You are on page 1of 67

Đại học Bách Khoa Tp.

HCM
Khoa Cơ Khí 1
Bộ môn Kỹ Thuật Dệt May

CHƯƠNG 5:PHÂN TÍCH –ĐÁNH GIÁ THUỐC


NHUỘM
Nội dung 2

• Các tính chất chung của


1 thuốc nhuộm

• Phân tích định tính và định


2 lượng TN

• Đánh giá độ bền màu


3
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 3

1.1. Nồng độ thuốc nhuộm

Nồng độ Nồng độ
tuyệt đối tương đối
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 4

1.1. Nồng độ thuốc nhuộm


-Nồng độ tuyệt đối là nồng độ thực sự của thuốc nhuộm (chất
màu tinh khiết) có trong thuốc nhuộm thành phẩm.
-Loại nồng độ này chỉ gặp trong các loại thuốc nhuộm không
hoà tan trong nước như: thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm
hoàn nguyên bột nhão, pigment bột nhão v.v.
- Không bao giờ đạt tới 100% vì cùng với thuốc nhuộm còn có
những chất phụ gia khác.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 5

1.1. Nồng độ thuốc nhuộm


-Nồng độ tương đối là nồng độ khi so sánh với mẫu chuẩn
theo qui định (còn được gọi là nồng độ qui ước).
-Mẫu chuẩn thường được xác định bằng cách: lấy mẫu thuốc
nhuộm từ các lô sản xuất tại nhà máy thuốc nhuộm đem thử
nghiệm tại các viện nghiên cứu, sau đó thoả thuận với các cơ
quan sử dụng thuốc nhuộm, cuối cùng được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê chuẩn và thông qua.
-Mẫu chuẩn được coi là có nồng độ qui ước 100%.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 6

1.1. Nồng độ thuốc nhuộm


-Không nên dùng nồng độ tương đối này để tính toán thành
phần dung dịch nhuộm hay tỷ lệ lên màu.
-Không cho phép sản xuất loại thuốc nhuộm có nồng độ tương
đối nhỏ hơn 100%.
-Nồng độ tương đối thường gặp ở những loại thuốc nhuộm cổ
điển như: thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm trực tiếp, …
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 7

1.2. Các dạng thuốc nhuộm thương phẩm


-Thuốc nhuộm dạng bột thô có kích thước hạt 0,5 - 10 µm:
gồm các loại thuốc nhuộm hoà tan trong nước, thuốc nhuộm
hoàn nguyên không tan nhuộm theo phương pháp kiềm khử
(lâycô/bazơ).
-Thuốc nhuộm dạng bột mịn có kích thước hạt 0,2 - 0,5 µm,
gồm các loại thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn
nguyên không tan nhuộm theo phương pháp huyền phù, hoàn
nguyên bột mịn phân tán cao.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 8

1.2. Các dạng thuốc nhuộm thương phẩm


-Thuốc nhuộm dạng bột nhão:thuốc nhuộm được lọc rửa rồi
phối trộn với các phụ gia (chất giữ ẩm, chất phân tán, chất
chống thối, chất chống vón cục, chất xúc tác v.v.) và đem
nghiền đến độ mịn đạt yêu cầu, không cần sấy.Loại này bao
gồm các thuốc nhuộm pigment dùng cho in hoa và hoàn
nguyên bột nhão.
-Thuốc nhuộm dạng lỏng: thuốc nhuộm lưu huỳnh đã được
khử trước về dạng lâycô ổn định trong dung dịch.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 9

1.3. Độ ổn định của thuốc nhuộm trong thời gian bảo quản
-Các tính chất của thuốc nhuộm chưa bị thay đổi thì thuốc
nhuộm còn hiệu lực sử dụng và gọi là thời gian tới hạn sử
dụng.
-Khi các tính chất của thuốc nhuộm bị thay đổi thì thuốc
nhuộm hết thời hạn sử dụng.
-Chỉ có một vài thuốc nhuộm cần quan tâm đến chỉ tiêu này
như: thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm lưu huỳnh và thuốc
nhuộm hoàn nguyên tan.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 10

