You are on page 1of 36

Cấu trúc router

Cấu trúc router là một trong các vấn đề cơ bản cần phải biết trước khi
muốn configuration, troubleshooting and monitoring router . Cấu trúc
của router được trình bầy như trong hình bên.
Các thành phần chính của router bao gồm:
1. NVRAM:
NVRAM(Nonvolatile random-access memory) là loại RAM có thể lưu lại thông tin ngay
cả khi không còn nguồn nuôi. Trong Cisco Router NVRAM thường có nhiệm vụ sau:
- Chứa file cấu hình startup cho hầu hết các loại router ngoại trừ router có Flash file
system dạng Class A. (7xxx)
- Chứa Software configuration register, sử dụng để xác định IOS image dùng trong quá
trình boot.
2. FLASH MEMORY:
Flash memory chứa Cisco IOS software image. Đối với một số loại, Flash memory có thể
chứa các file cấu hình hay boot image.
Tùy theo loại mà Flash memory có thể là EPROMs, single in-line memory(SIMM)
module hay Flash memory card:
- Internal Flash memory: Internal Flash memory thường chứa system image. Một số loại
router có từ 2 Flash memory trở lên dưới dạng single in-line memory modules(SIMM).
Nếu như SIMM có 2 bank thì được gọi là dual-bank Flash memory. Các bank này có thể
được phân thành nhiều phần logic nhỏ.
- BootFlash: BootFlash thường chứa boot image. BootFlash đôi khi chứa ROM Monitor.
- Flash memory PC card hay PCMCIA card: Flash memory card dùng để gắn vào
Personal Computer Memory Card International Association (PCMCIA) Slot. Card này
dùng để chứa system image, boot image và file cấu hình.
Các loại router sau có PCMCIA slot:
Cisco 1600 series router: 01 PCMCIA slot.
Cisco 3600 series router: 02 PCMCIA slots.
Cisco 7200 series Network Processing Engine (NPE): 02 PCMCIA slots.
Cisco 7000 RSP700 card và 7500 series Route Switch Processor (RSP) card chứa 02
PCMCIA slots.
3. DRAM:
Dynamic random-access memory (DRAM) bao gồm 02 loại:
- Primary, main, hay processor memory, dành cho CPU dùng để thực hiện Cisco IOS
software và lưu trữ running configuration và các bảng routing table.
- Share, packet, or I/O memory, which buffers data transmitted or received by the router's
network interfaces.
Tùy vào IOS và phần cứng mà có thể phải nâng cấp Flash RAM và DRAM.
4. ROM:
Read only memory (ROM) thường được sử dụng để chứa các thông tin sau:
- ROM monitor, cung cấp giao diện cho người sử dụng khi router không tim thấy các file
image không phù hợp.
- Boot image, giúp router boot khi không tìm thấy IOS image hợp lệ trên flash memory
Để thiết kế một hệ thống mạng có khả năng phát triển trong tương lai là một yêu
cầu hết sức quan trọng, hai vấn đề đầu tiên được quan tâm đó là Load Balancing và
Route Summarization, rất nhiều công việc khác phụ thuộc vào bạn sử dụng Routing
Protocol. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày với các bạn một cách tổng quan nhất về
Routing Protocol.
Khi nói về Routing Protocol trước hết chúng ta phải hiểu vai trò của nó trong hệ thống
mạng. Routing Protocol là các nguyên tắc để các Routers trong hệ thống mạng chia sẻ dữ
liệu routing (routing information). Đó là các Protocol hết sức phổ biến của TCP/IP và
không chỉ có một Routing Protocol, số lượng Routing Protocol khoảng trên 6 protocol
nổi bật. Mỗi Routing Protocol có những tính năng và những ưu, nhược điểm khác nhau,
tuỳ vào thiết kế hệ thống mạng chúng ta phải chọn Routing Protocol cho thích hợp đáp
ứng các yêu cầu như Network Performance, khi tìm hiểu về Routing Protocol trước tiên
bạn cần phải quan tâm tới các thuộc tính chung của các protocol đó và đưa ra các so sánh:
- Convergence times
- Overhead
- Scalability features

Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn các quy trình routing bao gồm
- Default routing
- Floating static routes
- Convergence và route calculation.
1. Routing.
1.1. Routing Foundamental.
Công việc chính của một router là quyết định đường đi tốt nhất để chuyển một gói tinh
tới đích. Một router sẽ phải học các đường (paths) hay các route từ việc cấu hình bằng tay
bởi người quản trị hay có thể tự động update từ các routers khác trong hệ thống dựa vào
các routing protocols. Routers dữ bảng định tuyến (routing table) tại RAM. Một bảng
định tuyến là danh sách các đường định tuyến. Router sử dụng bảng định tuyến để quyết
định đường để chuyển gói tin, để xem thông tin bảng định tuyến bạn có thể gõ "show ip
route".

Trong bảng định tuyến chứa các thông tin về các mạng và đưa ra cổng cần thiết trên
router để forward gói tin đến mạng đó. Trên hình trên router với tên gọi RTA khi nhận
được một gói tin tới 192.168.4.46, nó sẽ tìm kiếm địa chỉ mạng là 192.168.4.0/24 trong
bảng định tuyến. RTA sau đó sẽ lựa chọn cổng để chuyển gói tin đi ra theo cổng đó, ví
như trong trường hợp này sẽ gói tin sẽ được chuyển sang cổng Ethernet0. Nếu RTA nhận
được một gói tin tới 10.3.21.5 nó sẽ gửi gói tin đó tới cổng Serial0 (S0).
Một vài dòng đầu trong hình trên thể hiện các mã được miêu tả và phân loại bằng cách
nào router học bảng định tuyến. Trong bảng này thể hiện có 4 đường được kết nối trực
tiếp. Chúng có tên viết tắt ngắn gọn là chữ C trong bảng định tuyến. RTA sẽ huỷ toàn bộ
các gói tin nào nếu gói tin đó được chuyển tới một địa chỉ không có trong bảng định
tuyến. Để router có thể forward tới nhiều địa chỉ thì bạn phải cập nhận bảng định tuyến
bằng cách cấu hình router. Và thông tin trong bảng định tuyến có thể được thay đổi theo
hai cách:
- Static routing - Người quản trị trực tiếp định nghĩa định tuyến tới các mạng dựa trên địa
chỉ của mạng đó.
- Dynamic routing – Router sẽ dựa vào các routing protocols để thay đổi thông tin trong
bảng định tuyến, phụ thuộc vào việc lựa chọn đường đi tốt nhất cho gói tin.
Trong cấu hình static routes người quản trị trực tiếp thay đổi bảng định tuyến bằng cách
thêm vào hoặc xoá đi việc định tuyến tới những mạng cụ thể. Trong cấu hình dynamic
routes Router sẽ tự động cập nhật bảng định tuyến từ các router khác, chúng chia sẻ dữ
liệu định tuyến với nhau và từ đó router sẽ tự động thay đổi thông tin của bảng định tuyến
với việc lựa chọn ra đường đi tốt nhất tới một mạng. Tuy nhiên mỗi phương pháp static
routing hay dynamic routing đều có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn là nhà quản
trị bạn cần phải lựa chọn phương thức routing để xây dựng một hệ thống mạng hợp lý.
1.2. Static Routing.
Static routing được sử dụng trong hệ thống mạng không có nhiều kết nối (nói cách khác
khi một gói tin đi từ nguồn tới đích sẽ không phải lựa chọn quá nhiều đường đi). Static
routing tốn ít tài nguyên bộ nhớ và quá trình xử lý trên router. Trong một hệ thống mạng
lớn, các nhà quản trị thường cấu hình satic routes trên các "access router" tại các nhánh
nhỏ trong hệ thống mạng. Tại các nhánh nhỏ của mạng khi chỉ có một đường in và một
đường out. Hình dưới đây thể hiện static route tới mạng 172.24.4.0/24.

Để cấu hình static routing trên một router của Cisco, sử dụng câu lệnh: "ip route". Câu
lệnh này được sử dụng có cấu trúc như sau:
Router(config)#ip route destination-prefix destination-prefix-mask {address | interface}
[distance] [tag tag] [permanent]

Tham biến Miêu tả

Destination-prefix Địa chỉ mạng của mạng đích

Destination-prefix-mask Subnet mask của mạng đích

Địa chỉ IP của next hop có thể


Address chuyển gói tin đó đến địa chỉ
đích

Cổng out trên router để gói tin


Interface
có thể tới đích

Option cho Administrative


Distance
distance

Thông số có thể được tính toán


Tag tag và có thể điều khiển route
maps

Lựa chọn cụ thể việc route này


có thể không bị xoá nếu trong
permanent
trường hợp cổng trên router bị
tắt.

