You are on page 1of 12

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA ANH VŨ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SÀN GIAO DỊCH BĐS GIA ANH VŨ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

NỘI QUY LAO ĐỘNG


SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN GIA ANH VŨ
Ban hành kèm theo Quyết định số / QĐ-GAV-TCHC ngày tháng năm 2017
của Công ty cổ phần Gia Anh Vũ

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng áp dụng.


Nội quy lao động Sàn giao dịch bất động sản Gia Anh Vũ (sau đây gọi tắt là
"Nội quy") được áp dụng trong Sàn giao dịch. Tất cả người lao động làm việc cho Sàn
tại mọi cương vị, đã được tuyển dụng chính thức hoặc đang trong giai đoạn thử việc
đều có nghĩa vụ thực hiện Nội quy này.
Điều 2: Phạm vi áp dụng.
Những điều mà trong phạm vi Nội quy này không đề cập cụ thể thì được hiểu là
sẽ áp dụng theo các quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên
quan.
Tất cả nhân viên khi ký HÐLÐ phải có văn bản cam kết:
- Tán thành Nội quy lao động của Sàn.
- Từ bỏ mọi khiếu nại về nội dung Nội quy lao động trước bất kỳ cơ quan tài
phán nào.
Trong trường hợp chưa có văn bản cam kết mà vẫn ký kết hợp đồng lao động
thì coi như nhân viên đó đã tán thành và từ bỏ mọi khiếu nại về nội dung nội quy trước
bất kỳ một cơ quan tài phán nào.
Điều 3: Bố cục bản Nội quy.
Nội quy này gồm 09 Chương, 39 Điều quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật
lao động của người lao động trong Sàn.
1. Những quy định chung.
2. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
3. Trật tự tại Sàn.
4. Quy định về sử dụng các phương tiện làm việc.
5. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Sàn.
6. Bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh của Sàn.
7. Vi phạm kỷ luật lao động, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.
8. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
9. Điều khoản thi hành.
Mọi trường hợp không quy định trong bản Nội quy này nếu xảy ra sẽ được giải
quyết theo quy định của pháp luật.

1
Bản Nội quy lao động này được đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và xã hội
thành phố Hà Nội và chỉ được thay đổi sau mỗi 6 tháng áp dụng.

CHƯƠNG II
THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

Điều 4: Thời gian làm việc.


Số ngày làm việc trong tuần : Từ thứ 2 đến thứ 7.
Số giờ làm việc trong tuần: 08h/ ngày (nghỉ ngày chủ nhật).
(Do yêu cầu công việc cán bộ nhân viên có thể làm việc ngoài giờ theo sự phân
công của lãnh đạo)
1. Khối văn phòng và khối kinh doanh trực tiếp:
a/ Buổi sáng: làm việc từ 8 giờ 00 phút đến 12giờ 00 phút.
b/ Buổi chiều: làm việc từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.
Tất cả cán bộ, nhân viên Sàn đều phải đến nơi làm việc trước 5 phút để sắp xếp
công việc. Nếu đi muộn quá 15 phút phải báo cáo lãnh đạo phụ trách.
2. Các trường hợp đặc biệt:
Trường hợp vì lý do cá nhân, hoặc công việc, CBNV đang thực hiện theo giờ
làm việc được quy định nêu trên, có nhu cầu thay đổi thời gian làm việc trong một
hoặc một số ngày, phải làm đơn đề nghị có xác nhận của cán bộ phụ trách và được phê
duyệt của Giám đốc Công ty.
3. Vi phạm thời gian làm việc.
CBNV làm việc theo thời gian quy định vì bất cứ lý do gì mà đến nơi làm việc
muộn so với giờ quy định, về trước giờ kết thúc làm việc của buổi chiều, phải xin phép
cấp quản lý trực tiếp.
Điều 5: Làm thêm giờ.
Người lao động làm thêm giờ do tăng thêm khối lượng công việc hay yêu cầu
công tác (có tính chất đặc thù) sẽ được Sàn bố trí nghỉ bù. Trong thời hạn 01 năm nếu
Sàn không bố trí nghỉ bù hết thời gian làm thêm cho người lao động thì sẽ phải thanh
toán tiền làm thêm giờ theo quy định.
1. Tổ chức làm thêm giờ.
a/ Phụ trách các phòng, đơn vị, CBNV chủ động tổ chức làm thêm giờ trong các
trường hợp cần thiết, sau khi được cấp quản lý yêu cầu/phê duyệt (lập “Phiếu yêu
cầu/đề nghị làm thêm giờ” gửi về phòng Tổ chức Hành chính quản lý và phối hợp với
các bộ phận liên quan để thực hiện.
b/ Phụ trách các phòng, đơn vị sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, hạn chế tối đa
việc làm thêm giờ, trả lương thêm giờ và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc
khi làm thêm giờ.
c/ CBNV có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu làm thêm để giải quyết công việc.
d/ Tổng số giờ làm thêm không quá 04giờ/ngày; 200giờ/năm (trừ trường hợp
phải đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc các sự kiện bất khả kháng).
2. Không áp dụng tính lương thêm giờ với các trường hợp đi công tác, đi họp hoặc
tham dự các khóa huấn luyện (kể cả thời gian sử dụng cho việc đi và về) và các trường
hợp khác ngoài quy định ở trên.