1.4. Độ hoà tan của thuốc nhuộm


-Thể hiện khả năng hoà tan tối đa của thuốc nhuộm trong một
lít nước hoặc một lít dung dịch (có chứa các chất trợ nhuộm
khác).
-Đơn vị tính là số gam thuốc nhuộm tối đa hoà tan trong một
lít nước (hoặc một lít dung dịch).
-Độ hoà tan ảnh hưởng đến nồng độ tới hạn cho phép của
thuốc nhuộm ,các chất điện ly; nhiệt độ nhuộm, môđun nhuộm
và các thông số khác của quá trình nhuộm…
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 11

1.5. Độ phân tán của thuốc nhuộm


-Cần phải xác định đối với những loại thuốc nhuộm không hoà
tan trong nước như: thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn
nguyên bột mịn và pigment.
-Thực chất việc đánh giá độ phân tán chính là xác định độ mịn
của các hạt thuốc nhuộm. Hạt thuốc nhuộm càng nhỏ thì khả
năng phân tán của chúng càng cao.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 12

1.5. Độ phân tán của thuốc nhuộm


-Cần phải xác định đối với những loại thuốc nhuộm không hoà
tan trong nước như: thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn
nguyên bột mịn và pigment.
-Thực chất việc đánh giá độ phân tán chính là xác định độ mịn
của các hạt thuốc nhuộm. Hạt thuốc nhuộm càng nhỏ thì khả
năng phân tán của chúng càng cao.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 13

1.6. Khả năng tự nhuộm


-Thể hiện khả năng của thuốc nhuộm chuyển từ dung dịch
nhuộm vào vật liệu nhuộm sau một thời gian nhất định.
-Được đánh giá bằng phần trăm lượng thuốc nhuộm đã hấp
phụ lên vật liệu nhuộm so với lượng thuốc nhuộm pha trong
dung dịch nhuộm.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 14

1.7. Khả năng đều màu của thuốc nhuộm


-Là khả năng phân bố đều của thuốc nhuộm lên vật liệu
nhuộm.
-Khả năng này có liên quan đến cường độ lên màu của thuốc
nhuộm sau khoảng thời gian nhất định.
-Dựa trên chỉ tiêu này có thể phân thuốc nhuộm thành ba
nhóm: thuốc nhuộm khó đều màu(thuốc nhuộm có ái lực lớn
với vật liệu nhuộm); thuốc nhuộm đều màu trung bình và
thuốc nhuộm dễ đều màu (ái lực nhỏ).
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 15

1.8. Độ ổn định của dung dịch thuốc nhuộm


-Được xác định bằng khoảng thời gian mà dung dịch thuốc
nhuộm chưa bị thay đổi; cho phép pha chế một lượng lớn dung
dịch nhuộm trước khi tiến hành nhuộm.
- Những dung dịch thuốc nhuộm không ổn định chỉ được
phép pha trước khi sử dung.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 16

1.9. Độ bền của thuốc nhuộm trong dung dịch


-Xác định độ bền của thuốc nhuộm trong dung dịch một số
chất như muối, chất điện ly, chất oxi hoá.
-Nó thể hiện khả năng chịu được của thuốc nhuộm khi gia
công chúng trong các qui trình kết hợp như: tẩy và nhuộm
đồng thời hoặc qui trình nhuộm có mặt các chất trên ở nhiệt độ
cao.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 17

1.10. Độ bền của thuốc nhuộm trong hồ in


-Chỉ tiêu này được xác định bằng khoảng thời gian ổn định
(tính theo ngày hoặc theo giờ) của các loại hồ in.
-Sự ổn định kể từ khi bắt đầu pha chế thuốc nhuộm vào hồ in
cho đến khi tính chất lên màu và định vị thuốc nhuộm trên vật
liệu bắt đầu bị giảm đi.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 18