Dựa vào static route bạn có thể thêm vào bảng định tuyến sử dụng hai cách trong câu
lệnh ip route:
(chúng ta có thể lựa chọn địa chỉ IP của Next hop - địa chỉ IP trên cổng của router kết nối
trực tiếp với router này, hoặc chúng ta chỉ cần chọn cổng mà gói tin đến mạng đích sẽ
phải đi qua).
RTA(config)#ip route 10.6.0.0 255.255.0.0 s1
Hoặc:
RTA(config)#ip route 10.7.0.0 255.255.0.0 10.4.0.2

Cả hai câu lệnh này đều thực hiện trong môi trường "global configuration" để thực hiện
cấu hình static route. Trong ví dụ đầu tiên địa chỉ mạng đích là 10.6.0.0/16, để gói tin trực
tiếp đi chúng ta phải lựa chọn cổng out cho gói tin, trong trường hợp này đó là cổng S1
trên router. Một kết nối trực tiếp cũng được map trực tiếp vào cổng này. Trong ví dụ tiếp
theo có địa chỉ mạng 10.7.0.0/16 với địa chỉ next hop là 10.4.0.2. Mỗi câu lệnh khi cấu
hình static route sẽ thêm thông tin trực tiếp vào bảng định tuyến.
Trong hình trên để route tới 10.6.0.0 được cấu hình bởi static route sẽ có biểu tượng phía
trước là chữ S. Tuy nhiên nó được thể hiện tương tự như một kết nối trực tiếp. Trong
bảng định tuyến hiển thị cấu hình forward các gói tin tới mạng 10.6.0.0 tới cổng S1. Và
trong bảng định tuyến được cấu hình satic route cho mạng 10.7.0.0 được cấu hình dựa
trên địa chỉ next hop đó là địa chỉ 10.4.0.2 trên một router khác. Vậy sự khác nhau giữa
hai dạng cấu hình satic route này như thế nào.
Khi sử dụng một routing protocol như RIP hay IGRP, satic routes hiển thị như các kết nối
trực tiếp và sẽ tự phát các gói quảng bá cho các routers khác cập nhật bảng định tuyến.
Nhưng trong cấu hình static sử dụng địa chỉ IP của next hop thì router sẽ không quảng bá
vì coi đây không phải là những kết nối trực tiếp. Do vậy các thông tin của satic route có
thể được các routing protocol sử dụng để quảng bá các mạng của mình cho các routers
khác.
Khi một cổng kết nối bị tắt, toàn bộ cấu hình satic route chỉ tới cổng này đều bị xoá trong
bảng định tuyến (IP routing table). Nếu router không tìm được địa chỉ IP của next hop thì
satic route này cũng sẽ bị xoá khỏi bảng định tuyến. Một phương pháp khác bạn có thể
map một satic IP tới cổng loopback trên router.
Chú Ý: như một rule, địa chỉ next hop address có thể sẽ luôn được sử dụng khi bạn cấu
hình satic route trên một cổng có nhiều kết nối như cổng Ethernet. Một cổng trên router
kết nối vào một mạng có nhiều kết nối thì địa chỉ next hop trên router bên cạnh cũng sẽ
nhận được các traffic từ mạng bên kia.
Static routing không thích hợp khi sử dụng trong môi trường mạng lớn, phức tạp và có
nhiều đường hỗ trợ redundant (có thể gọi là đường backupu). Các routers trong một hệ
thống mạng phức tạp sẽ có thể tự động thay đổi bảng định tuyến và lựa chọn đường đi tốt
nhất cho gói tin từ nguồn tới đích. Và khi đó dynamic routing là một lựa chọn tốt hơn
satic routes.
1.3. Configuration Dynamic Routing.
Dynamic routing trong mô hình TCP/IP có thể sử dụng một hoặc nhiều giao thức khác
nhau. Tuy nhiên các giao thức này sẽ có những sự khác nhau và chúng ta sẽ tìm hiểu
chúng ở dưới đây. Routing protocols được thiết kế cho một hệ thống tự trị (autonomous
system) và giữa chúng được phân chia được phân loại như Interior Gateway Protocols
(IGPs) và giao thức làm việc giữa các vùng tự trị được xếp vào nhóm Exterior gateway
protocols (EGPs). Trong bảng dưới đây là danh sách các protocol hỗ trợ EGPs và IGP.

Trong bài viết này tôi sẽ trọng tâm trong các giao thức IGPs. Các giao thức của EGPs, cụ
thể như BGP4, sẽ được gới thiệu trong các bài viết sau. Các protocol có thể được chia ra
làm hai mảng riêng biệt là: Distance vector hay link-state routing protocols, phụ thuộc
vào cách chúng làm việc.

Routing protocols cho IPX và AppleTalk.


Một số mô hình mạng không sử dụng IP cho các máy tính, một số tổ chức vẫn hỗ trợ
những protocol khác như Novell IPX và AppleTalk. Một công nghệ kế thừa và được hỗ
trợ và phát triển. Nhiều tổ chức vẫn tiếp tục sử dụng và hỗ trợ IPX và AppleTalk bởi họ
còn có các ứng dụng như máy in, các phần mềm, máy chủ. Mặc dù Cisco EIGRP là một
giao thức hỗ trợ IPX và AppleTalk, đây là một giao thức rất quan trọng trong ba giao
thức được phát triển bởi nhà sản xuất này. Có ba giao thức là IPX hay Novell RIP,
NetWare Link Service Protocol (NLSP), và AppleTalk Routing Table Maintenance
Protocol (RTMP). Đây là các routing protocol được phát triển dành riêng cho AppleTalk
và Novell của các nhà sản xuất. Dưới đây là danh sách các routing protocol cho IPX và
AppleTalk.
IP routing protocols và bảng định tuyến.
Câu lệnh trong Ciso IOS hỗ trợ dynamic routing và các routing protocol. Trong bảng
dưới đây thể hiện thông tin trong bảng định tuyến của một router sử dụng bốn giao thức
định tuyến là, RIP, IGRP, EIGRP và OSPF. Chú ý rằng hầu hết các tổ chức hay roanh
nghiệp thường không sử dụng nhiều hơn một hoặc hai giao thức định tuyến.

Trong hình dưới đây là một ví dụ về thông tin trong bảng định tuyến của mạng
192.168.1.0/24. Trong bảng định tuyến khi mạng không được kết nối trực tiếp sẽ có hai
thông số [administrative distance/metric]. Với ví dụ này [120/3] có nghĩa là
administrative distance là 120 và metric là 3. Trong hình dưới đây với thông số này thể
hiện chỉ có một RIP route tới mạng này và metric thể hiện hop count tới mạng đích.
Router sử dụng metric để định, hay là một đơn vị tính toán, để định tuyến. Khi có nhiều
routes tới một mạng đích và các route này đều sử dụng cùng một routing protocol thì cấu
hình route nào có metric nhỏ nhất sẽ coi là đường đi tốt nhất cho gói tin. Hop count là cái
duy nhất để tính metric trong IP RIP. Trong ví dụ trên hop count là 3, kết nối trực tiếp
hop count tính là 0 và khi đi qua một router hop count sẽ cộng thêm 1.
Mỗi routing protocol có cách tính metrics khác nhau. EIGRP sử dụng tích hợp rất nhiều
yếu tố như băng thông và độ tin cậy trong đường truyền để tính toán metric. Sử dụng các
thiết lập mặc định, EIGRP sẽ tính toán metric route tới mạng 192.168.1.0 là 3.219.456.
Nếu router RTA nhận được một RIP update và một EIGRP update của cùng một mạng,
thì router sẽ so sánh tới administrative distance metric để so sánh giữa hai routing
protocol. Quá trình này như việc so sánh ba của táo với ba triệu quả cam việc lựa chọn sẽ
dễ hơn bởi khác routing protocol.
Khi một router nhận được một update từ hai routing protocol về cùng một mạng, nó sẽ
không so sánh về metric của hai routing protocol. Router sẽ sử dụng administrative
distance để quyết định lựa chọn routing protocol nào. Cisco IOS gán một default
administrative distance cho toàn bộ các routing protocol. Một routing protocol có thông
số administrative distance nhỏ hơn sẽ được coi là routing protocol có độ tin cậy cao hơn.
1.4. Distance Vector Routing.
Routing protocols có thể được phân loại là: distance vector hoặc link-state routing
protocols. Việc phân loại này dựa vào thuật toán, hay phương pháp, mà router sử dụng để
tính toán và cập nhật, trao đổi bảng định tuyến với nhau. Giao thức định tuyến dạng
Distance vector dựa trên thuật toán Bellman-Ford.
Routers được cấu hình sử dụng một distance vector routing protocol sẽ gửi toàn bộ bảng
định tuyến tới các router bên cạnh (neighbor routers). Trong hình dưới đây là một ví dụ
về distance vector protocols, như RIP và IGRP, chúng broadcast toàn bộ bảng định tuyến
trên toàn bộ các cổng được cấu hình. Broadcast này có thể được coi như multicasting.
Routers sử dụng các giao thức này sẽ không biết chính xác các router bên cạnh mà nó
giao tiếp.

