You are on page 1of 9

Bài 3.

SỨ MẠNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG CỰU ƯỚC


Chúng ta đã nói toàn bộ 66 sách của Kinh Thánh chỉ là một câu chuyện thống nhất từ
đầu đến cuối. Đó là câu chuyện về Đức Chúa Trời và phương cách Ngài thực hiện sứ mạng
đem Tin lành cứu rỗi đến với mọi dân tộc thông qua Chúa Jesus. Vậy thì, sứ mạng của Đức
Chúa Trời đã được nhìn thấy như thế nào trong cả Cựu ước lẫn Tân ước?
Tại sao Đức Chúa Trời lại tạo nên thế giới nầy? Tại sao Đức Chúa Trời lại tạo dựng con
người chúng ta? Có phải Ngài cần được đáp ứng một nhu cầu nào đó không?
Chắc chắn là không. Từ trước khi sáng thế, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức
Thánh Linh đã vui hưởng một tình yêu và mối thông công hoàn hảo với nhau. Tuy nhiên, Đức
Chúa Trời đã quyết định sáng tạo thế giới này để bày tỏ vinh quang của Ngài.
Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thường thấy con người làm điều này. Chẳng hạn
như Nê-bu-cát-nết-sa với bức tượng vàng cao 27m để cho người ta thấy ông vĩ đại như thế
nào. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã bày tỏ rằng Ngài mạnh mẽ và vinh hiển hơn rất nhiều. Điều
này được bày tỏ trong vinh quang của sự sáng tạo của Ngài.
Xuyên suốt Sáng thế ký 1-2, chúng ta nhìn thấy rằng mọi vật mà Đức Chúa Trời tạo
dựng nên đều là “tốt lành.” Vào cuối mỗi một ngày trong tiến trình sáng tạo, thì Kinh Thánh
đều tuyên bố rằng: “Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp.” Không có một tạo vật nào Đức
Chúa Trời tạo dựng nên mà không tốt đẹp.
Trong số những tạo vật của Đức Chúa Trời thì con người là tạo vật tuyệt đỉnh. Cho
nên sau khi dựng nên con người vào ngày thứ sáu, thì “Đức Chúa Trời thấy mọi việc Ngài đã
tạo dựng thật rất tốt đẹp” (Sáng 1:31). Rất tốt đẹp, chứ không phải chỉ là tốt đẹp như các tạo
vật khác. Tại sao vậy? Tại vì con người chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của chính Đức
Chúa Trời là Đấng tạo hóa, để bày tỏ vinh quang của Ngài.
Sau khi tạo dựng nên con người, Đức Chúa Trời đã đưa ra cho con người một mệnh
lệnh quan trọng. Đó là “phải sinh sản thêm nhiều và làm đầy dẫy trái đất” (Sáng 1:28). Với
mục đích là gì? Để hình ảnh của Đức Chúa Trời trong con người sẽ hiện diện trên khắp đất và
do đó, khắp đất sẽ đầy dẫy vinh quang của Đức Chúa Trời. Tại vườn Ê-đen, A-đam đã bày tỏ
vinh quang của Chúa qua việc quản trị môi trường xung quanh và có trách nhiệm “trồng và
giữ vườn.” Bằng cách này, nhân loại đã phản ánh sự cai trịtốt lành và vinh quang của Chúa.
Tóm lại, ngay từ ban đầu, loài người đã được định là mang vinh quang đến cho Đức Chúa
Trời bằng cách bày tỏ vinh quang của Ngài cho mọi tạo vật.
Thế nhưng, vinh quang của Đức Chúa Trời đã bị che khuất bởi tội lỗi của con người.
1. Vinh quang của Chúa bị che khuất bởi tội lỗi
Từ Sáng thế ký chương 3 đến chương 11, chúng ta thấy rằng khi A-đam và Ê-va chọn
nghe theo lời của con rắn và bất tuân lời của Đức Chúa Trời, thì họ đã không còn phản chiếu
vinh quang của Đức Chúa Trời. Bị Sa-tan lừa dối, A-đam và Ê-va đã nghi ngờ sự tốt lành của
1
Đức Chúa Trời. Do đó, họ đã hành xử như thể họ chính là Đức Chúa Trời. Hậu quả là, vinh
