003 41,081 115,000 53,500 47.78
2004 43,664 156,600 60,629 38.86
2005 44,019 189,065 72,405 35.82
2006 41,485 201,000 69,468 34.32
2007 37,871 195,000 74,768 38.30
2008 21,514 209,000 92,395 44.02
Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc / fdi.gov.cn

Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy rằng từ năm 1978 đến nay lượng vốn
FDI của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Nếu
như giai đoạn 1978-1982 FDI vào Trung Quốc mới chỉ có 920 dự án với tổng
vốn đăng kí khoảng 4,958 triệu USD thì đến giai đoạn 1983-1988 tổng vốn
FDI đã tăng gấp 6 lần. Trước 2002 lượng vốn FDI vào Trung Quốc vẫn ở
mức trung bình, tổng FDI mới dừng lại ở mức 21,470 tỉ USD. Từ khi gia nhập
WTO, Trung Quốc đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI điển hình là năm
2003, lượng vốn FDI vào Trung Quốc tăng gấp 2 lần so với năm 2002 tuy
nhiên tỉ lệ vốn thực trên vốn đăng kí chỉ chiếm 47.72%.

32
Nguồn:http://www.starmass.com/china-review/foreign-investment/amount-
FDI-used.htm
Hình 2.5: Tổng FDI đầu tư vào Trung Quốc ( 1986- 2009)

Nhìn vào hình 2.5 ta có thể thấy chỉ trong vòng 7 năm kể từ khi gia
nhập WTO tổng vốn FDI đăng kí đã tăng gần 2 lần so với giai đoạn 1978-
2001 đồng thời FDI thực hiện đã vượt tổng vốn trong vòng hơn 20 năm trước.

Năm 2007-2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ,
Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội tung ra gói kích cầu 4000 RMB (tương ứng
với 586 tỉ USD) và tăng cường hoạt động cho vay của ngân hàng để thúc đẩy
tăng trưởng đồng thời đây cũng là một chính sách cực kì sang suốt nhằm thu
hút một lượng vốn FDI lớn đang rút khỏi thị trường Mỹ. Chỉ một năm sau đó,
từ mức tăng trưởng GDP chạm đáy là 6,2% vào quý I/2009 thì tăng trưởng
GDP đã nhanh chóng lấy lại tốc độ và đạt 11,9% năm 2010.
Theo thống kê của NBS năm 2010 Trung Quốc có tất cả 2742 tỉ USD
FDI đăng kí trong đó tổng số FDI thực hiện đạt 1147.34 tỉ USD.
Trong giai đoạn này Trung Quốc tiếp tục thực hiện các chính sách hấp
dẫn đầu tư quốc gia này đã được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hầu
hết các tập đoàn quốc tế lớn nhất là các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử đều

33
chọn Trung Quốc làm điểm đầu tư lí tưởng. Năm 2011 Trung Quốc đã lần thứ
2 lập kỉ lục là nước đứng đầu về thu hút FDI với tổng số vốn thực hiện lên tới
116 tỉ USD trong đó thì FDI vào khu vực dịch vụ chiếm 55 tỉ USD. Cũng
trong năm này chính phủ Trung Quốc cũng cho phép thành lập hơn 28000
công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhiều so với năm 2010.
Có thể nói, Trung Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài thông qua một loạt các chính sách tích cực. Chính sách thu
hút FDI của Trung Quốc được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm chính sách thu
hút FDI chung và nhóm chính sách FDI định hướng xuất khẩu.
2.2.5.2. Chính sách thu hút FDI chung
a) Cải thiện môi trường đầu tư
Đây được coi là bước tiền đề tạo cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài vào Trung Quốc. Chính sách này đặt trọng tâm vào cải thiện môi trường
pháp lí và cơ sở hạ tầng để tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà
đầu tư nước ngoài. Giai đoạn 1979-1985 là giai đoạn phôi thai của quá trình
tạo lập mô trường pháp lí đối với FDI của Trung Quốc. 7/1979 Luật hợp tác
đầu tư giữa Trung Quốc với nước ngoài (hay còn gọi là luật doanh nghiệp liên
doanh) được thông qua. Mặc dù chỉ bao gồm 13 khoản mục và còn nhiều điều
hạn chế song luật doanh nghiệp liên doanh có ý nghĩ vô cùng quan trọng đối
với việc thu hút FDI của Trung Quốc, đánh dấu sự chuyển biến cơ bản từ
chính sách đóng của sang cải cách mở cửa và đặt nền móng cho quá trình
hình thành khuôn khổ pháp lí của Trung Quốc.
Năm 1983 để khắc phục những hạn chế của luật doanh nghiệp liên
doanh, chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quy định hướng dẫn thực hiện
luật Doanh nghiệp liên doanh” và việc mở của 14 tỉnh ven biển và 3 đồng
bằng chính (1985). Điều này đã góp phần tạo lòng tin cho doanh nghiệp nước
ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc. Toàn bộ những cải cách trong môi trường
pháp lí và môi trường hoạt động đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của FDI.

34
Trong năm 1984 và 1985 vốn FDI đăng kí tăng tương ứng 53% và 124%, còn
vốn thực hiện tăng 98% và 32%.
Năm 1985, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài cho phép về mặt pháp lí hoạt động của các doanh
nghiệp này trên phạm vi cả nước. Cũng trong năm đó, Trung Quốc đã ban
hành “Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài”. Mục tiêu của quy định
đó là nhằm “cải thiện một trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy
mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế quốc dân”.
Sự cải thiện môi trường đầu tư ở Trung Quốc đã dẫn đến sự gia tăng
đáng kể của FDI. Năm 1987 FDI tăng gần 31% so với năm 1986 và năm 1988
tăng 43% . Trong cơ cấu ngành của FDI cũng có sư thay đổi đáng kể: 85% dự
án đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo năm 1988. Tuy nhiên đến
giữa năm 1989 do ảnh hưởng của chính sách khắc khổ và sự kiện Thiên An
Môn khiến cho dòng FDI vào Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh. Trước
tình hình này, bước sang những năm 1990 quá trình tự do hóa và cải thiện
môi trường pháp lí được đẩy mạnh nhằm khôi phục lòng tin của các nhà đầu
tư. Tiếp đó Trung Quốc cũng đã tiến hành sửa đổi Luật doanh nghiệp liên
doanh và đến năm 1991 Luật thuế thống nhất đối với doanh nghiệp có vốn
nước ngoài được thông qua, chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử hình thức
FDI khác nhau.
Cuối năm 1993 Trung Quốc thông qua một loạt các luật và quy định
mới trong đó phải kể đến Luât bản quyền, Quy định về bảo vệ phần mềm,
Luật nhãn hiệu, Luật công ty, Luật chứng khoán, Luật ngân hàng, Quy định
về kiểm soát ngoại hối. Sự cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lí cùng với
việc nới lỏng kiểm soát tín dụng và mở của thị trường trong nước đã góp phần
tăng cường nguồn FDI. Theo như bảng thống kê FDI vào thị trường Trung
Quốc thì FDI năm 1991 tăng 82% và sang năm 1992 đạt mức tăng kỉ lục là
385%. Sang năm 1993 FDI đăng kí đạt 111 tỉ USD vượt tổng FDI thu hút

