You are on page 1of 35

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019

VỢ NHẶT (Kim Lân)


MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH, LỜI BÌNH VÀ TƯ LIỆU
1. Wikipedia:
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết:
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà
vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
2. Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người
vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân-một nhà văn hiện thực
có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay
sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" khi hòa bình lập lại (1954), nỗi trăn
trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời. Trong
lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu
toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân
nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng
dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn
cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái
chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết
nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người". Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm
chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người
đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp với
khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân,
ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kỹ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta
một không gian năm đói thật thảm hại, thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống người chết, những
bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng hờ khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ. Bằng tấm lòng đôn
hậu chân thành nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang
cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà
văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ
phấp phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật sự xuất sắc khi dựng lên tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng.
Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong
đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể
đèo bồng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha
và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một
điều ngược lại như ở các nhân vật anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước
"xác người chết đói ngập đầy đường", "người lớn xanh xám như những bóng ma", trước "không khí vẩn
lên mùi hôi của rác rưởi và mùi ngây của xác người", từng ớn lạnh trước "tiếng qua kêu từng hồi thê
thiết" ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình
thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ của Tràng nữa. Một anh thanh niên của cái xóm
ngụ cư ấy như Tràng, một con người - một thân xác vạm vỡ, lực lưỡng mà dường như ngờ nghệch thô
kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào",
vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời phía trước mình ra sao.
Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia

TÔN NGỌC MINH QUÂN 1


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã
bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa một ao
ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô
tình, không có chủ đích, chỉ tầm phơ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm
của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ. Như một lẽ đương
nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã "sờ sợ", "ngờ ngợ", "ngỡ ngàng" như không phải nhưng chính tình
cảm của vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình
trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính. Từ một anh
chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh
phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó cứ "ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như
có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hạnh phúc ấy khiến "trong một lúc Tràng dường như quên đi
tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua". Và Tràng đã ước ao hạnh phúc.
Mạch sống của một người đàn ông trong Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi thật bất ngờ nhưng
rất hợp logic. Những thay đổi ấy không gì khác ngoài tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương
hay sao? Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng
không là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một người con có hiếu, một người chồng đầy trách
nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn
một cảnh gia đình hạnh phúc. "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "hắn thấy mình
có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa. Hành động cử chỉ
ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người
vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng về hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống
sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn,
của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người. Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ
ánh sáng của cuộc sống tự do đang ở phía trước trước sức mạnh của cách mạng. Một lần nữa, Kim Lân
không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt không
phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư
nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên. Từ
con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị
biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không Tràng về chỉ qua bốn
bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có
trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến kia bóp nghẹt quyền sống con người. Thị xuất
hiện không tên tuổi, quê quán, trong thư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại
nhưng chính con người lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến
không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người
thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít song
đó lại là nhân vật không thể thiếu đi trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh Tràng của ngày xưa,
bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật
này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía trước trong
những con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng ở tương lai, niềm tin vào hạnh
phúc, vào cuộc đời người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ nhưng Kim Lân lại khám phá ra
một nét độc đáo vô cùng: tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung miêu tả khá kỹ ở nhân vật
bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu
tả tâm lý nhân vật. Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác
phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng
ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi
bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu

TÔN NGỌC MINH QUÂN 2


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của
nhân vật ấy. Bà cụ Tứ là một điển hình. Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức
người mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà
trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã "cúi
đầu nín lặng". Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nổi tủi cực,
nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng. Sau khi thấu hiểu mọi điều
bà nhìn cô con dâu đang "vân vê tà áo đã rách bợt" mà lòng đầy thương xót. Bà thiết nghĩ "người ta có
gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ". Và thật xúc động
bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng: "Thôi, chúng mày phải duyên phải
kiếp với nhau u cũng mừng lòng".
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực
thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là vật cản lớn nữa. Đói
rét thật nhưng trong lòng mà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương
dâu và thương cho chính bản thân mình. Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không
ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đã giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương
xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính ở người mẹ nghèo khó ấy,
ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại ấy bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói
nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà
nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn truyện
vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng
mình. Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám
nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão "lễ
mễ" bưng nồi chè và vui vẻ giới thiếu: "Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ". Ở đây nụ cười đã xen lẫn nước
mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót
thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn ở những con người bình
thường và đáng quý ấy.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về
nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng
ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất
ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia. Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình
cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để
thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả
tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân-một nhà văn được đánh giá là viết ít
nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
"Cái đẹp cứu vớt con người" (Dostoevsky). Vâng, "vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức
mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân
hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một
quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm
hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.
Nguyễn Thị Thu Trang
3. Báo Dân Trí:
“Tôi thật cảm động, trong khi giới trẻ đang bị chi phối bởi nhiều vấn đề của xã hội, vẫn có
một học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sâu sắc của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng. Bài văn
của em thật xứng đáng được điểm 10”.
Thế sau khi được đọc bài văn của Trang, ông có còn nghi ngờ?
Khi viết Vợ nhặt, tôi viết theo tình cảm, một cách tự nhiên, nó như là sự thăng hoa nhưng cốt
truyện lại hóa ra rất chặt chẽ. Bởi mình đã có sự say mê tự nhiên, mình đã có một chủ đề tư tưởng sẵn

TÔN NGỌC MINH QUÂN 3


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
rồi. Chính cái chủ đề nó bắt mình, làm mình phải viết như thế, phải nghĩ về những con người ấy như
thế. Và tự nhiên những chi tiết đó đã xuất hiện ra như thế.
Những chi tiết như: quạ kêu, mùi đống rấm, tất cả hình ảnh về những xác chết... đều đến rất tự
nhiên. Chính bạn đọc, người đọc đã khám phá ra cho tôi nhiều hơn. Bài viết của Trang đã thêm một lần
khám phá ra cái mới của tác phẩm…
Ý ông muốn nói, bài viết của Trang đã khám phá thêm những cái mới về tác phẩm của ông,
mà những người trước đó chưa hề đề cập đến?
Đúng thế ! Khi tôi được đọc bài văn của cháu tôi thực sự bị bất ngờ ghê gớm. Tôi không thể tưởng
tượng được một đứa trẻ với vốn sống chưa có được bao nhiêu, mà cái vốn sống về những năm của nạn
đói lại càng không có, thế mà làm sao cháu lại nhìn ra cái đói đó để phân tích được một cách kỹ càng mà
lại hợp tình hợp lý, nâng cao được những nội dung của câu chuyện đến như thế. Tôi nói thật, nói như
thế này hơi buồn cười, nhưng nó lại là sự thật thế: Thủ khoa là Trạng chứ gì? Cháu Trang đã là Trạng
Văn rồi chứ còn gì nữa! Khi đọc toàn bài văn của Trang phân tích về “Vợ nhặt” của tôi, nói thật Trang
đã tìm ra sự mới mẻ hơn so với những bài của những cây “đại thụ” như GS Đỗ Đức Hiểu, GS Đỗ Kim Hồ...
Dù họ là những vị giáo sư đã từng viết rất hay.
Nhưng bài văn của cháu viết cũng không kém phần tinh xảo, sâu sắc và cũng không kém phần
khám phá, không kém phần có những phát hiện mới ở trong đấy. Ví dụ như cháu lại ví truyện của tôi có
cái gì giống với Đôtôiepki của Nga-một nhà văn viết về những người cùng khổ.
Từ trong hoàn cảnh đen tối, lòng thương nó nâng con người lên. Từ ví dụ như thế, tôi thấy cháu
này không phải chỉ đọc của tôi mà đã đọc của nhiều người. Vì vậy, trình độ cảm nhận về văn chương
của cháu cũng rất tinh tế. Tôi tâm phục, khẩu phục và thấy điểm 10 rất là đích đáng.
Trước đây những người viết phê bình về văn của ông chưa có ai ví “Vợ nhặt” với văn của
Đôtôiepki?
Đúng thế ! Và cũng chưa có ai nói đến chữ hiếu của anh cu Tràng cả, mà trong này cháu lại nói
đến chữ hiếu của Tràng. Quả nhiên đúng như thế thật. Trước đây nhân vật Tràng rất nhố nhăng đến
khi có vợ thì về nói chuyện với mẹ rất lễ phép và tự dưng quý trọng mẹ mình vô cùng. Cảm thấy yêu
thương ngôi nhà, yêu thương mảnh vườn của mình, yêu thương cả những công việc rất đỗi bình thường.
Sự phát hiện đó của Trang rất đẹp đẽ.
Vậy sự phát hiện đó của em Trang có nằm ngoài ý đồ của nhà văn khi ông viết “Vợ
nhặt” không?
Thông thường thì bạn đọc phát hiện, mổ xẻ tác phẩm giúp nhà văn, chứ nhà văn khi viết thì cũng
chưa nghĩ được sâu sắc đến thế. Tôi thấy bài viết của cháu Trang đã nâng tầm truyện “Vợ nhặt” của tôi.
Trong bài viết của mình, Trang có trích dẫn một câu của ông, khi ông nói về ý đồ viết chuyện
“Vợ nhặt”. Điều đó chứng tỏ, từ lâu Trang đã theo sát hoạt động của nhà văn ?
Trong một lần đi nói chuyện về tác phẩm này, tôi có nói với mọi người đại ý rằng: Người ta viết
về cái đói, cái khát thì nó bi thảm, đau thương và tối tăm, nhưng tôi muốn viết trong cái đói, cái khát ấy,
con người ta hướng về sự sống, khao khát về sự sống. Chính sự khao khát ấy đưa đến một sự thật là, có
cùng khổ người ta mới thành thương yêu đùm bọc được nhau, chứ cùng sướng thì chưa chắc đã có sự
thương yêu.
Sau đó báo chí có đăng. Trong bài viết của mình, cháu Trang đã trích dẫn rất đúng ý mà tôi đã nói. Đây
có lẽ là ý không có trong sách vở, nhưng cháu lại biết để trích dẫn, rồi lấy đó làm chủ đề xuyên suốt để
phân tích trong bài viết của mình. Tôi cho rằng, không phải tự nhiên nắm bắt được đâu, mà phải yêu
câu chuyện mình đọc, phải yêu người viết thì Trang mới có tình cảm, mới dõi theo và biết được câu nói
ấy của tôi.
Điều đặc biệt nữa là nhà văn không thích hình ảnh cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện, bởi vì tình yêu
đến, thương yêu nhau đến như thế, đến buổi sáng quét sân là hết chuyện rồi. Họ cho rằng, việc đưa hình
ảnh sao vàng lấp lánh là gượng ép.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 4


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Thế nhưng Trang đã phân tích hình ảnh đó thật đẹp và rất hợp với logic của câu chuyện. Bởi vì,
thương yêu nhau đến mấy mà không có Cách mạng thì cũng chôn vùi hết cả. Mà mở cho những con
người này sống thì phải đi theo Cách mạng, phải có Cách mạng. Tràng sẽ tham gia Cách mạng, sẽ đi bộ
đội. Đấy là thực tế của xã hội lúc bấy giờ. Khi tôi viết xong anh Nguyễn Đình Thi cũng khen tôi chỗ đấy.
Theo tôi đấy là sự tinh tế trong việc cảm nhận của cháu Trang. Và tất nhiên, tôi hiểu để viết được
như thế cháu cũng phải đọc nhiều bài của các bậc thầy đã từng viết về tác phẩm. Dù học thầy nhưng khi
viết, Trang lại viết theo cảm nhận của mình chứ không phải viết theo lối bắt chước thầy. Đấy là sự sáng
tạo. Và theo tôi cháu Trang là một người già dặn hơn nhiều so với lứa tuổi. ở tuổi của cháu mà lại thích
được đến thế, phân tích được sâu sắc như thế thì thật cảm động. Tôi phải cảm ơn Trang !
Ngoài việc phân tích, Trang còn nhận xét “thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng
dựng chuyện, dẫn chuyện…”. Một học sinh phổ thông lại dám nhận xét về bút pháp của một nhà
văn, ông có tự ái ?
Sao lại tự ái? Trang nói thế là trúng đấy. Chính tôi viết là có cảnh, bao giờ cũng vào một cảnh ngộ.
Nhận xét đó làm sao mà có thể tự ái được, mà phấn khởi quá đi chứ. Phải cảm ơn cháu nữa chứ. Tôi nói
thật, một ông khác mà khen thì thiên hạ chú ý ít thôi, nhưng bây giờ một học sinh ít tuổi mà khen thế thì
báo chí cũng phải chú ý. Trong thời điểm hiện nay, thanh niên quan niệm về văn học có nhiều rắc rối
lắm, nên việc một người trẻ như thế mà phân tích kỹ càng, đến nơi đến chốn lại phân tích rất ngay ngắn
về tư tưởng như vậy là đáng quý lắm.
Thưa ông, được biết đã có nhiều người làm luận văn thạc sĩ về truyện ngắn này, nhưng
dường như chưa ai có những phân tích mới mẻ như của Trang, dù bài văn viết rất ngắn?
Tôi đã gặp rất nhiều người làm luận văn thạc sĩ về tác phẩm này, và hiện có một số người cũng
đang làm. Họ đã gặp tôi và nói chuyện, nhưng nói thật, cái này (bài văn của Trang-PV), lại ngang với bậc
thầy. Nó chẳng khác gì so với bài của các vị.
Nhưng tôi cũng phải nói đi nói lại, chắc là cháu Trang có đọc bài viết của các bậc thầy thì mới có
được những nhận xét, đánh giá sâu sắc như thế. Vì vậy, nếu trước đây nghi ngờ thì bây giờ (sau khi được
đọc bài văn của Trang-PV) trong tôi cái sự nghi ngờ đấy đã biến mất và thay vào đó là sự cảm phục, quý
mến. Nhân gặp các anh, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu Trang, cảm ơn cả các thầy cô đã dạy cháu.
4. Báo Mới:
Sự sống và cái chết trong truyện ngắn 'Vợ nhặt'
Nạn đói năm Ất Dậu (1945) là một cơn ác mộng, là nỗi nhức nhối khó quên trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Thảm họa ấy diễn ra trên 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Nhà văn Kim Lân đã chọn bối
cảnh ấy cho truyện ngắn Vợ nhặt.
1. Trên nền hiện thực của nạn đói, bằng việc xây dựng nên một tình huống truyện độc đáo,
đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp của các nhân vật và sáng tạo những chi tiết, hình ảnh đặc sắc,
nhà văn chuyên viết truyện ngắn này đã để lại trong lòng người đọc những ám ảnh nghệ thuật khó quên.
Câu chuyện xoay quanh cuộc đối mặt giữa sự sống và cái chết của những người nông dân trong nạn đói
khủng khiếp năm ấy.
2. Không gian của truyện là xóm ngụ cư, bên bờ sông ven chợ xác xơ, heo hút. Từng trận gió
từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn lửa. Điểm
vào đó là âm thanh thê thiết của tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ đang gào lên từng hồi, là tiếng
ai hờ khóc lúc to, lúc nhỏ vẳng đến từ phía những nhà có người chết đói. Không khí ở đây vẩn lên mùi
ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Quyện trong đó còn có mùi khét lẹt của đống rấm được
đốt ở những nhà có người chết.
Bằng sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh, âm thanh và mùi vị, nhà văn Kim Lân đã tạo ra ấn tượng
về không gian truyện đặc trưng, mang màu tử khí. Rồi như một cận cảnh, ống kính của nhà văn dừng
lại ở một bữa ăn ngày đói thật thảm hại.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 5


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Ở đó, miếng ăn dường như đã không phải dành cho con người nữa. Giữa cái mẹt rách có độc một
lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo. Niêu cháo lõng bõng, chỉ kịp chia cho mỗi người được
có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Người mẹ già lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc
lên nghi ngút, bà gọi đó là món chè khoán. Cái món ngon đáo để ấy thực chất là cháo cám, thứ mà con
người khi đói nhìn thấy hai con mắt đã tối lại, khi ăn thì không nuốt nổi vì đắng chát và nghẹn bứ trong
cổ.
Cái đói và cái chết nắm tay nhau càn qua xóm ngụ cư. Người người lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau
lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi
sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.
Cái đói có sức mạnh tàn phá ghê gớm cả về hình hài đến phẩm giá con người. Mọi khuôn mặt ở
xóm ngụ cư đều đã mang dấu tích của cái đói. Lũ trẻ con trong xóm độ này ngồi ủ rũ dưới những xó
đường không buồn nhúc nhích. Ngay như Tràng - một thanh niên to khỏe trong xóm, giờ cũng chỉ bước
đi từng bước mệt mỏi. Khật khưỡng trong bóng chiều nhá nhem là dáng điệu tả tơi của hắn - chiếc áo nâu
tàng vắt sang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước.
Dấu vết tàn phá ghê gớm nhất của cái đói với con người vẫn là ở thị, người vợ mà Tràng nhặt được
trong thảm cảnh của cái đói. Người phụ nữ này không có tên. Nhà văn gọi nhân vật là người đàn bà, là
thị. Có lẽ số phận, những mảnh đời như thị không phải là hiếm trong nạn đói ấy. Thị mang một bộ dạng
rách rưới, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai
con mắt. Có lẽ đã đói lâu ngày, nên vì miếng ăn, thị trở nên sấn sổ, trơ trẽn.
Chỉ bằng một câu hò tầm phơ tầm phào của Tràng - nhưng là câu hò có lời hứa về miếng ăn, Muốn
ăn cơm trắng mấy giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!, thị vùng đứng dậy ton ton chạy lại đẩy xe cho
Tràng, rồi liếc mắt cười tít. Nhưng lần đó thị không được ăn. Lần thứ hai gặp Tràng, thị ở đâu sầm sập
chạy đến, đứng trước mặt Tràng sưng sỉa kết tội: - Điêu! Người thế mà điêu!; - Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn
xuống, thế mà mất mặt. Và lần này, thị được ăn thật. Trước miếng ăn hai con mắt trũng hoáy của thị tức
thì sáng lên, thị đon đả: - Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì. Thị ngồi sà xuống, cắm đầu ăn một chặp bốn bát
bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon!
Có ai biết chăng, con người đang sà vào kiếm miếng ăn ấy vốn là một người đàn bà hiền hậu, đúng
mực. Sự đói khát đã hủy hoại nhân cách của thị, buộc thị phải vứt bỏ ý thức, phép tắc, sĩ diện, xấu hổ.
Miếng ăn làm cho con người ta trở nên chao chát, chỏng lỏn; cái đói làm cho con người không còn biết
đến thể diện; sự gào thét của cái bụng rỗng khiến con người trở nên trơ trẽn làm sao! Thái độ và hành
động của thị trước miếng ăn làm ta xót xa đến rơi nước mắt. Nhưng trong cái điêu tàn và rữa nát, trong
sự bủa vây của cái chết, sự sống vẫn không ngừng trỗi dậy, vươn lên. Từ thoi thóp, leo lét, có lúc nó mãnh
liệt như có phép màu.
3. Ở thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói, khi xóm ngụ cư đang bị bao trùm bởi tử khí
lạnh lẽo, khi sự sống đang phải đối đầu khốc liệt với cái chết thì vào một buổi chiều, người trong xóm
thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Sự xuất hiện của thị đã làm mọi thứ thay đổi đột ngột, lạ lùng,
thắp lên cái sáng tươi trên cái phông âm u, rùng rợn của cái đói, cái chết; thắp lên ước mơ thay đổi số
phận cho bao kiếp người leo lắt nơi xóm chợ chiều này. Chỉ là cô vợ nhặt, nhưng thị thực sự là một hào
quang, một luồng khí ấm, tiêu biểu cho sự sống trường cửu, mãnh liệt và màu nhiệm (Nguyễn Thị Thanh
Cảnh).
Vợ nhặt có thể xem là một kết hợp từ rất đặc biệt chỉ có ở trong bối cảnh nạn đói kinh hoàng năm
1945. Cái đói đã đẩy đến những cảnh bi hài kịch, mạng người trở nên rẻ rúng, có thể nhặt được như
người ta nhặt bất cứ thứ đồ vật gì. Nhặt thì không ra gì nhưng vợ thì vinh dự. Chính từ tư cách người vợ
ấy, thị đã dần lột xác. Và nàng dâu ấy đến xóm ngụ cư mang theo một luồng gió mới, một ánh nắng mới,
thắp lên sự ấm áp, niềm hi vọng và niềm tin vào ngày mai.
Giữa đám đông mấy chị con gái ngồi vêu ra ở cửa nhà kho, thị còn mang vẻ cong cớn, chẳng chút
e dè, nhưng chỉ sau khi đồng ý khuân hàng lên xe rồi cùng về với Tràng, thị đã khác. Trên đường theo