1.11. Độ nhạy của thuốc nhuộm với một số ion kim loại
nặng
-Chỉ tiêu này xác định điều kiện nhuộm cũng như yêu cầu khi
pha chế dung dịch nhuộm.
-Đánh giá chỉ tiêu này sau khi nhuộm so sánh mẫu trong điều
kiện có muối kim loại nặng (đồng, sắt, crôm) và điều kiện
không có chúng.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 19

1.12. Khả năng di tản thuốc nhuộm


-Đặc trưng cho sự dây màu từ vật liệu nhuộm sang vật liệu
trắng khi xử lý trong cùng dung dịch, có nghĩa là thuốc nhuộm
có khả năng di chuyển từ vật liệu nhuộm ra dung dịch trong
khi nhuộm.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 20

1.13. Mức độ sử dụng thuốc nhuộm


-Chỉ tiêu này đặc trưng cho hiệu quả sử dụng thuốc nhuộm khi
nhuộm và in.
-Nó được đánh giá bằng tỷ lệ lượng thuốc nhuộm đã được bắt
màu trên vật liệu với lượng thuốc nhuộm cần sử dụng trong
đơn nhuộm và in.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 21

1.14. Mức độ giặt sạch thuốc nhuộm


-Sau khi nhuộm và in, những phần thuốc nhuộm không được
định vị trên vật liệu sẽ phải giặt sạch.
-Mức độ dễ giặt sạch càng cao thì độ bền màu với gia công
ướt trong quá trình sử dụng sau này càng cao.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 22

1.15. Độ nhạy của màu thuốc nhuộm với các chế phẩm
hoàn tất
-Đặc trưng cho những loại thuốc nhuộm có khả năng tăng độ
bền màu khi tiến hành cầm màu sau khi nhuộm hoặc gia công
với các chế phẩm hoàn tất để tăng giá trị sử dụng.
-Được đánh giá bằng sự so sánh cường độ màu, ánh màu,
trước và sau khi gia công.
l. Các tính chất chung của thuốc nhuộm 23

1.16. Độ bền màu


-Tính chất quan trọng nhất của thuốc nhuộm giúp xác định
phương pháp nhuộm cũng như công dụng của mỗi thuốc
nhuộm.
-Độ bền màu được chia làm hai loại:
1- Độ bền màu công nghệ là chỉ tiêu bền màu trong các quá
trình gia công tiếp theo sau nhuộm;
2- Độ bền màu sử dụng là chỉ tiêu bền màu dưới tác dụng của
các điều kiện sử dụng như: giặt, là, cọ xát, mồ hôi, ánh sáng,
thời tiết v.v.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 24

-Nhận biết một loại thuốc nhuộm cụ thể.


-Xác định thuốc nhuộm có thể sau khi chúng đã nhuộm màu
cho một loại vật liệu nào đó hoặc vẫn ở dạng thuốc nhuộm
thành phẩm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 25

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


-Dựa vào nguồn gốc vật liệu vải sợi và phạm vi ứng dụng của
thuốc nhuộm cho phép những phán đoán ban đầu.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 26

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


- Tiếp theo sẽ dựa vào bản chất màu sắc, ánh màu, cường độ
màu của mỗi thuốc nhuộm để định hướng phân tích.
VD: Màu của thuốc nhuộm hoạt tính rất tươi, có đủ các gam
màu, thuốc nhuộm lưu huỳnh và thuốc nhuộm trực tiếp có
màu xỉn và thuốc nhuộm lưu huỳnh không có màu đỏ, màu
tím thuần sắc, thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan có màu
tươi bền thường nhuộm cho các mặt hàng cao cấp…
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 27

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.1. Chuẩn bị mẫu
-Cho vải sợi màu vào nước cất đun sôi để loại bỏ những chất
hồ và tạp chất cơ học trong thời gian 2 - 3 ph.
-Nếu vải có các sợi dọc và sợi ngang nhuộm màu khác nhau
thì phải tách riêng chúng ra; mẫu hoa nhiều màu cũng phải cắt
từng vân hoa riêng rẽ.
-Mỗi mẫu vải thí nghiệm tiến hành trong ống nghiệm, mỗi lần
thí nghiệm phải dùng mẫu vải mới.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 28

