You are on page 1of 19

`

ÔN TẬP VĨ MÔ

MỤC LỤC

I. PHẦN CƠ BẢN.........................................................................................................................................1
II. TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC, SUY LUẬN, HÌNH VẼ CẦN HIỂU...............................................................6
III. PHẦN GIẢI THÍCH CHI TIẾT....................................................................................................................9
IV. CÂU HỎI CHO CÁC CHƯƠNG...............................................................................................................16

PHẦN BẮT BUỘC PHẢI ĐỌC Trước khi đọc, các bạn nhớ bức tranh tổng thể trước khi đi vào chi tiết
nhé:

Chương 2: GDP, làm ra cái gì ?

Chương 3: Sản xuất, tăng trưởng, làm thế nào?

Chương 4: thất nghiệp, ai làm ra `

 Sau khi biết được những điều cơ bản đó, thì xét về các chính sách: trong chương 5,6,7

Chương 5: Tiền (MS), Chính sách Tiền tệ

Chương 6: Sản lượng (AD)

Chương 7: Quan hệ giữa chương 5 và 6: Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ảnh hưởng đến AD
thế nào.

7. 1. AD thay đổi thế nào: Khi cung tiền (MS)/ CSTT thay đổi thì sản lượng (AD) tăng hay giảm?
Khi CSTK thay đổi thì AD tăng hay giảm, dịch trái hay phải?

7.2 AD thay đổi lượng là bao nhiêu: (1/(1-MPC)) x (phần thay đổi của C, I, G, NX)

Chương 8: Nó hơi tách biệt với các chương khác, nói về việc giao thương với nước ngoài, trong khi các
chương kia chủ yếu nói về việc vận hành KT trong nước.

1
`

I. PHẦN CƠ BẢN
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
CÁC KHÁI NIỆM

Có việc làm (Employed): những người được trả lương, tự kinh doanh, làm việc không lương trong
doanh nghiệp gia đình.

Thất nghiệp (Unemployed): những người không có việc và đang cố gắng tìm việc suốt 4 tuần trước đó.

Không nằm trong lực lượng lao động: Không nằm trong 2 diện trên

Lực lượng lao động (Labor Force): Có việc làm + Thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp: (Số người thất nghiệp / lực lượng LĐ)x100

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: (lực lượng LĐ/ Dân số tuổi trưởng thành) x 100

CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ thất nghiệp thông thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực dao động quanh
nó.

Thất nghiệp chu kỳ: Có mối liên quan với chu kỳ kinh doanh.

Thất nghiệp cọ xát (Frictional unemployment): Xuất hiện khi người lao động dành thời gian để tìm kiếm
việc làm phù hợp nhất với khả năng của mình.

Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment): Thường xảy ra do hậu quả của một sự thay đổi trong
cấu trúc ngành, Người lao động có kỹ năng cho ngành cũ, không có kỹ năng thích hợp cho ngành mới.

Bảo hiểm thất nghiệp: chương trình của chính phủ góp phần duy trì một phần thu nhập cho người lao
động khi họ thất nghiệp.

 Làm tăng thất nghiệp cọ xát. Có cả nhược điểm, ưu điểm.

2
`

ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Cả chương 5 dài dòng thế, điểm mấu chốt nhất cần hiểu là: Chính sách tiền tệ là gì? Nó tác động đến
cung tiền thế nào. Tóm lại chương này nói về TIỀN.

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

Tiền là gì? (What): Tiền hàng hóa, tiền pháp định, M1, M2

Tiền để làm gì? ( Why): 3 chức năng của tiền

Ai tạo ra? quản lý tiền thế nào (Who, How):

 Ngân hàng trung ương (FED), Chính sách tiền tệ (CSTT)


 Chính sách tiền tệ: là chính sách làm thay đổi lượng cung tiền-MS (tiền), và cũng do đó
thay đổi tổng cầu AD (sản lượng),
 3 công cụ của chính sách tiền tệ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lãi xuất chiết khấu, Nghiệp vụ thị
trường mở
 CSTT có 2 loại:
- CSTT mở rộng: tăng cung tiền, bằng cách thực hiện: Tỷ lệ dự trữ , LS chiết khấu,
CP mua trái phiếu
- CSTT thu hẹp: làm giảm cung tiền, bằng cách thực hiện: : Tỷ lệ dự trữ , LS chiết
khấu, CP bán trái phiếu
 Số nhân tiền: 1$ vào hệ thống, tạo ra 1/R $, trong đó R là tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Cầu tiền (MD) : Cả nền KT (doanh nghiệp, người dân) muốn bao nhiêu tiền.

Cung tiền (MS): Bao nhiêu tiền đưa ra cho Cả nền KT.

Điểm cắt giữa Cung tiền và Cầu tiền là lượng tiền thực sự có mặt trong nền KT.