TÔN NGỌC MINH QUÂN 6


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Tràng về, theo sau chừng ba bốn bước, thị đã có vẻ rón rén, e thẹn. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống,
cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Che để bớt thẹn thùng, hay che để dõi theo mỗi
bước chân số phận?
Sự xuất hiện của người đàn bà đi bên cạnh Tràng vào buổi chiều ấy đã xua đi vẻ mặt ủ rũ, xanh
xám của những người dân xóm ngụ cư đang trong cái cảnh tối sầm lại vì đói khát. Trên khuôn mặt mỏi
mệt, đăm chiêu của Tràng giờ đã có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và
hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem, có đứa còn cong cổ gào lên: -
Anh Tràng ơi! Chông vợ hài. Người trong xóm cũng lạ lắm - Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán.
Những khuôm mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Thị về xóm ngụ cư mang theo cái lạ
lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối nơi đây.
Về đến nhà, bước chân vào ngôi nhà vắng teo, đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những
búi cỏ dại, thị đang cố nén một tiếng thở dài. Chất chứa trong cái ngực lép nhô lên ấy biết bao tủi hổ, buồn
bã, bẽ bàng… Ở đây, thị cũng chỉ giám ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần
thần. Thị đang ý thức rất rõ về tình cảnh của mình. Cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy chính là cái thế
phân vân trong lòng thị: chuyện thành vợ Tràng vừa thực lại vừa như không thực; thân phận lủi thủi,
trơ trọi trôi dạt vì miếng ăn, liệu có tìm được chốn nương thân?...
Thế rồi, thị gặp mẹ Tràng - người sẽ quyết định duyên phận cho thị trong ngôi nhà này. Người mẹ
nghèo đã rất ngạc nhiên và không tin vào mắt mình khi thấy sự xuất hiện của một người đàn bà trong
nhà mình. Bao nhiêu câu hỏi dội về đầy băn khoăn - Quái sao có người đàn bà nào ấy nhỉ? Người đàn bà
nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại gọi mình bằng u? Không phải con cái Đục
mà. Ai thế nhỉ?... Ô hay, thế là thế nào nhỉ?
Thế rồi, Tràng bước lại gần nói với mẹ: - Nhà tôi nó về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên
phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả… Giờ thì bà lão đã hiểu. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy
còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Bà lão đăm đăm nhìn
người đàn bà, trong lòng cũng đầy thương xót. Trước mặt bà lão, thị cúi mặt, tay vân vê tà áo đã rách bợt,
và khép nép đứng nguyên chỗ cũ.
Rồi, thị cũng đã được chấp nhận. Bà cụ Tứ đã xem thị là nàng dâu mới. Bà nhẹ nhàng với thị: - Ừ,
thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Bà còn hạ thấp giọng xuống thân
mật: - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt
chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau
lúc này, u thương quá…
4. Sau một đêm thị về làm vợ của Tràng, sau một đêm làm dâu nhà bà cụ Tứ, ngôi nhà ấy như
có phép màu. Ngôi nhà rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi có dại, nay đã được quét tước,
thu dọn sạch sẽ, gọn gàng. Mấy chiếc áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà nay đã
được lấy ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác
mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn, người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham
nhở, trong sân, cô con dâu đang quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Tất cả đều
đã thay đổi mới mẻ.
Xung quanh thay đổi, cảm xúc của con người cũng khác. Thấm thía cảm động nhất vẫn là Tràng.
Hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn
ngập trong lòng. Bấy giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con
sau này.
Trong mắt Tràng, giờ đây thị cũng đã khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực. Bà mẹ
Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà cụ
kể chuyện làm ăn gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này,
chuyện Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà… Ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…

TÔN NGỌC MINH QUÂN 7


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Một không khí ấm áp chan hòa trong ngôi nhà ấy, chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa
hợp như thế.
Tình yêu thương chính là ngọn nguồn làm nên sự đầm ấm, hạnh phúc, dù đó chỉ là những điều
thật đơn giản, bình thường. Hạnh phúc làm cho con người ta thay đổi. Hạnh phúc làm cho con người ta
xích lại gần nhau, sưởi ấm cho nhau. Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân được truyền đến người đọc một
cách nhẹ nhàng mà thấm thía.
Dẫu vẫn còn đó, những bữa ăn ngày đói thảm hại, dẫu cho trống thúc thuế vẫn dội lên dồn dập,
vội vã ở ngoài đình, trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ đàn quạ vẫn hốt hoảng bay vù lên, lượn
thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đãm mây đen, nhưng câu chuyện về cái đói đã chuyển
hướng khác. Theo lời của cô con dâu, - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế
nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy. Tràng đã biết đến Việt Minh.
Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước
có lá cờ đỏ to lắm. Lá cờ đỏ đó vẫn bay phấp phới trong óc Tràng...
Hình ảnh kết thúc truyện đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin mãnh liệt, rằng Tràng và gia
đình bé nhỏ của anh, rằng hàng triệu những con người khốn khổ sẽ có lá cờ đỏ dẫn đường đi giành áo
cơm và sự sống cho mình. Đây chính là điểm khác biệt giữa Vợ nhặt với các tác phẩm cùng viết về đề tài
người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945.
5. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, hành trình giành giật sự sống từ cái đói, cái chết của những
người nông dân nghèo trong nạn đói 1945 đã được nhà văn Kim Lân dồn nén đến mức căng thẳng, đến
tận cùng của giới hạn ở tình huống truyện độc đáo. Tình huống trở trêu, éo le từ việc Tràng nhặt vợ được
tạo ra trong hoàn cảnh đối đầu khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa hi
vọng và tuyệt vọng, giữa cái ấm áp của tình người và cái lạnh lẽo thê lương của chết chóc…
Đặt nhân vật vào tình huống ấy để thử thách sức sống của con người, nhà văn muốn thể hiện tư
tưởng nhân đạo sâu sắc trong việc ngợi ca, trân trọng và đặt niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
Bằng giọng kể trầm buồn, Kim Lân đi sâu vào diễn biến nội tâm rất phức tạp và tinh tế của mỗi nhân
vật, nhận ra cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa sự sống và cái chết, giữa vị kỉ và vị tha, giữa thực tại
và ước mơ… trong những hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã, phát hiện ra thứ ánh sáng lấp lánh, sáng lên
trong mỗi con người, mỗi số phận, đó chính là tình người. Tình người sẽ xua tan u ám, thắp lên niềm
vui, niềm hi vọng để con người vượt qua khó khăn, sống tốt cho ngày mai.
Sức sống của một tác phẩm văn học phải được nẩy mầm từ cội rễ của những giá trị nhân văn sâu
sắc, và nở hoa cùng tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vợ nhặt của Kim Lân là tác phẩm như thế.
Trần Thị Thanh Nga
6. Báo Đà Nẵng – Chuyện đời và nghề của bậc tài hoa Kim Lân:
Sáng tạo trên cái nền hiện thực đời sống
Đối với nhà văn Kim Lân, cách mạng không chỉ mang lại sự thay đổi cuộc sống của bản thân và
gia đình, mà còn giúp đổi thay sự nghiệp cầm bút của ông. Khi tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc,
ông được gặp và trao đổi nghề nghiệp với các nhà văn Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn
Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài,... Từ đó, cách viết của nhà văn Kim Lân bắt đầu đổi khác, như lời
ông nói: trình độ một anh nhà quê viết theo bản năng, cảm tính mới dần dần thấy được công việc thực
sự của người viết văn chuyên nghiệp. Và bài học mà ông rút ra: “Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện
thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá
trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí đều dựa trên cái
nền là sự thật. Còn những truyện khác, kể cả Làng, hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi
không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác
giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo”.
Cái bịa hay sáng tạo trong tác phẩm văn học đôi khi lại trở nên thực, thậm chí rất thực hơn đời
thường. Đó cũng chính là một điểm mấu chốt thể hiện tài năng của nhà văn. Hiện thực chỉ là chất liệu

TÔN NGỌC MINH QUÂN 8


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
thô, qua lăng kính nhà văn thì hiện thực được thăng hoa. Như nhà văn Kim Lân lý giải: “Vì sao phải bịa?
Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩ gì thì chuyện đời thường hằng ngày tự thân đã có tiếng
nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như
vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn.
Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ
khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây
phút thăng hoa nhất của người viết không?”.
Một điều nữa mà nhà văn Kim Lân trăn trở khi trò chuyện với chúng tôi, đó là trong mấy mươi
năm nhiều cây bút thường viết chạy theo thời sự, nói về chính sách hay một cuộc chiến đấu nhằm cổ vũ
cho chính sách hay cuộc chiến đấu đó. Nếu so với hàng ngàn năm lịch sử dân tộc trước đây chỉ có một
số ít bài thơ yêu nước và thể hiện tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của Lý Thường Kiệt, Nguyễn
Trãi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu,... thì trong khoảng nửa sau thế kỷ XX, văn học Việt Nam xuất
hiện cả một bề dày tác phẩm đồ sộ viết về đề tài này. Ông nói: “Theo tôi, kháng chiến và mọi chính sách
chỉ nên quan niệm là cái nền của con người đang sống. Con người vẫn là quan trọng. Ngòi bút của tôi
hướng về cái đời thường, diễn ra hằng ngày, về quan hệ vợ chồng, con cái. Qua đó, tôi cũng có thể
thấy được chính sách hay cuộc chiến đấu nó có tác động vào đời sống như thế nào”.
Từ quan niệm như trên, nhà văn Kim Lân tỏ ra không thích kiểu dùng lý lẽ trong những trang
viết mang tính thời sự, một căn bệnh mà một số nhà văn từng mắc phải. Theo ông: “Dùng lý lẽ để thuyết
phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người
ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác, hết sức mềm mại thì người cầm bút phải viết như
chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống
thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình,
phải dám lên tiếng nữa”.
7. Kim Lân – Cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam:
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ
XX. Sự nghiệp văn học của ông tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn.
Từ những trang viết thành công về đề tài nông thôn
Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa
mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp...
Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà
văn Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời
gian.
Khác với tư tưởng của các cây viết cùng đề tài, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân vật
nghèo, dân lao động thô sơ vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa. Có lẽ ảnh hưởng
từ nét hào hoa, mã thượng với những thú chơi phong tục như chơi chim, chọi gà, đánh vật, đánh võ, chơi
pháo… của làng chợ Giầu, Phù Lưu mà hình ảnh làng quê và người nông dân trong văn học Kim Lân
không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Chính vì thế mà giá trị lớn nhất và cao nhất trong các tác phẩm của ông không phải giá trị hiện
thực là bản cáo trạng mà là giá trị nhân đạo. Từ bóng tối hoàn cảnh, Kim Lân muốn làm toả sáng một
chất thơ của hồn người. Ánh sáng của tình người toả ra hào quang đặc biệt của chủ nghĩa nhân văn tha
thiết và cảm động.
Tư tưởng này xuyên suốt trong các tác phẩm của Kim Lân và có thể nhận thẫy rõ nhất trong “Vợ
nhặt” – một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam. Chính nhà văn Kim Lân khi nói về
tác phẩm này đã cho biết: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết
về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một
truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy

TÔN NGỌC MINH QUÂN 9


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn
sống, sống cho ra con người".
Sau này vẫn viết về nông thôn, Kim Lân đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nông dân
trong cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất nhưng hoạt động phục vụ
cách mạng. Tuy thầm lặng, bình thường nhưng thật đáng quý trọng. Về phương diện này, nhà thơ Trần
Ninh Hồ viết: "Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo
đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà
văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy".
Nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm Kim Lân viết trước Cách
mạng tháng Tám đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ông là một ngòi
bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng của từng con
người, từng số phận riêng để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư, tình cảm con
người Việt Nam của văn học hiện đại.
8. Phỏng vấn Kim Lân về tác phẩm Vợ nhặt:
Thưa nhà văn, dịch đói năm 1944-1945 đã cướp đi rất nhều sinh mạng của đồng bào ta. Ở
các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha
mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh
xã hội đó, truyện Vợ Nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống
cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế?
Nhà văn Kim Lân:
Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần
dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến
bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con ngươì họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là
một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua
những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm
hồn họ. Có những người đói ngày ngày bới rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nằm cạnh
nhau bàn tán về chuyện làng quê, chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con
cái đi xin mang phần về cho, ông ta vẫn áo the, đội khăn xếp ngôì giữa nhà để ăn. Có người đói xô vào
cướp cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai nhưng
họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau:
Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về đạo đức,
danh dự.
Truyện Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn. Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì những cái đói khác
mà các nhà văn thường mô tả?
Nhà văn Kim Lân:
“Cái đói” là mỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề
tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của
con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý
tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt
hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn
hành hạ họ.
Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống?
Nhà văn Kim Lân:
Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết đến chương thứ V thì dừng lại. Sau
khi hoà bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn
ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng quê người ta ra chợ nhặt xác

TÔN NGỌC MINH QUÂN 10


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ. Chuyện
Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do tôi sáng tạo ra. Không thể có một bà mẹ như thế, một cô con
dâu như thế trong đời sống thực. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái
hoàn cảnh cùng đừơng ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự
sống, sự yêu thương nhau, không phải là sự giành giựt nhau. Hoàn cảnh đặc biệt quá nên câu chuyện là
lạ đó lại được hiện ra với vẻ chân thật. Vợ nhặt được rút ra từ tậpCon chó xấu xí, sau khi in ở tờ tuần báo
Văn. Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng
ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình,
đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, dù là rất mong manh.
Dân ngụ cư là dân đi ở đợ, không phải dân gốc nên thiệt thòi đủ thứ. Mở đầu truyện là mẩu hồi
ức “trước kia mỗi chiều” có vẻ yên ả nhưng cái hồi ức này quá ngắn, trôi qua quá nhanh. Hiện tại là cảnh
đói khát ủ rủ, cảnh những người ăn xin “xanh xám như bóng ma”, cảnh thây người chết “nằm còng queo
bên đường”. Vậy mà một buổi chiều anh chàng Tràng trở về với một vẻ mặt có “vẻ gì phởn phơ khác
thường”, một nụ cười tủm tỉm và “hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, bên cạnh lại có người đàn bà rón rén e
thẹn. Đó là một sự kiện quá ư lạ lùng giữa lúc người ta chỉ nghĩ đến sự sống – chết.
Tràng khi đó có ý thức được việc mình làm?
Nhà văn Kim Lân:
Tràng là anh chàng kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh. Trong thời buổi bấy giờ, hẳn Tràng chẳng
dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì thủ tục cưới cheo ngày đó rườm rà, tốn kém lắm. Vậy mà tự dưng anh
chàng lại “nhặt” được vợ. Sự kiện nhặt vợ quá buồn cười. Chỉ là một câu đùa, ai cũng biết là đùa, vậy mà
cô kia cũng theo. Điều đó chứng tỏ cô ta cùng đường và sẵn sàng xông vào, bấu víu vào bất cứ cái gì có
thể bấu víu được. Còn Tràng, tại sao lại dẫn cô ta về? Vì Tràng là một người nông cạn, không biết tính
toán như người khác, cũng không ý thức được về hoàn cảnh của mình. Anh ta chỉ chậc lưỡi, theo đúng
cách của người hay “ngửa mặt lên trơì cười hềnh hệch”. Đến lúc về tới xóm, trước ánh mắt, thái độ của
dân xóm, Tràng mới kịp nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Anh ta chỉ cảm nhận sự thay đổi,
còn ý nghĩa của nó như thế nào thì anh ta chưa thể hiểu.
Nhưng nhân vật thứ hai, người đàn bà thì hẳn hiểu hoàn cảnh của mình?
Nhà văn Kim Lân:
Thị đã ở bờ vực. Số phận Thị đã rõ ràng và Thị hiểu được điều ấy. Cho nên thị đi bên Tràng mà
đầu cuối xuống, chiếc nón rách “nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Thị mặc cảm, gần như nỗi mặc
cảm của người nhận lời bán mình trước sự chứng kiến của nhiều người khác. Chính thế nên khi đám trẻ
con mới đùa một câu thị đã tỏ vẻ khó chịu.
Tại sao việc Tràng và người đàn bà ngang qua xóm ngụ cư lại khiến cho những “khuôn mặt
hốc hác u tối” từ những hiên nhà xác xơ đột nhiên “rạng rỡ hẳn lên”? Sự xuất hiện của Tràng và
người vợ như thể thổi vào cuộc sống tăm tối tuyệt vọng của họ một luồng sinh khí tươi mát?
Nhà văn Kim Lân:
Trước kia, chiều nào Tràng cũng đi về qua xóm, nhưng hình ảnh đơn độc của Tràng không gây ra
bât kỳ một xao động nào trong đời sống của cái xóm ngụ cư tồi tàn ấy. Sự biến đổi chốc lát như thế phụ
thuộc vào hình ảnh người đàn bà bên Tràng. Mọi người bàn tán và cũng đôi phần đóan ra được câu
chuyện của Tràng. Họ đóan được bằng chính hoàn cảnh cuả họ. Việc lấy vợ lấy chồng luôn là một niềm
vui và quan trọng, nó chuẩn bị cho một cuộc sống khác, cuộc sống tương lai của đứá con. Nhìn Tràng và
người đàn bà, bất chợt họ cũng mơ hồ mơ đến tương lai của chính họ. Tràng đã khiến cho họ tin vào
cuộc sống thêm một chút.Nếu họ ý thức được niềm vui của mình trong giây lát đó, họ sẽ nghĩ rằng “Đó,
anh ta không những còn sống mà còn nuôi thêm được một người nữa trong hoàn cảnh này”. Nhưng
niềm vui trôi qua rât nhanh. Một tiếng “ôi chao” và lời than thở đưa họ về thực tại cuộc sống đói khát,
cùng quẫn, “họ nín lặng”.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 11