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.2. Phán đoán các loại thuốc nhuộm
-Gia công vải sợi màu trong dung dịch xà phòng 5 g/l và natri
cacbonat 3 g/l cùng với vải trắng.
-Vải trắng có kích thước 1 cm2, kích thước vải màu gấp hai lần
(nếu vải màu đậm) và gấp bốn lần (nếu vải màu nhạt).
-Các mẫu vải màu trắng được xếp và cuộn tròn cho vào ống
nghiệm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 29

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.2. Phán đoán các loại thuốc nhuộm
-Đổ 3 - 5 ml dung dịch xà phòng + cacbonat vào ống nghiệm,
rồi đun sôi mẫu trong 2 - 3 ph.
-Cuối cùng giặt, gỡ mẫu và quan sát sự đổi màu. màu cao trên
vật liệu.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 30

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.2. Phán đoán các loại thuốc nhuộm
-Nếu màu bị phai ra và dây sang vải trắng thì thuốc nhuộm có
thể là trực tiếp hoặc hoạt tính chưa giặt sạch hết các phần
thuốc nhuộm bám bên ngoài lõi xơ.
- Nếu ngược lại thuốc nhuộm không phai, dây sang vải trắng
thì chứng tỏ mẫu vải sợi được nhuộm bằng các loại thuốc
nhuộm hoàn nguyên, lưu huỳnh, azo không tan, phân tán và
các thuốc nhuộm khác cho độ bền màu cao trên vật liệu.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 31

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
a. Thuốc nhuộm trực tiếp
-Màu của thuốc nhuộm này sẽ bị mất khi gia công mẫu vải sợi
màu trong dung dịch chứa 3 - 5 g clo hoạt động hoặc xử lý
mẫu trong dung dịch kiềm hiđrosunfit cũng sẽ làm mất màu
thuốc nhuộm.
-Một số thuốc nhuộm trực tiếp bị tách ra khỏi vải sợi khi đun
sôi mẫu trong dung dịch NaOH 5%. Thời gian 2 ph. Thuốc
nhuộm trực tiếp bị thay đổi màu khi đun sôi mẫu vải sợi trong
dung dịch axit và bị trích ra khi ngâm trong axit H2SO4 80%.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 32

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
b. Thuốc nhuộm hoạt tính
-Thuốc nhuộm sẽ không bị mất màu trong các xử lý hoá học
vải sợi màu với các dung dịch sau:
- Đun sôi sợi vải màu trong dung dịch chất hoạt động bề mặt
không mang ion, thời gian xử lý 15 ph;
- Đun sôi trong hỗn hợp axit axetic băng với cồn etylic theo tỷ
lệ thể tích 1 : 2 trong thời gian 4 ph.
- Đun sôi trong hỗn hợp đimetylformamit và nước với tỷ lệ thể
tích 1 : 1, trong thời gian 4 ph.
- Đun sôi trong fomamit đậm đặc, trong thời gian 4 ph.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 33

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
c. Thuốc nhuộm bazơ
-Nếu mẫu vải sợi màu đã được cầm màu bằng tamin thì khi
nhỏ một giọt sắt clorua lên vải sẽ lập tức tạo thành vệt đen,
tiếp theo nhỏ dung dịch HCl loãng lên vệt đen sẽ biến
mất.
-Thuốc nhuộm bazơ bị trích ly ra khỏi vải sợi bằng axit axetic,
cồn etylic, axit formic và dung dịch amoniac ở nhiệt độ sôi
trong thời gian 2 ph.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 34

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
d. Thuốc nhuộm lưu huỳnh
-Thuốc nhuộm lưu huỳnh bị mất màu khi xử lý mẫu vải sợi
màu trong dung dịch chứa 3 - 5 g/l clo hoạt động.
-Thuốc nhuộm có phản ứng đặc trưng với chì axetat cho màu
đen.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 35

