You are on page 1of 7

Tên : Nguyễn Gia Bảo

MSSV : 116019032
Mã lớp : DA19YKD
Bài làm
Câu 1: Hãy mô tả các chức năng của môi trường

a.Môi trường là gì?

Môi trường hay Môi trường sống là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống hoặc một cá nhân hoặc sự vật. Nó tác động lên hệ thống, xác định xu hướng và trạng
thái tồn tại của nó. Môi trường có thể được coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang được xem xét
là một tập hợp con.

Nói một cách đơn giản hơn, môi trường là tập hợp của tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao
quanh con người, tác động đến con người và ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người như
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các tổ chức

b. Chức năng của môi trường.

 Môi trường là không gian sống của con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần có một khoảng không gian nhất định để phục vụ
cho các hoạt động sống như nhà ở, nơi nghỉ ngơi, nơi sản xuất… Như vậy, chức năng này đòi hỏi
môi trường phải có phạm vi. không gian vi mô phù hợp với từng con người. Không gian này một
lần nữa yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,
cảnh quan và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học công nghệ. Tuy
nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, con người cần chú ý
đến hai thuộc tính: tính cư trú, tức là khả năng chịu đựng của hệ sinh thái trong những điều kiện
khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
 Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết
trồng trọt cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, thuộc thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy
hơi nước vào thế kỷ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong tất cả
các lĩnh vực.
Nhu cầu về nguồn lực của con người không ngừng tăng lên về số lượng, chất lượng và mức
độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn được gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên, bao gồm:
Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn đa dạng sinh học và độ phì của đất, là
nguồn cung cấp củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
Thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, giải trí và nguồn lợi thủy sản.
Động vật và thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
Không khí, nhiệt độ, quang năng, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất.
Quặng và dầu khí: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất…
 Môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống, lao động và sản
xuất
Các loại chất thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ được phân
hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế nhưng nhìn chung,
quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của nó nữa. Dân số tăng nhanh, công
nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lượng chất thải xả ra môi trường vượt mức kiểm soát,
chưa kể, hành động vô ý thức của một phần con người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức
báo động.
Thậm chí, các nhà khoa học đã cảnh báo, nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục và
nâng cao ý thức bảo vệ thì thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng phạt con người. Hiện nay, sự ra đời
của nhiều công ty môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đang góp phần đáp ứng yêu cầu xử lý thải
ngày càng tăng cao.
 Môi trường là nơi lưu trữ, cung cấp nguồn thông tin cho con người
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Cung cấp hồ sơ và lưu trữ về lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử
hình thành và phát triển văn hóa nhân loại.
Cung cấp các chỉ dẫn về thời gian và không gian với việc phát tín hiệu và cảnh báo sớm các
mối nguy hiểm đối với con người và các sinh vật trên trái đất như phản ứng sinh lý của các sinh
vật sống trước khi thiên tai xảy ra. thiên tai và thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là bão, động đất,
núi lửa, v.v.
Cung cấp và bảo tồn cho con người nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự
nhiên và nhân tạo, các danh lam, thắng cảnh có giá trị thẩm mỹ để hưởng thụ, tôn giáo và các giá
trị văn hóa khác.
 Môi trường là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài
Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của hệ mặt trời –
Trái đất. Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ như tia cực tím, lực
hút... Nhờ có môi trường, chúng | ta hoàn toàn an toàn trước các tác nhân nguy hiểm.
Năm chức năng của môi trường được phân tích trên đã cho chúng ta thấy môi trường chính là
một yếu tố vô cùng quan trọng và căn bản để đảm bảo cuộc sống của con người. Vì vậy, việc bảo
vệ môi trường không còn là việc của riêng một dân tộc, đất nước hay vùng miền nào. Chính
chúng ta, những con người đơn lẻ | hãy cùng chung tay để mang màu xanh và sự yên bình đến
môi trường sống của mình. | Cách thức đơn giản nhất mà bạn và gia đình có thể làm được để góp
phần bảo vệ môi trường:
 Hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần như: chai nước, hộp đựng, bao bì nilon
các loại... Thật là khó để tránh hoàn toàn, nhưng chỉ đơn giản là đi siêu thị bạn mang theo giỏ
đựng/ tủi thân thiện môi trường để sử dụng nhiều lần...
 Phân loại rác: nhà bạn đã có thùng chứa thức ăn thừa chưa? các túi nilon và vật liệu
có thể đốt, các chất
thải nguy hại như pin/ bóng đèn/ thủy tinh vỡ hãy lưu trữ riêng nhé, bên thu gom rác sinh
hoạt sẽ nhàn hơn rất nhiều nếu bạn đã phân loại sẵn.
 Các đơn vị thu gom chất thải công nghiệp như bìa carton, vải vụn, bùn thải, dày da
thừa... bạn có thể gọi
cho các đơn vị thu gom như: Môi trường Á Châu, Huỳnh Kim Nhật hoặc Môi trường đô thị
để chuyển giao, các chất này rất khó phân hủy trong môi trường, nếu không xử lý đúng sẽ là
nguồn ô nhiễm lớn cho đất, nước
Câu 2: Hãy cho biết 34 bệnh nghề nghiệp đang được hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được chia
thành những nhóm bệnh nào, nhóm nào có nhiều bệnh nhất?