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Chuyện Tràng “nhặt” vợ là một sự lạ, nhưng mọi người như thể thừa nhận điều đó một
cách dễ dàng?
Nhà văn Kim Lân:
Sự kiện đó chỉ gây ra sự tò mò một chút ban đầu thôi. Do hoàn cảnh khắc nghiệt của đời sống,
mọi ngươì không còn đủ sức để nhận ra điều đó là ngược đời. Và nó còn được dùng như một cái thước
đo vô hình, kiểm lại cuộc sống hiện tại của họ. Nhưng câu chuyện của Tràng nhanh chóng không còn
được bàn tán nữa khi họ “ cùng nín lặng” hiểu ra số phận khắc nghiệt đang treo lơ lững trên đầu họ.
Khi người ta nhìn vào, bàn tán về mình, Tràng biết thế và lấy làm “thích ý” lắm, và hắn vênh vênh “
tự đắc với mình”. Có lẽ đến lúc này Tràng mới hiểu rằng hành động của mình pha một chút “anh hùng”,
“kiêu bạc” trong cuộc sống khó khăn hiện tại. Nhưng khi đi hết xóm ngụ cư thì Tràng lại đâm ra lo sợ,
Tràng sợ vì nuôi mình không đủ lại phải “đèo bồng” thêm một người nữa ư?
Nhà văn Kim Lân:
Tràng không có nỗi sợ đó. Nỗi sợ của Tràng là nỗi sợ phải “một mình” đối diện với người đàn bà.
Khi đi từ chợ tỉnh về, ngang qua xóm ngụ cư, những ánh mắt, tiếng cười của người khác đã làm cho
Tràng bớt cảm thấy sự có mặt của ngươì đành bà. Nhưng khi còn hai người ở “con đường sâu thăm
thẳm” vắng vẻ thì rõ ràng người đàn bà kia laàtoaà bộ cuộc sống bên ngoài đối với Tràng. Tràng phải
tìm hiểu nó. Tràng ý thức đầy đủ sự có mặt của thị là dành cho Tràng. “Hắn định nói với thị một vài câu
rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia”. Tại sao vậy?
Tại vì thực sự người đàn bà đi bên cạnh Tràng còn hoàn toàn xa lạ với Tràng.
Tại sao thị không cảm thấy mà Tràng lại cảm thấy như thế?
Nhà văn Kim Lân:
Tôi có chủ ý không tả tâm trạng của người đàn bà khi đó. Nếu tả kỹ quá thị sẽ mất đi sự “xa lạ”
không phù hợp với hoàn cảnh của câu chuyện. Sự yên lặng và xa lạ của thị khiến cho không gian như
đọng lại và cho Tràng cảm thấy thị ở thật gần mình. Điều này khiến Tràng đột nhiên “ hình như quên
hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày”. Tràng khi đó có lẽ đã quên tất cả, không phải với vẻ bất
cần mà là do hình ảnh thị đã dần xâm nhập và chiếm trọn cõi lòng của Tràng. Ở người “đàn ông nghèo
khổ” này cuộc sống đột nhiên “ mới mẻ” và lạ lùng. Đó là cảm giác có thật, nó “mơn man khắp da thịt”.
Có một điều thật ý nghĩa đang diễn ra với Tràng “Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và
người đàn bà đi bên”.
Nhưng tên, hoàn cảnh, quê quán, cha mẹ thị Tràng đều chưa biết. Người đọc có cảm giác
là “tình nghĩa” của Tràng đối với người đàn bà là không thật?
Nhà văn Kim Lân:
Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, tuy nhiên để có tình nghĩa người ta cần phải có thời gian để
thấu hiểu nhau. Đặt trong hoàn cảnh khốn khó lúc bấy giờ, khi mỗi người cần đến sự giúp đỡ nhiêù hơn
của người khác về cả vật chất lẫn tinh thần, thì Tràng là cái phai cuối cùng, là tất cả hy vọng của người
đàn bà. Vậy cái nghĩa của Tràng là sự gắn kết giữa con người với con người trong một hoàn cảnh cấp
bách. Hơn nữa đó còn là “nghĩa” cuả một người đàn ông nghèo không đủ khả năng lấy vợ bỗng dưng
được một người đàn bà “ưng thuận về không” làm vợ. Và khi cảm thấy có “tình nghĩa” với người đàn bà
thì sự đối diện của Tràng với chị ta không còn đáng sợ nữa.
Hoàn cảnh đã xô đẩy người đàn bà đến với Tràng. Vậy giữa họ liệu có tình cảm thực sự
không?
Nhà văn Kim Lân:
Sao lại không. Câu chuyện giữa hai người diễn ra như bất cứ với cặp tình nhân nào. Ban đầu là
bắt chuyện vu vơ, rồi trêu chọc nhau. Khi câu chuyện ra chiều “thân thân”, người đàn bà đã “tủm tỉm”
cười phá đi vẻ mặt cau có, ngượng ngập. Chị ta bắt đầu quen với hoàn cảnh mới. Và khi Tràng đuà “vợ
mới vợ miếc” và cười cợt, thị đã “phát đánh đét” vào lưng hắn. Đây là cử chỉ “tỏ tình” của thị đối với ân
nhân, nó đầy âu yếm và cũng đáng yêu. Nó là cho Tràng hạnh phúc. Anh chàng “thích chín ngửa cổ cươờ

TÔN NGỌC MINH QUÂN 12


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
khanh khách”. Cuộc sống thường thật khốn khổ bị quên lãng. Với Tràng, thị là người đàn bà thứ hai sau
mẹ annh yêu thương và cần đến anh. Yêu thương có thể chưa rõ nhưng cần thì đã rõ. Anh ta hớn hở vì
điều đó. Riêng với người đàn bà, hiểu hoàn cảnh mình nên cử chỉ “tỏ tình” trên kia vừa hàm chứa sự
biết ơn vừa tỏ thái độ ưng thuận.
Một lần nữa sự khắc nghiệt của cuộc sống phá tan niềm vui mong manh của hai người,
tiếng chó sủa váng lên làm Tràng thẹn thùng và xấu hổ, như thể có ai đó nhòm vào hạnh phúc
của anh. Hình như Tràng hiểu ra rằng anh ta đang xây dựng hạnh phúc của mình trên nền một
cuộc sống thật bất trắc và khốn đốn?
Nhà văn Kim Lân:
Đúng là anh ta có cảm giác đó. Anh ta phải xua cái cảm giác đó đi bằng cách “ nhặt một hòn gạch
vung tay ném mạnh một cái”, như thể ném thẳng vào những thách thức đau đớn của cuộc sống. Tràng
cảm thấy có lỗi đối với người đàn bà kia về chuyện không đủ tiền cưới xin,lỗi vì chưa xin phép mẹ, lỗi
cả chuyện hòan cảnh gia đình khốn đốn khó có thể cưu mang được thêm người nữa. Nhưng “ý nghĩ” này
của Tràng chứng tỏ Tràng đã có nhiều tình cảm với thị lắm. Cái mặc cảm ấy bây giờ mới nhận ra khiến
Tràng thốt lên “Mẹ bố chúng mày cắn gì thế”, “cắn gì thế” là tiếng chó sủa ngay trước cổng nhà Tràng ,
nơi Tràng phải thực sự đối mặt với tất cả những điều Tràng mặc cảm thấy.
Đi đến cổng nhà Tràng người đàn bà nhìn quanh và “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên nén một
tiếng thở dài”.Phải chăng thị thất vọng vì sự nghèo túng thái quá mà căn nhà của Tràng đập vào
mắt?
Nhà văn Kim Lân :
Không hẳn tiếng “thở dài” ấy là bởi nhìn thấy cảnh nghèo túng xác xơ của nhà Tràng. Thị chắc
thừa hiểu và đóan được hoàn cảnh của một người đi kéo xe bò thuê. Thị theo về nhưng trong lòng thị
vẫn chưa dứt khoát lắm. Thị theo như một sự liều mình. Nhưng khi đặt chân vào ngõ, khi không thể
thêm lần thay đổi được tình cảnh, phải thực sự chấp nhận cuộc sống mới dù cuộc sống đó có thế nào đi
nữa, thì một tiếng thở dài và không tránh khỏi.
Dẫn thị vào nhà, Tràng tỏ ra bối rối. “Tràng quay lại nhìn thị cười cười” cố tỏ vẻ tự nhiên
cho thị và cũng cho cả mình, Tràng nói đùa: “ không có người đàn bà nhà cửa thế đấy” Nghe câu
đó thị lại “ nhếch mép cười nhạt nhẽo”.Có lẽ, thị không hề có ý “khinh thị” cái từ “ nhà cửa” mà
Tràng gán cho túp lều tồi tàn của mình. Vậy thị “nhếch mép” vì điều gì?
Nhà văn Kim Lân:
Thị “nhếch mép” nhạt nhẽo vì ý khác. Thị tủi cho cái thân phận của thị, thân phận theo trai vì
đói: thị biết thị theo Tràng chỉ vì đói và như thế không xứng đáng gì với tư cách người đàn bà trong gia
đình Tràng vừa gán cho.
Nhưng Tràng lại bối rối thật sự, Tràng sợ mất thị do hoàn cảnh của mình ư?
Nhà văn Kim Lân:
Đúng thế. Ở đây diễn ra một tình cảnh khá lạ lùng. Tràng “nhặt” được một người đàn bà nhưng
rồi lại sợ mất thị. Cảnh nghèo đói đã hiện lên rõ ràng. Tràng thấy có tội vì đã che giấu mà không thể kể
cho thị nghe trước. Sự im lặng của thị, nỗi mặc cảm của thị Tràng không hiểu nổi. Hơn nữa Tràng không
thể tự quyết được tất cả mọi việc. Còn ý kiến của bà cụ Tứ nữa chứ. Liệu mẹ có đồng ý không? Sự chờ
đợi mẹ về thật nặng nhọc với Tràng. “Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc” rồi “ lấm lét bước vội”
ra sân. Tràng sợ rằng người đàn bà sẽ bất ngờ từ chối không làm vợ Tràng nữa. Tràng không dám trở lại
nhà mà chỉ luẩn quẩn ở sân, ở ngõ. Một lần nữa, Tràng sợ đối diện với thị, nhưng không phải vì sự “xa
lạ” như trước mà sợ sự “đột nhiên từ chối”.
Khi viết, ý nghĩa ấy có lúc loé lên trong đầu ông không? Thị cũng có thể bỏ Tràng để đi ăn
xin hay “theo” một kẻ khác khá hơn chứ?
Nhà văn Kim Lân:

TÔN NGỌC MINH QUÂN 13


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Không bào giờ. Thị đã có sẵn mặc cảm về thân phận mình cho nên đã chấp nhận hoàn cảnh sống
với đôi mắt vô hồn nhìn “bần thần” đâu đó. Thị chỉ dám ngồi ở mép giường. Sự “ngồi mớm ở mép giường”
và hai tay vẫn không rời cái thúng, chứng tỏ thị hơn ai hết hỉu rõ số phận của mình.
Trong tâm trạng bồn chồn của Tràng và sự tủi thân câm lặng của cô vợ, việc bà cụ Tứ trở
về đã xua tan được không khí bế tắc. Tràng vui vẻ hẳn, còn người đàn bà lạ cất một câu chào ấp
áp: “U đã về ạ”. Bà cụ Tứ có ngỡ ngàng chút ít, nhưng bà cũng đồng ý chóng vánh. Không thấy bà
lục vấn hỏi han gì con trai, điều mà các bà mẹ thường làm. Vậy trong mạch truyện, sự đồng ý
nhanh chóng của người mẹ có quá gượng ép?
Nhà văn Kim Lân:
Chúng ta nên hiểu tâm trạng của bà mẹ. Bà cụ Tứ ngay từ khi về đến nhà đã bị ngạc nhiên vì sự
vui vẻ và chờ đợi “nóng cả ruột” của con trai mình. Bà càng ngạc nhiên khi có người đàn bà lạ ở trong
nhà mà lại đứng ở “đầu giường thằng con”. Ngươì đó lại chào bà bằng u. Cái cảnh đó chưa được giải thích
đến nỗi bà cụ tưởng nhầm mình đang mơ thấy cái Đục – cô con gái đã chết hiện về. Và khi Tràng giải
thích, bà “nín lặng” hiểu ra mọi chuyện. Bà tủi phận vì đã không xứng đáng là một người mẹ, không lo
cho con một cách đàng hoàng như người khác. Hơn cả đứa con, bà hiểu rõ hơn hoàn cảnh của chúng.
“Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy mình. Mà con mình mới có vợ được” bà
nghĩ. Có thể bà hơi ngao ngán về chuyện đó một chút nhưng cảm giác “hàm ơn” đối với ngươì đàn bà là
nhiều hơn, người đã giúp bà “lo” cho con trai bà bằng cách làm vợ anh ta. Bà không dám tin rằng “ Chúng
nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này”. Ý nghĩ về cuộc sống tương lai, và hiện tại gian nan có
người đàn bà lạ tham dự vào một cách bà đồng ý với Tràng . Cuộc sống không cho họ đòi hỏi nhiều hơn.
Dù họ có vật lộn, có làm khó dễ, có khó tính đòi hỏi điều này điều nọ thì câu trả lời cho họ vẫn là cái đói
treo lơ lửng trước mặt.
Tương lai của cặp vợ chồng mới nay như bóng tối trong con mắt bà. “Bà lão đăm đăm nhìn
ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt”. Xen vào ý nghĩ tối tăm, hiện thực cuộc sống đồng thanh
xác nhận điều đó bằng mùi trấu khét lẹt ở nhà những người chết. Bà nghĩ đến cuộc đời bà và
ngầm so sánh với cuộc sống của cặp vợ chồng này. Chúng chỉ có một điểm chung là không một
chút nào tươi sáng. Bà nhắc “Con ngồi xuống đây”. Lời nhắc này có ý nghĩa với lời chào thuận
lòng của người mẹ. Bà thực sự chấp nhận thị là con dâu bà hay do hoàn cảnh mà bà phải chấp
nhận?
Nhà văn Kim Lân:
Cuộc gặp đầu tiên đó không có cái ý nghĩa “mẹ chồng con dâu”. Cái tình cảm chiếm nhiều nhất
trong lòng bà cụ Tứ là tình cảm “thương xót” một người đàn bà cùng đường. Hơn nữa, có một nỗi “hàm
ơn mơ hồ” luôn bám lấy bà. Ngươì đàn bà đã giúp bà cái việc không thể làm cho con trai là lấy vợ cho
anh ta.
Ở đoạn văn này, tại sao tác giả lại không phân tích tâm trạng của người đàn bà, tâm trạng
nơm nớp vì có lẽ bà cụ Tứ sẽ không bằng lòng?
Nhà văn Kim Lân:
Tôi vẫn có ý định không mô tả trực tiếp trạng thái tâm lý của người đàn bà. Tôi muốn qua cách
nhìn của Tràng, của bà cụ Tứ để làm nổi bật lên sự hiện diện của chị. Ở đây, mỗi khi thay đổi cách gọi :
người đàn bà, thị, ả là một lần “nhân vật vợ mới” thay đổi vị trí trong hai con người kia. Bà cụ không còn
giấu cảm nghĩ của mình nữa. Bà kể lể về đám cưới với dăm ba mâm cỗ cho hàng xóm, họ hàng, nhưng
“nhà nghèo” và “năm nay thì đói to” nên chỉ cần “chúng mày hoà hợp là u mừng”. Sự thành thật xen lẫn
nỗi đắng cay khiến bà khóc. Bà khóc vì lo cho cái hạnh phúc mong manh của con trai khó có thể giữ nổi
trong cuộc sống đói khổ này.
Tràng hồi hộp, háo hức chờ mẹ và khi bà cụ Tứ đồng ý , “Tràng thở đánh phào một cái”,
như vừa trút hết gánh nặng. Như vậy là Tràng chính thức có vợ. Nhưng Tràng có hiểu được những
giọt nước mắt của mẹ?

TÔN NGỌC MINH QUÂN 14


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Nhà văn Kim Lân:
Tràng hiểu bà mẹ chỉ nhìn thấy ở việc mình có vợ những viễn cảnh tăm tối. Đó chính là điều đặc
sắc của Tràng. Tràng tin tưởng ở mình, tin tưởng ở những điều tốt đẹp nẩy sinh từ lòng mình. Những
điều đó không thể có một kết cục tệ hại được. Có thể là ý nghĩ nhất thời nhưng Tràng phải nhắc nhở mẹ
và vợ về điều này.
Và ngọn đèn Tràng thắp lên đã an ủi cả mấy người?
Nhà văn Kim Lân:
Tràng “hầm hầm bước vào” và “đánh diêm đốt đèn”. Hành động kiên quyết tạo ra một hình tượng
“Ngọn đèn tỏa sáng căn nhà tối tăm”. Tại sao Tràng không thắp đèn ngay khi về nhà? Bởi Tràng chỉ thắp
khi phải củng cố niềm tin dù là nhỏ nhoi cho người khác. Ngọn đèn vừa mang biểu tượng cho một tương
lai tươi sáng, vừa liên kết gắn bó ba người lại với nhau – ba con người đói rách. Ngọn đèn là niềm yêu
thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên trên số phận buồn thương của họ. Và khi thấy sáng , bà
lão “vội vàng lau nước mắt”. Rõ ràng là căn nhà và trong lòng bà lão đều tối như nhau. Ánh sáng như
một lời hứa quyết tâm của người con trai gửi đến bà mẹ. Dầu đắt thế nhưng bởi có vợ mới nên con trai
bà cũng mua được cơ mà. Tuy nhiên đèn sáng lên bà cũng chỉ “uể oải” đứng dậy đi nằm. Cái rạng rỡ của
ánh sáng cũng chỉ là một viễn cảnh quá xa.
Ánh sáng soi rõ lòng bà mẹ và một lần nữa ngọn đèn tỏa dọi vào cuộc sống chung của đôi
vợ chồng mới?
Nhà văn Kim Lân:
Thực tại luôn luôn kéo người ta lại với nó. “Tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”
đã lấy mất không khí lãng mạn ngọn đèn vừa mang đến.Cả hai một lần nữa lại “sượng sùng” khộng biết
nói gì. Hình ảnh thực nhất là hình ảnh “ngọn đèn” hạnh phúc tương lai soi dọi họ và “kéo dài hai cái
bóng trên vách”. Hai cái bóng đó chính là cuộc sống thực của họ. Hai cái bóng lờ mờ, lê thê, khốn khổ.
Sự thât trần trụi họ phải tiếp nhận là như thế.
Đêm tân hôn của cặp vợ chồng là đêm hạnh phúc. Mọi khó khăn đều tạm thời quên đi. Hai
người hưởng cái niềm vui tột cùng mà thiên nhiiên trao tặng. Nhưng cái niềm vui ấy được bao
quanh bởi “tiếng khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Một đêm tân hôn trong tiếng khóc người chết và mùi
trấu hun khê nồng. Tràng có cảm thấy hạnh phúc không?
Nhà văn Kim Lân:
Tôi tả đêm tân hôn trong hòan cảnh đó và để phân tích xem hạnh phúc tột cùng đó có chiến thắng
cái đói không. Tràng hạnh phúc. Trong khung cảnh tăm tối và ghê rợn như thế nhưng niềm vui của con
người vẫn không mất đi. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy rất muộn khi “mặt trời lên bằng con sào”, chứng
tỏ niềm hạnh phúc mà anh được nếm trải. Anh ta trở thành một con người khác. Một người chồng thực
sự. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xoí vào hai con mắt” của Tràng và mọi thứ bỗng nhiên thay đổi.
Đó là thay đổi thực hay Tràng chỉ cảm thấy thế?
Nhà văn Kim Lân:
Cuộc sống thay đổi thực dù không nhiều với gia đình ấy. Tràng thấy mọi thứ “mới mẻ, khác lạ”.
Nhà cửa, vườn tược được thu vén gọn gàng. Các lu đựng nước đầy ắp. Quần áo cũ được giặt giũ và phơi
nắng. Một nếp sống khác bắt đầu xuất hiện. Người làm thay đổi nếp sống ấy là người vợ đang “quét lại
cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Cái âm thanh ấy, ngày thường Tràng cũng nghe
nhưng chưa bao giờ gợi cảm như thế. Người vợ mới muốn quét mạnh tay để tạo ra những âm thanh rộn
rã khẳng định sự có mặt của mình trong ngôi nhà.
Cảnh tượng đó đã khiến Tràng thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”. Tràng
là con, là chồng, Tràng có nhiều trách nhiệm hơn với ngôi nhà. Cái trách nhiệm, cái niềm vui của
cuộc sống mới đã khiến cho Tràng có “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong
lòng” và “cũng muốn làm một việc gì để dự phần sửa lại căn nhà”. Tất cả mọi người đều hiểu phải
tiến gần nhau hơn?