Giá thuê tiền là bn ? nó chính là lãi suất ngân hàng

 Hiệu ứng Fisher thể hiện đặc điểm của lãi suất : LS danh nghĩa = LT thực + Tỷ lệ lạm phát

TIền chạy trong nền KT thế nào ?

 Vòng quay của tiền: MxV = PxY, ý nghĩa vòng quay tiền ? xem giải thích bên dưới.

3
`

ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Cả chương 6 lằng nhằng thế, điểm mấu chốt cần hiểu là: tổng cầu, tổng cung là gì? Tại sao đường tổng
cầu, đường tổng cung nó lại có hình dáng như thế, hai đường này dịch chuyển với nhau thế nào ? Tóm
lại chương này nói về SẢN LƯỢNG.

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

1 Tổng cầu AD (Aggregate Demand): Toàn bộ nền kinh tế muốn có sản lượng bao nhiêu, AD chính là
GDP thực hay sản lượng thực

AD là gì ? AD = C + I + G + NX = GDP thực

Tại sao hình dáng của đường tổng cầu AD lại dốc xuống : 3 hiệu ứng: Hiệu ứng của cải,
hiệu ứng lãi suất, hiệu ứng tỷ giá.

Khi nào nó dịch chuyển-shift (khác với di chuyển dọc theo – move along nhé)? Dịch
chuyển khi có yếu tố tác dộng đến hoặc C, I , G , NX

2. Tổng cung AS ( Aggregate Supply): Toàn bộ nền kinh tế tạo ra sản lượng bao nhiêu

Tổng cung AS : dài hạn, nó thẳng đứng, trong ngắn hạn nó dốc lên

Khi nào AS dịch chuyển-shift? Dịch chuyển khi có các yếu tố tác động: Công nghệ , tài
nguyên, con người, vốn tư bản (Giống như năng suất LĐ nhé)

3. Hai đường AD và AS dịch chuyển với nhau thế nào ?

Điểm cắt giữa AD và AS chính là sản lượng của nền KT.

Có 2 kiểu dịch chuyển: -1. cả AD, AS cùng tăng, giá tăng, sản lượng tăng

-2. AS giảm: giá giảm, sản lượng giảm, sau đó AD tăng (kích
cầu): giá tăng, sản lượng về lại điểm cân bằng

4. Những thứ liên quan khác:

- Biến động kinh tế là bất thường, khó dự báo

- Phân đôi cổ điển, tính trung lập của tiền.

4
`

ÔN TẬP CHƯƠNG 7
Chương 7 là kết nối giữa 2 chương trước. Chương 5 nói về chính sách tiền tệ, hay TIỀN. Chương 6 về
đường tổng cầu AD - hay SẢN LƯỢNG thì chương 7 nói về khi chính sách tiền tệ , chính sách tài khóa
được thực thi thì đường tổng cầu AD (chính là GDP thực) sẽ thay đổi như thế nào. Nói cách khác, khi
CUNG TIỀN/CSTK thay đổi thì SẢN LƯỢNG thay đổi thế nào.

TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

1. CSTT làm thay đổi AD thế nào?

nói cách khác, CUNG TIỀN thay đổi, thì SẢN LƯỢNG (AD) trong nền KT thay đổi thế nào?

CSTT mở rộng là chính sách làm AD 

CSTT thu hẹp là chính sách làm AD 

2. Chính sách tài khóa là gì ? Thay đổi AD thế nào?

CSTK: là chính sách dùng G và thuế để tác động lên AD.

Hai công cụ của CSTK là: việc thay đổi chi tiêu chính phủ (G), hoặc thay đổi thuế (T) để thay đổi
AD

CSTK mở rộng là chính sách làm tăng AD : G hoặc T   AD 

CSKT thu hẹp là chính sách làm giảm AD: G  hoặc T   AD 

3. Xu hướng tiêu dùng biên: MPC: thu nhập tăng 1 tr, tiêu 300k, thì MPC = 0.3

4. Công thức số nhân: số nhân = 1/(1-MPC)  ý nghĩa: khi chính phủ tăng chi tiêu 1$, sẽ tạo thêm
1/(1-MPC) $.

5. Công thức tính mức tăng/giảm sản lượng Y (Yield)

Y = (1/1-MPC) x  (C + I + G + Xuất khẩu – Nhập khẩu)

6. Hiệu ứng lấn át: Khi chính phủ tăng vay  LS   I   AD 

5
`

ÔN TẬP CHƯƠNG 8
Chương này về việc giao thương kinh tế giữa một quốc gia với quốc gia khác. Chủ yếu là đưa ra
các khái niệm.