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
d. Thuốc nhuộm lưu huỳnh
-Mẫu vải sợi màu với kích thước 2 - 3 cm2 cho vào ống nghiệm
đun sôi trong dung dịch thiếc clorua và HCl, miệng ống
nghiệm có đậy một tờ giấy lọc tẩm dung dịch chì
axetat.
-Khi thí nghiệm, cần tiến hành mẫu đối chứng vải trắng để
loại trừ khả năng trong các hoá chất dùng có tồn tại lưu
huỳnh.
-Thuốc nhuộm lưu huỳnh không bị hoà tan khi ngâm mẫu vải
sợi màu vào paraphin lỏng.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 36

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
e. Thuốc nhuộm hoàn nguyên
-Bị trích ly khỏi vải sợi màu bằng cloroform khi đun sôi
hoặc bằng o-clophenol sôi trong vài giờ hoặc bằng
đimetylformamit và 1% CH3COOH
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 37

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
e. Thuốc nhuộm hoàn nguyên
-Lấy một vài sợi chỉ màu nhúng vào chén sứ có chứa paraphin
nóng chảy; đun chén sứ trong một phút, sau đó làm nguội và
quan sát màu của paraphin. Nếu parafin có màu thìvải sợi
được nhuộm bằng thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc azo không
tan. Những thuốc nhuộm khác không bị chuyển màu vào
parafin.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 38

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
e. Thuốc nhuộm hoàn nguyên
-Để phân biệt thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng với họ
inđigoit có thể thí nghiệm kiểm chứng: đun mẫu vải sợi màu
trong ống nghiệm cho bốc hơi (thuốc nhuộm bị thăng hoa),
hơi có màu tím đỏ là thuốc nhuộm họ inđigoit. Hoặc xử lý
mẫu vải màu trong dung dịch gồm: 1% NaOH và một lượng
nhỏ Na2S2O4 ở nhiệt độ 65oC thì thuốc nhuộm inđigoit chuyển
từ vải vào dung dịch.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 39

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
g. Thuốc nhuộm azo không tan
-Bị trích ly ra khỏi vải sợi khi đun sôi trong dung dịch 15 -
25% piriđin và cloroform; bền với dung dịch clorua vôi.
-Khác với thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm azo không
tan sẽ bị mất màu từ từ khi đun sôi mẫu vải sợi màu trong
dung dịch chất khử đitionit và NaOH và không thể hồi màu
khi oxy hoá trở lại.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 40

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
h. Thuốc nhuộm axit
-Bị mất màu hoặc thay đổi màu dưới tác dụng của các chất
khử.
-Một số thuốc nhuộm axit bị chuyển màu dưới tác dụng của
axit clohiđric đậm đặc.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 41

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
h. Thuốc nhuộm axit
-Để phân biệt các loại thuốc nhuộm axit cần tiến hành thí
nghiệm đun sôi mẫu len màu trong đimetylformamit với thời
gian 2 ph (có cho len trắng kèm trong dung dịch). Nếu thuốc
nhuộm bị tách ra và lại bắt màu sang len trắng thì thuốc
nhuộm axit thường. Các thuốc nhuộm axit cầm màu và thuốc
nhuộm axit chứa kim loại không xảy ra hiện tượng trên.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 42

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
h. Thuốc nhuộm axit
-Kiểm chứng các loại cầm màu và chứa kim loại này phải tiến
hành đun sôi mẫu len trong dung dịch EDTA 4% ở 140oC
trong thời gian 20 ph.
+Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1 : 1 sẽ đổi màu rất nhanh;
+Thuốc nhuộm axit chứa kim loại 1 : 2 thay đổi màu từ từ sau
20 ph, có khi cần nâng nhiệt độ đến 160oC
+Thuốc nhuộm axit cầm màu sẽ không bị thay đổi màu.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 43