TÔN NGỌC MINH QUÂN 15


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Nhà văn Kim Lân:
Ở đây tôi không chủ tâm diễn tả cái đói mà là muốn thể hiện cuộc sống của một cặp vợ chồng mới
trong nạn đói. Cho nên cuộc sống đói khổ chỉ là cái nền thôi. Tuy nhiên chính vì nó mà niềm vui của cặp
vợ chồng luôn bấp bênh. Ở đây có một ẩn ý: Cả ba người đều không quên thực tại và cố gắng của họ là
tìm thấy niềm vui trong cuộc sống tối tăm. Cái bữa ăn đầu tiên ba người ngồi ăn chung mang ý nghĩa
như bữa “tiệc cưới” tội nghiệp. “ Giữa cái mẹ rách có độc một chùm rau chuối thái rối và một đĩa muối
ăn với cháo”. Sự tồi tàn của bữa ăn trong tương phản niềm vui của họ. Họ đều “ăn rất ngon lành” và
“vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn gia cảnh”. Họ gắn bó nhau và yêu thương nhau hơn. Tràng trở nên ngoan
ngoãn và nghe lời mẹ. “Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại hòa hợp thế”. Tầm quan trọng của bữa
ăn đầu thật rõ. Nhưng “tiệc cưới” kéo dài không lâu, mỗi người chỉ được hai lưng cháo “lõng bõng”. Màn
cuối của bữa hòan toàn phủ phàng khiến mọi ngươờ nhớ đến thực tại khắc nghiệt. Cô dâu đón lấy bát
ăn và “đưa lên mắt nhìn” rồi “ hai con mắt thị tối lại” vì cảm nhận tận cùng cái cơ cực của cuộc sống
mới. Nhưng thị đã “điềm nhiên và vào miệng”. Đấy dù sao cũng là lối tốt nhất cho cuộc đời của thị.
Nồi cháo cám đã đập tan không khí vui tươi ở phần đầu bữa ăn. “ Bữa cơm từ đấy không
ai noí câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau, một nỗi tủi hờn len vào tâm
trí mọi người”. Trong sách văn học lớp 12, phần được trích giảng cũng dừng ở đoạn này. Câu văn
dường như bóc nốt lượt cuối lớp vỏ bên ngoài của cuộc sống để cho cả ba thấy cái “đắng chát”,
“cái nghẹn bứ trong cổ”. Cuộc sống không báo hiệu một tia hi vọng nào?
Nhà văn Kim Lân:
Thực ra với tứ truyện “Vợ nhặt” truyện nên kết thúc ở đây. Thâm tâm tôi cũng định thế nhưng do
điều kiện của tờ báo bấy giờ , truyện mới được kéo dài ra thêm. Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh
thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả. Có tình người là có cuộc sống. Có tình ngưòi là có
hy vọng vào tương lai.
Thưa nhà văn, đoạn nào trong truyện là đoạn gây xúc động nhất cho riêng nhà văn?
Nhà văn Kim Lân:
Phần gây xúc động nhất cho tôi khi đọc lại truyện là đoạn bà cụ Tứ trở về. Ở đây tình của người
mẹ thật lớn. Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Bà không chỉ thương con trai mà
còn đầy lòng thương xót với người đàn bà cùng quẫn kia dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó
chính là bản chất nhân đạo trong tâm hồn con người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện.
Xin cảm ơn ông.
(Kim Lân, ‘Vợ nhặt’, in trong Tác giả nói về tác phẩm, Hỏi chuyện các tác giả có tác phẩm giảng
dạy trong nhà trường, Nguyễn Quang Thiều chủ biên, Nxb Trẻ, 2000)
9. Nạn đói năm Ất Dậu đã đi vào văn chương như thế nào ?
“Vợ nhặt”, “Một bữa no”, “Chuyện cũ Hà Nội” là những tác phẩm nổi tiếng mà khi đọc, người
ta rùng mình với một sự kiện thương đau đã qua.
Nạn đói khủng khiếp chắc chắn đã ám ảnh các nhà văn, để từ đó, họ viết nên những truyện,
những hồi ký ám ảnh người đọc về sau.
‘Chữ nghĩa tôi run rẩy khi viết về nạn đói’
Về nạn đói, Tô Hoài viết: “Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp
ấy”, viết về nạn đói thì tác giả Dế Mèn thấy “chữ nghĩa tôi run rẩy, thổi bay được. Khủng khiếp quá”.
Vậy, những chuyện gì đã ám ảnh Tô Hoài khiến mấy chục năm sau nhà văn lão thành vẫn rùng mình?
Trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài với tư cách một nhân chứng đã ghi lại muôn mặt đời thường của
Hà Nội những năm 1930-1945.
Ông kể trong nạn đói, trẻ em bị rẻ rúng, được đưa đi buôn bán như mua gà bán lợn: “Lại thêm
người đói các nơi ùn tới. Trong đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con. Ở làng tôi, người quảy trẻ
con sang bán ở các chợ bên kia sông Hồng. Có người chuyên đi buôn trẻ con, như thời thường mua bán

TÔN NGỌC MINH QUÂN 16


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
gà lợn. Nhưng đâu bây giờ cũng hết cái ăn, ai còn mua trẻ con làm gì. Bắt đi lắm khi lại dắt về. Khốn
khổ”.
Hà Nội tuy không phải là nơi nạn đói hoành hành, nhưng người đói đổ về đây những rất nhiều.
Phố phường Hà Nội trong cơn đói được miêu tả: “Càng phấp phỏng, càng hoảng hốt khi trông thấy lũ
lượt người đói các nơi kéo vào… Người ngồi, người chết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày đêm xe kéo xác chết
lầm lũi qua”.
Ánh mắt của những nạn nhân cơn đói được Tô Hoài khắc đi khắc lại trong bài Chết đói. Ở mấy
làng ven nội thành và trong thành phố thì “chỉ bị khiếp đảm xanh mắt về nạn đói, chưa đến nỗi phải
chết”.
Hay nhà văn viết về anh Bùng - người bị suy kiệt vì đói: “Tôi vẫn nhớ cái cổ cò lộ hầu, đôi mắt
tinh nhanh khi anh nói trước đây, khác hai con mắt anh lờ đờ những ngày đói”.
Vinh - con nhà dì của Tô Hoài - cũng đói xanh mắt: “Có gì mà ăn lúc này! Chân tay nó khẳng khiu,
xám ngắt. Tôi có thể đoán cái đói bằng con mắt Vinh. Mắt Vinh cứ xanh dần lên. Có hôm mắt nó xanh lét
như mắt mèo. Đói xanh mắt - có thế thật. Các cụ ngày trước đã ví chẳng sai".
Những dáng người ban đầu còn khỏe, sau suy kiệt dần được Tô Hoài miêu tả: "Mới hôm nào anh
Bủng khỏe mạnh hẳn hoi mà bây giờ xanh rớt. Người vốn gầy cao lêu đêu, cứ rạc đi như que. Vào nhà
tôi, hai bàn chân anh đễ nề to ra, không bước lên nổi thềm đá bậc cửa”.
Hay một người tên Hiền - cùng tuổi, cùng xóm với Tô Hoài: “Hiền phải lê la kiếm miếng trên chợ,
trông đã tã lắm, ngụp đến nơi rồi. Hiền ngồi một chỗ, đầu rũ xuống, thở khù khừ như con mèo ốm”.
Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài cũng trích lại những thông tin về nạn đói của phóng viên tờ Tin
Mới. Những thông tin này bị kiểm duyệt của phát xít Nhật cắt bỏ, nhưng thợ in đã đem cho Tô Hoài
chuyển cho báo Cứu Quốc.
Đoạn trích này cho thấy trong cơn đói, người ta chôn cả những người còn thoi thóp: “Khi đi nhặt
xác, gặp ai ngắc ngoải, bọn này cũng lôi đi chôn, vì nếu có để lại thì rồi cũng đến chết nốt. Lúc bị vùi
xuống hố, những người ấy còn chắp tay van lạy nhưng bọn người đi chôn cũng cứ lấp đất đi vì không
chôn được người thì không được trả công”.
Ở bài Chết đói, Tô Hoài cũng kể việc ông và những người thân trong gia đình, bạn bè lao đao vì
nạn đói: “Năm ấy, Nam Cao lên ở với tôi. Viết truyện kiếm thêm, năm thoảng ba thì mới được cầm đồng
tiền. Nam Cao dạy mấy đứa cháu anh Khôi tôi ở làng trên. Anh Khôi đã ý tứ trả công thầy giáo bằng gạo.
Phỏng thử chẳng có những xó gạo ấy, không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh, hay còn thế
nào nữa”.
Bài Ô Cầu Dền trong tập tản văn Bát phố, nhà văn Bảo Sinh nhắc về nạn đói: “Năm 1945, đây là
mả chôn chung của nạn nhân chết đói. Hàng ngày, xe bò chở đầy xác chất trên phủ mảnh chiếu, chân
tay thò ra ngoài, lọc cọc, rập rình, xe đu đưa những cánh tay, cẳng chân cũng đu đưa theo. Xác chết được
đổ đầy vào một cái hố chôn chung, sau đó lấp đất phẳng, không có dấu hiệu mồ mả gì cả”.
Cái đói, cái chết đi vào những dòng thơ đầy nhân văn của nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao. Trong bài Chiếc
xe xác qua phường Dạ Lạc, Văn Cao viết: “Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác/ Đi vào ngõ khói công yên/ Thấy
bâng khuâng lối cỏ hư huyền/ Hương nha phiến chập chờn mộng ảo/ Bánh nghiến nhựa đường nghe sào
sạo/ - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe/ Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề/ Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi
vực.."
Bi kịch của phận người trong cơn đói
Nhà văn Nam Cao - người được Tô Hoài cho biết sống sót qua nạn đói nhờ ít gạo trả công dạy học
- dường như ám ảnh lớn với cái đói. Các truyện ngắn của ông, mỗi truyện khắc họa một bi kịch khác
nhau của phận người trong cái đói, cái nghèo.
Truyện Trẻ con không biết đói mở đầu: “Người mẹ bê rổ chuối luộc lên. Ba đứa con nhỏ sà ngay
đến y như những con gà con trông thấy một đoạn giun trên mỏ mẹ”.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 17


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Hoặc nhân vật bà lão trong Một bữa no được miêu tả với hoàn cảnh đói triền miên: “Hơn ba tháng,
bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa.
Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào
cũng cho như vậy?”
Bà đói, khóc, cho đến lúc không còn sức mà khóc nữa, thì chợt “sáng trí”, nghĩ ra đứa cháu đang
đi ở cho nhà bà phó Thụ. Bằng tất cả sức lực còn lại, bà lão đi thăm cháu.
Đoạn hội thoại đầy nước mắt khi bà lão gặp “cái đĩ” cháu bà đã cho thấy tất cả tình cảnh đói cùng
quẫn: “Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm”, “Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn”.
Một người đói quá lâu, cho tới khi có được một bữa no thì cơ thể không thể chịu được bữa no bất
thường ấy, rồi bà lão lăn ra chết. Ở đây, khi có được một miếng ăn rồi, người đói cũng chẳng thể thoát
khỏi bi kịch.
Truyện Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí của Kim Lân trở nên quen thuộc với bao độc giả vì
trích đoạn tác phẩm này được đưa vào chương trình giảng dạy văn học trong trường phổ thông. Truyện
lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 tràn lan khiến người chết như ngả rạ, người sống dật dờ như những bóng
ma.
Tràng là người xấu xí thô kệch, làm nghề kéo xe bò thuê và sống trong xóm ngụ cư cùng mẹ già.
Trớ trêu thay, chỉ bởi nạn đói mà người như Tràng “nhặt” được vợ. Với một bữa ăn bốn bát bánh đúc,
lời chọc ghẹo bâng quơ: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Thì lên mà đẩy xe bò với anh”, mà có cô gái theo
Tràng về làm vợ.
Trước cái đói, phải đối diện tử thần, nhiều người mất nhân tính, cốt có cái đưa vào miệng. Nhưng
trong hoàn cảnh ấy, vẫn có những câu chuyện xúc động.
Truyện ngắn Tình người trong tập Hai chậu lan tố tâm của Phan Du, kể về Thuận - 15 tuổi mồ cô
cha mẹ, đi theo chuyến xe xác của ông Cẩm - 65 tuổi, người chuyên kéo xe chở xác chết tới bãi tha ma.
Trong cái nghèo, cái đói, và sự cô độc ấy, hai mảnh đời tìm thấy hơi ấm tình người qua một cái
siết tay, một nén nhang cho người chết không ai đưa tiễn.
10. Nhân vật “Vợ nhặt”:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
(Ca dao)
Thân phận người phụ nữ thời phong kiến đã tội nghiệp như vậy đấy. Vậy mà, dưới ách áp bức
của Pháp, Nhật trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, thân phận của họ còn đáng thương hơn
nữa. Kim Lân, một nhà văn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống cũng như con người thôn quê, sau khi
hòa bình lập lại (1954), dựa vào một phần tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” (viết sau Cách mạng tháng Tám 1945
nhưng chưa hoàn thành và mất bản thảo) đã tái hiện lại bức chân dung chân thật, sinh động của người
phụ nữ năm đói với những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong người “vợ nhặt”_nhân vật trong
“Vợ nhặt”_tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân, rút từ tập “Con chó xấu xí” (1962).
Người “vợ nhặt”_nhân vật chính được lấy làm nhan đề cho tác phẩm_ vậy mà suốt từ đầu đến
cuối đều không được gọi bằng một cái tên cụ thể nào, cũng chẳng biết gốc tích, lai lịch ra sao. Có quan
trọng gì với những con người đang đứng bên bờ miệng cái chết? Những lần gặp gỡ giữa thị và Tràng
cũng chỉ như bèo nước gặp nhau, đâu cần chào hỏi, đâu cần biết đối phương là ai. Cái đói đã hai lần đẩy
người đàn bà này lại với Tràng. Nhưng giữa hai lần đói, thị đã biến đổi ghê gớm: từ cô gái khỏe mạnh
“liếc mắt, cười tít”, “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, qua ít hôm đã trở nên “rách quá, áo quần tả tơi
như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt” khiến Tràng
không nhận ra được. Thế mới biết, cuộc sống đối với thị đã khắc nghiệt đến thế nào! Không còn một chút
nét tươi tắn, không đưa đẩy tình tứ, lần gặp thứ hai này thị “sầm sập chạy đến”, đi ngay vào vấn đề, trách
móc Tràng bằng những lời lẽ khá thô tục vì đã không giữ lời hứa. Không cần giữ thể hiện, yêu cầu bức
thiết nhất của thị lúc này là được cho ăn. Vì thế mà khi Tràng tỏ thiện chí: “Đấy, muốn ăn gì thì ăn” thì

TÔN NGỌC MINH QUÂN 18


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
“Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên”. Cái đói khiến thị “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh
đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Trông thật đáng thương! Với cái cách ăn ấy thì chỉ có thể là đói lâu ngày
rồi. Cách kết thúc bữa ăn cũng rất hồn nhiên theo kiểu đói: “cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”,
vừa có vẻ khoái trá, vừa có vẻ tiếc rẻ. Rồi, với câu nói “tưởng là nói đùa” của Tràng: “Này nói đùa chứ có
về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, “thị về thật” mà không một điều kiện ràng buộc nào.
Giữa lúc mà “Người chết như ngả rạ” thì người đàn bà này đã bị đẩy đến chỗ cùng đường liều lĩnh rồi.
Cứ nhìn cái cách thị ăn đủ hiểu. Ai biết được chẳng bao lâu nữa thị cũng sẽ là một giữa bao nhiêu cái xác
“nằm còng queo bên đường”? Cái đói như con ác thú mà bọn Pháp, Nhật nuôi tạo đã ngốn lấy thị, hút đi
bao nhiêu là sinh khí, phẩm giá, lòng tự trọng, để rồi nhả ra là con người bé mọn, dường như vô nghĩa
mang tên “vợ nhặt”. Ôi chao là xót xa, tủi hổ! Thị như đứa con hoang mà chính sách bóc lột tàn bạo của
những kẻ thống trị đã sản sinh rồi vứt ra đầu đường xó chợ trong cuộc sống tha phương cầu thực, mặc
kệ sự sống chết, may mắn được anh cu Tràng_một chàng trai ngụ cư nghèo, xấu xí, nhưng đôn hậu, vui
vẻ và tốt bụng “nhặt” về. Có bao giờ con người bị “mất giá” như thế này chăng? “tấm lụa đào phất phơ
giữa chợ” ít ra còn đổi được vài đồng, đằng này, thị theo không Tràng…
Ừ thì theo không! Ừ thì bé mọn! Lẽ nào lại khoanh tay chờ chết!? Người đàn bà mà Tràng “nhặt”
về ấy, tưởng như là vô nghĩa, tưởng như còn là gánh nặng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả
biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, vậy mà lại có sức mạnh diệu kỳ làm cho vẻ mặt đăm chiêu, lo
lắng ngày thường của Tràng trở nên “phấn khởi”, “tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp
lánh”; lũ trẻ ủ rũ đi vì đói thích đùa trở lại; còn với những người hàng xóm khác: “Những khuôn mặt hốc
hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”. Phép màu còn xảy đến với cả thị, làm mất đi ở thị sự dạn
dĩ, táo bạo mới rồi, chỉ còn lại những “rón rén, e thẹn” của cô dâu mới về nhà chồng. Là sự việc hi hữu
chỉ có trong nạn đói, sự việc lạ lùng xảy ra giữa nạn đói, sự việc có vẻ ngược đời nhưng lại là “cái gì lạ
lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối”. Sự xuất hiện của người “vợ nhặt” vừa là tiếng búa
đinh óc của hiện thực khốc liệt nhưng ánh sáng phát ra từ đó cũng đẹp lạ lùng. Có sức biến cải, dù chỉ
trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Đó là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội đương thời, nơi mà giá trị con
người trở nên rẻ mạt, gần như vô nghĩa; đồng thời, là tiếng nói đầy nhân đạo về khát vọng sống, khát
vọng hạnh phúc luôn tiềm ẩn trong mỗi con người mà ở đây người “vợ nhặt” cũng không ngoại lệ.
Sau phút phấn chấn, hiện thực lại dội đến: “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết
có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Không chỉ là những người hàng xóm “cùng nín
lặng”, trước “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc đầy cỏ dại”, hẳn người “vợ nhặt” cũng
thất vọng đi nhiều lắm nên đi “lẳng lặng”, “cái ngực gầy lép nhô lên” có lẽ không chỉ để nén tiếng thở dài
thôi đâu. Tôi thấy ở đó cả sự gồng mình chống chọi. Người đàn bà ấy những mong bấu víu lấy sự sống
từ nơi Tràng. Thế mà, tội nghiệp thay, nơi bấu víu ấy lại cũng rất mong manh. Rồi mai cuộc sống sẽ sao
đây? Trong gương mặt “bần thần” của thị có lẽ không chỉ là lo âu về cuộc sống. Người mẹ chồng biết có
chấp nhận cô khi mà “Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào”? Hành động “cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt” trông tội nghiệp, thảm thương quá! Đã lộ rõ bao lo âu, mặc cảm về thân phận. Nếu bà
cụ Tứ có ruồng rẫy, chắc cô cũng chỉ biết khóc thôi!
May thay, người mẹ già ấy đã đón nhận cô bằng cả sự đồng cảm, thương xót lẫn biết ơn: “Người
ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được”.
Nhắm mắt bước liều, người phụ nữ này đã may mắn gặp được những con người giàu lòng nhân ái. Dẫu
có lo âu cho tương lai, ít ra cô cũng đã có một gia đình, một nơi để dựa dẫm, phấn đấu và hi vọng. Đây
vẫn là niềm hạnh phúc nho nhỏ của cô, trả cô về an phận trong vai một người vợ hiền, một nàng dâu
thảo. Nếu lúc đầu, cuộc sống khắc nghiệt với cái đói ghê người đã hóa đá tâm hồn và nữ tính của cô thì
giờ đây, hạnh phúc gia đình như những tia nắng ấm đã khiến chúng hồi sinh trở lại. Người đàn bà trở
nên “hiền hậu đúng mực” chứ không “chao chát, chỏng lỏn” như lúc ở chợ tỉnh nữa. Từ chỗ vô nghĩa
giữa cuộc đời, giờ đây, trong ngôi nhà này, sự tồn tại của cô đầy ý nghĩa: nhà cửa, sân vườn “đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng”; Tràng “thấy hắn nên người”, “vui sướng, phấn chấn”, có ý thức