quang của Đức Chúa Trời đã bị che khuất khỏi mọi tạo vật.
Tội lỗi của A-đam và Ê-va đã làm đổ vỡ mối quan hệ trong ba phương diện. Trước hết,
mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người bị đổ vỡ. Thay vì vui mừng chào đón Đức Chúa
Trời ghé thăm vườn mỗi buổi chiều như trước, A-đam và Ê-va đã sợ hãi và đi ẩn mình khỏi
mặt Chúa. Thứ hai, mối quan hệ giữa con người với nhau cũng bị đổ vỡ. A-đam đã đổ lỗi cho
Ê-va là nguyên nhân khiến ông phạm tội. Cuối cùng, mối quan hệ giữa con người và tạo vật
khác cũng bị đổ vỡ. Đất bắt đầu sinh ra các loài gai góc và A-đam phải làm đổ mồ hôi trán
mới có mà ăn. Sau đó, A-đam và Ê-va đã bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen. Nói cách khác, họ đã bị
loại khỏi sự hiện diện vinh quang của Đức Chúa Trời và bị đẩy vào thế giới nơi vinh quang của
Chúa bị che khuất.
Ngày nay, chúng ta nhìn thấy một phần vinh quang của Chúa trong sự sáng tạo, nơi
con người, trong ân sủng phổ quát của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vinh quang của Thiên Chúa
đã bị che khuất bởi bệnh tật, cái chết, và điều ác. Chúng ta đang bị vây quanh bởi một hương
vị của địa ngục, thay vì hương vị của Thiên đàng trên đất.
Sáng thế ký từ chương 4 đến 11 cho chúng ta thấy tác động hay hậu quả của việc mất
kết nối với vinh quang của Đức Chúa Trời. Sáng thế ký chương 4 cho thấy vinh quang của
Đức Chúa Trời trong Ca-in đã bị che khuất khi Ca-in ra tay giết chết em ruột của mình. Những
thế hệ tiếp đó thậm chí cho thấy tội ác còn lớn hơn. Chẳng hạn như Lê-méc đã tự hào nói với
vợ của mình rằng: “Ta đã giết một người, vì làm ta bị thương và một thanh niên vì gây
thương tích cho ta! Nếu Ca-in được báo thù bảy lần thì Lê-méc phải được báo thù gấp bảy
mươi bảy lần” (Sáng 4:23-24). Chủ đích của Đức Chúa Trời cho toàn thể tạo vật của Ngài đã
không còn được nhận ra bởi vì “sự gian ác của loài người lan tràn trên mặt đất và chúng chỉ
luôn toan tính những mưu đồ xấu xa” (Sáng 6:5-6). Sự gian ác của con người tràn lan đến
nỗi khiến Đức Chúa Trời “lấy làm tiếc vì đã tạo dựng loài người trên mặt đất, và đau buồn
trong lòng.”
Vì thế, Đức Chúa Trời cho phép một cơn Đại Hồng Thủy để loại bỏ những người che
khuất vinh quang của Ngài. Chỉ có duy nhất Nô- 4 ê và gia đình của ông được cứu, bởi vì ông
là người “công bình, trọn vẹn, đồng đi cùng Đức Chúa Trời” (6:9-10).
Khi cơn Đại hồng thủy đã qua đi, Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê và truyền dặn
ông phải làm gì? “Hãy sinh sản, gia tăng gấp bội, và làm cho đầy dẫy đất.” Rõ ràng, chủ đích
của Đức Chúa Trời vẫn không thay đổi. Bởi vì ĐCT đã căn dặn Nô-ê làm điều y hệt như Ngài
đã căn dặn A-đam và Ê-va trước đó. Con người phải tỏ bày vinh quang của Đức Chúa Trời
trên đất bằng cách có mối quan hệ đúng đắn với Ngài và với thế giới này.
Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra cơn lụt, tội lỗi của loài người vẫn tiếp tục che khuất
vinh quang của Đức Chúa Trời. Ngay sau khi Đức Chúa Trời lập giao ước với Nô-ê, thì ông
không cầm giữ mình khi say rượu và đã bị con trai mình sỉ nhục. Nhưng đỉnh điểm của việc