35
trong vòng 14 năm trước đó. FDI thực hiện cũng tăng mạnh năm 1993 đạt
mức tăng trưởng 150% tương đương với 27,5 tỉ USD.
Trong giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI
vào các ngành kĩ thuật cao, kinh nghiệm quản lí, nhân lực chất lượng cao.
Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung “Danh mục hướng dẫn ngành
nghề đầu tư nước ngoài”, đồng thời cho phép chính quyền địa phương được
phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.
b) Chính sách hỗ trợ tài chính với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài
Đây cũng được coi là một trong những chính sách tiến bộ góp phần
nâng cao sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư.
Theo như chính sách này thì các xí nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung
Quốc nếu có nhu cầu vay vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay
vốn từ các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản
được áp dụng như đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra như giảm
phí sử dụng đất, trợ cấp cho lao động, ưu đãi thuế, ưu tiên trong việc cung cấp
điện, nước và các dịch vụ công cộng khác, hình thành thị trường ngoại hối với
các doanh nghiệp nước ngoài. Với những biện pháp ưu đãi này, FDI đổ vào
Trung Quốc trong những năm 1980 tăng mạnh cùng với việc một loạt các cơ
sở gia công- lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động được
thành lập ở SEZ.
c) Chính sách vùng lãnh thổ
Chính phủ Trung Quốc cũng tập trung vào thành lập các đặc khu kinh
tế, các đặc khu khoa học công nghệ và mở cửa các thành phố ven biển để thu
hút FDI. Bốn đặc khu kinh tế SEZ (Special Economics Zone) ở hai tỉnh thuộc
khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc là Quảng Đông và Phúc Kiến. Sau
khi Luật Doanh nghiệp liên doanh được ban hành và SEZ được thành lập, các
nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội
kinh doanh. Tổng số dự án đầu tư được phê chuẩn chỉ dừng lại ở mức 992 dự
án với tổng giá trị hợp đồng và giá trị cam kết tương ứng là 6 tỉ và 1,166 tỉ

36
USD. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng cho mở cửa 14 tỉnh ven biển và 3 đồng
bằng chính năm 1985. Chính sách này đã mang lại một lượng FDI đáng kể
cho Trung Quốc giai đoạn này.
2.2.5.3. Chính sách thu hút FDI định hướng xuất khẩu
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài
vào xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học công nghệ và kĩ
thuật cao như máy móc thiết bị, đồ điện, máy tính….Trung Quốc khuyến
khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thông qua “Quy định
hướng dẫn các dự án đầu tư nước ngoài” ban hành năm 1995 và được sửa đổi
3 lần vào năm 1997, 2002, 2005.
Theo Quy định này các dự án FDI được chia thành 4 nhóm:
 Nhóm được khuyến khích đầu tư
 Nhóm được phép đầu tư
 Nhóm bị hạn chế đầu tư
 Nhóm bị cấm đầu tư
Các dự án được khuyến khích đầu tư có khối lượng vốn lớn, thời gian
hoàn vốn lâu dài như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, xử lí chất thải
đầu tư sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt như được xem xét mở rộng phạm
vi kinh doanh, hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế VAT (dưới hình thức
hoàn thuế), được nhập khẩu nguyên liệu miễn thuế, vay vốn với quy mô lớn.
Bên cạnh các ngành nông nghiệp, năng lượng giao thông, các ngành định
hướng xuất khẩu và các ngành sản xuất công nghệ cao chiếm một vị trí đặc
biệt trong danh mục các ngành các dự án được khuyến khích đầu tư.

Bảng 2.7: Đinh hướng xuất khẩu của các FIE và doanh nghiệp trong nước năm 1997

37
Định hướng xuất khẩu ( xuất khẩu / sản lượng)
Ngành
Tất cả các DN FIE DN trong nước
Tổng cộng 12,9 39,7 8,6
May mặc 72,0 92,3 65,5
Đồ da và giày dép 53,1 99,9 34,8
Điện và điện tử 28,1 51,5 13,6
Đồ gỗ 23,6 70,9 15,5
Giấy, sản phẩm thể thao 17,6 50,0 11,7
Hóa chất 9,1 25,2 7,8
Nguyên liệu CN thô 8,0 31,7 7,4
Thiết bị vận tải 7,0 17,3 4,9
Dệt 6,7 22,3 4,9
Vật liệu XD 5,1 32,8 3,4
Máy móc 5,1 24,6 3,4
Nguồn: Lemoine 2000, bảng 11
Bảng 2.7 đã cho chúng ta thấy trong năm 1997 các FIE có mức độ định
hướng xuất khẩu cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước ở tất cả
các ngành đặc biệt FIE ở cac ngành giày dép (99,9%), may mặc (92,3%), đồ
gỗ (70,9%), điện tử (51,5%) và giầy và các sản phẩm văn hóa (50%).
Cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI thì cơ cấu xuất khẩu của Trung
Quốc cũng có sự dịch chuyển đáng kể từ các mặt hàng thô, sơ chế sang các
mặt hàng chế tạo. Từ chỗ chiếm hơn 50% xuất khẩu vào những năm 80 tỉ
trọng của các nguyên liệu thô liên tục giảm trong khi tỉ trọng của các mặt
hàng chế tạo không ngừng tăng thêm từ dưới mức 50% năm 1985 lên gần
70% năm 1990 vào xấp xỉ 90 % từ năm 2000 trở đi.
Bên cạnh sự dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu thì cơ cấu các mặt hàng chế
tạo của Trung Quốc cũng có sự biến động mạnh. Từ thập niên 90 trở đi các
mặt hàng may mặc đã phải nhường chỗ cho các mặt hàng có hàm lượng công
nghệ cao như máy móc thiết bị điện tử, thiết bị văn phòng, thiết bị vận tải.
Các FIE bắt đầu tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghệ
cao từ giữa những năm 1995. Nếu như năm 1995 các FIE trong ngành điện tử
và viễn thông mới chiếm khoảng 60% sản lượng công nghiệp và 59% giá trị
gia tăng của toàn ngành thì đến năm 2000 con số này đã lên tới 72% và 65%.

