You are on page 1of 7

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

I. Doanh nghiệp tư nhân:


1. Tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020:
- Điều 188:
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của
công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,
phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ
phần.
2. Phân tích:
- Có thể thấy đặc tính quan trọng nhất của loại hình doanh nghiệp tư nhân là người
chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp về mặt tài chính và cả những mặt khác, phải chịu trách nhiệm vô hạn
đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bao gồm phần vốn đầu tư ban đầu
và cả phần vốn vay sau này của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân có các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Thủ tục thành lập đơn giản, tổ chức đơn giản, tốn ít chi phí thành lập và ít chịu
sự kiểm soát của luật pháp.
+ Chủ sở hữu (chủ doanh nghiệp) là người đưa ra các quyết định kinh doanh.
+ Chủ sở hữu được nhận tất cả thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Thu nhập từ việc kinh doanh chỉ bị đánh thuế một lần theo mức thuế thu nhập
doanh nghiệp (chủ sở hữu không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trên phần thu
nhập thu được từ việc kinh doanh của doanh nghiệp).
Nhược điểm:
+ Chủ sở hữu phải có trách nhiệm với tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp
(trách nhiệm vô hạn), chịu toàn bộ khoản lỗ.
+ Vòng đời hoạt động hữu hạn theo tuổi thọ của chủ sở hữu.
+ Khả năng huy động vốn hạn chế (vốn hoạt động kinh doanh bị hạn chế).
II. Công ty hợp danh:
1. Tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020:
- Điều 177:
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên
hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Các điều luật khác: 179, 187...
2. Phân tích:
- Về thành viên, công ty hợp danh bao gồm:
+ Ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (gọi là thành viên hợp
danh hay thành viên thông thường.
+ Mỗi thành viên hợp danh phải là cá nhân.
+ Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các thành viên:
+ Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty.
+ Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
● Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho
công ty.
● Tài sản tạo lập mang tên công ty.
● Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực
hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành
viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.
● Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền quản lý, đại diện của công ty hợp danh: Quyền quản lý thuộc về các thành
viên hợp danh. Tuy nhiên, các quyết định quan trọng liên quan đến công ty thường
phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên.
- Tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn công ty:
+ Huy động vốn: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
+ Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần
vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.
+ Thành viên góp vốn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để
thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật và Điều lệ công ty. Trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành
viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty.
- Ưu nhược điểm của công ty hợp danh:
Ưu điểm:
+ Kết hợp được uy tín của nhiều cá nhân, tăng độ tin cậy với các đối tác nhờ chế
độ chịu trách nhiệm vô hạn của nhiều thành viên hợp danh.
+ Số lượng thành viên ít, tin tưởng nhau nên việc điều hành quản lý công ty
không quá phức tạp.
+ Cơ cấu đơn giản, thích hợp với doanh nghiệp nhỏ.
+ Không tốn nhiều chi phí thành lập.
Nhược điểm:
+ Không tách biệt rõ ràng về tài sản cá nhân và công ty.
+ Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm tài chính vô hạn, vì vậy rủi ro của các
thành viên hợp danh cao.
+ Hạn chế về khả năng huy động vốn.
+ Chấm dứt hoạt động khi 1 thành viên hợp danh chết hoặc rút khỏi do việc
chuyển nhượng phần vốn góp rất khó khăn.
III. Công ty cổ phần:
1. Tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020:
- Điều 111:
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán
khác của công ty.
2. Phân tích:
- Về thành viên: gồm tối thiểu 3 cổ đông và không quy định số lượng tối đa, cổ đông
có thể là cá nhân hoặc tổ chức và mỗi cổ đông phải sở hữu ít nhất 1 cổ phần đã phát
hành của công ty.
+ Dựa trên vai trò đối với việc thành lập công ty cổ phần, các cổ đông gồm: cổ
đông sáng lập và cổ đông góp vốn.
+ Dựa trên cổ phần mà cổ đông sở hữu, công ty cổ phần gồm: cổ đông phổ thông
và cổ đông ưu đãi.
- Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản:
+ Các cổ đông chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn góp vào công ty mà không liên quan đến tài sản riêng (trách
nhiệm hữu hạn).
+ Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ
tài sản của công ty.
- Tư cách pháp nhân: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Về vốn công ty:
+ Huy động vốn bằng nhiều hình thức: chào bán cổ phần riêng lẻ, phát hành
chứng khoán ra công chúng, bán cổ phần cho cổ đông trong công ty và phát
hành trái phiếu.
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần mà các cổ