CÁC KHÁI NIỆM

Xuất khẩu ròng, hay còn gọi là cán cân thương mại = Xuất khẩu – Nhập khẩu

Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng: Sở thích, giá cả, thu nhập

Độ mở của nền kinh tế: (Nhập khẩu + Xuất khẩu)/ GDP

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: trực tiếp quản lý, vd: Macdonal

Đầu tư gián tiếp: không trực tiếp quản lý, vd: mua cổ phiếu

Dòng vốn ra ròng- NCO : Một đất nước đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nước ngoài đầu tư
vào đất nước đó thì NCO dương. Và ngược lại

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá ở mức mà tại đó đồng tiền của một quốc gia có thể mua
đồng tiền của một quốc gia khác.

Vd: 1 $ đổi bao nhiêu VND

Sự lên giá của đồng tiền

Sự mất giá của đồng tiền

Tỷ giá hối đoái thực: = (e x P)/P*, Vd: 1 cái bánh BigMac ở VN bằng bao nhiêu cái bánh BigMac
ở Mỹ.

P = Mức giá nội địa, P* = Mức giá nước ngoài (niêm yết bằng ngoại tệ), e= Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (ngoại tệ trên một đơn vị của nội tệ)

Ngang bằng sức mua: tỷ giá hối đoái danh nghĩa điều chỉnh để cân bằng mức giá.

Vd: tỷ giá hối đoái danh nghĩa điều chỉnh sao cho 1 cái bánh BigMac ở VN phải có giá bằng 1 cái
bánh BigMac ở Mỹ.

6
`

II. TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC, SUY LUẬN, HÌNH VẼ CẦN HIỂU
TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC

GDP danh nghĩa = Tổng (Giá năm hiện tại x Sản lượng)

GDP thực = Tổng (Gía năm cơ sở x Sản lượng)

Mức độ thay đổi của bất kỳ cái gì = ((Sau-trước)/ trước) x 100, vd mức tăng trưởng của GDP thực, GDP
danh nghĩa. Vd, mức độ tăng trưởng GDP thực.

Tỷ lệ thất nghiệp = (số người thất nghiệp/lực lượng lao động)x100%

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (lực lượng lđ/dân số tuổi trưởng thành)x100%

Số nhân tiền: 1/R, trong đó R là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ý nghĩa Cứ 1$ vào hệ thống quay vòng các ngân
hàng sẽ tạo ra 1/R $. Vd: R = 20%, thì 1 $ vào hệ thống sẽ tạo ra 1/20% = 5$ ra.

Công thức số nhân: 1/1-MPC, trong đó MPC là xu hướng tiêu dùng biên. Ý nghĩa: cứ 1 $ chi tiêu chính
phủ tăng, sẽ tạo ra (1/1-MPC)$ tăng trong sản lượng. vd: 1$ chi tiêu chính phủ, MPC = 0.3, sẽ tạo ra

(1/1-0.3) = 1.42$ tăng trong sản lượng.

Công thức tính mức tăng/giảm sản lượng Y (Yield)

Y = (1/1-MPC) x  (C + I + G + Xuất khẩu – Nhập khẩu)

Tỷ giá hối đoái thực E = (e X P)/P*

Với: P = Mức giá nội địa, P* = Mức giá nước ngoài (niêm yết bằng ngoại tệ)

e = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (ngoại tệ trên một đơn vị của nội tệ)

Tỷ giá hối đoái: e = P*/P

TỔNG HỢP CÁC SUY LUẬN

CSTT mở rộng bao gồm 3 cách làm tăng cung tiền MS, và do đó tăng tổng cầu AD:

Tỷ lệ dữ trự bắt buộc   Cung tiền   lãi suất  (nhiều người cho thuê tiền, giá thuê tiền giảm)
Đầu tư   AD 

Lãi suất chiết khấu   Cung tiền   lãi suất  (nhiều người cho thuê tiền, giá thuê tiền giảm)
Đầu tư   AD 

Mua trái phiếu  Cung tiền   lãi suất  (nhiều người cho thuê tiền, giá thuê tiền giảm) Đầu tư
  AD 

CSTT thu hẹp bao gồm 3 cách làm giảm cung tiền MS, và do đó giảm tổng cầu AD:

7
`

Các bạn tự viết ra nhé  (ngược lại với mở rộng)

Chính sách tài khóa mở rộng gồm 2 cách tăng tổng cầu AD

Chi tiêu chính phủ G   AD 

Thuế T  Chi tiêu, đầu tư   AD 

Chính sách tài khóa thu hẹp gồm 2 cách giảm tổng cầu AD

Chi tiêu chính phủ G  AD 

Thuế T  Chi tiêu, đầu tư   AD 

Tổng cầu AD dịch chuyển khi:

- Có các yếu tố ảnh hưởng đến C, I, G, NX vì AD = GDP thực = C + I +G+NX


- Khi có Chính sách tiền tệ làm Cung tiền MS thay đổi, AD thay đổi
- Khi có chính sách tài khóa làm AD thay đổi

Tổng cung AS dịch chuyển khi:

Có các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ: Con người, công nghệ, tài nguyên, vốn tư bản.