38
Theo số liệu của MOFCOM thì xuất khẩu các mặt hàng máy móc và
linh kiện điện tử của Trung Quốc mới đạt 66,73 tỉ USD năm 2000 và đạt
77,66 tỉ USD năm 2001 tương ứng với 62,79% và 65,53% tổng giá trị xuất
khẩu của cả nước. Từ 2002 trở đi tỉ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này liên
tục tăng đồng thời tỉ trọng xuất khẩu của các FIE đối với máy móc và hàng
điện tử cũng tăng mạnh. Điều này cho thấy các FIE có vai trò quan trọng
trong thúc đẩy xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư với các ngành công nghiệp
chế tạo. Đối với các nhóm sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao thời gian
đầu vẫn ở mức trung bình. Năm 1996 tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng công
nghệ cao của các FIE mới chỉ đạt 7,8 tỉ USD chiếm 61% tổng xuất khẩu mặt
hàng này. Tỉ trọng này liên tiếp tăng qua các năm đặc biệt năm 2003 tổng giá
trị xuất khẩu các mặt hàng này của các FIE đạt 94,3% tỉ USD tăng 69,42% so
với năm 2002 và chiếm đến 86 % giá trị xuất khẩu của cả nước. Trong những
năm gần đây, máy tính và các thiết bị viễn thông được coi là mặt hàng xuất
khẩu chủ đạo của Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu đạt 356 triệu USD
chiếm tới 72.3%, sau đó là đến các mặt hàng điện và thiết bị dân dụng lần
lượt chiếm 77.5 triệu USD và 13.9 USD. Tuy nhiên mặt hàng đồ điện cũng là
mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn với tổng giá trị lên tới
196.2 triệu USD tương đương với Trung Quốc đã nhập siêu từ bên ngoài
118.7 triệu USD năm 2010. Qua đây ta có thể thấy rằng cơ cấu xuất khẩu của
các mặt hàng công nghệ cao đang có sự chênh lệch đáng kể đặc biệt là hàng
máy tính và thiết bị viễn thông chiếm tỉ trọng chủ yếu. Điều này được giải
thích là do có sự dịch chuyển trong tương ứng trong cơ cấu FDI theo ngành,
theo mặt hàng. Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia thu
hút FDI lớn nhất thế giới trong đó phần lớn FDI là do các tập đoàn lớn về lĩnh
vực máy tính và viễn thông như Toshiba (Nhật), Apple, Dell, Microsoft
(Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan).

39
Hình 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của các doanh
nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước

Trong hình 2.6 ta thấy được giá trị xuất khẩu các mặt hàng công nghệ
cao của các doanh nghiệp Liên doanh cao hơn rất nhiều so với giá trị xuất
khẩu của các doanh nghiệp 100% sở hữu nước ngoài. Quá trình phát triển
công nghệ có thể cải thiện trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp trong
nước tuy nhiên phần lợi nhuận đem lại là do các nhà đầu tư nước ngoài. Tỉ
trọng của các doanh nghiệp trong nước trong xuất khẩu các mặt hàng công
nghệ cao rất nhỏ, năm 2010 chỉ đạt 14% thấp hơn 4 % so với năm 1995.
2.2.6 Chính sách khoa học công nghệ
Ngay từ khi tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế Trung Quốc đã hết
sức coi trọng năng lực công nghệ của quốc gia. Cũng như các nước khác khi
giao thương với thế giới, Trung Quốc nhận thức rõ ràng rằng muốn khai thác
được tiềm lực của đất nước cần phải đổi mới công nghệ để dựa vào đó chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực: giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế;
tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử dụng nhiều sức lao động;
nâng cao tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và hàm lượng
chất xám.

40
Theo đó từ năm 1998, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chủ trương đổi
mới, tự chủ, sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN để đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước và khắc phục tình trạng chậm tiến về KH&CN của Trung Quốc so
với các nước tiên tiến.
Khi mới mở cửa, việc tạo lập và phát triển năng lực công nghệ quốc gia
được thực hiện trên cơ sở tiếp nhận công nghệ của nước ngoài, đồng thời đẩy
mạnh các hoạt động khoa học công nghệ ở trong nước để có thể tiếp nhận và
sử dụng có hiệu quả công nghệ của nước ngoài, đồng thời phát triển công
nghệ mới của nước mình. Tuy nhiên, khi đã đạt được những kết quả nhất
định, các chính sách của Trung Quốc có chiều hướng giảm việc nhập khẩu
công nghệ và tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chứa hàm lượng công nghệ
cao.
2.2.6.1 Chính sách chú trọng nhập khẩu công nghệ
Quá trình phát triển năng lực công nghệ Trung Quốc phụ thuộc nhiều
vào nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài, trong đó bao gồm nhập khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trung Quốc có chủ trương tăng
cường nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt từ các nước công
nghiệp phương Tây, để thay thế công nghệ lạc hậu trong khu vực sản xuất
công nghiệp. Việc chú trọng nhập khẩu công nghệ của nước ngoài giúp Trung
Quốc cải thiện đáng kể năng lực công nghệ trong nước, các doanh nghiệp sản
xuất trong nước có cơ hội tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến, từ đó đổi mới phương thức sản xuất, tăng cường hàm lượng kỹ thuật
trong các sản phẩm, góp phần đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp chế biến sâu.
Bảng 2.8: Nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc (1981-1996)
Năm Số lượng hợp đồng Giá trị hợp đồng (tỷ USD)
1981-1984 726 1,99
1985 6714 2,96
1986 784 4,46
1987 581 2,99

41
1988 437 3,55
1989 328 2,92
1990 232 1,27
1991 359 3,46
1992 504 6,59
1993 493 6,11
1994 444 4,10
1995 3629 13,03
1996 6074 15,26
1981-1996 22269 69,69
Nguồn: Lưu Lực 2002, Bảng 2.6
Bảng 2.8 thể hiện tình hình nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc trong
giai đoạn 1981-1996. Trung Quốc đã tăng cường mức nhập khẩu công nghệ
từ nước ngoài, số lượng các hợp đồng được ký kết có xu hướng tăng qua các
năm đồng thời với đó giá trị của các hợp đồng cũng có xu hướng ngày một
lớn hơn. Trong giai đoạn 1981-1986, Trung Quốc đã ký 22269 hợp đồng nhập
khẩu công nghệ với tổng trị giá 69,69 tỷ USD.
Nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc được tập trung vào các ngành
quan trọng như năng lượng, vận tải, hóa chất, nguyên liệu thô, và một số
ngành công nghệ cao như vi điện tử, sản xuất máy bay, công nghệ vũ trụ và
năng lượng hạt nhân. Trong giai đoạn 1996 -2000, chính phủ Trung Quốc đã
xác định các ngành cơ khí, điện tử, hóa dầu, ô tô và vật liệu xây dựng là
những ngành trụ cột, đóng vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế.
Cùng với sự gia tăng về quy mô, cơ cấu nhập khẩu công nghệ của
Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng giảm nhập khẩu máy móc thiết bị và
tăng cường hình thức tiếp nhận li-xăng (1). Từ năm 1978 trở về trước, nhập
khẩu máy móc thiết bị chiếm tới 90% nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc.
Tuy nhiên trong giai đoạn 1979 – 1990, con số này chỉ còn hơn 40%. Nhập
khẩu máy móc thiết bị có thể là giải pháp thích hợp nhất để khắc phục tình
trạng năng lực sản xuất yếu kém hiện thời, nhưng trong dài hạn hình thức tiếp
nhận li-xăng công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lựa chọn