Một neighbor router nhận được một broadcast để update, router này sẽ so sánh với thông
tin trong bảng định tuyến hiện giờ. Nếu trong các thông tin đó có một mạng mới, hay
đường tới một mạng mới mà với metric tốt hơn, chúng sẽ cập nhật vào bảng định tuyến.
Sau đó router này sẽ tiếp tục broadcast thông tin trong bảng định tuyến của mình cho các
router kế tiếp của nó.
Distance vector routing protocol có liên quan tới "distance - khoảng cách" và "vector -
đoạn thẳng có hướng", hay trực tiếp tới mạng đích. Trước khi gửi một update, mỗi router
sẽ thêm các thông số distance và route metric. Khi một router nhận được một update,
chúng sẽ học về và thêm thông tin vào bảng định tuyến và thông tin về cổng nhận update.
Sau đó router sẽ sử dụng cổng nào để truyền gói tin tới mạng đích đó.
Tính đơn giản trong các giao thức định tuyến dạng distance vector là hai điểm nổi bật
chính so với các giao thức ở dạng link-state. Việc cấu hình các giao thức định tuyến dạng
distance vector là rất đơn giản và chúng sẽ sử dụng ít bộ nhớ và tiến trình sử lý. RIPv1 hỗ
trợ hầu hết các nhà sản suất khác nhau hay trong các môi trường sử dụng nhiều công
nghệ từ nhiều nhà sản xuất.
Tính đơn giản của distance vector routing protocol đã không hỗ trợ khả năng mở rộng
của mạng. RIPv1 và IGRP là các dạng classful routing protocol, điều này có nghĩa là
chúng sẽ không gửi các thông tin về subnet trong quá trình update thông tin định tuyến.
Chúng không hỗ trợ tính năng mở rộng khi sử dụng Variable Length Subnet Masking
(VLSM) hay superneting. Thông thường, các distance vector routing protocol có tốc độ
hội tụ mạng chậm hơn các link-state protocols. Hầu hết sự phức tạp và các mạng yêu cầu
tính mở rộng cao cần thiết sử dụng các routing protocol với độ hội tụ thông tin nhanh
giữa các router và trạnh thái của mạng cần phải nhanh chóng ổn định. Tuy nhiên distance
vector routing protocol lại không làm được điều đó. RIP hỗ trợ tối đa là 15 hops giữa hai
đích, nó giới hạn độ lớn của mạng. IGRP hỗ trợ tối đa là 255-hop. IGRP được phát triển
bởi Cisco và không hỗ trợ nhiều routing protocol từ nhiều nhà sản xuất khác nên cũng ít
được sử dụng.
Bởi vì sự giới hạn từ các routing protocols dạng distance vector nên các nhà quản trị
mạng thường sử dụng link-sate routing trong các mạng phức tap.
1.5. Link-State Routing protocols.
Link-sate routing protocols thường có tính năng mở rộng cao và có tốc độ hội tụ nhanh
hơn sử dụng cá giao thức định tuyến như RIP và IGRP. Link-state routing protocol cần
nhiều bộ nhớ và quá trình xử lý hơn từ router và cần có sự hiểu biết và kinh nghiệm từ
người quản trị hơn khi sử dụng distance vector routing protocol.
Link-state protocols dựa trên thuật toán Dijkestra, bình thường nó còn được gọi là thuật
toán Shortest Path First (SPF). Một link-state routing protocol phổ thổng là Open Shortest
Path First (OSPF). Nội dung chi tiết về OSPF tôi sẽ trình bày trong các bài viết sau.
Các router chạy một giao thức link-state điều này liên quan trực tiếp tới trạng thái (state)
của một cổng trên router khác trong hệ thống mạng. Một link-state router xây dựng toàn
bộ dữ liệu về tất cả các trạng thái từ tất cả các router trong một vùng. Một nghĩa khác,
một link-state router lấy đủ các thông tin để chúng có thể vẽ lên một bản đồ của hệ thống
mạng. Mỗi router sau khi chay thuật toán SPF trong bản đò do chúng xây dựng, hay dữ
liệu về link-state, để nhận ra một đường đi tốt nhất để thiết lập trong routing table. Hệ
thống mạng được xây dựng như một cái cây mà gốc là chính router đó, mỗi router được
coi là gốc của mạng và từ đó nó tìm đường đi ngắn nhất tới các mạng sau khi xây dựng
được bản đồ hệ thống mạng và chạy thuật toán SPF.

Để thay thế cho việc học các routes sau đó broadcast các routes này như các distance
vector routing protocol, link-state routers quảng bá trạng thái của các liên kết của nó cho
toàn bộ các router khác trong cung một vùng để chúng xây dựng một dữ liệu link-state.
Toàn bộ quá trình quảng bá này được gọi là Link-state Advertiesements (LSAs). Không
như distance vector routers, link-state routers có thể thiết lập những mỗi quan hệ đặc biệt
giữa các router khác để đảm bảo rằng thông tin LSA được truyền một cách hiệu quả nhất.
Ban đầu với rất nhiều thông tin của LSAs được cung cấp bởi các routers dựa vào các
thông tin cần thiết đó router xây dựng lên cơ sở dữ liệu link-sate. Routing update xảy ra
chỉ khi có sự thay đổi của một link-sate hoặc khi không có sự thay đổi nào sau một
khoảng thời gian nhất định. Nếu một link-sate được thay đổi, ngay lập tức quá router sẽ
gửi thông tin đó cho các router khác update thông tin. Thông tin được truyền khi đó chỉ
bao gồm link-state đã bị thay đổi, không phải là toàn bộ bảng định tuyến (routing table).
Một nhà quản trị cần phải quan tâm tới việc tối ưu hoá đường truyền như các đường
truyền WAN, việc truyền các thông tin về link-state sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với truyền cả
bảng định tuyến như việc sử dụng distance vector routing protocol.
Tác dụng của link-state routing đó là khả năng hội tụ nhanh và tối ưu hoá băng thông so
với các giao thức định tuyến dạng distance vector. Các giao thức Link-state hỗ trợ
Classless Interdomain Routing (CIDR), Variable-length Subnet Mask (VLSM), và
suppernetting. Đó là một lựa chọn tốt cho các hệ thống mạng phức tạp và yêu cầu khả
năng mở rộng cao. Link-state thông thường làm tốt hơn các giao thức distance vector
trong mọi môi trường mạng từ nhỏ tới lớn. Link-state cũng có tồn tại hai vấn đề:
- Link-sate routing có thể sẽ không thực hiện với các dòng phần cứng yếu. Link-state
router yêu cầu nhiều bộ nhớ và sức mạnh xử lý hơn là distance vector routers, có thể đẩy
mức giá của các sản phẩm hỗ trợ kết nối lên cao hơn, mặt khác chúng có thể kéo căng
hiệu năng của các phần cứng cũ.
- Link-sate routing protocol phức tạp trong việc quản trị. Để cấu hình link-sate routing có
thể làm thoái trí nhiều người, và nhiều người chọn giải pháp ít phức tạp hơn bằng cách
cấu hình distance vector. Thông thường các nhà quản trị sẽ chọn một giao thức distance
vector cho môi trường mạng nhỏ.
1.6. Hybrid routing protocol: EIGRP.
Một giao thức định tuyến được phát triển bởi Cisco và nó là một giao thức thức advanced
distance vector routing protocol với các tính năng của link-state routing. Việc cấu hình
EIGRP là rất đơn giản và tương tự như việc cấu hình IGRP. Tuy nhiên nó lại là một bản
sao của link-sate, EIGRP router sử dụng việc updates từng phần, và có khả năng thiết lập
các neighbor đặc biệt, và chọn mô hình truyền dữ liệu, đáp ứng tối ưu hoá thời gian hội tụ
mạng. EIGRP, trong một vài lúc người ta gọi nó là hydrid protocol. Nội dung chi tiết
cũng như việc cấu hình EIGRP tôi sẽ trình bày trong các bài viết sau.
Phần II của bài viết tôi sẽ trình bày với các bạn các nội dung về cấu hình
- Default Routing
- Configuring floating static routes
- Convergence issues.
- Routing metric.
Theo Cisco Academy CCNP Course
Cấu hình ADSL cho Cisco 1800
Router

ADSL là một công nghệ truyền thông mang lại kết nối Internet tốc độ
cao cho người dùng, nhưng việc sử dụng các modem do nhà cung cấp
dịch vụ khuyến mại đôi khi không đáp ứng được một số yêu cầu của
các doanh nghiệp trong bài viết này tôi trình bày với các bạn cách thiết
lập ADSL trên router của Cisco.
Cisco 1801, Cisco 1802, và Cisco 1803 là dòng router hỗ trợ Point-to-Point Protocol over
Asynchronous Transfer Mode (PPPoA) clients và Network Address Translation (NAT).
Nhiều máy tính cá nhân đã được kết nối phía sau Router. Trước khi các giao tiếp từ PCs được
gửi tới một phiên PPPoA, nó có thể được mã hoá, được lọc. PPP over ATM cung cấp một giải
pháp mạng với sự đơn giản trong việc lấy địa chỉ và cho phép người dùng kiểm tra như mạng sử
dụng công nghệ dial. Hình dưới đây thể hiện rất rõ tình huống cụ thể sử dụng PPPoA client và
NAT để cấu hình trên Cisco router. Trong tình huống này sử dụng một địa chỉ IP tĩnh cho kết
nối ATM.
Phân tích các bước khi kết nối internet qua router cấu hình ADLS

1 Một mạng doanh nghiệp nhỏ với các thiết bị đã được kết nối

2 Cổng Fast Ethernet LAN (trên router sử dụng cho NAT,


192.168.1.1/24)

3 PPPoA Client—Cisco 1801, Cisco 1802, or Cisco 1803 router

4 Quá trình NAT

5 Cổng ATM WAN

6 PPPoA phiên làm việc giữa client và một PPPoA server tại ISP
Thông thường mô hình kết nối giữa ISP và người sử dụng với mô hình như sau.

Trong tình huống này, tổ chức sử dụng Fast Ethernet LAN có thể kết nối với ISP thông qua sử
dụng giao thức kết nối trên đường WAN.

- Asymmetric digital subscriber line (ADSL) được thực hiện trên đường dây điện thoại đã có sẵn
(Plain old telephone service – POST) sử dụng Cisco 1801 router.

- ADSL trên Cisco 1802 sử dụng Intergrated services digital network (ISDN).

- ADSL trên Cisco 1803 sử dụng Single-pair High-speed digital subscriber line (G.SHDSL).

Cổng Fast Ethernet trên router mang các gói tin từ mạng LAN và chuyển chúng vào nết nối PPP
trên cổng ATM. Các quá trình truyền trên ATM được đóng gói và chuyển đi qua ADSL, ISDN,
hay G.SHDSL lines. Cổng dialer được sử dụng để kết nối với ISP.