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
i. Thuốc nhuộm phân tán
-Thuốc nhuộm phân tán thường bị trích ra một phần khi đun
sôi mẫu vải màu (Pes, PA, PAN, Axetat) trong cồn tuyệt đối
hoặc paraphin lỏng đồng thời lại bắt ngay màu sang vải trắng
axetat cùng gia công.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 44

2.1. Xác định thuốc nhuộm trên vật liệu dệt


2.1.3. Xác định cụ thể loại thuốc nhuộm
k. Thuốc nhuộm cation
-Xử lý mẫu vải sợi màu acrylic trong dung dịch axit focmic
85% và nước (tỷ lệ 50 : 50), nhiệt độ sôi, trong thời gian 1 - 2
ph cùng với vải sợi acrylic trắng. Thuốc nhuộm cation sẽ bị
tách ra khỏi vải sợi màu và lại nhuộm màu cho vải sợi acrylic
trắng.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 45

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.1. Xác định khả năng hoà tan của thuốc nhuộm
-Lấy một lượng nhỏ thuốc nhuộm hoà tan trong nước cất, đun
sôi trong 1 ph (nồng độ tương đương 1 g/l). Sau đó quan sát:
nếu thuốc nhuộm hoà tan hoàn toàn thì có thể phán đoán là các
loại thuốc nhuộm sau: trực tiếp, hoạt tính, bazơ, axit, cation,
cubozol và inđigozol. Nếu thuốc nhuộm không hoà tan thì là
những thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu
huỳnh, thuốc nhuộm phân tán.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 46

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
-Dung dịch thuốc nhuộm pha với nồng độ 1 g/l và sử dụng để
nhuộm mẫu nhỏ trong các ống nghiệm, mẫu vải sợi bông và
len lấy khoảng 2 g. Tiến hành nhuộm chúng trong các điều
kiện khác nhau: trung tính, kiềm tính và axit.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 47

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
-Dung dịch thuốc nhuộm pha với nồng độ 1 g/l và sử dụng để
nhuộm mẫu nhỏ trong các ống nghiệm, mẫu vải sợi bông và
len lấy khoảng 2 g. Tiến hành nhuộm chúng trong các điều
kiện khác nhau: trung tính, kiềm tính và axit.
-Kết quả nhuộm màu các mẫu sẽ cho phép xác định loại thuốc
nhuộm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 48

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
-Dung dịch thuốc nhuộm pha với nồng độ 1 g/l và sử dụng để
nhuộm mẫu nhỏ trong các ống nghiệm, mẫu vải sợi bông và
len lấy khoảng 2 g. Tiến hành nhuộm chúng trong các điều
kiện khác nhau: trung tính, kiềm tính và axit.
-Kết quả nhuộm màu các mẫu sẽ cho phép xác định loại thuốc
nhuộm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 49

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
Tiếp theo cần tiến hành các phản ứng kiểm chứng:
-Khác với thuốc nhuộm trực tiếp (cũng bị kết tủa ở phản ứng
trên) là khi cho vào kết tủa trên một lượng dung dịch kiềm khử
(NaOH + Na2S2O4) thì thuốc nhuộm hoàn nguyên tan lại tan ra
trở về dạng dung dịch ban đầu; còn kết tủa của thuốc nhuộm
trực tiếp không thay đổi.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 50

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
- Phản ứng kiểm chứng của thuốc nhuộm trực tiếp với thuốc
nhuộm hoạt tính bằng cách xử lý mẫu nhuộm trong dung dịch
chất hoạt động bề mặt không mang ion và xút.
+Thuốc nhuộm trực tiếp sẽ bị phai màu, còn thuốc nhuộm hoạt
tính bền không phai. Hoặc có thể dùng biện pháp trích ly trong
dung dịch piriđin (15 - 25%); thuốc nhuộm trực tiếp bị trích ra
khỏi vải, thuốc nhuộm hoạt tính không bị trích ly
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 51