1
Li-xăng trong lĩnh vực bản quyền được hiểu là việc tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (bên giao li-xăng) cho phép
người sử dụng tác phẩm (nhà xuất bản bên nhận li-xăng) sử dụng tác phẩm theo cách thức và phù hợp với các điều kiện
được hai bên thống nhất.

42
công nghệ, cũng như việc kết hợp công nghệ nước ngoài với công nghệ có
sẵn trong nước.
2.2.6.2 Chính sách đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển khai
Cùng với việc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc rất
chú trọng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) ở trong nước.
Để thúc đẩy khả năng đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong
nước, Trung Quốc đã thành lập một loạt các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
kỹ thuật quốc gia – National Engineering Research Centers (NERC) trên
phạm vi cả nước. Các trung tâm này đóng vai trò then chốt trong chiến lược
cải cách hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Ngoài
ra, cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Trung Quốc – Viện Hàn lâm
khoa học Trung Quốc – Chinese Academy of Sciences (CAS), cũng tham gia
vào việc phổ biến công nghệ trên phạm vi cả nước.
Trung Quốc cũng đã tập trung gia tăng chi phí cho các hoạt động R&D.
Hàng năm, phần lớn kinh phí cho hoạt động R&D ở Trung Quốc được dành
cho các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu của chính phủ. Chẳng hạn
vào năm 1995, 32% chi tiêu cho hoạt động R&D được dành cho các doanh
nghiệp, 44% cho các cơ quan nghiên cứu của nhà nước, 14% cho các trường
đại học và 10% còn lại cho các tổ chức khác.
Kể từ khi bắt đầu chính sách cải cách, Trung Quốc đã triển khai nhiều
chương trình khoa học công nghệ chủ yếu trên phạm vi cả nước. Chương
trình đầu tiên là Chương trình công nghệ chính được khởi đầu vào năm 1982
nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật chủ yếu để phục vụ cho sự phát triển
của các ngành công nghiệp. Tiếp đến là Chương trình Đốm lửa được thực
hiện từ năm 1985 nhằm phát triển nền kinh tế nông thôn thông qua việc
nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ
cho các doanh nghiệp công nghiệp ở khu vực nông thôn.
Vào năm 1986, Chương trình “863” được triển khai với mục tiêu chính là
tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng trong một số ngành công nghệ cao
của Trung Quốc, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ giữa Trung Quốc với

43
các nước công nghiệp phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời tạo bước
đột phá trong những lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế so sánh.
Chương trình Bó đuốc được Bộ Khoa học và Công nghệ - Ministry of
Science and Technology (MOST) triển khai vào năm 1988 với 5 mục tiêu cơ
bản là tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển các ngành công nghệ
cao, thiết lập các khu phát triển dành riêng cho các ngành công nghệ cao,
quốc tế hóa hoạt động của các ngành công nghệ cao đó thông qua hợp tác với
các đối tác nước ngoài, đào tạo và thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển
các ngành công nghệ cao và triển khai các dự án với sự tham gia của các
doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh
vực như vật liệu mới, công nghệ vi sinh, điện tử và thông tin, quang điện tử,
công nghệ tiết kiệm năng lượng và công nghệ thân thiện với môi trường.
Chương trình quốc gia về nghiên cứu cơ bản (gọi tắt là chương trình
973) được thực hiện vào năm 1997 với mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của Trung
Quốc. Trọng tâm của chương trình là tăng cường khả năng của Trung Quốc
trong việc đưa ra những phát minh, sáng chế mới trong lĩnh vực công nghệ.
Những nỗ lực nâng cao năng lực công nghệ đã mang lại những kết quả
tích cực. Việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ đã giúp cải thiện cơ cấu
công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Trung
Quốc, đồng thời dẫn tới sự hình thành các ngành công nghiệp mới. Đặc biệt,
ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc đã trở thành một trong những ngành
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất trên thế giới.
Trung Quốc đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng điện tử dân dụng
lớn nhất thế giới chủ yếu nhờ vào nhập khẩu công nghệ của nước ngoài. Điều này
cho thấy Trung Quốc đã có những thành công trong việc hấp thụ công nghệ của
nước ngoài để tạo lập sức cạnh tranh cao cho sản phẩm của mình. Các ngành công
nghiệp máy tính, bán dẫn và viễn thông cũng đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ nhờ
những nỗ lực phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Bảng 2.9: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004)

44
Xuất khẩu hàng công nghệ cao
Tổng XK hàng
Năm chế tạo (tỷ USD) Tốc độ tăng
% trong (1)
(1) Giá trị (tỷ (%)
USD)
1992 67,9 9,3 - 13,7
1993 75,1 10,7 15,1 14,2
1994 101,3 15,6 45,8 15,4
1995 127,3 21,5 37,8 16,9
1996 129,1 24,3 13,0 18,8
1997 158,8 30,0 23,5 18,9
1998 163,2 34,4 14,7 21,1
1999 175,0 40,2 16,9 23,0
2000 223,7 55,8 38,8 24,9
2001 239,8 64,1 14,9 26,7
2002 297,8 67,8 5,8 22,8
2003 397,0 110,3 62,7 27,9
2004 552,8 165,5 50,0 29,9
Nguồn: Martin, Bảng SA 11: China Statistical Yearbook 2001 – 2004;
MOFOM Trade Statistics
Những năm 90 đã chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu hàng chế tạo của
Trung Quốc, trong đó các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao ngày
càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Qua bảng 2.9 có thể thấy tỷ trọng của hàng công
nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc gia tăng đều đặn
trong những năm 90 và những năm đầu của thế kỷ 21. Đặc biệt, từ năm 2003
xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao có sự gia tăng nhảy vọt, và xu hướng
này có xu hướng tiếp tục được duy trì.
2.2.6.3 Chương trình định hướng mục tiêu và phát triển
Trước sự thành công của các chính sách chú trọng nhập khẩu khoa học
công nghệ, Chính phủ Trung Quốc cũng đã có những kế hoạch chiến lược
phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Theo đó ngày 9/2/2006 tại Bắc Kinh, Hội
đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành định hướng Quốc gia về Chương
trình phát triển KH&CN Trung và Dài hạn (2006-2010). Đây là bản kế hoạch
phát triển KH&CN dài hạn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc, trong đó