2
Điều 6: Thời giờ nghỉ ngơi.
1. Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian CBNV không làm việc theo quy định ở trên, các
ngày nghỉ Lễ, Tết, nghỉ phép, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước và các ngày
nghỉ khác theo quy định của Sàn.
2. Nghỉ trong ngày, ca làm việc.
a/ Thời gian nghỉ giữa ngày và nghỉ giữa ca không quá 60 phút/ngày (ca).
b/ Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong
thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao
động.
3. Ngày nghỉ hàng tuần: Nhân viên được nghỉ 01 ngày vào ngày Chủ nhật.
3. Các ngày nghỉ Lễ, Tết trong năm theo quy định của nhà nước ( 09 ngày)
a/ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01/ Dương lịch);
b/ Tết Âm lịch: 05 ngày.
c/ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch).
d/ Ngày Thống nhất đất nước: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 Dương lịch).
đ/ Ngày Quốc tế Lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 05 Dương lịch).
e/ Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 Dương lịch).
4. Nếu ngày nghỉ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần, thì được nghỉ bù vào ngày kế
tiếp.
Điều 7: Nghỉ phép năm.
1. Thời gian áp dụng.
a/ Tính theo năm dương lịch ( từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch).
b/ Chỉ áp dụng nghỉ phép năm đối với CBNV có HĐLĐ từ 12 tháng trở lên và
phải làm thủ tục trước 2 tuần.
c/ Số ngày phép năm là 12 ngày đối với CBNV có thời gian làm việc đủ 12
tháng kể từ khi ký hợp đồng chính thức. Nếu chưa đủ 12 tháng, số ngày nghỉ phép
được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm (01 ngày phép/01 tháng).
c/ Cứ mỗi 05 năm làm việc liên tục tại Công ty, được cộng thêm 01 ngày nghỉ
phép.
2. Tổ chức nghỉ phép.
a/ Công ty khuyến khích người lao động nghỉ hết số ngày phép trong năm để tái
tạo sức lao động, làm việc hiệu quả. Cấp quản lý trực tiếp sắp xếp công việc, tạo điều
kiện thuận lợi cho người lao động được hưởng số ngày phép của mình.
b/ Lãnh đạo, quản lý cấp trên có quyền ấn định thời gian nghỉ phép của người
lao động.
c/ Người lao động có thể xin nghỉ phép quá 03 ngày so với số ngày được nghỉ
phép tương ứng với số tháng làm việc (nhưng không quá số ngày phép năm quy định).
d/ Khi có nhu cầu nghỉ phép từ 03 ngày trở lên thì người lao động phải có đơn
xin phép (trước 02 ngày). Đơn xin nghỉ phép phải có ý kiến của Trưởng phòng ban,
phân xưởng và được sự đồng ý của Giám đốc Công ty.
đ/ Số ngày nghỉ phép năm nào sử dụng hết cho năm đó. Trường hợp ngày nghỉ
phép năm vẫn còn (người lao động chưa sử dụng hết) thì những ngày nghỉ này sẽ được