2
con người nổi loạn và chống nghịch với Đức Chúa Trời chính là câu chuyện xảy ra tại tháp Ba-
bên. Điều gì đã xảy ra tại Ba-bên?
Tại tháp Ba-bên, thay vì làm cho Đức Chúa Trời được tôn vinh, con người đã hiệp lại
để tìm cách “làm cho mình nổi danh.” Thay vì bày tỏ vinh quang của Chúa cho thế giới, họ
muốn bày tỏ vinh quang của chính mình. Thay vì lan ra khắp đất để làm cho đầy dẫy đất, con
người đã xây một cái tháp cao đến tận trời để khỏi bị tản lạc khắp trên mặt đất. Cho nên, có
thể nói rằng, tại Ba-bên, con người đã công khai chống nghịch lại ý định của Đức Chúa Trời
dành cho họ từ ban đầu. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải can thiệp. Ngài phải làm lộn xộn tiếng nói
của họ để họ không thể giao tiếp với nhau được và buộc phải tản lạc đến tận cùng trái đất.
Tuy nhiên, đây không phải là kết thúc bởi vì trước đó, ngay sau khi con người phạm tội, Đức
Chúa Trời đã hứa sẽ đánh bại cái ác và phục hồi mọi vật khi đưa ra một lời tuyên bố trong
Sáng thế ký 3:15:
“Ta sẽ làm cho mầy và người nữ,
Dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau.
Người sẽ giày đạp đầu mầy, Còn mầy sẽ cắn gót chân người.”
Câu Kinh Thánh này chính là lời tuyên ngôn của Đức Chúa Trời về chương trình vĩ đại
của Ngài để cứu chuộc mọi tạo vật. Đức Chúa Trời hứa rằng có một người ra từ dòng dõi
người nữ sẽ khôi phục vinh quang của Ngài trên khắp đất. Vậy thì Đức Chúa Trời sẽ thực hiện
chương trình vĩ đại đó của Ngài bằng cách nào?
2. Một gia đình được chọn để mang lại phước hạnh cho mọi dân tộc.
Sáng thế ký 12 cho biết Đức Chúa Trời đã tiếp tục chương trình cứu chuộc vĩ đại của
Ngài qua việc chọn lựa một trong số những người bị tản lạc khắp đất tại tháp Ba-bên. Người
đó là ai? Đó chính là Áp-ram. Điều gì khiến Áp-ram được chọn lựa?
Thực ra Áp-ram không có điều gì ấn tượng. Cho nên, sở dĩ Ápram và gia đình của ông
được chọn là BỞI ÂN ĐIỂN của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chọn Áp-ram (sau này đổi
tên ông thành Áp-ra-ham) và lập với ông một giao ước đời đời. Giao ước đó được tìm thấy
trong Sáng thế ký 12:1-3:
“Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: “Hãy ra khỏi quê hương, bà con thân tộc và nhà
cha của con để đi đến vùng đất Ta sẽ chỉ cho con. Ta sẽ làm cho con thành một dân
lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con, Và con sẽ thành một nguồn
phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, Nguyền rủa kẻ nào
nguyền rủa con; Mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.” (Sáng 12:1-3)
Trong giao ước này, Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham tất cả những điều mà
loài người tại tháp Ba-bên đã nỗ lực để có bằng chính sức riêng của họ. Trước hết, Đức Chúa
Trời sẽ ban cho ông một dòng dõi. Thứ hai, Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông được thịnh
vượng. Áp-ra-ham sẽ có nhiều súc vật, lều trại và đất đai (Sáng 13:5, 14-15). Thứ ba, Áp-ra-ham
3
sẽ được nổi danh. Thứ tư, Chúa hứa sẽ che chở và bảo vệ Áp-ra-ham khỏi mọi kẻ thù. Tóm
lại, Đức Chúa Trời đã lập giao ước với Áp-ra-ham và dành cho ông những lời hứa tuyệt vời
hầu phục hồi mối quan hệ giữa Ngài với con người giống như đã từng có trong vườn Ê-đen
trước đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lời hứa về phước hạnh của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham
không dừng lại với Áp-ra-ham và con cháu của ông. Chắc chắn Áp-ra-ham và dòng dõi của
ông sẽ được Chúa ban phước. Đó là phần đầu của giao ước. Nhưng phần sau của giao ước là
chủ đích mà Đức Chúa Trời khi Ngài ban phước cho Áp-ra-ham. Chủ đích đó là “MỌI DÂN
TRÊN ĐẤT SẼ NHỜ CON (ÁP-RA-HAM) MÀ ĐƯỢC PHƯỚC.” Nói cách khác, Áp-ra-ham và con