45
đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nước này sẽ đạt được những đột phá về khoa
học và công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, và đưa đất nước đứng
vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất thế giới.
Các khía cạnh quan trọng nhất của kế hoạch trung và dài hạn này có thể
tóm lược thành ba điểm chính:
- Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu nghiên cứu phát triển tính theo tỷ trọng
của GDP.
- Trung Quốc sẽ đẩy mạnh năng lực đổi mới trong nước và giảm sự
phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu nước ngoài.
- Các doanh nghiệp và khu vực doanh nghiệp sẽ là động lực chủ yếu
của quá trình đổi mới.
Bản kế hoạch là một chiến lược tăng trưởng định hướng công nghệ, đặt
các vấn đề ưu tiên trong các lĩnh vực năng lượng, cung cấp nước, các công
nghệ môi trường và công nhận rằng sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn sẽ đẩy mạnh
khả năng cạnh tranh của Trung Quốc.
Bên cạnh đó chính phủ Trung Quốc cũng đề ra một số mục tiêu chính
chủ yếu:
Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao: Chính phủ
Trung Quốc sẽ thông qua các chính sách ngân hàng khuyến khích khởi
nghiệp, tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty công nghệ cao. Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế đầu tự mạo hiểm cho các công ty mới khởi nghiệp
cũng như khuyến khích thành lập các công ty thông qua việc sửa đổi các quy
định, Luật và các chính sách liên quan. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thị
trường vốn, thị trường chứng khoán cấp 2, thị trường trao đổi quyền sở hữu.
Chính phủ khuyến khích các cơ quan tài chính cho vay ưu đãi, tăng cường các
dịch vụ tài chính phục vụ các công ty công nghệ cao, đặc biệt là các công ty
nhỏ, nhằm hỗ trợ các dự án vì sự công nghiệp hóa công nghệ và ứng dụng các
thành tựu công nghệ; tạo môi trường thuận lợi cho các công ty nhỏ tăng vốn
và đổi mới công nghệ.

46
Tăng cường đáng kể đầu tư vào KHCN: Trung Quốc sẽ tăng đầu tư
đáng kể vào KH&CN trong 15 năm tới. Theo kế hoạch phát triển KH&CN,
đầu tư cho NCPT của Trung Quốc sẽ đạt tới mức 360 tỷ RMB vào năm 2010
và 900 tỷ RMB vào năm 2020. Đầu tư xã hội cho KH&CN sẽ đạt 730 tỷ
RMB vào năm 2010 và 1800 tỷ RMB vào năm 2020. Tuy nhiên, bản kế hoạch
cũng hỉ ra rằng so với các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa mới
nổi, đầu tư của Trung Quốc vẫn chưa đủ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và các
điều kiện cơ bản cho KH&CN của toàn xã hội thông qua các chính sách thuế
và tài chính. Đầu tư tài chính của Nhà nước sẽ được sử dụng để hỗ trợ chủ
yếu cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu mũi nhọn, nghiên cứu công nghệ then
chốt, các lĩnh vực vốn không thể giải quyết theo cơ chế thị trường. Tăng tính
minh bạch và công bằng trong quản lý các dự án nghiên cứu khoa học của
Nhà nước và thiết lập một hệ thống thẩm định và giám sát việc thực hiện chi
tiêu cho khoa học.
Phát triển các công nghệ mũi nhọn: Trung Quốc sẽ phát triển một số
công nghệ mũi nhọn được cho là có triển vọng đóng vai trò định hướng trong
phát triển KH&CN, bằng cách tăng năng lực nghiên cứu công nghệ cao và
tăng tính cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp.
Liên quan đến công nghệ thông tin, Kế hoạch chỉ rõ Trung Quốc sẽ tiếp
tục hướng tới những mục tiêu chính: Hiệu quả cao, giá thành thấp, khả năng
ứng dụng rộng rãi. Về công nghệ vật liệu, trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc
sẽ tập trung vào công nghệ vật liệu và cấu trúc thông mình, công nghệ dẫn
nhiệt cao, công nghệ năng lượng và vật liệu hiệu quả cao. Trong lĩnh vực
công nghệ chế tạo tiên tiến, Trung Quốc có kế hoạch tạo bước đột phá trong
chế tạo rô bốt. Trung Quốc sẽ tăng cường nghiên cứu và sử dụng hiệu quả các
nguồn năng lượng mới. Định hướng phát triển cũng nhấn mạnh tới sự phát
triển công nghệ khám phá và khai thác đại dương, phát triển công nghệ laze
và công nghệ vũ trụ.

47
Tăng cường nghiên cứu các ngành công nghệ then chốt: Hội đông Nhà
nước Trung Quốc liệt kê ra 16 công nghệ trọng yếu sẽ nhận được sự hỗ trợ
nhiều hơn từ Chính phủ và kinh tế tư nhân. Đó là những công nghệ đặc biệt
then chốt để giải quyết các vấn đề quan trọng và khẩn cấp đối với các lĩnh vực
chiến lược của đất nước và phục vụ các yêu cầu mục tiêu quốc gia. Những
công nghệ mà Trung Quốc coi là đặc biệt then chốt gồm: công nghệ sản xuất
thiết bị điện tử - điện từ; chip và phần mềm cơ bản; công nghệ đóng tàu siêu
trọng; công nghệ thông tin – viễn thông; công nghệ khai thác dầu mỏ, khí,
than; công nghệ điện hạt nhân và một số ngành công nghệ phục vụ phát triển
đời sống.
Trung Quốc sẽ tuân theo một chiến lược phát triển nhảy vọt nhằm thúc
đầy nhanh khả năng của mình trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin
(IT), bằng cách triển khai các hệ điều hành mới kèm theo các chương trình
phần mềm và các vi mạch CPU tiên tiến. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học,
Trung Quốc sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như bộ gen chức năng (Functionnal
Genome), sinh tin học, y sinh, và nhân giống cây trồng bằng công nghệ di
truyền, với mục tiêu là phải được công nhận trong ngành công nghiê ̣p y sinh
quốc tế.
Trung Quốc sẽ sử dụng IT để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa bằng
cách phát triển và phổ biến việc sử dụng máy tính có tính năng cao, tạo ra các
hệ thống IT thông dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và
chế tạo.
Trung Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế về KH&CN và hỗ trợ cho các
nhà khoa học Trung Quốc tích cực tham gia vào các dự án khoa học quy mô
lớn toàn cầu, bên cạnh đó khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào
NCPT; sử dụng công nghệ và nhân lực nhập khẩu kết hợp với đầu tư nước
ngoài trực tiếp, yếu tố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế của Trung Quốc.