3
chuyển sang cho năm kế tiếp. Tuy nhiên người lao động phải nghỉ hết ngày phép của
mình vào quý I của năm kế tiếp, tức là trước 30 tháng 3 năm sau.
e/ Trường hợp đặc biệt, Công ty không thể bố trí được cho người lao động nghỉ
đủ phép năm, những ngày nghỉ phép còn lại được trả vào kỳ lương cuối của Quý I của
năm kế tiếp.
Điều 8: Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
1. Nghỉ việc riêng hưởng lương.
a/ Bản thân kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
b/ Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
c/ Bố mẹ ruột, bố mẹ vợ/chồng, vợ/ chồng, con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Nghỉ theo chế độ bảo hiểm.
a/ Người lao động là nữ nghỉ chế độ thai sản là 06 tháng.
b/ Nghỉ ốm quá 03 ngày và không quá 60 ngày/ năm và phải có chứng nhận của
Bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh và điều trị.
3. Nghỉ việc riêng không hưởng lương.
a/ Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với
người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột
chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.
b/ Ngoài quy định tại khoản 1, và khoản 3 Điều này người lao động có thể thoả
thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên chỉ trong
trường hợp có lý do thật sự chính đáng, phải làm đơn trước 05 ngày và được sự đồng ý
của Giám đốc Công ty. Nếu nghỉ khi chưa được sự đồng ý thì sẽ bị khấu trừ tiền lương
đến bị buộc thôi việc.
Điều 9: Nghỉ chữa bệnh.
1. Nếu người lao động bị bệnh thì người thân của người lao động phải thông báo cho
thủ trưởng đơn vị biết trong thời gian sớm nhất.
2. Trường hợp nghỉ nhiều ngày liên tiếp thì sau khi nghỉ chữa bệnh, người lao động
phải nộp đơn xin nghỉ chữa bệnh cùng với giấy xác nhận của Bác sĩ.
3. Thời gian tối đa người lao động được nghỉ chữa bệnh:
- 30 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 50 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH từ 30 năm trở lên;
Điều 10: Những quy định đối với lao động nữ.
1. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng.
Trường hợp người lao động sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở lên, cứ
mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh con tối đa
không quá 02 tháng.
2. Khi nộp đơn xin nghỉ thai sản, người lao động phải đính kèm các giấy xác
nhận của Bác sỹ. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu người lao
động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người
sử dụng lao động. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi thời gian nghỉ thai
sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 04 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc chứng
nhận việc trở lại làm sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo cho người sử dụng

4
lao động biết trước. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng
trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc.
3. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ
tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và
đi công tác xa.
4. Lao động nữ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết
thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 157 của Bộ luật lao động đã được
sửa đổi bổ sung năm 2012, trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao
động phải bố trí làm việc khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước
khi nghỉ thai sản.
5. Người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được
nghỉ mỗi ngày 60 phút, ngày kinh nguyệt được nghỉ 30 phút trong thời gian làm việc,
mà vẫn hưởng nguyên lương.

CHƯƠNG III
TRẬT TỰ TRONG CÔNG TY
Điều 11: Quy định ra, vào Công ty trong và ngoài giờ làm việc.
1. Đối với CBNV.
a/ Trong giờ làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc theo
quy định, không được làm bất cứ công việc riêng nào ngoài công việc được giao.
b/ Không được vắng mặt tại Sàn nếu không có lý do chính đáng và phải thông
báo cho cấp trên biết mỗi khi ra ngoài công tác.
c/ Không được ra vào công ty ngoài giờ làm việc và các ngày nghỉ nếu không
có sự chấp thuận của cấp trên.
d/ Không gây mất trật tự trong giờ làm việc.
đ/ Không tiếp khách riêng trong giờ làm việc, trừ trường hợp đặc biệt có sự
đồng ý của cán bộ phụ trách.
e/ Không khuyến khích mang tài sản cá nhân vào Sàn và không chịu trách
nhiệm về sự mất mát tài sản cá nhân trong phạm vi Sàn.
g/ Tuân thủ quy định của Toà nhà văn phòng.
2. Đối với khách đến làm việc.
- Khách đến làm việc sẽ được nhân viên phòng Tổ chức hành chính hướng dẫn
vào khu vực tiếp khách. Sau đó thông báo cho các cá nhân, bộ phận có liên quan đến
làm việc.
Điều 12:  Giao tiếp trong Công ty
1. Người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ làm việc phải có tinh thần
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau;
2. Không xâm phạm đời tư người khác, không nói xấu người khác sau lưng.
Không lẫn lộn giữa việc công và việc tư;
3. Nghiêm cấm các hành vi gây rối, mất đoàn kết nội bộ;
4. Đối với khách hàng/đối tác: Phải có thái độ cởi mở, nhiệt tình, lịch sự; lắng
nghe ý kiến và cố gắng đáp ứng các yêu cầu chính đáng của họ.

