You are on page 1of 4

 

  STT: 17
Họ và tên: Nguyễn Linh Nhi- MSSV: 31201023435

1.   Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ ? để xây dựng chế độ hôn nhân tiến
bộ ở Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những giải pháp gì ?

Chế độ hôn nhân tiến bộ


- Hôn nhân tự nguyện
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân
tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong
việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn. Nhưng hôn nhân tiến bộ
không khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn ngăn chặn hiện tượng lợi dụng
quyền ly hôn vì mục đích vụ lợi.
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia
đình, đồng thời, cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình
cảm, đạo đức con người. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện
chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ,
thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Quan hệ vợ chồng
bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và
quan hệ giữa anh chị em với nhau. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình
là vấn đề cần được quan tâm của mọi người.
-Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng khi hai người
đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó
được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý
trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa
nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại.

Ý kiến đề xuất
- Nâng cao nhận thức xã hội về xây dựng và phát triển gia đình bằng cách
đẩy mạnh công tác tuyên truyền các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể,
nhận thức đúng về tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng, phát triển
gia đình ở Việt Nam
-Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ
gia đình. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp
phần cung cổ, ổn định và phát triển kinh tế gia đình.
-Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình thương
binh, liệt sỹ, dân tộc ít người, gia đình nghèo, gia đình sống ở vùng sâu, vùng
khó khăn.
-Thực hiện chính sách hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh
doanh các sản phẩm mới, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, phục vụ xuất khẩu.
-Khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn để chuyển
dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế, xóa đói giam nghèo.
-Kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, tiếp thu những giá
trị tiến bộ của nhân loại về gia đình.
-Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá.
Gia đình văn hóa là một mô hình gia đình tiến bộ, đó là, gia đình ấm no, hoà
thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân;
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư.

Câu 2: Từ những dẫn chứng cụ thể hãy phân tích những biến đổi của
gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH ? Cần phải làm gì để
xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó ?

Một số dẫn chứng những biến đổi của gia đình Việt Nam
Nhiều năm nay, con trai độc nhất của bà H. (tên N.P.S.) kiện em gái (tên
N.P.T.) với mục đích đòi gần 3.000 m2 đất do bà T. đang đứng tên sổ đỏ cùng
bộ lư đồng kỷ vật. Tòa sơ thẩm tuyên người anh trai thắng kiện. Lập tức, người
em gái đâm đơn kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Tranh chấp di
sản thừa kế mở ra. Chỉ hai người ngồi phía dưới (nguyên đơn là anh trai cả, bị
đơn là em gái), phòng xử trống trải và tĩnh lặng.
Nguồn: Báo Nhân Dân
Một phụ nữ tên H. hành hạ, đánh đập mẹ già là cụ Nguyễn Thị Đường 82 tuổi.
Vụ việc xảy ra trên địa bàn xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Nhiều người có chung tâm trạng nặng trĩu, không đủ can đảm nghe nhìn hết
cảnh ngoài sức tưởng tượng.
Cũng rất nhanh sau khi đoạn clip được chia sẻ, chính quyền địa phương lập tức
chỉ đạo cơ quan công an vào cuộc. Theo điều tra ban đầu, đoạn clip do con của
bà H. ghi lại từ tháng 11-2019. Sau khi cụ Đường qua đời vào ngày 2-9, thì
người này gửi clip cho người thân trong gia đình và sau đó xuất hiện trên mạng
xã hội.
Nguồn: Báo Người lao động

Phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam
Sự thay đổi trong quan niệm của con người về giá trị gia đình
Làn sóng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho nhận
thức của con người về gia đình có nhiều thay đổi. Tinh thần tự do, chủ nghĩa cá
nhân lên ngôi đã khiến con người hướng đến cuộc sống độc lập. Gia đình, đối
với không ít người hiện nay, không còn là giá trị duy nhất. Ngoài gia đình, họ
còn nhiều mối quan tâm, nhiều giá trị khác để vươn tới.
Hiện nay, ở nước ta, số người hướng tới cuộc sống độc thân ngày càng
nhiều. Khi không tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia đình, có
thể tự bảo đảm cho cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không muốn
lập gia đình. Không ít bạn trẻ hiện nay lại nghĩ: hôn nhân không phải là cái
đích duy nhất và cuối cùng của tình yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có
đám cưới, không có hôn thú.
Đối với nhiều người, gia đình không phải là bến đỗ cuối cùng và duy nhất.
Điều này đi ngược lại với quan niệm đạo đức truyền thống ngàn đời của con
người Việt Nam: tình yêu phải gắn liền với hôn nhân, hôn nhân là kết quả tốt
đẹp và tất yếu của tình yêu chân chính.
Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình
Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia đình đã
giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Sự đứt
đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh chứng
cho sự giảm sút tính cố kết gia đình
Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp
trẻ ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều… nên
thu nhận được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực
trong tư duy cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở
để nhiều bạn trẻ không tiếp bước cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con
cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng nghề nghiệp
tương lai cho chính mình.
 Trước đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải
khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng : “chồng chúa
vợ tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ mặc
nhiên chấp nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc
bếp núc, nữ công gia chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham
gia các công tác xã hội
Ngày nay, vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được
thể hiện năng lực, theo đuổi mơ ước của mình, được tạo điều kiện học hành,
phấn đấu, được tham gia công việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà
nước, trong các tổ chức, đoàn thể
Sự xuống cấp đạo đức gia đình
Tình yêu vốn là tình cảm tốt lành, lãng mạn nhất của nhân loại, nhưng không
ít đôi lứa hiện nay đến với tình yêu, hôn nhân bằng sự tính toán, lọc lừa. Tình
yêu giả dối, tình dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng… đang là “chuyện thường
ngày” trong xã hội. Hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn diễn ra hết sức phổ
biến, khiến nhiều người cho rằng đó là “mốt thời thượng”
Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển, nhiều người chỉ biết vun vén cho quyền lợi
ích kỷ của mình. Không ít gia đình, bố mẹ mải mê kiếm tiền hay theo đuổi ham
muốn cá nhân mà bỏ rơi con cái. Họ chỉ biết đem tiền về cho ô sin, vú nuôi,
hay phó mặc con cho nhà trường và xã hội
“Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền
thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động tiêu
cực của xu thế toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh
tư tưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình

Ý kiến đề xuất để xây dựng gia đình


Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền
các cấp đối với công tác gia đình.
Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống
dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình
  Chính phủ nên xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ
gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức
pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội
Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến
các con, vì vậy nên sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện,
tâm sự với các thành viên trong gia đình  để mọi người  đều cảm được quan
tâm, được chia sẻ 
Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy.
Ai cũng phải hoàn thành trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của bản thân đối với
gia đình của mình, về cra mặt vật chất lẫn tinh thần

Tài liệu tham khảo


 Sách Chủ nghĩa xã hội khoa học
 Báo Nhân Dân
 Báo Người lao động

You might also like