Các hiệu ứng Khiến AD dốc xuống

Hiệu ứng của cải: P -giá   cảm thấy nghèo ít chi tiêu  C (tiêu dùng)  AD : tác động
đến C trong công thức AD= C + I + G +NX.

Hiệu ứng lãi suất: P-giá   giá thuê tiền   lãi suất   I (đầu tư)   AD: tác động
đến I trong công thức AD= C + I + G +NX.

Hiệu ứng tỷ giá: P-giá   lãi suất   người nước ngoài muốn gửi tiền vào Mỹ nhiều
người muốn mua Đô La  giá Đô La (tỷ giá hối đoái)   giá cả hàng hóa của Mỹ xuất khẩu 
 Xuất Khẩu (NX)   AD : tác động đến NX trong công thức AD= C + I + G +NX.

8
`

TỔNG HỢP CÁC HÌNH VẼ


Đường Cung MS và Cầu tiền MD theo lý thuyết KT cổ điển. Trục tung
là mức giá, trục hoành là lượng tiền.

Cung tiền MS thẳng đứng do: ngân hàng TW quyết định cung tiền,
mức giá không ảnh hưởng cung tiền

Cầu tiền cong: mức giá tăng, cầu tiền tăng.

Đường tổng cầu AD, trục tung là mức giá chung P (Chỉ số giảm phát GDP hoặc CPI)của cả nền KT, trục
hoành là sản lượng của cả nền KT (GDP thực). Nó dốc xuống, hay thể hiện quan hệ nghịch biến giữa
mức giá và sản lượng là do 3 hiệu ứng: của cải, lãi suất, tỷ giá.

Đường tổng cung: trục tung và trục hoành giống như ở đường tổng cầu. Trong dài hạn nó thẳng đứng,
trong ngắn hạn nó dốc lên. Lý do: đọc lại Tổng hợp Ch6.

Các kiểu dịch chuyển của đường AD và AS.

9
`

III. PHẦN GIẢI THÍCH CHI TIẾT


CHƯƠNG 4
Không cần giải thích chi tiết

CHƯƠNG 5
GIẢI THÍCH CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Tiền là gì? (What): là Tiên là Phật, what? oh no, just kidding.

- Tiền được hiểu là các tài sản được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ. VD:
tiền giấy, xu, bitcoin, vỏ sò –lạ nhỉ  ,vàng, bạc, thuốc lá (trong nhà tù).
- Phân loại: Hàng hóa (vàng, bạc), pháp định ( tiền Giấy)
- M1, M2: tự đọc lại nhé
- Tính thanh khoản: 1 lượng vàng, và 1 cái xe máy cũ thì cái nào bán thành tiền
nhanh hơn?  1 lượng vàng thành tiền nhanh hơn, ra tiệm vàng chỉ 10 phút là
xong vàng thanh khoản cao hơn.
- TIền hàng hóa: có giá trị thực chất, vd: Vàng, bạc, làm nữ trang, y học, công
nghiệp. Dù tiền giấy mất gá trị, vàng bạc vẫn dùng được.
- TIền pháp định: tiền không có giá trị thực chất, Vd: tiền giấy, 1 bao tải tiền
chưa mua được 1 quả ớt nếu tiền mất giá.

2. Tiền để làm gì? (Why)

- 3 chức năng: Trao đổi, hạch toán (có niêm yết 1 cái áo bằng 3 quả xoài, hay
bằng 1 con vịt không? Oh, no way), lưu trữ (có lưu được 2 tấn cá trong 10 năm
không, no way, mà bán nó thành tiền để lưu giá trị)

3. Ai tạo ra? quản lý tiền thế nào (Who, How)

- Ngân hàng trung ương quản lý tiền (bên Mỹ gọi là FED), in tiền
- Rồi quản lý thế nào nhỉ ?
- CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: Chính sách tiền tệ là chính sách làm thay đổi cung tiền
MS, và thay đổi AD (tổng cầu) 3 thứ này: tỷ lệ dự trữ bắt buộc - lãi xuất chiết
khấu - nghiệp vụ thị trường mở, là công cụ để thực thực hiện CSTT.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
+ NH Trung ương bắt các ngân hàng thương mại lưu lại 1 phần tài sản để đảm
bảo an toàn. Vd: quy định là ngân hàng tm phải lưu 20% lượng tiền lại, không
được đem đi kinh doanh.  20 % chính là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

10
`

Lãi xuất chiết khấu:


+ NH Trung ương Cho các ngân hàng khác vay ưu đãi để hỗ trợ. Vd: FED cho
ngân ngân hàng tm vay với lãi xuất là 6%  6% đó gọi là lãi suất chiết khấu.

Nghiệp vụ thị trường mở:


+ NH Trung ương Bán trái phiếu, mua trái phiếu với người dân, ai đưa tiền cho
ai ? tự xem lại nhé  việc mua bán này gọi là: nghiệp vụ thị trường mở.