cháu của ông có nghĩa vụ làm một phước lành cho người khác như là kết quả của phước
lành mà họ đã nhận được từ nơi Chúa. Áp-ra-ham và dòng dõi của ông có trách nhiệm phải
chúc phước cho các dân tộc trên thế gian. Như vậy, bằng cách có mối quan hệ đúng đắn với
Chúa, Áp-raham và dòng dõi của ông có thể bày tỏ vinh quang của Chúa cho mọi người.
3. Giao ước được lặp đi lặp lại
Trong suốt phần còn lại của Sáng thế ký (và Cựu Ước), chúng ta thấy lời hứa này của
Đức Chúa Trời được lặp đi lặp lại nhiều lần để chứng minh sự thành tín của lời Chúa và sự
bền bỉ của các mục đích của Đức Chúa Trời.
a. Được lặp lại với Áp-ra-ham
Trước tiên, Đức Chúa Trời đã lặp lại giao ước này với Áp-ra-ham trong hai trường hợp
khác ở trong Sáng Thế Ký. Lần thứ nhất là trong Sáng Thế Ký 18:18-19:
“18 Áp-ra-ham chắc chắn sẽ thành một dân lớn và hùng mạnh; tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sẽ nhờ người mà được phước. 19 Ta đã chọn người để truyền dạy con cái
và dòng dõi người sau nầy gìn giữ đường lối của Đức Giê-hô-va bằng cách làm điều
công chính và ngay thẳng, để Đức Giê-hô-va thực hiện điều Ngài đã hứa với Áp-ra-ham.”
Lần lặp lại tiếp theo là trong Sáng Thế Ký 22:17-18 sau khi Áp-ra-ham vâng lời và chuẩn
bị dâng con trai Y-sác làm tế lễ:
“17 Ta sẽ ban phước dồi dào cho con, làm cho dòng dõi con đông như sao trời, nhiều
như cát biển, và dòng dõi con sẽ chiếm được cổng thành quân địch. 18 Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sẽ nhờ dòng dõi con mà được phước, vì con đã vâng lời Ta.”
Kinh Thánh cho chúng ta thấy bằng chứng tuyệt vời về việc Đức Chúa Trời đã thực sự
ban phước cho Áp-ra-ham. Đó là những đàn chiên, sự thịnh vượng, và con cái được sinh ra
khi tuổi đã cao. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy một số ví dụ về việc phước hạnh của
Chúa đến với các dân tộc thông qua Áp-ra-ham. Chẳng hạn như Áp-ra-ham đã cầu thay cho
Sô-đôm và Gô-mô-rơ như được chép Sáng 18: 20-33.
Tuy nhiên, đáng lưu ý giao ước này của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho chính mình
Áp-ra-ham. Trái lại, nó cũng dành cho tất cả con cháu của ông, những người đến sau ông để
4
tiếp tục với nó. Những hậu duệ này không chỉ là một quốc gia nhỏ bé mà là một dân tộc rất
đông đúc, không một ai (ngoài Đức Chúa Trời) có thể đếm được.
b. Được lặp lại với Y-sác
Y-sác trong quá trình lớn lên đã biết Đức Chúa Trời phù hộ cho cha mình là Áp-ra-ham.
Nhưng để đảm bảo cho Y-sác hiểu rằng giao ước ấy cũng áp dụng cho cả ông ta là hậu duệ
của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã nhắc lại điều đó với Y-sác.
“Ta sẽ ở cùng con và ban phước cho con; vì Ta sẽ ban cho con và dòng dõi con tất cả
các vùng đất nầy và Ta sẽ làm trọn lời Ta đã thề với Áp-ra-ham, cha của con. Ta sẽ làm
cho dòng dõi con nhiều như sao trên trời và ban cho dòng dõi con tất cả các vùng đất
nầy. Mọi dân tộc trên thế giới đều sẽ nhờ dòng dõi con mà được phước” (Sáng 26:3-4)
Cần lưu ý là lời tuyên bố này cũng bao gồm cả ‘phần đầu’ và ‘phần cuối’ của giao ước.
c. Được lặp lại với Gia-cốp
Nhất quán với những gì đã xảy ra trước đó, Đức Chúa Trời cũng phán với con trai của
Áp-ra-ham, Gia-cốp khi ông ở tại Bê-tên và mơ thấy một cái thang bắt lên đến tận trời.
“Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ con, cũng là Đức Chúa Trời của
Y-sác. Ta sẽ ban cho con và dòng dõi con đất mà con đang nằm ngủ. Dòng dõi con sẽ
đông như cát bụi trên đất, lan tràn khắp đông tây nam bắc, và mọi gia tộc trên đất sẽ
nhờ con và dòng dõi con mà được phước. Nầy, Ta ở với con, con đi đâu, Ta sẽ theo gìn
giữ đó, và đem con trở về xứ nầy.” (Sáng 28:13- 15)
Gia-cốp sau này được đổi tên là Y-sơ-ra-ên. Và sau đó quốc gia Y-sơ-ra-ên được hình