48
Nhờ vào những chính sách tích cực và phù hợp với tình hình của đất
nước, Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt giá trị xuất khẩu của các mặt hàng công
nghệ cao. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc
có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt từ năm 2003 giá trị này có xu
hướng tăng đột biến và kéo dài mức tăng cao ở các năm sau đó (Xem hình
2.1).

49
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT
HÀNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SÂU CỦA TRUNG QUỐC VÀ
GỢI Ý VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1 Đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp
chế biến sâu của Trung Quốc
3.1.1 Những thành công trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc
Trước tiên, có thể nói thành công ngày hôm nay của Trung Quốc phần
lớn là do Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện và duy trì chiến lược phát triển
xuất khẩu đúng đắn. Điều này được thể hiện đầu tiên ở các chính sách về mặt
hàng. Trung Quốc đã có sự cân nhắc, lựa chon phát triển các mặt hàng xuất
khẩu trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt trong chính cơ cấu của mặt hàng
chế tạo cũng có sự phân bổ hợp lí phù hợp. Trong giai đoạn đầu khi nền kinh
tế còn chưa phát triển, nguồn lao động vẫn là một lợi thế tuyệt đối của Trung
Quốc thì nước này đã tập trung vào các mặt hàng công nghiệp nhẹ sử dụng
nhiều lao động, khi đã tích lũy đủ và vốn và công nghệ thì chuyển sang phát
triển các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu đặc biệt là các sản phẩm có hàm
lượng khoa học công nghệ cao như máy móc, thiết bị vận tải, máy tính và
thiết bị viễn thông…
Thứ hai, Trung Quốc đã rất thành công trong chiến lược thu hút FDI
nói chung và thu hút FDI định hướng xuất khẩu nói riêng. Minh chứng là từ
một quốc gia nghèo, nền kinh tế đóng sau khi cải các mở của 30 năm Trung
Quốc đã vươn lên trở thành nước thu hút FDI hàng đầu thế giới. Đặc biệt
chính sách can thiệp có lựa chọn của chính phủ Trung Quốc đã phát huy vai
trò một cách tối ưu thông qua việc định hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên,
từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của
Trung Quốc. Việc hướng các FDI vào các ngành công nghiệp chế biến sâu đã
làm gia tăng tỉ trọng của các mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của Trung

50
Quốc đồng thời đưa Trung Quốc trở thành “công xưởng lớn của thế giới” với
nhiều các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Apple, Dell…Ngoài ra Trung
Quốc cũng đã thành công trong việc thành lập các đặc khu kinh tế và phát huy
vai trò của nó với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp
chế biến sâu.
Thứ ba, đó là chính sách đa dạng hóa thị trường. Trung Quốc không
dành sự ưu tiêng riêng biệt cho bất kì một thị trường nào trên thế giới. Bên
cạnh việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ,
EU thì Trung Quốc cũng có nhiều chính sách khai thác các thị trường tiềm
năng như Đông Nam Á, Ấn Độ… Chính những cải cách định hướng thị
trường này đã giúp cho hệ thông ngoại thương của Trung Quốc có tính trung
lập cao – điều này là một yếu tố có lợi cho xuất khẩu trong thời kì toàn cầu
hóa kinh tế hiê ̣n nay.
Thứ tư, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến phát triển khoa học công
nghệ. Chính sách khoa học công nghệ cũng được coi là chìa khóa trong chiến
lược thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc.
Trong giai đoạn đầu Trung Quốc tập trung vào nhập khẩu và chuyển giao
công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Giai đoạn sau khi tích
lũy đủ về công nghệ, Trung Quốc chuyển sang hạn chế nhập khẩu các sản
phẩm công nghệ, khuyến khích tiêu dùng trong nước. Đây có thể được coi là
chính sách phù hợp với tình hình đất nước cũng như năng lực công nghệ nội
tại của quốc gia này.
3.1.2 Những vấn đề đặt ra trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc
Mặc dù đạt được rất nhiều thành tựu trong xuất khẩu nhưng các chính
sách này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, gây bất lợi cho Trung Quốc trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, việc duy trì một mức tỉ giá thấp trong một thời gian dài để
thúc đẩy xuất khẩu đã khiến cho quan hệ Trung Quốc – Mỹ trở nên gay gắt.

51
Chính vì điều này Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều sự trả đũa kinh tế của Mỹ
và các nước phương tây để gây áp lực yêu cầu Trung Quốc thả nổi đồng
RMB.
Thứ hai, chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp hỗ trợ các
doanh nghiệp xuất khẩu như chính sách hoàn thuế, ưu đãi tín dụng bị xem là
một hình thức trợ giá dẫn đến hàng hóa của Trung Quốc khi xuất ra thị trường
nước ngoài thường xuyên bị kiên bán phá giá. Trong giai đoạn 1995 – 2001
số vụ kiện Trung Quốc bán phá giá chiếm tới 14% tổng số vụ kiện bán phá
giá của toàn thế giới. Kể từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001, số vụ kiện
Trung Quốc bán phá giá đạt tới con số khoảng 200. Do một số nước công
nghiệp chủ chốt là thành viên của WTO vẫn chưa công nhận Trung Quốc có
nền kinh tế thị trường nên nước này có thể còn phải đối mặt với nhiều vụ kiện
phá giá nói riêng, và các biện pháp bảo hộ khác từ phía các nước công nghiệp
phát triển nói riêng trong trường hợp nhập khẩu xuất khẩu của Trung Quốc tới
thị trường của các nước này tăng mạnh. Việc Mỹ và EU áp đặt trở lại chế độ
hạn ngạch đối với Trung Quốc trước “cơn sóng thần” hàng dệt may của nước
này đổ vào thị trường các nước nói trên (sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt
may được chính thức bãi bỏ từ tháng 1/2005 đối với các nước thành viên
WTO) là một ví dụ điển hình minh chứng cho khả năng trên.
Thứ ba, việc Trung Quốc quá chú trọng vào các doanh nghiệp FDI dẫn
đến sự mất cân bằng giữa các thành phần kinh tế trong nước. Nền kinh tế
Trung Quốc đang bị phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI trong khi
các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại không phát huy được vai trò chủ đạo
của mình như các nước phát triển Mỹ hay Anh. Điều này khiến cho nền kinh
tế Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Năm 2012 FDI của Trung Quốc giảm
mạnh là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng
rút vốn khỏi Trung Quốc và tìm kiếm cơ hội lợi nhuận tại các thị trường mới
như Đông Nam Á hay Ấn Độ.