Số nhân tiền: Nghe nói hệ thống ngân hàng tạo tiền, tạo kiểu gì được, vô lý
quá?

Trả lời: nhớ là đây là 1 tình huống giả định. Tiền được quay vòng qua n ngân
hàng, n là con số lớn tiến tới vô cùng. Khi người ta vay lượng tiền , rồi cho vay,
rồi cứ thế lặp lại.
1 đô là vào vòng quay  tạo ra 1/R đô la, R là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. con số 1/R
có tên là: Số nhân tiền.

4. Cung tiền: là gì nhỉ? Tại sao phải học nó cho khổ đời mời các bạn đọc kỳ sau-chương 7 sẽ rõ hơn.

Cung tiền : chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch
vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp. Ký hiệu MS-Money Supply. Giả định là
do FED quyết định.

Đường cung tiền trông nó như thế này : Cái đường thẳng đứng ấy. Sao
nó thẳng thế? Nó thẳng có nghĩa là khi mức giá thay đổi ( trục y đấy), thì lượng cung tiền vẫn giữ
nguyên, vì FED quyết định mà.

Note: Cung tiền là lượng tiền tệ trong nền KT…, Đường cung tiền là hình vẽ trên đồ thị thể hiện Cung
tiền. Tương tự với Cầu tiền và Đường cầu tiền.

Cầu tiền: là lượng tiền mà người dân, doanh nghiệp muốn nắm giữ, đường cầu tiền là cái đường cong
ấy. Sao nó cong thế? Đọc lại sách, không hiểu thì hỏi cô nhé.

5. Hiệu ứng Fisher

Cái ông Fisher, ông ấy đây này: , bảo là: lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát + lãi suất thực:
hiệu ứng fisher

11
`

VD thế này nhé: Đầu năm, tôi có 100 $, tôi cho vay lãi suất 10%, cuối năm tôi được 110$, mừng quá.
Nhưng không ngờ, giá cả đều tăng lên, muốn mua 1 cái phone giờ là 108 $, mà hồi đầu năm nó chỉ là
100$ (coi như tất cả các mặt hàng đều tăng 8%). Vậy thực chất tôi chỉ được lời là: 10$ – 8 $ = 2 $,
mừng hụt 

Vậy: lãi suất danh nghĩa (10$) = tỷ lệ lạm phát (8$)+ lãi suất thực (2$)

6. Vòng quay của tiền:

Phương trình số lượng : MxV = PxY : là gì thế nhỉ?

VD thế này nhé: Nền KT muốn chi tiêu 10 triệu $, mà chỉ có 2 triệu $ tiền mặt, thế thì số tiền 2 triệu ấy
phải quay 5 lần  2x5= 10  2 ( 2 là M, số tiền mặt) x 5 ( 5 là V, số lần quay) = 10 triệu (tiền chi tiêu
của nền KT)

10 triệu chính là = tiền chi tiêu của cả nền KT = PxY = sản lượng của nền KT (là Y) x mức giá cả nền
KT( là P).

- Ý nghĩa của phương trình số lượng: Kinh tế học cổ điển bảo là, nếu giả định (Hic, lại giả định nữa) V, Y
không đổi, thế thì khi M thay đổi thì P cũng thay đổi. Tức là khi lượng tiền (M) thay đổi thì giá cả (P)
cũng thay đổi, hiểu thế nhé.

7. Thuế lạm phát, chi phí lạm phát: quá dễ, các bạn tự đọc nhé.

CỐT LÕI CỦA CHƯƠNG 5 PHẢI HIỂU THẬT RÕ

1. Chính sách tiền tệ là chính sách làm thay đổi, tăng hay giảm cung tiền (cung tiền là lượng tiền trong
nền KT mà người dân, doanh nghiệp nắm giữ), hay dịch chuyển đường cung tiền. Dịch sang phải tức là
tăng cung tiền, dịch sang trái tức là giảm cung tiền.

2. Khi nào thì Chính sách tiền tệ làm tăng cung tiền ( hoặc làm đường cung tiền dịch sang phải) ? Khi
thực hiện 3 cách sau đây:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  có nhiều tiền để KD  cung tiền 

- Lãi xuất chiết khấu   vay được nhiều  cung tiền 

- Mua trái phiếu đưa tiền cho dân để thu Trái phiếu về  cung tiền 

Phần CSTT làm giảm cung tiền,c ác bạn tự viết nhé.

Các chính sách tiền tệ làm tăng cung tiền gọi là : Chính sách tiền tệ mở rộng

12
`

Các chính sách tiền tệ làm giảm cung tiền gọi là : Chính sách tiền tệ thu hẹp.(ngược lại với mở rộng, tự
suy luận nhé)

8. Các từ khóa cần hiểu:

Chính sách tiền tệ, Chính sách tiền tệ mở rộng (thu hẹp),

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Lãi xuất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở.