thành với 12 chi phái tương ứng với 12 người con trai của Gia-cốp. Y-sơ-ra-ên được kỳ vọng
sẽ là ánh sáng cho mọi dân tộc để bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời cho mọi dân tộc.
Nhưng họ sẽ làm điều đó bằng cách nào?
4. Y-sơ-ra-ên Bày Tỏ Vinh Quang của Đức Chúa Trời Bằng Cách Nào?
Sau khi được giải cứu ra khỏi Ai-cập để tiến về đất hứa Ca-na-an, Y-sơ-ra-ên đã được
Đức Chúa Trời ban cho họ luật pháp tại núi Si-nai. Điều này được ghi lại trong Xuất Ê-díp-tô-ký
19.
“4 ‘Các con đã thấy điều Ta làm cho người Ai Cập, Ta đã chở các con trên cánh đại bàng,
và dẫn các con đến với Ta như thế nào. 5 Vậy bây giờ, nếu các con thật lòng vâng lời Ta
và giữ giao ước Ta thì trong tất cả các dân tộc, các con sẽ là tài sản riêng của Ta; dù cả
thế gian đều thuộc về Ta. 6 Các con sẽ trở thành một vương quốc thầy tế lễ và một dân
tộc thánh cho Ta.’ Đó là những lời con phải nói lại với con dân Y-sơ-ra-ên.””
(Xuất 19:4-6)
Trong Xuất 19:4-6, Đức Chúa Trời đã giải thích rằng Ngài đã giải cứu họ cách nhân từ.
Bây giờ, nếu dân tộc Y-sơ-ra-ên hoàn toàn vâng lời và gìn giữ giao ước của Ngài thì họ sẽ là
5
một “tài sản quý giá…một nước thầy tế lễ và một dân tộc thánh.” Những chi tiết này có ý
nghĩa gì?
a) Nước thầy tế lễ có ý nghĩa Y-sơ-ra-ên là một dân tộc làm trung gian hòa giải
giữa Đức Chúa Trời với các dân tộc chung quanh.
b) Dân thánh tức là phải phản ánh sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Y-sơ-ra-ên
được mong đợi bày tỏ cho thế giới một Đức Chúa Trời thánh khiết là như thế
nào.
Trên thực tế, họ là những người “ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian.”
Trái lại, họ sẽ sống như là một thầy tế lễ thánh đối với các dân tộc không thánh sạch. Nhiệm
vụ của họ không phải là ‘rao giảng Phúc âm’ mà là làm cho Đức Chúa Trời được biết đến ở
giữa các dân tộc chung quanh họ. Nhưng họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình bằng cách
nào?
1) Thông qua Luật pháp
Xem Xuất 20:1-6 và Phục Truyền 4:5-8.
Xuất 20:1-6:
“1 Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán tất cả những lời nầy: 2 “Ta là Giêhô-va Đức Chúa Trời
của con, Đấng đã đem con ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. 3 Trước mặt Ta con không
được có các thần nào khác. 4 Con không được làm cho mình một hình tượng nào theo
hình dạng của những vật trên trời cao, hoặc nơi đất thấp, hoặc trong nước dưới mặt
đất. 5 Con không được cúi lạy trước các hình tượng đó hay phụng thờ chúng; vì Ta là
Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con, là Đức Chúa Trời kỵ tà. Đối với những kẻ ghét Ta, Ta
sẽ vì tội đó của tổ tiên mà trừng phạt con cháu họ đến thế hệ thứ ba, thứ tư. 6 Nhưng
Ta sẽ ban ơn đến hàng nghìn thế hệ cho những người yêu mến Ta và vâng giữ các điều
răn của Ta.”
Phục Truyền 4:5-8:
“5 Nầy, tôi đã dạy cho anh em những mệnh lệnh và luật lệ đúng như Giê-hô-va Đức
Chúa Trời tôi đã phán dặn tôi, để anh em tuân giữ khi ở trong xứ mà mình sẽ vào
nhận làm sản nghiệp. 6 Vậy, anh em phải giữ và thực hành các mệnh lệnh và luật lệ nầy,
vì nhờ vậy mà các dân tộc sẽ thấy sự khôn ngoan và hiểu biết của anh em. Khi nghe về
các mệnh lệnh nầy họ sẽ nói: ‘Chỉ có dân tộc vĩ đại nầy mới thực sự là một dân tộc khôn
ngoan và hiểu biết!’ 7 Vì có dân tộc vĩ đại nào có được một vị thần ở gần như chúng ta
có Giê-hô-va Đức Chúa Trời ở gần chúng ta mỗi khi chúng ta cầu khẩn Ngài không? 8 Có
dân tộc vĩ đại nào có được những mệnh lệnh và luật lệ công minh như toàn bộ luật
pháp mà ngày nay tôi đặt trước mặt anh em không?”
Luật pháp của Chúa cho biết cách Y-sơ-ra-ên phải sống ở giữa các dân tộc như là Dân
Thánh của Đức Chúa Trời. Vì chủ nghĩa độc thần là cốt lõi của Mười Điều Răn, nên họ có trách