52
3.2 Gợi ý vận dụng kinh nghiệm thực hiện chính sách thúc đẩy xuất
khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc đối với Việt
Nam
3.2.1 Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến
sâu của Việt Nam
Sau khi thực hiện cải cách mở cửa từ năm 1986 cho tới nay, tổng kim
ngạch xuât nhập khẩu của Việt Nam tăng qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu chưa có sự bứt phá rõ rệt. Các mặt hàng chủ đạo vẫn là sản
phẩm thô sơ, hàm lượng công nghệ còn thấp; chưa khai thác được lợi thế so
sánh, tương xứng với tiềm lực sẵn có.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với
Năm
(tỷ USD) GDP (%)
1986 0,78 10,7
1990 2,40 37,4
1995 5,44 26,3
2000 14,48 46,5
2005 32,44 61,09
2006 39,6 65,47
2007 43,38 68,01
2008 62,69 69,95
2009 56,6 60,97
2010 72,19 68,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 1997 Việt Nam bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu các mặt hàng
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với tổng kim ngạch chỉ đạt 440
triệu USD, đến năm 2005 con số này đã tăng lên 1,42 tỷ USD và dần trở
thành một trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Đến năm 2008, kim
ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng lên 2,64 tỷ USD, năm 2009 tăng lên
2,76 tỷ USD, năm 2010 là gần 3,6. Các thị trường chính cho sản phẩm này là
Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Singapore…. Tuy nhiên,

53
những mặt hàng công nghiệp chế biên sâu của Việt Nam chưa đa dạng phong
phú, mới chỉ tập trung tới sản phẩm có hàm lượng công nghệ chưa cao, và tập
trung chủ yếu vào gia công các mặt hàng phụ trợ, hoặc linh kiện điện tử.
Vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt hàng công
nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn ở mức thấp do
công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa. Số ngành, lĩnh vực có
công nghệ tiên tiến hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới
đang hình thành.
Hiện nay Việt Nam sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ
nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt được 20%. Tốc
độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng
kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt
khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế
giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự
động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%,
bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa là 26,6%, bán cơ khí hóa là 35,7%, thủ công
16,2%.
Việc chưa trú trọng tiếp nhận công nghệ và sự phát triển chậm của lĩnh
vực công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã biểu hiện qua năng lực cạnh tranh
công nghệ yếu kém. Theo báo cáo phát triển công nghiệp 2002 – 2003 của Tổ
chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc đánh giá về sự phát triển công
nghiệp và năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế
tạo của 87 nền kinh tế đang phát triển, trong đó có 14 nền kinh tế Châu Á thì
Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách này. Theo xếp hạng của Diễn đàn
kinh tế thế giới năm 2004, năng lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế nước
ta chỉ đứng thứ 77/104 nền kinh tế, chỉ số về chuyển giao công nghệ được xếp
thứ 66 là nhờ tỷ lệ vốn FDI vào nước ta ở mức cao so với các nước trong khu
vực. Chỉ số xếp hạng về công nghệ chỉ đứng thứ 92 do tỷ lệ nhập máy móc,
thiết bị trên tổng kim ngạch nhập khẩu mới ở mức thấp. Chỉ số về mức độ sử

54
dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài ở Việt Nam chỉ đứng thứ 99 trong
số 104 nền kinh tế được xếp hạng.
Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần sớm khắc phục tình trạng yếu
kém về chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo
định hướng xuất khẩu, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế
công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công
nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém giữa đào
tạo, nghiên cứu và sản xuất.
3.2.2 Khả năng vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào thực hiện
chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu
của Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng nhất định về chính trị, kinh
tế, văn hóa và đặc biệt là những điểm giống nhau về cách tiếp cận, phương
pháp và nội dung thực hiện quá trình cải cách kinh tế vì vậy việc học tập
những kinh nghiệm trong thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu của
Trung Quốc đối với Việt Nam là rất cần thiết.
Tuy nhiên, so với Trung Quốc Việt Nam là một quốc gia nhỏ, tiềm lực
kinh tế còn yếu, khoa học công nghệ còn kém phát triển đặc biệt Việt Nam
còn đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên việc vận dụng những
kinh nghiệm của Trung Quốc cần phải có sự chọn lọc sao cho phù hợp với
điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.
3.2.3 Một số đề xuất kiến nghị
Xuất phát từ thực trạng xuất khẩu của Việt Nam, nhóm tác giả xin đưa
ra một số giải pháp cho thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế
biến sâu của nước ta trong giai đoạn tới. Thực tế đã chỉ ra rằng, các chính
sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung
Quốc có rất nhiều điểm thành công mà Việt Nam nên học tập. Theo đó, Việt
Nam nên:

55
Lựa chọn mặt hàng xuất nhập khẩu phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ
trong điều kiện khoa học công nghệ nội địa chưa phát triển, Việt Nam cần
tăng cường nhập khẩu máy móc công nghệ từ các nước phát triển để chuyển
giao dây chuyền công nghệ áp dụng vào việc sản xuất. Kết hợp với lợi thế
nhân công, lao động dồi dào, giá rẻ để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng công
nghiệp nhẹ. Từ đó tích lũy đủ vốn nhập khẩu máy móc hiện đại, nâng cao
được năng suất lao động.
Xây dựng các đặc khu kinh tế để phát triển các ngành chủ lực: trước
hết phải xác định lợi thế của từng khu vực là gì, từ đó hoạch định chiến lược
xây dựng các vùng trọng điểm. Cấp phép xây dựng các khu chế suất, khu
công nghệ cao; thiết lập các quy chế đầu tư ưu đãi. Đây là bước đi quan trọng
của quá trình thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu ở nước ta.
Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI: để thu hút vốn đầu tư
FDI, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý phải ổn định, thông thoáng
nhưng rõ ràng. Cần có luật bảo vệ quyền lợi các Doanh nghiệp trong nước
cũng như nước ngoài như Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư, Luật Doanh
nghiệp…, hướng dẫn đầu tư dự án nước ngoài,…
Đa dạng hóa thị trường: không ngừng tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Nhà nước nên tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua việc thành
lập các cục thương mại xúc tiến đầu tư, là cầu nối cho doanh nghiệp trong
nước với thị trường quốc tế. Các cục xúc tiến này sẽ tìm hiểu thông tin thị
trường, cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp trong nước về đối tác
kinh doanh, môi trường pháp lý của thị trường hướng tới xuất khẩu… Bên
cạnh đó vẫn giữ quan hệ hợp tác với các thị trường truyền thống.
Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: hạ lãi suất và gia hạn tín dụng cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó cũng là một trong những cách thu
hút vốn đầu tư FDI hiệu quả được không chỉ Trung Quốc mà các nước phát
triển áp dụng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc...