Cung tiền, Cầu tiền, số nhân tiền,

Vòng quay tiền, phương trình số lượng, hiệu ứng Fisher, thuế lạm phát.

CHƯƠNG 6
GIẢI THÍCH CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Tổng cầu AD là gì (What):

Tổng cầu AD : thể hiện sản lượng cầu tất cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế

Đường tổng cầu AD (Aggregate Demand): là hình vẽ trên đồ thị thể hiện AD, sản lượng cầu tất
cả các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tại các mức giá khác nhau.

Trong đó trục tung P(price) là mức giá của cả nền KT: đo bằng CPI hoặc bằng Chỉ
số giảm phát GDP. Trục hoành Y (Yield, hay sản lượng) chính là GDP thực.

Thực chất AD = Y (Yield-sản lượng) = C + I + G +NX

2. Tại sao đường tổng cầu AD có dạng dốc xuống như thế (Why ) ?

Hình dạng dốc xuống có nghĩa là: quan hệ nghịch biến giữa giá và sản lượng, khi mức giá của
cả nền KT tăng thì sản lượng của cả nền KT giảm, và ngược lại.

Có 3 hiệu ứng để giải thích:

Nhớ nhé: AD= C + I + G +NX, các hiệu ứng sẽ tác động đến C, I, NX

Hiệu ứng của cải: P -giá   cảm thấy nghèo ít chi tiêu  C (tiêu dùng)  AD : tác động
đến C trong công thức AD= C + I + G +NX.

Hiệu ứng lãi suất: P-giá   giá thuê tiền   lãi suất   I (đầu tư)   AD: tác động
đến I trong công thức AD= C + I + G +NX.

13
`

Hiệu ứng tỷ giá: P-giá   lãi suất   người nước ngoài muốn gửi tiền vào Mỹ nhiều
người muốn mua Đô La  giá Đô La (tỷ giá hối đoái)   giá cả hàng hóa của Mỹ xuất khẩu 
 Xuất Khẩu (NX)   AD : tác động đến NX trong công thức AD= C + I + G +NX.

Khi nào đường AD dịch chuyển? Khi có các yếu tố tác động đến C, I, G, NX

3. Tổng cung là gì (what)?

Tổng cung là tất cả số lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán ra trong
nền KT.

Đường tổng cung AS – Aggregate Supply biểu diễn tổng tất cả số lượng hàng hóa và dịch vụ mà
doanh nghiệp sản xuất và bán ra ở mỗi mức giá.

Trong dài hạn nó thẳng đứng, trong ngắn hạn nó dốc lên :

4. Tại sao đường tổng cung có hình dạng như thế ? (Why)

Trong dài hạn sao nó thắng đứng? Nhìn nhé, trục tung là P (Mức giá), đường cung tiền nó thẳng đứng
có nghĩa là khi mức giá P thay đổi, sản lượng Y không đổi. Nghĩa là: khi bơm thêm tiền vào nền KT 
mức giá thay đổi  sản lượng không đổi. Hiểu là, trong dài hạn dù chính phủ in tiền, thì vẫn không
tăng được sản lượng.

Trong ngắn hạn, sao nó dốc lên? Dốc lên có nghĩa là quan hệ đồng biến, tức là khi mức giá P tăng, sản
lượng cũng tăng. Tại sao lại thế? Nhớ nhé, ngắn hạn khác dài hạn, trong ngắn hạn, nếu giá cả tăng, vẫn
tác động được đến sản lượng do 3 lý thuyết: Tiền lương kết dính, giá cả kết dính, sự ngộ nhận. 3 Lý
thuyết này rất dễ hiểu, đọc sách Mankiw trang 485-488.

5. Đường tổng cầu và đường tổng cung dịch chuyển cùng với nhau thế nào?

Có 2 kiểu dịch chuyển

Dịch chuyển Kiểu 1:

Cả đường Tổng cầu và tổng Cung đều dịch chuyển sang phải, tức là cùng tăng, khi đó cả giá và sản
lượng cùng tăng.

14
`

Ý nghĩa: Theo năm tháng, cả giá và sản lượng đều tăng.

Dịch chuyển Kiểu 2: AS giảm: giá giảm, sản lượng giảm, sau đó AD tăng: giá tăng, sản lượng về lại
điểm cân bằng

Nhìn nhé, lúc đầu Xuất phát từ điểm A  dịch sang điểm B do tổng Cung giảm (khi này cả giá và lượng
đều giảm)  sau đó dịch sang điểm C, do tổng Cầu tăng.

Ý nghĩa: Nếu có một lý do khiến tổng Cung giảm (vd: tài nguyên hết), thì giá và lượng đều giảm, chính
phủ phải có biện pháp kích cầu, khi đó AD dịch chuyển sang phải đến điểm C, khiến sản lượng về lại
mức ban đầu.