5
5. Người lao động không được phép dùng máy tính của Công ty để chuyển hoặc
nhận những văn bản, hình ảnh mang tính kỳ thị tôn giáo, dân tộc hoặc bất kỳ nội dung
nào có ý quấy rối hay lăng mạ người khác.
Điều 13: Tác phong, trang phục, thái độ làm việc nơi công sở.
1. Người lao động duy trì và thực hiện tác phong lịch sự, nghiêm túc, tuân thủ
theo các quy định của Sàn.
- Trang phục:
+ Đối với lao động Nam: Quần tây xanh + áo sơ mi trắng + cà vạt;
+ Đối với lao động Nữ: Quần tây hoặc váy + áo trắng;
2. Người lao động phải có thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm trong công
việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Luôn duy trì những mối quan hệ hiện có, nhận đơn đặt hàng, thiết lập những
mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng
ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay mối quan hệ kinh doanh tiềm
năng khác.
- Lập kế hoạch công tác theo tuần, theo tháng trình Trưởng phòng duyệt và phải
thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã được duyệt.
- Hiểu rõ về sản phẩm mình quản lý và sản phẩm của đối tác.
- Nắm rõ được các quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại,
thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các
biểu mẫu của các quy trình này.
- Tiếp xúc với khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng
trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc với khách hàng trong
ngày cho Ban giám đốc, giám đốc sàn và các bộ phận có liên quan.
- Theo dõi quá trình giao dịch, ký kết và thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế
toán trong việc đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán
xong.
- Trong giao dịch luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm khách
hàng tiềm năng.
- Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu kiến thức công việc qua mạng, đọc các sách
báo về kinh doanh và tiếp thị, duy trì tốt các mối quan hệ khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
Điều 14: Những quy định khác.
1. Rượu và các chất kích thích.
a/ Công ty nghiêm cấm người lao động sản xuất, phân phối hoặc sử dụng rượu
và các loại chất kích thích bất hợp pháp trong thời gian làm việc và trong khu vực hoạt
động do Sàn quản lý;
b/ Người lao động có biểu hiện bị tác động của rượu hoặc các loại chất kích
thích thì sẽ bị xử lý  kỷ luật theo quy định.
2. Đánh bạc.
Nghiêm cấm người lao động thực hiện các hành vi liên quan đến các hoạt động
đánh bạc, lô đề, cá độ dưới bất kỳ hình thức nào…. trong Sàn;

6
CHƯƠNG IV
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC

Điều 15: Sử dụng điện thoại.