6
nhiệm bày tỏ cho các dân tộc xung quanh biết về thực thể và bản tính của Đức Chúa Trời.
Môi-se đã hướng đến điều này trong Phục truyền 4 khi ông nói rằng các dân tộc chung
quanh sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời vĩ đại như thế nào khi dân Y-sơ-ra-ên vâng phục Ngài.
Điều này đặc biệt đúng với cách mà họ cần phải đối xử với những người từ những
dân tộc và văn hóa khác (ví dụ như những khách lạ & người dân ngoại). Dân số ký 19:34:
“Ngoại kiều cư ngụ giữa các con phải được xem như người bản địa; các con phải thương yêu
họ như chính mình, vì các con đã từng là kiều dân trong xứ Ai Cập. Ta là Giê-hô-va Đức Chúa
Trời của các con.”
2) Thông qua Đền thờ
Lúc đầu là Đền tạm nhưng sau đó là Đền thờ đã trở thành tâm điểm nơi những người
dân ngoại có thể đến để học biết về Đức Chúa Trời hằng sống. Đó là lý do tại Đền tạm luôn
luôn được sắp xếp nằm chính giữa trại quân.
Khi Sa-lô-môn cung hiến Đền thờ trong 1 Các vua 8:41-43, ông đã cầu nguyện như thế
này:
“Ngoài ra, đối với người ngoại quốc là người chẳng thuộc về dân Y-sơ-ra-ên của Chúa,
nhưng vì nghe danh Ngài nên từ xứ xa đến (vì họ đã nghe về uy danh của Chúa, về tay
quyền năng và cánh tay giơ thẳng ra của Ngài). Khi họ đến cầu nguyện trong đền thờ
nầy, thì xin Chúa ở trên trời, là nơi Chúa ngự, lắng nghe và làm cho họ mọi điều họ cầu
xin Ngài, để MUÔN DÂN TRÊN ĐẤT nhận biết danh Chúa và kính sợ Ngài giống như dân
Y-sơ-ra-ên của Ngài, và để người ta biết rằng DANH CHÚA được kêu cầu nơi đền thờ
mà con đã xây cất.”
Trong ý định của Chúa, rõ ràng đền thờ được xây dựng không chỉ vì lợi ích của dân Y-
sơ-ra-ên nhưng còn cho lợi ích của các dân tộc.
5. Các Dân Tộc Luôn Được Ghi Nhớ
Trong các Thi Thiên – tiêu biểu là Thi Thiên 96 & 67.
1) Y-sơ-ra-ên được kỳ vọng sẽ thu hút mọi người đến với Chúa
Người Y-sơ-ra-ên phải phản chiếu vinh quang của Đức Chúa Trời để thu hút người
khác đến với họ - chứ không phải được sai đi như là những giáo sĩ. Trong số những người
được thu hút đến với Y-sơ-ra-ên, chúng ta có thể kể ra vài cái tên tiêu biểu như là: Ra-háp,
(Giô-suê 2:11) Ru-tơ, (Ru-tơ 1:16) Na-a-man (2 Các Vua 5:14-15)
2) Tuy nhiên, đáng tiếc là Y-sơ-ra-ên đã không sống như điều Đức Chúa Trời
truyền dặn.
Y-sơ-ra-ên đã thất bại trong việc trở thành ánh sáng cho các dân tộc và chúc phước
cho các dân tộc để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Nhiều tiên tri đã nói về thất bại của Y-sơ-ra-
ên trong việc mang vinh quang về cho Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng xem vài trường hợp:

A-mốt 3:1-2:

7
“Hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy, là lời Đức Giê-hô-va chống lại các ngươi,
tức là chống lại cả gia tộc mà Ta đã đem ra khỏi đất Ai Cập. Ta chỉ biết một mình các
ngươi trong mọi gia tộc trên đất; vì thế, Ta sẽ trừng phạt các ngươi về mọi gian ác của các
ngươi.”
Quả thật, Y-sơ-ra-ên đã không sống như điều Đức Chúa Trời mong muốn và truyền
dặn họ tại Núi Si-nai.

Ê-xê-chi-ên:
“Nơi nào mà họ đã đến trong các nước, họ đều phạm danh thánh Ta đến nỗi người ta
nói về họ rằng: ‘Đó là dân của Đức Giê-hô-va nhưng họ phải bị đày khỏi đất của Ngài!’
Nhưng Ta lo ngại cho danh thánh của Ta mà nhà Y-sơ-ra-ên đã phạm trong các dân tộc,
là nơi họ đã đi đến.” (Ê-xê-chi-ên 36:20–21)

Tuy nhiên, sự thất bại của Y-sơ-ra-ên không thể làm hỏng kế hoạch của Đức Chúa
Trời. Khi Y-sơ-ra-ên thất bại trong việc sống đúng như chủ đích của Đức Chúa Trời, thì Chúa
hứa sẽ sai người đầy tớ thật của mình đến.

3) Chúa hứa sẽ sai người Đầy tớ thật của mình đến


Ê-sai 42:1:
“Đây là đầy tớ Ta, Người mà Ta nâng đỡ, Là Người mà Ta đã chọn, và linh hồn Ta hài
lòng. Ta đã đặt Thần Ta trên Người, Và Người sẽ bày tỏ công lý cho các nước.”