Bộ Y tế đã ban hành Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là căn
cứ để người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 giải thích: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều
kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Người lao động tham gia bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm nếu mắc các bệnh thuộc Danh
mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh
nghề nghiệp gây ra.
Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BYT, 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và
được chia thành các nhóm sau:
Nhóm Bệnh nghề nghiệp
(1) Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
(2) Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
Nhóm I : Các bệnh bụi phổi (3) Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
và phế quản (4) Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
(07 bệnh) (5) Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
(6) Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
(7) Bệnh hen nghề nghiệp.
(8) Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
(9) Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
(10) Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
(11) Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp, (12) Bệnh nhiễm
Nhóm II: Các bệnh nhiễm
độc trinitrotoluen nghề nghiệp
độc nghề nghiệp
(13) Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
(10 bệnh)
(14) Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
(15) Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
(16) Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
(17) Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
(18) Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
(19) Bệnh giảm áp nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh nghề
(20) Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
nghiệp do yếu tố vật lý (06
(21) Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
bệnh)
(22) Bệnh do quang tuyến X và phóng xạ nghề nghiệp
(23) Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
Nhóm IV: Các bệnh da nghề (24) Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
nghiệp (25) Bệnh sạm da nghề nghiệp
(05 bệnh) (26) Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
(27) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và
lạnh kéo dài
(28) Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa
chất phụ gia cao su.
(29) Bệnh Leptospira nghề nghiệp
(30) Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
Nhóm V: Các bệnh nhiễm
(31) Bệnh lao nghề nghiệp
khuẩn nghề nghiệp
(32) Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
(06 bệnh)
(33) Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
(34) Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

Câu 3: Hãy liệt kê ít nhất 5 nghề, công việc độc hại, nguy hiểm ngành y tế.