TÔN NGỌC MINH QUÂN 19


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
trách nhiệm; “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà
rạng rỡ hẳn lên”. Trong tận cùng của đói khát và chết chóc, người đàn bà này đã đến, nhen nhóm ở đây
một tổ ấm, một cuộc sống mới…
Thế thì… phải ăn mừng chứ nhỉ!? Bữa cơm được dọn ra, bữa cơm mừng nàng dâu mới giữa những
ngày đói thật thảm hại: “Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng hai bát đã hết nhẵn”, còn cái món
“chè khoán” hóa ra lại là cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. Người “vợ nhặt” hai mắt “tối lại” nhưng
vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Chấp nhặt chi cái lúc này! Nhất là khi Tràng và bà cụ Tứ đã mở rộng
lòng đón cô. Trong thái độ ngoan ngoãn ấy chứa đựng cả sự vị tha và thông cảm. Nhưng dẫu sao, bát
cháo cám vẫn là cái hiện thực khốc liệt để “nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người” mặc cho bao lời đon
đả, bao viễn cảnh tốt đẹp mà bà cụ Tứ cố gợi ra. Rồi, như để làm tăng thêm cái hiện thực ảm đạm, tiếng
trống thúc thuế vang lên “dồn dập, vội vã”, cùng với lũ quạ “hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám
bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen”. Cuộc sống như bị đẩy đến chỗ cùng đường rồi. Đói khát
và chết chóc đã hiển hiện ngay trước mắt. Nhưng, giữa lúc tối tăm mặt mũi ấy, người vợ nhặt như tình
cờ góp chuyện mà lại hé mở bao hy vọng về những con người gọi là “Việt Minh” đi “phá cả kho thóc của
Nhật, chia cho người đói”. Ở nơi chân trời tối tăm vì cái đói này, đó là ánh sáng duy nhất, con đường
sống duy nhất. Với câu chuyện của mình, người vợ nhặt đã trở thành người báo tin cho một cuộc cách
mạng đang đến gần: Cách mạng tháng Tám.
Có thể nói, từ một nạn nhân bị giày vò, teo tóp bởi cái đói, nhân vật của Kim Lân đã từng bước,
từng bước đi lên, trở thành một con người chủ thể. Bằng trái tim nhân hậu, sự am hiểu và nghệ thuật
phân tích tâm lý tinh tế, qua nhân vật của mình, nhà văn Kim Lân đã dựng lên được bức tranh chân
thực, sinh động của nạn đói khủng khiếp năm 1945; đồng thời, để cho vẻ đẹp nhân đạo thấm sâu trong
tác phẩm qua cách con người đối với nhau, làm cho nhau, tình thương, sự thông cảm, những đổi thay
trong tâm tư, tính cách con người trước hạnh phúc. Người “vợ nhặt”, nhân vật chính nhưng không được
đặt tên phải chăng còn mang ý nghĩa phiếm chỉ về vô số những người đồng cảnh ngộ trong nạn đói, sống
đến tận cùng cơ cực vẫn khát khao hy vọng để rồi sẽ chứng kiến cuộc biến vĩ đại Cách mạng tháng Tám
1945?
11. Bàn luận về nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ
văn 12, tập hai) có ý kiến cho rằng: Tràng là một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại đầy
khát khao và tốt bụng. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo
ở phần kết thúc truyện trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một)
để nhận xét về số phận của người nông dân.
“Tôi định viết một số truyện ngắn những ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường
chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn
khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hy vọng ở tương lai, vẫn muốn
sống, sống cho ra người”. Đây là lời tự sự của chính tác giả truyện ngắn Vợ nhặt – nhà văn Kim Lân –
người một lòng đi về với vẻ đẹp thuần hậu nguyên thủy làng quê khuất lấp sau dãy tre làng. Truyện
ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc không chỉ bởi thông điệp giàu ý
nghĩa mà còn bởi giá trị trị tinh thần và giá trị giáo dục giàu có của thiên truyện này. Truyện được lấy
cảm hứng và viết từ nạn đói năm 1945. Sau đó, bị mất bản thảo nhưng khi hòa bình lập lại (1954), ông
dựa vào cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn này và in trong tập Con chó xấu xí.
Câu chuyện của truyện ngắn xoay quanh ba nhân vật là Tràng, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và Thị –
người vợ nhặt (vợ Tràng).
Nhân vật nào cũng đều là hiện thân của những người nông dân trong nạn đói năm ấy, khốn khổ,
đói rách. Hoàn cảnh nạn đói ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và tính cách của họ. Tuy nhiên,
được sống trong tình thương của gia đình, của tình người, những phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn trong họ
mới lộ thiên.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 20


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Cùng với người vợ nhặt, nhân vật Tràng là một con người với hai phương diện tính cách đối lập
như thế khi được sống trong những hoàn cảnh khác nhau “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh nhưng lại
đầy khát khao và tốt bụng”.
“Nông nổi” là bồng bột, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động, “liều lĩnh” là hành động
mà không nghĩ đến hậu quả tai hại có thể xảy ra. “Khao khát” là muốn có một cuộc sống hạnh phúc như
bao người, “tốt bụng” có lòng tốt, thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Đó là hai mặt tính cách đối lập do hoàn cảnh sống tạo ra. Tuy hai tính cách có đối lập nhau nhưng
chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện nhân vật Tràng trong tác phẩm .
Tràng là dân ngụ cư, cuộc sống chịu thiệt thòi. Vì mưu sinh, họ phải tha hương cầu thực nơi đất
khách quê người.
Ở đây, để tồn tại, họ phải bưng mặt đi làm thuê, làm mướn cho những người có quyền thế, có
tiền của. Họ còn phải chịu cái nhìn ghẻ lạnh, khinh miệt từ người dân địa phương.
Tràng làm nghề đẩy xe thóc thuê cho Liên đoàn Nhật. Một nghề bấp bênh, ngắn hạn không ổn
định. Tràng sống cùng người mẹ già trong một ngôi nhà “rúm ró” nằm trong một mảnh vườn mọc lổn
nhổn những búi cỏ dại, xiêu vẹo, tối tăm, sống đời “mẹ quá, con côi” cơ cực cùng bà mẹ già.
Trong cái nạn đói năm ấy, người đói chết thây chất đầy đường, thiếu ăn đến độ phải ăn rễ cây
mà sống, có được bát cháo cám mà húp thôi đã là một ân huệ rất lớn. Gia đình Tràng cũng chẳng ngoại
lệ, cuộc sống bấp bênh khi tương lai của mình còn lo chưa xong, ở nhà “gạo chỉ đếm bằng hạt”.
Thế nhưng, chỉ với hai lần gặp gỡ người đàn bà xa lạ trong hai lần kéo xe bò lên tỉnh, Tràng đã
sẵn sàng đãi người đàn bà ấy bốn bát bánh đúc, cho không, biếu không Thị mấy cái thúng con,… Thế thì
có nông nỗi không?
Không chỉ thế, trong tình cảnh “đến cái thân mình còn lo chưa xong” mà Tràng lại dẫn Thị về
nhà, thêm một miệng ăn là thêm một “cơ hội” chết đói.
Tính mạng mình mà cũng không màng, thế có phải là liều lĩnh không? Lý giải cho hành động
nông nỗi, liều lĩnh này, phải kể đến tài năng của nhà văn Kim Lân.
Kim Lân đã rất thành công trong việc phác họa được một anh nông dân đúng bản chất khù khờ,
hiền lành và chất phác.
Nếu hiểu Tràng là người đầy khát khao và tốt bụng thì chẳng có gì nhân văn cả. Vậy Tràng bao
dung, thương người ? Chính cái tính hồn nhiên, vô tư ấy là bước đệm, là nền tảng tạo dựng hạnh phúc
cho Tràng sau này. Cái tính tốt bụng bắt đầu từ khi gặp người đàn bà xa lạ, khi chưa có danh phận gì với
nhau cả, chỉ là người lạ gặp qua đường. Anh đã cho đi, để rồi anh đã nhận lại thứ quý giá nhiều hơn thế.
Tràng tốt bụng nhưng khao khát có vợ của Tràng rất mãnh liệt, dẫu trong vài chi tiết hé lộ khá
kín đáo, nhà văn đã cho bạn đọc thấy được điều đó: Trong lần thứ nhất, Tràng đẩy xe bò lên tỉnh gặp
Thị, Tràng hò một câu tưởng tình cờ cho đỡ mệt nhưng thật ra lại đầy tình ý:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì
Khi Thị nhận lời, Tràng thích lắm. “Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười
với hắn tình tứ như thế”. Rồi cả trong câu nói vu vơ nhưng đầy tình thương và thành ý: “Này nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”.
Nhà văn Kim Lân muốn nhấn mạnh với bạn đọc điều gì qua khát vọng hạnh phúc gia đình của
Tràng ? Là dù trong hoàn cảnh nghèo đói cơ cực hay thậm chí là cái chết đang chờ đón trước mắt thì
khao khát hạnh phúc của con người vẫn luôn dạt dào, mãnh liệt.
Tình người, hạnh phúc luôn mang đến những điều kỳ diệu, tươi đẹp cho cuộc sống để con người
cảm thấy muốn sống, sống đẹp hơn trong những ngày cằn cỗi, khắc nghiệt.
Chính điều đó đã làm cái vẻ xấu xí, thô kệch của Tràng bị lấn át bởi vẻ đẹp tỏa sáng tự bên trong.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 21


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Những ấn tượng còn lại về Tràng: Anh là một con người bao dung, ấm áp và đầy tình yêu thương.
Ngoài vườn mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng
nhát kêu sàn sạt trên mặt đất.
Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên
hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Và nghĩ về tương lai tươi sáng sẽ cùng vợ
sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột
ngột tràn ngập trong lòng.
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
Cuối tác phẩm, Tràng nghĩ về “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới” làm người đọc hành dung ra rằng khát khao hạnh phúc mãnh liệt tương lai tươi sáng vẫn đang
bùng cháy le lói trong tâm hồn của Tràng.
Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông dân được chắt lọc kỹ lưỡng giàu sức gợi, xây
dựng tình huống chuyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật hấp dẫn sinh động, xây dựng tình huống
truyện độc đáo.
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng: “một gã trai quê nông nổi, liều lĩnh
nhưng vừa lại đầy khát khao và tốt bụng” như ý kiến ở đề bài đã đánh giá.
Cùng viết về đề tài người nông dân nghèo vùng nông thôn, phải chịu nhiều thiệt thòi, sống cơ
cực, lầm than dưới chế độ phong kiến, thực dân.
Nam Cao đã gây được tiếng vang lớn với hình tượng điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên
ra đời năm 1941, tức trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chí là một người hiền hậu, chất phác được dân làng Vũ Đại cưu mang. Anh cũng ước mơ có một
cuộc sống bình dị như bao người “một cuộc sống nho nhỏi, chồng cày thuê, vợ dệt vải”. Chỉ vì cường
quyền của chế độ phong kiến khi chưa có Đảng lãnh đạo mà đứa con tinh thần của tác phẩm đã bị chà
đạp không thương tiếc. Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bần cùng dẫn đến lưu manh
hóa – quy luật có tính phổ biến trong xã hội trước Cách mạng.
Còn Tràng lại tiêu biểu cho người nông dân vùng nông thôn trong nạn đói khủng khiếp năm Ất
Dậu (1945). Nhìn chung, số phận của Chí Phèo đáng thương, đau khổ hơn Tràng: bị cự tuyệt quyền làm
người.
Ngoài những yếu tố chi phối như đề tài, cảm hứng, phong cách, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng,
khuynh hướng sáng tác của mỗi nhà văn có khác nhau thì có lẽ bối cảnh ra đời của hai tác phẩm là yếu
tố quyết định đến sự khác nhau trong số phận của hai người nông dân này.
Tác phẩm Chí Phèo ra đời trước Cách mạng tháng Tám, đồng nghĩa với việc, số phận và cuộc đời
người nông dân hoàn toàn bế tắc, không lối thoát. Không phải vậy mà Chí Phèo với bản chất vốn lương
thiện đã không thể tồn tại trong xã hội ấy đó sao? Anh phải tìm đến cái chết để được làm người… lương
thiện.
Còn với Vợ nhặt thì khác, dù lấy bối cảnh là nạn đói năm Ất Dậu (1945) nhưng tác phẩm được
viết lại vào năm 1955, tức sau Cách mạng tháng Tám. Văn học thời kỳ này phải gắn liền và phục sự cho
sự nghiệp cách mạng. Do vậy, số phận của người nông dân, mà chủ yếu qua nhân vật Tràng có nhiều
điểm khác biệt: Có lối thoát với kết thúc có hậu.
Với Tràng, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một người nông dân với những nét phẩm chất,
tính cách, trí tuệ, ngôn ngữ tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam.
Với Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một nhân vật điển hình cho một tầng lớp của xã hội.
Đặc biệt, thông qua hai nhân vật này, người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cũng như sự nhìn
nhận đa chiều để trân trọng vẻ đẹp con người của hai nhà văn.
12. Bình giảng Vợ nhặt:
VỢ NHẶT – một câu chuyện khác thường, một tình cảm nhân hậu đối với những người cùng
khổ.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 22


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Kim Lân là nhà văn viết truyện ngắn không nhiều, nhưng đã để lại những áng văn đặc sắc. Làng,
Vợ nhặt là những tác phẩm làm người đọc nhớ mãi.
Vợ nhặt là một chương được viết lại của truyện dài Xóm ngụ cư mà nhà văn đã viết dở dang năm
1946. Nội dung cua truyện này nói về thân phận của những con người bị khinh rẻ với cuộc sống nghèo
đói: ý của truyện là trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân
ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng. Có người sắp chết
đói vẫn kể về làng mình, về đất đai, cứ đau đáu nghĩ tới ngày trở về làng…
Bản thảo tác phẩm đã bị mất. Sau năm 1954, nhân một số báo kỉ niệm Cách mạng tháng Tám, tác
giả liền nhớ lại, viết thành truyện ngắn Vợ nhặt, in trong tập Con chó xấu xí (1962) (Xem Cách mạng
kháng chiến và đời sống văn học, Tập I, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985, tr.94). Vợ nhặt đặc sắc ở chỗ
xây dựng được một câu chuyện khác thường: giữa những ngày nạn đói hoành hành, người chết như ngả
rạ, không ai dám chắc mình sống qua được nạn đói này, thì anh cu Tràng “nhặt” được một cô gái về làm
vợ. Anh cảm thấy hạnh phúc và ước mơ một cuộc đổi đời. Nhà văn thể hiện một tình cảm yêu tin nồng
hậu đối với những người cùng khổ.
1. Nạn đói khủng khiếp và số phận bi thảm của con người
Thành công đáng kể của Vợ nhặt là sự tái hiện hình ảnh khủng khiếp năm 1945, hậu quả của
chính sách tàn bạo: nhổ lúa, trồng đay của phát xít Nhật. Hai triệu người dân Việt Nam đã chết đói. Một
bóng đen chết chóc phủ xuống xóm làng Việt Nam. “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình
đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau lên, xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều
chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn
cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác
người… Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Đó là bối cảnh chung
của câu chuyện.
Một cô gái chỉ sau một thời gian đã rách rưới như tổ địa và mặt gầy như lưỡi cày, sẵn sàng sà
xuống quán ăn ba bát bánh đúc, sẵn sàng theo không một người đàn ông để khỏi chết đói. Số phận chung
của mọi người đều hết sức thê thảm. Đêm đêm tiếng hờ khóc người chết văng vẳng. Trên trời quạ bay
như mây đen, ngoài đình tiếng trống thúc thuế dồn dập… Kim Lân đã làm sống lại khung cảnh nạn đói
tàn khốc năm Ất Dậu 1945.
2. Một tình huống tâm lí đầy liều lĩnh, buồn, vui, lo âu, hi vọng.
Đặc sắc của tác phẩm Vợ nhặt là đã sáng tạo một tình huống độc đáo để bộc lộ đời sống tinh thần
của những cùng đinh ở thời điểm trước Cách mạng tháng Tám. Kim Lân nói: ông muốn viết một truyện
ngắn “có màu sắc Cách mạng tháng Tám”. Đúng như vậy. Trước hết, đó là màu sắc tâm lí đặc biệt của
con người trước cơn dông tố của xã hội và lịch sử.
a) Người ta nói ở vào bước đường cùng, con người ta dễ sinh ra liều lĩnh. Hành động nhân đùa
làm thật của cô gái để xin ăn và theo không anh Tràng là một việc liều lĩnh. “Cũng liều nhắm mắt đưa
chân”. Dù sau thế nào thì Tràng cũng là anh chàng vui tính và xởi lởi. Tràng là niềm vui của trẻ con xóm
ngụ cư? Dù anh thô, xấu nhưng trẻ con vẫn đu lấy anh mỗi khi anh về xóm. Khi nhận cho cô gái về,
Tràng cũng chợn, nhưng anh cũng chậc lưỡi đánh liều. Bởi đúng như bà cụ Tứ nghĩ: “Người ta có gặp
bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…”. Hai cái
liều gặp nhau, tạo thành một gia đình thời tao loạn. Cái liều ấy còn đẩy họ đi xa hơn. Đoạn cuối tác phẩm,
khi nghe tiếng trống thúc thuế, người con dâu nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không
chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.
Còn Tràng nghe nói thì vụt nhớ ra “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kẻo nhau đi trên đê
Sộp…”. Nghĩ đến xe thóc của Liên đoàn, Tràng tự dưng “thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu”.
Tình cảnh ấy nhất định Tràng và vợ Tràng sẽ tham gia phá kho thóc Nhật, tham gia Cách mạng
tháng Tám. “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Tác giả đã khắc họa