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
-Phân biệt các loại thuốc nhuộm axit: sau khi mẫu len được
nhuộm màu, chia mẫulen làm hai phần: một phần sấy khô và
một phần gia công cầm màu bằng dung dịch K2Cr2O7 1% và
H2SO4 2% (so với lượng vải len). Thí nghiệm ở nhiệt độ sôi
trong thời gian 30 ph. Sau đó giặt sạch, sấy khô và so sánh
màu.
+Nếu màu không thay đổi thì thuốc nhuộm là loại thường
+Nếu màu thay đổi và tăng độ bền thì là thuốc nhuộm axit
cầm màu
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 52

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.2. Xác định chính xác những thuốc nhuộm hoà tan trong
nước
- Phân biệt thuốc nhuộm bazơ: đun nóng 1 ml dung dịch thuốc
nhuộm với 1 ml dung dịch NaOH 10N, thuốc nhuộm sẽ đổi
màu hoặc mất màu.
-Có thể trích ly thuốc nhuộm ra khỏi vải sợi bằng cồn tuyệt
đối.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 53

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.3. Xác định những thuốc nhuộm không hoà tan trong nước
-Trước tiên khử thuốc nhuộm bằng cách pha dung dịch kiềm
khử gồm: 20 ml dung dịch NaOH 1N; 2 g Na2S2O4; 18 ml
H2O. Lấy 8 ml dung dịch trên trộn với 0,1 g thuốc nhuộm rồi
đun nóng đến 60 - 70oC.
+Nếu thuốc nhuộm tan hoàn toàn thì là thuốc nhuộm hoàn
nguyên không tan hoặc thuốc nhuộm lưu huỳnh.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THUỐC NHUỘM 54

2.2 Phân tích thuốc nhuộm dạng bột


2.2.3. Xác định những thuốc nhuộm không hoà tan trong nước
-Để phân biệt thuốc nhuộm lưu huỳnh với thuốc nhuộm hoàn
nguyên bằng phản ứng với chì axetat .
-Nếu thuốc nhuộm không hoà tan trong dung dịch kiềm khử
thì sẽ là thuốc nhuộm phân tán. Thuốc nhuộm phân tán có đặc
điểm là độ phân tán cao, có thể kiểm chứng bằng cách búng
một ít thuốc nhuộm lên giấy lọc ướt sẽ thấy thuốc nhuộm
loang rộng ra khắp giấy.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 55

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
-Mỗi loại thuốc nhuộm được thử với cùng loại vật liệu nhuộm
và tiến hành trong cùng điều kiện với các màu nhạt, trung bình
và đậm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 56

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.1. Chuẩn bị dung dịch nhuộm
-Các chất rắn cân với độ chính xác 0,01g, các chất lỏng đong
với độ chính xác 0,1 ml. Đối với hầu hết các loại thuốc nhuộm
màu thí nghiệm được dùng 0,5 - 1 g, riêng thuốc nhuộm lưu
huỳnh dùng 2,5 g. Thuốc nhuộm được hoà tan trong bình định
mức (loại 500 ml)
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 57

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.1. Chuẩn bị dung dịch nhuộm
-Nhiệt độ hoà tan của từng loại thuốc nhuộm có khác nhau:
thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt
tính (nhóm nhuộm nóng) hoà tan ở nhiệt độ 80 - 90oC; thuốc
nhuộm hoạt tính nhóm ấm hoà tan ở nhiệt độ 40 - 50oC. Thuốc
nhuộm hoàn nguyên và thuốc nhuộm lưu huỳnh chỉ được khử
và hoà tan trước khi thí nghiệm nhuộm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 58

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.1. Chuẩn bị dung dịch nhuộm
-Tất cả các dung dịch thuốc nhuộm cần được kiểm tra độ hoà
tan bằng cách nhỏ giọt dung dịch thuốc nhuộm lên giấy lọc.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 59