PPPoA
Tính năng PPPoA Client trên router cung cấp PPPoA client trên cổng ATM. Một cổng dialer
phải được sử dụng cho các truy truy cập ảo. Nhiều phiên PPPoA client có thể được cấu hình trên
một cổng ATM, nhưng mỗi phiên phải sử dụng những cổng, và dialer pool riêng.

Một phiên PPPoA được thiết lập như việc kết nối giữa client thông qua Cisco 1800 router.

Các vấn đề cần phải cấu hình để client trong mạng LAN có thể truy cập ra internet:

- Cấu hình cổng Dialer

- Cấu hình cổng ATM WAN

- Cấu hình DSL Signaling Protocol

- Cấu hình Network Address Translation

1. Cấu hình cổng Dialer.

Cổng dialer chỉ ra cho biết bằng các nào quá trình truyền từ client, gồm, ví dụ, và default routing
information, giao thức đóng gói, và dialer pool sử dụng. Nó cũng được sử dụng như truy cập ảo.
Nhiều phiên PPPoA của các client có thể được cấu hình trên một cổng ATM. Nhưng mỗi phiên
đó phải có một cổng dialer, và dialer pool cụ thể.

Sau đây là các bước cấu hình dialer interface cho cổng ATM trên router, tất cả được cấu hình
trong Global configuration mode.

Câu lệnh Mục đích

Bước 1 thiết lập dialer-rotary- Tạo ra cổng dialer với các


group-number thông số từ 0-255
Router(config)#
interface dialer 0
Router(config-if)#

Bước 2 Lấy địa chỉ IP từ quá chọn địa chỉ ip cho cổng
trình thương lượng dialer và lấy từ PPP/IPCP
Router(config-if)# ip (IPControl Protocol) và địa
address negotiated chỉ được lấy từ quá trình
thương lượng.
Router(config-if)#

Bước 3 Router(config-if)# ip Thiết lập kích thước của IP


mtu 4470 Maximum Transmission
Router(config-if)# Unit (MTU). Mặc định nhỏ
nhất là 128 bytes. Lớn nhất
cho ATM là 4470 bytes.

Bước 4 Lựa chọn phương thức Thiết lập dạng đóng gói sử
đóng gói dụng PPP cho quá trình dữ
Router(config-if)# liệu truyền và nhận.
encapsulation ppp
Router(config-if)#

Bước 5 ppp authentication Thiết lập phương thức xác


{protocol1 thực qua PPP.
[protocol2...]} Trong ví dụ này chúng ta
Example: sử dụng Challenge
Router(config-if)# ppp Handshake Authentication
authentication chap Protocol – CHAP.

Router(config-if)#

Bước 6 Thiết lập thông số Thiết lập dialer pool cụ thể


dialer pool sử dụng
Router(config-if)#
dialer pool 1
Router(config-if)#

Bước 7 thiết lập dialer-group Gán các cổng dialer vào


Example: các group từ (1-10).

Router(config-if)# Sử dụng một dialer group


dialer-group 1 để điều khiển try cập tới
router của bạn.
Router(config-if)#

Bước 8 Thoát Thoát khỏi môi trường cấu


Router(config-if)# exit hình trong cổng dialer 0
Router(config)#

Bước 9 Thiết lập access list Thiết lập một dialer list và
trên cổng dialer group. liên kết với dialer group.
Router(config)# dialer-
list 1 protocol ip
permit
Router(config)#

Bước thiết lâp IP Route Thiết lập IP route và


10 Router(config)# ip default gateway cho cổng
route 10.10.25.2 dialer 0.

0.255.255.255 dialer 0
Router(config)#
Lặp đi lặp lại các bước trên nếu bạn muốn add thêm cổng dialer hay dialer pool.

2. Cấu hình cổng ATM WAN

Thực hiện cấu hình cổng ATM, bắt đầu sử dụng trong Global configuration mode.

Câu lệnh Mục đích

Bước Thiết lập dạng và thông Muốn cấu hình trước tiên bạn phải
1 số cho cổng ATM vào global mode của cổng ATM (với
Router(config)# interface tên ADSLoPOST hay G.SHDSL trên
atm 0 router của bạn).

Router(config-if)#

Bước pvc vpi/vci Tạo một ATM PVC cho mỗi node
2 Example: (lên đến 10). Vào ATM virtual
circuit configuration mode.
Router(config-if)# pvc
8/35 Khi một PVC được định nghĩa, đóng
gói AAL5SNAP được định nghĩa
Router(config-if-atm-
mặc định. Sử dụng các giao thức
vc)#
đóng gói khác được thể hiện trong
bước 3. VPI và VCI là đối số không
thể là 0 do nếu là 0 thì các thông số
khác không thể là 0.

Bước Thiết lập đóng gói trên Cấu hình dạng đóng gói cho PVC và
3 cổng ATM liên kết đến cổng dialer
encapsulation {aal5auto |
aal5autoppp virtual-
template number [group
group-name] |
aal5ciscoppp virtual-
template number |
aal5mux protocol |
aal5nlpid | aal5snap}
Example:
Router(config-if-atm-
vc)# encapsulation
aal5mux ppp dialer
Router(config-if-atm-
vc)#

Bước Thiết lập liên kết tới Mỗi cổng ATM là một member của
4 cổng dialer dialer profile pool
Router(config-if-atm-
vc)# dialer
pool-member 1
Router(config-if-atm-
vc)#

Bước Active cổng với câu lệnh Enables cổng ATM.


5 no shutdown
Router(config-if-atm-
vc)# no shutdown
Router(config-if)#

Bước Thoát khỏi môi trường Thoát khỏi môi trường cấu hình cổng
6 cấu hình ATM 0
Router(config-if)# exit
Router(config)#
3. Cấu hình DSL Signaling Protocol

DSL Signaling phải được cấu hình trên cổng ATM cho các kết nối tới ISP. Dòng Cisco 1801 hỗ
trợ ADSL Signaling sử dụng POST, dòng Cisco 1802 hỗ trợ tín hiệu ADSL qua ISDN, và Cisco
1803 hỗ trợ tín hiệu SHDSL.

Dựa vào nền tảng router khác nhau mà bạn cấu hình, dưới đây tôi chia làm hai mục rõ ràng để dễ
dàng sử dụng các tín hiệu DSL.

a. Cấu hình ADSL

b. Cấu hình SHDSL

a. Cấu hình ADSL

Mặc định cấu hình cho tín hiệu ADSL được thể hiện dưới bảng sau.

Thuộc tính Miêu tả Thông số mặc định


Operating Trong phần này bạn cần cấu hình Auto
mode tín hiệu sử dụng trong đường dây
DSL cho cổng ATM.

ADSL sử dụng POTS – ANSI hay


ITU full rate hay tự động lựa chọn.

ADSL sử dụng ISDN – ITU full


rate, ETSI hay tự động lựa chọn.
Loss of Cụ thể thời gian khi quá trình kết
margin nối bị lỗi xảy ra.
Training Bạn có thể enable hay disalbe Disabled
log training log
Với các thiết lập trên bạn vào môi trường global configuration mode.

Trong môi trường cấu hình cổng ATM với câu lệnh: dsl operating-mode

Thiết lập loss of margin: dsl lom integer (tham số thời gian)

thiết lập enable training log: dsl enable-training-log.

Kiểm tra cấu hình

Bạn có thể kiểm tra kết quả cấu hình bằng cách gõ câu lệnh: show dsl interface atm 0 trong môi
trường Privileged EXEC mode.

b. Cấu hình SHDSL

Hoàn thiện các bước cấu hình DSL trong router sử dụng tín hiệu SHDSL, trước tiên bạn phải
truy cập vào môi trường global configuration mode.

Câu lệnh Mục đích.

Bước Thiết lập controller Vào môi trường để cấu hình DSL
1 dsl port controller.
Router(config)#
controller dsl 0
Router(config-
controller)#

Bước line-term {co | cpe} Thiết lập cụ thể đường line DSL tại
2 Router(config- Central office (CO) hay tại customerr
controller)# line-term premises equipment (CPE).
co
Router(config-
controller)#

Bước Thoát Thoát khỏi môi trường cấu hình.


3 Router(config-
controller)# exit
Router(config)#

Bước Trong mode protocol Thiết lập mode cụ thể điều khiển DSL
4 Example: và truy cập vào môi trường cấu hình
mode.
Router(config)#
mode atm
Router(config-
controller)#

Bước line-mode {4-wire Thiết lập kết nối DSL sử dụng đường
5 enhanced | 4-wire dây theo chuẩn 2 sợi hay chuẩn 4 sợi.
standard | 2-wire}
Router(config-
controller)# line-
mode 4-wire
standard
Router(config-
controller)#

Bước ignore-error-duration Thiết lập thời gian bỏ qua lỗi, thời gian
6 number thiết lập trong khoảng 15 đến 30 giây.
Router(config-
controller)#
ignore-error-duration
15
Router(config-
controller)#

Bước thoát Thoát khỏi môi trường controller


7 Router(config- configuration mode và trở về môi trường
controller)# exit global configuration.

Router(config)#
Kiểm tra lại kết quả cấu hình.