TÔN NGỌC MINH QUÂN 23


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
trạng thái tâm lí người lao động bị dồn ép đến chân tường và sẵn sàng tham gia vào biến cố xã hội. Đó
là không khí chân thực trước cuộc khởi nghĩa.
b) Việc hai người xa lạ bỗng gắn bó với nhau trong cơn đói kém đã đem lại một niềm vui lớn cho
hai người, trước hết là cho Tràng. Trong truyện ngắn hơn 20 lần nhắc tới niềm vui sướng và nụ cười hầu
như thường trực của Tràng. Đi bên người đàn bà, mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm
tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Gặp trẻ con chế, Tràng bật cười. Nhìn Tràng đi với
cô gái “Những khuôn mặt hốc hác” u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”. Khi hai người rẽ xuống con
đường nhỏ vắng vẻ để về nhà “Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên
cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt”. Người đàn bà cũng thích.
Họ đùa nhau làm Tràng bật cười, rồi thị phát đánh đét vào lưng Tràng khiến Tràng ngửa cổ cười khanh
khách. Hắn lại đùa thị rồi sau lại tủm tỉm cười! Lòng khao khát hạnh phúc của Tràng quả là mạnh hơn
cái đói, cái chết. Nhà văn đã khắc họa tài tình cảm giác hạnh phúc của một anh cùng đinh bỗng dưng
được vợ!
c) Ngòi bút nhà văn thật vui, nhưng không tếu. Những tình cảm buồn thảm, chua chát, tủi hờn
gợi lên trong lòng. Người đàn bà khi nhìn thấy “căn nhà vắng teo, đứng rúm ró” trên mảnh vườn mọc
cỏ dại thì “nén tiếng thở dài“ mặt bần thần, một nỗi buồn mà Tràng không hiểu được! Rồi nỗi buồn vui,
tủi hờn của bà cụ Tứ. Bà nghĩ đến gia cảnh, nghĩ đến con lấy vợ năm đói, nghĩ đến tương lai của con, bà
khóc. Đó cũng là điều mà Tràng không hiểu. Tình cảm tủi hờn làm cho người ta không quên được thực
tại.
d) Nhưng đặc biệt hơn là tác phẩm thấm đượm một tình cảm nâng niu, dựng xây, hi vọng. Vợ
nhặt không hề giản đơn là một tác phẩm tố cáo nạn đói chết người, không giản đơn là kể một chuyện
“nhặt vợ” ngộ nghĩnh. Trái lại là một tác phẩm đầy lòng thương yêu trân trọng và tin tưởng vào tất cả
những gì tốt đẹp ở con người. Khát vọng hạnh phúc, sống còn làm cho người ta trở nên lương thiện, đầy
ước mong và ý nghĩ tốt lành: Ai cũng có cử chỉ nâng niu cái hạnh phúc tự dưng có được.
Sau khi có vợ, Tràng nhận thấy xung quanh có cái gì thay đổi: mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa sạch sẽ,
ang nước được gánh đầy. Tràng nảy sinh tình cảm yêu nhà và tinh thần trách nhiệm. Người đàn bà cũng
khác: hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như hôm nào. Bà mẹ cũng khác trước,
khuôn mặt bủng heo; trở nên rạng rỡ. Bên bữa cơm thảm hại ngày đói họ nói chuyện làm ăn, dự định
nuôi gà… Con người trong truyện Kim Lân, dù ở vào nghịch cảnh vẫn không đánh mất tính người.
e) Nhưng món chè cám nhắc họ nhớ về thực tại. Sự cố gắng của mỗi người không thể cứu sống họ
qua khỏi nạn đói. Muốn được cứu sống, người ta phải nghĩ đến những thay đổi lớn lao hơn. Cái chết vẫn
bao quanh, trống thúc thuế vẫn giục giã. Việc Tràng mơ hồ nghĩ đến việc cướp kho thóc, đến đoàn người
và lá cờ đỏ là một tất yếu. Người ta tham gia vào sự kiện lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của
chính mình. Nhà văn đã tài tình gắn kết số phận riêng tư vào với số phận chung của nhân dân, đất nước,
cách mạng. Vợ nhặt là một tác phẩm sâu sắc, chân thực cả về mặt tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, và thời
đại lịch sử.
Nghệ thuật Vợ nhặt hay trước hết ở chỗ xây dựng được tình huống phi thường, khác thường, khi
con người không thể xử sự như lúc bình thường được nữa. Nạn đói, khủng khiếp như một hoàn cảnh
khác thường tất làm nảy sinh những tình cảm, tâm lí khác thường, những ý nghĩ liều lĩnh, táo bạo. Từ
tâm lí ấy tác giả đã liên hệ tự nhiên, nhu cầu đổi đời của anh cùng đinh với khát vọng mơ hồ chống lại
hiện trạng, cứu lấy cuộc sống. Tình huống đó đã làm cho truyện giàu kịch tính.
Đặc sắc thứ hai là miêu tả tâm lí tinh tế, tài tình trong vòng một thời gian ngắn, nhất là trong vòng
một ngày đêm anh Tràng “nhặt“ được vợ tâm lí các nhân vật trải qua những biến đổi phong phú, phức
tạp. Từ đùa đến thật, từ liều đến sợ, từ vui đến buồn, từ chỏng lỏn, chua chát đến hiền hậu, đúng mực.
Nỗi e thẹn, sượng sùng của cô dâu, từ xa lạ đến gần gũi, tình cảm sung sướng của anh chàng lấy được
vợ, tình cảm bần thần, tiếc vẩn vơ, khó hiểu khi nghe tin có nơi cướp kho thóc Nhật… Tất cả đều rất tự
nhiên, chân thật, sống động.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 24


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Cuối cùng là nghệ thuật sử dụng từ ngữ linh hoạt. Nhà văn có khả năng sáng tạo những từ độc
đáo để miêu tả chân dung và tâm lí nhân vật. Chỉ mấy câu đầu, nhà văn đã dựng được chân dung sống
động, khó quên của Tràng: “Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều,
hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhính
những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn..:”. Con người đó nhất định vừa vui tính, vừa táo bạo liều lĩnh.
Những từ “gà gà”, nhấp nhính” chưa có trong từ điển, nhưng thiếu chúng chắc chắn chân dung Tràng
thiếu đi một nét riêng khó quên.
Một đặc sắc khác là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất sống động, phù hợp với tâm lí từng lúc
của tính cách. Lời cô gái chanh chua khi trách Tràng. Lời cô gái khi muốn che giấu nỗi buồn. Lời đùa cợt
thân tình giữa hai anh chị khi bắt đầu thân thân đều rất thú vị.
Vợ nhặt là một tác phẩm đặc sắc với nghệ thuật biểu hiện già dặn, điêu luyện, đánh dấu một thành
tựu đáng kể của văn học cách mạng.
Để học tốt văn 12 – VŨ QUỐC ANH, HÀ BÌNH TRỊ,
NGUYỄN QUỐC LUÂN – Nxb Hà Nội, 1997.
13. Bình giảng Vợ nhặt – Đỗ Kim Hồi:
Kim Lân thuộc vào số ít nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong
nghệ thuật. Kể từ khi in tác phẩm đầu tay (1942) cho đến hôm nay, ông đã có dư năm mươi năm cầm
bút. Vậy mà không biết số tác phẩm của ông đã được bằng số tuổi văn chưa? Và bởi thế, tôi cứ cảm thấy
Kim Lân làm văn chương theo lối tài tử nhiều hơn là theo lối nhà nghề, dẫu biết rằng ông vẫn được coi
là nhà văn chuyên nghiệp.
Ấy vậy nhưng khi kể ra những gương mặt làm nên bản sắc của văn xuôi Việt Nam trong mấy
chục năm trở lại đây thì lại khó có thể bỏ sót tên tuổi của Kim Lân. Nếu được phép bắt chước cách nói
của Hoài Thanh về Nguyễn Nhược Pháp thì có thể nói: Kim Lân đứng ở hàng đầu trong số các cây bút
văn xuôi viết ít mà càng ngày càng được khâm phục rất nhiều. Một nhà văn viết cho thiếu nhi đã lấy
truyện ông Cản Ngũ của ông làm mẫu mực. Một nhà văn khác gần đây có kể ra bốn tác phẩm văn xuôi
xếp vào loại gần như “thần bút” thì hai trong số đó – các truyện ngắn Làng và Vợ nhặt – là của Kim Lân.
Mà giữa hai truyện ấy thì theo dư luận của nhiều bạn văn do chính Kim Lân phản ánh, Vợ nhặt có phần
còn xuất sắc hơn Làng.
Đọc Vợ nhặt, tôi thường bất giác nhớ tới một ý của I. Bônđarep. Theo nhà văn Nga này thì nghệ
thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột. Có thể có ai đó còn muốn tranh cãi về ý kiến trên đây.
Nhưng ít nhất thì nó cũng ứng được với cái truyện ngắn của Kim Lân mà ta đang nói tới.
Vợ nhặt được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu, cái năm vẫn được nhiều người lớn tuổi
quen gọi là năm đói. Cái nạn đói của năm Ất Dậu không bao giờ quên được ấy có lẽ là tai họa thảm khốc
nhất của một dân tộc mà số phận vốn đã lắm tai nhiều họa. Bởi lẽ chưa có một thủy tai, hỏa tai nào, chưa
có một dịch bệnh nào, và thậm chí chưa có một cuộc chiến tranh nào đã có thể – như cái nạn đói khủng
khiếp kia – cướp đi của nước Việt Nam ngót một phần mười dân số.
Vợ nhặt được hoàn thành khá lâu sau năm đói. Nhưng cảm quan về cái đói có thể nói, đã thấm
đến tận cái nhìn vào cảnh vật Chẳng thế mà ở những dòng đầu, khi tả con đường luồn qua xóm chợ vào
trong bến, tác giả thấy nó “khẳng khiu”. Và cái ánh sáng đầu tiên mà tác giả muốn hắt vào trong truyện
cũng là thứ ánh sáng nhập nhoạng, mù mờ, không ra sáng mà cũng không ra tối hẳn của buổi chiều tà
“chạng vạng”. Trên đường ấy, và dưới thứ ánh sáng. leo lét ấy, hiện lên vật vờ, ủ rũ những bóng người
đói “xanh xám như những bóng ma. Nhà văn chắc phải rất hữu ý khi đặt câu văn tả người sống “nằm
ngổn ngang khắp lều chợ” ngay gần cạnh câu tả những “cái thây nằm còng queo bên đường, để gây ấn
tượng rờn rợn về một cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết, một cõi dương lởn vởn hơi hướng của cõi âm,
với cái không khí “vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”.
Tràng, nhân vật chính của Vợ nhặt đã được Kim Lân cho xuất hiện trên nền khung cảnh đó. Một
con người hoang sơ ngật ngưỡng bước đi trong ánh chiều tàn của một cuộc sống không ra cuộc sống.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 25


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Mang tên một thứ đồ vật của thợ mộc – cái tràng, còn cô em gái là cái đục, Tràng là một nhân dạng được
hóa công đẽo gọt quá sơ sài: hai con mắt gà gà, nhỏ tí, hai bên quai hàm banh ra, bộ mặt thì thô kệch,
thân hình thì “vập vạp”. Cùng với cái kiểu “ngửa mặt lên cười hềnh hệch”, “cái đầu trọc nhẵn”, “cái lưng
to rộng như lưng gấu” và tấm thân chắc là trần trụi vì có cái áo nâu tàng thì đã vắt ở một bên tay, Tràng,
qua cách miêu tả của Kim Lân, như kết tinh cái phần thiên nhiên hoang dã trong con người, cái phần xa
lạ hẳn với mọi kiểu cách trau chuốt của xã hội văn minh. Mà nhiều cái có liên quan tới Tràng, nhiều cái
của Tràng xem ra cũng đều hoang dã thế. Chẳng hạn như nơi ở: cành dong rấp cổng, tấm phên rách che
nhà, mảnh vườn lổn nhổn toàn cỏ dại. Chưa kể Tràng lại là một kẻ ngụ cư, một loại người lúc bấy giờ
vẫn bị coi khinh, ruồng bỏ, một thứ cỏ rác của hương thôn.
Nhưng phải chờ đến câu này thì cái sáng tạo nghệ thuật có ý nghĩa quyết định của Kim Lân mới
thực sự xuất hiện, và guồng máy nghệ thuật trong thiên truyện ngắn kể từ đó mới thực sự vận hành:
”Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một
người đàn bà nữa”. Một người đàn bà đã bước vào đời sống của Tràng.
Tràng có vợ. Người như Tràng mà có vợ: Cái kẻ mang bộ dạng giống như con gấu hoặc như gốc
cây xù xì, trần trụi ấy, lại trong một cuộc đời đang bị đẩy sát tới cái ranh giới phân chia giữa tồn tại và
không tồn tại thế kia, mà lại nhặt được đúng cái thứ vốn biểu trưng cho hạnh phúc. Tràng có vợ. Mà lại
có vợ một cách hiển hách, oanh liệt, cứ y như một anh chàng tốt số, đào hoa: chỉ buông ra có một lời ỡm
ờ tán tỉnh mà “cô nàng” đã vội vã theo không. Tưởng đâu một truyện truyền kì về một thời thảm hại.
Nhưng Kim Lân không hề định kể chuyện cổ tích. Không hề có ở đây một môtip nào từa tựa như
chàng ngốc gặp nàng tiên. Chỉ có sự thực, thực đến não lòng. Người vợ mà Tràng tình cờ nhặt được trên
đường đời thảm đạm cũng thuộc về một dạng người giống như Tràng. Chân dung của chị ta cũng lại là
một bức kí họa khác của tự nhiên, với những đường nét thật tai hại cho người phụ nữ: cái ngực gầy lép,
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt… Gầy xọp, rách mướp, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, đấy là hình ảnh người
đàn bà đã làm đảo lộn cuộc đời Tràng. Nhưng khéo nhất, theo ý tôi, phải là những dòng được viết, để
qua đói Kim Lân cho ta nhận ra: cái người phụ nữ đói rách kia còn xa mới có thể coi là hiền thục. Nhớ
lại, từ lâu trước đây, tôi đã không ít lần tự hỏi: làm sao mà Kim Lân có thể tả cái đanh đá, cái trơ của
người đàn bà lao động nghèo tài thế, sinh động đến là như thế. Cứ như chị ta đi thắng từ cuộc đời vào
giữa trang văn mà không hề bị cản ngăn bởi hàng rào chữ nghĩa. Mãi sau này, đọc lời Kim Lân kể rằng
thời đó, nhà văn cũng đã từng cùng vợ từ nhà quê ra Hà Nội bán cám, đẩy xe bò, tôi dần hiểu, ở đây, Kim
Lân đã hội đủ cả hai điều kiện: tài năng văn xuôi và vốn sống. Vốn sống ấy, tài năng ấy, và – sau này ta
sẽ nói kĩ hơn tấm lòng ấy của nhà văn đã giúp ông không bước lạc sang bên kia cái sợi tóc mỏng manh
nó phân chia chân thực và giả tạo, bóp méo; yêu thương và khinh bạc, mỉa mai. Kim Lân đã rất giỏi khi
tả người vợ của anh Tràng có cong cớn, rất cong cớn nữa nhưng không nanh nọc, có trơ trẽn, rất trơ trẽn
nhưng không đĩ thoa. Và cái cong cớn, sưng sỉa, đanh đá, trơ trẽn kia, nó có thể sinh ra từ dốt nát, đói
nghèo, tăm tối chứ tuyệt không sinh ra từ cái ác, cái xấu xa.
Vậy là hai thân phận bọt bèo ấy đã dạt đến nhau. Bảo rằng giữa họ đã có một tình yêu trước hôn
nhân thì e đượm nhiều chua chát quá. Bời lời yêu của họ đại loại chỉ thế này: ”Rích bố cu, hở”, “Hà, ngon!
Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bô, “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên
xe rồi cùng về”. Là thế đấy, ngôn ngữ của tình duyên! Có còn gì nữa chăng thì chắc cũng chỉ là bốn bát
bánh đúc mà người đàn ông đã nổi hứng khao và người đàn bà cắm đầu ăn liền một chập, chẳng chuyện
trò gì. Bốn bát bánh đúc trong những tháng ngày đói kém, chúng đủ phép màu để làm hai con mắt trũng
hoáy của người phụ nữ đói rách sáng lên. Có xót xa không, khi tác giả buộc ta phải nghĩ: cái đói quay đói
quắt nọ, té ra nó cũng có thể xe duyên cho một mối tình!
Tính huống trên và những chi tiết như trên, có thể nói, sẽ là chất liệu ngàn vàng cho những cây
bút muốn đi tìm thú vui độc địa trong việc chế nhạo những cái bất thành người ở những con người.
Nhưng Kim Lân lại không thuộc vào số đó. Không giống như nhiều nhà văn cùng trang lứa, Kim Lân –
như ông đã hơn một lần tự nói ra – không hề cảm thấy có sự cách biệt giữa mình với những người dân

TÔN NGỌC MINH QUÂN 26


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
chất phác, nghèo khổ mà ông thường thể hiện. Trong họ, ông luôn thấy có ông. Cũng như họ, ông đã từng
long đong lận đận để kiếm miếng ăn, và “ăn cháo cám thì tôi với nhà tôi cũng đã từng”, ông kể thế. Bởi
vậy, đọc Vợ nhặt, ngay trong những chỗ có vẻ buồn cười nhất thì bao giờ bên dưới tiếng cười cũng lắng
lại rất nhiều nỗi buồn và niềm thương cảm. Những trang viết về mấy con người ”dưới đáy” thế này
không làm ta thấy khinh ghét con người, mà chỉ thấy xót thương cho họ, buồn cho họ vì nỗi đã không có
được đầy đủ điều kiện để sống cho ra người trong một xã hội dẫu sao cũng mang danh là xã hội của con
người.
Thế nhưng phần tâm huyết sâu xa nhất của tác giả Vợ nhặt chắc hẳn đã không được dồn cho
việc làm hiển hiện những nét thấp kém của con người bộc lộ qua nhân hình và nhân cách. Ngược lại với
việc đặt nhân vật vào một khoảng sống mờ tối, lắt lay, nhà văn đã tìm được một cơ hội vô song để biểu
hiện sự bất diệt của nỗi khát thèm được sống, được thương yêu và hi vọng. Niềm ước ao hạnh phúc
không thể diệt trừ cái đói hay sự u tối, nhưng nó cũng không thể bị diệt trừ. Niềm ao ước ấy cứ âm thầm
vươn lên từ đói khát, tối tăm, và chính bởi thế mà nó trở nên đáng cảm động và đáng quý.
Khi “nhặt” vợ về, Tràng không phải là không biết chợn: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng
chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi: “Chậc, kệ!'.
Một quyết định có vẻ rất tầm phơ đối với một sự việc trọng đại bậc nhất của đời người. Nhưng
cũng có thể hiểu, khi chặc lưỡi như vậy là Tràng đã đánh cuộc cùng cái đói, để được sống đầy đủ cuộc
sống bình thường như mọi con người. Nghĩa là khát vọng làm người – mà một kẻ thô kệch, chất phác
như Tràng vẫn có nhưng chắc không tự biết – đã xui khiến Tràng liều lĩnh. Và anh ta đã được đền bù:
“Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói
khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình
nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo
khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”.
Những câu văn thiết tha nhường ấy rõ ràng không thể được viết ra để chế giễu ai. Kim Lân hẳn
chỉ muốn qua đây, gieo vào lòng người cảm xúc: Khác với biết bao nhiêu đầu óc bi quan thường nghĩ, sự
đói khát không làm giảm giá trị của tình người. Bao giờ cái hạnh phúc được thương yêu cũng quý hơn
tất cả, ngay cả khi: người ta tưởng như không còn cần gì hơn là một miếng cơm ăn. Xin ai đó còn hoài
nghi hãy nhớ cho rằng, ý tưởng này đã nảy sinh từ Kim Lân, một con người từng trải qua cái tao đoạn
phải ăn cháo cám để cầm hơi mà sống.
Con người mong hạnh phúc. Nhưng cũng theo Kim Lân, hạnh phúc, đến lượt nó, lại có thể làm
thay đổi con người. Tràng chẳng hạn. Dĩ nhiên, không có chuyện lấy vợ rồi là anh ta lập tức hết ngay thô
kệch. Song nhà văn đã cho ta thấy, qua những chi tiết rất đắt, rằng bây giờ thì ngay trong những lúc
vụng về nhất, anh Tràng hôm nay đã không còn giống với anh Tràng của những hôm qua. Anh Tràng
hôm nay ngượng nghịu, khổ sở, tay nọ xoa xoa mãi vai kia, chỉ vì đi bên một người đàn bà ở một nơi
vắng vẻ, muốn buông một câu cho tình tứ mà chịu không sao nói nổi. Rồi đến khi vợ hỏi, anh chàng to
xác ấy lại trả lời một cách đến là ngờ nghệch, ngây thơ: “Có một mình tôi mấy (với) u”. Hẳn nhiều người
sẽ cười Tràng. Cũng đúng thôi. Nhưng có ai đã từng sống qua mà không thấy: có những cái ngượng nghịu,
cái ngơ ngẩn, những sự khổ – sở – êm – ái chỉ đến với con người vào những phút giây thật là hạnh phúc.
Cái xúc động mà Tràng đang có vào buổi lần đầu đi bên người vợ nhặt, ngẫm ra cũng không ít điều xa
xót, đắng cay, nhưng ít nhất cũng là một thứ xúc động lâng lâng nó biến người đàn ông thô nhám và chai
sạn thành một đứa trẻ lớn hiền lành.
Cái chi tiết Tràng khoe chai dầu con trong tay cũng thế. Nó không chỉ là một sự việc buồn cười.
Có lẽ cũng nên nhận ra bên dưới cái cười, một tiếng thở dài thương cảm cho những kiếp người mà cuộc
đời cùng khốn đến mức việc mua có hai hào dầu cũng đã là một cái gì hoang phí lắm, một cử chỉ có vẻ
lãng mạn “ga–lăng” lắm lắm. Nhưng dẫu sao thì Tràng cũng đã có cái hãnh diện mà trước kia anh ta
chưa từng có, cái hãnh diện được làm một người chồng, được có một tối tân hôn, được tiêu hoang một
chút cho đời mình có lấy một lần sáng sủa. “Hai hào đấy, đắt quá, cơ mà thôi chả cần”. Lời nói nghe tội

