You are on page 1of 4

CÁC THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE II

I. ĐẠI CƯƠNG, PHÂN NHÓM


1. Thế nào là bênh ̣ tiểu đường type II?
- Bê ̣nh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng bê ̣nh mãn tính với biểu hiê ̣n lượng
đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể thiếu hụt hoă ̣c đề kháng
với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bê ̣nh tiểu đường,
cơ thể không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm ăn vào hằng ngày một cách
hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần
trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng
nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần
kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Bê ̣nh tiểu đường type II (T2D), trước đây được gọi là bê ̣nh tiểu đường khởi phát ở
người lớn, là mô ̣t dạng bê ̣nh tiểu đường được đă ̣c trưng ở lượng đường trong máu cao,
do kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau.
2. Các triêụ chứng của bênh ̣ tiểu đường type II
- Trong bệnh tiểu đường type II, cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin để đưa
glucose vào tế bào. Điều này khiến cơ thể phụ thuộc vào các nguồn năng lượng thay
thế trong các mô, cơ và các cơ quan. Đây là một phản ứng dây chuyền có thể gây ra
nhiều triệu chứng khác nhau.
- Bệnh nhân tiểu đường type II có triê ̣u chứng diễn biến rất âm thầm thậm chí không có
triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như tiểu đường type I. Nhìn chung
người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh
đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất
khó chẩn đoán.
- Bệnh tiểu đường type II có thể phát triển chậm. Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ và
dễ khỏi. Các triê ̣u chứng ban đầu có thể bao gồm: đói liên tục, thiếu năng lượng, mê ̣t
mỏi, giảm cân, khát, đi tiểu thường xuyên, khô miê ̣ng, ngứa da, mờ mắt…
- Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ngày càng nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu
mức đường huyết cao trong một thời gian dài, các triệu chứng có thể bao gồm: nhiễm
trùng nấm men, vết cắt hoă ̣c loét lành châ ̣m, xuất hiê ̣n nhiều mảng nổi trên da hay cảm
giác tê ở tứ chi…
3. Nguyên nhân của bênh ̣ tiểu đường type II
Có rất nhiều nhiều nguyên nhân đã được chứng minh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
gây bệnh tiểu đường type II, cụ thể như sau:
- Do gen di truyền: Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
bệnh tiểu đường type 2. Điều này có nghĩa, nếu trong gia đình có người thân mắc tiểu
đường type 2, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, điều ngược lại
không đúng, tức là không phải bất kỳ ai có người thân mắc bệnh tiểu đường type 2 thì
cũng sẽ mắc căn bệnh này. Rất khó để xác định các gen nào quy định tiểu đường hoặc
có nguy cơ gây bệnh. Những tiến bộ của y học hiện đại cũng rất khó để tìm ra các gen
đột biến di truyền này.
- Do lối sống không lành mạnh: Mặc dù gen đóng vai trò quan trọng nhưng lối sống
kém lành mạnh cũng đóng góp một phần không nhỏ gây ra căn bệnh tiểu đường.
Chẳng hạn, nếu bạn có gen bị đột biến khiến nguy cơ mắc bê ̣nh tiểu đường type
II tăng cao nhưng bạn có một lối sống lành mạnh, chăm sóc tốt bản thân thì có thể sẽ
không mắc tiểu đường trong tương lai. Lối sống ảnh hưởng lớn đến cách cơ thể đáp
ứng với insulin. Nếu bạn ăn nhiều đường mà lười vận động, lượng đường trong máu
tăng cao nhưng cơ thể không có nhu cầu, lượng insulin trong cơ thể cũng tăng cao
nhưng không sử dụng đến sẽ dẫn đến kháng insulin và gây bệnh. Lối sống ảnh hưởng
đến nguy cơ mắc bê ̣nh tiểu đường bao gồm lười vâ ̣n đô ̣ng, ăn uống không lành mạnh,
thừa cân béo phì, hút thuốc lá…