Trong Privileged mode bạn sử dụng câu lệnh show controllers dsl:

Router# show controllers dsl 0

DSL 0 controller UP

SLOT 0: Globespan xDSL controller chipset


Line Mode: Four Wire Standard Mode

DSL mode: SHDSL Annex A

Frame mode: Utopia

Configured Line rate: Auto

Line Re-activated 6 times after system bootup

LOSW Defect alarm: ACTIVE

CRC per second alarm: ACTIVE

Line termination: CPE

Current 15 min CRC: 0

Current 15 min LOSW Defect: 0

Current 15 min ES Defect: 0

Current 15 min SES Defect: 0

Current 15 min UAS Defect: 33287

Previous 15 min CRC Defect: 0

Previous 15 min LOSW Defect: 0

Previous 15 min ES Defect: 0

Previous 15 min SES Defect: 0

Previous 15 min UAS Defect: 0

Line-0 status

Chipset Version: 0

Firmware Version: A388

Modem Status: Data, Status 1

Last Fail Mode: No Failure status:0x0

Line rate: 2312 Kbps

Framer Sync Status: In Sync

Rcv Clock Status: In the Range

Loop Attenuation: 341.1450 dB

Transmit Power: 7.5 dB

Receiver Gain: 22.5420 dB


SNR Sampling: 36.8590 dB

Dying Gasp: Present

4. Cấu hình Network Address Translation.

Thực hiện các bước cấu hình dynamic NAT trên cổng ATM WAN, câu lệnh bắt đầu trong môi
trường global configuration.

Câu lệnh Mục đích

Bước 1 Thiết lập NAT Tạo pool cho toàn bộ địa chỉ IP
ip nat pool name start-ip cho NAT
end-ip {netmask netmask |
prefix-length prefix-
length}
Router(config)# ip nat
pool pool1
192.168.1.0 192.168.2.0
netmask 0.0.0.255
Router(config)#

Bước 2 ip nat inside source {list Enable dynamic NAT trong cổng
access-list-number} inside.
{interface type number | phần đầu tiên thể hiện toàn bộ địa
pool name} [overload] chỉ bên trong mạng LAN được cho
Router(config)# ip nat phép trong access list 1 và chuyển
inside source list 1 thành một địa chỉ trên cổng dialer
interface dialer 0 overload interface 0.
Hay câu lệnh Trong phần thứ 2 với câu lệnh cho
phép truy cập bởi access list acl1
Router(config)# ip nat
và dịch toàn bộ địa chỉ thành một
inside source list
địa chỉ trong NAT pool pool1.
acl1 pool pool1

Bước 3 interface type number Vào configuration mode cho


Router(config)# interface VLAN (trên Fast Ethernet LAN
vlan 1 [FE2-FE9])

Router(config-if)#

Bước 4 ip nat {inside | outside} Áp dụng NAT cho cổng Fast


Router(config-if)# ip nat Ethernet Lan.
inside
Router(config-if)#

Bước 5 Active NAT với câu lệnh Enable tính năng trong cấu hình
no shutdown NAT trên cổng Ethernet.
Router(config-if)# no
shutdown
Router(config-if)#

Bước 6 Thoát Thoát khỏi môi trường cấu hình


Router(config-if)# exit cho cổng Fast Ethernet

Router(config)#

Bước 7 Dạng cổng Vào môi trường cấu hình cho cổng
Router(config)#interface ATM WAN (FE0 hay FE1) cho
fastethernet 0 cổng outside cho NAT.

Router(config-if)#

Bước 8 ip nat {inside | outside} Lựa chọn cổng WAN thành NAT
Router(config-if)# ip nat outside interface.
outside
Router(config-if)#

Bước 9 Active NAT cho cổng Enable tính năng NAT cho cổng
Ethernet với câu lệnh no Fast Ethernet.
shutdown
Router(config-if)# no
shutdown
Router(config-if)#

Bước Thoát khỏi môi : Thoát khỏi môi trường cấu hình
10 Router(config-if)# exit cho cổng ATM.

Router(config)#

Bước access-list access-list- Thiêts lập một access list mặc định
11 number {deny | permit} cho phép địa chỉ cần thiết cho quá
source [source-wildcard] trình NAT.
Router(config)# access-
list 1permit
192.168.1.0 0.0.0.255
Ví dụ cấu hình NAT.
Trong ví dụ này thể hiện một phần trong cấu hình cho các client của PPPoA.

Vạng VLAN có địa chỉ 192.168.1.1 với subnet mask 255.255.255.0 NAT được cấu hình inside
và outside.

interface Vlan1

ip address 192.168.1.1 255.255.255.0

ip nat inside

ip virtual-reassembly (default)

interface ATM0

no ip address

ip nat outside

ip virtual-reassembly

no atm ilmi-keepalive

pvc 8/35

encapsulation aal5mux ppp dialer

dialer pool-member 1

dsl operating-mode auto

interface Dialer0

ip address negotiated

ip mtu 1492

encapsulation ppp

dialer pool 1

dialer-group 1

ppp authentication chap

!
ip classless (default)

ip nat pool pool1 192.168.1.0 192.168.2.0 netmask 0.0.0.255

ip nat inside source list 1 interface Dialer0 overload

access-list 1 permit 192.168.1.0 0.0.0.255

dialer-list 1 protocol ip permit

ip route 10.10.25.2 0.255.255.255 dialer 0

Kiểm tra cấu hình.

Sử dụng câu lệnh show ip nat statistics trong Privileged EXEC mode để kiểm tra lại PPPoA
client với thiết lập NAT. bạn có thể nhìn thấy kết quả tương tự trong ví dụ này.

Router# show ip nat statistics

Total active translations: 0 (0 static, 0 dynamic; 0 extended)

Outside interfaces:

ATM0

Inside interfaces:

Vlan1

Hits: 0 Misses: 0

CEF Translated packets: 0, CEF Punted packets: 0

Expired translations: 0

Dynamic mappings:

-- Inside Source

[Id: 1] access-list 1 interface Dialer0 refcount 0

Queued Packets: 0

Theo Cisco.

Phụ lục.

Bảng danh sách các module DSL cho các dòng router (trong bảng) của cisco.

Service Router
Fixed Models

876 DSL router with 1-port ADSL over ISDN for


Primary WAN

877 DSL router with 1-port ADSL over POTS for


Primary WAN

878 DSL router with 1-port G.SHDSL(2/4 wire) for


Primary WAN

1801 DSL router with 1-port ADSL over POTS for


Primary WAN

1802 DSL router with 1-port ADSL over ISDN for


Primary WAN

1803 DSL router with 1-port G.SHDSL(2/4 wire) for


Primary WAN

DSL HWICs/WICs

HWIC-1ADSL 1-port ADSL over POTS HWIC

HWIC-1ADSLI 1-port ADSL over ISDN HWIC

HWIC-1ADSL- 1-port ADSL over POTS and 1-port ISDN BRI S/T
B/ST HWIC

HWIC-1ADSLI- 1-port ADSL over ISDN and 1-port ISDN BRI S/T
B/ST HWIC

HWIC-2SHDSL 2-port G.SHDSL HWIC with 2-wire and 4-wire


support

HWIC-4SHDSL 4-port G.SHDSL HWIC with 2-wire, 4-wire, and 8-


wire support

WIC-1SHDSL- 1-port G.shdsl WIC (two or four wire)