Đặc điểm về điều kiện lao động của


Số TT Tên nghề hoặc công việc
nghề công việc
Làm việc trong các cơ sở điều trị nhân - Thường xuyên làm việc trong môi
1
phong, lao, tâm thần. trường lây bệnh nhiễm cao.
Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân - Thường xuyên tiếp xúc với bệnh
2 da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây
ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo. nhiễm cao.
- Công việc nặng nhọc, giải quyết
3 Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa. nhiều công việc phức tạp, căng thẳng
thần kinh tâm lý
- Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh
4 Rửa tráng phim X quang. sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với
hoá chất độc
Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị - Công việc nặng nhọc, căng thẳng
5
liệu,kéo nắn xương, bó bột. thần kinh tâm lý.
- Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp
6 Hộ lý làm việc tại các bệnh viện. xúc với các chất thải của bệnh nhân và
vi sinh vật gây bệnh.
Rửa, sấy, hấp tiệt trùng, tiêu huỷ các dụng - Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên
7 cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng tiếp xúc với các hoá chất và các chất
thuốc; giặt quần áo bệnh nhân. thải bẩn thỉu, dễ lây nhiễm bệnh.
Điều tra côn trùng y học (bọ chét, ve, mò,
- Công việc nguy hiểm, thường xuyên
mạt, muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, sốt xuất
8 lưu động ở các vùng rừng, núi, biên
huyết,viêm não); điều tra,giám sát và
giới, hải đảo, nguy cơ nhiễm bệnh cao.
chống dịch.
9 Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng. - Thường xuyên lưu động trên biển,
các vùng biên giới, hải đảo, tiếp xúc
với hoá chất độc và vi sinh vật gây
bệnh.
Nghiên cứu hoá chất diệt côn trùng truyền - Thường xuyên tiếp xúc với các hoá
10
bệnh cho người. chất độc mạnh.
- Làm việc trong phòng kín, kém thông
Nghiên cứu,sản xuất các loại vacxin và thoáng, tiếp xúc với hoá chất độc và
11
huyết thanh phòng, chữa bệnh. xúc vật bị nhiễm bệnh, dễ bị lây
nhiễm.
- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc
12 Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hoá, huyết học với hoá chất độc và các vi sinh vật gây
bệnh, dễ bị lây nhiễm.
- Thường xuyên tiếp xúc với mẫu máu,
Giữ giống, chủng vi sinh vật, ký sinh
13 phân súc vật bị nhiễm bệnh, khả năng
trùng.
lây nhiễm bệnh cao
- Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị
14 Chạy thận nhân tạo và nội soi
giác, tiếp xúc với bệnh phẩm bị bệnh.
- Công việc nặng nhọc, phải đi lại
15 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dược liệu nhiều, thường xuyên lưu động các
vùng rừng, núi.
Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho - Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất
16
kẽm & lưu huỳnh độc nồng độ cao.
Nghiên cứu dược liệu, xét nghiệm dược lý, - Thường xuyên tiếp xúc với dung môi
17 hoá thực vật, đông dược,dược động học hữu cơ, các hoá chất độc và các động
trong điều trị bệnh. vật bị nhiễm bệnh
Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn
- Công việc nặng nhọc, chịu tác động
18 dược liệu thủ công & bán thủ công tại các
của nóng, ồn và bụi dược liệu.
bệnh viện y học dân tộc.
- Thường xuyên tiếp xúc với a xít đậm
Sản xuất chất hấp thụ silicazen, ống chuẩn
19 đặc (H2SO4, HCl, HNO3...) rất độc và
độ (dung dịch mẹ) để phân tích sắc ký.
nguy hiểm.
Lấy mẫu & phân tích các yếu tố độc hại về
- Chịu tác động của các yếu tố độc hại,
20 vệ sinh lao động môi trường thuộc hệ vệ
nguy hiểm của môi trường lao động.
sinh phòng dịch.
- Chịu tác động của nóng và các loại
21 Sản xuất chỉ phẫu thuật tự tiêu.
hoá chất độc.
22 Cán, ép,lưu hoá cao su để sản xuất dụng cụ - Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn
y tế (điều khiển máy nhúng và tạo hình bụi và hoá chất độc.
trong sản xuất condom, găng cao su, thu
gom, lột găng cao su, lưu hoá sản phẩm
cao su).
Thủ kho chuyên sang chai, đóng gói lẻ hoá - Làm việc trong kho kín, thường
23
chất phục vụ y tế. xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc.
Chuyên tiêu huỷ các bộ phận cắt, lọc của - Thường xuyên tiếp xúc với các phủ
24
cơ thể. tạng nhiễm bệnh, hôi thối, bẩn thỉu.
Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ - Thường xuyên tiếp xúc với chất thải
25
cho y học và sản xuất vacxin của động vật và nguồn lây bệnh.
Sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ - Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động
26
công. của nóng, CO và CO2.

You might also like