1. Người lao phải luôn mang điện thoại theo người, không tắt máy để kịp thời
nhận và xử lý mọi thông tin có liên quan.
2. Mỗi phòng, ban thực hiện hướng dẫn sử dụng điện thoại cố định theo mã số do
Phòng Tổ chức Hành chính cung cấp và có trách nhiệm bảo mật mã số được cung cấp.
3. Hạn chế thời lượng cuộc gọi. Chuẩn bị kỹ nội dung trước khi gọi điện thoại.
Khi sử dụng điện thoại phải nói ngắn gọn đủ thông tin, không làm ảnh hưởng đến đồng
nghiệp.
4. Sử dụng điện thoại vì mục đích công việc, hạn chế sử dụng vì mục đích cá nhân.
5. Sử dụng email, zalo, viber để trao đổi công việc với khách hàng/đối tác, đồng
nghiệp nếu xét thấy tính chất công việc không nhất thiết phải sử dụng điện thoại.
Điều 16: Sử dụng trang thiết bị văn phòng.
1. Quy định chung.
a/ Sử dụng trang thiết bị văn phòng theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà cung
cấp và nhân viên kỹ thuật được công ty giao quản lý.
b/ Không sử dụng cho mục đích cá nhân.
c/ Tận dụng giấy 01 mặt để photo đối với tài liệu sao lưu hoặc để sử dụng.
2. Đối với máy in:
a/ Yêu cầu sử dụng đúng tính năng, bảo đảm an toàn và chỉ sử dụng phục vụ
cho công tác;
b/ Đối với máy in phải sử dụng đúng chủng loại mực. Sử dụng giấy 01 mặt để
in các tài liệu phục vụ cho công việc hoặc sao lưu;
c/ Các văn bản trước khi in cần xem xét kỹ nội dung, soát lỗi chính tả, văn
phạm tránh việc in lại nhiều lần.
d/ Nếu số lượng văn bản có nội dung, hình thức ... như nhau, chỉ được in 01 lần,
sau đó photo lại với số lượng bản cần thiết
đ/ Khi máy tính, máy in bị hỏng không được tự sửa chữa mà phải báo ngay cho
phòng Tổ chức Hành chính để kiểm tra, xử lý.
3. Đối với máy tính.
a/ Máy tính được cấp cho CBNV để dùng cho yêu cầu công việc. Mọi dữ liệu
liên quan đến công việc phải được lưu trữ một cách khoa học và có hệ thống. Việc sử
dụng hệ thống mạng nội bộ của Sàn phải tuân thủ các qui định về bảo mật, an ninh,
phân quyền sử dụng.
b/ Nghiêm cấm sử dụng máy tính của Công ty để chơi games, chat hoặc các
hoạt động khác ngoài mục đích công việc trong giờ làm việc.
c/ Người được giao sử dụng máy tính phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc
quản lý mã khóa (password) dùng để đóng mở máy cũng như các chương trình ứng
dụng, nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin.
4. Đối với hệ thống mạng:

7
a/ Cán bộ, nhân viên được trực tiếp nghiên cứu, khai thác sử dụng thông tin trên
các trang mạng để phục vụ công tác chuyên môn;
b/ Phòng Tổ chức Hành chính có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận chuyên
môn, đơn vị dịch vụ để lắp đặt, nâng cấp, bảo trì, duy trì toàn bộ hệ thống mạng của
Sàn;
c/ Nghiêm cấm việc sử dụng máy tính của Sàn để truy cập, phát tán thông tin
mang tính đồ trụy; thông tin mang tính kích động đả kích của tổ chức hay cá nhân
hoặc các thông tin quấy rối người khác.
Điều 17: Sử dụng e-mail, internet.
1. E-mail.
a/ Các tài liệu là bản mềm trên máy tính, nếu không thật sự cần chuyển thành
văn bản thì phải chuyển dữ liệu qua email khi trao đổi với đồng nghiệp/đối tác.
b/ Kiểm tra e-mail cá nhân do Sàn cung cấp ít nhất 2 lần/ngày và xử lý những
thông tin cần thiết. Thông tin trao đổi về công việc phải được phản hồi trong khoảng
thời gian thoả thuận giữa 2 bên hoặc sau 3 ngày coi như nội dung đó được chấp nhận
hoặc người gửi có thể chuyển lên cấp cao hơn đề nghị giải quyết.
2. Internet.
a/ Không truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh, truy cập
internet để xem tin tức không phục vụ công việc trong giờ làm việc.
b/ Chỉ tải về máy tính cá nhân các thông tin cần thiết, phục vụ cho công việc và
mục đích nghiên cứu học hỏi.
Điều 18: Sử dụng văn phòng phẩm và các dụng cụ làm việc khác.
1. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm.
2. Những văn phòng phẩm và dụng cụ có hạn sử dụng lâu dài, người sử dụng có
trách nhiệm quản lý, bảo quản dụng cụ làm việc, nếu làm mất trước hạn phải bồi
thường.