TÔN NGỌC MINH QUÂN 27


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
nghiệp. Nhưng cũng nên đọc lấy trong lời nói tội nghiệp ấy một niềm vui không phải tầm thường, bởi
trong hoàn cảnh của Tràng lúc ấy, được coi thường đồng tiền vì một điều gì đó lớn hơn, trong trẻo quý
báu hơn đâu có thể cho là một niềm vui hạ cấp?
Cũng có thể nghĩ như vậy về cái câu Tràng giới thiệu vợ mình với mẹ: “ Kìa nhà tôi nó chào u”.
Kim Lân quả rất tài trong việc xây dựng những lời thoại thật ít chữ, văn xuôi hết sức – vì không một từ
nào có thể coi là đã được gọt giũa đi cho thơ mộng – thế mà tình cảm chứa đọng trong đó lại rất nhiều.
Câu văn vừa dẫn trên cũng vậy. Chao ôi, cái người mà Tràng gọi là “nhà tôi ấy, cái người nàng dâu đang
thực hiện nghi lễ ra mắt mẹ chồng ấy (người mẹ chồng mà anh con trai đã cẩn thận mời “vào ngồi lên
giường lên giếc” cho “chĩnh chện”) lại chỉ là một người đàn bà nhặt được theo không, không cưới hỏi,
không nhan sắc, bộ áo cô dâu trong ngày vu quy thì xác xơ như tổ đỉa. Tuy nhiên, mấy tiếng “kìa nhà tôi
nó chào u” vẫn nghe như có gì nở ruột nở gan, vì nó là một sự xác nhận rành rọt không chỉ cho mẹ Tràng,
mà còn cho cả chính Tràng rằng đã trở thành sự thực, một điều mà ít phút trước đó Tràng còn ngỡ như
trong một giấc mơ: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà!…”. Và cái sự thực ấy, dẫu có nặng nề, ảm đạm thì nó
vẫn là lí do duy nhất khiến Tràng lần đầu tiên được sống trong một xúc cảm rất người: “Bỗng nhiên hắn
thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh
con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng… Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”. Tôi
nghĩ, chính mối đồng cảm như thế này đã làm cho Vợ nhặt hòa được vào cái tiếng nói nhân bản mạnh
mẽ, thiết tha nó vẫn làm nên phần tinh túy nhất cho văn học mọi thời, mọi nước.
Sự đổi thay cũng đến với người vợ của Tràng, nhưng theo một cách có phần hơi khác. Người đàn
bà ấy đến với Tràng trước hết như đến với một chốn có thể tựa nương trong cái thì đói kém. Hiểu như
thế, nên tôi cho Kim Lân đã rất tinh khi thi thoảng điểm vào truyện một vài biểu hiện thất vọng thầm
kín của vợ nhặt ấy trước cảnh cùng túng của nhà chồng: một tiếng thở dài cố nén trong “cái ngực gầy
lép nhô hẳn lên” trước túp nhà rách nát và rúm ró; cách nhếch cười nhạt nhẽo và nét mặt bần thần khi
bước vào nơi ở của anh chàng mới lúc ban ngày còn vỗ túi khoe “rích bố cu”; hai con mắt thoáng tối lại
khi được bà lão đon đả mời ăn bát cám. Nhưng không thể không thấy chị ta đã trở thành một người đàn
bà khác kể từ khi làm vợ. Trên con đường dẫn dâu dài dặc giữa xóm ngụ cư, cái cô nàng cong cớn và trơ
trẽn hồi nào bỗng trở nên e dè, ngượng ngập; và có khó chịu lắm trước những sự tò mò trêu cợt thì cũng
chỉ dám càu nhàu trong miệng, khẽ đến mức anh chồng đi bên cũng không nghe thấy. So với Tràng,
người vợ nhặt đến với cuộc sống gia đình với nhiều phấp phỏng hơn. Nhưng cả đôi mắt tư lự khi bỡ ngỡ
đặt bước chân trên con đường mới, cả cái dáng điệu khép nép ngồi mớm ở mép giường và tiếng chào u
lúng túng… tất cả những cái đó chỉ làm cho người đàn bà gầy rạc, xám xịt và rách rưới kia bỗng nhiên
có được cái cảm giác của một nàng dâu. Đến chính Tràng cũng còn phải ngạc nhiên trước sự thay đổi
của vợ mình: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng thực không còn
vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới
ngòi bút Kim Lân. Chị vợ kia chịu đi theo một kẻ đàn ông xấu xí và xa lạ thoạt tiên hình như chỉ để tránh
sự cô đơn, sự đói. Vậy mà đã về đến nhà chồng, mà cái cảnh đói quắt đói quay xem ra vẫn không tránh
được. Nhưng đời đã bất ngờ dành cho chị ta một sự đền bù: Không tránh được đói rách, nhưng chị ta
dần dần đã có được tình thân, có được tình thương, có được ý thức về bổn phận đối với những con người
khác – những cái mà, như Kim Lân cho thấy, dù trong túng đói tột cùng thì vẫn cứ quý hơn bát cơm cháo
vì chỉ có tình thương, chứ không phải miếng ăn, mới có thể làm cho cái sinh vật khốn khổ ấy được sống
như một con người.
Tôi thấy Kim Lân rất tài khi viết những lời đối thoại giữa hai vợ chồng Tràng. Nó thật lửng lơ với
toàn là câu nói trống không, nó nhấm nhắng, dấm dần đến hay: Đó là cái lửng lơ, nhấm nhắng của hai
kẻ “chân đất” cùng khốn, bất ngờ trở thành vợ chồng nhanh quá, nên tới tận lúc đi bên nhau cũng còn
chưa hết lạ chưa hết ngượng với nhau. Nhưng đó cũng là cái dấm dẵn của hai người biết rằng họ đã có
nhau. Và cái cảm giác có nhau ấy đã được vợ chồng Tràng biểu hiện ra không chỉ bằng lời nói. Còn cái
củng vào trán cùng với một tiếng “dơ”, còn cái cười hì hì của người đàn ông tiếp ngay sau đó, và trước

TÔN NGỌC MINH QUÂN 28


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
đó là cái lườm của chị vợ. Tôi chợt nhớ đến câu văn cười ra nước mắt của Nam Cao: “Một người đàn bà
thật xấu khi yêu cũng lườm”. Trong trường hợp Vợ nhặt này, đây là cái lườm yêu của một người đàn bà
không chỉ thật xấu mà còn thật rách, và còn thật đói. Nhưng có lẽ khi đong đưa con mắt, họ đã quên đi
cái xấu, cái đói rách của mình, để chỉ còn nhớ đến sự yêu: Đáng quý và đáng buồn thế đấy, cái hạnh
phúc của đời thường!
Đến khoảng giữa câu chuyện, Kim Lân cho xuất hiện thêm hình tượng bà cụ Tứ. Có thể nhà văn
đã cần đến bà lão này để thêm một mối quan hệ với người vợ nhặt, và từ đó, hoàn chỉnh hơn ý niệm về
một gia đình. Nhưng chắc không chỉ thế.
Dễ thấy ngay rằng nhân vật bà cụ Tứ không mang nhiều nét hài hước như vợ chồng Tràng. Tôi
muốn hiểu đó là do nhà văn kính trọng người mẹ, kính trọng tuổi già, kính trọng nỗi khổ đau suốt một
đời đã đè nặng lên đôi vai của con người. Vả chăng, với nhân vật bà lão, nhà văn còn có dịp nhìn việc
lấy vợ của Tràng từ một góc độ khác, trong một tâm trạng khác. Con người già cả ấy đánh giá sự việc
bằng kinh nghiệm và từng trải, lòng đầy ám ảnh của một quá vãng nặng trĩu những đắng cay: “Bà lão
nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa còn gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ
chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?“.
Vì thế nên người mẹ ý thức rõ hơn vợ chồng Tràng rất nhiều về cái nghịch cảnh quá éo le của
cuộc hôn nhân. Chừng ấy năm sống trên đời mách bảo bà lão rằng mối duyên kiếp trớ trêu kìa hình như
không nên có: chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong
sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn
đói khát này không?”. Nhưng muốn hay không, thì người con dâu cũng đã đứng đấy, mặt cúi xuống, “tay
vân vê tà áo đã rách bợt”. Và thế là, đã thức dậy trong bà lão, cái tâm thức ngàn đời của một dân tộc đã
từng sinh ra những câu tục ngữ kiểu như: “Người sống hơn đống của”. Ý nghĩ của bà cụ chuyển về hướng:
con mình có vợ có lẽ cũng là một cơ may: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy
đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho
con…”. Câu văn thật cảm động. Nó vừa nhoi nhói một tình cảm tủi hờn, ai oán cho số kiếp, vừa như cố
nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước một việc đã rồi, lại vừa rưng rưng xao xuyến một niềm vui.
Đọc tác phẩm của Kim Lân, tôi cứ quý mãi cái câu bà cụ nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới: “Thôi
thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Xin để ý rằng Kim Lân cho người mẹ
nói “u cũng mừng lòng” chứ không phải “u cũng bằng lòng… Và tôi cũng cứ thích mãi cái câu mà nhà
văn đã tìm được cho bà cụ, nó vừa có cái vẻ dớ dẩn, không đâu vào đâu của người già lại vừa lột tả đứng
cái thần thái của một tấm lòng vị tha cao quý đang ngượng ngập, vụng về tìm cách giấu dòng nước mắt
xót thương vì sợ phiền cho chính người mình thương xót: “Có đèn đấy à? ừ thắp lên một tí cho sáng sủa…
Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ”. Những câu như thế, tôi nghĩ, nói với ta về lòng nhân từ của những
người nghèo khổ còn thấm thía hơn bao nhiêu bài thuyết giảng dài dòng.
Ngẫm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ, tôi còn thấy một điều này: Hóa ra chính cái bà lão gần đất xa
trời này lại là người nói đến hi vọng, đến ngày mai nhiều hơn tất cả: từ việc đan cái phên ngăn riêng chỗ
của vợ chồng đứa con cho kín đáo, chuyện “khi nào có tiễn ta mua lấy đôi gà” đến những ước mơ xa vời
hơn mà cũng đớn đau hơn về một ngày “rồi may mà ông giời cho khá… Có ra thì rồi con cái chúng mày
về sau”. Có ngược đời chăng một khi xưa nay, hi vọng và tương lai vẫn gắn liền cùng tuổi trẻ? Theo tôi,
nếu cho đây là nghịch lí thì nó sẽ thuộc về loại nghịch lí bao hàm một cái lí sâu xa. Vì con người già lão
“lọng khọng” này không ao ước cho mình. Người mẹ ấy sống vì con, hi vọng cho lớp cháu con, tìm thấy
ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con, mơ ước cho con. Nhờ đó mà đến những năm tháng
cuối cùng của đời bà, niềm hi vọng không bị tàn theo đói nghèo và tuổi tác.
Sự phân tích, theo cách nói trong Bút ký triết học của Lênin, luôn luôn có khuynh hướng làm cho
sự vật bị “thô lỗ hóa”. Trên đây cũng thế. Tư duy phân tích cứ cố gắng – vì nó cần phải thế – tách tác
phẩm thành hai mảng đối lập nhau. Nhưng trong thực tế hai mặt đối lập ấy lại luôn luôn đan xen, hòa
lẫn với nhau trong một chính thể nghệ thuật chung. Tả thái độ của người dân xóm chợ khi “nhìn theo

TÔN NGỌC MINH QUÂN 29


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
bóng Tràng và bóng người đàn bà lui thui đi về bến”, nhà văn viết: những khuôn mặt hốc hác u tối của
họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của
họ”. Nhưng đến sau hai câu này lại là câu “Một người thở dài”, và sau tiếng cười rung rúc bất chợt nổi
lên lại là sự nín lặng – cái nín lặng của nỗi buồn lo. Thủ pháp ấy sẽ còn được vận dụng mãi tới phần cuối
truyện, chẳng hạn như trong lời bà cụ Tứ nói với các con: Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng
rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Và rõ hơn cả có lẽ là đoạn
văn tả những giờ phút có thể gọi được là hạnh phúc của đôi vợ chồng mới trên cái nền âm thanh của
tiếng ai hờ khóc người chết đói cứ tỉ tê lúc to lúc nhỏ, dai dẳng tận đêm khuya.
Nhưng điều đó không có nghĩa là câu chuyện không tiến triển theo một chiều hướng nhất định
nào. Truyện mở ra trong một buổi chiều chạng vạng mặt người và khép lại trong “ánh nắng buổi sáng
mùa hè sáng lóa”. Khi truyện bắt đầu, ta có gặp một anh Tràng cô độc bước thấp, bước cao trên con
đường khắng khiu dưới ánh chiều mờ của một gầm trời đầy đói khát: Nhưng đến khi kết thúc, Tràng đã
có một gia đình, mọi người đang xăm xắn quét tước, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ và cố làm cho nhau
vui trước một bữa ăn loãng thếch và đắng chát. Nói đúng ra, trong sáng ngày hôm ấy, cũng có len vào
một nỗi tủi hờn trước việc phải ăn cái món vốn không phải của con người, cũng có tiếng trống thúc thuế
trên mảnh đất đầy người chết đói, xua đàn quạ hốt hoảng vù bay, khiến nền trời thành đen vẩn. Song
bù lại, đã có câu chuyện về phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong óc anh Tràng.
Kim Lân kể rằng, Vợ nhặt được viết nhân dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công. Nhà
văn muốn thiên truyện ngắn mang “màu sắc Cách mạng tháng Tám”. Riêng về mặt này, tôi e nhà văn
chưa thực sự đạt được mục đích nghệ thuật của mình. Hình ảnh và khí thế Cách mạng tháng Tám đi vào
Vợ nhặt. Theo tôi còn yếu ớt và ít nhiều gượng gạo. Nhưng đọc đi đọc lại tác phẩm, ta không thể không
thấy rằng, dù có vậy, cái nhìn của nhà văn vào con người và cuộc sống vẫn là một cái nhìn thật tin yêu
và rất lạc quan.
Kể cũng còn có thể nói nhiều điều nữa, về Vợ nhặt, như về cái vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc
sắc của Kim Lân, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không để phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ
thấy ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc. Như về cách làm cho những tâm trạng kín đáo nhất phải hiện lên
qua những cử chỉ mà chỉ cần thiếu đi một chút tinh tế, người ta sẽ bỏ qua: một tiếng gắt vô duyên vô cớ,
một tiếng khẽ ho, những bước chân bước vội ra sân, thái độ điềm nhiên và miếng cám vào trong miệng…
Nhưng cái đọng lại cuối cùng trong tôi vẫn là cách nhìn đời, nhìn người đầy xa xót và thương yêu của
nhà văn, là niềm tin mà dường như ông muốn trao gửi đến tất cả chúng ta qua thiên truyện ngắn. Rằng
dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn là bất diệt, rằng
con người không có khao khát chính đáng nào hơn là khao khát được sống như một con người, được nên
người. Và nếu có ai ngờ vực niềm tin ấy, nếu có ai cho rằng cuộc đời độc ác đắng cay không dành một
chỗ nào cho niềm hi vọng hiền lương, thì tôi tưởng Kim Lân có thể mượn hai câu thơ của L. Aragông để
đáp lời:
Các anh có thể tin hay không điều tôi nói
Tôi đã khổ đau, nên có đủ quyền…
(“Giảng văn văn học Việt Nam” , nhiều tác giả. Nxb Giáo dục, 1997).
14. Bình giảng Vợ nhặt – Trần Hà Nam:
1. Tác giả nói về tác phẩm:
“Cái đói” là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó cũng
thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con
người trước nó (…) Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn
luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái “mơ
hồ” ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.
Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy,
nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau,

TÔN NGỌC MINH QUÂN 30


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
không phải là sự giành giật nhau (…). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng
các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng
tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh
phúc mới, dù là rất mong manh.
Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả.
Có tình người là có cuộc sống. Có tình người là có hy vọng vào tương lai.
2.Một số điểm lưu ý trong quá trình tiếp cận tác phẩm:
1. Không khí ngày đói và bối cảnh nhặt vợ:
Cái đói hiện hình cụ thể trên nền không gian ảm đạm đầy ám ảnh của cái chết rình rập cuộc sống
những người dân ở xóm ngụ cư. Không gian tối sầm vì đói khát được mô tả đầy ấn tượng: quạ bay, thây
người chết còng queo, người sống dật dờ, lặng lẽ như bóng ma. Cái đói hiện hình trên gương mặt một
anh chàng vô tâm như Tràng , làm thay đổi diện mạo và thói quen cố hữu, đè nặng lên đôi vai, cái lưng
gấu, dập tắt “nụ cười tủm tỉm”. Ngay cả những đứa trẻ cũng “ủ rũ”. Bầu không gian dự báo tai ương ập
đến bất kỳ lúc nào. Ấy là những ngày đói Ất Dậu khiến những người đã qua năm 2000 “nhắc lại vẫn rùng
mình” (Nam Cao).
Sự kiện tương phản với hiện thực là buổi chiều Tràng về làng cùng người đàn bà lạ mặt. Điều
không bình thường hiện ra trên khuôn mặt “phớn phở khác thường” và nụ cười “tủm tỉm” trở lại trên
môi Tràng. Điều khác lạ trong thái độ của Tràng thay đổi với đám trẻ con vốn quen suồng sã với anh ta.
Sự kiện tạo ra sự tò mò ngạc nhiên từ trẻ con đến người lớn. Niềm vui nho nhỏ lóe lên trong cuộc sống
tăm tối đói khát nghèo khổ nhanh chóng bị nỗi lo thường trực về cái đói và cái chết lấn át. Kim Lân đã
đem đến cho người đọc cảm giác ái ngại, xót xa cho sự trớ trêu của số phận người nghèo trước thực tại
khủng khiếp.Hạnh phúc thành hình trên nền cuộc sống tột cùng bi kịch, khi sự sống bị dồn vào ngõ cụt
không lối thoát. Con đường duyên phận thành con đường rước thêm “cái của nợ đời” khiến những người
biết nghĩ đều phả ithở dài ái ngại. Bóng tối mở ra mênh mông, mùi gây của xác người, tiếng quạ vẫn gào
lên thê thiết. Nỗi bất hạnh dường như đang chờ ở phía trước.
2. Con đường về nhà Tràng – sự thay đổi trong tâm lý nhân vật:
Sự thật quá lớn lao vượt quá suy nghĩ mơ ước thường nhật của anh Tràng nghèo khổ, xấu xí
khiến Tràng không nhận biết hoàn cảnh giống mọi người. Choán ngợp tâm trí Tràng lúc này là hạnh phúc
của riêng anh. Kim Lân đã khắc họa những chi tiết thật sống động về một gã trai được vợ “thích ý”, “cái
mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình”. Cũng là tiếng “càu nhàu” nhưng khác hẳn với cái “càu nhàu” của
người đàn bà cảm thấy sự hẩm hiu của thân phận, Tràng tỏ ra bối rối thật sự trước hạnh phúc đang được
tận hưởng. Mọi cử chỉ thật buồn cười: “lật đật”, “nhìn ngang nhìn ngửa”, “như người xấu hổ chạy trốn”.
Kim Lân đã lồng vào giữa cảnh đói khát những tiếng cười hóm hỉnh về một anh chàng có vợ để xua dần
không khí đượm màu tang tóc ra khỏi hạnh phúc giữa hai người.
Ngay sau đó, một không gian đượm chất trữ tình đã hiện lên trên “con đường sâu thăm thẳm, luồn
giữa hai bờ tre cao vút”. Chỉ còn “tiếng gió trên bờ tre rì rào và tiếng lá khô kêu sào sạo dưới bàn chân”.
Đó là không gian dành cho những đôi lứa tâm tình. Nhưng Kim Lân hoàn toàn không có ý định thi vị hoá
câu chuyện, bởi từ suy nghĩ đến lời nói, hành động của các nhân vật vẫn chập chờn những nỗi lo thường
trực.
Chỉ “trong một lúc” ngắn ngủi nhưng nhà văn đã lý giải được sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn
Tràng, tạo mối dây ràng buộc hai con người khốn khổ lại với nhau. Dẫu chỉ là cảm nhận mơ hồ nhưng
với Tràng, khoảnh khắc ấy vô cùng thiêng liêng. Hạnh phúc tủm tỉm cười cùng anh, giúp anh “quên hết
những cảnh sống ê chề, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước
mặt”. Rõ ràng, đối với Tràng hạnh phúc không còn là sự vô tình ngẫu nhiên nữa. Nó giúp anh tự tin hơn,
tự chủ được tình cảm của mình. Thiêng liêng thay phút ấy hai chữ “tình nghĩa”, như dự báo khả năng
của con người từng bước vượt qua hoàn cảnh, tiếp sức cho con người vượt lên định mệnh nghiệt ngã và
tạo ra mối đồng cảm đầu tiên cho những người trước đó còn xa lạ.