- Do kháng insulin: kháng insulin là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và
lối sống kém lành mạnh. Kháng insulin là khi hormone insulin không được sử dụng
đúng cách, ngay cả khi lượng hormone này được tạo ra hoàn toàn có thể cung cấp đủ
cho nhu cầu của cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, mặc dù người bệnh tiểu đường
type II vẫn sản xuất đủ insulin nhưng theo thời gian, lượng insulin này sẽ ngày càng
giảm bớt. Do đó, người bê ̣nh cần phải tiêm insulin để bổ sung cho cơ thể.
4. Phân nhóm các thuốc chữa bênh ̣ tiểu đường type II
Do sự tiến triển âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng rõ rệt. Khi phát hiện, nồng
độ glucose trong máu đã tăng cao, tình trạng đề kháng insuslin diễn ra mạnh mẽ, đồng
thời tuyến tụy bị suy kiệt bởi trong thời gian dài, dẫn tơi thiếu hụt cả số lượng và chất
lượng insulin. Lúc này, chế độ ăn, tập luyện có thể không đủ để giữ cho đường huyết
trong giới hạn cho phép mà cần bổ sung thuốc điều trị, nhằm giữ đường huyết trong mức
cho phép. Có rất nhiều thuốc điều trị tiểu đường type II, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng
khác nhau để hạ đường huyết:
- Nhóm ức chế men alpha-glucosidase (Acarbose): thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng
của enzym thủy phân đường, làm chậm giải phóng carbonhyrat thành đường, nhờ đó
làm giảm đường huyết.
- Nhóm biguanide (Metfomin): là nhóm thuốc được sử dụng lâu đời. Metfomin là tiêu
chuẩn đầu tay trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type II. Thuốc có tác dụng làm
tăng dự trữ glucose ở gan, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào, nhờ đó hạ đường
huyết. Ưu điểm của thuốc này là ít gây tác dụng phụ hạ đường huyết và không gây
tăng cân khi sử dụng dài ngày.
- Nhóm sulfonylurea (glibenclamide, gliclazide, glimepiride…): Diamicron (hoạt chất
gliclazide) là thuốc được chỉ định phổ biến nhất trong nhóm sulfonylurea. Nhóm thuốc
này có tác dụng kích thích tuyến tụy làm tăng tiết insulin.
- Nhóm thiazolidinedione (Pioglitazone, rosiglitazone): Có tác dụng làm tăng độ nhạy
insulin với tế bào cơ và tế bào mỡ, nhờ đó giảm đề kháng insulin.
- Nhóm ức chế enzyme DPP IV (sitagliptin, linagliptin, saxagliptin): Nhóm thuốc có tác
dụng ức chế enzyme DDP-4, một enzyme làm thoái giáng GLP-1, do đó làm tăng
nồng độ GLP-1 có tác dụng kích thích tụy tiết insulin. Enzym DPP IV còn có nhiệm
vụ kích thích cơ thể sản sinh glucagon – hormon giúp làm tăng đường huyết sau khi
ăn. Nhờ sự ức chế hoạt động của DPP IV sẽ làm giảm đường huyết.
- Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2: ngăn cản sự tái hấp thu
glucose vào máu tại cầu thận, do vâ ̣y làm tăng thải glucose qua nước tiểu, làm hạ
đường huyết.
- Thuốc có tác dụng tương tự GLP-1 (exenatide): GLP-1 là một thụ thể có tác dụng tăng
tiết insulin, đồng thời làm giảm co bóp của dạ dày nên giúp người bệnh có cảm giác
no lâu sau khi ăn. Exenatide hoạt động tương tự như thụ thể GLP-1 nên giúp hạ đường
huyết.
- Thuốc Meglitinides: có tác dụng làm tăng tiết insulin nhanh chóng sau khi ăn.
Khi thuốc uống để hạ đường huyết tỏ ra kém hiệu quả, hoặc người bệnh trong các
đợt đường huyết tăng quá cao do ốm sốt, nhiễm trùng, stress kéo dài, chấn thương, phẫu
thuật… sẽ được chỉ định bổ sung trực tiếp insulin. Insulin được sử dụng bằng đường tiêm
vì nếu uống, axit dạ dày sẽ phân hủy lượng insulin uống vào. Dưới đây là một số dạng
insulin thường dùng:
- Insulin tác dụng nhanh (Humalog): có tác dụng nhanh, phải được tiêm ngay trước
bữa ăn.
- Insulin chậm (Humulin): là loại insulin thường được dùng hai lần mỗi ngày và có
tác dụng kéo dài trong vòng 12 giờ.
- Insulin kéo dài (Lantus): chỉ cần dùng một lần mỗi ngày và có tác dụng kéo dài đến
24 giờ.

You might also like