CHƯƠNG V
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 19: Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với
nơi làm việc của người lao động và môi trường đối với các trường hợp: xây dựng mới,
mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các
loại máy móc, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
2. Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo
quy định của pháp luật khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật
tư, năng lượng, điện, hóa chất, thay đổi và nhập khẩu công nghệ mới.
Điều 20: Nghĩa vụ của Sàn và người lao động đối với công tác an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
1. Sàn có nghĩa vụ bảo đảm vệ sinh trong môi trường làm việc và an toàn cho người
lao động, bảo đảm sức khỏe cho người lao.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
8
a/ Chấp hành các quy chế, quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc được giao.
b/ Sử dụng, bảo quản các phương tiện cá nhân đã được trang bị; các thiết bị an
toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc.
c/ Báo cáo với cấp trên khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả gây
tai nạn lao động khi có lệnh của cấp trên.
d/ Người lao động có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có
nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bản thân hoặc
cho những người khác cho đến khi sự cố được khắc phục.
đ/ Người lao động bị ốm, bệnh tật thì đề nghị xin nghỉ để bảo đảm an toàn cho
người lao động đó cũng như những người khác.

CHƯƠNG VI
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT KINH DOANH CỦA SÀN
Điều 21: Tài sản công ty.
Tài sản sở hữu của Sàn bao gồm nhưng không giới hạn:
1. Biểu tượng của Sàn;
2. Vật hiện hữu như công cụ, dụng cụ,nguyên vâ ̣t liêu,sản phẩm, trang thiết bị
lao động, các vật có giá; sim/số điện thoại do Sàn cung cấp;
3. Các thông tin, tài liệu về Nhân sự, Kinh doanh, Tài chính, Kỹ thuật,...đặc biệt
là các thông tin chưa công bố;
4. Các sáng tạo phát minh của cán bộ nhân viên.
Điều 22: Nghĩa vụ bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh tại Sàn của người lao động.
1. Các đơn vị và cá nhân được giao quản lý tài sản như thiết bị, máy móc,
phương tiện ô tô, xe máy, đồ nghề, dụng cụ văn phòng... không để xảy ra mất mát, hư
hỏng.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi trộm cắp, tham ô, huỷ hoại làm hư hỏng tài sản của
Sàn, thiếu tinh thần trách nhiệm, gian dối trong công tác gây thiệt hại về vật chất và uy
tín của Sàn.
3. Người được giao quản lý, lưu trữ tài liệu phải bảo quản ngăn nắp khoa học,
khi chuyển phải có ký nhận. Không được mang tài liệu ra khỏi nơi làm việc khi chưa
có phép và không được cho người không có phận sự kiểm tra tài liệu. Nếu muốn kiểm
tra phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị;
Các tài liệu, tài sản khi đưa ra khỏi nơi làm việc phải thực hiện đầy đủ các thủ
tục và có đầy đủ chứng từ hợp lệ, phòng TCHC có trách nhiệm kiểm tra và đưa vào sổ
theo dõi;
4. Người được giao quản lý tài sản, thiết bị không được lợi dụng quyền hạn,
chức năng để chiếm đoạt tài sản, thiết bị hoặc thông đồng tiếp tay cho người khác thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, thiết bị. Không sử dụng tài sản, thiết bị vào mục đích
cá nhân.
5. Tuyệt đối giữ gìn bí mật công nghệ, tài liệu nghiên cứu, bí mật kinh doanh.
Chỉ thông tin những nội dung được phép và đã được thủ trưởng đơn vị duyệt cho các

9
đối tượng có trách nhiệm. Không được cung cấp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến công
nghệ, sản xuất kinh doanh, cũng như chất lượng sản phẩm của Sàn với những người
không có trách nhiệm.
6. Người lao động có trách nhiệm bảo vệ uy tín của Sàn, nghiêm cấm các hình
thức tung tin thất thiệt, xuyên tạc, đồn nhảm hoặc công bố những vấn đề nội bộ Sàn
không thuộc trách nhiệm của mình, làm hại đến lợi ích tinh thần, vật chất, gây mất
đoàn kết nội bộ của Sàn và người lao động.
Điều 23: Thực hiện mua, bán hàng hóa, tài sản Sàn.
1. Không được lợi dụng vị trí công tác để móc ngoặc, hối lộ với các đối tác, gây
tổn thất cho Sàn dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Tất cả người lao động trong Sàn không được lợi dụng quyền hạn và vị trí
công tác gây phiền hà, đòi hối lộ, tham ô trục lợi hoặc cửa quyền với người khác.
3. Người lao động được giao nhiệm vụ mua bán hàng hóa, tài sản phải đảm bảo
chất lượng theo đúng yêu cầu.