V3

Mạng lưu trữ


riêng biệt SAN

Trong thời đại hiện nay, hoạt động và sự thành công trong hoạt động
của hầu hết các doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức (sau đây gọi chung là
doanh nghiệp - DN), phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng công nghệ thông
tin (CNTT) của họ. Xét trên khía cạnh IT, cốt lõi cơ bản trong hoạt
động của các doanh nghiệp là các quá trình lưu trữ, xử lý và trao đổi
dữ liệu, thông tin. Liên quan đến các quá trình này, và cũng là một trong những thành
phần quan trọng bậc nhất của cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống lưu trữ. Khái niệm "hệ
thống lưu trữ" chỉ đến tập hợp của tất cả các tài nguyên sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ
liệu của hệ thống, bao gồm:
- các thiết bị lưu trữ, như ổ đĩa cứng trong của các máy chủ, các tủ đĩa ngoài, các thiết bị
băng từ
- các phần mềm quản lý, điều khiển hoặc cung cấp tính năng phụ trợ (như sao chép, sao
lưu vv..) cho các thiết bị lưu trữ,
- các giao thức và phụ kiện cho kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị lưu trữ.
Để hoạt động trên nền tảng IT của DN được thông suốt và hiệu quả, hệ thống lưu trữ cần
được thiết kế và vận hành với sự quan tâm cao, được đầu tư xứng đáng cả về giá trị kinh
tế và về công nghệ kỹ thuật. Tất cả các dữ liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của DN
phải được lưu trữ đầy đủ (yêu cầu đủ về dung lượng), với độ an toàn và tính bảo mật cao,
cho phép truy xuất với tốc độ nhanh, được sử dụng và xử lý một cách hiệu quả và hợp lý
(yêu cầu về hiệu năng và quản trị lưu trữ).
Đáp ứng những yêu cầu như trên, ngành công nghệ lưu trữ đang có một lộ trình phát
triển nhanh chóng với nhiều bước tiến mới về công nghệ nhằm nâng cao giá trị và hiệu
quả sử dụng của hệ thống lưu trữ. Theo dõi tình hình nghiên cứu và triển khai thực tế, có
thể thấy xu thế phát triển hiện nay của công nghệ lưu trữ đang tập trung vào các điểm
nóng như sau:
- sử dụng mạng lưu trữ riêng biệt, tốc độ cao cho mục đích lưu trữ dữ liệu (SAN: Storage
Area Network)
- phân mức tầm quan trọng của dữ liệu, trên cơ sở đó dùng thiết bị và công nghệ lưu trữ
phù hợp, giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành. Nguyên lý lưu trữ phù hợp với tầm quan
trọng của dữ liệu có thể được áp dụng là phân mức lưu trữ (Tiered-Storage), và quản lý
lưu trữ theo vòng đời dữ liệu (ILM: Information Lifecycle Management)
- tiến hành hợp nhất hệ thống lưu trữ theo phương pháp ảo hóa (Storage Virtualization),
nâng cao hiệu quả sử dụng.
Trong các phần tiếp theo, bài viết sẽ giới thiệu và phân tích các hướng công nghệ nói
trên.
1. Các hướng công nghệ nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng của hệ thống lưu trữ
1.1. Mạng lưu trữ riêng biệt SAN (Storage Area Networks)
Xét tổng quan về phương diện kết nối, điểm khởi đầu của quá trình phát triển công nghệ
lưu trữ (Hình 1) là khi các máy tính và máy chủ nhỏ được trang bị các ổ đĩa trong của
riêng chúng. Với cách lưu trữ này, dung lượng lưu trữ không được lớn, thường chỉ có khả
năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đầu cuối. Khả năng mở rộng dung lượng, công
nghệ bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu (cụ thể là công nghệ RAID: Redundant Array of
Independent Disks, cho phép phục hồi nguyên vẹn dữ liệu khi ổ đĩa cứng bị hỏng) còn rất
hạn chế.
Bước phát triển tiếp theo là khi máy tính/máy chủ có kết nối riêng đến thiết bị lưu trữ bên
ngoài của mình (có thể là đĩa cứng hoặc băng từ) qua đường kết nối hoạt động theo giao
thức SCSI (Small Coumpter System Interface). Mỗi máy tính/máy chủ chỉ có quyền kiểm
soát, quản trị thiết bị lưu trữ ngoài của chính mình. Với cách kết nối và quản lý cục bộ
như vậy, rất khó có thể xây dựng được những hệ thống dữ liệu có dung lương cao, chưa
nói đến việc không có được khả năng quản trị tập trung từ xa.
Một hướng phát triển khác là khi thiết bị lưu trữ được thiết kế để dữ liệu trên đó có thể
được truy nhập qua mạng LAN thông thường. Điển hình là các thiết bị NAS (Network
Attached Storage) chứa dữ liệu tập trung và cho phép chia sẻ dữ liệu ở mức file. Mặc dù
đã phần nào giải quyết được vấn đề dung lượng và quản lý tập trung, nhưng việc truyền
tải dữ liệu giữa thiết bị có nhu cầu sử dụng và thiết bị lưu trữ xảy ra trên hạ tầng mạng
LAN thông thường, dùng giao thức mạng TCP/IP, gây hạn chế tốc độ truyền tải, dẫn đến
hiệu năng hoạt động của cả hệ thống không được cao.
Những nhược điểm về tốc độ về hiệu năng được đẩy lùi trong bước phát triển tiếp theo
với sự xuất hiện của công nghệ thiết lập mạng lưu trữ riêng biệt SAN (Storage Area
Network). Mặc dù có thể tận dụng hạ tầng mạng IP để truyền tải luồng dữ liệu của mạng
lưu trữ, điển hình là sự phát triển của các giao thức như iSCSI (Internet SCSI), FCIP
(Fibre Channel over IP), iFCP (Internet Fibre Channel Protocol), nhưng những giao thức
này chưa thật sự có được sự triển khai rộng rãi trong thực tế. Do đó, bài viết sẽ tập trung
vào xu hướng công nghệ phổ biến nhất là mạng SAN sử dụng công nghệ quang FC
(Fibre Channel), thường được nhắc đến với tên gọi FC SAN.

Hình 1: Các bước phát triển của công nghệ lưu trữ (từ trái qua phải): Lưu trữ cục
bộ.
Lưu trữ tập trung, truy cập qua mạng LAN; Mạng lưu trữ riêng (SAN)
Vậy thế nào là mạng FC SAN? Thành phần của một mạng lưu trữ FC SAN bao gồm các
thiết bị lưu trữ (tủ đĩa, thiết bị băng từ), các máy chủ sử dụng dữ liệu, và các bộ chuyển
mạch SAN switch. Kết nối vật lý cơ bản trong một mạng FC SAN đơn giản được minh
họa trong Hình 2.

Hình 2: Kết nối vật lý cơ bản của mạng FC SAN.


Cũng có thể nhìn một mạng SAN theo cách phân chia logic thành 3 lớp: Host layer,
Fabric layer và Storage layer như hiển thị trong Hình 3. Host layer chứa các máy chủ
chạy các ứng dụng có sử dụng dữ liệu được lưu trữ trong mạng SAN. Fabric layer chứa
các bộ chuyển mạch SAN switch. Storage layer chứa các thiết bị lưu trữ như tủ đĩa ngoài
và thiết bị băng từ.
Hình 3: Phân chia lớp trong mạng SAN.
Mạng SAN có quy mô càng lớn thì số lượng các thiết bị và kết nối (máy chủ, switch, tủ
đĩa, thiết bị băng từ) sẽ càng nhiều. Mặc dù vậy, cấu trúc logic tổng quan 3 lớp (host
layer, fabric layer, storage layer) như trong Hình 3 là không thay đổi.
Sử dụng mạng lưu trữ FC SAN mang lại những lợi ích chính sau:
Tăng hiệu năng hoạt động: Hiệu năng của hệ thống lưu trữ, và theo đó là của cả hệ thống
IT được tăng lên đáng kể. Một mặt, tốc độ truyền tải trong mạng SAN với sự sử dụng
công nghệ quang đạt đến tốc độ 4Gbps, giảm thời gian truy cập dữ liệu trong các quá
trình sử dụng, sao lưu, phục hồi. Mặt khác, với mạng lưu trữ riêng SAN, luồng dữ liệu
trong mạng LAN thông thường dùng giao thức mạng TCP/IP không còn cần phải chia sẻ
đường truyền có dung lượng giới hạn với luồng dữ liệu của hệ thống lưu trữ, sao lưu. Sự
tách rời riêng biệt này tối ưu hoá hoạt động của cả 2 mạng LAN và SAN.
Tăng tính linh hoạt của hệ thống lưu trữ: Sử dụng mạng SAN đem lại tính linh hoạt cao
cho hệ thống lưu trữ. Các giao thức và công nghệ chuẩn dùng trong mạng SAN cho phép
sử dụng nhiều chủng loại thiết bị lưu trữ của các nhà sản xuất khác nhau, khi họ cùng
tuân thủ các chuẩn công nghiệp. Dung luợng lưu trữ trong mạng SAN có thể được sử
dụng bởi nhiều máy chủ, nhiều ứng dụng khác nhau. Dung lương lưu trữ của cả mạng
SAN có thể được mở rộng, nâng cấp dễ dàng. Hơn thế nữa, mạng SAN mở ra khả năng
hợp nhất tài nguyên lưu trữ, nâng cao hiệu suất sử dụng của hệ thống lưu trữ, cho phép
vận hành và quản lý hiệu quả hơn.
Giảm chi phí sở hữu (Totalcost of Ownership): đối với những DN có nhiều dữ liệu, mặc
dù chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng mạng SAN có thể lớn hơn chi phí xây dựng hệ
thống lưu trữ thông thường, nhưng xét về tầm xa thì SAN là sự đầu tư hợp lý có chí phí
sở hữu (bao gồm vận hành, quản lý, và bảo quản) không cao. Thứ nhất, sử dụng mạng
SAN sẽ mở ra khả năng quản lý mềm dẻo, linh hoạt, và đơn giản, do đó giảm thiểu chi
phí quản lý, quản trị. Thứ hai, mạng SAN còn hỗ trợ nhiều tính năng thuận lợi khác trong
quá trình sử dụng (như hợp nhất lưu trữ, hỗ trợ phục hồi dữ liệu nhanh chóng sau sự cố,
thảm hoạ...), làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống, xứng đáng với chi phí đầu tư ban
đầu.
1.2. Lưu trữ dựa trên nguyên lý phân mức tầm quan trọng của dữ liệu
1.2.1. Tiered-storageÝ tưởng để xây dưng hệ thống lưu trữ theo môi trường phân mức
(tiered-storage) bắt nguồn từ sự nhận thức và nhu cầu tiết kiệm chi phí hoạt động. Sẽ là
lãng phí cho giá thành đầu tư và vận hành nếu mặc định rằng tất cả các dữ liệu đều quan
trọng như nhau và do đó cần được lưu trữ bằng các thiết bị và công nghệ có giá thành cao
giống nhau. Để tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí hoạt động, cách tốt hơn là lưu trữ dữ
liệu theo cách và bằng thiết bị phù hợp với giá trị của chính nó. Tiêu chí để đánh giá giá
trị của dữ liệu, hay nói cách khác tiêu chí để phân loại dữ liệu có thể là hiệu quả hoạt
động do dữ liệu mang lại; tần suất được truy cập và sử dụng của dữ liệu; mức độ an toàn,
bảo mật cần thiết cho dữ liệu; và một số các tiêu chí khác, tùy vào từng hệ thống cụ thể.
Trước đây, trong các hệ thống lưu trữ truyền thống, việc phân chia thành 2 mức lưu trữ
dữ liệu on-line và off-line là rất phổ biến. Dữ liệu dành cho các ứng dụng yêu cầu tính
sẵn sàng cao, tốc độ hoạt động nhanh, cần truy cập nhiều sẽ được lưu trữ trên các thiết bị
lưu trữ được sản xuất theo tiêu chí tối ưu hoá cho tốc độ hoạt động. Các thiết bị lưu trữ
này có giá thành, chi phí quản lý, bảo quản và vận hành cao. Đây là mức lưu trữ on-line.
Mức lưu trữ off-line dành cho các dữ liệu ít được sử dụng. Dữ liệu trong trường hợp này
được chứa trên các băng từ, một phương pháp rẻ tiền hơn nhưng lại làm chậm tốc độ truy
nhập đến dữ liệu.
Thực tế là theo quá trình phát triển của CNTT, nhiều loại dữ liệu có tính chất nằm giữa 2
loại dữ liệu on-line và off-line ở trên. Các dữ liệu này không thật sự có yêu cầu quá cao
về tính sẵn sàng, cũng như không phải là dữ liệu then chốt cho ứng dụng. Nhưng bên
cạnh đó vẫn cần phải được truy cập và xử lý nhiều lần bởi người sử dụng. Ví dụ điển
hình cho loại dữ liệu này là các tập tin (file) có mức quan trọng không cao (như tranh ảnh
giải trí) được nhiều người truy cập. Vì thế loại dữ liệu này được xếp vào một mức lưu trữ
mới, gọi là mức near-line.
Ý tưởng tiered-storage với 3 mức on-line, near-line, off-line không phải hoàn toàn mới.
Tuy nhiên điều đáng nói là sự xuất hiện của các công nghệ ổ đĩa lưu trữ mới đã cho phép
việc triển khai thực tế của 3 mức lưu trữ trở nên khả thi. Công nghệ lưu trữ được sử dụng
hiện nay cho mức on-line là các thiết bị hoạt động với các ổ đĩa quang FC (tốc độ
đọc/viết nhanh) hoặc SCSI, SAS (Serial Attached SCSI). Các ổ đĩa SATA (Serial ATA)
hoặc FATA (Fibre Channel ATA) được dùng cho mức near-line và các băng từ được sử
dụng cho mức off-line (Advanced Technology Attachment (ATA), còn được biết đến với
tên gọi Intelligent Drive Electronics (IDE), là chuẩn của các ổ đĩa cứng được dùng trong
máy tính cá nhân) . Hình 4 trình bày sự so sánh mang tính định hướng về giá thành giữa
các mức lưu trữ dữ liệu. Có thể thấy, khi chuyển từ dùng các thiết bị với ổ đĩa FC sang ổ
đĩa SATA và ổ băng từ, chi phí sở hữu (đầu tư và vận hành, bảo quản) tính theo đơn vị
dung lượng GigaByte có thể giảm xuống nhiều lần, đem lại mức chênh lệch rất lớn. Tuy
nhiên sự giảm chi phí sở hữu có được là do các chỉ số về hiệu năng của từng công nghệ ổ
đĩa giảm dần theo thứ tự ổ đĩa FC, SATA và FATA. Hiệu năng của ổ đĩa cứng (Bảng 1)
được đánh giá dựa vào các yếu tố dung lượng, tốc độ quay (càng cao càng tốt vì tỷ lệ
thuận với tốc độ đọc dữ liệu), thời gian trung bình để đọc/ghi dữ liệu, tốc độ truyền tải dữ
liệu tối đa. Cũng vì vậy, khi chọn lựa mức lưu trữ phù hợp cho dữ liệu, cần cân nhắc giữa
mức quan trọng của dữ liệu, chi phí đầu tư cho phép và các chỉ số hiệu năng của từng
loại ổ đĩa. Tất nhiên việc phân loại giá trị của dữ liệu để xác định mức lưu trữ phù hợp
mang tính chủ quan, phụ thuộc vào tính chất hoạt động của từng DN và vào từng trường
hợp cụ thể.