TÔN NGỌC MINH QUÂN 31


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
Hạnh phúc có thể được cảm nhận rõ qua ngôn ngữ đối thoại và tiếng cườicủa những người trong
cuộc. Câu chuyện giữa hai người mang theo không khí chờ đợi hạnh phúc đang đến, rất bình dân nhưng
đã kéo hai con người khốn khổ xích lại gần nhau. Thật ngỡ ngàng khi đến lúc này thị mới quan tâm đến
gia cảnh của Tràng. Vẻ ngờ nghệch của anh trai quê đã làm nên nụ cười “tủm tỉm” của người đàn bà.
Kim Lân quả thật đã dụng công mô tả tiếng cười của từng nhân vật. Từ nụ cười “tủm tỉm” thường nhật
của Tràng đến nụ cười “tủm tỉm” của thị đã có một ý nghĩa khác nhau. Để rồi niềm vui nhân lên, lan toả
làm thành khoảnh khắc “bật cười” của Tràng khi ngộ ra bản thân, rồi cả âm vang “hì hì…” ý nhị và hài
hước, cuối cùng bùng lên thành khoảnh khắc “hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách” rồi “phì ra cười”
làm hiện rõ một anh Tràng đang ngập tràn vui sướng. Đó cũng là lúc họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của
vợ chồng, rất quê mùa nhưng cũng rất đáng yêu.
Nhưng con đường – hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi khi họ chạm vào cái cổng nhà Tràng, bước vào
“cái nhà vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”. Sự thực nghèo khó phơi bày
trần trụi khiến hạnh phúc bỗng trở nên chơi vơi. Tràng chỉ biết “cười cười” khoả lấp nhưng nỗi thất vọng
đã hiện rõ, khi “thị nhếch mép cười nhạt nhẽo”. Đến lúc này, thực tại buộccon người phải đối diện với
nó, khiến con người không dám tự tin chính mình để làm nên hạnh phúc. Ranh giới hạnh phúc – bất
hạnh thật mong manh khi mọi cử chỉ, tâm trạng của thị như nói lên tất cả nỗi tủi hổ, đắng cay của một
kiếp đàn bà khốn khổ: “ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”. Không
ai báo trước được điều gì sẽ xảy đến trong mối quan hệ của hai con người đói khổ ấy. May mắn thay,
giữa lúc đang “tây ngây”, “sờ sợ”, “lấm lét”, “loanh quanh” rối bời ấy, Tràng vẫn còn “tủm tỉm cười” được.
Dẫu sao anh cũng đã có những phút giây để được sống trong hạnh phúc. Dẫu cho hạnh phúc ấy đang có
nguy cơ tuột khỏi tầm tay như một trò đùa của số phận, tràng vẫn còn cảm giác được một cách đầy đủ
về ý nghĩa thiêng liêng của bước ngoặt đời mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Khi ý thức được nhen lên,
chắc chắn con người có đủ dũng khí để vượt lên hoàn cảnh, không để hạnh phúc vuột khỏi tầm tay.
3. Người vợ nhặt:
Người đàn bà mà số phận đã xô đẩy để đến với Tràng không phải là nàng tiên hạnh phúc. Câu
chuyện được kể lại về cuộc gặp gỡ giữa họ quả thật là một chuyện cười ra nước mắt. Hai lần gặp gỡ,
duyên phận buộc ràng. Kim Lân đã tạo nên những ấn tượng thật khó quên về thị – một kẻ không tên,
không tuổi, không nhà, không lai lịch – như một nạn nhân cùng cực đáng thương của cái đói và miếng
ăn.
Không ít nhà văn đã từng viết về cái đói và miếng ăn trong cuộc sống người dân cùng trước cách
mạng tháng Tám. Ngô Tất Tố đã để nước mắt chị Dậu rơi lã chã khi chứng kiến con mình phải ăn cơm
chó (Tắt đèn). Nam Cao khiến ta phải rùng mình kinh sợ sức hủy diệt của cái đói – miếng ăn với nhân
tính trong bao truyện ngắn đầy nước mắt xót thương của ông (Lão Hạc, Một bữa no). Kim Lân trở về
với đề tài hiện thực cũ, đã dựng nên một tình huống bi hài có một không hai: bốn bát bánh đúc nên
duyên vợ chồng.
Để kiếm miếng ăn, thị dường như đã đánh mất tất cả sự dịu dàng kín đáo thùy mị của người phụ
nữ. Ngay từ lúc xuất hiện đầu tiên, thị đã nhảy xổ vào Tràng với tất cả vẻ “cong cớn”, “ton ton” và ỡm ờ
“liếc mắt, cười tít” với gã trai xa lạ. Kim Lân khiến ta hình dung cụ thể hoá cảnh “trai tứ chiếng, gái giang
hồ gặp nhau”. Lần thứ hai, thị xuất hiện với bộ dạng thật thê thảm và cung cách thật khó ưa. Cái đói ghi
dấu ấn trên “áo quần rách tả tơi như tổ đỉa”, dáng vóc “gày sọp đi” và “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ
còn thấy hai con mắt”. Đáng sợ hơn, nó không chỉ biến đổi nhân dạng mà còn lấy mất của thị lòng tự
trọng, tính sĩ diện cần thiết ở một con người. Nó làm cho thị trong lời nói “sưng sỉa, cong cớn” qua lời nói
“đon đả” chẳng còn một tư cách người nào. Tràng thành chiếc phao cứu sinh để thị được ăn. Bởi ăn là
sống, không ăn là chết. Ranh giới sự sống – cái chết đã không cho thị quyền chọn lựa. Thị trở thành hiện
thân của con người bản năng.
Còn gì chua chát hơn sau lúc “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”,
lại sẵn sàng theo không kẻ cho ăn về làm vợ, chi tiết ấy khiến người đọc thương hại thay cho chị. Nhân

TÔN NGỌC MINH QUÂN 32


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
phẩm đã mất, dường như thị đã biến thành nô lệ của miếng ăn, bởi sau bữa ăn vội vàng thô tục ấy thị
còn tiếp tục cùng Tràng “Ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê:. Ấy vậy mà tuyệt nhiên nhà văn không
để bộc lộ một mảy may thái độ phản ứng nào của Tràng trước những việc làm đáng khinh của thị, nên
đọng lại trong ta một cái nhìn đầy thương hại cho thị mà thôi. Phải đến khi xuất hiện trong xóm ngụ cư,
thị mới hiện lên với đầy đủ tâm trạng, mặc cảm về thân phận vợ nhặt. Số phận của thị đã ngoặt sang ngõ
rẽ mới sau tiếng tặc lưỡi: “Chặc, kệ” của Tràng. Nhưng cuộc sống tương lai quá mơ hồ với thị. Trái ngược
với Tràng, thị bước đi trong dáng “Đầu hơi cúi xuống”, “rón rén, e thẹn”, “chân nọ bước díu cả vào chân
kia”. Bởi thị sợ những ánh mắt tò mò sẽ phơi ra sự thật phũ phàng về thân phận vợ nhặt. Đến lúc chỉ còn
hai người với nhau, thị cũng không giấu nổi ánh nhìn “tư lự”. Ám ảnh thân phận thực sự rõ nét khi thị
đã ở trong nhà Tràng, khi đứng trước một hiện thực đáng thất vọng. Kim Lân đã đặc tả vào thái độ của
thị như gợi tả bao suy tư sâu sắc về kiếp người trong nhữg ngày đói quay quắt. Cái nghèo gặp cái eo, báo
cho họ biết những ngày túng đói đe doạ. Nếu vấn đề của Tràng quẩn quanh trong mong ước tạo nên
hạnh phúc bền lâu thì vấn đề của thị lúc này là vượt lên nạn đói. Không có bất cứ một tín hiệu nào bảo
đảm cả hai người sẽ vượt qua thử thách của chính mình. Sự chờ đợi thật nặng nề, căng thẳng. Thị đã dễ
dàng đến với Tràng thì thị cũng dễ dàng bỏ đi. Nhà văn đã kéo dài khoảnh khắc ấy để giúp người đọc
hình dung, giả định những khả năng sẽ xảy đến cho nhân vật, để có những suy ngẫm cảm thông, ngậm
ngùi cho thân phận con người trong hoàn cảnh trớ trêu.
4. Cuộc gặp gỡ của ba người khốn khổ:
Bà cụ Tứ trở về nhà như bổ sung thêm vào bức tranh ảm đạm của cuộc sống nghèo khổ, đói kém.
Vẻ lam lũ in hình trên dáng đi “lòng khòng”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”. Trong những lo toan của
người mẹ, hẳn sẽ không có dự tính nào cho hạnh phúc của con trai trong thời điểm cùng cực đói này.
Bởi vậy thái độ của Tràng làm bà ngạc nhiên một thì sự xuất hiện của người đàn bà lạ làm bà ngạc nhiên
mười. Sự thực như một ảo ảnh để bà không thể hiểu nổi. Dầu đã có lời chào nhưng lại làm bà rối bời
“băn khoăn”. Vì hơn ai hết bà hiểu cảnh nhà, hiểu hoàn cảnh con mình không mong có được vợ trong
cả lúc yên hàn chứ chưa cần nói đến tao đoạn trần ai này. Nhà văn đã dồn bút lực mô tả phút chờ đợi
căng thẳng của đôi vợ chồng mới làm bạn với nhau để người mẹ định đoạt duyên kiếp. Thời gian như
kéo dài thêm cùng tâm lý đợi chờ. LẠi càng dài hơn khi bà cụ “cúi đầu nín lặng” sau khi hiểu ra cớ sự.
Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng lo lẫn lộn của
bà cụ Tứ. Tấm lòng của một người mẹ thật bao dung và cũng thật đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn
thấy bóng dáng bao bà mẹ thương con đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được
đẩy lên cao trào nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt mẹ đã
lặng lẽ rơi xuống trong mặc cảm thân phận, trong nỗi đau không lo nổi hạnh phúc cho con mình. “Lòng
người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con
mình”. Không khí im lặng u uất bao trùm lên ngôi nhà, tâm tư bà cụ cũng ngập tràn ám ảnh đầy bóng
tối: cái đói, cái chết, cái nợ đèo bòng chất thêm gánh nặng. Định mệnh như cười cợt với hạnh phúc, nụ
cười của thần chết. Nhưng không thể thắng được một niềm tin của những người chưa tắt hy vọng về
tương lai. Nó là cái tâm lý quen thuộc của những người nghèo khổ, thường tự an ủi mình:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây
Tiếng nói đòi quyền sống mãnh liệt ấy đã thôi thúc làm nên quyết định rất “nhẹ nhàng” trong lời
nói của bà cụ Tứ “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”. Hạnh phúc
đã vượt qua lực cản đầu tiên.
Nhưng cuộc sống thực không hề nhẹ nhàng, vẫn bộn bề chồng chất nỗi lo. Bản thân bà cụ cũng
nén chịu vào lòng nỗi đau của riêng mình, đặt vào miệng những lời an ủi nàng dâu mới nhưng “bóng tối
trùm lấy hai con mắt bà lão”. Trong khoảnh khắc, quá khứ tủi cực dồn về cùng suy nghĩ cho tương lai
dâu – con. Điều cảm động là tình thương ấy đã xoá nhoà khoảng cách “mẹ chồng nàng dâu” nhưng cách
cư xử của bà cụ Tứ vẫn còn là sự chịu đựng, chấp nhận hoàn cảnh, chưa phải là sức mạnh để vượt lên

TÔN NGỌC MINH QUÂN 33


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
hoàn cảnh. Mỗi một lời thân mật với “”nàng dâu mới” chứa đựng bao nỗi niềm u uất để rồi “bà cụ không
nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bóng tối vẫn mênh mông.
Kim Lân đã để vào chính lúc ấy, Tràng “đánh diêm đốt đèn”. Chính nhà văn đã nói về ngọn đèn
xua tan bóng tối này: “Ngọn đèn là niềm yêu thương, cảm thông lẫn nhau để cùng vượt lên trên số phận
buồn thương của họ” (Tác giả nói về tác phẩm). Đó là ánh sáng của hy vọng, của quyết tâm tạo dựng
cuộc sống mới. Một lần nữa, Kim Lân lại để cho đôi vợ chồng mới còn lại riêng với nhau, trong “ánh đèn
vàng đục ở góc nhà toả ra ấm áp và kéo dài hai cái bóng trên vách”. Nhưng lần này, không chỉ có tiếng
họ thầm thì trò chuyện mà còn cả “tiếng hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ”. Hạnh phúc mới
phải đối mặt với thực tại cuộc sống những ngày tới của lứa đôi và đêm tân hôn ấm áp tình người đã
chống chọi với “tiếng hờ khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Đó là hạnh phúc đòi hỏi con người phải sát lại bên
nhau để vượt qua buồn thương số phận, cái đói và cái chết.
5. Ngày mới:
“Ánh nắng buổi sáng mùa hè” đến với Tràng sau đêm tân hôn màu nhiệm đã giúp anh nhận ra
tất cả sự “thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Dù ở trong trạng thái “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ
đi ra” nhưng bước ngoặt cuộc sống của Tràng là sự thực mà chính anh là người hiểu rõ nhất. Đẹp làm
sao những cảm xúc của Tràng về tổ ấm của chính anh, gắn với viễn cảnh tương lai sáng sủa như không
gian đầy nắng kia. “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, nguồn hạnh phúc
tạo nên từ mối ràng buộc tình cảm và trách nhiệm của Tràng với mẹ, với vợ đã đem lại nguồn hạnh phúc
lớn lao hơn cho Tràng. Anh ý thức rõ hơn bao giờ hết quyền được sống làm người, quyền sống của con
người. Chính anh chứ không phải ai khác sẽ bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng ấy.
Ngày mới đến với thị cũng thật khác lạ, làm nên vẻ đẹp của một cô Tấm bước ra từ quả thị trong
cổ tích. Hạnh phúc mới đã trả lại cho chị vẻ “hiền hậu đúng mực” và chính bàn tay từng đẩy chiếc xe bò
duyên phận, bàn tay quệt đũa ngang miệng, hôm qua đã sắp đặt, sửa sang nhà cửa gọn gàng sạch sẽ.
Bàn tay ấy “đang quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Âm vang giản dị, bình
thường ấy báo hiệu sự hồi sinh, sức sống mới trở lại trong tâm hồn chị. Tưởng chừng mọi nỗi lo đã được
giải toả khi ngày mới bắt đầu, ngay cả “bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái
mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
Nhưng hình ảnh “bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” đã cho ta biết tất cả mới chỉ bắt đầu.
Cuộc sống mới của gia đình Tràng diễn ra trên nền hiện thực còn nguyên mối đe doạ. Lùm rau chuối
thái rối, đĩa muối ăn với cháo, câu chuyện giữa mẹ, con, dâu toàn niềm vui. Không khí “đầm ấm hoà
hợp” bỗng ngừng lại khi miếng ăn hết nhẵn. Khoảnh khắc ấykhiến người đọc có thể chạnh lòng nhớ
không khí truyện “Nửa đêm” của Nam Cao. Cũng vui vẻ đầm ấm ban đầu, sau hạnh phúc vỡ tan, để lại
cay đắng, cùng cực cho một bà lão suốt đời “tu nhân tích đức”. Liệu bà cụ Tứ, Tràng, thị có lâm vào
nghịch cảnh đầy bi kịch như vậy không? Kim Lân đã để các nhân vật chống chọi hoàn cảnh ấy mỗi người
một cách, tranh đấu quyết liệt với cái đói chết người để bảo vệ quyền sống, hạnh phúc họ vừa có được.
Người đọc sẽ lặng đi khi nhìn vào miếng ăn của họ – “chè khoán” của bà cụ Tứ. Người mẹ tội nghiệp ấy
đã làm mọi việc có thể để cứu vãn tình thế, ngay cả khi nói rõ là cám vẫn cố đánh lừa cảm giác bằng
tiếng cười rặn ra và lời khen “ngon đáo để”. Người vợ nhặt đã nhận ra sự thực, dẫu “hai mắt thị tối lại”
nhưng vẫn “điềm nhiên và vào miệng”. Thị thật đáng thương vì cuộc đời chị cũng sẽ không còn lối thoát
nào khác. Tình người thật đáng quí để chị chấp nhận hoàn cảnh ăn miếng ăn của loài vật này. Chỉ có
Tràng cảm nhận rõ nhất vị cám “đắng chát và nghẹn bứ”. Dường như khoảnh khắc ấy đã bùng lên sức
mạnh phản kháng trong anh. Nhưng bị bủa vây trong vòng cùng quẫn, những con người ấy đã bắt đầu
“tránh nhìn mặt nhau”, “một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”. Sức mạnh tố cáo tội ác huỷ diệt sự
sống của kẻ thù Pháp – Nhật trong câu văn thật thấm thía trong phút câm lặng đột ngột này. Nhưng có
thể nhận ra lúc ý thức rõ nhất về hoàn cảnh cuộc sống bên ngoài tác động, họ tránh nhìn nhau không
phải vì sợ hãi, cũng không phải chuẩn bị cho ánh mắt nhì nnhau đầy thù hận mà tủi hờn chất chứa trong

TÔN NGỌC MINH QUÂN 34


Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Năm học: 2018-2019
lòng sẽ giúp họ cùng nhìn về một hướng giải thoát khỏi cuộc sống lầm than, hướng đến sự sống, tương
lai sẽ khác hơn.
Kim Lân dựng lên đoạn cuối câu chuyện khi những người cùng khổ này nói về “Việt Minh” và
hình ảnh đoàn người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong óc Tràng, bởi điều kiện khách quan
tác phẩm hoàn thành sau cuộc cách mạng long trời lở đất của dân tộc lật nhào bộ máy hủy diệt của kẻ
thù dân tộc, trả lại hạnh phúc tự do thật sự cho con người. một kết cục làm rõ tư tưởng của tác phẩm là
cần thiết để câu chuyện thoát khỏi lối mòn bi kịch của văn học hiện thực trước cách mạng viết về những
nạn nhân đáng thương bị đè bẹp bởi hoàn cảnh. Nhưng theo sự phát triển của tình huống truyện, dẫu
kết cục là nỗi tủi hờn vẫn hàm chứa trong đó sức mạnh phản kháng của những con người từng bước ý
thức và làm chủ hoàn cảnh, vượt lên số phận. đó cũng chính là điểm khác biệt về nhân vật điển hình
trong văn học sau 1945 với văn học trước đó.
Kim Lân đã ghi dấu ấn của một tấm lòng nhân hậu, đem đến những cảm nhận mới mẻ về con
người và khơi dậy sức mạnh tình thương giúp con người vượt qua tất cả trở lực của cuộc sống và bản
thân họ. Tác phẩm ấm lòng ta bởi niềm tin vào con người tuyệt đối

TÔN NGỌC MINH QUÂN 35

You might also like