6. Biến động KT, Phân đôi cổ điển, tính trung lập của tiền.

Bỏ qua những từ ngữ mang nặng tính học thuật nhé, bản chất sự việc là thế này:

Các nhà kinh tế học cổ điển bảo là: tiền không làm tăng sản lượng, nếu tăng tiền thì chỉ có giá cả tăng
(giá là biến danh nghĩa) thôi, của cải (của cải là biến thực) không sinh ra thêm được đâu . Cái tính
chất này của tiền gọi là Tính trung lập của tiền.

Các nhà KT học cổ điển bảo là: Các biến chia làm 2 nhóm, biến thực (sản lượng hoặc giá tương đối),
biến danh nghĩa (đo bằng tiền) để giải thích tính trung lập của tiền. Phân đôi này để giải thích trong dài
hạn thôi nhé.

Tuy nhiên, các nhà KT học hiện đại là bảo là: Không phải đâu, các bác KT cổ điển chỉ nói đúng trong dài
hạn thôi, trong ngắn hạn thì tăng tiền vẫn tăng được sản lượng đấy. Nếu không tin, các bạn đọc sách
Mankiw nhé, phần LT tiền lương kết dính, giá cả kết dính, ngộ nhận, trang 485- 487.

Biến Động KT là khó dự báo: Có nghĩa là thế này: qua quan sát và thống kê theo năm tháng, các nhà KT
học dù học vấn siêu việt khủng khiếp đến đâu cũng chẳng dự báo được những biến động KT. Ai mà biết
được lúc nào xảy ra khủng khoảng. Vì vậy các khoảng thời gian giữa các lần suy thoái là khác nhau, chứ
không theo chu kỳ nào cả nhé.

7. Các từ khóa cần hiểu:

15
`

Đường tổng Cung, đường tổng Cầu, Biến động kinh tế, sự phân đôi cổ điển (biến thực, biến danh
nghĩa), tính trung lập của tiền, hiệu ứng của cải, hiệu ứng lãi suất, hiệu ứng tỷ giá.

CHƯƠNG 7
GIẢI THÍCH CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Chính sách tiền tệ (CSTT) tác động đến tổng cung AD ( AD chính là GDP thực) thế nào ?

nhớ nhé: AD = C +I +G +NX, nhân tố I tăng thì AD tăng

Thực thi CSTT mở rộng là chính sách làm tăng cung tiền:  cung tiền  nhiều người có tiền để gửi
tiết kiệm  lãi suất   Đầu tư ( là I )   AD 

Thực thi CSTT thu hẹp là chính sách làm giảm cung tiền  cung tiền   ít người có tiền để gửi tiết
kiệm  hay lãi suất   Đầu tư ( là I )   AD 

2. Chính sách tài khóa

Là chính sách làm thay đổi mức Chi tiêu chính phủ hay thay đổi mức Thuế để thay đổi AD

Chính sách tài khoá mở rộng là chính sách làm tăng AD: là chính sách tăng chi tiêu chính phủ - G, và
giảm thuế, để làm AD tăng

Chi tiêu chính phủ  G  AD  (Vì AD = C+I+G+NX)

Thuế   Chi phí   sản suất, tiêu dùng-C, đầu tư-I   AD  (Vì AD = C+I+G+NX)

Chính sách tài khoá thu hẹp là chính sách làm giảm AD: là chính sách giảm chi tiêu chính phủ - G, và
tăng thuế, để làm AD giảm

Chi tiêu chính phủ  G  AD  (Vì AD = C+I+G+NX)

Thuế   Chi phí   sản suất, tiêu dùng, đầu tư   AD (Vì AD = C+I+G+NX)

4. Xu hướng tiêu dùng biên

Là gì nhỉ? Vd nhé: Bình thường thu nhập của cô Mai là 10 tr, tháng này thu nhập của cô ấy tăng
lên 1 tr. Nhờ có 1 tr tăng thêm ấy, cô ấy tiêu đi 800 nghìn. Vậy phần tiêu đi là 0.8 phần so với 1 tr.
Người ta gọi 0.8 ấy là xu hướng tiêu dùng biên nay MPC.

Vd nữa nhé: nếu có thêm 1 tr, tiêu đi 300 nghìn thì MPC là 0.3 nhé.

5. HIệu ứng số nhân

Là gì thế ? vd nhé : Khi chính phủ chi tiêu 20 tỷ $  AD tăng 20 tỷ $, do xu hướng tiêu dùng
biên, người dân thu nhập được 20 tỷ sẽ tiêu đi 1 lượng (MPC*20 tỷ)  tạo ra thu nhập mới là MPC*20
tỷ  có thu nhập mới lại tiêu đi (MPC*20)*MPC  cứ thế lặp lại n lần (giả định n tiến đến một số vô

16
`

cùng lớn)  thế thì 1 $ chi tiêu chính phủ vào trong cái vòng lặp giả định ấy sẽ tạo ra (1/1-MPC)$ . Hiện
tượng này gọi là hiệu ứng số nhân.