CHƯƠNG VII
VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH
NHIỆM VẬT CHẤT

Điều 24: Hành vi vi phạm kỷ luật lao động.


Người lao động không thực hiện đúng các điều khoản quy định trong Nội quy
lao động cũng như các Quy định khác của Sàn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật đều
được coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Điều 25: Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
- Phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn tại đơn vị;
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người
khác bào chữa;
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi
phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang
trong thời gian sau đây:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao
động;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận
đối với hành vi vi phạm pháp luật;
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong
khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình.

10
6. Người lao động làm hư hỏng máy móc thiết bị, dụng cụ hay hành vi gây thiệt hại
đến tài sản của Sàn (trừ trường hợp bất khả kháng).

CHƯƠNG VIII
CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 26: Khiển trách.
Hình thức kỷ luật khiển trách được áp dụng đối với người lao động có một
trong những hành vi sau:
1. Lợi dụng quyền hạn và vị trí công tác gây phiền hà, đòi hối lộ, hoặc cửa
quyền với người khác.
3. Gây mất đoàn kết trong nội bộ đơn vị, Sàn;
4. Tự ý nghỉ việc cộng dồn 02 ngày làm việc trong một tháng;
5. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của người sử
dụng lao động, người có thẩm quyền;
6. Sử dụng tài sản của Sàn trái pháp luật;
Điều 27: Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng.
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,
sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động
2. Sử dụng thông tin, tài liệu của đơn vị; lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái để
vụ lợi;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số cộng dồn 03 - 04 ngày làm việc trong một tháng;
5. Đánh bạc, mua bán dâm, sử dụng trái phép chất kích thích bị cơ quan công
an thông báo về Sàn, đơn vị nơi người lao động đang công tác;
6. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính
đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
7. Vi phạm kỷ luật đã bị khiển trách không chịu sửa chữa khuyết điểm hoặc tái
phạm tuy mức độ chưa nghiêm trọng trong thời gian 3 tháng tính từ ngày bị khiển
trách lần trước.
8. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng các quy chế, quy định của Sàn nhưng đã
thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 28: Cách chức.
Áp dụng mức xử lý kỷ luật cách chức đối với người lao động giữ các chức vụ từ
Tổ phó trở lên có một trong những các hành vi sau:
1. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;
2. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không
có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
3. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng các quy chế, quy định của Sàn mà không
có biện pháp ngăn chặn.
Điều 29: Sa thải.
Hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng đối với các trường hợp sau:
11
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích,
sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Sàn, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng
hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Sàn;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm
công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách
chức mà tái phạm;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.
4. Người lao động do thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng
đến người hoặc tài sản của Sàn ngoài bị thôi việc có thể bị truy tố trước pháp luật.
Điều 30: Tạm đình chỉ và đình chỉ công việc.
1. Giám đốc Công ty tạm đình chỉ công việc của người lao động khi có vụ việc
vi phạm có tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây
khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động được
thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt
không quá 90 ngày;
3. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động tiếp tục nhận
người lao động trở lại làm việc;
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được Sàn trả
đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31:
1. Bản Nội quy lao động này làm cơ sở để Sàn quản lý lao động, điều hành kinh
doanh. Người lao động có ý thức chấp hành tốt và lao động có hiệu quả sẽ được khen
thưởng, ai vi phạm, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ và gây thiệt hại sẽ
bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ gây ra.
2. Bản Nội quy này được phổ biến đến từng người lao động, mọi người có trách
nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh, ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến kinh doanh, an
ninh trật tự của Sàn./.
Mọi nội dung quy định trước đây về Nội quy kỷ luật lao động trái với quy định
này đều bãi bỏ. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, chưa rõ,
người lao động có trách nhiệm báo cáo tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động
để được giải thích rõ hơn hoặc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

VŨ NGỌC LINH

12

You might also like