You are on page 1of 3

BÀI TẬP TRAO ĐỔI CHƯƠNG 5: TÍN DỤNG

Câu hỏi: Cầm đồ, chơi hụi có phải là tín dụng không?

• Cầm đồ:
Người cho vay: Chủ tiệm cầm đồ
Người đi vay: Người cầm cố tài sản
Mối quan hệ này đảm bảo được 3 yếu tố:
o Chuyển nhượng tạm thời
o Có sự hoàn trả
o Giá trị lớn hơn ban đầu (tiền vay thế chấp tài sản và tiền lãi)

Ví dụ: Quân cầm đồ chiếc laptop Lenovo cho tiệm cầm đồ ABC

Tiệm cầm đồ ABC gửi lại Quân 10tr (tiền ban đầu), Quân thế chấp chiếc Laptop lại cho
tiệm cầm đồ.

Mỗi ngày Quân đóng tiềm cầm đồ ABC 50000đ. Ví dụ, 1 tháng sau, Quân đến tiệm cầm
đồ để chuộc lại chiếc máy tính.

Vậy tiềm cầm đồ nhận lại được tổng số tiền lời là 1tr500.

Nhìn tổng quát, cầm đồ là một hình thức tín dụng. Tuy nhiên trong trường hợp, không đảm
bảo trả các khoản lãi đúng hạn, thì Quân không nhận lại được laptop, khi đó tài khoản
không được hoàn lại, trường hợp này không phải là tín dụng.

• Chơi hụi

TH1: Chơi hụi tính lãi – tín dụng

Đóng hụi: Mỗi tháng con hụi sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định theo quy định

Hốt hụi: Chỉ việc một con hụi nhận được số tiền sau khi đóng hụi (Có người nhận trước,
có người nhận sau tùy theo nhu cầu với khoản vay).

Bể hụi: Một trong những con hụi không chị


Trường hợp này đảm bảo 3 yếu của tín dụng, vậy nên nhóm em cho rằng đây là một hình
thức của tín dụng.

Ví dụ:

Ví dụ: có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người đóng 850.000₫, người lấy xong tháng sau
đóng 1.000.000₫ cho tới hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả
những người tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000₫. Hiểu đơn giản là
trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai chỉ chịu bù
cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu tiền công của chủ hụi lớn thì không
nên chơi.

TH2: Chơi hụi không tính lãi – không phải tín dụng

Chủ hụi: Người đứng ra tổ chức chơi hụi, kêu gọi các thành viên khác tham gia và chịu
trách nhiệm thu tiền của các thành viên. Con hụi: Những người tham gia đóng hụi trong
một dây hụi. Trong một dây hụi, không giới hạn số thành viên tham gia.

Trường hợp này thiếu yếu tố giá trị lúc sau không lớn hơn giá trị ban đầu, vì vậy đây không
phải là tín dụng.

Ví dụ: Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000₫, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng
hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được "hốt hụi" thì bà nhận được số tiền là:
10.000₫ × 10 người × 30 ngày = 3.000.000₫ (trong đó có tiền bà góp là: 10.000₫ × 30 ngày
= 300.000₫), ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho
chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng
vào việc riêng.

Qua kỳ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000₫ một ngày. Đến kỳ mở
hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được "hốt hụi" với số tiền tương tự bà A. Hụi
kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi.

Từ ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được chơi hụi không tính lãi thì không phải là tín dụng.
Tên thành viên: Nguyễn Trường Tùng, Lê Minh Quân, Huỳnh Trung Hiếu, Hồ
Phương Dung, Võ Thị Kim Chi, Lê Thành Đạt, Nguyễn Kim Dũng.

You might also like