You are on page 1of 4

Câu 1:

Sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam:
 Về chính trị:
o Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Marx – Lenin vào Việt
Nam thông qua báo chí, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc, khơi
dậy tinh thần yêu nước.
o Đưa thanh niên ưu tú đi học tập ở nước ngoài
 Về tư tưởng:
o Để giải quyết vấn đề cách mạng Việt Nam và chưa tìm được on
đường giải phóng dân tộc, NGUYỄN ÁI QUỐC đã chọn chủ nghĩa
Marx - Lenin làm nền tảng tưu tưởng kim chỉ nam và tiến hành vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa này vào thực tiễn cách mạng. Điều này là
hoàn toàn hợp lý vì các khuynh hướng cách mạng phong kiến và tư
sản đều đã thất bại ở nước ta vì các giai cấp phong kiến, tư sản đã
đánh mất vai trò lịch sử hoặc chưa đủ mạnh mẽ để tiến hành cách
mạng.
o Vận dụng sáng tạo tư tưởng sẵn có từ chủ nghĩa Marx - Lenin vào
cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc biết tác phẩm Đường kách
mệnh để dẫn lối cho cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm này,
Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam là cách mạnggpdt mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc
cách mạng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra tác phẩm
này còn giải quyết các vấn đề về lãnh đạo cách mạng, vấn đề đoàn kết
cách mạng và phương pháp cách mạng. Sự sáng tạo nằm ở chỗ cách
mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội không đi một mình mà phải đi liền với
cách mạng giải phóng dân tộc. Điều này phù hợp với tính chất xã hội
nước ta, nơi mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam và thực dân
Pháp mới là mâu thuẫn chính, khác với các nước phương Tây nơi chủ
nghĩa Marx - Lenin ra đời là mâu thuẫn giai cấp.
 Về tổ chức:
o Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện
chính trị cho cán bộ. Thực hiện “vô sản hóa”, truyền bá chủ nghĩa
Marx – Lenin giai cấp công nhân.
Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên:
 Phương hướng chiến lược: tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản.
 Nhiệm vụ cách mạng:
o Về chính trị: đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến, giành độc lập,
thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông
o Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ tài sản của bọn đế quốc làm của công
hoặc chia cho dân cày nghèo, giảm thuế và tăng quyền lợi cho giai
cấp vô sản
o Về văn hóa – xã hội: tự do tổ chức, năm nữ bình quyền, phổ thông
giáo dục theo hướng công nông hóa
 Về lực lượng cách mạng: thu phục dân cày nghèo để làm thổ địa cách mạng,
đánh đổ địa chủ phong kiến. Liên lạc với tiểu tư sản, trung nông, trí thức. Lợi
dụng phú nông, địa chủ vừa và nhỏ, tư sản chưa phản cách mạng.
 Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản với Đảng Cộng sản làm tiên phong.
 Về đối ngoại: cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạngtg, phải liên lạc
với các dân tộc bị áp bức khác và giai cấp vô sản thế giới.
 Phương pháp cách mạng: dùng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân,
đó là bạo lực cách mạng.
 Xây dựng Đảng: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định. Không chỉ kết
nạp công nhân mà còn kết nạp những người tiên tiến các giai cấp khác.
Giá trị:
 Xác định đúng con đường giải phóng dân tộc theo phương hước cách
mạngvs.
 Cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phong trào cách mạng Việt
Nam.
 Giải quyết khủng hoảng về đường lối cách mạng, mở ra con đường và
phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
Câu 3:
Nguyên nhân Đảng phát động cuộc kháng chiến:
 Thực dân Pháp đã quay lại xâm lược với ý đồ là chiếm Việt Nam thêm một
lần nữa. Pháp chiếm miền Nam, mở tấn công trên toàn quốc và đòi chiếm thủ
đô. Mọi nỗ lực hòa hoãn từ phía chính phủ VNDCCH đều thất bại. Không
còn hòa hoãn được nữa vì hòa hoãn sẽ dẫn đến mất nước.
 Tình hình trong nước đã đến thời điểm then chốt cần phải quyết đoán, thực
dân Pháp gửi tối hậu thư và sắp sửa tiến hành đảo chính ở Hà Nội, Đảng cần
phải quyết định kháng chiến ngay để giữ thế chủ động.
Phân tích nội dung đường lối kháng chiến:
 Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng tháng
Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc
lập”
 Tính chất kháng chiến: kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân
chủ mới. Tính giải phóng dân tộc: đó là cuộc chiến cách mạng của nhân dân
Việt Nam chống lại các thế lực áp bức, có tính chất toàn dân, toàn diện và
lâu dài. Tính dân chủ mới ở chỗ nó tiến bộ, nhằm tiến tới tự do, độc lập, dân
chủ và hòa bình.
 Phương châm tiến hành kháng chiến:
o Kháng chiến toàn dân: nhân dân cả nước không phân biệt giới tính,
giai cấp, tôn giáo, tuổi tác… đều phải tham gia kháng chiến cứu nước.
Điều này là do mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
bao gồm cả dân tộc. Nếu thực dân Pháp chiếm được đất nước thì cả
dân tộc phải chịu cảnh nô lệ. Do đó, cả dân tộc đều phải tham gia
kháng chiến
o Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên mọi mặt trận: chính trị, quân
sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Do thực dân Pháp quyết tâm đánh
nước ta trên mọi phương diện, Đảng cũng phải tấn công địch trên toàn
bộ những phương diện đó. Hơn nữa, Việt Nam thua kém Pháp rất
nhiều trên lĩnh vực quân sự, cần phải tận dụng mọi nguồn lực để bù
đắp vào khó khăn đó.
 Về chính trị: đoàn kết toàn dân, đoàn kết với nước ngoài, xây
dựng Đảng
 Về quân sự: vũ trang toàn dân, từ du kích tiến lên vận động
chiến, đánh chính quy
 Về kinh tế: tiêu thổ, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp
 Về văn hóa: xây dựng văn hóa mới theo 3 nguyên tắc: dân tộc,
khoa học, đại chúng
 Về ngoại giao: thêm bạn bớt thù, đàm phán nếu được độc lập
o Kháng chiến lâu dài: do chênh lệch lực lượng và khí tài, cần thực hiện
đánh lâu dài để chống âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Cần đánh lâu
dài để phát huy được sức mạnh chính nghĩa, lợi thế thiên thời, địa lợi,
nhân hòa để tăng sức mạnh phe ta, giảm sức mạnh quân địch
o Dựa vào sức mình là chính: do nước ta bị địch bao vây bốn phía, chưa
có vị thế trên tường quốc tế, chưa được nước nào công nhận và giúp
đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Do đó nước ta phải tự cung, tự cấp về
mọi mặt.

You might also like