Hình 4: So sánh các mức lưu trữ on-line, near-line và off-line


Bảng 1: So sánh hiệu năng các công nghệ ổ đĩa cứng

FAT
SATA FC FC tốc độ cao
A
Dung lượng (capacity) 73,
/ 1 đĩa 250, 500 146,
73, 146 GB
500 GB GB 300
GB
Tốc độ quay 7,200
(Rotational speed) rpm 7,20
10,000
(rotatio 0 15,000 rpm
rpm
n per rpm
minute)
Thời gian đọc trung 8.5
8.5 ms 4.9 ms 3.5 ms
bình (Average Read) ms
Thời gian ghi trung
bình 9.5
9.5 ms 5.5 ms 4.0 ms
ms
(Average Write)
34-
Tốc độ truyền tối đa 39 –
34-59 59
(Max. sustained data 80 58 – 96 MB/s
MB/sec MB/
transfer rate) MB/s
sec

1.2.2 Quản lý vòng đời dữ liệu (Information Lifecycle Management)


Cùng với xu hướng phân mức lưu trữ tiered-storage là xu hướng tiến tới
phương thức quản lý dữ liệu theo vòng đời của chúng, hay còn gọi là ILM
(Information LifeCycle Management). ILM quản lý việc lưu trữ dữ liệu hợp
lý tùy theo mức độ quan trọng và tùy theo từng thời điểm trong vòng đời của
dữ liệu. Tầm quan trọng của dữ liệu trước hết phụ thuộc một cách chủ quan
vào đối tượng sử dụng. Ví dụ trong một DN, đối với bộ phận nhân sự, bản
danh sách chứa bảng lương cụ thể và cập nhật của tất cả các nhân viên trong
DN có tầm quan trọng cao hơn hẳn so với thông tin hồ sơ của các cá nhân.
Mặt khác, cùng một dữ liệu nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu sử
dụng và truy cập, và theo đó là tầm quan trọng của dữ liệu sẽ khác nhau. Ví
dụ văn bản (có giá trị thi hành theo từng năm) quy định mức độ đãi ngộ và
bảo hiểm y tế của nội bộ công ty trong năm hiện tại, sẽ được nhiều nhân viên
truy cập rất nhiều lần trong năm đó, nhưng 10 năm sau sẽ hầu như không
được truy cập đến nữa.