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.2. Chuẩn bị mẫu vật liệu nhuộm
-Có thể nhuộm sợi, nhuộm vải dệt thoi, vải dệt kim v.v. Chất
liệu mẫu lựa chọn sao cho phù hợp với phạm vi sử dụng của
thuốc nhuộm.
-Các mẫu vải sợi bông, lanh, vixco phải qua xử lý làm sạch ở
điều kiện sản xuất và có độ mao dẫn 10 cm/h.
-Mẫu thí nghiệm cân với khối lượng không nhỏ hơn 5 g.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 60

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.2. Chuẩn bị mẫu vật liệu nhuộm
-Mẫu vải, sợi len, len pha phải được làm sạch ở điều kiện
sản xuất nhưng cần gia công thêm trong dung dịch gồm: chất
hoạt động bề mặt 2 g/l ở nhiệt độ 80oC, thời gian 30 ph,
mođun 40. Sau đó giặt nóng, giặt lạnh.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 61

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.2. Chuẩn bị mẫu vật liệu nhuộm
-Tơ tằm sau khi đã qua xử lý làm sạch ở điều kiện sản xuất
cũng phải xử lý thêm trong dung dịch: NH4OH 25%; 3 m/l,
natri hexametaphotphat: 2 g/l, nhiệt độ 50oC, thời gian 20 ph,
sau đó giặt nóng rồi giặt lạnh.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 62

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.3. Nhuộm mẫu
-Trước khi nhuộm các mẫu vải hoặc sợi phải được thấm nước
đều và vắt đến lượng ẩm 120 - 150% (tức là 1 g vải đem theo
1,5 - 2 g nước).
-Cho mẫu ngập trong dung dịch nhuộm và trong 15 ph đầu
phải khuấy đảo liên tục, sau đó giảm dần 3 - 4 ph khuấy một
lần, không được để mẫu vải nổi lên trên dung dịch.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 63

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.3. Nhuộm mẫu
-Nhiệt độ nhuộm và thời gian nhuộm cho từng loại thuốc
nhuộm thực hiện theo các chỉ dẫn cụ thể.
-Kết thúc mẫu nhuộm đầu, nước lưu được giữ lại rồi bổ sung
nước đến mức cũ và nhuộm tiếp mẫu sau (lượng vật liệu lấy
giảm đi 5 lần so với lần trước).
-Các điều kiện nhuộm giữ nguyên cho tất cả các lần thí
nghiệm. Các mẫu nhuộm được giặt sạch và sấy khô ở nhiệt độ
không quá 70 - 80oC.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 64

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.4. Đánh giá kết quả nhuộm mẫu
-Các mẫu nhuộm sau khi sấy khô được giữ trong bóng tối ít
nhất 2 h rồi đem so sánh và chỉ sử dụng các mẫu nhuộm đều
màu không bị loang.
-Việc quan sát so sánh được thực hiện trong ánh sáng tự nhiên
hoặc dưới ánh sáng đèn nêon, không dùng đèn màu ở nơi thí
nghiệm.
2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG THUỐC NHUỘM 65

2.1. Xác đinh nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp nhuộm
so sánh
2.1.4. Đánh giá kết quả nhuộm mẫu
-Các mẫu nhuộm sau khi sấy khô được giữ trong bóng tối ít
nhất 2 h rồi đem so sánh và chỉ sử dụng các mẫu nhuộm đều
màu không bị loang.
-Việc quan sát so sánh được thực hiện trong ánh sáng tự nhiên
hoặc dưới ánh sáng đèn nêon, không dùng đèn màu ở nơi thí
nghiệm.
3.ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MÀU CỦA VẬT LIỆU NHUỘM
67

-Độ bền màu ma sát là một chỉ tiêu chủ yếu và luôn đòi hỏi
thực hiên đối với mọi loại vải nhuộm màu hoặc in.
- Độ bền màu ma sát phụ thuộc vào các yếu tố sau::
•Bản chất của thuốc nhuộm.
•Độ đậm của màu nhuộm.
•Cấu trúc của vật liệu dệt cũng ảnh hưởng đến độ bền ma sát.
•Quy trình xử lý tẩy ,nhuộm , hoàn tất vải.

You might also like