56
Bên cạnh những thành công cần học hỏi thì chính sách thú đẩy xuất
khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc còn có có
những vấn đề đặt ra mà Việt Nam cần phải lưu ý.
Việt Nam cần phải linh hoạt điều chỉnh tỷ giá cũng như tránh phá giá
hay duy trì một mức tỉ giá thấp trong một thời gian dài như Trung Quốc. Việc
duy trì tỷ giá thấp trong thời gian dài bị các nền kinh tế phát triển coi như một
trong những cách phá giá sản phẩm, chính vì vậy sẽ gặp phải sự trả đũa kinh
tế như Mỹ với Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam là một nước nhập siêu và nợ
nước ngoài nhiều vậy nên việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến làm tăng giá nhập
khẩu và tăng giá trị các khoản nợ nước ngoài, điều này gây bất lợi lớn cho nền
kinh tế. Ngoài ra khi phá giá đồng nội tệ làm cho lạm phát tăng cao, điều này
ảnh hưởng đến lòng tin của người dân và vị thế của Việt Nam. Vậy nên Việt
Nam không nên thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ trong bối cảnh hiện
nay.
Chính phủ Việt Nam không nên thực hiện quá nhiều các chính sách hỗ
trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu như chính sách hoàn thuế hay ưu đãi tín
dụng. Bởi vì, những chính sách này sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khiến cho
các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể bị kiện bán phá giá hoặc gặp
phải sự trả đũa từ các thị trường lớn như Mỹ hoặc các nước EU.

KẾT LUẬN

57
Việc nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc đã cho thấy những thành tựu
cũng như hạn chế của chính sách này.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của
Trung Quốc bao gồm các công cụ và biện pháp nhằm thủ tiêu hoặc giảm bớt
thiên hướng chống lại xuất khẩu như chính sách thuế quan, chính sách tỷ giá,
chính sách thu hút FDI, chính sách khoa học công nghệ…Có thể nói nhờ thực
hiện rất thành công những chính sách trên mà Trung Quốc đã vươn lên trở
thành nuớc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa nói chung và các mặt hàng
công nghiệp chế biến sâu nói riêng. Bên cạnh những thành công rực rỡ, những
chính sách này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng song mỗi nước lại
có một điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, chính trị,…do vậy Việt Nam nên
tìm hiểu những chính sách xuất khẩu hợp lý của Trung Quốc để có thể tự rút
ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của nuớc mình. Với lợi thế của nước đi sau, những bài học kinh nghiệm
quý giá của Trung Quốc có ý nghĩa gợi mở cho chính sách đổi mới của Việt
Nam, giúp Việt Nam có thể trở thành nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
nhanh trong tương lai, đặc biệt là các mặt hàng có hàm lượng khoa học công
nghệ cao.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Anh Minh (2005), Nghiên cứu chính sách thúc đẩy xuất
khẩu của Trung Quốc giai đoạn từ 1978 đến nay và gợi ý vận dụng đối với
Việt Nam , Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Nguyễn Phú Thái (2004), Vai trò của ngoại thương đối với sự phát
triển kinh tế Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện
Kinh tế và Chính Trị thế giới, Hà Nội.
3. Zhang Yansheng và Zang Liquing(2004), “ Kinh nghiệm Trung
Quốc trong hoạt động hoạt động ngoại thương kể từ năm 1979” , trong CIEM
và UNDP, Chính sách phát triển kinh tế : Kinh nghiệm và bài học của Trung
Quốc, Tập II, Nhà Xuất Bản Giao Thông.
4. Đinh Công Tuấn (2004), 25 năm cải cách và mở cửa ở Trung Quốc,,
trong cuốn “Trung Quốc 25 năm cải cách- mở cửa: Những vấn đề lí luận và
thực tiễn”, Nhà Xuất bản Khoa học và xã hội.
5. Hà Mạn Quần và Trương Trường Xuân (2003), “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Trung Quốc: Thành tựu, kinh nghiệm và bài học”, trong CIEM
và UNDP, “Chính sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và bài học của Trung
Quốc”, tập I, Nhà Xuất bản Giao Thông.
6. VCCI Việt Nam- Hồ sơ thị trường Trung Quốc.
7. Tổng Cục hải quan Trung Quốc : http://customs.gov.cn
8. Bộ Thương Mại Trung Quốc : http://mofcom.gov.cn
9. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc : http://most.gov.cn
10. Bộ đầu tư nước ngoài Trung Quốc: http://fdi.gov.cn

59
Tiếng Anh
1. China Statistical Yearbook.
2. Yu Jianlong (2003), Chinese export strategy: Building up
Technology-Intensive Orientation –, Deputy Director General, China Council
for the Promotion of International Trade (CCPIP).
3. http://www.starmass.com
4. Hanbin Yan Levitt (2009), Technological Innovation in China’s
High-Tech Industry.
5. Lemoine, F.(2000), FDI and the Opening up of China’s economy,
CEPII Working Paper.
6. MOFCOM (2002-2010), China Foreign Investment Report 2002-
2010.
7. MOFCOM Trade Statistic: http://english.mofcom.gov.cn
8. Tomas MeRi (2009), China passes the EU in High-tech exports,
Science and technology.
9. Yuqing Xing, The People’s Republic of China’s High-Tech Export:
Myth and Reality.
10. Worldbank(1994), China: Foreign Trade Reform, The World Bank,
Oasington D.C.

60
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978
đến năm 2010 ( Đơn vị: tỷ USD , %).............................................................14
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1990 – 2008)..........16
Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004)......16
Bảng 2.4: Cấu trúc xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của.....................18
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang một số thị trường chính....31
Bảng 2.6: FDI vào Trung Quốc từ 1979 - 2008 (triệu USD).........................32
Bảng 2.7: Đinh hướng xuất khẩu của các FIE và doanh nghiệp trong nước
năm 1997.........................................................................................................38
Bảng 2.8: Nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc (1981-1996).....................42
Bảng 2.9: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004)......45
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010...........53

Hình 2.1: Xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của Trung Quốc
từ năm 1995 – 2010.........................................................................................17
Hình 2.2: Thị phần xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao của một số nước trên
thị trường thế giới............................................................................................20
Hình 2.3: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc qua các năm..............................24
Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái giữa RMB với USD giai đoạn 1980 - 2010...........26
Hình 2.5: Tổng FDI đầu tư vào Trung Quốc ( 1986- 2009)............................33
Hình 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của các doanh
nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước.......................................40

You might also like