Hình 5: Tầm quan trọng của dữ liệu thay đổi theo thời gian
Hình 5 cho thấy mức độ quan trọng của dữ liệu, theo các thể loại email, kinh
doanh, nghiên cứu, quảng bá, đều thay đổi theo dòng thời gian. Đồng thời
Hình 5 cũng đề xuất các mức lưu trữ phù hợp gán cho dữ liệu trong từng thời
điểm. Có thể thấy, tầm quan trọng của dữ liệu kinh doanh thể hiện sự biến
thiên theo đường hình sin (đường màu đỏ) trong một giai đoạn nhất định.
Trong giai đoạn này, on-line hoặc near-line là phương thức lưu trữ hợp lý.
Sau một thời gian, mức quan trọng của dữ liệu kinh doanh giảm dần một
cách rõ rệt và khi đó nên được lưu trữ dưới dạng off-line, trước khi bị hủy bỏ
hoàn toàn. Tầm quan trọng của dữ liệu thư điện tử (email) giảm nhanh chóng
theo thời gian (đường màu vàng). Sự biến thiên cho các dữ liệu thể loại
nghiên cứu, quảng cáo cũng có thể suy ra dễ dàng từ Hình 5. Tại mỗi thời
điểm, dữ liệu sẽ được lưu trữ tại mức (on-line, near-line hay off-line) phù
hợp với tầm quan trọng của chúng. Như vậy có thể thấy tiered-storage là một
biện pháp hỗ trợ thực hiện ILM.
Theo các kết quả thống kê trong thực tế trên thể giới, lượng dữ liệu của một
DN có mức tăng trưởng từ 30 đến 70% theo từng năm. Với tốc độ tăng
trưởng như vậy, cùng với sự phân hoá mức quan trọng của dữ liệu như đã
phân tích ở trên, sẽ là bất hợp lý và gây lãng phí lớn nếu tất cả dữ liệu được
chứa ở mức on-line, mức có chi phí sở hữu cao nhất. Tăng chi phí quản lý,
tăng độ phức tạp trong quản trị dữ liệu của hệ thống, tăng các chi phí vận
hành là những nhược điểm của biện pháp lưu trữ dữ liệu chỉ ở cùng 1 mức
on-line.
ILM giải quyết vấn đề xác định đúng vị trí (mức) cần được lưu trữ của dữ
liệu và giải quyết việc chuyển đổi vị trí dữ liệu khi cần thiết. Các quá trình
xác định và chuyển đổi vị trí như vậy sẽ được tiến hành một cách tự động,
tuân thủ theo những nguyên tắc được người quản trị hệ thống thiết lập sẵn.
Áp dụng ILM mang lại những lợi ích cơ bản như sau:
- tạo phương pháp quản lý và kiểm soát được hệ thống lưu trữ dữ liệu cũng
như quản lý và kiểm soát chi phí cho lưu trữ,
- tăng độ linh hoạt cho hệ thống lưu trữ,
- tự động hoá vị trí, mức lưu trữ cho dữ liệu phù hợp với yêu cầu, bắt đầu
ngay từ thời điểm dữ liệu được tạo ra
- tăng hiệu quả sử dụng của hệ thống lưu trữ nhờ vào cách quản lý và kiểm
soát tự động theo những quy tắc định trước
Nhìn nhận được tầm quan trọng của ILM, các hãng sản xuất thiết bị lưu trữ
(như IBM, HP, EMC, SUN…) nói chung đều có sự đầu tư phát triển những
sản phẩm phục vụ dịch vụ này. Mỗi hãng sản xuất đều đưa ra các sản phẩm
quản trị nhất định cung cấp cho khách hàng tập hợp các tính năng ILM. Một
mặt, tiered-storage, nhân tố quan trọng hỗ trợ thực hiện ILM, được hầu hết
các hãng sản xuất hỗ trợ bằng cách cung cấp các dải sản phẩm thiết bị lưu trữ
đa dạng (với các ổ đĩa FC, SAS, SCSI, SATA, băng từ). Mặt khác, các hãng
còn cung cấp thêm những sản phẩm phần mềm, hoặc sản phẩm tích hợp phần
cứng và phần mềm phục vụ mục đích ILM. Ví dụ hãng IBM có các sản phẩm
như IBM TotalStorage SAN File System (sản phẩm tích hợp cả phần cứng và
phần mềm, cho phép thiết lập một hệ thống tập tin (file system) chung trong
mạng SAN để thực hiện một cách tự động các nguyên tắc lưu trữ dữ liệu),
hoặc IBM Tivoli Storage Manager (sản phẩm phần mềm quản trị quá trình
sao lưu, bảo tồn, hoặc sử dụng dữ liệu cho dịch vụ phục hồi thảm họa).1.3.
Ảo hoá hệ thống lưu trữ (Storage Virtualization).
Như đã đề cập, lượng dữ liệu DN cần lưu trữ và sử dụng cho hoạt động của
mình ngày càng tăng nhanh theo thời gian. Điều này đòi hỏi DN phải đầu tư,
mua sắm các thiết bị lưu trữ để mở rộng và nâng cấp dung lượng khi có như
cầu phát sinh. Do nhiều lý do khách quan như lịch sử hoạt động, năng lực
đầu tư của DN tại thời điểm phát sinh nhu cầu, ảnh hưởng của hiện trạng
công nghệ, của thị trường và thị phần lưu trữ tại thời điểm đầu tư vv…, tình
trạng phổ biến là mỗi DN thường sở hữu nhiều loại thiết bị lưu trữ với dung
lượng khác nhau, xuất xứ từ nhiều hãng sản xuất khác nhau, có nguyên lý
hoạt động không giống nhau. Nói cách khác, hệ thống lưu trữ của DN mang
nặng tính không đồng bộ, không thống nhất. Với thực trạng như vậy, bài toán
đặt ra là phải làm thế nào để có thể sử dụng có hiệu quả nhất hệ thống lưu trữ
đó?
Sáng kiến mang tính nền tảng để giải quyết cho bài toán ở trên là phải hợp
nhất ở mức logic tất cả các dung lương lưu trữ trong hệ thống. Sao cho đối
với người sử dụng, tất cả hệ thống lưu trữ được coi như một nguồn lưu trữ
duy nhất mà trên đó người sử dụng có thể thực hiện các tác nghiệp về lưu trữ
dữ liệu một cách thuận tiện. Việc giải quyết hợp nhất ở mức logic các thiết bị
lưu trữ khác nhau về phiên bản, xuất xứ, nguyên lý hoạt động thành một
nguồn lưu trữ duy nhất, chính là quá trình ảo hoá lưu trữ. Gọi là ảo hoá, vì
người sử dụng sẽ chỉ nhìn thấy một nguồn lưu trữ duy nhất, trong khi thực tế
về mặt vật lý thì không phải như vậy. Các thiết bị lưu trữ đã được ảo hoá,
hợp nhất thành một nguồn lưu trữ chung. Người quản trị hệ thống sẽ có
quyền điều khiển, quản lý nguồn lưu trữ được hợp nhất ở mức logic, tạo và
sửa đổi vai trò của các thiết bị lưu trữ vật lý trong nguồn lưu trữ logic đó.
Ảo hoá lưu trữ thường được thực hiện bởi các phần mềm chuyên dụng. Phần
mềm chuyên dụng có thể được cài đặt và tích hợp trực tiếp trên các máy chủ
chạy ứng dụng của hệ thống hoặc cũng có thể cài đặt/tích hợp trên thiết bị
lưu trữ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là ảo hoá được thực hiện trong mạng
SAN, trong đó phần mềm chuyên dụng được cài đặt vào các bộ chuyển mạch
hoặc các máy chủ chuyên dụng. Trong các sản phẩm có mặt trên thị trường,
nổi bật có thế nhắc đến SVC (SAN Volume Controller) của hãng IBM. Sản
phẩm này bao gồm phần mềm ảo hóa chuyên dụng cùng với các máy chủ nền
tảng x86 chạy trong chế độ chia sẻ tải (cluster), dùng để cài đặt phần mềm ảo
hóa (Hình 6). Một ví dụ khác là sản phẩm phần mềm ảo hoá lưu trữ Invista
của hãng EMC được cài đặt trực tiếp trên các SAN switch.
Áp dụng ảo hoá lưu trữ mang lại những lợi ích cơ bản sau:
Đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng lưu trữ: việc quản lý duy nhất 1 nguồn lưu
trữ ảo sẽ đơn giản hơn cho người quản trị. Thay vì phải thao tác các công
việc quản lý tại chỗ cho từng thiết bị riêng biệt trong mạng SAN, nguời quản
trị sẽ quản lý tập trung từ 1 địa điểm. Với cách quản lý tập trung như vậy,
việc di chuyển dữ liệu trong mạng SAN từ thiết bị này sang thiết bị khác khi
có nhu cầu sẽ được xử lý nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Hơn nữa,
ứng dụng chạy trên các máy chủ không cần phải ngừng hoạt động khi thực
hiện việc di chuyển dữ liệu.
Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu: ảo hoá dữ liệu góp phần làm
tăng tính sẵn sàng của dữ liệu, hỗ trợ khả năng quản lý dữ liệu theo vòng đời.
Các khả năng như vậy góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng của cả hệ thống
lưu trữ.
Hình 6: Mô hình chức năng của sản phẩm ảo hoá lưu trữ IBM SVC2.
Kết luận.
Nhu cầu sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu một cách có hiệu quả luôn là nhu
cầu thực tế của các DN có hoạt động dựa trên nền tảng số hóa và công nghệ
thông tin. Nhu cầu này càng trở nên cấp thiết khi tốc độ tăng trưởng theo
từng năm của dữ liệu rất nhanh, cả về dung lượng (đến 30-70%) và cả về độ
phức tạp. Những yếu tố đó là tiền đề dẫn đến các hướng phát triển công nghệ
nhằm mục đích nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng của hệ thống lưu trữ.
Bài viết đã trình bày về 3 xu hướng chính, bao gồm:
- thiết lập mạng lưu trữ riêng trên nền tảng công nghệ quang (Fibre Channel
Storage Area Network FC SAN),
- phân loại tầm quan trọng của dữ liệu bằng nguyên lý phân lớp (tiered-
storage) và quản lý vòng đời dữ liệu (Information Lifecycle Management
ILM), từ đó chọn thiết bị và vị trí lưu trữ phù hợp
- ảo hóa hệ thống lưu trữ dữ liệu (Storage Virtualization)
Tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, thị trường về hệ thống lưu trữ cho
thấy nhu cầu lớn nhất chủ yếu đang là xây dựng những mạng SAN quy mô
nhỏ và vừa. Trong khi tại các nước phát triển, việc áp dụng các công nghệ
tiered-storage, ILM, và ảo hóa lưu trữ đã bắt đầu được đẩy mạnh, thì tại Việt
Nam chúng chưa thật sự có được sự quan tâm lớn. Lý do là thị trường Việt
Nam còn ít những mạng SAN quy mô lớn và phức tạp, dẫn đến chưa có nhu
cầu thực tế cao cho ảo hoá và quản lý vòng đời dữ liệu. Tuy vậy, như đã nhắc
đến ở trên, tốc độ tăng trưởng của dữ liệu của các DN là rất nhanh, và Việt
Nam không nằm ngoài diễn biến chung này. Vì vậy trong những năm tới,
chắc chắn tất cả các xu hướng công nghệ được trình bày trong bài viết sẽ
ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, mang lại hiệu quả cao hơn
cho hoạt động của các DN.
Thiết kế mô hình
mạng của Cisco
Một hệ thống mạng đơn giản dựa trên giao thức TCP/IP sử dụng
classful 32-bit IP address và distance vector. Nhưng công nghệ thì liên
tục thay đổi và phát triển yêu cầu hệ thống mạng cần phải có sự thay
đổi, thiết kế lại, hay xây dựng một mô hình mạng mới, việc tạo ra một
hệ thống mạng với tính tuỳ biến cao là cần thiết.
Mở rộng là khả năng của hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu ngày càng
phát triển với trọng tâm là thiết kế lại và cài đặt lại hệ thống. Nhưng việc phát triển của hệ
thống mạng thì rất nhanh nhưng thiết kế lại hệ thống là một điều không hề đơn giản. Đáp
ứng yêu cầu giá cả, và sự đơn giản trong quá trình quản trị và bảo dưỡng hệ thống mạng.
Ngoài ra hệ thống mạng cần phải thiết lập sự ưu tiên cho những ứng dụng khác nhau.
Khi thiết kế hệ thống đáp ứng các yêu cầu phát triển trong tương lai bạn cần phải hiểu
được cấu trúc vật lý và các giao thức mạng để thiết kế triển khai một cách hợp lý dưới đây
tôi sẽ trình bày.
Thiết kế mô hình mạng ba lớp:

Với một hệ thống mạng được thiết kế có cấu trúc phân lớp nhằm tránh sự phức tạp hoá
trong mạng, việc chia ra các lớp nhỏ giúp bạn nhóm những thiết bị, các giao thức kết nối,
và tính năng cụ thể cho từng lớp một, giải quyết các sự cố một cách nhanh nhất liên quan
trực tiếp tới một lớp nào đó. Tối ưu hoá hệ thống mạng.
Cisco giới thiệu mô hình mạng ba lớp bao gồm
Core layer
Distribution layer
Access layer

You might also like