Ê-sai 49:1-6:
“1 Hỡi các hải đảo, hãy nghe tôi! Hỡi các dân xa xăm, hãy chú ý: Đức Giê-hô-va đã gọi
tôi từ trong bụng mẹ, Ngài nhắc đến tên tôi khi tôi còn trong lòng mẹ. 2 Ngài khiến
miệng tôi giống như thanh gươm sắc bén, Che tôi dưới bóng tay Ngài. Ngài làm cho
tôi như mũi tên nhọn, Và cất tôi trong ống tên của Ngài. 3 Ngài phán với tôi: “Hỡi Y-sơ-
ra-ên, con là đầy tớ Ta, Ta sẽ được tôn vinh bởi con.” 4 Còn tôi, tôi nói: “Tôi đã làm việc
luống công, Đã tốn sức vô ích và không kết quả.” Nhưng Đức Giê-hô-va xét công minh
cho tôi, Đức Chúa Trời ban phần thưởng cho tôi. 5 Bây giờ, Đức Giê-hô-va, Đấng đã lập
tôi làm đầy tớ Ngài từ trong bụng mẹ, Để tôi dẫn Gia-cốp trở về cùng Ngài Và tập hợp
Y-sơ-ra-ên cho Ngài; Vì tôi được tôn trọng dưới mắt Đức Giê-hô-va, Và Đức Chúa Trời
tôi là sức mạnh của tôi; 6 Ngài phán với tôi rằng: “Việc con làm đầy tớ Ta để lập lại các
bộ tộc của Gia-cốp, Và đưa những người Y-sơ-ra-ên được bảo vệ trở về Chỉ là việc nhỏ;
Ta sẽ khiến con làm ánh sáng cho các nước, Để đem sự cứu rỗi của Ta đến tận cùng trái
đất.”
Người đầy tớ này chính là Y-sơ-ra-ên toàn hảo. Người đó sẽ thực hiện điều mà Y-sơ-
ra-ên có trách nhiệm phải làm, đó là:
 Khôi phục Giu-đa (c.5)
 Đem sự cứu rỗi đến tận cùng trái đất (c.6)

8
Như vậy ở đây, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời tiếp tục hành động thông qua con
người. Nhưng cần phải có một con người được tự do khỏi tội lỗi thì mới thực hiện được
chương trình của Đức Chúa Trời. Người đầy tớ được hứa ban đó là Christ – Đấng sẽ làm
những việc mà Y-sơ-ra-ên đã không thực hiện được. Tuy nhiên, sự hiện đến của Đấng Christ
không phải là phần kết thúc của câu chuyện.
4) Mọi người sẽ thấy Vinh quang của Đức Chúa Trời
Ê-sai 66 đã có một cái nhìn vượt lên trên sự xuất hiện của người đầy tớ thật của Chúa.
Điều đó được thể hiện trong câu 18&19.

Ê-sai 66:18-19:
“Còn Ta, Ta biết việc làm và ý tưởng của họ. Đến kỳ, Ta sẽ tập hợp tất cả các nước và
các thứ tiếng; họ sẽ đến và được thấy vinh quang Ta. Ta sẽ đặt một dấu hiệu giữa họ,
và sai những người sống sót của họ đến các nước Ta-rê-si,Phun, Lút, là dân có tài bắn
cung, đến Tu-banh và Gia-van, đến các hải đảo xa xôi, là nơi chưa nghe nói về Ta và
chưa từng thấy vinh quang Ta. Họ sẽ loan báo vinh quang của Ta giữa các nước.”

Con người từ mọi dân tộc sẽ loan báo vinh quang của Đức Chúa Trời. Tất cả mọi dân
tộc nhận biết Đức Chúa Trời đều sẽ làm cho vinh quang của Ngài được biết đến ở giữa các
dân tộc. Người Đầy tớ sẽ phục hồi mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời để chúng ta
có thể bày tỏ vinh quang của Ngài cho mọi dân tộc. Nhưng không giống như người Y-sơ-ra-
ên, những người này được sai đi từ Giê-ru-sa-lem để đến với các dân tộc.

Vì thế, khi Ma-la-chi (tiên tri cuối cùng của Cựu Ước) nhìn về tương lai, ông đã nhìn
thấy rằng vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ được nhìn biết bởi tất cả mọi người. Ma-la-chi 1:11
cho thấy rằng những mục đích của Đức Chúa Trời sẽ không thể bị hủy phá.

“Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh Ta là vĩ đại giữa các nước. Ở
khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương và dâng tế lễ tinh sạch cho danh Ta, vì danh Ta
là vĩ đại giữa các nước.” Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” (Ma-la-chi 1:11).

You might also like