đông đã thanh toán cho công ty. Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Nếu doanh nghiệp có vốn pháp định thì vốn
điều lệ phải lớn hơn vốn pháp định.
+ Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
+ Các loại cổ phần của công ty cổ phần: cổ phần phổ thông (bắt buộc có) và cổ
phần ưu đãi (có thể có).
- Ưu nhược điểm của công ty cổ phần:
Ưu điểm:
+ Rủi ro của các cổ đông không cao do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.
+ Quy mô hoạt động lớn và thuận lợi khi mở rộng kinh doanh do không giới hạn
số lượng cổ đông tối đa.
+ Cơ cấu vốn kinh doanh và khả năng huy động vốn cao nhờ việc phát hành cổ
phiếu.
+ Việc quản lý có hiệu quả cao nhờ tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu.
+ Dễ dàng chuyển nhượng vốn góp.
Nhược điểm:
+ Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành dễ gặp khó khăn khi
các nhóm cổ đông đối lập về lợi ích.
+ Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông nên khả năng bảo mật
tài chính, kinh doanh thấp.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp tốn kém hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
+ Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực trong kinh doanh kém linh hoạt do phải
tuân thủ theo những quy định trong điều lệ của doanh nghiệp
+ Bị đánh thuế 2 lần, thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận của công ty và
thuế thu nhập cá nhân trên phần lợi nhuận được chia của các cổ đông.
IV. Công ty trách nhiệm hữu hạn:
1. Tham khảo Luật Doanh nghiệp 2020:
- Điều 46: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến
50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của
thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật
này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ
phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành
trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
- Điều 74: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ
trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy
định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái
phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
2. Phân tích:
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu
hạn).
- Về huy động vốn:
+ Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ
các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu.
+ Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu.
- Về thành viên góp vốn:
+ Thành viên góp vốn là người (cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu một phần hoặc
toàn bộ vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty TNHH một thành viên chỉ duy nhất có một thành viên góp vốn làm
chủ hoàn toàn công ty. Nếu muốn thêm thành viên góp vốn, công ty TNHH
một thành viên phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
hoặc công ty cổ phần.
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên:
- Ưu điểm:
+ Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong
phạm vi số vốn góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn) nên ít gây rủi ro cho
người góp vốn.
+ Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc quản lý, điều
hành công ty không quá phức tạp.
+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, nhà đầu tư dễ dàng kiểm
soát được việc thay đổi các thành viên và hạn chế sự thâm nhập của người lạ
vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển
nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước.
- Nhược điểm:
+ Do các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số phần vốn đã góp của
mình nên uy tín của công ty trước đối tác cũng bị ảnh hưởng.
+ Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế do không được phát hành cổ
phiếu.
+ Số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người.
+ Các thành viên vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên phần lợi nhuận được
chia từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.
b) Công ty TNHH một thành viên:
- Ưu điểm:
+ Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt
động của công ty.
+ Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp, không nhất thiết phải
tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp.
+ Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số
vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
+ Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động, thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình
công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.
+ Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ
kiểm soát.
+ Chủ sở hữu không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập còn
lại sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nhược điểm:
+ Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu và không
được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động.
+ Chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.
+ Khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục
chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH hai thành viên hoặc
công ty cổ phần.
+ Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp mà phải chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
+ Tiền lương thanh toán cho chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

You might also like