6. Hiệu ứng lấn át, bẫy thanh khoản

Hiệu ứng lấn át: Khi chính phủ tăng vay  LS   I   AD 

Bẫy thanh khoản: cung tiền  nhiều người cho thuê tiền  Giá cho thuê tiền- hay lãi suất
 , nhưng nếu đưa ra quá nhiều cung tiền thì lãi suất giảm giá nhiều , gần về 0% Không ai muốn cho
vay nữa  không ai vây được  Đầu tư ( là I )   AD .

CHƯƠNG 8
Chương này không cần giải thích chi tiết

IV. CÂU HỎI CHO CÁC CHƯƠNG


Dear các bạn, không hiểu câu nào, tra cứu lại phần trên là ra nhé, còn vẫn không hiểu thì email
cô.

CÂU HỎI CHƯƠNG 5

1. Chính sách tiền tệ là gì ? ảnh hưởng thế nào đến Cung tiền MS và tổng cầu AD?

2. Nêu tên các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ? Vẽ sơ đồ mũi tên?

3. Đường cung tiền có dạng thẳng đứng hay dốc lên ?

CÂU HỎI CHƯƠNG 6

1. Tổng cầu AD (Aggregate Demand) là gì?

2. Tổng cung AS(Aggregate Supply) là gì?

3. Nêu 3 hiệu ứng khiến đường AD dốc xuống?

4. Các yếu tố nào làm AD dịch chuyển ? ( là: C, I, G, NX )

5. Các yếu tố nào làm AS dịch chuyển ? ( Giống ns lao động: Con người, công nghệ, vốn, tài nguyên)

CÂU HỎI KẾT HỢP CHƯƠNG 5, 6, 7

Phần này là về: CSTT và CSTK làm thay đổi tổng cầu AD như thế nào ? Thay đổi bao nhiêu?

17
`

THAY ĐỔI AD NHƯ THẾ NÀO

Câu hỏi tổng hợp, nếu các bạn hiểu rõ phần này thì làm được tất cả các câu hỏi chi tiết.

Câu 1. Khi đường tổng cầu AD dịch sang phải là tăng hay giảm AD? Khi đường tổng cầu AD dịch sang
trái là tăng hay giảm AD?

Câu 2. Có 2 loại chính sách gì làm tăng AD ? Nêu rõ cách/công cụ thực hiện các chính sách đó ? Vẽ sơ
đồ mũi tên?

Có 2 loại chính sách gì làm giảm AD ? Nêu rõ cách/công cụ thực hiện các chính sách đó? Vẽ sơ đồ mũi
tên?

Câu 3. AD có tương đương với GDP/sản lượng nền KT thực hay không ?

Câu hỏi chi tiết

Câu 4. Điền vào dấu ?

Làm thế nào thì MS (cung tiền) 

Tỷ lệ dự trữ ? Lãi xuất chiết khấu? Mua/hay bán trái phiếu ?

Khi MS , thì gọi là CSTT ?

Làm thế nào thì MS (cung tiền) 

Tỷ lệ dự trữ ? Lãi xuất chiết khấu? Mua/hay bán trái phiếu ?

Khi MS , thì gọi là CSTT ?

Làm thế nào thì AD 

CSTT ? CSTK ?

G? Thuế?

Nhập khẩu ? Xuất khẩu ?

Tỷ lệ dự trữ ? Lãi xuất chiết khấu? Mua/hay bán trái phiếu ?

Làm thế nào thì AD 

18
`

CSTT ? CSTK ?

G? Thuế?

Nhập khẩu ? Xuất khẩu ?

Tỷ lệ dự trữ ? Lãi xuất chiết khấu? Mua/hay bán trái phiếu ?

Câu 5. Điền vào dấu ?

CSTT ?  Cung tiền MS 

CSTT?  cung tiền MS 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ? hoặc Lãi suất chiết khấu? hoặc chính phủ Mua/bán? trái phiếu  MS   Lãi
suất (giá thuê tiền)?  đầu tư ?  AD ?

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ? hoặc Lãi suất chiết khấu? hoặc chính phủ Mua/bán? trái phiếu MS   Lãi
suất (giá thuê tiền)?  đầu tư ?  AD ?

CSTK mở rộng  AD ?

CSTK thu hẹp  AD ?

Câu 6. Ta biết GDP = Y (sản lượng Yield) = C + I + G + Xuất khẩu - Nhập khẩu

Nêu mối quan hệ giữa Y và các yếu tố C, I, G , Xuất khẩu , Nhập khẩu

Câu 7. Thế nào là số nhân, số nhân tiên? Phân biệt số nhân và số nhân tiền ?

Nêu công thức số nhân, trong đó R là gì, có ý nghĩa gì trong công thức?

Nêu công thức Số nhân tiền, trong đó MPC là gì, có ý nghĩa gì trong công thức?

19

You might also like